You are on page 1of 2

Chương 11.9.2.

Axit cacboxylic (2) BlueStone


AXIT CACBOXYLIC (1)
Bài 1. Có 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với Na2CO3 sinh ra 2,24 lít CO2.
1. Tính khối lượng muối thu được.
2. Trung hoà hỗn hợp 2 axit trên cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
3. Xác định công thức phân tử của hai axit biết chúng có số mol bằng nhau và khi cho 10 gam một trong hai axit
đó tác dụng với Na dư thì thể tích hiđro sinh ra nhỏ hơn 1,12 lít. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 2. Có hai axit no, mạch hở A và B.
• Nếu cho 0,01 mol A trộn với 0,02 mol B rồi cho tác dụng với Na dư thì thu được 0,025 mol H2.
• Nếu cho 0,02 mol A trộn với 0,01 mol B rồi cho tác dụng với Na dư thì thu được 0,02 mol H2.
1. Xác định số nhóm chức cacboxyl trong hai axit.
2. Hỗn hợp X gồm 2 axit A và B ở trên. Trung hoà hỗn hợp X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,14 mol NaOH. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 0,14 mol CO 2 và 0,09 mol H2O. Xác định A, B và khối lượng
mỗi chất.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hơi axit axetic với hơi một axit đơn chức A bằng một lượng vừa đủ oxi. Sản
phẩm cháy có tỉ khối so với H2 là 15,5.
1. Axit A có cùng dãy đồng đẳng với axit axetic không.
2. Để trung hoà 0,37 gam hỗn hơp 2 axit trên cần 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. Mặt khác 0,9 gam axit A cho
tác dụng với Na dư thì sau một thời gian thấy thể tích H2 thoát ra vượt quá 112 ml (đktc). Xác định công thức
axit A.
Bài 4. Hỗn hợp X gồm A và B là hai axit mạch hở đều có hai nối đôi trong phân tử. 0,1 mol X phản ứng vừa đủ
với dung dịch chứa nhỏ hơn 0,1 mol Br2.
1. Trung hoà X cần dung dịch chứa 0,09 mol Ba(OH)2 thu được 22,41 gam muối.
2. Đốt cháy hoàn toàn hơi hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH đặc thấy
khối lượng bình tăng 18,74 gam. Xác định công thức phân tử của A, B và khối lượng của chúng trong hỗn hợp.
Bài 5. Một hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O trong đó C chiếm 40%.
1. Tìm công thức đơn giản nhất của A.
2. Xác định công thức phân tử của A biết rằng khi đốt cháy 0,05 mol A cần 4,8 gam oxi.
3. Xác định công thức cấu tạo của A, biết:
 4,5 gam A tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít H2 (đktc).
 4,5 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,05 mol KOH.
Bài 6. Hỗn hợp X nặng 5,84 gam gồm 2 axit đơn chức, mạch hở. Cho X tác dụng với Na dư thu được 7,6 gam
hỗn hợp muối.
1. Tính tổng số mol hai axit.
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 10,56 gam CO2. Chứng minh rằng có một axit no và một axit không
no.
3. Biết axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn axit không no và không có nối ba trong phân tử. Xác định
công thức phân tử, công thức cấu tạo của hai axit và khối lượng mỗi chất.
Bài 7. Hỗn hợp X gồm 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có số cacbon trong gốc hiđrocacbon nhỏ hơn 5.
Chia X thành 2 phần bằng nhau:
 Phần 1 được trung hoà vừa đủ bằng 100 ml dung dịch KOH 0,5M.
 Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 7,26 gam CO2 và 2,07 gam H2O.
1. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo hai axit trên.
2. Xác định khối lượng mỗi axit.
3. Cho toàn bộ sản phẩm cháy ở phần 2 qua 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,12M (d = 1,2 g/ml). Tính nồng độ phần
trăm của chất tan thu được trong dung dịch.
Bài 8. Có hỗn hợp A gồm 2 axit đơn chức cùng dãy đồng đẳng cho tác dụng với NaOH dư. Lượng muối sinh ra
được chia làm hai phần bằng nhau.
 Phần 1 tiến hành phản ứng nhiệt phân trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp B gồm 2 khí
có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,8.
 Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn được 5,3 gam Na2CO3.
1. Tính tổng khối lượng hai axit.
2. Tính thể tích CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A và thể tích O2 cần thiết cho phản ứng cháy.
3. Biết trong A số mol axit nhẹ hơn bằng 4 lần số mol axit nặng hơn. Xác định công thức phân tử hai axit.
Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

AXIT CACBOXYLIC (2)


Bài 1. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất trog mỗi trường hợp sau:

2K2+ -1-
Chương 11.9.2. Axit cacboxylic (2) BlueStone
1. Axit propionic, axit acrylic, glixerol, anđehit propionic, ancol n-propylic.
2. Hỗn hợp lỏng gồm: axit axetic, axit fomic, etanol.
Bài 2. Cho ba chất hữu cơ đơn chức có cùng nhóm định chức C3H4O2 (A), H2CO2 (B), C2H4O2 (D).
1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất.
2. Hãy dùng phương pháp hoá học để phân biệt A, B, D.
3. Từ etilen hãy viết phương trình phản ứng điều chế D và từ metan viết phương trình phản ứng điều chế B.
Bài 3. Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C xHyO2 mạch hở chỉ chứa các nhóm chức ancol, anđehit, este
và axit. Hỏi mối quan hệ giữa các giá trị x và y phải như thế nào để gốc hiđrocacbon của chất đó là gốc no.
Bài 4. X, Y, Z là hợp chất hữu cơ no, chứa các nguyên tố C, H, O cùng có khối lượng phân tử là 74 đvC. Xác
định công thức phân tử, công thức cấu tạo và viết các phương trình phản ứng xảy ra, biết rằng:
+ X, Y, Z đều tham gia phản ứng tráng gương.
+ X, Y phản ứng với Na tạo ra khí H2.
+ Z phản ứng với dung dịch NaOH.
+ Khi oxi hoá Y và Z tạo ra axit hai lần axit.
Bài 5. Hoàn thành các sơ đồ chuyển hoá sau:
B F Cao su buna
a) A
C D E Poli(metyl metacrylat)

RCOOCH = CH2

D + to F
C uO 2+ ,
, to ,M
n A D
b) + O2
c) CH3COOH
E +H
2 O/
B E
OH -
+ O2, xt, to

C2H2 Vinyl clorua

A
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 7,3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 4,5 gam nước và 6,72 lít CO2 (đktc).
1. Xác định công thức đơn giản nhất của A.
2. Biết rằng A là một axit. Trung hoà 0,01 mol A cần 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Xác định công thức cấu
tạo, tên của A.
Bài 7.
1. A là một axit hữu cơ mạch thẳng có M < 160. Trung hoà 7,3 gam A cần dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2.
Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A.
2. B là họp chất có M = 82. Đốt cháy hoàn toàn 1,64 gam B bằng oxi thu được 1,06 gam Na 2CO3, 0,672 lít CO2
và 0,54 gam nước. Tính thể tích oxi đã phản ứng, xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của B. Chất
khí đo ở đktc.
Bài 8. Chia m gam hỗn hợp A gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở có số nguyên tử C trong phân tử hơn kém
nhau không quá 2 nguyên tử làm 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1 cho tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hoà lượng NaOH còn dư cần 150 ml dung
dịch H2SO4 0,5M.
+ Phần 2 cho phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch brom chứa 6,4 gam Br2.
+ Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc).
1. Xác định công thức cấu tạo của hai axit.
2. Tính m và thành phần % theo khối lượng mỗi axit trong A.

2K2+ -2-

You might also like