You are on page 1of 2

Phương pháp học tập có hiệu quả

Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ
nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô
cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn
đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư?
Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào
tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết
khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy
tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp
theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một
người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài
toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách
để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi
học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được
vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư
giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài
toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng
môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là:
Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5
giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời
gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước
lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học
sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để
tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai
đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp
dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng
khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này
bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các
môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách
vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai
nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này
trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có
dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng
thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì
mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng
minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học
xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ
tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình
đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh
bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm
lại đống sách vở cũ nữa đâu.

You might also like