You are on page 1of 27

TS.

LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

CHƯƠNG III TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN

1. Khái niệm chung


-Nhiệm vụ đầu tiên của người thiết kế cung cấp điện cho một công trình là xác định chính xác nhu cầu
điện của công trình đó tức là xác định phụ tải của công trình đó đồng thời có tính toán đến đến sự phát
triển của phụ tải trong tương lai.
-Trên cơ sở giá trị công suất tính toán mà ta lựa chọn nguồn điện và thiết bị như MBA, dây dẫn, thiết
bị phân phối, thiết bị bảo vệ.
-Việc xác định không chính xác công xuất tính toán của nhà máy sẽ dẫn đến việc lãng phí trong đầu tư
khi phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế cũng như việc cung cấp điện không đảm bảo làm giảm tuổi
thọ các thiết bị, có thể gây cháy nổ và quá tải khi phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế.
-Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng, tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là phương pháp “Sắp
xếp biểu đồ phụ tải - hay phương pháp công suất trung bình và hệ số Kmax”.
-Các phương pháp xác định phụ tải được chia làm hai nhóm:
 Nhóm thứ nhất: dựa vào kinh nghiệm thiết kế và vận hành để tổng kết và đưa ra
hệ số tính toán. Phương pháp này thuận tiện, tín toán đơn giản nhưng kết quả cho
gần đúng.
 Nhóm thứ 2: dựa trên cơ sở lý thuyết xác xuất và thống kê, có tính toán đến các
yếu tố ảnh hưởng nên cho kết quả chính xác hơn.
-Trong thực tế phụ thuộc vào mục đích của việc xác định phụ tải mà ta lựa chọn phương pháp tính toán.

2. Những lưu ý khi tính toán thiết kế cung cấp điện

-Tổng công suất tiêu thụ lớn nhất thực tế của nhóm thiết bị luôn nhỏ hơn tổng công suất định mức của
chúng vì không phải lúc nào chúng cũng làm việc với công suất định mức và thời điểm tiêu thụ công
suất cực đại cũng không phải lúc nào cũng trùng nhau.
-Khi xác định công suất tính toán của nhà máy cần lưu ý đến tính chất không đều của tải theo giờ, ngày,
tuần, tháng, năm, tức là cần phải phân tích đồ thị phụ tải.
-Việc lựa chọn sơ đồ cung cấp điện và các phần tử trong hệ thống cung cấp phải tiến hành dựa trên cơ
sở tính toán kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn ra phương án tối ưu.
-Phương án được lựa chọn phải là phương án đảm bảo cung cấp điện tin cậy đồng thời tiết kiệm về mặt
kinh tế (Chi phí đầu tư, phí tổn vận hành hàng năm, tổn thất điện năng …).
- Những đại lượng chính được đề cập đến khi tính toán phụ tải: công suất biểu kiến S(kVA), công suất
tác dụng P(kW), công suất phản kháng (kVar), và dòng điện I (A).
-Hệ thống cung cấp điện được thiết kế phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, thuận tiện cho người
vận hành, sửa chữa.

3. Các bước chính trong thiết kế hệ thống cung cấp điện công nghiệp:
a. Xác định phụ tải tính toán của từng phân xưởng và của toàn nhà máy.
b. Xác định phương án về nguồn điện
c. Xác định sơ đồ cấu trúc mạng điện.
d. Chọn, kiểm tra dây dẫn và thiết bị bảo vệ.
e. Thiết kế hệ thống nối đất an toàn.
f. Thiết kế hệ thống chống sét.
g. Xây dựng bản vẽ nguyên lý và bản vẽ thi công

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 1


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

4. Đồ thị phụ tải điện


-Định nghĩa: Đồ thị phụ tải điện là đường cong biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của công suất mà
phụ tải tiêu thụ.
-Những đại lượng cơ bản dùng để biểu thị phụ tải: dòng điện I(t), công suất tác dụng P(t), công suất
biểu kiến S(t), công suất phản kháng Q(t). Tuy nhiên trong thực tế người ta thường sử dụng đồ thị công
suất tác dụng P(t).
-Để quan sát được sự thay đổi của phụ tải theo thời gian người ta sử dụng dụng cụ đo và dụng cụ tự ghi
ta thu được đồ thị dạng tức thời. Theo kết quả thu được trong các khoảng bằng nhau của công tơ hay
tính giá trị trung bình ta thu được đồ thị phụ tải theo hình bậc thang.
-Khi thiết kế, dựa vào đồ thị phụ tải ta có thể lựa chọn được thiết bị, điện năng tiêu thụ. Đồng thời đưa
ra được chế độ vậ hành tối ưu của các thiết bị.
-Mỗi nghành công nghiệp đều có đồ thị phụ tải ngày đêm và năm đặc trưng riêng được xác định bởi
quy trình công nghệ của sản xuất. Tuy nhiên đồ thị phụ tải của xí nghiệp nói chung là không ổn định
mà thay đổi phụ thuộc vào quy trình công nghệ, sự áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất việc nâng cao
hiệu suất sử dụng thiết bị có tính đến sự đẩy mạnh và tự động hoá quá trình sản xuất, sự thay đổi suất
tiêu hao điện năng cho đơn vị sản phẩm …
a.Phân loại đồ thị phụ tải
-Đồ thị phụ tải ngày đêm: là đồ thị trong một ngày đêm 24 giờ. Trong thực tế có thể sử dụng dụng
cụ tự ghi, hay nhân viên vận hành để vẽ đồ thị. Để thuận tiện đồ thị được biểu diễn dưới dạng bậc
thang.

Hình 3.1 Đồ thị ngày đêm


-Đồ thị phụ tải tháng: là đồ thị trung bình hàng tháng, theo đồ thị này xác định nhịp độ làm việc,
lịch vận hành, sửa chữa thiết bị hợp lý, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Hình 3.2 Đồ thị hàng tháng

-Đồ thị phụ tải năm: từ đồ thị phụ tải hàng ngày có thể xây dựng được đồ thị hàng năm. Theo đó có
thể xác định mức sử dụng điện và tiêu hao điện năng.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 2


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

Hình 3.3 Đồ thị hàng năm

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 3


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

I. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN

• Thiết bị tiêu thụ điện: là thiết bị tiêu thụ điện năng: động cơ điện, lò điện, đèn điện…
• Hộ tiêu thụ điện: là tập hợp các thiết bị điện của phân xưởng hay của xí nghiệp hoặc của khu vực.
• Phụ tải điện: là đại lượng đặc trưng cho công suất tiêu thụ của các thiết bị hay các hộ tiêu thụ điện.

1. Công suất định mức- Pđm: là công suất của thiết bị hay các hộ tiêu thụ điện năng được ghi trên tấm
biển của thiết bị (do nơi chế tạo cung cấp) và là đại lượng cơ bản dùng để tính toán phụ tải điện.
a. Công suất định mức của các thiết bị.
-Đối với động cơ điện: Công suất tác dụng định mức của động cơ điện Pđm là công suất phát của động
cơ trên trục động cơ khi điện áp là định mức, nó được biểu diễn bằng (kW). Vì động cơ khi làm việc có
tổn hao công suất nên công suất thực tế phải cung cấp cho động cơ sẽ lớn hơn và được tính như sau:
P
Pdm = ll
η
Trong đó: Pdm : công suất ghi trên lý lịch của động cơ.
η : Hiệu suất của động cơ.
-Đối với các hộ tiêu thụ khác như lò điện trở, bóng đèn : Công suất tác dụng định mức Pđm của
chúng chính là công suất ghi trong lý lịch của máy hay ở bầu đèn và bằng công suất tiêu thụ từ lưới khi
điện áp là định mức.
-Đối với thiết bị hay hộ tiêu thụ làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại : thì công suất định mức của
chúng được tính bằng cách quy đổi về công suất định mức dài hạn khi hệ số đóng điện a = 100% . Hệ
số đóng điện phụ tuộc vào quy trình công nghệ và thường có giá trị tiêu chuẩn: 15; 25; 40;60;75.
t lamviec t
a% = 100% = lamviec 100%
t lamviec + t nghi T
Đối với động cơ điện: p dm = pll a %
Đối với máy biến áp: s dd = sll a%
Trong đó:
pll ( KW ), sll (kVA) , là các số liệu về công suất theo lý lịch và
a - là thời gian đóng điện tương đối của hộ tiêu thụ,
tlamviec - thời gian mà thiết bị được cấp nguồn làm việc.
t nghi - thời gian nghỉ.
T - tổng thời gian làm việc và nghỉ
-Đối với máy biến áp của lò điện: công suất định mức được tính:
p dm = S11 cos ϕ11
Trong đó
S11 - Công suất định mức của máy biến áp, kVA
cos ϕ11 - hệ số công suất của máy biến áp lò điện
-Đối với máy biến áp hàn, các khí cụ điện và máy biến áp hàn tay: công suất tác dụng định mức là
một công suất quy ước nào đấy quy đổi về TĐ= 100%
p dm = s11 cos ϕ11 a%
Trong đó
cos ϕ11 - hệ số công suất định mứccủa máy biến áp hàn

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 4


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

-Nếu là máy liên hợp có truyền động nhiều động cơ: nên hiểu là toàn bộ máy liên hợp trong phân
xưởng, công suất định mức của nó là tổng công suất định mức (quy đổi theo a%= 100%) của tất cả các
động cơ điện của máy liên hợp (tổ máy).

b. Xác định thông số định mức của thiết bị và nhóm thiết bị


•Thông số định mức của thiết bị 3 pha
s dm
2
p dm + q dm
2
q dm = p dm tgϕ dm ; s dm = 2
p dm + q dm
2
I dm _ TB = =
3U dm 3U dm
•Thông số định mức nhóm thiết bị ba pha:
-Công suất định mức của nhóm là tổng công suất tác dụng định mức của các thiết bị tiêu thụ hay hộ
tiêu thụ điện năng riêng biệt quy đổi theo a%= 100%
n n
S dm
2
Pdm + Qdm
2
Pdm = ∑ p dmi ; Qdm = ∑ q dmi , ; S dm = Pdm
2
+ Qdm
2
I dm = =
i =1 i =1 3U dm 3U dm
•Thông số định mức của thiết bị 1 pha
s
2
p dm + q dm
2
q dm = p dm tgϕ dm ; s dm = p 2
dm +q 2
dm I dm _ TB = dm =
U dm U dm
•Thông số định mức nhóm thiết bị 1 pha
-Những hộ tiêu thụ một pha được xem là phân bố đều theo các pha khi tổng công suất định mức của
các thiết bị phân bố không đều trên các pha không vượt quá 15% toàn bộ công suất định mức của các
thiết bị ba pha và các thiết bị một pha phân bố đều trên các pha nối vào nút đó
-Đối với những hộ tiêu thụ điện một pha mắc vào điện áp pha hoặc điện áp dây được phân bố đều cho
các pha của lưới điện ba pha khi tính toán được tính như hộ tiêu thụ ba pha có công suất bằng tổng
công suất định mức của những thiết bị một pha đó.
-Trường hợp các thiết bị một pha phân bố không đều ta sử dụng một đại lượng đặc trưng gọi là công
*
suất định mức ba pha quy ước của các thiết bị một pha Pdm .
*
-Công suất định mức ba pha quy ước của các thiết bị một pha Pdm bằng ba lần công suất định mức của
pha mang tải lớn nhất
*
Pdm = 3Pdm _ pha _ max
Trong đó:
Pdm _ pha _ max : công suất định mức của pha mang tải lớn nhất.
-Công suất định mức của pha A, B, C được tính như sau:
Pdm, A = Pdm, AB p ( AB ) B + Pdm, BC p ( BC ) B + Pdm , BN
Pdm, B = Pdm , AB p ( AB ) B + Pdm, BC p ( BC ) B + Pdm , BN
Pdm,C = Pdm, AC p ( AC ) C + Pdm, BC p ( BC ) C + Pdm,CN
Trong đó
Pdm , AB - tổng công suất định mức của thiết bị một pha làm việc ở điện áp dây A_B
Pdm, AC - tổng công suất định mức của thiết bị một pha làm việc ở điện áp dây A_C
Pdm , BC - tổng công suất định mức của thiết bị một pha làm việc ở điện áp dây B_C
Pdm , AN Pdm , BN Pdm ,CN - Tổng công suất định mức của thiết bị một pha làm việc ở điện áp pha A, B, C và
trung tính.
BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 5
TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

p ( AB ) A, , p ( AC ) A, , q ( AB ) A, , q ( AC ) A, - hệ số quy đổi về pha A của các thiết bị nối vào điện áp dây AB và AC
p ( AB ) B , , p ( BC ) B , q ( AB ) B , , q ( BC ) B , - hệ số quy đổi về pha B của các thiết bị nối vào điện áp dây AB và BC
p ( AC ) C , , p ( BC ) C , q ( AC ) C , , q ( BC ) C , - hệ số quy đổi về pha B của các thiết bị nối vào điện áp dây AC và BC.

Hệ số công suất
Ký hiệu
0.4 0.5 0.6 0.65 0.7 0.8 0.9 1
p ( AB ) A, p ( BC ) B p ( AC ) C , 1.17 1 0.89 0.84 0.8 0.72 0.64 0.5
p ( AB ) B , p ( BC ) C p ( AC ) A, -0.17 0 0.11 0.16 0.20 0.28 0.36 0.5
q ( AB ) A, q ( BC ) B , q ( AC ) C , 0.86 0.58 0.38 0.30 0.22 0.09 -0.05 -0.29
q ( AB ) B , q ( BC ) C , q ( AC ) A, 1.44 1.16 0.96 0.88 0.80 0.67 0.53 0.29

Công suất phản kháng cũng được tính toán tương tự


Qdm, A = Qdm, AB q ( AB ) A + Qdm, AC q ( AC ) A + Qdm, AN
Qdm, B = Qdm, AB q ( AB ) B + Qdm, BC q ( BC ) B + Qdm, BN
Qdm,C = Qdm, AC q ( AC ) C + Qdm, BC q ( BC ) C + Qdm,CN

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 6


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

2. PHỤ TẢI TRUNG BÌNH


-Phụ tải trung bình của thiết bị hay nhóm thiết bị là công suất trung bình của thiết bị hay nhóm thiết bị
tiêu thụ trong một khoảng thời gian nào đó.
-Đối với một hộ tiêu thụ:
1 t 1 t
ptb = ∫ pdt qtb = ∫ qdt
t 0 t 0
-Đối với các nhóm hộ tiêu thụ
1 T 1 T
Ptb = ∫ Pdt Qtb = ∫ Qdt
T 0 T 0
-Trong thực tế phụ tải thay đổi theo không theo quy luật tuyến tính nên khó lấy tích phân vì vậy ta có
thể xác định công suất trung bình thông qua điện năng (được xác định bằng công tơ)

ap aQ 
ptb = ; qtb = 
t t 
ptb2 + qtb2 
itb ≈ 
3U dm 
Đối với nhóm hộ tiêu thụ :
Ap Aq
Ptb = ; Qtb = ; S tb = Ptb2 + Qtb2
T T
P +Q
2
tb
2
tb
I tb ==
3U dm
Trong đó:
- a p , a q , AP , AQ - điện năng tác dụng và phản kháng tiêu thụ của một hộ tiêu thụ riêng bịêt hoặc của một
nhóm hộ tiêu thụ sau khoảng thời gian t (T)
-Công suất tác dụng trung bình (hay phản kháng trung bình) của nhóm các hộ tiêu thụ riêng biệt tham
gia trong nhóm này :
n
Ptb = ∑ ptb ,i ; Qtb = ∑ q tb ,i
i =1

-Phụ tải trung bình theo công suất trong một ca có tải lớn nhất được ký hiệu tương tự như trên nhưng
thêm chỉ số phụ: Ptb ,max , Qtb ,max .
-Phụ tải trung bình cực đại Ptb ,max , Qtb ,max là đại lượng cơ bản để tính toán phụ tải nhóm hộ tiêu thụ và
của phân xưởng hay xí nghiệp
-Ca tiêu thụ điện năng lớn nhất của các nhóm tiêu thụ, phân xưởng hay xí nghiệp trong một ngày đêm
điển hình gọi là ca tải lớn nhất. Những ngày đêm được xem là điển hình nếu trong thời gian đó điện
năng tiêu thụ xấp xỉ bằng giá trị điện năng tiêu thụ trung bình cực đại sau mỗi ngày làm việc trong thời
gian đang khảo sát (tuần lễ, tháng,năm).

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 7


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

3. PHỤ TẢI TRUNG BÌNH BÌNH PHƯƠNG: dùng để xác định tổn hao công suất trong dây dẫn
-Phụ tải trung bình bình phương Ptb ,bp , Qtb ,bp , I tb ,bp sau khoảng thời gian bất kỳ được xác định theo biểu
thức sau :
1 T 2 1 T 2 1 T 2
Ptbbp = ∫
T 0
P (T )dt ; Qtbbp =
T 0∫ Q (T )dt ; I tbbp =
T ∫0
I (T ) dt

Trong đó T- khoảng thời gian khảo sát


Hay:
P12 t1 + P22 t 2 + ... + Pn2 t n Q12 t1 + Q22 t 2 + ... + Qn2 t n
Ptbbp = Qtbbp =
t1 + t 2 + ...t n t1 + t 2 + ...t n
Nếu t1=t2=…=tn =ti và T=t1+t2+…+tn =nti
n
n∑ ( A pi ) 2
P12 t1 + P22 t 2 + ... + Pn2 t n nt i ( P12 t1 + P22 t 2 + ... + Pn2 t n ) i =1
Ptbbp = = =
t1 + t 2 + ...t n T T
n
n∑ ( Aqi ) 2
Q12 t1 + Q22 t 2 + ... + Qn2 t n nt i (Q12 t1 + Q22 t 2 + ... + Qn2 t n ) i =1
Qtbbp = = =
t1 + t 2 + ...t n T T
Trong đó Api, Aqi – điện năng tác dụng và điện năng phản kháng tiêu thụ trong khoảng thời gian ti
-Công suất phản kháng trung bình bình phương Qtb ,bp có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hiệu suất giảm
tổn thất điện năng trong lưới điện khi nâng cao cos ϕ

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 8


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

4. PHỤ TẢI CỰC ĐẠI.


-Phụ tải cực đại chia làm hai loại
a. Phụ tải cực đại Pmax: phụ tải trung bình lớn nhất trong khoảng thời gian nào đó (10,30,60 phút).
Thông thường lấy thời gian 30 phút và gọi là phụ tải cực đại nửa giờ (P 30, Q30, S30, I30). Theo giá trị
phụ tải này lựa chọn các phần tử của hệ thống cung cấp điện theo điều kiện phát nóng và tính tổn
hao công suất cực đại của chúng.
b. Phụ tải đỉnh nhọn Pđn - phụ tải cực đại tức thời-phụ tải đỉnh: là phụ tải cực đại xuất hiện trong
khoảng thời gian rất ngắn 1-2 giây. Theo giá trị phụ tải này kiểm tra độ dao động điện áp đánh giá
tổn hao điện áp trong mạng tiếp xúc kiểm tra điều kiện tự khởi động của động cơ, chọn dây chảy
cầu chì, tính dòng điện khởi dộng của rơle bảo vệ dòng điện cực đại.
-Tần số xuất hiện phụ tải đỉnh nhọn càng cao càng ảnh hưởng không tốt đến chế độ làm việc của các
thiết bị trong lưới điện. Để khắc phục tính trạng này người ta áp dụng các biện pháp giảm dòng điện
khởi động bằng các phương pháp khác nhau.

5. PHỤ TẢI TÍNH TOÁN


-Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết không đổi lâu dài của các phần tử trong hệ thống cung cấp điện
tương đương với phụ tải thực tế theo điều kiện tác dụng nhiệt nặng nề nhất.
-Phụ tải tính toán được định nghĩa là phụ tải trung bình cực đại theo một khoảng thời gian xác định T,
trong khoảng thời gian này phụ tải tính toán làm dây dẫn nóng lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất
do phụ tải thực tế gây ra.
-Bằng thực nghiệm người ta xác định khoảng thời gian trung bình tối ưu bằng 3 lần thời gian nung
nóng dây dẫn τ. Trong khoảng thời gian gian trung bình tối ưu này độ phát nóng của dây dẫn đạt tới
95% trị số xác lập. Theo nghiên cứu thực tế cho biết đối với dây dẫn vừa thì τ =10 phút. Vì thế thời
gian tính phụ tải trung bình cực đại là 30 phút.
Ptt = Ptb max_ 30
-Như vậy phụ tải tính toán Ptt dùng để lựa chọn dây dẫn và thiết bị điện theo điều kiện phát nóng được
tính bằng phụ tải cực đại nửa giờ.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 9


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

II. CÁC CHỈ TIÊU CỦA ĐỒ THỊ PHỤ TẢI

-Các chỉ tiêu của đồ thị phụ tải là những hệ số không thứ nguyên đặc trưng chế độ làm việc của các hộ
tiêu thụ điện năng theo công suất hoặc theo thời gian được dùng để khảo sát và tính toán đồ thị phụ tải
điện các hệ số của phụ tải được xác định cho đồ thị riêng biệt cũng như cho cả đồ thị nhóm của công
suất phản kháng, công suất tác dụng và công suất biểu kiến hoặc dòng điện
Các hệ số đồ thị phụ tải được dùng theo hệ thống ký hiệu sau
-Tất cả hệ số của đồ thị phụ tải riêng biệt, hay thiết bị và đồ thị phụ tải nhóm được ký hiệu tương ứng
bằng chữ “k” và “K”.
-Loại hệ số được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên tên gọi nó.
-Tất cả các hệ số của đồ thị phụ tải công suất tác dụng P, p được ký hiệu không có chỉ số phụ , còn đối
với công suất phản kháng Q,q và dòng điện I , i được ký hiệu theo chỉ số phụ tương ứng q và I nữa Ví
dụ : K dt và K dtq là hệ số điển kín đồ thị phụ tải công suất tác dụng và công suất phản kháng.

1. Hệ số sử dụng: ksd, Ksd : Hệ số sử dụng công suất tác dụng của hộ tiêu thụ k sd hoặc của nhóm hộ
tiêu thụ K sd là tỷ số giữa công suất tác dụng trung bình của hộ tiêu thụ (hay nhóm hộ tiêu thụ) với
công suất định mức của nó (quy về chế độ làm việc dài hạn):
a. Đối với một thiết bị:
p
k sd = tb
p dm
-Hệ số này được xác định bằng phương pháp thử nghiệm và được ghi vào các bảng theo công thức cho
các thiết bị khác nhau:
p1T1 + p 2T2 + ... + pi Ti A
k sd = = sd
p dm (T1 + T2 + ... + Ti + Tnghi ) Adm
b. Đối với nhóm thiết bị:
n

P ∑k sdi p dmi
P1T1 + P2T2 + ... + Pi Ti Asd _ n hom
= tb = ; k sd = =
i =1
K sd
Pdm n
Pdm (T1 + T2 + ... + Ti + Tnghi ) Adm _ n hom
∑p 1
dmi

Trong đó
Asd, Asd_nhom – điện năng tiêu thụ của thiết bị hay của nhóm thiết bị trong thời gian khảo sát;
Adm, Asd_nhom - điện năng tiêu thụ của thiết bị hay của nhóm thiết bị trong thời gian khảo sát ở chế độ
định mức.
Tương tự , hệ số sử dụng công suất phản kháng k sd ,Q ; K sd ,Q và dòng điện k sd , I ; K sd , I được xác định :
n n

q Q ∑k sd ,Q p dm ∑k sd ,Q p dm
k sd ,Q = tb ; K sd ,Q = tb = 1
n
≈ 1
n
q dm Qdm
∑q
1
dm ∑p
1
dm

itb I ∑k i
sd , I dm
k sd , I = ; K sd , I = tb ≈ 1
n
idm I dm
∑i
1
dm

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 10


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

2. Hệ số đóng điện cho hộ tiêu thụ kđ là tỷ số của thời gian đóng điện cho hộ tiêu thụ t lv với thời gian
của cả chu kỳ khảo sát t ck . Thời gian đóng điện cho hộ tiêu thụ t d trong một chu kỳ là tổng thời gian
làm việc t lv với thời gian chạy không tải t kt , tức là :
t t
kđ = lv = lv
tck tlv + tkt
Hệ số đóng điện cho nhóm hộ tiêu thụ hoặc hệ số nhóm K đ
-Đối với nhóm phụ tải: Là giá trị trung bình có trọng số (theo công suất tác dụng định mức) của hệ số
đóng điện cho tất cả các hộ tiêu thụ tham gia trong nhóm, tính theo công thức sau:
n

∑k đi pdmi
Kđ = 1
n

∑p 1
dmi

-Từ đồ thị phụ tải hệ số đóng điện được tính bằng biểu thức sau:
t + t + ... + tn
kđ = 1 2
t1 + t2 + ... + tn + tkt
3. Hệ số mang tải (hệ số phụ tải) k pt, Kpt là tỷ số giữa công suất tác dụng thực tế tiêu thụ (tức là phụ
tải trung bình trong thời gian đóng ptb ,d thuộc khoảng t ck ) với công suất định mức của nó:
tck
1
∫ p(t )dt hay k
tck
1 1 A
p
k pt = thucte =
pđong
=
tđ 0 pt =
pdm t đ ∫ p(t )dt =
0
pđm t đ
pdm pdm pdm

Mặt khác ta biết A = ptb t ck và t đ = tlv nên ta có


ptb t ck k sd
k pt = =
pdm t đ kđ

-Tương tự như hệ số phụ tải theo công suất phản kháng và theo dòng điện bằng
k sd ,Q k sd , I
k pt ,Q = k pt , I =
kd kd

-Hệ số tải theo công suất tác dụng của cả nhóm K pt là tỷ số của hệ số sử dụng nhóm K sd với hệ số
đóng nhóm K d tức là
K
K pt = sd
Kd
-Hệ số mang tải cũng như hệ số đóng, có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ và thay đổi theo
chế độ làm việc của hộ tiêu thụ
-Nếu thiết bị làm việc liên tục trong suốt quá trình khảo sát thì hệ số phụ tải bằng hệ số sử dụng vì khi
đó hệ số đóng điện bằng 1 và hệ số phụ tải bằng hệ số sử dụng.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 11


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

4. Hệ số hình dáng Khd : Hệ số hình dáng đồ thị phụ tải của thiết bị riêng biệt k hd hoặc của đồ thị phụ
tải nhóm K dh biểu diễn sự không đều của đồ thị phụ tải là tỷ số giá trị giữa công suất trung bình bình
phương với công suất trung bình nó trong thời gian khảo sát , tức là :
ptb ,bp Ptb ,bp
k hd = ; K hd =
ptb Ptb
-Tương tự hệ số hình dáng của một hộ tiêu thụ hoặc của nhóm hộ tiêu thụ tính theo công suất phản
kháng và dòng điện như sau :
qtb ,bp Qtb ,bp
k hd ,Q = ; K hd ,Q =
qtb Qtb
itb ,bp stb ,bp I tb ,bp S tb ,bp
k hd , I = = K hd , I = =
itb stb I tb S tb
-Hệ số hình dáng đặc trưng sự không đồng đều của đồ thị phụ tải theo thời gian, giá trị nhỏ nhất của nó
lấy bằng 1, khi phụ tải không đổi theo thời gian.
-Theo nghiên cứu thực nghiệm thì hệ số hình dáng dao động trong khoảng 1.02-1.15.
-Nếu xác định bằng công tơ điện thì
n
m(∑ ∆A pi ) 2
i =1
K hd =
Ap
Trong đó Ap - Điện năng tác dụng trong thời gian khảo sát T
T
∆Api - Điện năng tác dụng trong thời gian t i =
n
5. Hệ số công suất tác dụng cực đại k max , K max Là tỷ số công suất tác dụng tính toán ptt , Ptt với công
suất trung bình ptb , Ptb Trong thời gian khảo sát :
p P
k max = tt ; K max = tt
ptb Ptb
-Thời gian khảo sát lấy bằng thời gian của ca mang tải lớn nhất.
-Thông thường hệ số cực đại được xét với đồ thị phụ tải nhóm tức là xác định K max và giá trị của nó
phụ thuộc vào số thiết bị hiệu quả của nhóm
-Tương tự hệ số cực đại của đồ thị phụ tải tính theo dòng điện dược xác định như sau :
K max,I = I tt / I tb
-Hệ số cực đại K max là đại lượng tính phụ thuộc vào số hộ tiêu thụ hiệu quả n hq và một loạt các đặc
trưng cho chế độ tiêu thụ điện năng của nhóm hộ tiêu thụ đó. Hệ số cực đại công suất tác dụng K max có
thể coi một cách gần đúng là hàm số của các hộ tiêu thụ hiệu quả n hq và hệ số trung bình
Kmax=f(Ksd,nhd).
-Trong tính toán thực tế quan hệ K max = f (n hq , K sd ) được biểu diễn dưới dạng các đường cong
tính toán. Có thể xác định Kmax bằng các cách sau:
a. Xác định bằng công thức:
1,5 1 − K sd
K max = 1 +
nhq K sd

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 12


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

b. Tra bảng

c. Xác định theo đường cong.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 13


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

6. Hệ số nhu cầu Knc: Hệ số nhu cầu công suất tác dụng là tỷ số giữa công suất tác dụng tính toán
(trong điều kiện thiết kế) hoặc công suất tác dụng tiêu thụ (trong điều kiện vận hành) với công suất
tácdụng định mức (công suất đặt của nhóm hộ tiêu thụ )
P P P P P P
K nc = tt = tt × tb = tb × tt = K sd × K max hay K nc= t ,thu
Pdm Pdm Ptb Pdm Ptb Pđm
Tương tự hệ số nhu cầu đối với dòng điện phụ tải tính theo :
I I t ,th
K nc , I = tt hay K nc , I =
I dd I dd
- Giá trị hệ số nhu cầu của các nhóm hộ tiêu thụ khác nhau của nghành công nghiệp và các xí nghiệp
khác nhau thường xác định theo kinh nghiệm vận hành và khi thiết kế lấy từ sổ tay tra cứu từ các biểu
thức
P P
K nc = tt tb = K sd K max
Pdd Ptb
I
K nc , I = tt = K sd , I K max, I
I dd

7. Hệ số điền kín đồ thị phụ tải công suất tác dụng K dk là tỷ số giữa công suất trung bình với công
suất cực đại trong thời gian khảo sát :
P
K dk = tb
Pmax
-Thời gian khảo sát lấy bằng thời gian của ca phụ tải lớn nhất. Nếu coi rằng Pmax thực chất là Ptt thì hệ
số điền kín đồ thị phụ tải là một đại lương nghịch đảo của hệ số cực đại:
P 1
K dk = tb ==
Pmax K max
-Hệ số điền kín của đồ thị phụ tải có quan hệ với đồ thị phụ tải của nhóm như hệ số cực đại. Tương tự
xác định được hệ số điền kín đồ thị phụ tải theo công suất phản kháng và theo dòng điện
Q 1
K dk ,Q = tb =
Qmax K max,Q
I tb 1
K dk , I = =
I max K max,I
-Hệ số điền kín đồ thị phụ tải K dk , K dk ,Q , K dk , I Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá đồ thị phụ
tải ngày và đêm và đồ thị phụ tải năm

8. Hệ số đồng thời Kđt - hệ số đồng thời các trị số cực đại của phụ tải K dt : là tỷ số giữa công suất tác
dụng tính toán tổng tại nút khảo sát của hệ thống cung cấp điện với tổng các công suất tác dụng tính
toán cực đại của các nhóm hộ tiêu thụ riêng biệt nối vào nút đó:
P
K dt = n tt
; K dt ≤ 1
∑ ptt ,i
1
-Hệ số này cho ta biết các khả năng phụ tải cực đại của các nhóm thiết bị trong nút xảy ra cùng một
thời gian. Nếu xảy ra trong cùng một thời gian thì Kđt=1,

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 14


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

-Giá trị K dt thay đổi theo thời gian của năm, vì cực đại trong ngày thay đổi về trị số và theo thời gian
Ptt , px
K dt , px = n
-Đối với phân xưởng:
∑ ptt ,i 1

Ptt ,nm
K dt ,nm = n
--Đối với nhà máy
∑P
1
tt , px

Trong đó :
K dt , px - Hệ số đồng thời của phụ tải phân xưởng
n

∑p tt ,i - Tổng phụ tải tính toán của n nhóm hộ tiêu thụ riêng biệt trong phân xưởng

Ptt , px - Phụ tải tính toán tổng của phân xưởng


K dt ,nm - Hệ số đồng thời của nhà máy
n

∑P
1
tt , px - Tổng phụ tải tính toán của phân xưởng riêng biệt trong nhà máy

Ptt ,nm - Phụ tải tính toán tổng của nhà máy
Khi thiết kế ta có thể lấy giá trị gần đúng
•Đối với đường dây cao áp của mạng cung cấp nội bộ nhà máy: K dt = 0,85 ÷ 1,0
•Đối với thanh cái của nhà máy, xí nghiệp hay thanh cái của trạm phân phối chính thì K dt = 0,9 ÷ 1,0
Lưu ý: Phải lựa chọn K dt sao cho phụ tải tính toán tổng của nút đang xét không được nhỏ hơn phụ tải
trung bình nút đó.

9. Số thiết bị hiệu quả nhq của nhóm thiết bị là số thiết bị quy đổi có công suất định mức, chế độ làm
việc như nhau và có tổng công suất tính toán bằng tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị thực tế
trong nhóm.
-Giả thiết có một nhóm gồm n hộ tiêu thụ có công suất định mức và chế độ làm việc khác nhau. Ta gọi
n hq là số hộ tiêu thụ hiệu quả của nhóm đó, đó là một số quy đổi gồm n hq hộ tiêu thụ có công suất định
mức và chế độ làm việc như nhau, và có phụ tải tính toán bằng phụ tải tiêu thụ thực bởi n hộ tiêu thụ
trên ( Ptt _ ntbhq = Ptt _ ntb ). Số hộ tiêu thụ hiệu quả được xác định như sau :
2
 n 
 ∑ p dmi 
n hq =  i =n1 

∑ p dmi
2

i =1

Nếu tất cả các thiết bị của nhóm đều có công suất định mức như nhau thì n hq = n

III. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 15


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

1. CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH CỦA NHÓM THIẾT BỊ


a. Nhóm thiết bị ba pha
-Công suất tác dụng trung bình của ca phụ tải lớn nhất Pca của nhóm thiết bị với cùng chế độ làm việc
được xác định bằng cách nhân công suất định mức tổng của nhóm hộ tiêu thụ làm việc Pdm , đã quy đổi
về các hộ tiêu thụ có chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại về chế độ làm việc dài hạn (a = 100%) với hệ số
sử dụng nhóm của chúng
Pca = K sd Pdm
-Công suất phản kháng trung bình của ca phụ tải lớn nhất Qca nhóm thiết bị với chế độ làm việc giống
nhau, được xác định như sau:
• Bằng cách nhân công suất phản kháng định mức tổng của nhóm các hộ tiêu thụ làm việc Qdm đã
quy đổi về chế độ làm việc dài hạn (a=100%) với hệ số sử dụng nhóm :
Qca = K sd Qdm
• Bằng cách nhân công suất tác dụng trung bình Pca của nhóm với tgϕ tương ứng với hệ số công
suất trung bình cos ϕ của nhóm
Qca = Pca tgϕ (4-52)
Trong đó Ksd, cosϕ là hệ số sử dụng và hệ số công suất của nhóm
n n

∑ k sdi pi ∑ cos ϕ p i i
K sd = ; cos ϕ =
i =1 i =1
n n

∑ pi
i =1
∑p
i =1
i

• Công suất phản kháng trung bình của nhóm tụ điện tĩnh được xác định:
U
Qtb _ tu = Qll _ tu ( ) 2
U ll
Trong đó:
Qll _ tu - công suất theo lý lịch của nhóm tụ ứng với điện áp U ll
U - điện áp thực tế của lưới.
b. Nhóm thiết bị một pha: Công suất trung bình của nhóm thiết bị một pha gắn vào lưới 3 pha phân
*
bố không đều được xác định dựa trên phụ tải trung bình quy ước Ptb của nhóm thiết bị một pha:
Ptb* = 3Ptb _ pha _ max
Qtb* = 3Qtb _ pha _ max
Công suất trung bình của từng pha được tính giống như công suất định mức
Ptb , A = ∑ k sd _ AB p dm, AB p ( AB ) A + ∑ k sd _ AC p dm , AC p ( AC ) A + ∑ k sd _ AN p dm , AN
Ptb , B = ∑ k sd _ AB p dm, AB p ( AB ) B + ∑ k sd _ BC p dm, BC p ( BC ) B + ∑ k sd _ BN p dm , BN
Ptb ,C = ∑ k sd _ BC p dm , BC p ( BC ) C + ∑ k sd _ AC p dm, AC p ( AC ) C + ∑ k sd _ CN p dm,CN
Trong đó
• ksd_AB , ksd_BC , ksd_AC hệ số sử dụng các thiết bị gắn vào điện áp dây AB, BC, AC.
• ksd_AN , ksd_BN , ksd_AN hệ số sử dụng các thiết bị gắn vào điện áp dây AN, BN, CN

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 16


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

c. Trường hợp ổng quát: Công suất trung bình tại nút có cả thiết bị ba pha và thiết bị một pha phân bố
không đều trên điện áp pha và điện áp dây được tính như sau:
n
Ptb = Ptb* + ∑ Ptbi
i =1
n
Qtb = Qtb* + ∑ Qtbi
i =1
2. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐỈNH: đặc trưng cho phụ tải đỉnh thông thường là dòng điện

a. Một thiết bị: Dòng đỉnh nhọn của thiết bị chính là dòng khởi động của nó
I kđ = I mm = k mm I dm _ TB
b. Nhóm thiết bị: Dòng điện đỉnh của nhóm thiết bị điện hạ áp xác định bằng tổng số của dòng điện
khởi động lớn nhất trong các động cơ trong nhóm và dòng điện tính toán của các thiết bị điện còn
lại trong nhóm trừ dòng điện định mức của động cơ có dòng điện khởi động lớn nhất ở trên (có xét
đến hệ số sử dụng của nó ) :
I đn _ n hom = I kd ,max + ( I tt − k sd I dm,max )
Trong đó
I kd ,max - dòng điện khởi động thiết bị điện có dòng khởi động lớn nhất trong nhóm.
I đm ,max - dòng điện định mức đã quy đổi về TĐ = 100% của động cơ có dòng điện khởi động lớn nhất
k sd - hệ số sử dụng của động cơ có dòng khởi động lớn nhất
I tt - dòng điện tính toán phụ tải của nhóm hộ tiêu thụ
S tt
I tt =
3U dm
-Với động cơ điện không đồng bộ roto lồng sóc và động cơ điện đồng bộ kmm=3:5
-Với động cơ điện một chiều hoặc động cơ không đồng bộ roto dây quấn dòng điện khởi động lấy
không nhỏ hơn 2,5 lần dòng điện định mức.
-Dòng điện đỉnh của máy biến áp lò điện và máy biến áp không nhỏ hơn 3 lần dòng điện định mức
(theo lý lịch máy tức là không quy đổi về TĐ = 100% )
3. XÁC ĐỊNH DÒNG ĐIỆN TÍNH TOÁN
a. Nếu là 1 thiết bị thì dòng điện tính toán đượcc tính bằng công thức
pdm
itt = idm =
3U dm cos ϕ
b. Nếu là nhóm thiết bị thì dòng điện tính toán dựoc tính bằng công thức
S tt Ptt
I tt = =
3U luoi 3U luoi cos ϕ

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 17


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN NHÀ MÁY CÔNG
NGHIỆP
Trong thực tế có nhiều phương pháp tính toán phụ tải độ chính xác khác nhau như:
- Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.
- Theo công suất trung bình và độ lệch công suất tính toán với công suất trung bình.
- Theo công suất trung bình và hệ số hình dáng.
- Theo công suất trung bình và hệ số cực đại
- Theo lượng tiêu thụ điện năng trên một đơn vị sản phẩm.
- Theo lượng điện năng trên một dơn vị diện tích.
Việc lựa chọn phương pháp tính toán phụ thuộc vào độ chính xác cho phép cũng như dữ liệu cho trước.
Tuy nhiên phương pháp được coi là chính xác nhất là phương pháp dựa trên dữ liệu của từng thiết bị
riêng lẻ.

1.THEO SUẤT TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG TRÊN MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM
-Đối với hộ có đồ thị phụ tải thực tế không thay đổi hoặc thay đổi ít phụ tải tính toán bằng phụ tải trung
bình và được xác định theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm khi cho trước tổng sản
phẩm sản xuất trong một khoảng thời gian. Những thiết bị này thường là quạt gió, bơm, lò điện trở, xi
nghiệp giấy, xí nghiệp hóa chất …hệ số đóng điện bằng 1 còn hệ số phụ tải thay đổi ít:
M a
Ptt = Pca = ca
Tca
Trong đó :
a - suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm tính bằng kWh (tài liệu tra cứu)
M ca - số lượng sản phẩm sản suất trong một ca
Tca - thời gian làm việc của ca mang tải lớn nhất.
-Khi số liệu ban đầu cho số lượng sản phẩm hàng năm của phân xưởng hoặc xí nghiệp thì
Ma
Ptt = Pca =
Tmax
Trong đó :
a - suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm tính bằng kWh (tài liệu tra cứu)
M - số lượng sản phẩm sản suất trong một năm
Tmax - thời gian sử dụng công suất lớn nhất hàng năm.

2.THEO SUẤT PHỤ TẢI TRÊN MỘT ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH.


-Với những phân xưởng sản xuất có nhiều thiết bị phân bố tương đối đồng đều như phân xưởng may,
dệt … ta có thể xác định phụ tải tính toán như sau :
Ptt = p 0 F
Trong đó
F - diện tích bố trí nhóm hộ tiêu thụ , m 2
p 0 - công suất tính toán trên một m 2 diện tích sản xuất (tương tự như S 0 ) kW / m 2
-Nhận xét: Suất phụ tải tính toán p 0 phụ thuộc vào dạng sản xuất và được phân tích theo số lượng
thống kê. Phương pháp này là phương pháp gần đúng và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 18


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

3. THEO CÔNG SUẤT ĐẶT VÀ HỆ SỐ NHU CẦU Pđm, Knc


-Phụ tải tính toán của nhóm hộ tiêu thụ cùng chế độ làm việc được tính theo công suất đặt ( Pđm ) và hệ
số nhu cầu ( K nc )biểu thức :
Ptt = K nc Pdm
Qtt = Ptt tgϕ
P
S tt = Ptt2 + Qtt2 = tt
cos ϕ
Trong đó
K nc - hệ số nhu cầu của nhóm hộ tiêu thụ đặc trưng lấy trong các tài liệu tra cứu ;
tgϕ - tương ứng với cos ϕ đặc trưng của nhóm hộ tiêu thụ cho trong các tài liệu tra cứu
Giá trị K nc - phụ thuộc vào giá trị K sd - lấy theo bảng dưới đây ứng với K d = 0,8
Pdm – Công suất đặt đã biết trước của phân xưởng hay nhóm thiết bị.
Ksd 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
Knc 0.5 0.6 0.65-0.7 0.75-0.8 0.85-0.9 0.92-0.95

-Phụ tải tính toán ở điểm nút của hệ thống cung cấp điện (phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp ) được xác
định bằng tổng phụ tải tính toán của các nhóm hộ tiêu thụ nối vào nút này có kể đến hệ số đồng thời,
nghĩa là tính theo biểu thức sau :
2 2
 n   n 
S tt = K dt  ∑ Ptt  +  ∑ Qtt 
 1   1 
Trong đó
n

∑P
1
tt - tổng phụ tải tác dụng tính toán của các nhóm hộ tiêu thụ, xác định theo công thức
n

∑Q
1
tt - tổng phụ tải phản kháng tính toán của các nhóm hộ tiêu thụ , xác định theo công thức

K dt - hệ số đồng thời.
-Hệ số nhu cầu ứng với nhóm thiết có cùng chế độ làm việc K nc không đổi và bằng K sd khi số thiết bị
khá lớn ( K max = 1 )
-Trị số K nc chỉ chính xác khi lựa chọn tiết diện dây dẫn (nhỏ hơn 25mm2). Nên đối với dây dẫn có tiết
diện lớn hơn thì nếu dùng trị số này Ptt sẽ lớn hơn công suất tính toán thực tế.
-Nhận xét: Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu là một phương pháp gần
đúng sơ lược để đánh giá phụ tải tính toán vì vậy chỉ có thể dùng để tính toán sơ bộ phụ tải ở các điểm
nút có nhiều hộ tiêu thụ nối vào hệ thống cung cấp điện của một phân xưởng, một toà nhà hoặc một nhà
máy

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 19


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

4.THEO CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH VÀ HỆ SỐ HÌNH DÁNG


-Phụ tải của nhóm thiết bị được coi là công suất trung bình bình phương và xác định theo công suất
trung bình và hệ số hình dáng đồ thị phụ tải K hd dùng cho nhóm thiết bị có đồ thị phụ tải thay đổi đột
xuất, dao động với tần số cao.
Ptt = K hd Ptbca Qtt = K hdq Qtbca

hoặc Qtt = Ptt tgϕ


S tt = Ptt2 + Qtt2
-Theo phương pháp này phụ tải tính toán được coi là bằng phụ tải trung bình bình phương, tức là
Ptt = Ptbbp ; Qtt = Qtbbp
-Nhận xét: Nói chung giả thiết phụ tải tính toán bằng phụ tải trung bình bình phương là không chính
xác , tuy nhiên trong một số trường hợp phụ tải trung bình bình phương có thể sử dụng như phụ tải tính
toán , chẳng hạn đối với các nhóm hộ tiêu thụ với chế độ làm việc lặp lại ngắn hạn.

5.THEO CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH VÀ HỆ SỐ CỰC ĐẠI Ptb, Kmax


-Phương pháp này gọi là phương pháp sắp xếp biểu đồ phụ tải hay là phương pháp xác định phụ tải tính
toán theo số thiết bị hiệu quả, Theo phương pháp này phụ tải tính toán là phụ tải trung bình cực đại nửa
giờ.
- Phụ tải tác dụng tính toán của nhóm hộ tiêu thụ có đồ thị phụ tải biến đổi (ở tất cả các bậc của lưới
cung cấp và phân phối, kể cả máy biến biến áp và náy biến đổi) được xác định theo công suất trung
bình và hệ số cực đại như sau.
a.Khi các thiết bị là 3 pha.
• Khi n≤3 thì
n n n
Ptt = ∑ p dm,i và Qtt = ∑ q dm,i = ∑ p dm,i tgϕ dd ,i
1 1 1
Trong đó
pdmi – công suất định mức của từng thiết bị (đã quy đổi)
cosϕI - hệ số công suất của từng thiết bị.
• Khi số thiết bị trong nhóm n>3 và nhq<4 ta có:
n
Ptt = ∑ p dm,i k pt ,i
1
n n
Qtt = ∑ q dm,i k pt ,Q ,i = ∑ p dm ,i tgϕ dm ,i k pt ,i
1 1
Trong đó
n- số hộ tiêu thụ thực tế trong nhóm
k pt ,i - hệ số phụ tải theo công suất tác dụng của hộ tiêu thụ thứ i
Khi không có các thông tin về k pt và cos ϕ dm có thể lấy giá trị trung bình của chúng như sau :
- Đối với hộ tiêu thụ có chế độ làm việc lâu dài lấy giá trị k pt = 0,9 và cos ϕ dm = 0,8
- Đối với hộ tiêu thụ có chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại lấy k pt = 0,75 và cos ϕ dm = 0,7
4 ≤ nhq ≤ 200
• Khi số thiết bị trong nhóm n>3 và nhq
BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 20
TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

Ptt = K max Ptb = K max K sd Pdm


Trong đó:
K max = f (n hq ) - hệ số cực đại được xác định theo nhq và K sd theo đường cong hay theo công
thức:
1,5 1 − K sd
KM = 1+
nhq K sd
Ptb - Công suất tác dụng trung bình của nhóm thiết bị trong ca có phụ tải lớn nhất
K sd - hệ số sử dụng của nhóm thiết bị.
Pđm – công suất đặt hay công suất định mức của nhóm thiết bị đã quy đổi về chế độ làm việc
dài hạn (a=100%)
Khi n hq ≤ 10 Qtt = 1,1Qtb
Khi n hq > 10 Qtt = Qtb

Trong đó
Qtb - công suất phản kháng trung bình của nhóm thiết bị trong ca mang tải lớn nhất.
Qtb = Ptb tgϕ tb = Pđm K sd tgϕ tb
tgϕ tb - tang trung bình của nhóm
• Nếu số thiết bị hiệu quả của nhóm nhq>200 thì Ptt=Ptb
S tt = Ptt2 + Qtt2

S tt Ptt2 + Qtt2
I tt = =
3U đm 3U đm
b.Nếu thiết bị là 1 pha:
• Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị một pha phân bố đều trên lưới 3 pha có cùng chế độ làm
việc được tính như thiết bị ba pha.
-Số thiết bị hiệu quả của nhóm thiết bị một pha có thể tính đơn giản như sau:
n
2∑ pđmi
nhq = i =1

3 pđm _ max
Trong đó:
pđm _ max - công suất định mức của thiết bị một pha lớn nhất
n

∑p
i =1
đmi - tổng công suất của n thiết bị một pha của nhóm.

• Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị một pha (n>3) phân bố không đều trên lưới 3 pha có
*
chế độ làm việc khác nhau được tính thông qua phụ tải tính toán quy ước Ptt
-Số thiết bị hiệu quả của nhóm thiết bị một pha có thể tính đơn giản như sau:
n
2∑ pđmi
nhq = i =1

3 pđm _ max

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 21


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

Ptt* = Ptb* K max


Khi n hq ≤ 10 Qtt* = 1,1Qtb*
Khi n hq > 10 Qtt* = Qtb*
Ptb* = 3Ptb _ pha _ max

*
Qtb =3Qtb _ pha _ max

Ptb , A = ∑ k sd _ AB p dm, AB p ( AB ) A + ∑ k sd _ AC p dm , AC p ( AC ) A + ∑ k sd _ AN p dm , AN
Ptb , B = ∑ k sd _ AB p dm, AB p ( AB ) B + ∑ k sd _ BC p dm, BC p ( BC ) B + ∑ k sd _ BN p dm , BN
Ptb ,C = ∑ k sd _ BC p dm , BC p ( BC ) C + ∑ k sd _ AC p dm, AC p ( AC ) C + ∑ k sd _ CN p dm,CN

• Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị một pha phân bố không đều trên lưới 3 pha có đồ thị phụ tải
không đổi
Ptt* = Ptb*
Qtt* = Qtb*

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 22


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

V. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN TẠI CÁC NÚT CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP
ĐIỆN
.
-Thiết kế cung cấp điện cho các xí nghiệp gồm hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế sơ bộ và giai đoạn thiết
kế thi công. Trong giai đoạn đoạn thiết kế sơ bộ ta chỉ cần tính sơ bộ gần đúng phụ tải điện dựa trên cơ
sở tổng công suất đặt của các thiết bị trong toàn phân xưởng hay toàn nhà máy. Ở giai đoạn thiết kế thi
công ta tiến hành tính toán chính xác phụ tải điện tại các nút trong hệ thống. Xác định phụ tải từ bậc
thấp lên bậc cao của hệ thống.

-Phụ tải tính toán tại các nút riêng biệt của hệ thống cung cấp điện gồm các thiết bị khác nhau (động cơ
điện có chế độ làm việc dài hạn, làm việc ngắn hạn lặp lại và làm việc ngắn hạn của dòng điện ba pha
và một pha, điện áp đến 1000V và cao hơn) các hộ tiêu thụ chiếu sáng, được tiến hành theo công suất
trung bình và hệ số cực đại.
-Phải xem xét tải hạ áp và tải cao áp riêng biệt. Ta phải tính toán phụ tải từ dưới lên trên:
1.Xác định phụ tải tính toán của từng thiết bị điện áp dưới 1kV ta có thể coi là công suất định mức của
thiết bị này (nếu thiết bị làm việc ở chế độ ngắn mạch lặp lại thì phải quy đổi về chế độ làm việc dài

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 23


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

hạn). Theo giá trị tải này ta tính dòng điện tính toán đồng thời lựa chọn dây dẫn cũng như thiết bị bảo
vệ cho từng thiết bị: pđm , iđm
2.Phụ tải tính toán Ptt 2 của một nhóm thiết bị động lực xác định theo một trong các phương pháp đã
trình bày ở trên có tính đến phụ tải chiếu sáng, phụ tải sinh hoạt và thiết bị bù công suất phản kháng lắp
đặt trên thanh cái (nếu có)
S tt 2 = ( Ptt 2 + Pcs 2 + Psh 2 ) 2 + (Qtt 2 + Qcs 2 + Qsh 2 − Qbu 2 ) 2
Trong đó
Ptt 2 , Pcs 2 , Psh 2 - công suất tác dụng tính toán của tải động lực, tải chiếu sáng và tải sinh hoạt.
Qtt 2 , Qcs 2 , Qsh 2 , Qbu 2 - Công suất phản kháng tính toán của tải động lực, tải chiếu sang, tải sinh
hoạt và thiết bị bù công suất phản kháng
-Theo công suất S tt 2 ta xác định dòng điện tính toán đồng thời lựa chọn dây dẫn cũng như thiết bị bảo
vệ.
-Trong phần này phải xác định công suất trung bình của nhóm thiết bị động lực Ptb _ nhóm , Qtb _ nhóm hệ số
công suất trung bình cos ϕ tb _ nhóm , hệ số sử dụng trung bình nhóm K sd _ nhóm , hệ số cực đại K max_ nhóm . Sau
đó xác định công suất tác dụng tính toán Ptt 2
3.Phụ tải tính toán của thanh cái phía hạ áp của MBA lực được tính bằng tổng cống suất tính toán của
các nhánh trước. Phụ tải này gồm các thiết bị công suất lớn, các tủ phân phối cấp cho các tủ động lực
hay nhóm thiết bị.
n m l r
Ptt 3 = ∑ Ptt 2 k + ∑ Pcs 2 j + ∑ Psh 2i + ∑ Pcs 3 z
k =1 j =1 i =1 z =1
n m l r
Qtt 3 = ∑ Qtt 2 k + ∑ Qcs 2 j + ∑ Qsh 2i + ∑ Qcs 3 z − ∑ Qbu 2 − Qbu 3
k =1 j =1 i =1 z =1

S tt 3 = (∑ Ptt 2 + ∑ Pcs 2 + ∑ Psh 2 ) 2 + (∑ Qtt 2 + ∑ Qcs 2 + ∑ Qsh 2 − ∑ Qbu 2 − Qbu 3 ) 2


Nếu tính đến hệ số đồng thời
n m l r
Ptt 3 = K đt ∑ Ptt 2 k + ∑ Pcs 2 j + ∑ Psh 2i + ∑ Pcs 3 z
k =1 j =1 i =1 z =1
n m l r
Qtt 3 = K đt ∑ Qtt 2 k + ∑ Qcs 2 j + ∑ Qsh 2i + ∑ Qcs 3 z − ∑ Qbu 2 − Qbu 3
k =1 j =1 i =1 z =1

S tt 3 = ( K đt ∑ Ptt 2 + ∑ Pcs 2 + ∑ Psh 2 ) + ( K đt ∑ Qtt 2 + ∑ Qcs 2 + ∑ Qsh 2 − ∑ Qbu 2 − Qbu 3 ) 2


2

-Theo giá trị tải này ta tính dòng điện tính toán đồng thời lựa chọn dây dẫn cũng như thiết bị bảo vệ và
lựa chọn số lượng và công suất MBA lực.

4.Phụ tải tính toán phía cao áp của MBA lực 6-22kV của trạm biến áp
S tt 4 = ( Ptt 3 + ∆PT ) 2 + (Qtt 3 + ∆QT ) 2
Trong đó
Ptb 3 , Qtb 3 công suất tác dụng và công suất phản kháng trung bình của phía hạ áp MBA lực.
∆PT , ∆QT tổn hao công suất tác dụng và công suất phản kháng của MBA (Tra cứu trong các
bảng -trong trường hợp không rõ dạng MBA thì có thể tính các giá trị này như sau: ∆PT = 0.02 × S tt 3 ,
∆QT = 0,1 × S tt 3 , )

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 24


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

-Theo giá trị Stt 4 lựa chọn tiết diện dây dẫn cấp nguồn cho trạm biến áp, thiết bị bảo vệ tuyến này.
5.Xác định phụ tải tính toán trên thanh cái trạm phân phối chính. Phụ tải tính toán này bao gồm phụ tải
các trạm biến áp phân xưởng và các thiết bị làm việc với điện áp cao thế. Để lựa chọn tiết diện thanh
cái và tuyến dây nguồn, thiết bị bảo vệ ở trạm hạ áp chính ta xác định phụ tải của từng phân đoạn.
Công suất tính toán này được xác định theo công suất phản kháng và công suất tác dụng của các phân
xưởng, có tính đến công suất của phụ tải cao áp, phụ tải chiếu sang nhà máy và các thiết bị bù công
suất phản kháng
Ptt 5 = K dt × (∑ Ptt 4 ) + ∆Pbu Qtt 5 = K dt × (∑ Qtt 4 ) − Qbu 5 S tt 5 = Ptt25 + Qtt25
Trong đó :
K dt - Hệ số đồng thời
∑ PttC 5 , ∑ QttC 5 - Tổng công suất tác dụng và phản kháng tính toán của các thiết bị cao áp được
cấp nguồn thừ thanh cái của trạm hạ áp chính.
∆Pbu - Tổn hao công suất trong thiết bị bù cao áp.
Qbu 5 - Công suất phản kháng của thiết bị bù cao áp.
Theo giá trị S tt 5 lựa chọn tiết diện dây dẫn cho thiết bị bảo vệ đường dây nguồn.
6.Công suất tính toán trên thanh cái trạm hạ áp chính xác định theo công suất tính toán cúa các đường
truyền tải có tính đến hệ số đồng thời
Ptt 6 = K đt ∑ Ptt 5 ; Qtt 6 = ( K đt ∑ Qtt 6 ) − Qbù _ 6 S tt 6 = Ptt26 + Qtt26
-Theo giá trị S tt 6 lựa chọn số lượng máy và công suất máy biến áp trạm hạ áp chính và thiết bị bảo
vệ trạm hạ áp chính.
7.Lựa chọn tiết diện đường dây cấp nguồn cho trạm hạ áp chính được dựa trên công suất tính toán S tt 7
S tt 7 = ( Ptt 6 + ∆PTC ) 2 + (Qtt 6 + ∆QTC ) 2
Trong đó ∆PTC , ∆QTC - tổn hao công suất tác dụng và phản kháng trong MBA trạm hạ áp chính.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 25


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

VI. MỘT VÀI NÉT CHÍNH KHI TÍNH ĐẾN MỨC TĂNG PHỤ TẢI
-Kinh nghiệm cho thấy rằng phụ tải điện của xí nghiệp tăng lên không ngừng (hợp lý hoá tiêu thụ điện
năng, tăng năng suất các máy chính, tăng dung lượng năng lượng thay hoặc hoàn thiện các thiết bị công
nghệ, xây lắp thêm các thiết bị công nghệ . Như đã chỉ rõ hợp lý hóa sơ đồ cung cấp điện và tất cả các
phần tử của nó phụ thuộc vào việc đánh giá đúng đắn phụ tải điện. Không tính đến sự phát triển của
phụ tải sẽ dẫn đến phá hoại thông số tối ưu của lưới.
-Quan sát các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau và sử lý số liệu trên cơ sở lý thuyết
xác suất và thống kê toán học chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp sự phát triển phụ tải cực đại có thể mô
tả khá chính xác theo luật tuyến tính :
S (t ) = S 00 (1 + α 1t )
Trong đó
S 00 - công suất tính toán của xí nghiệp ở thời điểm khởi động
S(t) – công suất tính toán sau t năm
α 1 - hệ số phát triển hàng năm của phụ tải

-Phân tích chi phí tính toán của các đường dây và trạm biến áp đã cho thấy thời gian tính toán T ( thời
gian thực tế để cộng chi phí ) cẩn phải lấy 25 -30 năm nhưng không lớn hơn thời hạn phục vụ của thiết
bị chính
-Khi biết phụ tải cho một năm bất kỳ trong khoảng thời gian tính toán T có thể bằng phương pháp nào
đó lựa chon đúng đắn các thông số của các phần tử của hệ thống cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp
thời gian và dạng hoàn thiện tiếp theo khi thiết kế cho tương lai.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 26


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN]

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 27

You might also like