You are on page 1of 15

Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao: Những

vấn đề lý luận và thực tiễn


Đề cương đề tài mã số:CH0794

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế phát triển ngày càng sâu rộng, trong đó
các hoạt động liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, các khối tạo thành
chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu ngày càng lớn. Trong quá trình tham gia vào phân
công lao động quốc tế, để tận dụng được lợi thế và giảm thiểu khó khăn, tránh
tụt hậu, các quốc gia cần phải tập trung vào những khâu, những chuỗi có giá trị
gia tăng cao và mang tính phổ biến. Điều đó chỉ có thể có được khi có nguồn
nhân lực chất lượng cao và tương ứng với nó là thị trường sức lao động chất
lượng cao với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với việc hình thành nhiều tổ chức
hợp tác song phương, đa phương... Trong đó Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) mà Việt Nam là thành viên chính thức từ đầu năm 2007 đã thúc đẩy quá
trình di chuyển lao động quốc tế phát triển mạnh, trong đó có nhân lực trình độ,
chất lượng cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để chiếm
giữ những vị trí quan trọng then chốt về khoa học - công nghệ, quản lý, kinh
doanh, dịch vụ. Đồng thời cũng làm tham gia tăng hiện tượng "chảy máu chất
xám" từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Trong quá trình giao
lưu ấy, các nước đang phát triển cần phải đẩy mạnh phát triển nhân lực, phát
triển thị trường sức lao động chất lượng cao và hạn chế "chảy máu chất xám" để
có điều kiện tiếp cận khoa học và kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại, tiếp
cận chuyển giao công nghệ để nắm bắt tiến tới làm chủ quá trình sản xuất tổ
chức quản lý và công nghệ, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và cạnh
tranh thắng lợi ngay tại thị trường trong nước.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công
nghệ, một số nước phát triển đang từng bước phát triển kinh tế tri thức. Thế giới
đang chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tri thức, tạo ra
nhiều việc làm kể cả trực tiếp và gián tiếp trong nhiều ngành công nghệ cao. Từ
đó đặt ra nhu cầu sức lao động chất lượng cao ngày càng lớn và kéo theo nhiều
việc làm khác. Trong những ngành công nghệ cao, kiến thức trở nên lạc hậu
nhanh chóng. Đồng thời, các ngành nghề cũng biến đổi liên tục, nhiều ngành cũ
mất đi, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, yêu cầu kỹ năng tổng hợp và thay cho
kỹ năng hẹp... Từ đó đòi hỏi trình độ và kỹ năng của người lao động không
ngừng nâng lên và thay đổi cho phù hợp bắt kịp với cái mới của văn minh tri
thức đem lại. Muốn có được tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc phải tạo ra năng
suất lao động cao, trong đó vai trò của chất xám, trí tuệ chiếm tỷ trọng lớn trong
cấu thành sản phẩm. Điều đó chỉ có được khi có nguồn nhân lực chất lượng cao,
có thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao. Để đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, kinh nghiệm của Mỹ về phát triển
thị trường sức lao động có trình độ cao và đặc biệt kinh nghiệm của các nước
thành công trong công nghiệp hoá rút ngắn: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore...
chỉ có cách quan trọng nhất là dựa vào tri thức, vào tiến bộ khoa học - công
nghệ, tức là dựa vào nguồn nhân lực trí tuệ và chất lượng cao hoàn thiện và phát
triển, đảm bảo cân bằng cung - cầu hàng hoá sức lao động chất lượng cao cho
nền kinh tế.

Việt Nam sau 20 năm đổi mới với những thành tựu to lớn về phát triển
kinh tế - xã hội. Thời kỳ 2001 - 2005 của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP tăng bình
quân gần 7,5%. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu
trong nền kinh tế được cải thiện. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng đáng kể.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các
thành phần kinh tế đều phát triển, hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế có bước phát triển mới rất quan trọng, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020 đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8%/năm. Đến năm 2010, đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng kém phát triển với mức GDP bình quân đầu người khoảng hơn
1.100 USD. Chính phủ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tiến bộ với tỷ
trọng khu vực phi nông nghiệp chiếm trên 90% GDP. Đến năm 2020, phấn đấu
Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại với GDP
bình quân đầu người khoảng 2.500 USD.

Nghị quyết Đại hội IX (2001 - 2005) của Đảng đã chỉ rõ: "Tạo lập đồng
bộ các yếu tố thị trường... phát triển thị trường sức lao động, người lao động
tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự
tham gia của các thành phần kinh tế... Phát triển các loại thị trường dịch vụ
khoa học, công nghệ, sản phẩm trí tuệ, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn
kinh doanh". Từ đó đến nay, mặc dù hoạt động thị trường sức lao động dưới
nhiều hình thức và đã phần nào giải quyết quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao
động cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết công ăn
việc làm và ổn định đời sống người lao động. Nhưng vấn đề bức thiêt đã và
đang đặt ra hiện nay trước yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Với yêu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Ở nước ta hiện nay và dự báo đến 2020, trên phạm vi cả nước sẽ xây dựng
và phát triển nhanh các khu công nghệ cao, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế
cùng với đẩy nhanh tốc đọ phát triển các ngành công nghiệp cơ bản (công
nghiệp điện, cơ khí chế tạo, công nghệ tự động hoá, vật liệu mới, hoá chất, dầu
khí, luyện kim, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...). và các ngành dịch
vụ cơ bản với chất lượng cao để cạnh tranh thắng lợi với các công ty nước ngoài
(vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàng, tín dụng, du lịch, thương mại,
giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ). Đồng thời, sẽ tiếp thu và ứng
dụng quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại với hàm lượng khoa học -
công nghệ cao, nhiều lĩnh vực ở mức trung bình, tiên tiến và hiện đại của thế
giới. Trước yêu cầu bức thiết đó đòi hỏi nhanh chóng phải có được đội ngũ nhân
lực chất lượng cao, có tri thức và kỹ năng cao... Nghị quyết Đại hội X đã chỉ rõ:
"Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết
cung - cầu lao động... Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, phát triển
hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính
sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý
ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển". Để đạt được điều đó nước ta cần
đổi mới toàn diện, sâu sắc đường lối, chính sách phát triển nhân lực mà trong đó
phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao là vấn đề cấp thiết đặt ra. Vì
vậy, vấn đề: Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được chọn làm chủ
đề nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1. Về thị trường sức lao động nói chung

Thị trường sức lao động là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn
quan trọng của các ngành khoa học kinh tế v.v.. Vì vậy, đã có nhiều đề tài, công
trình nghiên cứu vấn đề này với những nội dung chủ yếu bàn về hàng hoá sức
lao động, làm rõ thêm thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng của sức lao động trong
điều kiện toàn cầu hoá. Điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá trong điều
kiện ngày nay ở các nước tư bản và ở Việt Nam. Bàn về trình độ người lao
động, về các yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu sức lao động. Nhiều đề tài tập
trung vào đánh giá và phân tích những bất cập trong đào tạo hiện nay như nhiều
trường đại học, trong khoa quá chú ý đào tạo lý thuyết mà ít quan tâm đến đào
tạo kỹ năng thực hành. Đồng thời, cũng chỉ ra những mất cân đối trong ngành
nghề đào tạo, thời gian qua quá tập trung vào các ngành dịch vụ, kế toán, quản
trị kinh doanh, thương mại... trong khi đào tạo kỹ thuật cơ bản ít... Một số đề tài
đi sâu vào những những mất cân đối về bậc đào tạo. Chỉ ra mất cân đối lớn về
quy mô đào tạo đại học quá nhiều trong khi đào tạo nghề ít, từ đó đề xuất giải
pháp khắc phục đến nay bước đầu có kết quả. Một số đề tài tập trung phân tích
sử dụng lao động có nhiều bất cập về cơ chế, chính sách, về tiền lương, bảo
hiểm, nhà ở, dịch vụ công cộng. Một số đề tài tập trung phân tích tốc độ đô thị
hoá và phát triển các khu công nghiệp gây sức ép về cung lao động giản đơn,
trình độ thấp gây mất cân đối cung - cầu thị trường sức lao động trong cả nước,
ở một số vùng miền và một số tỉnh, thành phố như:

- Tsunesaburo Makiguchi, Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nxb Trẻ. Phân
tích mô hình giáo dục Nhật Bản, so sánh mô hình giáo dục một số nước phương
Tây: Anh, Pháp. Từ đó phân tích khả năng cung cấp lao động cho yêu cầu phát
triển các ngành nghề kinh tế trong nước và di chuyển lao động giữa các nước
phát triển.

- Đỗ Minh Cương (1997), Tác động xã hội của cải cách kinh tế: việc làm và
thị trường lao động, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 224, tháng1, tr.25. Bàn về tác
động cải cách kinh tế Việt Nam đến việc làm và mất cân đối thị trường lao động.
Những số liệu thống kê cho thấy mất cân đối cung - cầu lao động ở nông thôn -
thành thị, ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ... đề xuất giải
pháp khắc phục trước mắt và định hướng 2010.

- Đăng Đại (1998), Thiếu - thừa lao động và những mối lo, báo Tuổi trẻ.
Phân tích những mất cân đối nghiêm trọng trên thị trường lao động. Trong khi
thị trường lao động Việt Nam đang hình thành còn sơ khai manh mún, rất nhiều
bất cập.

- Andrew Streer and Homi Kharas (Ngân hàng Thế giới) các trụ cột của
sự phát triển Việt Nam tiến vào thế kỷ 21 đề cập đến chất lượng đào tạo và dạy
nghề của Việt Nam và chất lượng dịch vụ giáo dục. Chỉ ra sự định hướng của
Nhà nước là chủ yếu, quản lý manh mún, được nhiều tài trợ nước ngoài giúp đỡ
song không có sự phối hợp với nhau và không đáp ứng một cách hệ thống nhu
cầu thị trường lao động. Đồng thời, đề xuất giải pháp hiện đại hoá ngành giáo
dục phổ thông, phát triển đào tạo nghề cả công và tư giải quyết cung - cầu lao
động trong quá trình phát triển.

- Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động Việt Nam, định hướng và
phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả trình bày các luận cứ cơ
bản định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam, sự hình thành và phát
triển thị trường lao động, các giải pháp định hướng lao động của Việt Nam giai
đoạn 2001 - 2010;

- Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, Một số vấn đề phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2003.
Các tác giả đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của thị
trường lao động Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, mặt được và chưa được
trong quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động; các giải pháp cần
thiết để phát triển loại thị trường đặc biệt này trong thời gian tới;

- Nguyễn Hữu Dũng, Thị trường sức lao động và định hướng nghề nghiệp
cho thanh niên ở nước ta, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2004. Tổng thuận
những nội dung cơ bản về cung - cầu lao động ở nước ta. Những mất cân đối lớn
về ngành nghề, trình độ và giải pháp khắc phục.

- Phạm Đức Chính, Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả phân tích những cơ sở lý
luận của thị trường lao động, về nguồn lao động, những yếu tố cấu thành và điều
tiết thị trường lao động, mối quan hệ cung - cầu sức lao động và tiền lương; sự
vận dụng linh hoạt lý luận về thị trường lao động vào điều kiện Việt Nam.

- Đỗ Thị Xuân Phương, Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết
việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Luận giải thực tiễn trong phạm vi thành phố Hà
Nội.

- Bùi Sĩ Lợi, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn và các
giải pháp của tỉnh Thanh Hoá.

- Vương Thanh Tú, thị trường lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2004. Nghiên cứu trên góc độ lý luận thời kỳ quá độ.

- Trần Văn Nga, Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá qua thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004;

Sách tham khảo "Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp"
của tiến sĩ Nguyễn Thị Thơm, Khoa Kinh tế phát triển chủ biên - Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, đã tập
hợp được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nhiều nhà quản lý về thị trường sức lao
động thời kỳ đổi mới đã khái quát các yếu tố cấu thành thị trường sức lao động,
từ đó đưa ra các giải pháp phát triển.

Năm 2004, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án: "Phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam đến năm 2010" đã thống nhất khái niệm thị
trường lao động theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp, khái quát quá trình hình thành và
phát triển của thị trường sức lao động ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp có
tính khả thi để phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam.

Tháng 4 năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng "Chiến lược phát
triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020", tài liệu này nêu lên vị trí, vai trò của
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao, khái quát thực trạng
nguồn nhân lực ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp phát triển đến năm 2020.

Thị trường sức lao động ở Việt Nam còn được thể hiện trong các chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và đã từng bước được thể chế hoá
bằng hệ thống các văn bản pháp luật, trước hết là trong Bộ luật lao động, pháp
lệnh, nghị định, thông tư quy định về vịêc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động,
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, về đình công, giải quyết tranh
chấp lao động... tạo hành lang pháp lý cho thị trường sức lao động theo quy luật
khách quan.

2.2. Về thị trường sức lao động trình độ cao

Gần đây sức ép về cầu hàng hoá sức lao động chất lượng cao ngày càng
lớn, trong khi nguồn cung hạn hẹp gây mất cân đối nghiêm trọng hàng hoá sức
lao động chất lượng cao. Trong khi sức lao động chất lượng thấp thì tình trạng
dư thừa ở mức báo động gây sức ép lớn cho nền kinh tế. Đã có một số công trình
nghiên cứu về vấn đề này theo hướng phân tích, đánh giá, luận giải về những
bằng cấp, bậc thợ, nhóm ngành, cách phân loại, tiêu chí xếp loại sức lao động
trình độ cao. Mất cân đối giữa đào tạo lý thuyết với thực hành khắc phục đào tạo
chay, người lao động có bằng cấp, học vị nhưng không làm được việc tương
ứng. Một số công trình phân tích sử dụng lao động chất lượng cao, chỉ ra những
hạn chế về thu nhập, đội ngũ và cơ chế chính sách chưa phù hợp. Có đề tài đề
cập đặc điểm, xu hướng di chuyển lao động và những khó khăn khi nhập khẩu
lao động chất lượng cao hiện nay ở nước ta. Nội dung được đề cập nhiều nhất
trong các công trình này hướng vào đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, chất
lượng cao. Những đặc điểm, xu hướng và giải pháp khắc phục mất cân đối cung
lao động chất lượng cao hiện nay ở nước ta cả ở góc độ vi mô (doanh nghiệp,
ngành) và vĩ mô (Nhà nước)... Cụ thể như:

- Landanov and Pronicov, Tuyển chọn và quản lý công nhân viên chức ở
Nhật Bản, Nxb Sự thật - Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991.
Sách tham khảo tập trung vào quy trình bắt buộc khi tuyển chọn lao động với
công chức Nhật Bản. Đồng thời, nêu những yêu cầu cơ bản buộc khi quản lý
công nhân viên chức, phân tích những ưu điểm của quy trình, đồng thời nêu
những hạn chế đã và đang bộc lộ của quy trình trên.

Đổi mới, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao
đẳng, đại học nhằm phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh
tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996, đã bước đầu khái quát trong thực
trạng của việc đào tạo cao đẳng, đại học ở Việt Nam, tình hình việc làm sau khi ra
trường và các giải pháp đổi mới giáo dục cao đẳng, đại học.

Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho kỷ nguyên kinh tế tri thức của
Phạm Sỹ Tiến đăng trên Tạp chí Khoa học - Tổ quốc, số 18/151 năm 2000 đã đề
cập đến thực trạng sức lao động trình độ cao ở nước ta và các giải pháp phát
triển.

- Christian Batal, Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Sách tham khảo. Nội dung chủ yếu phân tích về
năng lực làm việc cán bộ, công chức, khối doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng
khung năng lực tiêu chuẩn trên cơ sở đó phân loại năng lực. Đồng thời, mô tả công
việc chuyên môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất lượng
cao như: Phụ trách đào tạo trong một cơ quan nhà nước, công việc của một thủ
trưởng đơn vị trong doanh nghiệp nhà nước.

- Bushmarrin, Trí tụê hoá lao động ở các nước có nền kinh tế thị trường.
Thông tin khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 2002. Trọng tâm của công
trình nghiên cứu là luận điểm về vai trò quyết định của cá nhân trong hoạt động
sống của công ty. Các công ty hiện nay đều mong muốn nói đến chính sách cán
bộ có tính chất chiến lược, nhằm đào tạo, tiếp nhận và cung cấp lực lượng lao
động chất lượng cao, có khả năng sáng tạo đến tất cả các khâu sản xuất.

- Barry Eihngvin, Ansgarr Rumler, Nước Đức: Chính sách trên thị trường
lao động... Trung tâm Thông tin khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 2002.
Bàn về quan niệm về đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn và đào
tạo lại những công nhân đáp ứng yêu cầu càng cao của thị trường. Đặc biệt phân
tích vai trò dịch vụ của các cơ quan dịch vụ việc làm trong lĩnh vực hướng
nghiệp, lĩnh vực dạy nghề và đảm bảo phương pháp khoa học cho việc dạy
nghề, quản lý hệ thống dạy nghề hiện đại...

Tri thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã khái quát lãnh đạo hình
thành tri thức giáo dục Việt Nam và nêu lên thực trạng, các giải pháp để phát
triển giáo dục đại học, cao đẳng trong thời gian tới.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn Hữu Dũng
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 8-2002, ở đây, tác giả đã nêu lên khái
niệm sức lao động chất lượng cao, khái quát tình hình đào tạo nguồn nhân lực và
các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ta.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức của Việt
Nam, luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2005 đã đề cập thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao chuẩn bị điều kiện cho
nền kinh tế tri thức và đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực.

Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật - Tiền đề quan trọng
để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Nguyễn Tiệp đăng trên Tạp chí Kinh tế
số 333 năm 2006 nêu lên sự cần thiết phải phát triển lao động chuyên môn kỹ
thuật, một yêu cầu sống còn đối với nước ta, đặc biệt là trong xu thế hội nhập.

Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay của
thạc sĩ Vũ Thị Phương đăng trên Tạp chí Lao động xã hội, số 303 năm 2007 đã
nêu lên thực trạng việc thiếu lao động trình độ cao ở nước ta và yêu cầu cấp thiết
phải đào tạo nguồn nhân lực này.

Thị trường sức lao động ở Việt Nam mới hình thành và phát triển trong
giai đoạn đầu nên còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu và bài viết nói
trên mới chỉ đề cập đến từng mặt, từng góc cạnh của thị trường lao động như
cung cầu sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, chính sách sử dụng
lao động, sự hình thành và phát triển của thị trường sức lao động ở Việt Nam. Các
nghiên cứu về thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao mới chỉ được đề
cập ở mức độ phác thảo, ý kiến đề xuất. Do giới hạn lịch sử một số giải pháp đề
xuất ý nghĩa thực tiễn chưa cao. Đến nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu về thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao. Do vậy, vấn đề
"Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn" là cách tiếp cận mới không trùng lặp với các công trình đã công bố.

3. Mục tiêu của đề tài

- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hàng hoá sức lao động chất lượng
cao và thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao. Đặc điểm, vai trò, nội
dung và các nhân tố ảnh hưởng của thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng
cao đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa phù hợp với yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực, vừa phù hợp với yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân.

- Từ cơ sở lý luận làm căn cứ để đánh giá khách quan khoa học về thị
trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao ở nước ta hiện nay (chủ yếu từ
2000 đến nay), khái quát thành tựu, kết quả đạt được. Chỉ ra những yếu kém, tồn
tại và nguyên nhân của tình trạng trên.

- Khái quát những quan điểm, định hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước về
phát triển thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao trước yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế. Đưa ra những dự báo về thị trường này đến năm 2020.
Đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể, có tính khả thi để phát triển thị trường
hàng hoá sức lao động chất lượng cao ở nước ta, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân
lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế.

4. Giới hạn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Giới hạn nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu thị trường
hàng hoá sức lao động chất lượng cao ở Việt Nam (số liệu từ năm 2000 đến nay
và dự báo đến 2020).

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng lý luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
để phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các
phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp chuyên gia, tổng kết thực tiễn và
một số sơ đồ, đồ thị minh hoạ các số liệu cụ thể. Đồng thời, kế thừa có chọn lọc
kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học khác đã công bố.

5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
đề tài gồm 3 chương, 8 tiết.
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ SỨC
LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO VÀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC
LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO....................................................................13
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ
SỨC LAO ĐỘNG...............................................................................................13
1.1.1. Sức lao động và hàng hoá sức lao động....................................................13
1.1.1.1. Khái niệm...............................................................................................13
1.1.1.2. Hàng hoá sức lao động...........................................................................15
1.1.2. Về giá trị, giá trị sử dụng và giá cả của hàng hoá sức lao động......................18
1.1.2.1. Về giá trị của hàng hoá sức lao động.....................................................18
1.1.2.2. Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động........................................20
1.1.2.3. Giá cả của hàng hoá sức lao động..........................................................21
1.1.3. Thị trường hàng hoá sức lao động.............................................................23
1.1.3.1. Những quan niệm về thị trường hàng hoá sức lao động.........................23
1.1.3.2. Đặc điểm và những nhân tố cấu thành thị trường hàng hoá sức lao động
.............................................................................................................................31
1.2. THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO....41
1.2.1. Những quan niệm về hàng hoá sức lao động chất lượng cao và thị trường
hàng hoá sức lao động chất lượng cao.................................................................41
1.2.2. Đặc điểm giá trị, giá trị sử dụng, giá cả, cung, cầu của thị trường hàng hoá
sức lao động chất lượng cao................................................................................49
1.2.2.1. Đặc điểm giá trị, giá trị sử dụng, giá cả của thị trường hàng hoá sức lao
động chất lượng cao............................................................................................50
1.2.2.2. Đặc điểm cung - cầu của hàng hoá sức lao động chất lượng cao...........52
1.3. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG CAO CỦA MỘT SỐ NƯỚC...............................................................55
1.3.1. Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao là nơi cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................................55
1.3.2. Kinh nghiệm về phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao của một
số nước................................................................................................................63
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc................................................................63
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản....................................................................65
1.3.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để cung cấp nguồn
cung trong lĩnh vực quản lý ở một số trường, khoa kinh tế trên thế giới............66
1.3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra..........................................................67
Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG
CHẤT LƯỢNG CAO Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM QUA..............................69
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG
HOÁ SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.............................................................69
2.1.1. Quá trình nhận thức về thị trường hàng hoá sức lao động ở Việt Nam giai
đoạn trước đổi mới (1986)...................................................................................69
2.1.2. Quá trình nhận thức về thị trường hàng hoá sức lao động trong thời kỳ đổi
mới của đất nước.................................................................................................70
2.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG CHẤT
LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA.........................................77
2.2.1. Thực trạng về cầu hàng hoá sức lao động chất lượng cao.........................77
2.2.2. Thực trạng về cung hàng hoá sức lao động chất lượng cao......................86
2.2.3. Thực trạng về giá cả (tiền công) của hàng hoá sức lao động chất lượng cao
ở nước ta hiện nay...............................................................................................95
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA....................................................................119
2.3.1. Những vấn đề đặt ra................................................................................119
2.3.2. Nguyên nhân............................................................................................127
Chương 3 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.........130
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC
LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM.........................................130
3.1.1. Những dự báo và mục tiêu cơ bản về sức lao động chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam đến năm 2020....................................................................................130
3.1.2. Những phương hướng cơ bản..................................................................135
3.1.2.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã
hội nước ta.........................................................................................................136
3.1.2.2. Tạo sức gắn kết giữa cung và cầu về sức lao động chất lượng cao......138
3.1.2.3. Tăng cường các hình thức giao lưu hợp tác đối với nguồn lực sức lao
động chất lượng cao với nước ngoài.................................................................141
3.1.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và vai trò quản lý của nhà nước đối với
thị trường sức lao động chất lượng cao.............................................................143
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ SỨC
LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM.........................................145
3.2.1. Giải pháp phát triển cung hàng hoá sức lao động chất lượng cao...........145
3.2.2. Giải pháp phát triển cầu về thị trường sức lao động chất lượng cao ở nước
ta hiện nay..........................................................................................................155
3.2.3. Giải pháp nhằm thực hiện quan hệ cung - cầu hàng hóa sức lao động chất
lượng cao...........................................................................................................162
3.2.4. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm phát triển thị trường sức
lao động chất lượng cao ở nước ta.....................................................................177
KẾT LUẬN.......................................................................................................190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................192
Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
Trường hợp có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung, độc giả có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
Vui lòng truy cập tại đây để xem hướng dẫn: http://thuvienluanvan.com

You might also like