You are on page 1of 76

PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang

GIỚI THIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY)

Giấy CNĐKKD số 4703000014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày
16/05/2001)
➢ Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai
➢ Điện thoại: (061) 3 836 199
➢ Fax: (061) 3 836 213
➢ E-mail: bsc@hcm.vnn.vn
➢ Webside: www.bhs.vn
➢ Vốn điều lệ: 185,316,200,000 VND
➢ Niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE).
➢ Giấy phép niêm yết số 79/UBCK-GPNY do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước
cấp ngày 21/11/2006.
➢ Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
➢ Mã cổ phiếu: BHS
➢ Số lượng cổ phiếu: 18,531,620 cổ phần
➢ Mệnh giá cổ phiếu: 10,000 VND
➢ Nơi niêm yết: Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU........................................................................................................1

MỤC LỤC..........................................................................................................2

PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN


HÒA..................................................................................................................5

1.1 Tổng quan ngành mía đường.......................................................................5

1.1.1 Tình hình mía đường thế giới..................................................................5

1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam..............................................................8

1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.........................................13

1.2.1. Sơ lược về công ty.............................................................................13

1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................16

1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai.......................................18

1.2.4. Triển vọng phát triển của công ty cổ phần đường Biên Hòa......................19

1.2.5. Phân tích SWOT................................................................................19

PHẦN 2: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA BHS........................................................22

2.1. Dòng tiền hoạt động qua các kỳ.................................................................22

2.2. Dòng tiền thô...........................................................................................24

2.3. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.............................................................25

2.4. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư...................................................................28

2.5. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ............................................................30

2.6. Chỉ số đảm bảo tiền mặt (Cash Flow Adequacy Ratio)...................................31

2.7. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt............................................................................32

2.8. Kết luận..................................................................................................33

PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI.........................................................34


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
3

3.1. Phân tích doanh thu.................................................................................34

3.1.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của BHS......................................................34

3.1.2. Tính bền vững của doanh thu...............................................................35

3.1.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho...................39

3.2. Phân tích giá vốn hàng bán.......................................................................41

3.3. Phân tích chi phí......................................................................................44

3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...................................44

3.3.2. Chi phí nợ xấu...................................................................................45

3.3.3. Chi phí tài chính.................................................................................45

3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................46

3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của BHS...........................................................48

PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG
BIÊN HÒA........................................................................................................49

4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)..........................................49

4.2. Phân tích các thành phần của hiệu suất sử dụng tài sản................................52

4.2.1. Vòng quay khoản phải thu...................................................................52

4.2.2. Vòng quay hàng tồn kho......................................................................53

4.2.3. Vòng quay nợ ngắn hạn......................................................................53

4.2.4. Vòng quay tiền mặt.............................................................................54

4.3. Phân tích ROCE......................................................................................54

4.4. So sánh ROA và ROCE của BHS với các công ty cùng ngành........................58

4.5. Kết luận..................................................................................................60

PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS.....................................................61

5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.........................................61

5.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán.................................................................65

5.3. Dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................71

PHẦN 6: ĐỊNH GIÁ CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA.....................................................72


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
4

6.1. Định giá bằng phương pháp FCFF.............................................................73

6.2. Định giá bằng phương pháp FCFE.............................................................74

6.3. Định giá bằng phương pháp thu nhập giữ lại................................................75

6.4. Định giá bằng phương pháp P/E................................................................76

6.5. Định giá bằng phương pháp P/BV..............................................................77

6.6. Giá trị cuối cùng của công ty cổ phần đường Biên Hòa..................................78

PHỤ LỤC.........................................................................................................79

A. Các chỉ số tài chính của CTCP Đường Biên Hòa............................................79

B. Đồ thị tương quan giữa BHS VÀ INDEX (01/2007 - 12/2009)............................80

C. Bảng cân đối kế toán (2004 - 3 quý đầu 2009)................................................81

D. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 3 quý đầu 2009).......................83

E. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2004 - 3 quý đầu 2009)........................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
5

PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY


CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(Thực hiện: TRẦN THỊ NHẬT)

1.1 Tổng quan ngành mía đường

1.1.1 Tình hình mía đường thế giới

a. Lịch sử phát triển của ngành đường

Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần
chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm
của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn
được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay
thế cho xăng.

Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự
khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất
đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho
đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra
một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được
nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp,
đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).

Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm. Các nước sản
xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản
lượng và 56% xuất khẩu của thế giới.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
6

Top 10 nước sản xuất đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)

Top 10 nước xuất khẩu đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)

Nguồn: www.illovosugar.com

Nhu cầu tiêu thụ đường ở mỗi người cũng khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2008
cho thấy rằng ở Mỹ một người tiêu thụ khoảng 45.3 kg đường/năm, người Brazil là 58
kg/năm, người Ấn Độ 20 kg/năm, người Trung Quốc 11 kg/năm, ở Việt Nam là 15
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
7

kg/năm, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 2.7%/năm. Như vậy, trung bình trên thế
giới tiêu thụ khoảng 30 kg/người/năm.
Tiêu thụ đường tính trên đầu người 2007 - 2008 (đv: kg)

Nguồn: www.illovosugar.com

b. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây

Nhu cầu tiêu thụ đường bình quân tăng khoảng 2%/năm trong những năm gần đây.
Trong niên vụ 1997 - 1998 đến nay, sản xuất luôn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ nên
dẫn đến việc tồn kho đường tăng. Tuy nhiên, trong niên vụ 2008 - 2009, sản lượng
đường sản xuất thấp hơn tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn. Vì vây, đây cũng là một lý do làm
biến động giá đường trong thời gian gần đây, mà đỉnh điểm là vào cuối tháng 12/2009,
khi giá đường thô giao tại New York là 26.98 us cent/lb - cao nhất so với các giai đoạn
trước đây.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường tăng giá trong thời gian qua là do lượng cung
quá thấp trong khi đó, lượng cầu lại tiếp tục tăng cao. Mưa lớn ở Brazil - nước xuất
khẩu đường lớn nhất thế giới, khiến thu hoạch chậm lại gây căng thẳng cho nguồn cung
đường. Sản lượng đường tại Brazil dư tính chỉ đạt được 30.3 triệu tấn trong niên vụ
2008 - 2009 so với mức 32 - 33 triệu tấn đã dự kiến đầu niên vụ. Bên cạnh đó, theo các
nhà phân tích, nhu cầu đường ở Ấn Độ, nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới, có thể
tăng từ 4 triệu tấn lên 5 triệu tấn, và thậm chí là 6 triệu tấn. Nước nhập khẩu đường lớn
nhất Đông Nam Á - Indonesia, có thể phải tăng lượng đường nhập khẩu để ổn định giá
đường trong nước.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
8

Ngày càng nhiều yếu tố khiến đường tăng giá khi Ai Cập, Pakistan và Bangladesh cũng
dự định mua thêm đường.

Diễn biến giá đường thô giao dịch tại NYBOT (Đv: Cent/lbs)

1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam

Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm
nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt
đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến
giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể
trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.

Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:


• Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
• Đường vàng RS
• Đường xay (hay đường thô)

Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch,
vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm sau),
sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí
tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.

a. Năng lực sản xuất của ngành mía đường

Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các
ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được nhà nước khuyến khích phát triển thì
ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai
bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà diện
tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
9

Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía không ổn định. Cụ
thể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là 7.6% và sản lượng cũng
giảm tương ứng là 7.3%. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được
ổn định, điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:

• Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển
hình nhất có lẽ là cây sắn.
• Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết “không kết dính” giữa người
nông dân trồng mía và các chủ nhà máy mía. Khi những năm năng suất mía cao
thì các các doanh nghiệp mía lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
10

thấp. Còn vào những năm mất mùa thì ngược lại, vì mục đích lợi nhuận, người
dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng để bán mía với giá cao, làm thiệt hại cho các chủ
sản xuất mía.

Hiện nay cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc
doanh. Các nhà máy lớn như là: nhà máy đường Nghệ An Tatte & Lyle, nhà máy đường
Sơn La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Bourbon
Tây Ninh… Nhưng hiện nay chỉ mới có 3 công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE là:
CTCP đường Biên Hòa (BHS), CTCP mía đường Lam Sơn (LSS), CTCP Bourbon Tây
Ninh (SBT).

Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế biến mía chỉ là 175,750 tấn, nghĩa là công
suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước ta hiện nay chỉ là 2,644 tấn mía cây/ngày.
Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của Việt Nam hiện nay, với tổng công suất 50
nghìn tấn mía cây/ngày - tức là công suất bình quân của nhóm này là 6,250 tấn mía
cây/ngày, thì tổng công suất của 32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía
cây/ngày và công suất bình quân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía
cây/ngày. Đây quả thực là một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường Việt
Nam. Bởi trên thế giới, quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của
một nhà máy đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8
công ty mía đường lớn nhất trong nước. Quy mô bình quân của các nhà máy đường
Thái Lan hiện vào khoảng 12 nghìn tấn mía cây/ngày, của Australia khoảng 10 nghìn
tấn mía cây/ngày, hay của Mexico tuy thấp hơn rất nhiều, nhưng cũng là 5 nghìn tấn
mía cây/ngày... cũng đủ cho thấy điều đó.

b. Giá mía đường trong nước

Tổng cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi
tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15
triệu tấn. Giá bán đường trong nước liên tục tăng, đặc biệt là thời gian trong tháng 12
này giá bán buôn đã tăng lên mức giá 16,000 - 16,500 đồng/kg, giá bán lẻ đạt mức từ
18,000 -19,000 đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Nguyên nhân làm giá đường tại Việt Nam tăng cao trong thời gian gần đây là do:
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
11

• Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới, do ảnh hưởng
của thời tiết (hạn hán, lũ lụt,...), do các yếu tố thủy lợi còn hạn chế. Giá đường
sẽ còn tăng do phải phục vụ cho mùa sản xuất hàng Tết âm lịch năm nay.
• Giá mía nguyên liệu tăng, theo các công ty mía đường cho biết giá mía nguyên
liệu liên tục bị đẩy tăng cao trong thời gian gần đây. Ở thời điểm tháng 10/2009,
giá mía đường 8 CCS tại ruộng là 630,000 đồng/tấn, 10 CCS là 730,000
đồng/tấn. Giá xăng dầu tăng và giá phân bón liên tục tăng cao, đã làm diện tích
mía nguyên liệu năm nay giảm so với năm ngoái (khoảng 22,300 ha), cũng là
nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu mía tăng cao.
• Ngoài ra do chính sách bảo hộ của nhà nước đối với ngành đường làm cho giá
đường trong nước cao hơn giá trên thế giới.

Tuy nhiên, bước sang năm 2010, chính sách bảo hộ ngành đường sẽ bị nói lỏng sẽ làm
cho các nhà máy đường phải cải thiện quy mô sản xuất và hạ giá bán sản phẩm để có
thể trụ được.

c. Sự cạnh tranh trong ngành mía đường

Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên liệu mía cao
hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía nước ta
chưa cao so với các nước trên thế giới.

Giá đường trên thế giới đang có xu hướng thấp hơn so với trong nước. Một ví dụ cụ
thể, theo số liệu thống kê cho thấy vào tháng 2/2009, khi giá đường nhập khẩu của New
York và London về VN chỉ khoảng 9.000 đồng/kg, thì ở Việt Nam, giá đã lên đến khoảng
13,000 - 14,000 đồng/kg. Rõ ràng là chúng ta chưa thể cạnh tranh nổi về giá cả trên thị
trường quốc tế.

Mặt khác, trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởi thuế quan cao
và hạn ngạch nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường 2008

CEPT CEPT CEPT


Mặt hàng Thông thường Ưu đãi WTO
08 09 10
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
12

Đường thô 25% 27% 20% 10% 5% 25%


Đường tinh
60% 40% 20% 10% 5% 60%
luyện

Tuy nhiên, bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, nước ta sẽ áp dụng thuế
xuất nhập khẩu đường là 5%, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa
nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng
nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là một khó khăn ngành đường
để cạnh tranh với các nước công nghiệp đường phát triển trong khu vực và trên thế
giới.

d. Triển vọng phát triển của ngành.

Hiện nay, tại nước ta, tổng cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 1.3 -
1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái
chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn. Sản lượng đường thiếu hụt làm tăng giá đường đột
biến trong thời gian hiện nay. Như vậy, đây cũng là cơ hội cho ngành mía đường trong
thời gian tới.

Khó khăn trước mắt đối với ngành đường trong nước trong năm 2010 và những năm
sắp tới là việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu mía từ 10% (năm 2009) xuống còn 5%
(năm 2010), cùng với việc gia nhập WTO, cộng thêm giá thành sản xuất đường cao hơn
so với các nước trong khu vực và trên thế giới đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp
sản xuất đường trong nước. Vì vậy, nếu các nhà máy chế biến đường Việt Nam không
nâng cao công suất sản xuất, cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại như của
thế giới thì việc nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục lỗ là rất lớn.

Theo thống kê, diện tích mía cả nước niên vụ 2008 - 2009 chỉ khoảng 270,000 ha, giảm
22,300 ha so với vụ trước, sản lượng mía giảm 7,3% với khoảng 1,27 triệu tấn, năng
suất bình quân giảm còn 50 tấn/ha (gần 8%). Tổng sản lượng đường sản xuất cũng
giảm theo, dự kiến chỉ đạt 995.000 tấn, giảm so với vụ trước tới 20,3%. Đây cũng là một
thử thách cho ngành đường Việt Nam.

Có trên 60% các giống mía đang trồng phổ biến trong sản xuất là những giống cũ đã
trồng tại Việt Nam trên dưới 10 năm về trước như ROC 1 – ROC 10, F156, F127… Đó
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
13

là những giống mía dễ canh tác nhưng trữ lượng đường rất thấp. Nhìn chung trên cả
nước, diện tích những giống mía mới hiện mới chỉ đạt rất khiêm tốn với khoảng 30,000
ha. Hiện nay, ngành mía đường đang tập trung đầu tư giống mới và kỹ thuật thâm canh
để đảm bảo cho các nhà máy có đủ nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng
như năng lực cạnh tranh của ngành mía đường.

1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa

1.2.1. Sơ lược về công ty

a. Lịch sử hình thành

Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản
phẩm chính là đường ngà, công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty
đặt trụ sở chính tại đường số 1 Khu công nghiệp Biên Hoà I, Đồng Nai. Tổng diện tích
mặt bằng của công ty là 198,245.9 m². Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công
nghệ đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần
hóa với tên gọi là công ty cổ phần đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công
ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) với mã chứng khoán BHS.

b. Các thành tựu đạt được

Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được
tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ
đổi mới”, sản phẩm của công ty 12 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-
2008), lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, v.v...

c. Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện gồm: Trụ sở công ty đặt tại Khu Công nghiệp Biên
Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai; công ty còn có các chi nhánh Hà Nội, Tp.HCM, Đà
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
14

Nẵng, Cần Thơ và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh toạ lạc tại
Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện
tích hơn 1,000 ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng

là nơi sản xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.

d. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty
Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản
trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh
nghiệm thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người
có năng lực và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa
trong tương lai. Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là
những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt
nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp. Họ đều
có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra,
công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một
bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
15

e. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty đường Biên Hòa là 185,316,200,000 VND.

Cơ cấu vốn cổ đông (17/06/2009)


Cổ đông Số CP Tỷ lệ (%)
Cổ đông nhà nước 2,084,940 11.25
Cổ đông nước ngoài 604,776 3.26
Cổ đông khác 15,841,904 85.49
Tổng cộng 18,531,620 100.00

Các cổ đông lớn trong nước


Cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ (%)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2,038,156 11.00
Tổng công ty mía đường II 1,895,400 10.23
CTCP Sữa Việt Nam 925,620 4.99
Châu Kim Yến 813,806 4.39
Nguyễn Thị Kim Vân 750,683 4.05

f. Định hướng phát triển

Với quan điểm phát triển: công ty cổ phần đường Biên Hòa hướng đến việc tạo ra giá trị
cho tất cả các bên liên quan bao gồm các cổ đông sở hữu, người lao động, nông dân
vùng nguyên liệu, các khách hàng, các nhà cung ứng, và các bên liên quan khác, công
ty có chiến lược phát triển như sau:
• Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía.
• Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh
luyện.
• Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Phát huy liên doanh liên kết.
• Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc
quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt
động và đa dạng hóa ngành nghề.
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh

a. Các dòng sản phẩm


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
16

Đường tinh luyện:


• Đường RS đóng bao, RS + vitamin A, RS túi xanh lá.
• RE túi cành mai, RE bổ sung vitamin A, RE que 8 gr túi in, RE túi xanh dương,
RE đặc biệt, RE sản xuất.

Rượu :
• Vang nho 130, Champange đỏ 100, st napoleon 390, Marten 390, stick su, rượu
Rhum 290, rượu Rhum dâu 290, Rhum cam 290, chanh Rhum 290.

Dịch vụ cho thuê kho bãi:


• Tính đến tháng 02/2007, tổng diện tích cho thuê kho bãi khoảng hơn 25.000m2.
Hệ thống kho bãi của công ty đuợc xây dựng khá kiên cố, hiện đại, thiết kế thuận
tiện cho vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Ngoài ra hệ thống kho bãi còn nằm ở
địa thế thuận tiện, gần đuờng quốc lộ 1A, cảng Đồng Nai, cảng Cogido và qua
bàn cân có tải trọng lớn nên tiết kiệm đuợc nhiều chi phí cho các đơn vị thuê
kho.

b. Hệ thống phân phối

Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà Nội,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của
công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.

c. Vị thế công ty trong ngành

Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những công
ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở
thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp
trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc xuống
Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước.

Công ty còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối ASEAN, Trung Quốc.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
17

Đến nay, đường Biên Hòa chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu
dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần.

Ngoài ra, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường
chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa
vụ. Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao
cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam, công ty Cổ phần
Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có công
ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng
nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy có thể nói công ty đường Biên Hòa
là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam.

1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu, do vậy trong
chiến lược phát triển, công ty cổ phần đường Biên Hòa luôn hướng đến tính bền vững
của các dự án:
 Đầu tư lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào
hoạt động, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
 Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông,
chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu
cung ứng ra thị trường 100,000 tấn đường tinh luyện hàng năm.
 Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ethanol phù hợp với nhu cầu năng lượng
sạch trong tương lai.
 Phát điện lên lưới quốc gia từ nguồn nguyên liệu là bã mía, đáp ứng nhu cầu
năng lượng ngày càng cao.
 Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm đường, sản xuất phân vi sinh từ phế liệu
qua quá trình sản xuất đường.

Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế địa lý,
công ty còn thực hiện một số dự án sau:
 Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản
phẩm rượu cao cấp, đủ khả năng thay thế các loại rượu nhập.
 Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
18

 Đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm có sử dụng hàm lượng đường cao.

1.2.4. Triển vọng phát triển của công ty cổ phần đường Biên Hòa

Đường là một sản phẩm rất thông dụng trong ngành thực phẩm và chế biến nước giải
khát, bánh kẹo. Theo số liệu thống kê, ¾ đường dùng trong cộng nghiệp chế biến và ¼
còn lại được dùng trực tiếp trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, tại Việt Nam,
lượng cung đường chưa đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ đường trong nước, tổng lượng
cung đường được ước tính khoảng 1.15 triệu tấn trong khi đó nhu cầu đường lên tới 1.3
- 1.4 tấn mỗi năm. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho triển vọng phát triển của công ty.

Về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới. Việc sử dụng nước mía vào sản
xuất ethnol, bổ sung nhiên liệu sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ cung - cầu về
đường trên thế giới. Do vậy, ngành đường có nhiều thuận lợi trong tương lai.

Ngoài ra, dự kiến sản lượng mía ép của 2 nhà máy vụ 2009 - 2010 khoảng trên 450,000
tấn, nhà máy đường Biên Hòa - Trị An bắt đầu sản xuất vào ngày 02/11/2009 với công
suất ép 1,000 tấn mía/ngày và nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh sản xuất vào ngày
05/11/2009 với công suất ép 3,500 tấn mía/ngày.

Trong thời gian qua, BHS cùng 2 nhà máy đã phối hợp với chính quyền địa phương lập
quy hoạch phân vùng chuyên canh mía cho 2 nhà máy. Dự kiến diện tích trồng mía của
2 nhà máy vụ 2009 - 2010 khoảng trên 9.000 ha.

1.2.5. Phân tích SWOT

a. Điểm mạnh

Công ty đường Biên Hòa được thành lập hơn 40 năm, vì thế, thương hiệu đường Biên
Hòa được người tiêu dùng thân thuộc, liên tiếp trong 12 năm được người tiêu dùng bình
chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, công ty giành được nhiều giải thưởng xuất sắc
như: Sao vàng đất Việt, thương hiệu mạnh, top 100 doanh nghiệp nổi tiếng,v.v…
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
19

Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh lớn tại: thủ đô Hà
Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm
cuả công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.
Các dòng sản phẩm của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã đáp ứng được nhu
cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Vì vậy, cho đến nay, đường Biên Hòa chiếm 7.6%
tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty
chiếm 70% thị phần.

b. Điểm yếu

Rủi ro kinh tế: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử phát
triển kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn doanh thu và chi phí.

Rủi ro tài chính của công ty cao: do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, làm cho
công ty đối mặt với rủi ro tài chính rất lớn. Khi lãi suất cho vay thay đổi hoặc kết quả
kinh doanh không đủ để bù đắp cho chi phí lãi vay này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty.

Rủi ro về vùng nguyên liệu: như số liệu thống kê ở trên, nguyên liệu trong niên vụ 2008 -
2009 giảm cả về diện tích và sản lượng. Cùng với đó là việc giá nguyên liệu mía tăng
rất cao trong niên vụ 2009 - 2010 làm giá thành sản xuất mía tiếp tục được đẩy lên cao.

Hoạt động sản xuất: huy động nguyên liệu tại nhà máy đường Biên Hòa - Trị An còn
phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là nguồn nguyên liệu mía do “dư âm”
của Công ty Mía Đường Trị An (đơn vị cũ) để lại cần sớm được khắc phục để đạt hiệu
quả trong thời gian tới.

c. Cơ hội

Năm 2010 và những năm sắp tới được dự báo nguồn cung của mía đường sẽ giảm và
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng đường. Nguyên nhân xuất phát từ việc nguồn
nguyên liệu giảm, thời tiết bất lợi đồng thời với việc sản xuất ethanal từ cây mía làm
giảm nguồn nguyên liệu mía cho việc sản xuất đường. Vì vậy có thể nói rằng trong năm
nay và những năm tới là những cơ hội để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và nâng
cao sản lượng của toàn công ty.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
20

Sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác đối với cây mía trước đây đang giảm mạnh là
cơ hội tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại khu vực Đông Nam Bộ nói chung và
Đồng Nai, Tây Ninh nói riêng.

Cùng với chính sách kích thích phát triển kinh tế của nhà nước trong năm 2009, như:
giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, bổ sung vốn kích cầu cho sản xuất nông nghiệp,v.v… đã
tác động tích cực đến tình hình tài chính và lợi nhuận của công ty.

d. Thách thức

Gia nhập WTO và theo lộ trình AFTA, nước ta sẽ thực hiện cắt giảm thuế và hạn ngạnh
nhập khẩu đường là một khó khăn và thử thách lớn đối với công ty, vì giá thành sản
xuất của công ty cao hơn các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy, việc cạnh
tranh với lượng đường nhập khẩu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và giá
thành của công ty.

Sự phát triển ngày càng cao của dân trí Việt Nam sẽ dẫn đến việc khắt khe hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm và việc trả giá cho sản phẩm đó cũng là một thử thách của
công ty.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
21

PHẦN 2: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA BHS


(Thực hiện: HUỲNH THỊ THÚY DIỄM)

2.1. Dòng tiền hoạt động qua các kỳ

200000

150000

100000

50000
Triệu VND

(50000)

(100000)

(150000)

(200000)
3 quý đầu
2004 2005 2006 2007 2008
năm 2009
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ SXKD (25484) 91267 152131 (57459) 13157 87164
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ Đầu tư (32272) (21651) 3915 14921 11700 (82552)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ Tài trợ 45770 (37427) (164865) 23721 (18130) 17849
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (11986) 32189 (8819) (18817) 6728 22461

Dựa vào đồ thị, ta có nhận xét rằng dòng tiền thuần qua các năm 2004 - 2009 biến động
không nhiều.

Năm 2004: dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư âm
do công ty chi nhiều tiền cho hoạt động sản xuất, cho vay và mua các công cụ nợ của
đơn vị khác. Tuy nhiên, dòng tiền chi ra từ 2 hoạt động này được bù trừ từ dòng tiền thu
vô từ hoạt động tài trợ nên dòng tiền thuần trong năm giảm không nhiều.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
22

Năm 2005 - 2006: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền từ hoạt
động tài trợ biến động lớn, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới dòng tiền thuần vì 2 dòng
tiền này biến động ngược chiều nhau. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh
doanh của BHS đạt lợi nhuận cao nên công ty đã dùng dòng tiên thu vào này chi trả nợ
gốc và chi trả cổ tức cho cổ đông, chính điều này đã làm dòng tiền chi ra cho hoạt động
tài trợ tăng cao. Nhìn chung, dòng tiền thuần trong giai đoạn này trong đáng ngại, công
ty vẫn giữ lượng tiền mặt ở mức an toàn.

Năm 2007: dòng tiền thuần của BHS không tốt, chủ yếu là do dòng tiền từ hoạt động
sản xuất kinh doanh âm. Có một điều rõ ràng là trong năm 2007, công ty đạt mức lợi
nhuận ròng hơn 53 tỷ đồng, nhưng dòng tiền chi ra thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh lại đến hơn 57 tỷ đồng. Năm 2007 cũng là năm công ty có thuế TNDN bằng 0%.
Do đó, việc dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm trong năm này có điều bất thường. Điều
này xảy ra là do công ty đã gia tăng lượng hàng tồn kho, mở rộng chính sách tín dụng
cho khách hàng, chi phí sản xuất và chi phí quản lý tăng, ngoài ra, công ty còn phải
giảm giá hàng bán cho khách hàng.

Đến năm 2008: dòng tiền thuần vào đã được cải thiện, tiền thu vào cả năm là hơn 6 tỷ.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là dương, mặc dù tình hình sản xuất kinh
doanh trong năm của công ty đang bị lỗ đến 43 tỷ. Có được thành quả này là do công ty
đã tiến hành thu tiền từ bán hàng trả chậm cho khách hàng ở năm 2007.

Trong 3 quý đầu năm 2009: hoạt động sản xuất của công ty đã đạt được nhiều kết quả
khả quan sau khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn vào cuối năm 2008. Chính điều này
đã giúp cho dòng tiền thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, tạo điều kiện cho
công ty chi tiền cho đầu tư nhiều hơn.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
23

2.2. Dòng tiền thô

Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + Khấu hao

1 2 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0

1 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0

8 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0

6 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0
VND

4 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0

2 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0

(2 0 ,0 0 0 ,0 0 0 ,0 0 0 )
3 quý đầu năm
2004 2005 2006 2007 2008
2009
d ò n g tiề n th2ô4 ,3 7 0 ,9 1 2 ,8 0629 ,9 6 8 ,2 7 9 ,6 9160 4 ,4 3 5 ,8 1 9 ,88 39 ,6 9 7 ,6 9 5 ,5 1(78 ,9 2 0 ,0 4 6 ,5 8917) ,1 9 2 ,3 2 9 ,3 0 6

Dòng tiền thô của BHS tương đối tốt, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của BHS đã tạo ra
lợi nhuận cho công ty. Khấu hao hàng năm cũng đóng góp một phần đáng kể vào dòng
tiền thô của công ty. Nhìn vào đồ thị ta dễ dàng thấy dòng tiền thô có xu hướng tăng
qua các thời kỳ.

Tuy nhiên năm 2008, dòng tiền thô giảm đáng kể và bị âm. Trong năm này, tình hình
khủng hoảng đang diễn ra khá phức tạp nên chi phí hoạt động sản xuất tăng cao và vì
hoạt động đầu tư cổ phiếu của công ty bị thua lỗ nên đã làm cho thu nhập ròng sau thuế
của công ty bị lỗ nặng nề.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
24

2.3. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

3,000,000,000,000

2,500,000,000,000

2,000,000,000,000
VND

1,500,000,000,000

1,000,000,000,000

500,000,000,000

(500,000,000,000)
2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009

Tổng dòng tiền vào từ HĐ SXKD 801,663,432,774 1,081,580,192,3932,537,021,042,6122,259,385,240,4552,643,277,579,6171,962,298,056,969


Tổng dòng tiền ra từ HĐ SXKD 827,147,283,836 989,502,047,650 2,377,398,470,2312,316,340,068,8832,628,711,188,0871,870,522,515,174
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ SXKD(25,483,851,062) 91,266,943,072 152,131,102,971 (57,459,325,356) 13,157,485,888 87,164,261,085

Dòng tiền thuần tự hoạt động kinh doanh của BHS diễn biến tăng giảm qua các thời kỳ.

Năm 2004: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của BHS âm. Nguyên nhân là do thời kỳ
này, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của BHS không cao. Bên
cạnh đó, các chi phí cho sản xuất hàng hóa bán ra và các chi phí cho thanh lý, chuyển
nhượng tài sản khá cao. Và cũng trong thời kỳ này, chi phí cho lãi vay cũng cao (đến 27
tỷ đồng). Đồng thời, BHS cũng nới lỏng tín dụng hơn cho khách hàng (khoản phải thu
khách hàng năm 2003 là 45 tỷ đồng, năm 2004 là hơn 52 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng),
nhưng lại các khoản tín dụng mà BHS nhận được lại bị thắt chặt lại (phải trả cho người
bán năm 2003 là 63.6 tỷ đồng, những đến năm 2004 giảm còn 52.6 tỷ đồng). Những
khoản này đã góp phần làm cho dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh năm 2004 âm.

Năm 2005 và 2006: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của BHS đã diễn biến tốt hơn.
Năm 2005, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và đến năm 2006 thì tăng
đột biến, điều này một phần là do giá đường bán ra vào năm 2006 tăng từ 9,000
đồng/kg lên 12,000 đồng/kg, khoản tiền mặt thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
cũng khá lớn nên dẫn tới dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
25

Năm 2007: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại âm. Lý do một phần là do giá
đường bán ra giảm làm cho doanh số bị sụt giảm, bên cạnh đó, các khoản chi trả cho
chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn so với dòng tiền thu vào. Mặc dù
trong năm này, các khoản chi trả cho thuế và lãi vay có giảm nhiều so với năm 2006,
nhưng vẫn không bù đắp được cho khoản chi ra.

Đến năm 2008: do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chi phí tài chính của BHS
tăng đột biến. Giá chứng khoán liên tục giảm nên BHS đã trích lập dự phòng cho tổn
thất đầu từ chứng khoán lên tới 44 tỷ đồng, và cũng trong năm này, lãi suất tăng từ
0.81%/tháng tăng lên đến 1.75%/tháng, làm cho chi phí lãi vay của BHS tăng hơn 100%
so với năm 2007 (27.69 tỷ đồng so với 13.45 tỷ đồng). Doanh thu năm 2008 có tăng lên
nhưng vẫn không bù đắp được các khoản chi phí tài chính khá lớn này nên BHS bị lỗ cả
năm đến 43 tỷ đồng. Tuy nhiên dòng tiền thuần năm 2008 vẫn dương là do khoản dự
phòng giảm giá chứng khoán chỉ mới được trích lập, công ty chưa bán các chứng khoán
này nên khoản lỗ này chưa được tính là khoản tiền chi ra, ngoài ra còn là do công ty thu
tiền từ bán hàng của năm 2007.

Vào 3 quý đầu của năm 2009: khi khủng hoảng tài chính dần dần lắng xuống, dòng
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS thật sự có chuyển biến tốt. Đây là điều
đáng mừng cho BHS cũng như các nhà đầu tư vào BHS. Cho đến quý 3 năm 2009,
dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS đã tăng lên đáng kể so với năm 2009
(87 tỷ đồng so với cuối năm 2008 là 13 tỷ đồng). Đây là kết quả từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ, hoàn nhập dự phòng của khoản đầu tư tài chính.

So sánh thu nhập ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Rõ ràng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường luôn cao hơn thu
nhập ròng của công ty (ngoại trừ năm 2004 và 2007), điều này phát ra một tính hiệu tốt
cho các nhà đầu tư vào BHS, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty thường sản sinh ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp công ty chi
tiêu cho các hoạt động khác.

Tỷ trọng các dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
26

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh bao gồm:


• Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác
• Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh

Năm 2004, tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác chiếm tỷ trọng lớn trong
dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của BHS (63.94%). Nhưng từ năm 2005 trở đi
tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác dần dần bị thay thế bởi tiền thu
khác từ hoạt động kinh doanh.

100%

80%

60%

40%

20%

0%
3 quý đầu
2004 2005 2006 2007 2008
2009
Tiền thu khác từ hoạt động kinh 36.06% 52.16% 69.37% 69.80% 69.16% 65.25%
doanh
Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ 63.94% 47.84% 30.63% 30.20% 30.84% 34.75%
và kinh doanh khác

Vấn đề này là điều mà BHS cần phải xem xét lại, khi mà dòng tiền từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ, kinh doanh khác (hoạt động chính của công ty) lại chiếm tỷ trọng ngày càng
thấp trong dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, vì thế tiền chi khác
cho hoạt động kinh doanh cũng khá lớn qua các năm. Năm 2008 số tiền chi khác cho
hoạt động kinh doanh lên tới 1,824 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì năm này số tiền
thu khác từ hoạt động kinh doanh chiếm 69.16% dòng tiền vào (tương đương 1,828 tỷ
đồng).

2.4. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
27

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của BHS biến đổi nhiều qua các năm

Năm 2004 và 2005: dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm. Tuy nhiên, dòng tiền âm
này không dùng để chi xây dựng tài sản cố định, mà là chi ra để đầu tư tài chính, như
cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác (năm 2004: 38.7 tỷ đồng và năm
2005: 61.6 tỷ đồng). Điều này sẽ dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp hơn.

Năm 2006, 2007 và 2008: dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương. Điều này không
có nghĩa là công ty không có các dự án đầu tư, mà tác động làm cho dòng tiền dương là
do tiền thu vào từ thu hồi vốn cho vay, bán các công cụ nợ, thu lãi vay và được chia cổ
tức,v.v… Công ty vẫn có các dự án đầu tư như năm 2007, ngoài ra, công ty còn đầu tư
rất nhiều vào xây dựng cơ bản:
• Công ty đã tham gia đấu giá và mua lại thành công Công ty Mía Đường Trị An
với mức giá là 53.9 tỷ đồng.
• Triển khai Dự án Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông Vàm Cỏ Đông: đền
bù giải phóng mặt bằng cho Dự án Cụm chế biến công nghiệp phía Tây sông
Vàm Cỏ Đông thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh

Đến 3 quý đầu năm 2009: dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư của BHS lại âm. Một
trong những lý do chủ yếu đó là năm 2009 thị trường tài chính dần dần phục hồi bình ổn
nên công ty đã đầu tư một nguồn vốn khá lớn vào các công cụ tài chính, bên cạnh đó
dòng thu từ các công cụ tài chính cũng giảm đáng kể so với năm 2008 (4,751,325,822
VND so với 53,961,073,387 VND) làm cho dòng tiền âm. Tuy nhiên đây chỉ mới là 3 quý
đầu năm 2009 nên cũng chưa thể đánh giá chính xác dòng tiền đầu tư trong năm 2009.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
28

2.5. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ

Ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ biến động phức tạp qua các năm. Dòng tiền
tài trợ được dùng để chi cho các dự án đầu tư, chi cho quản lý doanh nghiệp và mua
các công cụ tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Thông qua dòng tiền từ hoạt động tài trợ cũng cho ta thấy khả năng vay của BHS là khá
cao, thể hiện thông qua dòng tiền vay ngắn hạn và dài hạn mà công ty đã nhận được
qua các năm.

BHS có khả năng vay tín dụng cao, điều này cũng đồng nghĩa công ty được các tổ chức
tín dụng tín nhiệm. Ngoài ra công ty cũng được nhà nước ưu đãi về các khoản như
thuế,... Việc này cũng làm tăng khả năng vay của BHS.

Dòng tiền thuần từ tài trợ năm 2005 và 2006 là âm vì trong 2 năm này, công ty trả nợ
gốc nhiều, kết hợp với đó là việc công ty có chia cổ tức cho các cổ đông, làm cho dòng
tiền thuần từ hoạt động tài trợ của BHS giảm mạnh.

Đến năm 2007 dòng tiền thuần từ hoạt động tài trợ đã tăng lên và tương đối ổn định qua
năm 2008, và 3 quý đầu năm 2009.

2.6. Chỉ số đảm bảo tiền mặt (Cash Flow Adequacy Ratio)

Tỷ số đảm bảo tiền mặt là thước đo để cho thấy xem lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động
sản xuất kinh doanh có đủ thỏa mãn nhu cầu chi tiên vốn, hàng tồn kho và chi cổ tức
tiền mặt cho cổ đông.

2006 2007 2008 Tổng cộng


(57,459,325,356
Dòng tiền từ hoạt động SXKD 152,131,102,971 13,157,485,888 107,829,263,503
)
Dòng tiền mua thêm tài sản 304,317,215 21,563,989,409 11,653,593,600 33,521,900,224
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
29

Dòng tiền mua thêm hàng tồn kho 1,196,795,590 13,106,746,691 87,695,235,858 101,998,778,139
Chia cổ tức bằng tiền mặt 16,200,000,000 22,565,271,800 218,648,100 38,983,919,900

Chỉ số đảm bảo tiền mặt được tính cho 3 năm (2006 - 2008):

107,829,263,50333,521,900,224+101,998,778,139+38,983,919,900=0.6179

Tỷ số này thấp hơn 1 đã cho thấy rằng nguồn tiền nội bộ của BHS không đủ để duy trì
cổ tức và tăng trưởng, mức tiền mặt hiện giờ có thể làm cho công ty lâm vào thiếu hụt
tiền mặt. Tỷ số này cũng cho thấy rằng BHS đã tài trợ cho tăng trưởng (bằng cách đầu
tư vào tài sản, hàng tồn kho và cổ tức) từ nguồn vốn bên ngoài khá nhiều.

2.7. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt

Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là thước đo cho thấy tỷ lệ phần trăm tiền mặt từ dòng tiền hoạt
động sản xuất kinh doanh đươc giữ lại để tái đầu tư và thay thế tài sản.

Tỷ số tái đầu tư tiền mặt=Dòng tiền từ hoạt động SXKD-Cổ tức tiền mặtTài
sản cố định hữu hình và vô hình+Chi đầu tư+Vốn luân chuyển

2004 2005 2006 2007 2008


(25,483,851,062 (57,459,325,356
Dòng tiền từ hoạt động SXKD 91,266,943,072 152,131,102,971 13,157,485,888
) )
(16,200,000,000 (22,565,271,800
Chia cổ tức bằng tiền mặt (2,591,820,000) (8,100,000,000) (218,648,100)
) )
Tổng tài sản dài hạn 309,515,305,050 275,591,032,619 259,948,841,700 307,361,810,952 320,771,433,473
(40,389,622,244
Vốn luân chuyển 5,584,768,535 255,321,484,302 259,011,240,149 166,853,502,225
)
Tỷ số tái đầu tư bằng tiền
-10.43% 29.58% 26.38% -14.13% 2.65%
mặt

Tỷ số này thay đổi khá thất thường ở công ty BHS, nếu trong năm 2004, tỷ số này là âm
10.43% thì đến năm 2005 và 2006, tỷ số này trên 26%. Nhìn chung, dòng tiền từ hoạt
động sản xuất kinh doanh thay đổi khá thất thường, điều này phần nào nói lên rủi ro từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của BHS trong thời điểm hiện tại. Công ty cần phải làm
việc để có thể cải thiện tình hình này.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
30

2.8. Kết luận

Có thể nói dòng tiền thuần hằng năm của công ty khá ổn định, không biến động nhiều.
Mặc dù vậy, nếu xét riêng từ khoản mục trong dòng tiền này, thì ta nhận thấy một điều
rất đáng lo ngại từ dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dòng tiền
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của BHS biến động thất thường qua mỗi năm,
điều này cho thấy một điều là rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá
lớn, công ty cần phải cải thiện đáng kể việc này nếu không muốn lâm vào thanh khoản
kém và tệ hơn là lâm vào tình trạng thiếu khả năng chi trả nợ đến hạn. Nhưng bù lại,
công ty được nhận ưu đãi tín dụng khá lớn, thể hiện qua các khoản vay của công ty, các
khoản vay này đã bù trừ cho việc thiếu hụt tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, BHS không thể lúc nào cũng dựa vào hoạt động tài trợ để cải thiện tiền mặt
cho hoạt động. Do đó, cần nhấn mạnh lần cuối rằng, nếu BHS muốn phát triển ổn định
thì công ty cần cải thiệt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
31

PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI


(Thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY)

3.1. Phân tích doanh thu

3.1.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của BHS

Nguồn doanh thu của BHS chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt
động khác như:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử
dụng đường và các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía
đường.
• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường.
• Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.
• Cho thuê kho bãi.
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
• Mua bán, đại lý ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư
ngành mía đường.
• Dịch vụ vận tải.
• Dịch vụ ăn uống.
• Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại.
• Kinh doanh bất động sản.
• Sản xuất, mua bán cồn.

Trong đó, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành mía đường là hoạt động sản
xuất kinh doanh chính và chủ yếu của BHS, chiếm khoảng 10% thị phần đường Việt
Nam, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần.

Nguồn doanh thu mà BHS có được từ các nhóm sản phẩm chính của công ty bao gồm
đường luyện và sản phẩm đường rượu gồm có rượu bình dân và rượu cao cấp. Trong
đó nhóm sản phẩm đường luyện chiếm trên 80% doanh thu và đóng góp khoảng 85%
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
32

lợi nhuận cho công ty, đường rượu 18% doanh thu và 12% lợi nhuận (năm 2004). Sản
phẩm chính của công ty cổ phần đường Biên Hòa chủ yếu là đường tinh luyện. Đường
tinh luyện Biên Hoà đã đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện nay (độ Pol: 99,9). Một
trong những thành quả nghiên cứu nổi bật của Đường Biên Hòa là sản xuất thành công
Đường Vitamin A.

Đường luyện Đường rượu Các dịch vụ khác


Doanh thu 80% 18% 2%
Lợi nhuận 85% 12% 3%

3.1.2. Tính bền vững của doanh thu

Tăng trưởng doanh thu


2004 2005 2006 2007 2008 11 tháng đầu 2009
Doanh thu (tỷ đồng) 483.54 540.66 766.12 641.38 790.09 1009.88
% thay đổi 11.81% 41.7% -16.28% 23.19% (*) 39.4%
(*) được tính bằng (1009,88*12/11-792,24)/792,24

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Giá đường thế giới (Cent/lbs) 12.49 8.8 11.39 10.47 8.03 9.07 9.32 11.84 19.3 12.37 15.79 26.98

Có một sự tăng giá đột biến của giá đường thế giới vào năm 2006. Năm 2007 giá
đường giảm thấp và có xu hướng tăng trở lại vào 2008, tuy nhiên mức giá này vẫn còn
thấp hơn so với năm 2006.

Tại thị trường Việt Nam, giá đường tăng từ mức 8,000 đồng/kg vào năm 2005 lên đến
12,000 đồng/kg vào năm 2006 và giảm xuống 8,000 - 9,000 đồng/kg vào năm 2007.
Điều này giải thích cho sự gia tăng doanh thu bất thường của BHS trong năm 2006.
Năm 2008 giá đường tăng trở lại, đặc biệt là giai đoạn cuối, năm song tính bình quân
cũng chỉ đạt 10,000 đồng/kg. Từ đầu năm 2009 tới nay, giá đường liên tục tăng cao, từ
mức 10,000 đồng/kg hồi đầu năm, leo lên đến 14,500 đồng/kg. Có thời điểm đạt tới
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
33

17,000 đồng/kg. Chính vì vậy, doanh thu 2009 của BHS cũng tăng cao chưa từng thấy,
doanh thu tính cho đến hết tháng 11/2009 đã tăng 39,4% so với cả năm 2008.

Nhìn chung, doanh thu của BHS có xu hướng tăng qua các năm.

Doanh thu của BHS tăng bình quân hơn 12%/năm trong 5 năm từ 2004 đến 2008. Tuy
nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu của BHS chưa ổn định. Cụ thể, năm 2006 có một
sự gia tăng đột biến trong doanh thu (gây ra một sự sụt giảm 16,28% vào năm 2007),
điều này xuất phát từ việc giá đường trong nước biến động liên tục.

Khách hàng:

Sản phẩm của BHS khá đa dạng cả về chủng loại và kích cỡ. Do đó, đối tượng khách
hàng của BHS cũng khá rộng từ các doanh nghiệp lớn, nhỏ, tới các cơ sở sản xuất và
đặc biệt là nguời tiêu dùng cá nhân. Đây cũng là một nhân tố quan trọng đóng góp vào
sự ổn định và bền vững trong doanh thu của BHS.

Thị trường tiêu thụ:

Tại thị trường nội địa, đường Biên Hòa có hệ thống phân phối sản phẩm trải đều trên cả
nước, bao gồm hơn 100 đơn vị sản xuất sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào và
trên 130 nhà phân phối, đại lý, siêu thị trực tiếp bán sỉ, bán lẻ trên thị trường tiêu dùng.
Thị trường xuất khẩu của công ty là một số nước trong khối ASEAN, Trung Quốc và
Iraq.
Hệ thống phân phối của Công ty gồm 2 kênh:

➢ Phân phối vào lĩnh vực sản xuất: đường tinh luyện Biên Hòa được sử dụng làm
nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm cao cấp.
➢ Phân phối tiêu dùng trực tiếp: chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý trên cả
nước và qua các siêu thị như: BigC, Coopmark, Maximark, Metro, Siêu thị Hà
Nội,v.v...

Năng lực cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh:


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
34

Thương hiệu Đường Biên Hòa được đánh giá là thương hiệu hàng đầu của ngành
đường. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường
chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc nhiều vào
mùa vụ với chất lượng cao. Trong ngành mía đường Việt Nam, Công ty Cổ phần Đường
Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, Công ty Cổ phần Đường
Biên Hòa có lợi thế là đơn vị duy nhất cung ứng sản phẩm đường phong phú, đa dạng
mà các đơn vị khác chưa cạnh tranh được như sản phẩm đường có bổ sung Vitamin
A “SugarA” được Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đánh giá cao về chất lượng sản
phẩm mang đến cho cộng đồng lợi ích thiết thực, phù hợp. Với năng lực sản xuất 5,000
tấn mía nguyên liệu/ngày và 100,000 tấn đường/năm, đường Biên Hòa là nhà máy có
quy mô khá lớn trong ngành.

Hiện nay lượng cung sản phẩm của công ty không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nên
rủi ro cạnh tranh đầu ra với các doanh nghiệp kinh doanh đường khác là hầu như không
đáng kể. Theo ước tính, đường Biên Hoà chiếm gần 10% thị trường đường trong nước.

Tác động của môi trường kinh doanh lên doanh số:

Sự thay đổi của môi trường kinh doanh có thể tác động theo chiều hướng xấu đến
doanh thu của BHS. Đó là vào năm 2010, mặt hàng đường sẽ nằm trong diện cắt giảm
thuế nhập khẩu và có mức thuế suất mới là 5%, thay vì mức 30% đối với đường thô và
40% đối với đường trắng như trước đây. Trong khi đó, ngành sản xuất đường hiện đang
bị xếp vào ngành có khả năng cạnh tranh thấp do năng suất, chất lượng thấp hơn so
với khu vực, trong khi giá thành mía và sản phẩm đường thì lại cao hơn so với các
nước trong khu vực. Vì vậy, đường Biên Hòa có thể gặp rủi ro lớn khi hội nhập, không
được bảo hộ từ nhà nước như hiện tại, sản phẩm của công ty sẽ khó cạnh tranh được
với đường nhập khẩu có chất lượng cao hơn và giá thành rẻ hơn.

Mặc dù vậy, tại thị trường Việt Nam, mặt hàng đường được đánh giá là cầu nhiều hơn
cung và có xu hướng ngày càng tăng, cho nên, dù đường ngoại có thâm nhập vào Việt
Nam, thì theo dự báo, giá đường tại Việt Nam cũng sẽ giao động trong khoảng 13.000 -
15.000 đồng/kg. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến doanh số BHS là không lớn.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
35

Đánh giá:

Từ những phân tích ở trên, ta thấy tăng trưởng doanh thu của BHS được đánh giá là
khá ổn định và bền vững. Từ tốc độ tăng trưởng doanh số, khách hàng, thị trường tiêu
thụ và yếu tố cạnh tranh đều ủng hộ cho lập luận về sự ổn định và bền vững trong
doanh thu của BHS. Mặc dù vẫn có yếu tố có khả năng đe dọa doanh thu của BHS, tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng được đánh giá là không cao. Vì vậy, chúng ta có thể lạc quan
về độ lớn cũng như chất lượng doanh thu của BHS trong tương lai gần.

3.1.3. Mối quan hệ giữa doanh thu, khoản phải thu và hàng tồn kho

a. Mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu:

Bảng thống kê số liệu về khoản phải thu qua các năm (đv: tỷ đồng)
2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu thuần 483.54 540.66 766.12 461.38 790.09
Khoản phải thu 111.11 119.88 85.14 92.28 90.91
% so với doanh thu thuần 22.98% 22.17% 11.11% 20.00% 11.50%
Vòng quay khoản phải thu 4.35 4.51 9.00 5.00 8.69

So sánh với số liệu của các công ty khác cùng ngành


2004 2005 2006 2007 2008
BHS 22.98% 22.17% 11.11% 20.00% 11.50%
LSS - - 12.86% 16.06% 15.41%
SBT - 7.05% 6.00% 19.27% 26.59%

Biểu đồ tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu của BHS, LSS và SBT

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu của BHS chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và
ổn định qua các năm (trung bình khoảng 17.55% doanh thu mỗi năm). Con số này chưa
được tốt so với LSS nhưng có vẻ tốt hơn của SBT đang có chiều hướng gia tăng.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
36

Nhìn chung, tỷ lệ khoản phải thu/doanh thu như vậy là khá tốt. Điều đó thể hiện chính
sách bán hàng, quản lý khoản phải thu khá chặt chẽ. Chúng ta cũng không cần lo lắng
chính sách này có thể làm cho BHS mất khách hàng vì mặt hàng đường của Việt Nam
đang có mức cầu lớn hơn cung, do đó, hầu hết các công ty trong lĩnh vực sản xuất mía
đường đều có một chỉ số vòng quay khoản phải thu rất cao (hay tỷ lệ khoản phải
thu/doanh thu thấp).

b. Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho

(đv: tỷ đồng) 2004 2005 2006 2007 2008


Doanh thu thuần 483.54 540.66 766.12 461.38 790.09
Hàng tồn kho 96.35 63.32 64.51 77.62 165.31
% so với doanh thu thuần 19.93% 11.71% 8.42% 16.82% 20.92%
Vòng quay hàng tồn kho 5.02 8.54 11.88 5.94 4.78

So sánh vòng quay hàng tồn kho với các công ty cùng ngành
2004 2005 2006 2007 2008
BHS 5.02 8.54 11.88 5.94 4.78
LSS - - 5.88 9.20 9.54
SBT - 4.66 4.47 4.33 2.41

Cũng giống như khoản phải thu, hàng tồn kho của BHS cũng duy trì ở tỷ lệ thấp. Đây
cũng là đặc điểm chung của các công ty mía đường còn lại. Nhìn chung, lượng hàng tồn
kho của công ty duy trì ờ mức ổn định, chỉ trừ năm 2008, do khủng hoảng kinh tế làm
sản xuất và kinh doanh bị đình trệ và nông dân bị mất mùa mía, do đó, công ty phải
tranh thủ thu mua mía về để dự trữ. Vòng quay hàng tồn kho thấp hàm ý công ty sử
dụng vốn luân chuyển hiệu quả hơn và hiệu suất sử dụng tài sản cũng cao hơn.

3.2. Phân tích giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm lớn nhất trong hầu hết các công ty sản xuất, trong đó
có công ty đường Biên Hòa. Trong chi phí giá vốn hàng bán của BHS thì chi phí nguyên
vật liệu đầu vào (chủ yếu là cây mía) là chiếm đa số. Ngoài ra, chi phí nhân công và
nhiên liệu (than, xăng dầu,v.v...) cũng chiếm một phần đáng kể.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
37

Chi phí giá vốn hàng bán của BHS


2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
Doanh thu thuần 483.54 540.66 766.12 641.38 790.09 656.61
Giá vốn hàng bán 416.93 461.84 667.69 564.93 739.77 554.27
Lợi nhuận gộp 66.61 78.82 98.43 76.45 50.32 102.34
Lợi nhuận gộp/Doanh thu 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37% 15.59%

Biểu đồ phân tích giá vốn hàng bán của BHS

So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu của BHS với LSS và SBT
2004 2005 2006 2007 2008
BHS 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37%
LSS - - 19.65% 18.09% 18.48%
SBT - 22.41% 28.95% 26.55% 20.48%

Số liệu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS ở mức thấp hơn rất nhiều so với 2 công ty
cùng ngành là công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và công ty cổ phần Bourbon Tây
Ninh. Tỷ lệ lợi nhuận gộp trung bình của BHS chỉ dừng lại ở mức 11.9% trong khi của
LSS là 18.74% và của SBT là 24.6% (gấp 2.07 lần so với BHS). Điều này cho thấy chi
phí giá vốn hàng bán của BHS hiện nay là khá cao, vượt quá trung bình ngành.

Đối với bất kỳ một công ty sản xuất đường nào thì yếu tố mía nguyên liệu đầu vào là
cực kỳ quan trọng. Do đó, công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu bằng cách
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
38

giao đất cho nông dân trồng mía và ký hợp đồng thu mua mía. Để giữ chân được người
nông dân gắn bó với cây mía, công ty đã chủ động thu mua mía với giá cao. Đây là một
nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán của BHS luôn cao hơn so với những công ty
khác trong ngành.

Năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS chỉ là 6.37%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này
chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho chi phí mía
nguyên liệu cũng như nhiên liệu tăng cao đã làm tăng giá vốn của BHS, trong khi giá
bán ra tăng không tương xứng với sự gia tăng chi phí. Thêm vào đó là việc nhà kho của
BHS bị cháy vào 7/2008, gây thiệt hại lên đến 15 tỷ đồng.

Trong 3 quý đầu năm 2009, tỷ lệ lợi nhuân gộp có xu hướng tăng so với những năm
trước đó (15.6%). Sự gia tăng này là kết quả của việc giá mặt hàng đường bán ra tăng
cao trong năm 2009 và do công ty đã mua dự trự mía nguyên liệu với giá rẻ từ năm
2008. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, giá đường đã tăng từ 11,000 đồng/kg lên 14,500
đồng/kg trong quý 3 và đến tháng 12/2009 là 16,500 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu đem so
sánh với những công ty khác thì con số 15.6% này vẫn còn khiêm tốn.

Đánh giá:

Có thể thấy một điều rất rõ ràng là giá vốn hàng bán cao là một điểm bất lợi của BHS so
với những công ty khác ở thời điểm hiện tại. Gía vốn hàng bán cao đã tác động rất xấu
tới khả năng sinh lợi của BHS. Tuy nhiên, đều này cũng mở ra một tương lai sáng sủa
cho BHS nếu như công ty biết cách điều chỉnh kiểm soát chi phí tốt hơn để hạ thấp chi
phí giá vốn hàng bán. Vì vậy, BHS vẫn đang là một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng
lợi nhuận rất lớn, cao hơn LSS và SBT do tỷ lệ lợi nhuận gộp của hai công ty này hiện
đang giữ ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm nữa.

3.3. Phân tích chi phí

3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng ở công ty đường Biên Hòa bao gồm các chi phí như: tiền lương cho
nhân viên ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí phân phối, vận chuyển, hoa
hồng đại lý, chi phí thuế TNDN, v.v...
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
39

Bảng chi tiết chi phí bán hàng (đv: triệu đồng)
2004 2005 2006 2007 2008
Tiền lương nhân viên 4,248.5 3,190.4 4,049.3
Vật liệu, đồ dùng văn phòng 160.5 221.8 121.5
Khấu hao tài sản cố định 350.5 217.7 583.5
Tiếp thị, khuyến mãi 2,988.6 2,617.1 3,985.5
Chi phí dịch vụ mua ngoài 5,760.2 6,601.9 6,150.5
Chi phí khác 2,124.5 1,384.3 4,344.5
Tổng cộng chi phí bán hàng 14,242.8 13,066.3 14,635.9 15,230.1 14,234.9
% chi phí bán hàng/doanh thu 2.9% 2.4% 1.9% 2.3% 1.8%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,853.5 12,457.3 13,777.2 17,034.1 19,649.0
% chi phí QLDN/doanh thu 1.8% 2.3% 1.8% 2.6% 2.5%

Từng khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng có sự giao động lớn qua các năm
nhưng tổng cộng lại thì chi phí bán hàng vẫn giữ ổn định. Do đặc thù của ngành sản
xuất đường là sản phẩm được phân phối đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng bán lẻ,v.v… nên công ty không cần phải tốn chi phí thuê mua mặt bằng, vì vậy, chi
phí bán hàng của các doanh nghiệp này thường nhỏ và ổn định, mặc dù doanh thu (như
đã phân tích ở trên) có xu hướng tăng qua mỗi năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định, ảnh hưởng không đáng kể lên doanh thu. Đặc điểm này cho
ta thấy một tin tưởng lạc quan vào khả năng sinh lợi của BHS.

3.3.2. Chi phí nợ xấu

Chi phí nợ xấu thường được xem là chi phí tiếp thị của công ty. Chi phí nợ xấu có liên
quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng của công ty (thường được thể hiện dưới hình
thức bán hàng thu tiền trả chậm). Một chính sách tín dụng nới lỏng sẽ giúp công ty có
được nhiều khách hàng hơn nhưng bù lại công ty sẽ gặp rủi ro khách hàng trả tiền
chậm hoặc không trả tiền cao hơn. Một chính sách tín dụng thắt chặt giúp công ty đảm
bảo an toàn cao hơn cho khoản phải thu nhưng lại thu hẹp lượng khách hàng.

2004 2005 2006 2007 2008


Khoản phải thu 111.11 119.88 85.14 92.28 90.91
Dự phòng giảm giá khoản phải thu 0.90 1.89 1.50 3.95 0.11
Tỷ lệ Dự phòng/Khoản phải thu 0.81% 1.58% 1.76% 4.28% 0.12%

Tỷ lệ Dự phòng giảm giá khoản phải thu/Khoản phải thu luôn ở mức thấp (dưới 5%)
(hay tỷ lệ nợ xấu thấp) thể hiện mức độ rủi ro thấp trong khoản phải thu của BHS. Điều
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
40

này một lần nữa củng cố cho chất lượng doanh thu cao của BHS. Đây cũng là tình trạng
chung của các công ty sản xuất đường trong bối cảnh cầu vượt cung như hiện nay.

3.3.3. Chi phí tài chính

Chiếm tỷ trọng đa số trong chi phí tài chính của BHS chính là chi phí lãi vay và khoản dự
phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.

Chi phí lãi vay (tỷ đồng)


3 quý
2003 2004 2005 2006 2007 2008
đầu 2009
Vay ngắn hạn 215.498 135.890 152.436 38.841 60.744 72.263 97.462
Vay dài hạn 123.509 204.750 170.136 161.392 185.909 156.395 149.265
Tổng nợ vay 339.007 340.640 322.572 200.233 246.734 228.658 246.727
Chi phí lãi vay 30.562 27.165 21.048 26.854 13.450 27.696 12.570
Lãi suất có hiệu lực (*) - 7.80% 6.35% 10.30% 6.02% 11.65% -

(*) Lãi suất có hiệu lực được tính theo công thức:
Lãi suất có hiệu lực năm nay= Lãi vay năm nay(Tổng nợ năm trước+Tổng nợ
năm nay)/2
Do thiếu vốn, lại phải liên tục đầu tư vào những dự án mới để mở rộng sản xuất nên
BHS phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay tài trợ, đặc biệt là vay dài hạn. Chi phí lãi
vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính và là chi phí lớn thứ hai của BHS chỉ
sau chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí lãi vay phụ thuộc rất lớn vào biến động lãi suất thị
trường. Cụ thể, chi phí lãi vay năm 2008 của BHS đã tăng vọt khi lãi suất thị trường tăng
cao kỷ lục vượt nguỡng 20%/năm.

Năm 2009, lãi suất thị trường giảm đã giúp BHS giảm đáng kể chi phí lãi vay. Đặc biệt,
trong năm 2009 này, BHS còn được hưởng lợi với lãi suất vay ưu 4% từ gói kích cầu
đợt 1 của Chính phủ.

Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính:

Trong giai đoạn 2004 - 2007, BHS không phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản
đầu tư tài chính (dài hạn). Tuy nhiên, vào năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam
tụt dốc nghiêm trọng, khiến cho giá trị thuần có thể thực hiện được của các chứng
khoán này thấp hơn giá gốc đã mua. Do đó, công ty đã phải trích lập dự phòng cho số
chứng khoán này với số tiền lên đến 42,9 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân trực
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
41

tiếp khiến cho kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong năm 2008. Số dự phòng
này được BHS trích lập chủ yếu cho 2 loại chứng khoán đầu tư dài hạn mà công ty
đang nắm giữ là: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín (STB). Tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2009, BHS đã hoàn nhập dự phòng
được 20.34 tỷ đồng, do giá của 2 mã cổ phiếu này đã tăng trở lại. Đây là một trong
những nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cao cho BHS trong năm 2009.

3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2001, công ty cổ phần đường Biên Hòa chính thức được cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh và hưởng thuế suất thuế TNDN với mức ưu đãi là 15% trong 12 năm kể từ
khi được cấp phép và hoạt động có lãi. Theo quy định tại mục 4 Nghị Định số
152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 của Chính phủ, BHS sẽ được miễn thuế 2 năm kể từ
khi làm ăn có lãi và giảm 50% số thuế TNDN cho 9 năm tiếp theo. BHS bắt đầu có lãi từ
năm 2001. Năm 2006, BHS niêm yết lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh nên được giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm sau đó 2007 và 2008. Do đó,
thuế suất thuế TNDN của BHS như sau

Thu nhập chịu thuế, thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN từ năm 2004 (đv: tỷ đồng)
2013
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
trở đi
Thu nhập
19.05 36.61 54.75 53.85 (43.21)
chịu thuế
Thuế TNDN (*) 1.43 3.27 4.11 0.00 -
Thuế suất
7.5% 7.5% 7.5% 0.0% 0.0% 7.5% 7.5% 7.5% 15% 25%
thuế TNDN

(*) Theo số liệu lúc đầu, vào năm 2004, công ty vẫn đang trong quá trình chuyển lỗ nên không phát sinh thu nhập chịu
thuế. Tuy nhiên, vào năm 2005, công ty được Bộ tài chính xóa nợ lãi vay và nợ thuế GTGT tương ứng với số lỗ lũy kế
đến năm 2003 nên lợi nhuận năm 2004 của BHS vẫn phải chịu thuế TNDN với mức thuế suất 50%*15%=7.5%.

Do vẫn đang trong thời gian được hưởng nhiều ưu đãi về thuế TNDN nên chi phí thuế
TNDN của BHS tương đối nhẹ nhàng. So với LSS và SBT thì BHS đang có ưu thế hơn
về thuế. BHS sẽ còn hưởng ưu đãi về thuế đến 2012, trong khi đó, LSS đã hết thời hạn
hưởng ưu về thuế và bắt đầu bị áp dụng mức thuế suất 28% năm 2007 - 2009 và 25%
từ năm 2009 trở đi. Tuy nhiên, cả BHS và LSS đều không thể bằng SBT về khoản ưu
đãi thuế do SBT xuất thân là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Khi chuyển đổi từ
công ty TNHH Bourbon Tây Ninh sang công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh, công ty tiếp
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
42

tục được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% cho đến vĩnh viễn, miễn thuế TNDN giai
đoạn 2004 - 2007 và hưởng thuế suất 5% giai đoạn 2008-2011, từ năm 2012 trở đi,
thuế suất là 10%. Như vậy, lợi thế về thuế của SBT là quá rõ ràng nếu so với BHS.

Nếu cẩn thận xem xét, ta thấy rằng lợi nhuận ròng sau thuế của BHS là thấp hơn so với
LSS và SBT. Mặc dù BHS vẫn hưởng ưu đãi thuế, nhưng với mức sinh lợi của lợi
nhuận ròng như thế này thì quả là đáng lo ngại, vì đến năm 2013, những ưu đãi này sẽ
không còn nữa. Do đó, công ty cần phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn đem về lợi nhuận
cao cho cổ đông.

3.4. Đánh giá khả năng sinh lợi của BHS

Từ những phân tích đánh giá trên, khả năng sinh lợi của BHS trong hiện tại là tương đối
thấp. Mặc dù vẫn có nhiều yếu tố khả quan như tỷ lệ khoản phải thu thấp; doanh thu có
chất lượng, bền vững và có xu hướng tăng qua các năm; chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp và chi phí nợ xấu thấpv.v…Tuy nhiên, tất cả những yếu tố đó đã bị chi
phí giá vốn hàng bán cao làm giảm hiệu quả. Đặc biệt, so với LSS và SBT thì BHS có
khả năng sinh lợi thấp nhất trong 3 công ty. Vì vậy, trong tương lai, nếu BHS muốn cải
thiện khả năng sinh lợi của mình thì điều quan trọng nhất là phải tìm cách hạ thấp chi
phí giá vốn (nhất là chi phí mía nguyên liệu đầu vào). Bên cạnh đó, chi phí lãi vay lớn do
sử dụng cấu trúc vốn nhiều nợ cũng là một điều rất đáng quan tâm. Nếu công ty có thể
cải thiện những điều này, cùng với những thuận lợi khác mà BHS đã có được, chắc
chắn BHS sẽ đạt được mức sinh lợi rất cao.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
43

PHẦN 4: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU


TƯ CỦA CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(Thực hiện: NGUYỄN NGỌC TRÂM)

Phân tích thành quả công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một
thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Ví dụ một khoản lợi nhuận là 1
triệu đô được đánh giá một cách khác hẳn nếu công ty đầu tư chỉ 2 triệu đô thay vì 200
triệu đô. Vì vậy, thước đo về tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) là thước đo hiệu quả
để đánh giá công ty. Nó biểu hiện quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư. Thước đo này
xác định khả năng thành công của công ty, thu hút nguồn tài trợ, tái chi trả chủ nợ và
mang lại lợi nhuận cho các chủ sở hữu.

4.1. Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)

Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mức lợi
nhuận là bao nhiêu. Phân tích ROA là phân tích đứng trên góc độ phân tích ROI không
phân biệt giữa vốn cổ phần và nợ.

ROA=TSSL trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tài sản


ROA=Thu nhập ròng+Lãi vay x (1-Thuế)Doanh thuxDoanh thuTổng tài sản

Chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng thành phần trong ROA để có được cái nhìn rõ nét
nhất về ROA của công ty cổ phần đường Biên Hòa.

3 quý
2004 2005 2006 2007 2008 đầu
2009
ROA 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%
TSSL trên doanh thu 8.78% 9.89% 9.43% 10.46% -1.97% 13.74%
Hiệu suất sử dụng tài sản 0.9518 1.0542 1.4060 1.0187 1.2462 0.9976
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
44

Xét hết giai đoạn từ năm 2004 đến hết 3 quý đầu năm 2009, ta nhận thấy rằng ROA của
công ty đường Biên Hòa có xu hướng tăng. Chỉ trong 2 năm 2007 và 2008, ROA của
công ty giảm, nhưng đến 3 quý đầu 2009, xu hướng tăng của ROA đã quay trở lại.
Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng giai đoạn:

Giai đoạn 2004 - 2006: hiệu suất sử dụng tài sản tăng là lý do chính khiến cho ROA
của BHS tăng. Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này, vòng quay
hàng tốn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản cố định tăng cao (sẽ được
trình bày ở bên dưới), chúng là những nhân tố chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản
tăng. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản tăng còn là vì giá bán mặt hàng đường tăng
cao trong giai đoạn này, nhất là trong năm 2006 (đã được trình bày ở phần 3), đã làm
cho doanh thu tăng lên đột biến. Tất cả những điều đó đã giúp ROA tăng lên.

Năm 2007: giá bán ra của mặt hàng đường trên thị trường giảm đã khiến cho doanh thu
trong năm 2007 của BHS giảm theo (đã được trình bày trong phần 3), cùng với đó là
việc công ty gia tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tính dụng cho khách
hàng và đầu tư thêm vào tài sản cố định, đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm.
Cuối cùng, nó đã làm cho ROA của công ty giảm trong.

Năm 2008: ROA của công ty đường Biên Hòa giảm mạnh và có giá trị âm 2.46%.
Nguyên nhân chính là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty bị giảm đột ngột.
Theo báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh trong năm 2008 của BHS lỗ đến 43.2 tỷ
đồng. Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây:
• Giá mua mía nguyên liệu tăng cao, trong khi giá đường tinh luyện bán ra bình
quân của năm 2008 vẫn tương đương so với năm 2007, đã dẫn đến việc giá vốn
hàng bán tăng 31% và lợi nhuận gộp giảm đến 34% so với năm 2007.
• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty
tăng đột biến so với năm 2007 (tăng đến 100%).
• Cuối cùng, năm 2008 là năm mà thị trường chứng khoán trong nước chịu ảnh
hưởng của cơ bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá của hàng loạt chứng
khoán bị giảm mạnh, đó lý do chính khiến cho công ty phải trích lập dự phòng
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
45

giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của
công ty tăng mạnh.

Trong 3 quý đầu năm 2009: công ty đường Biên Hòa có lợi nhuận ròng sau thuế tăng.
Nguyên nhân là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán, công ty đã hoàn nhập dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán hơn 20 tỷ đồng, cùng với đó là việc chi phí lãi vay
giảm 54.61% so với năm 2008, đã làm cho chi phí tài chính giảm mạnh (giảm 86.22%
so cùng kỳ năm 2008). Chính những điều này đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
của BHS tăng mạnh trở lại, và đó cũng sẽ là nguyên nhân đưa ROA quay trở lại đà tăng
trưởng trong cả năm 2009 này.

4.2. Phân tích các thành phần của hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua các năm nhìn chung là tốt, có xu hướng ổn
định và hầu hết đều lớn hơn 1. Hiệu suất sử dụng tài sản đạt mức cao nhất vào năm
2006 (1.4060 lần).

3 quý
2004 2005 2006 2007 2008 đầu
2009
Vòng quay khoản phải thu 4.1722 4.6812 7.4739 7.2302 8.6260 5.2421
Vòng quay hàng tồn kho 6.2648 6.7723 11.9868 9.0251 6.5046 4.6661
Vòng quay nợ ngắn hạn 1.9542 2.2742 5.2228 7.2242 7.3856 4.8663
Vòng quay tiền mặt 33.8844 22.1827 21.2469 28.8390 48.7850 15.7016

4.2.1. Vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng đều qua các năm, điều này cho thấy
công ty đang thắt chặt tín dụng đối với khách hàng, đồng nghĩa với việc công ty thực
hiện chính sách thu tiền nhanh hơn. Chỉ đến 3 quý đầu năm 2009, số vòng quay khoản
phải thu mới giảm xuống thấp so với các năm trước, nguyên nhân là do khoản ứng
trước cho người bán (đặc biệt là ứng trước cho nông dân trồng mía) trong 3 quý đầu
năm 2009 tăng đến 110 tỷ đồng, tăng 458.48% so với năm 2008.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
46

4.2.2. Vòng quay hàng tồn kho

Đối với hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho từ năm 2006 - 2009 có xu hướng giảm.
Nhất là trong năm 2008, công đã mua một lượng lớn mía nguyên liệu với giá rẻ để dự
trữ cho hoạt động sản xuất năm 2009, làm cho lượng hàng tồn kho năm 2008 tăng đến
112.98% so với năm 2007, trong đó thành phẩm tăng 62.28% so với năm 2007.

4.2.3. Vòng quay nợ ngắn hạn

Đối với việc sử dụng nợ ngắn hạn, ta thấy tỷ số vòng quay nợ ngắn hạn có xu hướng
ngày càng tăng. Điều này cho thấy nợ ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm,
công ty đang ít được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng hơn. Năm 2008 có nợ ngắn
hạn giảm 49.33% so với năm 2005.

4.2.4. Vòng quay tiền mặt

Trong giai đoạn 2004 - 2006, vòng quay tiền mặt giảm là do công ty đang tiến hành thắt
chặt tín dụng đối với khách hàng (giảm khoản phải thu) và giảm đầu tư vào hàng tồn
kho. Chúng đã làm cho tiền mặt của công ty tăng lên.

Giai đoạn 2006 - 2008, công ty dùng tiền mặt đầu tư trở lại vào hàng tồn kho, làm cho
tiền mặt giảm, cuối cùng, khiến cho vòng quay tiền mặt tăng trở lại.

Đến 3 quý đầu năm 2009, công ty đã bán được một lượng lớn hàng tồn kho dự trữ từ
năm 2008 (giá thu mua năm 2008 là rất rẻ) để chuyển thành doanh thu và tiền mặt, điều
này đã làm vòng quay của tiền mặt giảm mạnh.

4.3. Phân tích ROCE


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
47

Nếu đứng trên góc độ của các cổ đông của công ty thì vốn đầu tư nên là vốn cổ phần
thường. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE) là một trong những tỷ
số được cổ đông công ty quan tâm nhiều nhất.
ROCE=TSSL trên doanh thu điều chỉnh x Hiệu suất sử dụng t ài sản x Đòn bẩy
ROCE=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thuxDoanh thuTổng tài sảnxTổng
tài sảnVốn cổ phần
Trong đó:
TSSL trên doanh thu hiệu chỉnh=Tỷ lệ giữ lại thuế x TSSL trên doanh thu điều
chỉnh trưởc thuế
Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiDoanh thu=Thu nhập ròng-Cổ tức ưu đãiThu
nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãixThu nhập trước thuế-Cổ tức ưu đãiDoanh thu

3 quý đầu
2004 2005 2006 2007 2008
2009
ROCE 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%
TSSL trên doanh thu đã điều chỉnh 3.58% 6.29% 6.19% 8.36% -5.48% 11.96%
TSSL trên doanh thu trước thuế 3.88% 6.90% 6.73% 8.36% -5.46% 12.42%
Tỷ lệ giữ lại thuế 92.38% 91.22% 92.03% 100.00% 100.00% 96.36%
Hiệu suất sử dụng tài sản 0.9518 1.0542 1.4060 1.0187 1.2462 0.9976
Đòn bẩy 10.1189 5.8478 2.3441 1.7149 1.7818 1.7768

ROCE của BHS đạt mức cao nhất vào 2 năm 2004 - 2005 (hơn 30%), chủ yếu do đòn
bẩy tài chính của công ty quá cao trong 2 năm này.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
48

Đến giai đoạn 2006 và 2007, đòn bẩy tài chính của công ty giảm còn khoảng 1.77 lần,
nên mức tỷ suất sinh lợi này có xu hướng quay về mức 15% - 20%. Xét trong giai đoạn
này thì ROCE của năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này được lý giải bởi hiệu
suất sử dụng tài sản của công công ty bị giảm (nguyên nhân đã trình bày ở trên).

Tuy nhiên, đến năm 2008, ROE của công ty lại giảm nghiên trọng (-12.16%). Nguyên
nhân chính của việc này là do thu nhập ròng của công ty sụt giảm đột biến bất thường
trong năm 2008 (đã được trình bày ở phần trên):
• Giá mua mía nguyên liệu tăng cao làm cho giá vốn tăng.
• Lãi suất vay tăng đột biến lên gấp đôi làm cho chi phí lãi vay của công ty cũng bị
tăng lên gấp đôi theo.
• Cuối cùng, công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ
đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh.

Trong 3 quý đầu 2009, giá bán đường ra tăng đã làm doanh thu của công ty tăng
mạnh, cùng với đó là việc giảm đầu tư vào vốn luân chuyển, đã làm cho công ty có một
mức tỷ suất sinh lợi ROCE khá cao.

Nếu xét đến từng thành phần trong khoản mục ROCE, ta nhận thấy đòn bẩy và tỷ suất
sinh lợi trên doanh thu là 2 chỉ tiêu đáng được quan tâm nhiều nhất.

Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS vẫn đang ở trong xu hướng tăng
qua các năm, chỉ duy nhất năm 2008 là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị giảm đột ngột.
Tác động của thuế đối với tỷ suất sinh lợi trên doanh thu không cao, vì trong giai đoạn
này, công ty đang hưởng mức ưu đãi thuế là 7.5% và 0% nên tỷ lệ giữ lại thuế luôn đạt
ở mức cao (không dưới 92%).

Nói đến đòn bẩy, ta nhận thấy ngay rằng BHS là một công ty có sử dụng yếu tố đòn bẩy
nợ khá cao, cao nhất là trong năm 2004 và 2005. Điều này góp phần làm phóng đại
mức ROCE, tuy nhiên, đòn bẩy là một nhân tố chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể
khiến cho ROCE của BHS biến động bất thường.

Đòn bẩy tài chính BHS đã làm cho biến động của ROCE cao hơn so với ROA
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
49

4.4. So sánh ROA và ROCE của BHS với các công ty cùng ngành

Bảng số liệu ROA của BHS, SBT và LSS


3 quý
2004 2005 2006 2007 2008
đầu 2009
SBT - - 13.39% 11.92% 4.79% 7.19%
LSS - - - 10.26% 11.37% 12.46%
BHS 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%

Bảng số liệu ROCE của BHS, SBT và LSS


3 quý
2004 2005 2006 2007 2008
đầu 2009
SBT - - 14.55% 12.63% 5.33% 7.79%
LSS - - - 15.72% 15.72% 17.40%
BHS 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%

Nhìn chung, ROCE và ROA của BHS có mức độ biến động cao hơn so với LSS và SBT,
cho thấy rủi ro khi đầu tư vào BHS sẽ lớn hơn, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi lại không được
hưởng cao tương ứng với mức rủi ro đó. Điển hình nhất là ROA của BHS thường thấp
hơn so với ROA của SBT và LSS. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty vẫn
còn khá kém nếu so với cả ngành. Tình hình có lẽ sẽ lạc quan hơn trong năm 2009, khi
mà mức ROA và ROCE của BHS tăng trưởng trở lại và đạt được mức sinh lợi cao hơn
so với 2 công ty kia.

4.5. Kết luận

2004 2005 2006 2007 2008


Cổ tức Cp thường 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600 0
Tỷ lệ chi trả cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54% 0.00%
Tỷ lệ tăng trưởng 15.15% 20.31% 9.95% 6.35% -12.16%
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
50

Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của BHS có thể đạt ở mức 8%, tuy nhiên,
để mức tăng trưởng này giữ ổn định thì công ty cần phải có nhiều cải thiện trong công
tác quản lý và đầu tư.

Chính việc đầu tư chứng khoán quá cao đã tạo cho BHS một khoản thua lỗ ròng đến 43
tỷ trong năm 2008, và điều này đã kéo tốc độ tăng trưởng và ROCE của công ty trong
năm 2008 xuống mức âm (-12.16%). Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cao cũng là nguyên
nhân khiến cho tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROCE có sự biến động bất
thường. Chính từ những điều đó, ta có thể kết luận BHS là mã chứng khoán có độ rủi ro
khá cao cho các nhà đầu tư, và do đó, chúng ta cần phải thận trọng khi quyết định đầu
tư vào mã này.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
51

PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS


(Thực hiện: TRẦN NGỌC THIỆN)

Phân tích triển vọng sẽ cho chúng ta có được cái nhìn rõ nét về tương lai của công ty cổ
phần đường Biên Hòa, đó cũng là chất xúc tác để chúng ta tiến hành định giá BHS.

5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 cho đến hiện nay, ta sẽ
tính được các tỷ số sau đây:

CÁC TỶ SỐ 2004 2005 2006 2007 2008


Tăng trưởng doanh thu 11.85% 41.34% -16.22% 23.14%
Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu 0.46% 0.49% 0.24% 0.31% 0.27%
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 86.22% 85.42% 87.15% 88.08% 93.63%
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2.95% 2.42% 1.99% 2.28% 2.43%
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần 1.83% 2.30% 1.80% 2.66% 2.49%
Tỷ lệ lãi vay/tổng nợ ngắn hạn và dài hạn năm trước 6.18% 8.32% 6.73% 11.25%
Chi phí tài chính/chi phí lãi vay 1.0020 1.0453 1.0005 1.0059 2.6158
Chi phí thuế TNDN 7.62% 8.78% 7.97% 0.00% 0.00%

Từ các tỷ số trong quá khứ (2004 - 2008), ta nhận thấy:


• Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu dao động quanh tỷ lệ 0.35%
• Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần dao động quanh mức 86.72%
• Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần dao động quanh mức 2.41%
• Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần dao động quanh mức 2.22%
• Tỷ lệ lãi vay/tổng nợ vay năm trước là khoảng 7.08%
• Tỷ số chi phí tài chính/chi phí lãi vay là 1.0134

(Các số liệu trong năm 2008 biến động bất thường là do trong năm này, công ty bị ảnh
hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính, do đó, phần dự phóng sẽ lấy các tỷ số ổn
định trước đó)
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
52

Chúng ta sẽ dùng các con số này để dự phóng cho kết quả hoạt động kinh doanh trong
5 năm sau (2009 - 2013):

CÁC CHỈ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DỰ BÁO KỂ TỪ NĂM 2009 TRỞ ĐI


Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu 0.35%
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 86.72%
Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2.41%
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần 2.22%
Tỷ lệ lãi vay/(nợ dài hạn năm trước + nợ ngắn hạn năm trước) 7.08%
Chi phí tài chính/chi phí lãi vay 1.0134
Thu nhập khác 421,325,093
Chi phí khác 218,284,300
Tổng số cổ phiếu 18,531,620

Về thuế suất thuế TNDN của công ty cổ phần đường Biên Hòa, báo cáo thuyết minh
công bố cho thấy:

2009 2010 2011 2012 2013 trở đi


THUẾ SUẤT THUẾ TNDN CỦA BHS 7.5% 7.5% 7.5% 15.0% 25.0%

Dựa trên kết quả phân tích khả năng sinh lợi trong phần 3, ta có thể ước lượng được
mức tăng trưởng doanh thu trong các năm sau:

2009 2010 2011 2012 2013 trở đi


Tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính 39% 24% 19% 15% 10%

Chúng ta sẽ tiến hành dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh theo thứ tự sau đây:

• Bước 1: Dự phòng doanh thu (dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính).
• Bước 2: Dự phóng mức giảm trừ doanh thu.
• Bước 3: Dự phóng giá vốn hàng bán.
=> Ước lượng được mức lợi nhuận gộp các năm sau.
• Bước 4: Dự phóng doanh thu hoạt động tài chính bằng cách lấy trung bình di
động trong 5 năm.
• Bước 5: Dự phóng lãi vay hàng năm bằng tích của lãi vay ước lượng (7.08%) và
tổng nợ vay dự phóng trong bảng cân đối kế toán.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
53

• Bước 6: Dự phóng chi phí tài chính sẽ dự trên tỷ số chi phí tài chính/chi phí lãi
vay và chi phí lãi vay dự phóng.
• Bước 7: Dự phóng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
=> Dự phóng lợi nhuận thuần các năm sau.
• Bước 8: Doanh thu khác và chi phí khác được giả định là ổn định lần lượt ở
mức 421,325,093 đồng và 218,284,300 đồng.
=> Dự phóng được lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng sau thuế.

Làm theo các bước đó, chúng ta có được bảng dự phóng chi tiết kết quả hoạt động kinh
doanh ở trang sau.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
54
DỰ PHÓNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BHS

Chỉ tiêu 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
số
1,101,220,109, 1,365,512,935, 1,624,960,393, 1,868,704,452, 2,055,574,897,
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
498 777 575 611 872
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3,901,605,195 4,837,990,441 5,757,208,625 6,620,789,919 7,282,868,911
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 1,097,318,504, 1,360,674,945, 1,619,203,184, 1,862,083,662, 2,048,292,028,
10
- 02) 303 336 950 692 962
951,587,708,00 1,179,968,757, 1,404,162,821, 1,614,787,245, 1,776,265,969,
4. Giá vốn hàng bán 11
5 927 933 223 745
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 145,730,796,29 180,706,187,40 215,040,363,01 247,296,417,47 272,026,059,21
20
11) 8 9 7 0 7
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 10,966,445,227 13,048,220,163 14,736,682,251 15,684,871,364 14,388,599,836
(4,601,100,729 (2,295,678,693
7. Chi phí tài chính 22 21,131,728,573 22,234,089,748 24,909,116,034
) )
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 16,156,636,102 19,399,655,592 20,852,067,737 21,939,840,080 24,579,464,619
8. Chi phí bán hàng 24 26,481,935,643 32,837,600,197 39,076,744,234 44,938,255,869 49,432,081,456
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 24,308,152,062 30,142,108,557 35,869,109,183 41,249,475,560 45,374,423,116
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 110,508,254,55 133,070,377,51 133,699,463,27 154,559,467,65 166,699,038,44
30
22 - 24 - 25) 0 2 8 5 6
11. Thu nhập khác 31 421,325,093 421,325,093 421,325,093 421,325,093 421,325,093
12. Chi phí khác 32 218,284,300 218,284,300 218,284,300 218,284,300 218,284,300
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 203,040,793 203,040,793 203,040,793 203,040,793 203,040,793
110,711,295,34 133,273,418,30 133,902,504,07 154,762,508,44 166,902,079,23
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50
3 5 1 9 9
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 9,352,422,039 13,216,596,118 12,190,080,969 24,288,072,849 41,725,519,810
(4,294,786,326 (3,221,089,745 (2,147,393,163 (1,073,696,582
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0
) ) ) )
105,653,659,63 123,277,911,93 123,859,816,26 131,548,132,18 125,176,559,42
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 60
0 2 6 1 9
Trong đó: Tổng số cổ phiếu 18,531,620 18,531,620 18,531,620 18,531,620 18,531,620
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 5,701 6,652 6,684 7,099 6,755
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
55
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
56

5.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán

Trước khi tiến hành dự phóng bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ tiến hành tính toán một
vài tỷ số dự trên số liệu 2004 - 2008:

CÁC TỶ SỐ 2005 2006 2007 2008


TÀI SẢN NGẮN HẠN
Các khoản phải thu ngắn hạn
Vòng quay doanh thu thuần/phải thu khách hàng ngắn hạn 18.1100 20.2341 19.7614 16.9234
Vòng quay giá vốn hàng bán/trả trước cho người bán 5.5548 14.4150 9.2764 17.3271
Tỷ số dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi/phải thu ngắn hạn 6.35% 4.03% 12.16% 0.23%
Hàng tồn kho
Vòng quay giá vốn hàng bán/hàng tồn kho 7.2943 10.3497 7.2782 4.4749
TÀI SẢN DÀI HẠN
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm 2,230,398,382 15,169,280,596 12,332,882,649 7,652,141,829
Khấu haoTSCĐ hữu hình tăng thêm 32,303,461,108 52,497,990,595 35,550,066,540 34,437,548,457
Tỷ số nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.41% 1.98% 1.92% 0.97%
Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ HH năm trước 9.21% 14.87% 9.66% 9.05%
Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm 1,165,831,574 0 3,084,147,000 3,031,076,000
Khấu hao TSCĐ vô hình tăng thêm 379,115,244 410,051,549 514,602,273 763,956,841
Tỷ số nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.22% 0.00% 0.48% 0.38%
Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ VH năm trước 11.08% 8.94% 11.22% 9.96%
NỢ PHẢI TRẢ
Vòng quay giá vốn hàng bán/phải trả cho người bán 12.6192 54.3627 35.1178 35.9269
Vòng quay doanh thu thuần/người mua trả tiền trước 65.5852 102.4413 194.1421 243.0782
Tỷ số nợ dài hạn/tổng tài sản 34.02% 27.32% 27.71% 26.07%
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 22.21% 60.00% 56.82% 55.34%

Ta cũng biết được tỷ lệ chia cổ tức qua các năm như sau:

2004 2005 2006 2007


Lợi nhuận ròng sau thuế 17,328,239,323 34,013,404,450 47,421,437,317 53,633,026,705
Cổ tức được chia 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600
Tỷ lệ chia cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54%
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 43.91% 52.37% 48.76% 43.46%
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
57

Cuối cùng, chúng ta sẽ ước được các tỷ số sau, và giả định rằng các tỷ số này sẽ khong
thay đổi trong 5 năm tới (2009 - 2013):

CÁC TỶ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DỰ PHÓNG CHO NĂM 2009 TRỞ ĐI


TÀI SẢN NGẮN HẠN
Các khoản phải thu ngắn hạn
Vòng quay doanh thu thuần/phải thu khách hàng ngắn hạn 16.84
Vòng quay giá vốn hàng bán/trả trước cho người bán 11.81
Tỷ số dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi/khoản phải thu ngắn hạn 4.89%
Hàng tồn kho
Vòng quay giá vốn hàng bán/hàng tồn kho 4.50
TÀI SẢN DÀI HẠN
Tài sản cố định hữu hình
Tỷ số nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm/doanh thu thuần 1.95%
Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ hữu hình năm trước 9.50%
Tài sản cố định vô hình
Tỷ số nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.27%
Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ vô hình năm trước 10.30%
NỢ PHẢI TRẢ
Vòng quay giá vốn hàng bán/phải trả cho người bán 35.50
Vòng quay doanh thu thuần/người mua trả tiền trước 250.00
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 55.00%
Tỷ số nợ dài hạn/tổng tài sản 26.00%
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 50.00%

Quy trình dự phóng của chúng ta sẽ được tiến hành qua các bước sau:

• Bước 1: Dự phóng các khoản phải thu bằng cách sử dụng dòng quay khoản
phải thu đã ước tính trước đó với doanh thu dự phóng trong bảng báo cáo kết
quả kinh doanh.
• Bước 2: Dự phóng hàng tồn kho bằng cách sử dụng chỉ số vòng quay hàng tồn
kho đã ước tính với doanh thu dự phóng.
• Bước 3: Dự phóng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn khác bằng cách sử
dụng trung bình di động trong 5 năm.
=> Dự phóng được tài sản ngắn hạn (trừ tiền mặt)
• Bước 4: Dự phóng khoản phải thu dài hạn bằng cách sử dụng trung bình di
động trong 5 năm.
• Bước 5: Dự phóng tài sản cố định hữu hình, bao gồm:
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
58

+ Dự phóng nguyên giá tích lũy của tài sản cố định, công thức dự phóng:

Nguyên giá TSCĐ năm nay = Gia tăng trong nguyên giá trong năm
nay+Nguyên giá TSCĐ năm trước
Trong đó:

Gia tăng trong nguyên giá năm nay=Doanh thu năm nay x Tỷ lệ gia tăng
nguyên giá ước tính
(Tỷ lệ giá tăng nguyên giá ước tính của chúng ta là 1.95%)

+ Dự phóng giá trị khấu hao lũy kế, công thức:


Khấu hao năm nay=Khấu hao tăng thêm+Khấu hao năm trước
Trong đó:

Khấu hao tăng thêm=Nguyên giá năm trước x Tỷ lệ khấu hao


Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ được ước tính là 9.50%

• Bước 6: Dự phóng tài sản cố định vô hình, cách dự phóng cũng y như dự phóng
tài sản cố định hữu hình, đó là sẽ dự phóng cả nguyên giá tài sản cố định và giá
trị hao mòn lũy kế. (Tỷ số gia tăng nguyên giá TSCĐ vô hình là 0.27% doanh thu
và giá trị khấu hao là 10.30% nguyên giá tài sản trong mỗi năm)
• Bước 7: Dự phóng khoản đầu từ tài chính dài bằng cách lấy trung bình di động
5 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều:
+ Trong năm 2009, công ty đường Biên Hòa có đầu tư một số vốn 20 tỷ vào
công ty con Biên Hòa - Thành Long, chính vì vậy nên khoản mục “Đầu tư vào
công ty con” sẽ được ước tính là 20 tỷ từ năm 2010 trở đi.
+ Trong năm 2009, trong ty đã hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán gần 21 tỷ đồng, do đó khoản mục này năm 2009 giảm xuống gần một
nửa, chỉ còn khoảng 22 tỷ đồng, và đến năm 2010, dự báo công ty sẽ hoàn
nhập hoàn toàn khoản dự phòng này, đồng thời cũng giả định rằng công ty
không còn thua lỗ trong đầu tư chứng khoán nữa, chính vì vậy, khoản mục
“Dự phòng giảm giá đầu tư tài chỉnh” từ năm 2010 trở đi là ở mức 0.
• Bước 8: Dự phóng các khoản đầu tư dài hạn khác bằng cách lấy trung bình di
động. Lưu ý, trong khoản mục này có “Tài sản thuế hoãn lại”, đây chính là tích
lũy thuế TNDN mà BHS đã đóng vượt mức cho cơ quan thuế (so với số thuế tính
theo luật kế toán), do đó, giả định rằng cuối các năm từ 2009 trở đi, công ty sẽ
được hoàn lại số thuế này mỗi năm là 1/5 giá trị.
=> Đến đây, ta đã dự phóng được tổng tài sản dài hạn.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
59

• Bước 9: Dự phóng vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu được giả định là ổn
định và không thay đổi trong suốt giai đoạn 2009 - 2013. Riêng phần “Lợi nhuận
sau thuế chưa chia”, ta sẽ tính nó bằng công thức sau:
Lợi nhuận chưa chia năm nay=Lợi nhuận chưa chia năm trước+Thu nhập ròng
năm nay x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

• Bước 10: Tính nguồn kinh phí và quỹ khác bằng cách lấy con số trung bình di
động trong 5 năm.
=> Tổng hợp bước 9 và bước 10, ta dự phóng được nguồn vốn chủ sở hữu.
• Bước 11: Dự phóng tổng tài sản. Cần giả định một điều rằng công ty đường
Biên Hòa sẽ cố gắng duy trì cấu trúc vốn hiện nay cho đến tương lai với 55%
vốn chủ sở hữu và 45% nợ. Ta đã dự phóng được con số vốn chủ sở hữu qua 2
bước 9 và 10, do đó, ta dễ dàng dự phóng được giá trị tổng tài sản:
Giá trị tổng tài sản=Vốn cổ phần55%
• Bước 12: Dự phóng nợ dài hạn. Ta cũng giả định rằng BHS sẽ duy trì mức nợ
dài hạn ở tỷ lệ 26% tổng tài sản cho các năm sau đó.
• Bước 13: Dự phóng nợ ngắn hạn = Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn.
Các khoản mục trong nợ dài hạn sẽ được dự phóng bằng cách lấy các vòng
quay khoản phải trả với doanh thu và trung bình di động trong 5 năm.
• Bước 14: Dự phóng khoản mục tiền mặt:
Tiền mặt=Tổng tài sản-Tài sản dài hạn-Các tài sản ngắn hạn trừ tiền mặt
(Các khoản mục tài sản ngắn hạn trừ tiền mặt đã được dự phóng ở cuối bước 3)

Sau khi đã làm lần lượt xong các bước trên, chúng ta sẽ dự phóng thành công bảng cân
đối kế toán của công ty cổ phần đường Biên Hòa.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
60

DỰ PHÓNG CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ


TOÁN

TÀI SẢN 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
số
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 372,867,265,086 463,734,899,122 574,310,751,295 701,480,998,653 830,157,593,637

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 12,100,064,181 17,114,184,879 43,585,022,159 91,515,955,450 159,955,285,934

1. Tiền 111 12,100,064,181 17,114,184,879 43,585,022,159 91,515,955,450 159,955,285,934

2. Các khoản tương đương tiền 112 - - - - -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - - - -

1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - - - -

2. Dự phòng giảm giá CK đầu tư ngắn hạn 129 - - - - -

III. Các khoản phải thu 130 147,938,128,715 182,860,186,462 216,993,506,232 249,395,162,409 274,089,438,865

1. Phải thu khách hàng 131 65,159,260,219 80,797,482,672 96,149,004,380 110,571,355,037 121,628,490,540

2. Trả trước cho người bán 132 80,558,272,843 99,892,258,326 118,871,787,408 136,702,555,519 150,372,811,071

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - - - -

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 - - - - -

5. Các khoản phải thu khác 135 2,327,996,789 2,277,846,601 2,080,115,582 2,228,652,991 2,195,538,391

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (107,401,137) (107,401,137) (107,401,137) (107,401,137) (107,401,137)

IV. Hàng tồn kho 140 211,463,935,112 262,215,279,539 312,036,182,652 358,841,610,049 394,725,771,054

1. Hàng tồn kho 141 211,463,935,112 262,215,279,539 312,036,182,652 358,841,610,049 394,725,771,054

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - - - -

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1,365,137,078 1,545,248,242 1,696,040,252 1,728,270,745 1,387,097,783

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - - - -

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 1,089,805,419 1,293,304,010 1,393,707,174 1,448,501,151 1,136,762,271

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - - - -

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 275,331,658 251,944,232 302,333,078 279,769,594 250,335,512

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 327,546,974,299 349,351,587,959 351,106,745,407 343,873,629,658 328,210,503,318

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 17,910,305,872 14,979,240,364 15,871,206,346 16,253,584,194 15,701,343,635

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - - - -

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - - - -

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - - - -

4. Phải thu dài hạn khác 218 17,910,305,872 14,979,240,364 15,871,206,346 16,253,584,194 15,701,343,635

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - - - -

II. Tài sản cố định 220 276,437,206,401 266,124,122,160 259,243,870,989 256,635,473,793 242,904,084,142

1. Tài sản cố định hữu hình 221 232,333,418,166 213,266,579,600 196,720,391,371 181,910,798,557 167,282,758,900

Nguyên giá 222 480,000,000,000 506,533,161,434 538,107,623,541 574,418,254,963 614,359,949,528

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (247,666,581,834) (293,266,581,834) (341,387,232,170) (392,507,456,406) (447,077,190,628)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - - - -

Nguyên giá 225 - - - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 226 - - - - -

3. Tài sản cố định vô hình 227 9,931,339,773 12,198,350,333 14,785,124,423 17,577,521,762 20,354,973,771

Nguyên giá 228 13,666,411,442 17,340,683,518 21,713,067,288 26,741,308,624 32,272,374,093

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (3,735,071,669) (5,142,333,184) (6,927,942,865) (9,163,786,862) (11,917,400,322)
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
61

4. Giá trị xây dựng cơ bản dở dang 230 34,172,448,461 40,659,192,226 47,738,355,195 57,147,153,474 55,266,351,471

III. Bất động sản đầu tư 240 - - - - -

Nguyên giá 241 - - - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 28,044,484,136 64,240,113,333 73,063,484,444 69,101,199,259 68,801,599,012

1. Đầu tư vào công ty con 251 - 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000 20,000,000,000

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - - - -

3. Đầu tư dài hạn khác 258 50,000,000,000 44,240,113,333 53,063,484,444 49,101,199,259 48,801,599,012

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 (21,955,515,864) - - - -

V. Đầu tư dài hạn khác 260 5,154,977,890 4,008,112,101 2,928,183,628 1,883,372,412 803,476,529

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 860,191,564 787,022,357 780,790,464 809,675,830 803,476,529

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 4,294,786,326 3,221,089,745 2,147,393,163 1,073,696,582 -

3. Tài sản dài hạn khác 268 - - - - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 700,414,239,385 813,086,487,082 925,417,496,701 1,045,354,628,311 1,158,368,096,955


NGUỒN VỐN 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
số
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 315,186,407,723 365,888,919,187 416,437,873,515 470,409,582,740 521,265,643,630

I. Nợ ngắn hạn 310 132,723,416,688 154,105,383,818 175,469,516,102 198,253,692,083 219,724,980,149

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 92,034,158,382 83,263,808,858 69,429,356,052 75,546,961,083 78,507,514,341

2. Phải trả người bán 312 26,805,287,549 33,238,556,561 39,553,882,308 45,486,964,654 50,035,661,120

3. Người mua trả tiền trước 313 4,389,274,017 5,442,699,781 6,476,812,740 7,448,334,651 8,193,168,116

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 314 1,234,602,163 762,306,793 883,032,793 959,980,583 868,440,056

5. Phải trả người lao động 315 4,812,266,728 5,304,809,460 5,463,184,755 5,303,532,071 5,753,530,509

6. Chi phí phải trả 316 2,910,307,698 2,657,787,824 2,325,500,280 2,367,800,582 2,193,799,414

7. Phải trả nội bộ 317 - - - - -

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 - - - - -

9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 537,520,151 23,435,414,541 51,337,747,174 61,140,118,459 74,172,866,593

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - - - -

II. Nợ dài hạn 330 182,462,991,036 211,783,535,368 240,968,357,414 272,155,890,657 301,540,663,481

1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - - - -

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - - - -

3. Phải trả dài hạn khác 333 - - - - -

4. Vay và nợ dài hạn 334 182,107,702,240 211,402,486,641 240,608,549,142 271,792,203,361 301,175,705,208

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - - - -

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 355,288,795 381,048,727 359,808,272 363,687,296 364,958,273

7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 385,227,831,662 447,197,567,895 508,979,623,186 574,945,045,571 637,102,453,325

I. Vốn chủ sở hữu 410 383,886,584,836 445,525,540,802 507,455,448,935 573,229,515,026 635,817,794,741

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 185,316,200,000 185,316,200,000 185,316,200,000 185,316,200,000 185,316,200,000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 154,476,840,000 154,476,840,000 154,476,840,000 154,476,840,000 154,476,840,000

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - - -

4. Cổ phiếu quỹ 414 - - - - -

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - - - -


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
62

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - - - -

7. Quỹ đầu tư phát triển 417 27,632,282,412 27,632,282,412 27,632,282,412 27,632,282,412 27,632,282,412

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 6,910,585,120 6,910,585,120 6,910,585,120 6,910,585,120 6,910,585,120

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - - - -

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 9,550,677,304 71,189,633,270 133,119,541,403 198,893,607,494 261,481,887,209

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - - - - -

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1,341,246,826 1,672,027,093 1,524,174,250 1,715,530,545 1,284,658,585

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 1,341,246,826 1,672,027,093 1,524,174,250 1,715,530,545 1,284,658,585

2. Nguồn kinh phí 432 - - - - -

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 700,414,239,385 813,086,487,082 925,417,496,701 1,045,354,628,311 1,158,368,096,955

5.3. Dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cần phải nói rằng dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai dài hạn là một
việc làm không khả thi, vì độ chính xác của một báo cáo dòng tiền trong 5 năm tới là rất
thấp.

Ngoài ra, ta cũng nhận thấy một điều rằng, việc dự phóng bảng cân đối kế toán cũng
được xem như là dự phóng lưu chuyển tiền mặt trong dài hạn, vì tài khoản tiền mặt
trong bảng cân đối kế toán là phần cuối cùng của quá trình dự phóng.

Không chỉ vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần đường Biên Hòa được
thực hiện theo phướng pháp trực tiếp và từng khoản mục trong bảng báo cáo này
không được trình bày chi tiết trong báo cáo thuyết minh. Chính vì vậy, thật khó để dự
phóng nó nếu không phải là người hiểu rõ về hoạt động của công ty.

Chính vì những lý do đó, chúng tôi không tiến hành dự phóng lưu chuyển tiền tệ. Tuy
nhiên, những gì đã dự phóng được trong bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt
động kinh doanh cũng đã giúp chúng ta tiến đến bước cuối cùng của việc phân tích một
công ty: định giá doanh nghiệp.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
63

PHẦN 6: ĐỊNH GIÁ CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA


(Thực hiện: TRẦN NGỌC THIỆN)

Sẽ có 5 phương pháp được sử dụng để tiến hành định giá CTCP đường Biên Hòa:
• Phương pháp dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)
• Phương pháp dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu (FCFE)
• Phương pháp thu nhập còn lại
• Phương pháp P/E
• Phương pháp P/BV

Ở mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, do đó, giá trị cuối cùng sẽ được tính
toán bằng cách sử dụng giá trị trung bình có trọng số, với tỷ lệ trọng số từng phương
pháp sẽ là:

Tỷ trọng
FCFF 30%
FCFE 30%
Thu nhập giữ lại 20%
P/E 10%
P/BV 10%
Tổng cộng 100%
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
64

6.1. Định giá bằng phương pháp FCFF

Theo tính toán trong quá khứ và ước lượng cho đến tương lai, chúng tôi tính toán được
WACC của BHS là 15.84%.

Chi phí Tỷ trọng


Nợ dài hạn 7% 32%
Vốn chủ sở hữu 20% 68%
WACC 15.84%

Tiếp đó, chúng tôi tiến hành tính toán dòng tiền tự do FCFF.

PHƯƠNG PHÁP FCFF (đv: triệu VND) 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
Lợi nhuận sau thuế (*) 86,252 102,969 123,859 131,548 125,177
Cộng: Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình 37,972 47,007 49,906 53,356 57,323
Cộng: Lãi vay x (1-Thuế) 14,944 17,944 19,288 18,649 18,435
Trừ: Tăng lên của tài sản ngắn hạn trừ tiền mặt 102,572 85,853 84,105 79,239 60,237
Cộng: Tăng lên của nợ ngắn hạn 21,823 21,381 21,364 22,784 21,471
Trừ: Tăng lên của nguyên giá TSCĐ hữu hình
32,416 36,694 43,026 50,748 43,592
vô hình và xây dựng cở bản dở dang
Dòng tiền tư do của doanh nghiệp (FCFF) 26,003 66,755 87,287 96,350 118,577
(*) Lợi nhuận sau thuế của 2009 và 2010 đã được điều chỉnh. Lý do là ở năm 2008, BHS đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán gần 43 tỷ đồng, đến năm 2009 và 2010, khoản trích lập này được dự đoán là sẽ hoàn trả lại (năm 2009: 21 tỷ và
năm 2010: 22 tỷ), chúng sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty, do đó chúng sẽ được trừ ra các khoản hoàn trả này với:
Giá trị trừ ra = Khoản hoàn trả x (1-Thuế)

(Đv: triệu VND) 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F


Giá trị chiết khấu các năm 26,003 57,627 65,048 61,983 65,851
Giá trị chiết khấu dòng tiền năm 2014 trở đi (g = 6%) 709,374

Giá trị doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2009 985,887,840,560
Số lượng cổ phần 18,531,620
Giá trị của 1 cổ phần 53,200
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
65

6.2. Định giá bằng phương pháp FCFE

Dựa trên ước lượng đã cho trước đó, chi phí sử dụng vốn cổ phần là 20%.

PHƯƠNG PHÁP FCFE (Đv: triệu VND) 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
Lợi nhuận sau thuế (*) 86,252 102,969 123,860 131,548 125,176
Cộng: Khấu hao TSCĐ hữu hình và vô hình 37,972 47,007 49,906 53,356 57,323
Trừ: Tăng lên của tài sản ngắn hạn trừ tiền mặt 102,573 85,854 84,105 79,239 60,237
Trừ: Tăng lên của nguyên giá TSCĐ hữu hình
32,416 36,694 43,026 50,747 43,591
vô hình và xây dựng cở bản dở dang
Dòng tiền tư do của vốn chủ sở hữu (FCFE) -10,765 27,429 46,635 54,917 78,671
(*) Dòng tiền sau thuế đã được điều chỉnh lại ở 2 năm 2009 và 2010 (lý do điều chỉnh đã nêu trong phần 6.1)

(Đv: triệu VND) 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F


Giá trị chiết khấu các năm (r = 20%) -10,764 22,857 32,385 31,781 37,939
Giá trị chiết khấu dòng tiền năm 2014 trở đi (g = 6%) 287,254

Giá trị doanh nghiệp của vốn chủ sở hữu cuối năm 2009 401,451,836,187
Số lương cổ phần 18,531,620
Giá trị của 1 cổ phần 21,663
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
66

6.3. Định giá bằng phương pháp thu nhập giữ lại

Phương pháp thu nhập giữ lại sẽ vẫn tiếp tục lấy chi phí sử dụng vốn là 20%.

PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP GIỮ LẠI 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F

Lợi nhuận sau thuế (*) 86,252,317,304 102,969,059,758 123,859,816,266 131,548,132,181 125,176,559,429

Trừ: Chia trả cho giá trị số sách (**) 67,958,608,000 67,958,608,000 67,958,608,000 67,958,608,000 67,958,608,000

Bằng: Thu nhập còn lại 18,293,709,304 35,010,451,758 55,901,208,266 63,589,524,181 57,217,951,429

(*) Dòng tiền sau thuế đã được điều chỉnh lại ở 2 năm 2009 và 2010 (lý do điều chỉnh đã nêu trong phần 6.1)
(**) Chỉ trả cho giá trị sổ sách = (Vốn chủ sở hữu + Thặng dư vốn)x20% = 399,793,040,000 x 20%

Chiết khấu thu nhập còn lại:

(Đv: triệu VND) 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F


Chiết khấu thu nhập còn lại các năm về thời điểm cuối năm 2009 18,294 29,175 38,820 36,799 27,594
Chiết khấu thu nhập còn lại từ năm 2014 trở đi về thời điểm cuối năm 2009 (g = 6%) 208,922
Giá trị sổ sách của vốn cổ phần cuối năm 2009 339,793

Giá trị của doanh nghiệp vào cuối năm 2009 theo phương pháp thu nhập còn lại:

Giá trị doanh nghiệp cuối năm 2009 699,397,905,380


Số lượng cổ phần 18,531,620
Giá trị của 1 cổ phần 37,741
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
67

6.4. Định giá bằng phương pháp P/E

Chúng tôi sẽ lấy P/E trung bình của 4 công ty thuộc ngành mía đường ở thời điểm hiện
tại và giả định rằng trong tương lai, P/E của BHS sẽ tiến về mức P/E trung bình ngành.

P/E
BHS 12.140
LSS 11.350
SBT 21.320
SEC 7.090
P/E trung bình ngành 12.975

PHƯƠNG PHÁP P/E 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F


EPS 4,654 5,556 6,684 7,099 6,755
P/E trung bình ngành 12.975 12.975 12.975 12.975 12.975
Giá của 1 cổ phần 60,390 72,094 86,721 92,104 87,643
(*) Dòng tiền sau thuế đã được điều chỉnh lại ở 2 năm 2009 và 2010 (lý do điều chỉnh
đã nêu trong phần 6.1)

Giá trị trung bình của 1 cổ phần theo P/E 79,790

Theo phương pháp P/E, giá trị của 1 cổ phần BHS là 79,790 đồng.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
68

6.5. Định giá bằng phương pháp P/BV

Chúng tôi cũng tiến hành lấy P/BV trung bình ngành như cách đã tiến hành ở phương
pháp P/BV.

P/BV
BHS 1.6
LSS 2.1
SBT 1.1
SEC 2.0
P/BV trung bình ngành 1.7

PHƯƠNG PHÁP P/BV 2009F 2010F 2011F 2012F 2013F


BV 20,715 24,041 27,383 30,933 34,310
P/BV trung bình ngành 1.7 1.7 1.7 1.7 1.7
Giá của 1 cổ phần 35,216 40,870 46,551 52,585 58,327

Giá trị trung bình của 1 cổ phần theo P/BV 46,710

Giá trị của một cổ phần theo phương pháp P/BV là 46,710 đồng.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
69

6.6. Giá trị cuối cùng của công ty cổ phần đường Biên Hòa

Như đã nói ở lúc đầu của phần 6 này, chúng tôi sẽ định giá trị của BHS bằng các tính
toán trung bình gia quyền có trọng số.

Bình quân
Giá cổ phần Tỷ trọng
gia quyền
FCFF 53,200 30% 15,960
FCFE 21,663 30% 6,499
Thu nhập giữ lại 37,741 20% 7,548
P/E 79,790 10% 7,979
P/BV 46,710 10% 4,671
Giá bình quân 100% 42,657

Cuối cùng, sau khi đã tính toán xong, giá trị của 1 cổ phần BHS được chúng tôi định giá
là 42,657 đồng.

Ở thời điểm hiện tại, giá của 1 cổ phần BHS là 35,200 đồng (15/01/2010). Do đó, chúng
tôi khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm giữ BHS hãy bắt đầu bán cổ phiếu này khi giá
tăng lên gần đến 42,000 đồng.

Theo chúng tôi, BHS là một công ty khá tốt, tuy nhiên, với việc sử dụng đòn bẩy tài
chính khá cao, cùng với đó là việc dùng tiền đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng
khoán, đã khiến cho lợi nhuận của BHS biến động khá thất thường. Do đó, đầu tư vào
BHS có thể nói là một hình thức đầu tư mạo hiểm cao.
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
70

PHỤ LỤC

A. Các chỉ số tài chính của CTCP Đường Biên Hòa

3 quý
2004 2005 2006 2007 2008
đầu 2009

CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG


Doanh thu - 11.81% 41.70% -16.28% 23.19% -16.89%
Lợi nhuận gộp - 18.32% 24.90% -22.33% -34.18% 103.37%
Lợi nhuận ròng - 96.29% 39.42% 13.10% -180.69% N/A
Tổng tài sản - -4.88% 17.95% 13.50% -10.59% 19.94%
Vốn chủ sở hữu - 72.50% 218.70% 7.49% -12.92% 23.67%
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
Lợi nhuận gộp biên 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37% 15.59%
EBIT biên 9.50% 10.79% 10.23% 10.46% -1.95% 14.33%
Lợi nhuận trước thuế biên 3.88% 6.90% 6.73% 8.36% -5.46% 12.42%
Lợi nhuận ròng biên 3.58% 6.29% 6.19% 8.36% -5.48% 11.96%
ROA 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%
ROCE 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%
PHÂN TÍCH DUPONT
Lợi nhuận trên doanh thu điều chỉnh (1) 3.58% 6.29% 6.19% 8.36% -5.48% 11.96%
Hiệu suất sử dụng tài sản (2) 95.18% 105.42% 140.60% 101.87% 124.62% 99.76%
Đòn bẩy (3) 1011.89% 584.78% 234.41% 171.49% 178.18% 177.68%
ROCE = (1) x (2) x (3) 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%
CHỈ TIÊU QUẢN LÝ
Số ngày phải thu 83.9 80.9 40.6 52.5 42.0 -
Số ngày tồn kho 84.4 50.0 35.3 50.1 81.6 -
Số ngày phải trả 66.1 35.4 10.8 12.5 11.8 -
Vòng quay tổng tài sản 0.9 1.1 1.3 1.0 1.3 -
HỆ SỐ THANH TOÁN
Hệ số thanh toán hiện hành 0.8 1.0 4.4 3.5 2.5 2.2
Hệ số thanh toán nhanh 0.5 0.7 3.6 2.8 1.0 1.4
Hệ số thanh toán tiền mặt 0.0 0.2 0.4 0.1 0.2 0.4
CHỈ TIÊU TRÊN CỔ PHẦN
P/E N/A N/A 11.4 15.3 -6.8 7.3
P/BV N/A N/A 4.9 5.0 0.6 1.6
EPS (VND) 2,139 4,199 4,305 3,235 -2,446 4,239
Doanh thu/CP (VND/CP) 59,697 66,748 69,550 38,686 44,656 35,429
Giá trị sổ sách (VND/CP) 10,000 10,000 28,730 19,480 19,205 18,334
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
71

Giá trị thị trường (VND/CP) N/A N/A 49,000 49,500 16,700 31,100
B. Đồ thị tương quan giữa BHS VÀ INDEX (01/2007 - 12/2009)
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
72

C. Bảng cân đối kế toán (2004 - 3 quý đầu 2009)


TÀI SẢN 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
số
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 216,207,772,845 224,451,910,004 329,832,132,342 362,064,537,901 277,753,890,802 345,979,202,815

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 8,278,186,740 40,467,531,580 31,648,710,866 12,831,231,768 19,559,334,401 64,076,835,510

1. Tiền 111 8,278,186,740 40,467,531,580 31,648,710,866 12,831,231,768 19,559,334,401 44,076,835,510

2. Các khoản tương đương tiền 112 - - - - - 20,000,000,000

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 147,000,000,000 175,900,010,000 1,372,000,000 -

1. Đầu tư ngắn hạn 121 - - 147,000,000,000 175,900,010,000 2,788,816,500 -

2. Dự phòng giảm giá CK đầu tư ngắn hạn 129 - - - - (1,416,816,500) -

III. Các khoản phải thu 130 111,113,668,924 119,877,385,564 85,136,033,431 92,279,913,633 90,907,280,995 159,605,810,335

1. Phải thu khách hàng 131 52,708,507,776 29,854,098,846 37,863,068,655 32,456,092,339 46,686,058,687 53,662,400,959

2. Trả trước cho người bán 132 33,384,689,713 83,142,587,489 46,318,846,569 60,899,059,319 42,694,120,090 104,125,508,968

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - - - - -

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 - - - - - -

5. Các khoản phải thu khác 135 25,920,411,226 8,775,593,612 2,478,447,353 2,871,039,660 1,634,503,355 1,919,869,071

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (899,939,790) (1,894,894,383) (1,524,329,146) (3,946,277,685) (107,401,137) (101,968,663)

IV. Hàng tồn kho 140 96,351,335,925 63,315,704,667 64,512,500,257 77,619,246,948 165,314,482,806 116,125,158,064

1. Hàng tồn kho 141 96,351,335,925 63,315,704,667 65,138,974,803 77,619,246,948 165,314,482,806 116,125,158,064

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - (626,474,546) - - -

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 464,581,255 791,288,193 1,534,887,788 3,434,135,552 600,792,600 6,171,398,906

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - - - - -

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 72,312,463 791,288,193 1,119,737,288 3,007,195,552 458,493,600 599,305,306

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - - - - -

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 392,268,792 - 415,150,500 426,940,000 142,299,000 5,572,093,600

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 309,515,305,050 275,591,032,619 259,948,841,700 307,361,810,952 320,771,433,473 371,876,719,130

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 26,703,502,395 12,303,342,420 14,724,072,801 29,899,252,699

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - - - - -

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - - - - -

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - - - - -

4. Phải thu dài hạn khác 218 - - 26,703,502,395 12,303,342,420 21,629,425,602 40,017,563,027

5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - - - (6,905,352,801) (10,118,310,328)

II. Tài sản cố định 220 299,308,109,449 273,546,410,801 231,238,635,669 276,447,796,197 281,992,953,232 283,844,858,135

1. Tài sản cố định hữu hình 221 294,712,349,321 264,639,286,595 227,310,576,596 204,093,392,705 177,307,986,077 246,258,881,443

Nguyên giá 222 350,719,924,773 352,950,323,155 368,119,603,751 380,452,486,400 388,104,628,229 472,434,560,238

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (56,007,575,452) (88,311,036,560) (140,809,027,155) (176,359,093,695) (210,796,642,152) (226,175,678,795)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - - - - -

Nguyên giá 225 - - - - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 226 - - - - - -

3. Tài sản cố định vô hình 227 2,857,030,492 3,643,746,822 3,233,695,273 5,803,240,000 8,070,359,159 7,790,367,234

Nguyên giá 228 3,422,234,226 4,588,065,800 4,588,065,800 7,672,212,800 10,703,288,800 10,703,288,800


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
73

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (565,203,734) (944,318,978) (1,354,370,527) (1,868,972,800) (2,632,929,641) (2,912,921,566)

4. Giá trị xây dựng cơ bản dở dang 230 1,738,729,636 5,263,377,383 694,363,800 66,551,163,492 96,614,607,996 29,795,609,458

III. Bất động sản đầu tư 240 - - - - - -

Nguyên giá 241 - - - - - -

Giá trị hao mòn lũy kế 242 - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 8,981,158,000 1,226,400,000 1,370,340,000 17,770,000,000 22,020,400,000 37,690,000,000

1. Đầu tư vào công ty con 251 - - - - - -

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - - - - -

3. Đầu tư dài hạn khác 258 8,981,158,000 1,226,400,000 1,370,340,000 17,770,000,000 64,950,340,000 59,645,515,864

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - - - (42,929,940,000) (21,955,515,864)

V. Đầu tư dài hạn khác 260 1,226,037,601 818,181,818 636,363,636 840,672,335 2,034,007,440 20,442,608,296

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 1,226,037,601 818,181,818 636,363,636 840,672,335 779,702,430 15,074,125,388

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - - - 1,254,305,010 5,368,482,908

3. Tài sản dài hạn khác 268 - - - - - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 525,723,077,895 500,042,942,622 589,780,974,042 669,426,348,853 598,525,324,275 717,855,921,945


NGUỒN VỐN 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
số
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 461,351,666,158 389,003,486,273 235,902,963,783 289,042,944,038 267,295,255,045 308,226,957,692

I. Nợ ngắn hạn 310 256,597,395,089 218,867,141,469 74,510,648,040 103,053,297,752 110,900,388,577 158,961,780,006

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 135,885,906,001 152,436,072,888 38,841,330,895 60,744,194,793 72,263,287,332 97,461,571,164

2. Phải trả người bán 312 52,686,766,363 36,598,442,025 12,282,082,644 16,086,623,167 20,590,902,772 7,399,727,701

3. Người mua trả tiền trước 313 22,776,907,468 8,243,566,941 7,478,661,543 3,303,659,882 3,250,343,520 911,903,533

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 314 15,896,907,775 6,562,663,824 2,651,488,273 400,128,791 652,189,424 14,012,788,132

5. Phải trả người lao động 315 2,349,553,066 4,512,932,988 6,261,448,173 3,053,539,881 7,883,859,531 9,318,317,365

6. Chi phí phải trả 316 4,172,907,070 4,319,225,541 2,113,998,773 3,237,806,419 707,600,687 13,929,163,154

7. Phải trả nội bộ 317 - - - - - -

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 - - - - - -

9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 22,828,447,347 6,194,237,262 4,880,637,289 16,227,344,819 5,552,205,311 15,928,308,957

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - - - - -

II. Nợ dài hạn 330 204,754,271,069 170,136,344,804 161,392,315,743 185,989,646,286 156,394,866,468 149,265,177,686

1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - - - - -

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - - - - -

3. Phải trả dài hạn khác 333 - - - - - -

4. Vay và nợ dài hạn 334 204,754,271,069 170,136,344,804 161,140,066,675 185,523,635,736 156,050,574,295 148,906,574,295

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - - - - -

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - - 252,249,068 466,010,550 344,292,173 358,603,391

7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - - - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 64,371,411,736 111,039,456,349 353,878,010,259 380,383,404,815 331,230,069,230 409,628,964,253

I. Vốn chủ sở hữu 410 64,684,066,244 108,628,165,045 353,310,617,483 376,513,514,467 331,059,755,021 409,622,789,275

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 81,000,000,000 81,000,000,000 162,000,000,000 168,477,270,000 185,316,200,000 185,316,200,000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 154,476,840,000 154,476,840,000 154,476,840,000 154,476,840,000

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - - - -

4. Cổ phiếu quỹ 414 - - - - - -


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
74

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - - - - -

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (1,329,880,000) - - - - -

7. Quỹ đầu tư phát triển 417 1,510,760,853 13,668,306,022 667,236,903 13,309,353,903 27,632,282,412 27,632,282,412

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 - 2,490,928,142 2,490,928,142 4,624,872,142 6,910,585,120 6,910,585,120

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - - - - -

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (16,496,814,609) 11,468,930,881 33,675,612,438 35,625,178,422 (43,276,152,511) 35,286,881,743

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - - - - - -

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (312,654,508) 2,411,291,304 567,392,776 3,869,890,348 170,314,209 6,174,979

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 (312,654,508) 2,411,291,304 567,392,776 3,869,890,348 170,314,209 6,174,979

2. Nguồn kinh phí 432 - - - - - -

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 525,723,077,895 500,042,942,622 589,780,974,042 669,426,348,853 598,525,324,275 717,855,921,945

D. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2004 - 3 quý đầu 2009)


Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
số
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 485,789,779,463 543,334,890,619 767,947,391,616 643,350,915,260 792,244,683,092 657,738,454,346

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 2,245,833,069 2,678,606,541 1,823,644,125 1,971,494,324 2,157,134,428 1,126,569,241
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10 483,543,946,394 540,656,284,078 766,123,747,491 641,379,420,936 790,087,548,664 656,611,885,105
(10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 416,929,771,728 461,841,455,950 667,687,246,927 564,926,925,597 739,766,891,206 554,272,829,754
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20 66,614,174,666 78,814,828,128 98,436,500,564 76,452,495,339 50,320,657,458 102,339,055,351
(20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5,634,035,638 4,605,909,724 9,995,736,690 22,166,229,004 17,506,780,172 5,889,980,135

7. Chi phí tài chính 22 27,218,409,502 22,000,954,082 26,868,494,576 13,528,678,101 72,446,085,317 (6,974,011,199)

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 27,164,636,883 21,048,271,305 26,854,035,732 13,449,769,635 27,695,961,987 12,570,352,867

8. Chi phí bán hàng 24 14,242,829,178 13,066,280,493 15,230,082,539 14,635,902,024 19,234,870,317 13,793,857,190

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 8,853,468,908 12,457,272,632 13,777,246,262 17,034,101,492 19,649,039,230 20,065,241,885
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30 21,933,502,716 35,896,230,645 52,556,413,877 53,420,133,762 (43,502,557,234) 81,343,947,611
(30 = 20 + 21 - 22 - 24 - 25)
11. Thu nhập khác 31 1,300,876,269 3,756,562,274 237,196,011 651,953,283 575,752,495 220,398,582

12. Chi phí khác 32 4,477,610,922 2,367,089,575 1,265,832,195 439,060,304 184,747,140 31,045,455

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (3,176,734,653) 1,389,472,699 (1,028,636,184) 212,892,979 381,005,355 189,353,127

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 18,756,768,063 37,285,703,344 51,527,777,693 53,633,026,705 (43,121,551,879) 81,533,300,738

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 1,428,528,740 3,272,298,893 4,106,340,376 1,408,905,642 7,084,444,383

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 (1,254,305,010) (4,114,177,898)

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 60 17,328,239,323 34,013,404,450 47,421,437,317 53,633,026,705 (43,276,152,511) 78,563,034,253

Trong đó: Tổng số cổ phiếu 11,015,433 16,578,988 17,692,622 18,533,389

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 4,305 3,235 (2,446) 4,239


PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
75

E. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2004 - 3 quý đầu 2009)


2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009
số

I. LƯU CHUYỂN TIỀN TƯ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH

1. Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác 01 512,580,431,138 517,430,537,184 776,989,775,490 682,305,191,514 815,255,681,331 681,815,696,082

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ 02 (460,801,474,025) (321,715,808,804) (514,753,039,110) (532,195,805,030) (746,863,386,735) (492,160,971,004)

3. Tiền chi trả cho người lao động 03 (16,022,586,235) (17,899,673,628) (21,424,736,274) (28,571,754,728) (29,822,209,268) (27,837,175,593)

4. Tiền chi trả lãi vay 04 (21,313,351,490) (19,767,513,031) (26,716,898,904) (12,538,671,771) (27,695,955,503) (10,675,335,552)

5. Tiền chi nộp thuế TNDN 05 (811,201,671) (7,491,469,410) (504,496,928) (1,408,905,642) (4,611,280,710)

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 289,083,001,636 564,149,655,209 1,760,031,267,122 1,577,080,048,941 1,828,021,898,286 1,280,482,360,887

(1,743,033,837,354
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 (329,009,872,086) (630,119,052,187) (1,814,503,795,943) (1,824,329,636,581) (1,339,849,033,025)
)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Sản xuất kinh doanh 20 (25,483,851,062) 91,266,943,072 152,131,102,971 (57,459,325,356) 13,157,485,888 87,164,261,085

II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1. Tiền chi để mua sắp, xây dựng TSCĐ và các loại tài sản dài hạn khác 21 (1,515,970,819) (257,421,000) (304,317,215) (21,563,989,409) (11,653,593,600) (7,119,369,076)

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các loại tài sản dài hạn khác 22 1,106,538,094 3,820,950,000 231,327,750 660,782,200 309,131,906

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 (38,685,765,578) (61,617,792,487) (61,148,810,030) (43,536,434,704) (41,414,029,135) (85,178,153,400)

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 34,859,206,940 63,747,569,596 73,574,201,166 53,961,073,387 4,751,325,822

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 (832,440,000) (143,900,000) (17,600,000,000)

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 5,228,775,006 1,200,340,000 3,066,600,000

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 2,426,427,723 1,544,468,959 1,533,118,287 22,185,785,846 10,497,659,688 1,927,492,763

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Đầu tư 30 (32,272,435,565) (21,650,587,588) 3,914,988,388 14,920,685,099 11,700,242,246 (82,552,103,891)

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu


32
mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3. Tiền vay ngắn hạn và dài hạn đã nhận được 33 467,202,538,181 328,745,336,096 444,019,937,358 243,043,387,200 452,936,409,150 341,869,372,875

4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (418,840,701,791) (358,072,598,667) (592,684,849,431) (196,756,954,241) (470,847,386,551) (324,011,976,973)

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chử sở hữu 36 (2,591,820,000) (8,100,000,000) (16,200,000,000) (22,565,271,800) (218,648,100) (8,592,000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Tài chính 40 45,770,016,390 (37,427,262,571) (164,864,912,073) 23,721,161,159 (18,129,625,100) 17,848,803,902

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 (11,986,270,273) 32,189,092,913 (8,818,820,714) (18,817,479,098) 6,728,102,633 22,460,961,096

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 20,262,613,641 8,278,186,740 40,467,531,580 31,648,710,866 12,831,231,768 19,559,334,401

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 1,843,336 251,928 2,056,540,012

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 8,278,186,740 40,467,531,580 31,648,710,866 12,831,231,768 19,559,334,401 44,076,835,509
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - TCDN 07 - K32 Trang
76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại - GS.TS. Trần Ngọc Thơ.
• Phân Tích Tài Chính - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa & PGS.TS. Nguyễn Thị
Ngọc Trang.
• Mía Đường: Từ triển vọng về giá cả đến ngành công đường Việt Nam - MBA
Nguyễn Thị Phương Thúy.
• Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 và 3 quý đầu 2009 của
CTCP Đường Biên Hòa.
• Báo cáo thường niên các năm 2007 và 2008 của CTCP Đường Biên Hòa.
• Bản cáo bạch của CTCP Đường Biên Hòa.

You might also like