You are on page 1of 7

TS.

LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

CHƯƠNG V
THÔNG SỐ LƯỚI ĐIỆN VÀ TỔN HAO CÔNG SUẤT

I. SƠ ĐỒ THAY THẾ CÁC PHẦN TỬ LƯỚI ĐIỆN

1. Sơ đồ thay thế đường dây trên không và cáp: Tất cả các đường dây đều có điện trở tác dụng R,
điện kháng X, điện dẫn tác dụng G, dung dẫn B.
- Điện kháng và điện dẫn của dây dẫn được thể hiện bằng trường điện từ xuất hiện xung quanh dây
dẫn với dòng điện I và điện áp U trên cả tuyến đường dây. Vì thế thông số của đường dây được phân
bố trên cả chiều dài của nó.
- Trong tính toán thực tế mạng điện công nghiệp, để đơn giản người ta thay thế các thông số của
đường dây bằng các đại lượng gián tiếp. Các đại lượng gián tiếp của sơ đồ thay thế được tính theo
công thức
G = q × L ; B = b × L ; R = r0 × L ; X = x0 × L

Hình 5.1 Sơ đồ thay thế đường dây truyền tải

Trong đó
q = ΔPk /U 2 - điện dẫn suất của đường dây, được xác định bởi tổn hao công suất ΔPk khi có
hiện tượng vầng quang trên 1 km dây.
b (Cm/km) - dung dẫn suất của đường dây, phụ thuộc vào điện dung giữa các pha và đất.
r0 (Ω/km) - điện trở suất của đường dây phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn.
x0 (Ω/km) - điện kháng suất của đường dây, giá trị của nó hầu như không phụ thuộc vào tiết
diện của dây dẫn.
Đối với dây trần trên không x0 = 0,35-0,4 (Ω/km) với điện áp 220kV.
Đối với dây cáp x0 = 0,08 (Ω/km)
L (km) - chiều dài đường dây.
Đối với đường dây điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 110kV, G và B khá nhỏ nên sơ đồ thay thế biểu
diễn ở dạng đơn giản:

Hình 5.2 Sơ đồ thay thế đường dây truyền tải dạng đơn giản

2. Sơ đồ thay thế MBA: Khi không tính đến hiện tượng mạch từ hoá, ta có thể biểu diễn MBA dưới
dạng như hình vẽ. Thông số của MBA XMBA, RMBA xác định theo công thức:

Hình 5.3 Sơ đồ thay thế máy biến áp


2 2
U NM U ĐM _ MBA U ĐM _ MBA
Z MBA = RMBA = ΔPNM 2 X MBA = Z MBA
2
− RMBA
2

100 S ĐM _ MBA S ĐM _ MBA

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 1


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

Trong đó
ΔPNM - Tổn hao công suất tác dụng khi ngắn mạch
S ĐM _ MBA - Công suất định mức MBA
U ĐM _ MBA Điện áp định mức MBA
U NM - Điện áp MBA khi xảy ra ngắn mạch
II. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ LƯỚI ĐIỆN
1. Tổn hao điện áp
- Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua dây dẫn (trên không, cáp ngầm, thanh cái), đều có
điện áp rơi trên các phần tử này và gây ra tổn hao điện áp. Để xác định tổn hao điện áp trên đường dây
truyền tải ta sử dụng sơ đồ thay thế. Giả thiết cho dòng điện I chạy qua dây dẫn có điện trở điện kháng
là R,X. Điện áp đầu và cuối đường dây là U1 và U2, hệ số công suất cuối đường dây là cosψ2

Hình 5.4 Sơ đồ đường dây khi có dòng điện chạy qua


Xây dựng giản đồ vector điện áp: gọi Upha1 – vector điện áp pha ở đầu dây. Upha2 – vector điện
áp pha ở cuối đường dây. IR, IX - điện áp rơi trên điện trở và điện kháng.
- Để xây dựng biểu đồ vector Upha2 ta đặt vector này trùng với trục tung. Dòng điện tải chậm pha so
với điện áp này một góc là ϕ2 do có tải kháng ϕ2=arctg(ωL/R). Vector IR – điện áp rơi trên điện trở
dây dẫn song song với vector dòng điện I và cộng với vector Upha2. Vector IX- điện áp rơi trên điện
kháng dây dẫn, nhanh pha so với vector IR và vuông góc với vector này. Tổng hai vector này chính là
điện áp rơi trên điện trở và điện kháng (tổng trở đường dây) IZ . Tổng hai vector IZ và vector Upha2 ta
được vector Upha1.

Hình 5.5 Sơ đồ đường dây khi có dòng điện chạy qua

- Vector ac gọi là điện áp rơi trên dây dẫn và được tính hiệu hai vector điện áp đầu và cuối đường
dây
ΔU φ = U pha1 − U pha 2
- Vector ad gọi là thành phần dọc trục của điện áp rơi trên dây dẫn hay tổn hao điện áp trên dây
dẫn. Đại lượng tổn hao điện áp dùng để lựa chọn và kiểm tra thiết diện dây dẫn. Theo biểu đồ vector
ta có thể tính được tổn hao điện áp:
ad = ΔU φ = af + fd = IR cos ϕ 2 + IX sin ϕ 2
- Nếu ta chuyển điện áp pha sang điện áp dây ta có:
ΔU = 3I ( R cos ϕ 2 + X sin ϕ 2 )
- Vector cd gọi là thành phần ngang trục của điện áp rơi trên dây dẫn

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 2


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

cd = δU φ = cg − dg = cg − bf = IX cosϕ 2 + IR sin ϕ 2
- Nếu ta chuyển điện áp pha sang điện áp dây ta có:
δU = 3I ( X cosϕ 2 − R sin ϕ 2 )
- Trong một số trường hợp khi tính toán ΔU người ta sử dụng công suất tác dụng P và công suất
phản kháng Q.
U1 R,X U2
P1Q1
P2Q2
PR + QX PX − QR
ΔU = δU =
U U
Đối với đường dây điện áp dưới 35 kV bỏ qua thành phần ngang trục của điện áp rơi
Khi đó điện áp ở đầu và cuối của đường dây được tính bằng công thức
P R + Q2 X
U1 = U 2 + 2
U2
P R + Q1 X
U 2 = U1 − 1
U1
Trong đó
U – là điện áp định mức lưới.
Đối với đường dây điện áp trên 35 kV cần phải tính đến thành phần ngang trục của điện áp rơi
Khi đó điện áp ở đầu và cuối của đường dây được tính bằng công thức:
2 2
⎛ P R + Q2 X ⎞ ⎛ P2 X − Q2 R ⎞
U 1 = ⎜⎜U 2 + 2 ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ U2 ⎠ ⎝ U2 ⎠
2 2
⎛ P R + Q1 X ⎞ ⎛ P1 X − Q1 R ⎞
U 2 = ⎜⎜U 1 − 1 ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟
⎝ U1 ⎠ ⎝ U1 ⎠

- Theo biểu thức thứ hai ta thấy nếu U 1 = const thì U 2 càng nhỏ công suất P và Q càng lớn và điện
trở R điện kháng X càng lớn. Như vậy để giảm tổn hao điện áp, ta có thể tăng tiết diện dây dẫn nhờ đó
giảm điện trở R của dây, hoặc giảm công suất phản kháng Q để tăng hệ số công suất bằng cách lắp đặt
thiết bị bù công suất phản kháng.
- Nếu biết được giá trị điện áp đầu đường dây và công suất cuối đường dây, lúc dầu phải tính tổn
hao công suất trên đường dây với điện áp định mức của lưới, sau đó tính công suất đầu đường dây.
P 2 + Q22 P 2 + Q22 P R + Q1 X P X − Q1 R
ΔP = 2 R ΔQ = 2 X P1 = P2 + ΔP Q1 = Q2 + ΔQ ΔU = 1 δU = 1
U đm U đm U1 U1
U 2 = (U 1 − ΔU ) 2 + δU 2
Hoặc giải phương trình bậc 2

2 2
P R + Q2 X ⎛ P R + Q2 X ⎞ ⎛ P2 X − Q2 R ⎞
U1 = U 2 + 2 hoặc U 1 = ⎜⎜U 2 + 2 ⎟⎟ + ⎜⎜ ⎟⎟
U2 ⎝ U2 ⎠ ⎝ U2 ⎠

- Tổn hao điện áp trong MBA cũng được xác định hoàn toàn tương tự. Để điều chỉnh điện áp ở ngõ
ra MBA người ta sử dụng thiết bị hiệu chỉnh điện áp dưới tải, qua đó có thể giữ U 2 bằng giá trị đặt
khi U 1 và ΔU thay đổi.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 3


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

2. Tổn hao công suất và năng lượng điện trong lưới điện.
- Năng lượng điện được chuyển từ máy phát đến hộ tiêu thụ điện theo đường dây với các cấp điện
áp khác nhau, trong đó sử dụng 3 đến 4 mức biến điện áp trên các trạm biến áp, vì thế không tránh
khỏi tổn hao, thường nằm trong khoảng 10-20%. Tổn hao công suất được xác định bằng dòng điện
chạy trong dây dẫn và điện áp.
- Sử dụng điện áp cao hơn sẽ làm giảm tổn hao công suất ví dụ 10kV với 6 kV hay 690V với 380V.
- Nâng cao hệ số công suất, hay giảm công suất phản kháng cũng làm giảm tổn hao công suất.
- Tổn hao trong máy biến áp còn xác định bởi thời gian làm việc của chúng. Vì vậy phải để tiết
kiệm điện năng cần phải ngắt MBA khi tải nhỏ (trường hợp có nhiều MBA), ngoài ra cần phải xác
định hệ số mang tải tối ưu của MBA sao cho tổn hao là nhỏ nhất.
a. Tổn hao công suất trên đường dây
U1 R,X U2
P1Q1
P2Q2
S 2
P +Q 2 2
P22
ΔP = 3I 2 R = R=
2 2
R =
2
R
U 2
2
U 22 U 22 cos 2 ϕ
Tổn hao công suất phản kháng trên đường dây:
S2 P2 + Q2 P2
ΔQ = 3I 2 X = 22 X = 2 2 2 X = 2 2 2 X
U2 U2 U 2 cos ϕ
Với độ chính xác cho phép tổn hao công suất có thể được xác định theo điện áp định mức:
S2 P2 + Q2 P2
ΔP = 3I 2 R = 22 R = 2 2 2 R = 2 2 2 R
U đm U đm U đm cos ϕ
S 22 P22 + Q22 P22
ΔQ = 3I 2 X = X = X = X
2
U đm 2
U đm 2
U đm cos 2 ϕ
Trong đó
I - dòng điện trong dây
R, X điện trở và điện kháng của một pha.
cosϕ - hệ số công suất hộ tiêu thụ điện năng
Uđm- điện áp dây định mức.
Nếu phụ tải không thay đổi thì tổn hao điện năng trong thời gian t được tính như sau:
ΔAP = ΔP × t = 3I 2 × R × t
ΔAQ = ΔQ × t = 3I 2 × X × t
- Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào phụ tải cũng cố định trong một khoảng thời gian nhất
định như trong ngay, tuần, tháng, năm.
- Thường thường đồ thị phụ tải được xác định theo giờ ở dạng bậc thang trong khoảng thời gian T.
Khi tính toán tổn hao trong một năm ta thường sử dụng đồ thị phụ tải năm (Hình 6.11)

Hình 5.8 Đồ thị phụ tải năm

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 4


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

Tổn hao điện năng tác dụng trên dây trong một năm được tính theo công thức

U
R
( R n
)
ΔA = 2 S M2 × T1 + S12 × T2 + ...S N2 × TN = 2 ∑ ( Pi 2 + Qi2 ) × Ti
U i =1
Trong đó
n- số bậc thang của đồ thị.
Ti - thời gian sử dụng tải Si
Theo hình trên: Diện tích đồ thị phụ tải năm chính là điện năng A, truyền qua dây dẫn trong
một năm. Nếu ta thay nó bằng đồ thị tương đương một bậc PM và TM. trong đó
n
A = PM × TM = ∑ Pi × Ti
i =1
n

A ∑ P ×T i i
TM = = i =1

PM PM
Trong đó
PM – công suất cực đại truyền qua dây dẫn (đó chính là công suất tính toán Ptt)
TM - Thời gian quy đổi trong một năm (giờ), mà trong thời gian đó phụ tải làm việc với công
suất cực đại PM cũng nhận được lượng điện năng chính bằng lượng điện năng trong một năm theo đồ
thị phụ tải thực tế.
Thời gian phụ tải cực đại TM cho
Phụ tải chiếu sáng là: 1500-2000h
Nhà máy 1 ca: 1800-2000h
Nhà máy 2 ca: 3500-4500h
Nhà máy 2 ca: 5000-7000h

Hình 5.9 Đồ thị tổn hao năm


Cũng bằng phương pháp thay thế đồ thị thực tế đó ta có thể xác định thời gian tổn hao τ và tổn hao
điện năng theo công thức:
ΔAP = 3I M2 × R ×τ = ΔPM ×τ
ΔAQ = 3I M2 × X × τ = ΔQM × τ
Trong đó
I M2 - Bình phương dòng cực đại có tác dụng trong thời gian τ bằng tác dụng của dòng thực tế trong
thời gian TN.
ΔPM , ΔQM Tổn hao công suất tác dụng và công suất phản kháng khi có công suất cực đại truyền qua
dây dẫn.
ΔAP ΔAQ - tổn hao điện năng tác dụng, tổn hao điện năng phản kháng.
τ - được gọi là thời gian tổn hao quy đổi, mà trong thời đó dòng điện tải cực đại không đổi IM=Itt tạo ra
tổn hao chính bằng lượng tổn hao trong một năm khi dòng thực tế tạo ra.
Giữa TM, τ có mối quan hệ và qua phân tích nghiên cứu người ta đã đưa ra biểu thức biểu thị mối quan
hệ này
T
τ = 8760(0.124 + M4 ) 2
10

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 5


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

b. Tổn hao công suất và điện năng trong MBA


- Tổn hao công suất trong MBA bao gồm tổn hao công suât tác dụng ΔPMBA và tổn hao công suất
phản kháng ΔQMBA .
- Tổn hao công suất tác dụng ΔPMBA : bao gồm tổn hao do phát nóng cuộn dây ΔP , phụ thuộc vào
dòng điện tải và tổn hao trong lõi thép ΔPFe không phụ thuộc vào tải.
S2 P2 + Q2
ΔP = 3I 2 RMBA = R MBA = RMBA
U2 U2
ΔPNM U ĐM
2
_ MBA
RMBA = 2
S ĐM _ MBA

P2 + Q2
ΔPMBA = RMBA + ΔPFe
U2
ΔPFe = ΔP0
- Tổn hao công suất phản kháng ΔQMBA : bao gồm tổn hao do phân tán từ thông MBA ΔQ , phụ
thuộc vào bình phương dòng điện tải và tổn hao từ ΔQμ được xác định bởi dòng điện không tải.
S2 P2 + Q2
ΔQ = 3I 2 X MBA = X MBA = X MBA
U2 U2
2
U NM U ĐM _ MBA
X MBA ≈
100 S ĐM _ MBA
P2 + Q2
ΔQMBA = ΔQ + ΔQμ = X MBA + ΔQμ
U2
Trong đó
X MBA - điện kháng của MBA.
ΔQμ = ΔQ0 - tổn hao không tải
Trong thực tế nếu có thông số MBA từ Cataloges như tổn hao công suất ngắn mạch ΔPNM
S
ΔPMBA = ΔPNM ( ) 2 + ΔPFe = ΔPNM K PT
2
_ MBA + ΔPFe
S ĐM _ MBA
I %
ΔQμ = 0 S ĐM _ MBA
100
2
I0 % 2 U NM
U ĐM _ MBA I %
ΔQMBA = 3I X MBA +
2
S ĐM _ MBA = 3I + 0 S ĐM _ MBA
100 100 S ĐM _ MBA 100
U NM S2 I % S ĐM _ MBA
ΔQMBA = + 0 S ĐM _ MBA = 2
(U NM K PT _ MBA + I 0 )
100 S ĐM _ MBA 100 100
Trong đó
I 0 (%)- Dòng điện không tải của MBA.
U NM (%) - điện áp ngắn mạch MBA.
S
K PT _ MBA = hệ số mang tải MBA
S ĐM _ MBA
Ngoài ra có thể xác định tổn hao điện năng trong MBA theo công suất cực đại và thời gian tổn hao
công suất
Tổn hao điện năng trong đồng

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 6


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN]

2
⎛ SM ⎞
ΔACu = ΔPNM ⎜ ⎟τ
⎜S ⎟
⎝ ĐM _ MBA ⎠
Tổn hao điện năng trong lõi thép
ΔAFe = ΔPFeT = ΔP0T
Tổn hao điện năng tác dụng
2
⎛ SM ⎞
ΔAP _ MBA = ΔPNM ⎜ ⎟ τ + ΔP0T = ΔPNM K PT
2
_ MBAτ + ΔP0T
⎜S ⎟
⎝ ĐM _ MBA ⎠
Trong đó
T- thời gian làm việc của MBA
Tổn hao điện năng phản kháng

S ĐM _ MBA
ΔAQ _ MBA = ΔQτ + ΔQμ T = 2
(U NM K PT _ MBAτ + I 0T )
100

Tổn hao điện năng tác dụng trong MBA trong thời gian 1 năm với n MBA mắc song song:
1
ΔAP − MBA = 8760nΔP0 + ΔPNM K PT _ MBAτ
2

n
c. Tổn hao công suất và điện năng trong kháng điện
- Tổn hao công suất tác dụng trong kháng điện
I
ΔPKĐ = 3( ) 2 ΔPĐM _ pha = 3K PT
2
_ KĐ ΔPĐM _ pha
I ĐM _ KĐ
- Tổn hao công suất phản kháng trong kháng điện
I
ΔQKĐ = 3( ) 2 ΔQĐM _ pha = 3K PT 2
_ KĐ ΔQĐM _ pha
I ĐM _ KĐ
Trong đó:
ΔQĐM _ pha - tổn hao công suất phản kháng trong một pha (Cataloge)
ΔPĐM _ pha - tổn hao công suất tác dụng trong một pha (Cataloge)
I
K PT _ KĐ = - hệ số mang tải kháng điện
I ĐM _ KĐ
- Tổn hao điện năng trong kháng điện
ΔAP _ KĐ = ΔPKĐT
ΔAQ _ KĐ = ΔPKĐT

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN  Page 7

You might also like