You are on page 1of 21

Câu 1 ( Câu hỏi ngắn)

Một bất phương trình vô nghiệm thì tập nghiệm của nó là tập nào? Một bất phương trình có vô số
nghiệm thì tập nghiệm của nó là R, đúng hay sai?
Đáp án:
Một bất phương trình vô nghiệm thì tập nghiệm của nó là tập rỗng (tập ∅ ).
Một bất phương trình có vô số nghiệm thì tập nghiệm của nó chưa chắc đã là R. Chẳng hạn, bất
phương trình x > 2 có vô số nghiệm (mọi số lớn hơn 2 đều là nghiệm).
Nhưng R không phải là tập nghiệm của bất phương trình này, vì các số âm không là nghiệm của bất
phương trình đã nêu.

Câu 2 ( Câu hỏi ngắn)


Hai bất phương trình cùng vô nghiệm có tương đương với nhau không?
Đáp án:
Hai bất phương trình cùng vô nghiệm thì tương đương với nhau vì chúng cùng có tập nghiệm là ∅ .

Câu 3 ( Câu hỏi ngắn)


Các cặp bất phương trình sau có tương đương không, vì sao?
a) x > 5 và x ≥ 5
b) x ≥ 5 và x > 4
c) x 2 ≥ 0 và x 2 + 1 > 0
d) x 2 + 2 ≤ 0 và x 2 − 6 x + 9 < 0 .
Đáp án:
a) Hai bất phương trình x > 5 và x ≥ 5 không tương đương vì giá trị x = 5 là nghiệm của bất
phương trình x ≥ 5 nhưng không là nghiệm của bất phương trình x > 5 .
b) x ≥ 5 và x > 4 không tương đương.
(Giá trị x = 4,5 là nghiệm của bất phương trình x > 4 nhưng không là nghiệm của bất phương trình
x > 5 ).
c) Hai bất phương trình x 2 ≥ 0 và x 2 + 1 > 0 là tương đương vì chúng có cùng tập nghiệm là R.
d) Bất phương trình x 2 + 2 ≤ 0 vô nghiệm.

x 2 − 6 x + 9 < 0 ⇔ ( x − 3) < 0 : vô nghiệm.


2

Vậy hai bất phương trình tương đương.

Câu 4 ( Câu hỏi ngắn)


Cho bất phương trình một ẩn f ( x ) < 0 (1)

Biết rằng ∀x ∈ R, f ( x ) < 0 . Hãy viết tập nghiệm của bất phương trình (1).
Đáp án:
Vì ∀x ∈ R đều có f ( x ) < 0 nên mọi số thực đều là nghiệm của bất phương trình (1). Mặt khác, mọi
nghiệm (nếu có) của bất phương trình (1) đều là số thực. Vậy tập nghiệm của bất phương trình (1)
là R.

Câu 5 ( Câu hỏi ngắn)


Viết tập nghiệm của các bất phương trình sau:
a) x < 4
b) x ≥ −1
c) − x 2 − 2 < 0
d) x 2 > 0 .
Đáp án:
a) Tập nghiệm là { x | x < 4} .

b) Tập nghiệm là { x | x ≥ −1} .


c) Tập nghiệm là R.
d) Với x = 0 thì x 2 = 0 , giá trị x = 0 không là nghiệm của bất phương trình.
Với x > 0 thì x 2 > 0 , mọi số dương đều là nghiệm.
Với x < 0 ta cũng có x 2 > 0 (tích hai số âm là số dương) ⇒ mọi số âm đều là nghiệm.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là { x | x ≠ 0} .

Câu 6 ( Câu hỏi ngắn)


Cho tập A = { −3; −2; −1;0;1; 2;3} .

a) Hãy cho biết phần tử nào của A là nghiệm của bất phương trình x < 3 (1)?
b) Chứng tỏ rằng mọi phần tử của A đều là nghiệm của bất phương trình
x ≤3 (2)
c) Có thể kết luận tập nghiệm của bất phương trình (2) là A được không? Nêu mối quan hệ giữa A
và tập nghiệm của (2).
Đáp án:
a) Các số −2; −1;0;1; 2 là nghiệm của bất phương trình (1).
b) Ngoài các số nói ở câu a), các số −3 và 3 cũng thỏa mãn bất phương trình (2). Vậy mọi phần tử
của A đều là nghiệm của bất phương trình (2).
c) Có những giá trị của x là nghiệm của bất phương trình (2) nhưng không thuộc A, chẳng hạn

1
x= .
2
Vì vậy, A không phải là tập nghiệm của bất phương trình (2), A chỉ là tập con của tập nghiệm của
bất phương trình (2).

Câu 7 ( Câu hỏi ngắn)


Lập bất phương trình cho bài toán sau:
Một ô tô ghi trọng tải 5 tấn, tức là chỉ chở được không quá 5 tấn hàng. Hỏi ô tô này có thể chở được
nhiều nhất bao nhiêu kiện hàng, biết rằng mỗi kiện hàng nặng 280 kg và thùng xe đủ rộng?
Đáp án:
Gọi số kiện hàng ô tô có thể chở được là x ( x nguyên dương). Khi đó tổng trọng lượng hàng ô tô
có thể chở được là 280x (kg). Do trọng tải cho phép của ô tô là 5 tấn, tức là 5000 kg, nên ta có bất
phương trình:
280 x ≤ 5000 .
Đó chính là bất phương trình cần lập.

Câu 8 ( Câu hỏi ngắn)


Kiểm tra xem giá trị x = −2 có là nghiệm của các bất phương trình sau hay không?
a) 2 x + 5 < 0
b) 3 − 4 x ≥ 11
c) x 2 + 2 x − 3 ≤ 0
d) 5 x 4 + 12 x 2 − x + 1 > 0
Đáp án:
Thay giá trị x = −2 vào các bất phương trình đã cho. Nếu thỏa mãn thì x = −2 là một nghiệm của
bất phương trình đó. Nếu không thỏa mãn thì x = −2 không là nghiệm của bất phương trình tương
ứng.
a) x = −2 không là nghiệm, vì 1 < 0 là sai.
b) x = −2 là nghiệm vì 11 = 11 đúng.
c) x = −2 là nghiệm, vì −3 ≤ 0 là đúng.
d) Ngoài cách thay x = −2 vào bất phương trình ta còn có thể lí luận như sau:
Với x = −2 ta có − x > 0 , các số hạng còn lại ở vế trái của bất phương trình đều dương.
Vậy x = −2 là nghiệm của bất phương trình.

Câu 9 ( Câu hỏi ngắn)


Chứng minh rằng các bất phương trình sau nghiệm đúng với mọi x:

a) ( x − 2 ) ≥ 0
2

b) x 2 + 6 x + 10 > 0

x2
c) <1
x2 + 1
d) x − 1 < x 2
Đáp án:
a) Bình phương của một số bất kì luôn không âm.

b) x 2 + 6 x + 10 = ( x + 3) + 1 > 0∀x .
2

c) Với mọi x ta có x 2 < x 2 + 1 .


Chia hai vế của bất đẳng thức cho số dương x 2 + 1 ta được

x2
<1.
x2 + 1
Vậy bất phương trình nghiệm đúng với mọi x .
2
 1 3
d) Xét hiệu x 2 − ( x − 1) = x2 − x + 1 =  x −  + > 0∀x . Bất đẳng thức đúng với mọi giá trị của x ,
 2 4
tức là bất phương trình nghiệm đúng với mọi x .

Câu 10 ( Câu hỏi ngắn)


Chứng minh rằng các bất phương trình sau vô nghiệm:
a) x 2 < 0
b) − x 2 + 2 x − 2 ≥ 0

c) ( x + 1) ≤ 2 x
2

d) x 4 − 2 x 2 + 3 ≤ 0
Đáp án:
a) Ta có x 2 ≥ 0∀x . Như vậy, không có giá trị nào của x thỏa mãn bất phương trình đã cho, do đó
bất phương trình vô nghiệm.

b) − x + 2 x − 2 = ( − x + 2 x − 1) − 1
2 2

= − ( x 2 − 2 x + 1) − 1

= − ( x − 1) − 1 .
2

Vì ( x − 1) ≥ 0∀x nên − ( x − 1) ≤ 0∀x , suy ra − ( x − 1) − 1 < 0∀x .


2 2 2

Vậy − x 2 + 2 x − 2 < 0∀x .


Như vậy, không có giá trị nào của x thỏa mãn bất phương trình đã cho, do đó bất phương trình vô
nghiệm.

c) ( x + 1) ≤ 2 x ⇔ x 2 + 2 x + 1 ≤ 2 x ⇔ x2 + 1 ≤ 0
2

Vì x 2 ≥ 0∀x nên x 2 + 1 > 0∀x .


Như vậy, không có giá trị nào của x thỏa mãn bất phương trình đã cho, do đó bất phương trình vô
nghiệm.
d) x 4 − 2 x 2 + 3 ≤ 0 ⇔ x4 − 2 x2 + 1 + 2 ≤ 0 ⇔ ( x2 − 1) + 2 ≤ 0
2

Vì ( x 2 − 1) ≥ 0∀x nên ( x 2 − 1) + 2 > 0∀x .


2 2

Như vậy, không có giá trị nào của x thỏa mãn bất phương trình đã cho, do đó bất phương trình vô
nghiệm.

Câu 11 ( Câu hỏi ngắn)


Biết rằng bất phương trình:
x3 − x2 + x − 1 > 0

có tập nghiệm là { x | x > 1}


Hãy cho biết tập nghiệm của bất phương trình
x3 − x2 + x − 1 ≤ 0
Đáp án:
Những giá trị của x không thuộc tập nghiệm đã cho thì không thỏa mãn bất phương trình
x 3 − x 2 + x − 1 > 0 , tức là chúng phải thỏa mãn bất phương trình x 3 − x 2 + x − 1 ≤ 0 .

Vậy tập nghiệm của bất phương trình x 3 − x 2 + x − 1 ≤ 0 là { x | x ≤ 1} .

Câu 12 ( Câu hỏi ngắn)


Các cặp bất phương trình sau có tương đương không, vì sao?
a) x ≥ 3 và 3 ≤ x
b) x ≤ −2 và x + 2 < 0

c) x − 5 < 0 và ( x − 5 ) < 0
2

d) x 2 + 1 > 0 và x 2 + x + 1 > 0
Đáp án:
a) x ≥ 3 ⇔ 3 ≤ x (có cùng tập nghiệm { x | x ≥ 3} .
b) Giá trị x = −2 là nghiệm của bất phương trình x ≤ −2 nhưng không là nghiệm của bất phương
trình x + 2 < 0 , do đó hai bất phương trình không tương đương.
c) Bất phương trình đầu có tập nghiệm { x | x < 5} , bất phương trình sau vô nghiệm. Vậy hai bất
phương trình không tương đương.
d) Hai bất phương trình tương đương vì cùng có tập nghiệm là R.

Câu 13 ( Câu hỏi ngắn)


Hãy lập bất phương trình cho bài toán sau.
Một xí nghiệp nhận hợp đồng làm 12000 sản phẩm hàng tiêu dùng trong 15 ngày. Sau 4 ngày xí
nghiệp đã sản xuất được 2600 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày sau, xí nghiệp phải sản xuất ít
nhất bao nhiêu sản phẩm để hoàn thành hợp đồng trước thời hạn?
Đáp án:
Gọi số sản phẩm mỗi ngày xí nghiệp cần làm là x ( x nguyên dương).
Số sản phẩm còn lại sau 4 ngày là
12000 − 2600 = 9400 .
Thời gian để làm xong số sản phẩm này là
9400
(ngày).
x
Theo yêu cầu đặt ra ta phải có
9400
< 11 .
x
Đó chính là bất phương trình cần lập.

Câu 14 ( Câu hỏi ngắn)


Khi cộng cả hai vế của bất phương trình với cùng một số, ta có được bất phương trình mới tương
đương với bất phương trình đã cho hay không?
Đáp án:
Xét các bất phương trình f ( x ) < 0 (1) và f ( x ) + c < c (2) với c là số bất kỳ.

Giả sử x0 là một nghiệm của bất phương trình (1), ta có f ( x0 ) < 0 .

Theo tính chất của bất đẳng thức, suy ra f ( x0 ) + c < c với c bất kì. Do đó x0 cũng là nghiệm của
phương trình (2).
Ngược lại, giả sử x0 là nghiệm của bất phương trình (2).

Từ bất phương trình f ( x0 ) + c < c suy ra f ( x0 ) < 0 , do đó x0 cũng là nghiệm của bất phương
trình (1).
Như vậy, hai bất phương trình (1) và (2) có cùng tập nghiệm nên chúng tương đương. Tức là: Khi
cộng cả hai vế của bất phương trình với cùng một số, ta nhận được bất phương trình mới tương
đương với bất phương trình ban đầu.
Trường hợp đặc biệt: Quy tắc chuyển vế.

Câu 15 ( Câu hỏi ngắn)


Khi chia cả hai vế của bất phương trình cho cùng một số dương (hay âm) ta nhận được bất phương
trình mới như thế nào?
Đáp án:
Chia cho một số khác 0 tức là nhân với số nghịch đảo của nó. Một số khác 0 và nghịch đảo của nó
luôn cùng dấu (dương hoặc âm).
Do đó, khi chia cả hai vế của bất phương trình cho cùng một số dương, hoặc khi chia cả hai vế của
bất phương trình cho cùng một số âm và đổi chiều bất phương trình, ta nhận được bất phương trình
mới tương đương với bất phương trình ban đầu.
Câu 16 ( Câu hỏi ngắn)
Giải các bất phương trình bằng cách dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân:
a) 3 x − 2 < 2 x − 3
b) 3 − 2 x ≤ 0
c) 1,5 x + 7,5 > 2,5 x − 0,5
1 1 3
d) x+ ≥
2 2 4
Đáp án:
a) 3 x − 2 < 2 x − 3 ⇔ 3 x − 2 x < − 3 + 2 (chuyển vế)
⇔ x < −1 .

Vậy nghiệm của bất phương trình là x < −1 hay tập nghiệm của bất phương trình là { x | x < −1} .

3
b) 3 − 2 x ≤ 0 ⇔ −2 x ≤ −3 ⇔ x ≥
2
(chia hai vế cho −2 và đổi chiều bất phương trình).
 3
Tập nghiệm của bất phương trình là  x | x ≥  .
 2
c) 1,5 x + 7,5 > 2,5 x − 0,5 ⇔ 7,5 + 0,5 > 2,5 x − 1,5 x (chuyển vế) ⇔ 8 > x .
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 8 .
1 1 3 1 3 1
d) x+ ≥ ⇔ x≥ −
2 2 4 2 4 2
1 3 1
⇔ x≥ −
2 4 2
1 1
⇔ x≥
2 4
1 1
⇔ 2. x ≥ 2.
2 4
1
⇔x≥ .
2
 1
Tập nghiệm của bất phương trình là  x | x ≥ .
 2

Câu 17 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình sau:
a) 3 x − 7 < 0
b) 5 x + 18 > 0
c) 9 − 2 x ≤ 0
d) −11 − 3 x ≥ 0 .
Đáp án:
7
a) 3 x − 7 < 0 ⇔ 3 x < 7 ⇔ x < .
3
18
b) 5 x + 18 > 0 ⇔ 5 x > −18 ⇔ x > − .
5
9
c) 9 − 2 x ≤ 0 ⇔ −2 x ≤ −9 ⇔ x ≥ .
2
11
d) −11 − 3x ≥ 0 ⇔ −11 ≥ 3 x ⇔ x ≤ − .
3

Câu 18 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình sau:
15 − 6 x
a) ≥ 5.
3
8 − 11x
b) ≤ 13 .
4
1 x−4
c) ( x − 1) < .
4 6
4 + x 3 − 2x
d) < .
3 5
Đáp án:
15 − 6 x
a) ≥ 5 ⇔ 15 − 6 x ≥ 15 (nhân hai vế với 3) ⇔ −6 x ≥ 0 ⇔ x ≤ 0 .
3
8 − 11x
b) ≤ 13 ⇔ 8 − 11x ≤ 13.4 ⇔ 8 − 11x ≤ 52
4
⇔ 8 − 52 ≤ 11x
44
⇔ 11x ≥ −44 ⇔ x ≥ −
11
⇔ x ≥ −4 .
1 x−4
c) ( x − 1) <
4 6
1 x−4
⇔ 12. ( x − 1) < 12. (nhân cả hai vế với 12)
4 6
⇔ 3 ( x − 1) < 2 ( x − 4 )

⇔ 3x − 3 < 2 x − 8
⇔ x < −5 .
4 + x 3 − 2x
d) <
3 5
4+ x 3 − 2x
⇔ 15. < 15. (nhân cả hai vế với 15)
3 5
⇔ 5 ( 4 + x) < 3( 3 − 2x )

⇔ 20 + 5 x < 9 − 6 x
⇔ 11x < − 11
⇔ x < −1 .

Câu 19 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm x sao cho
2x − 5
a) Giá trị của biểu thức không âm.
4
2x +1 1
b) Giá trị của biểu thức nhỏ hơn giá trị của biểu thức x − 6 .
2 2
Đáp án:
a) Ta phải tìm x sao cho:
2x − 5
≥0
4
2x − 5
Ta có ≥ 0 ⇔ 2 x − 5 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2,5 .
4
Vậy các giá trị x cần tìm phải thỏa mãn điều kiện x ≥ 2,5 .
b) Ta có
2x +1 1
< x−6
2 2
1 
⇔ 2 x + 1 < 2  x − 6  (nhân hai vế với 2).
2 
⇔ 2 x + 1 < x − 12
⇔ x < − 13 .

Tập hợp các giá trị x cần tìm là { x | x < −13} .

Câu 20 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm số nguyên x lớn nhất thỏa mãn bất phương trình
x + 17 > 3 x .
Đáp án:
Ta có:
x + 17 > 3 x ⇔ −2 x > −17
17
⇔x< = 8,5 .
2
Vậy số nguyên lớn nhất cần tìm là x = 8 .
Câu 21 ( Câu hỏi ngắn)
Các cặp bất phương trình sau có tương đương không, vì sao:
a) 3 x − 2 < 4 và 3 x + 1 < 7 .
b) 3 − 4 x ≥ 19 và 4 x ≤ −16
3x
c) > 6 và 3 x > −30
−5
3 − 5x
d) ≤ −1 và 3 − 5 x < −17 ?
17
Đáp án:
a) Ta có:
3x − 2 < 4 ⇔ 3x < 6
3 x + 1 < 7 ⇔ 3 x < 6 (Áp dụng quy tắc chuyển vế).
Vậy: Bất phương trình 3 x − 2 < 4 tương đương với bất phương trình 3 x + 1 < 7 .
b) Ta có:
3 − 4 x ≥ 19 ⇔ 3 − 19 ≥ 4 x ⇔ 4 x ≤ −16 .
Vậy: Bất phương trình 3 − 4 x ≥ 19 tương đương với bất phương trình 4 x ≤ −16 .
c) Ta có:
3x 3x
> 6 ⇔ −5. < −5.6 (nhân cả hai vế của bất đẳng thức với −5 ) ⇔ 3 x < − 30 .
−5 −5
3x
Vậy: Bất phương trình > 6 không tương đương với bất phương trình 3 x > −30 .
−5
d) Ta có:
3 − 5x 3 − 5x
≤ −1 ⇔ 17. ≤ 17. ( −1) ⇔ 3 − 5 x ≤ −17 .
17 17
3 − 5x
Vậy: Bất phương trình ≤ −1 không tương đương với bất phương trình 3 − 5 x < −17 .
17

Câu 22 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình sau:
a) 3 x − 2 < 0
b) 3 − 4 x ≥ 0
3x
c) >0
−5
3 − 5x
d) ≤0
17
Đáp án:
2
a) 3 x − 2 < 0 ⇔ 3 x < 2 ⇔ x < .
3
 2
Vậy: Tập nghiệm nghiệm của bất phương trình là  x ∈ ¡ | x < .
 3
3
b) 3 − 4 x ≥ 0 ⇔ 3 ≥ 4 x ⇔ x ≤ .
4
 3
Vậy: Tập nghiệm của bất phương trình là  x ∈ ¡ | x ≤ .
 4
3x 3x
c) >0⇔ . ( −5 ) < 0. ( −5 ) ⇔ 3 x < 0 ⇔ x < 0
−5 −5
Vậy: Tập nghiệm của bất phương trình là { x ∈ ¡ | x < 0}

3 − 5x 3
d) ≤ 0 ⇔ 3 − 5x ≤ 0 ⇔ 3 ≤ 5x ⇔ x ≥
17 5
 3
Vậy: Tập nghiệm của bất phương trình là  x ∈ ¡ | x ≥  .
 5

Câu 23 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình sau:
a) 3 x − 8 ≤ −1
b) 3 x + 15 > −2 x − 3
−2 x 1
c) ≥
3 5
9 − 2x
d) < x +1
2
Đáp án:
7
a) 3 x − 8 ≤ −1 ⇔ 3 x ≤ −1 + 8 ⇔ 3 x ≤ 7 ⇔ x ≤ .
3
18
b) 3 x + 15 > −2 x − 3 ⇔ 3 x + 2 x > −3 − 15 ⇔ 5 x > −18 ⇔ x > − ⇔ x > −3, 6 .
5
−2 x 1 −2 x  3  1  3  3
c) ≥ ⇔ . −  ≤ . −  ⇔ x ≤ − .
3 5 3  2 5  2 10
9 − 2x
d) < x + 1 ⇔ 9 − 2 x < 2 ( x + 1) ⇔ 9 − 2 x < 2 x + 2
2
7
⇔ 4x > 7 ⇔ x > ⇔ x > 1, 75 .
4

Câu 24 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình:
3x − 2
a) >2
4
2x + 2
b) ≤3
3
1 − 4x
c) ≥4
3
6 − 2x
d) <1
5
Đáp án:
3x − 2 10
a) > 2 ⇔ 3 x − 2 > 8 ⇔ 3 x > 10 ⇔ x > .
4 3
2x + 2 7
b) ≤ 3 ⇔ 2x + 2 ≤ 9 ⇔ 2x ≤ 7 ⇔ x ≤ .
3 2
1− 4x 11
c) ≥ 4 ⇔ 1 − 4 x ≥ 12 ⇔ −4 x ≥ 11 ⇔ x ≤ − .
3 4
6 − 2x 1
d) < 1 ⇔ 6 − 2 x < 5 ⇔ −2 x < −1 ⇔ x > .
5 2

Câu 25 ( Câu hỏi ngắn)


Giải các bất phương trình:
 3x   5x 
a) 3 11 −  ≥ 2  + 2 
 2   2 
 3x 
b) 3 ( 1 − 2 x ) ≤ 4  5 − 
 2 
5 x + 3 −2 x − 1
c) >
4 12
12 x + 17 3 x + 2
d) <
8 12
Đáp án:
 3x   5x  9x
a) 3 11 −  ≥ 2  + 2  ⇔ 33 − ≥ 5x + 4
 2   2  2
9x
⇔− − 5 x ≥ 4 − 33
2
19 x 19 x
⇔− ≥ −29 ⇔ ≤ 29
2 2
⇔ 19 x ≤ 58
58
⇔x≤ .
19
 3x 
b) 3 ( 1 − 2 x ) ≤ 4  5 −  ⇔ 3 − 6 x ≤ 20 − 6 x ⇔ 3 ≤ 20 .
 2 
Bất phương trình nghiệm đúng với mọi x.
5 x + 3 −2 x − 1
c) > ⇔ 3 ( 5 x + 3 ) > −2 x − 1
4 12
⇔ 15 x + 9 > −2 x − 1
⇔ 15 x + 2 x > − 9 − 1
⇔ 17 x > −10
10
⇔x>− .
17
12 x + 17 3 x + 2
d) < ⇔ 3 ( 12 x + 17 ) < 2 ( 3 x + 2 )
8 12
⇔ 36 x + 51 < 6 x + 4
⇔ 36 x − 6 x < 4 − 51
⇔ 30 x < −47
47
⇔x<− .
30

Câu 26 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
a) x ( x + 2 ) > x ( x − 3)

b) x ( x − 2 ) < ( x − 1)
2

c) ( x + 1) ( x − 3) ≤ ( x + 2 ) ( x − 4 )

d) ( x − 1) ( x − 5 ) + 4 ≤ 0
Đáp án:
a) x ( x + 2 ) > x ( x − 3) ⇔ x + 2 x > x − 3 x
2 2

⇔ x 2 + 2 x − x2 + 3 x > 0
⇔ 5x > 0
⇔ x > 0.

b) x ( x − 2 ) < ( x − 1) ⇔ x 2 − 2 x < x2 − 2 x + 1 ⇔ 0 < 1 , đúng với mọi giá trị của x .


2

Vậy bất phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị của x .
c) ( x + 1) ( x − 3) ≤ ( x + 2 ) ( x − 4 ) ⇔ x − 3 x + x − 3 ≤ x − 4 x + 2 x − 8
2 2

⇔ x 2 − 2 x − 3 ≤ x2 − 2 x − 8
⇔ −3 ≤ − 8 .
Vì −3 ≤ −8 là sai nên bất phương trình vô nghiệm.
d) ( x − 1) ( x − 5 ) + 4 ≤ 0 ⇔ x − 5 x − x + 5 + 4 ≤ 0
2

⇔ x2 − 6x + 9 ≤ 0

⇔ ( x − 3) ≤ 0
2

Vì ( x − 3) ≥ 0∀x , nên chỉ xảy ra ( x − 3) = 0 ⇔ x = 3 .


2 2

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { 3} .

Câu 27 ( Câu hỏi ngắn)


Với các giá trị nào của x thì:
4x + 2
a) Biểu thức có giá trị lớn hơn 5 ?
5
5 ( 2 x + 1) 8x −1
b) Giá trị của biểu thức không nhỏ hơn giá trị của biểu thức ?
4 3
Đáp án:
a) Ta phải tìm x sao cho:
4x + 2
>5
5
⇔ 4 x + 2 > 25
23
⇔ 4 x > 23 ⇔ x > .
4
b) Giải bất phương trình:
5 ( 2 x + 1) 8 x − 1

4 3
⇔ 15 ( 2 x + 1) ≥ 4 ( 8 x − 1)

⇔ 30 x + 15 ≥ 32 x − 4
⇔ 30 x − 32 x ≥ −4 − 15
19
⇔ −2 x ≥ −19 ⇔ x ≤ ⇔ x ≤ 9,5 .
2

Câu 28 ( Câu hỏi ngắn)


a) Tìm các số nguyên dương x thỏa mãn bất phương trình
27 − 5 x ≥ 0
b) Tìm các nghiệm nguyên âm của bất phương trình
4 x + 17 > 0
c) Tìm các nghiệm tự nhiên của bất phương trình
5x − 2 ≤ 0
Đáp án:
27
a) Trước hết ta giải bất phương trình 27 − 5 x ≥ 0 ⇔ −5 x ≥ −27 ⇔ x ≤ = 5, 4 .
5
Do đó, các số nguyên dương thỏa mãn bất phương trình là 1, 2,3, 4,5 .
17
b) Trước hết ta giải bất phương trình 4 x + 17 > 0 ⇔ 4 x > −17 ⇔ x > − = −4, 25 .
4
Do đó, các số nguyên âm thỏa mãn bất phương trình là −4, −3, −2, −1 .

Vậy tập các nghiệm nguyên âm của bất phương trình là { −4; −3; −2; −1} .

2
c) Trước hết ta giải bất phương trình 5 x − 2 ≤ 0 ⇔ x ≤ = 0, 4 .
5
Bất phương trình có một nghiệm tự nhiên duy nhất thỏa mãn là x = 0 .

Câu 29 ( Câu hỏi ngắn)


a) Tìm số nguyên x bé nhất thỏa mãn 3 x + 16 > 0 .
7x − 2
b) Tìm số nguyên x lớn nhất thỏa mãn > 2x .
3
Đáp án:
16
a) 3 x + 16 > 0 ⇔ 3 x > −16 ⇔ x > − = −5,3 .
3
Vậy số nguyên x bé nhất thỏa mãn bất phương trình là x = −5 .
7x − 2
b) > 2x ⇔ 7 x − 2 > 6x ⇔ x > 2 .
3
Bất cứ số nguyên nào lớn hơn 2 đều là nghiệm của bất phương trình.
Vậy không có số nguyên lớn nhất nào thỏa mãn bất phương trình đã cho.

Câu 30 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm các số nguyên x thỏa mãn đồng thời hai bất phương trình:
x+4
x + 2 ≥ 0 và <3
2
Đáp án:
Giải các bất phương trình:
x + 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ −2 .
x+4
< 3 ⇔ x + 4 < 6 ⇔ x < 2.
2
Các số nguyên x thỏa mãn đồng thời hai bất phương trình là:
x ∈ { −2, −1, 0,1} .

Câu 31 ( Câu hỏi ngắn)


So sánh a và b , biết rằng:
a) Bất phương trình ( a − b ) x > 0 có nghiệm x > 0 .

b) Bất phương trình ( a − b ) x > 2 ( b − a ) có nghiệm x < −2 .


Đáp án:
a) Xét bất phương trình ( a − b ) x > 0 .
- Nếu a = b , bất phương trình tương đương 0.x > 0 sai vì không tìm được giá trị nào của x để
0x > 0 .
- Nếu a > b , bất phương trình có nghiệm x > 0 (chia cả hai vế của bất phương trình cho a − b > 0 ).
- Nếu a < b , bất phương trình có nghiệm x < 0 (vì a − b < 0 ).
Vậy bất phương trình có nghiệm x > 0 khi và chỉ khi a > b .
b) Xét bất phương trình:
( a − b ) x > 2 ( b − a ) ⇔ a.x − b.x > 2b − 2a ⇔ ( a − b ) x > ( a − b ) ( −2 ) .
- Nếu a = b , bất phương trình tương đương 0.x > 0. ( −2 ) ⇔ 0 x > 0 sai vì không tìm được giá trị nào
của x để 0.x > 0
- Nếu a > b , chia cả hai vế của bất phương trình cho a − b > 0 ta được x > −2 . Vậy bất phương
trình có nghiệm x > −2 .
- Nếu a < b , chia cả hai vế của bất phương trình cho a − b < 0 ta được x < −2 . Vậy bất phương
trình có nghiệm x < −2 .
Vậy bất phương trình có nghiệm x < −2 khi và chỉ khi a < b .

Câu 32 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm điều kiện của m để:
a) Phương trình 2 x + m + 1 = 0 có nghiệm x dương.
x −1
b) Phương trình − m 2 = 0 có nghiệm x âm.
2
c) Phương trình mx + m + 1 = 0 có nghiệm x = 0 .
Đáp án:
a) Phương trình 2 x + m + 1 = 0 luôn có một nghiệm duy nhất
−m − 1
x= .
2
Để nghiệm này dương, ta phải có:
−m − 1
> 0 ⇔ − m − 1 > 0 ⇔ − m > 1 ⇔ m < −1 .
2
Vậy điều kiện cần tìm là m < −1 .
x −1 x −1
b) Phương trình − m2 = 0 ⇔ = m2 ⇔ x − 1 = 2m2 ⇔ x = 1 + 2m2 .
2 2
Biểu thức 1 + 2m 2 luôn dương với mọi m , do đó không có giá trị nào của m để phương trình đã
cho có nghiệm âm.
c) Xét phương trình mx + m + 1 = 0 .
- Với m = 0 ta có 1 = 0 (sai): Phương trình vô nghiệm.
- Với m ≠ 0 , phương trình có nghiệm duy nhất
−m − 1
x= .
m
Phương trình có nghiệm x = 0 khi và chỉ khi
−m − 1
= 0 ⇔ − m − 1 = 0 ⇔ m = −1
m

Câu 33 ( Câu hỏi ngắn)


Khi nhận được phần thưởng 50 000 đồng trong lễ sơ kết học kì I, bạn Tân dự kiến mua một chiếc
cặp giá 35 000 đồng và một số quyển vở loại 1 800 đồng. Hỏi Tân có thể mua được nhiều nhất bao
nhiêu quyển vở?
Đáp án:
Gọi số vở Tân có thể mua được là x (quyển) ( x nguyên dương).
Số tiền cần thiết để mua vở là 1800x (đồng).
Tổng số tiền cần có để mua vở và cặp là:
1800 x + 35000 .
Vì số tiền này không thể vượt quá số tiền Tân được thưởng nên ta có:
1800 x + 35000 ≤ 50000
⇔ 1800 x ≤ 15000
15000
⇔x≤ ≈ 8,3 .
1800
Số nguyên dương lớn nhất thỏa mãn bất phương trình x ≤ 8,3 là x = 8 .
Vậy số vở Tân có thể mua được nhiều nhất là 8 quyển.

Câu 34 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình ax + 4 > 2x + a2 (a là số đã biết).
Đáp án:
(a – 2)x > a2 – 4
⇔ (a – 2)x > (a – 2)(a + 2) (1)
Nếu a > 2 thì x > a + 2
Nếu a < 2 thì x < a + 2
Nếu a = 2 thì (1) trở thành 0x > 0. vô nghiệm.

Câu 35 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
x −1 x +1
x+ < − ( a − 2) x với a là số đã biết.
a a
Đáp án:
Không nên nhân hai vế của bất phương trình với a, vì như vậy phải xét hai trường hợp a > 0, a < 0.
Chuyển vế ta được:
x −1 x +1 x −1
(a − 1) x + x < −
a a a
2
⇔ (a – 1)x < (1).
a
2
Nếu a > 1 thì x < là nghiệm của bất phương trình.
a (a − 1)
2
Nếu a < 1 thì x > là nghiệm của bất phương trình.
a (a − 1)
Nếu a = 1 thì (1) có dạng 0x < 2, nghiệm đúng với mọi x.

Câu 36 ( Câu hỏi ngắn)


Rút gọn biểu thức rồi tìm giá trị của biển để biểu thức:
x2 − 4 x + 4
A= 3 có giá trị dương.
x − 2x2 − 4x + 8
Đáp án:
1
A= với x ≠ 2.
x+2
1
A>0 ⇔ > 0 và x ≠ 2 ⇔ x > -2 và x ≠ 2.
x+2

Câu 37 ( Câu hỏi ngắn)


Rút gọn biểu thức rồi tìm giá trị của biển để biểu thức:
 x x3 − 8 x2 − 2 x + 4  4
A=  − 3 . : có giá trị âm
 x + 2 x +8 x2 − 4  x + 2
Đáp án:
1
A=- với x ≠ 2.
x+2
A < 0 ⇔ x > -2 và x ≠ 2.

Câu 38 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
ax – b > bx + a.
Đáp án:
a+b
Nếu a > b thì x >
a −b
a+b
Nếu a < b thì x <
a −b
Nếu a = b thì 0x > 2b, nghiệm đúng với mọi x nếu b < 0, vô nghiệm nếu b ≥ 0.

Câu 39 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
x
+ a > x + 1 với a > 1.
a
Đáp án:
Do a > 0 nên nhân hai vế của bất phương trình với số dương a, ta được:

x + a2 > ax + a
⇔ x – ax > a – a2
⇔ (1 – a)x > a(1 – a).
⇔ x < a vì 1 – a < 0.

Câu 40 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
ax + 1 ax − 1
> với a > 1.
a −1 a +1
Đáp án:
Nhân hai vế của bất phương trình với số dương (a – 1)(a + 1).
Đáp số: x > - 1.

Câu 41 ( Câu hỏi ngắn)


Giải bất phương trình:
ax − 1 1
(a + 1) x + > .
a a
Đáp án:
Điều kiện để bất phương trình có nghĩa là a ≠ 0.
Ở bài này cũng không nên nhân haivees của bất phương trình với a vì phải xét hai trường hợp a > 0,
a < 0. Nên viết bất phương trình đã cho thành:
1 1
(a + 1) x + x − > .
a a
2
⇔ (a + 2)x > .
a
2
Nếu a > -2 (a ≠ 0) thì x >
a ( a + 2)
2
Nếu a < -2 (a ≠ 0) thì x <
a ( a + 2)
Nếu a = -2 thì bất đẳng thức nghiệm đúng với mọi x.

Câu 42 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm giá trị của x thỏa mãn cả hai bất phương trình:
2x + 1 > x + 4 và x + 3 < 3x – 5.
Đáp án:
3 < x < 4.

Câu 43 ( Câu hỏi ngắn)


Tìm giá trị của x thỏa mãn cả hai bất phương trình:
2x + 1 > x + 4 và x + 3 < 3x – 5.
Đáp án:
b > 5.

Câu 44 ( Câu hỏi ngắn)


Kí hiếu [a] là số nguyên lớn nhất không vượt quá a (như vậy nếu [a] = n thì n là số nguyên là 0 ≤ a
– n < 1).
Giải phương trình:
 3x + 7 
 12  = x

Đáp án:
Giải bất phương trình sau:
3x + 7
0≤ – x < 1 với x là số nguyên, ta được:
12
5 7
− < x ≤ và x ∈ Z, do đó x = 0.
9 9

Câu 45 ( Câu hỏi ngắn)


Kí hiếu [a] là số nguyên lớn nhất không vượt quá a (như vậy nếu [a] = n thì n là số nguyên là 0 ≤ a
– n < 1).
Giải phương trình:
 4 x − 1
 9  = x

Đáp án:
x = -1.

Câu 46 ( Câu hỏi ngắn)


Kí hiệu [a] là số nguyên lớn nhất không vượt quá a (như vậy nếu [a] = n thì n là số nguyên là 0 ≤ a
– n < 1).
Giải phương trình:
 3x + 1
 5  = 2 x − 1

Đáp án:
Giải bất phương trình sau:
3x + 1
0≤ − (2 x − 1) < 1 (1)
5
Với 2x – 1 ∈ Z (2)
Nghiệm của (1) là:
1 6 5 5
< x ≤ . Từ đó − < 2 x − 1 ≤
7 7 7 7
1
Do (2) nên 2x – 1 = 0. Vậy x =
2

You might also like