You are on page 1of 32

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu

Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 6
Thời gian : 45 phút

Ñeà:
A – TRAÉC NGHIEÄM: (4 ñieåm)
Câu I : Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng : (1,5 điểm)
1. Quả do bộ phận nào của hoa phát triển thành :
a. Hạt phấn b. Bầu nhuỵ c. Noãn d. Tràng hoa
2. Nhóm quả gồm toàn quả hạch là :
a. Đu đủ, cà chua, chanh b. Cải, thìa là, chò
c. Mơ, xoài, cam d. Táo ta, xoài, mơ
3. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt hai lá mầm được chứa trong :
a. Lá mầm b. Phôi nhũ c. Thân mầm d. Rễ mầm
4. Điểm giống nhau giữa rêu và dương xỉ là :
a. Có rễ, thân, lá thực sự b. Cây con mọc ra từ nguyên tản
c. Sinh sản bằng bào tử d. Trong thân có mạch dẫn
5. Phôi của hạt gồm :
a. Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ b. Nhuỵ và nhị
c. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm d. Vỏ, lá mầm, phôi nhũ
6. Cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn
có chất diệp lục là đặc điểm của :
a.Tảo b. Rêu c. Dương xỉ d. Cây xanh có hoa
Câu II:Hãy ghép những thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp : (1điểm)
A B
1.Tảo a. Có thân, lá nhưng chưa có rễ chính thức và chưa có mạch dẫn
2. Rêu b. Có các túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá già
3. Dương xỉ c. Chưa có rễ, thân, lá thực sự
4. Cây xanh có hoa d. Có hoa, quả, hạt
Lựa chọn : 1…………, 2……….., 3………., 4………
Câu III : Chọn những cụm từ thích hợp đã cho để điền vào chỗ trống cho phù hợp: (1,5điểm)
Các cụm từ lựa chọn : Quả thịt, vỏ quả, quả khô, quả hạch, quả mọng
Dựa vào đặc điểm của………………….. có thể chia các quả thành hai nhóm
là……………….và quả thịt. ……………..khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. Có hai loại quả
khô là quả khô nẻ và quả khô không nẻ. …………………khi chín thì mêm, vỏ dày, chứa đầy
thịt quả. ………………….gồm hai loại là quả mọng và…………………… .
B. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1 :Trình bày chức năng chính của rễ, thân, lá hoa, quả, hạt cây xanh có hoa ? (3 điểm)
Câu 2 : Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió? Kể tên 5 loại quả,
hạt có cách phát tán nhờ gió ? (2điểm)
Câu 3 : Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt ? (1điểm )
ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 6

A. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)


Câu I: (1,5 điểm). Học sinh trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 đ. Đáp án như sau :
1b,2d, 3a, 4c, 5c, 6a
Câu II : (1điểm).Ghép đúng mỗi ý cho 0,25 đ. Đáp án như sau:
1.c 2.a 3.b 4.d
Câu III: Điền đúng mỗi ý cho 0,25 đ. Thứ tự như sau:
Vỏ quả - Quả khô - Quả khô - Quả thịt - Quả thịt
B. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1 : (3 điểm).Nêu đúng chức năng mỗi cơ quan cho 0,25 đ
- Rễ : Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây
- Thân :vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các
bộ phận khác của cây
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế taqọ chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường
bên ngoài và thoát hơi nước
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt tạo quả
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống
Câu 2 : (2 điểm)
• Đặc điểm quả , hạt phát tán nhờ gió : (1,5 đ). Quả, hạt thường nhỏ nhẹ, có cánh hoặc
có túm lông nên có thể bị gió thổi đi rất xa.
• Kể tên 5 loại quả, hạt phát tán nhờ gió: (0,5 đ)
Ví dụ : Quả chò, bố công anh, quả gòn, quả trâm bầu, hạt hoa sữa
Câu 3 : (1 điểm).Giải thích đúng, đủ các ý như sau như sau :
- Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút và dẫn truyền chưa
hoàn chỉnh
- Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt
Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu
Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 6
Thời gian : 45 phút

A/ Traéc nghieäm:
I/ Ñoïc caùc caâu hoûi döôùi ñaây, haõy ñaùnh daáu vaøo caâu traû lôøi
ñuùng nhaát
1/ Döïa vaøo ñaëc ñieåm hình thaùi cuûa voû quaû coù theå chia quaû
thaønh maáy nhoùm chính ?
a. Nhoùm quaû coù maøu ñeïp vaø nhoùm quaû coù maøu naâu xaùm
b. Nhoùm quaû haïch vaø nhoùm quaû khoâ khoâng neû
c. Nhoùm quaû khoâ vaø nhoùm quaû thòt
d. Nhoùm quaû khoâ neû vaø nhoùm quaû moïng
2/ Trong cac nhoùm quaû sau ñaây, nhoùm naøo goàm toaøn quaû khoâ ?
a.Quaû döøa, quaû ñu ñuû, quaû taùo ta, quaû möôùp
b. Quaû ñaäu baép, quaû ñaäu xanh, quaû ñaäu haø lan, quaû caûi
c. Quaû boà keát, quaû ñaäu ñen, quaû chuoái, quaû nho
d. Quả cà chua, quả ớt, quả thì là, quả chanh
3/ Söï phaùt taùn laø gì ?
a. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống
b.Hieän töôïng quaû vaø haït coù theå bay ñi xa nhôø gioù
c.Hieän töôïng quaû vaø haït ñöôïc mang ñi xa nhôø ñoäng vat
d.Hieän töôïng quaû vaø haït coù theå töï vung vaõi nhieàu nôi
II/ Ñieàn töø thích hôïp vaøo choã troáng trong caùc caâu sau:
Döông xæ laø nhöõng caây ñaõ coù …………,…………………, …………………
thaät söï, treân thaân caây döông xæ thöôøng coù phuû nhöõng loâng tô ,
laù non cuûa caây döông xæ bao giôø cuõng coù ñaëc ñieåm…………
Khaùc vôùi caây reâu beân trong caây döông xæ ñaõ coù
……………………………laøm chöùc naêng vaän chuyeån . Döông xæ sinh
saûn baèng……………………nhö reâu, nhöng khaùc reâu ôû choã co
nguyen tản do baøo töû phaùt trieån thaønh.
III/ Em hãy lựa chọn các phần ở cột B sao cho ứng với nội dung ở cột A ( hãy điền vào
phần trả lời )
Cột A Cột B
1. Thụ phấn là: a) Bầu nhụy quả chứa hạt
2. Thụ tinh: b)- Hợp tử phân chia nhanh Phôi
- Vỏ noãn Vỏ hạt
- Phần còn lại của noãn bộ phận chứa chất dự trữ
cho hạt
- Noãn được thụ tinh Hạt

3. Hình thành hạt:c) Tế bào sinh dục đực + tế bào sinh dục cái Hợp
tử
4. Tạo quả: d) Hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Trả lời: 1………., 2………., 3 ……….., 4……….
B/ Töï luaän .
1/ Quaù trình thuï tinh dieãn ra nhö theá naøo ôû thöïc vaät ?
2/ Quaû vaø haït tán bằng những cách nào? Chúng có đặc điểm gì? Lấy ví dụ?
3/ Hoa gồm những bộ phận nào? Bộ phận nào là quan trọng nhất?
ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 6

A/ Trắc nghiệm: 4 đ
I. 1,5 đ (mỗi câu đúng 0,5 đ)
1. c ; 2.b ; 3.a
II. 1,5 đ ( mỗi ý đúng 0,25 đ)
Rễ, thân, lá ; cuộn tròn ; mạch dẫn ; bào tử.
III. 1 đ ( mỗi câu ghép đúng 0,25 đ)
1. d ; 2. c ; 3. b ; 4. a
B/ Tự luận: 6 đ
1. ( 2 đ)
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có
trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
2. ( 3 đ)
- Phát tán nhờ gió: Có cánh hoặc chùm lông nhẹ
VD: Bồ công anh, hạt hoa sữa …
- Phát tán nhờ động vật: Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có gai móc bám…
VD: Ké đầu ngựa, ổi …
- Tự phát tán: Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài
VD: Chi chi, đậu bắp …
3. (1 đ)
- Hoa gồm : đài, tràng, nhị, nhụy
- Nhị và nhụy là quan trọng nhất
Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu
Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 6
Thời gian : 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM : (3 ĐIỂM)


Câu I : Hãy chọn câu trả lời đúng : (1 điểm)
1. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm là :
a. Số cánh hoa
b. Số lá mầm của phôi hạt
c. Kiểu gân lá
d. Kiểu rễ
2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là :
a. Quả cà chua, quả ớt, quả chanh
b. Quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta
c. Quả đậu bắp, quả đậu Hà lan, quả cải
d. Quả đậu đen, quả chuối, quả nho
3. Thứ tự đúng của các bậc phân loại thực vật là :
a. Loài-Chi-Họ-Bộ-Lớp-Ngành
b. Ngành-Lớp-Bộ-Loài-chi-Họ
c. Ngành-Lớp-Bộ-Họ-Chi-Loài
d. Ngành-Lớp-Họ-Bộ-Chi-Loài
4. Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện :
a. Các Đại dương chiếm phần lớn Trái Đất
b. Khí hậu nóng và rất ẩm
c. Khí hậu rất khô do mặt trời chiếu sáng liên tục
d. Các lục địa mới xuất hiện, đất liền mở rộng
Câu II : Hãy lựa chọn trong những từ (cụm từ) sau để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp :
(1 điểm)
Các từ (cụm từ) lựa chọn : Lá mầm, Phôi, rễ mầm, Phôi nhũ.
- Hạt gồm có vỏ, ………(1)……….và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm : ……………..(2)………, thân mầm, chồi mầm và lá mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong ………………(3)
…………. .
- Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai………(4)……….., cây một lá mầm phôi của hạt
chỉ có một lá mầm.
Câu III : Hãy ghép những thông tin ở cột B với những thông tin ở cột A cho phù hợp : (1
điểm)
A-Các ngành B- Đặc điểm chính
1. Các ngành Tảo a. Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. cơ quan sinh sản là
nón. Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
2. Ngành rêu b. Chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
3. Ngành dương xỉ c. Đã có thân, lá, rễ thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Sinh sản bằng
bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ
nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
4.Ngành hạt trần d. Thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ hẹp. Sống nơi ẩm ướt.
Sinh sản bằng bào tử.
B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Cần phải thiết
kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt
giống? (2 điểm)
Câu 2 : Nêu đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ? Kể tên 4 cây hạt kín có công dụng khác
nhau đối với đời sống con người và nêu rõ công dụng của chúng ? (3 điểm)
Câu 3 : Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút ? cần phải làm gì
để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ? (2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 6

A. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)


Câu I : (1 điểm ). Học sinh chọn đúng mỗi câu cho 0,25 đ. Đáp án như sau : 1b, 2c, 3c, 4d
Câu II : (1 điểm). Học sinh điền đúng mỗi ý cho 0,25 đ. Đáp án như sau :
1 .Phôi 2. Rễ mầm 3. Phôi nhũ 4. lá
mầm
Câu III : (1 điểm ). Học sinh ghép đúng mỗi ý cho 0,25 đ . Đáp án như sau : 1b, 2d, 3c, 4a
B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
CÂU 1 : (2 điểm)
* Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm : (1đ)
- Những điều kiện bên ngoài : Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp ( 0,5 đ)
- Những điều kiện bên trong : Hạt phải chắc, còn phôi, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc
(0,5 đ)
* Thí nghiệm : (1điểm)
Ví dụ : Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc
có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị
lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp).
Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm tốt Ú Chứng tỏ sự nảy mầm của hạt
phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
Câu 2 : (3điểm)
* Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín ( 2 đ )
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng ( rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá
kép…), trong thân có mạch dẫn phát triển. 1đ
- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là một ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt
hơn. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. 1đ
* Kể tên 4 cây hạt kín và nêu rõ công dụng (1 điểm )
Ví dụ:
Cây cà phê : Cây công nghiệp
Cây lúa : Cây lương thực
Cây cải : Cây thực phẩm
Cây sen : Cây ăn quả, cây làm thuốc, cây làm cảnh
Câu 3 : (2 điểm)
* Nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật : (0,75 đ)
- Nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi (0,25 đ)
- Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống (0,5đ)
* Các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật : Học sinh nêu được các ý sau. Mỗi ý đúng cho 0,25
đ
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trưòng sống của thực vật.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của
loài
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn,… để bảo vệ các loài thực vật,
trong đó có thực vật quý.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu
Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 7
Thời gian : 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM: 3 đ
I/ Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1/ Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trướccó tác dụng:
a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy
d. Giảm sức cản của nước khi bơi
2/ Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng:
a. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
b. Giảm ma sát giữa da với mặt đất
c. Giúp thuận lợi trong động tác di chuyển
d. Cả a, b, c đều đúng
3/ Đẻ trứng có vỏ đá vôi, ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều là đặc điểm của lớp:
a. Lưỡng cư
b. Bò sát
c. Chim
d. Thú
4/ Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:
a. Lợn, bò
b. Bò, ngựa
c. Hươu, tê giác
d. Voi, hươu
II/ Ghép những thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp
A. Tên lớp B. Đặc điểm cấu tạo
1. Lưỡng cư a. Phổi lớn có nhiều túi phổi
2. Bò sát b. Da trần phủ chất nhầy ẩm, dễ thấm khí
3. Chim c. Màng nhỉ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
4. Thú d. Phổi có mạng ống khí thông với túi khí
III / Lựa chọn những từ sau: cơ hoành, biến thái, buồng trứng phải, trực tiếp điền vào chỗ
trống cho phù hợp.
1. Thằn lằn mới nở đã biết tự kiếm mồi – phát triển ………..
2. Sự phát triển của ếch trải qua giai đoạn ……………….
3. Chim bồ câu mái không có …………………….
4. Ở thú bắt đầu xuất hiện ……………….. tham gia vào hô hấp.

B. TỰ LUẬN: 7 đ
1/ Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?
2/ Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm?
3/ Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?
ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 7

A/ TRẮC NGHIỆM: 3 đ
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
I/ (1 đ)
1. d ; 2. a ; 3. c ; 4. a
II/ (1 đ)
1. b ; 2. c ; 3. d ; 4. a
III /(1 đ)
1. Trực tiếp
2. Biến thái
3. Buồng trứng phải
4. Cơ hoành
B/ TỰ LUẬN: 7 đ
1/ (3đ)
- Thân hình thoi : giảm sức cản không khí khi bay
- Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
- Chi sau 3 ngón trước , 1 ngón sau: giúp chim đậu và hạ cánh
- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng tăng diện tích cho cánh chim và đuôi
chim
- Lông tơ có các sơi mảnh làm thành chùm lông xốp: giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
- Cổ dài khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
2/ ( 2đ)
- Thú ăn sâu bọ: Mõm dài, răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn.
- Gặm nhấm: Răng cửa sắc lớn, có khoảng trống hàm, thiếu răng nanh.
- Ăn thịt:
+ Răng cửa ngắn sắc: róc xương
+ Răng nanh lớn, dài, nhọn: xé mồi
+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp bên, sắc: cắt nghiền mồi
3/ (2đ)
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
- Bộ não phát triển.
Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu
Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 7
Thời gian : 45 phút

A. Trắc nghiệm (4đ)


Câu I : Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất (2đ).
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn ?
a. 4 chi có ngón và linh hoạt
b. Mắt có mí, tai có màng nhĩ
c. Mũi thông với khoang miệng, phổi để thở
d. Cả a,b và c
2. Ơ thằn lằn, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì ?
a. Máu đỏ tươi
b. Máu dỏ thẫm
c. Máu pha và máu đỏ tươi
d. Máu pha
3. Tác dụng của lông đưôi ở chim bồ câu là gì ?
a. Như bánh lái giúp chim định hướng khi bay
b. Như chiếc quạt để đẩy không khí
c. Đẻ giữ thăng băng khi chim rơi xuống
d. Cả a, b và c
4. Ơ thỏ những răng nào có vai trò nghiền thức ăn?
A. răng cửa
b. răng hàm
c. răng nanh
d. răng cửa và răng nanh
Câu II: Tìm các cụm từ phù hợp thay vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3 ….để hoàn chỉnh
những câu sau
thỏ là động vật hằng nhiệt, ăn cỏ, lá bằng cách …….(1)………..hoạt động về ban đêm. Đẻ
con ( thai sinh) ,….(2) ……..bằng sữa mẹ . cơ thể phủ ….(3)……..cấu tạo ngoài, các giác
quan, chi và cách thức di chuyển của thỏ thích nghi với đời sống tập tính ……(4)…….kẻ thù
B. TỰ LUẬN (6Đ)
Câu 1 :Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con ngưòi ? (1đ)
Câu 2 : Đặc điểm chung của lớp chim ? cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của
chim đối với con ngưòi (4đ)
Câu 3 : Vai trò của thú ? (1đ)
ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 7

A trắc nghiệm (4đ)


Câu I mỗi ý đúng (0.5đ)
1.d : 2.d :3.a : 4.b
Câu II mỗi ý đúng ( 1.5đ)
1. Gặm nhấm
2. Nuôi con
3. Lông mao
4. Lẩn trốn
B TỰ LUẬN (6đ )
Câu 1: vai trò của lưỡng cư (1đ)
- Là thức ăn cho người (0.25 đ)
- 1 số lưỡng cư dùng làm thuốc (0.25 đ)
- Diệt sâu bọ và động vật trung gian gây bệnh (0.5đ)
Câu 2 Đặc điểm chung của lớp chim (3đ)
- Mình có lông vũ bao phủ (0.25 đ)
- Chi trước biên đổi thành cánh (0.5đ)
- Mỏ có sừng (0.25đ)
- Phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia hô hấp (0.5)
- Tim 4 ngăn , máu dỏ tươi đi nuôi cơ thể (0.5đ)
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ (0.5đ)
- Là động vật hằng nhiệt (0,5đ)
* Vai trò chính của chim (1đ)
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm chăn dệm, đồ trang trí
+ Làm cảnh
+ Huấn luyện để săn mồi phục vụ cho du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng
- Có hại :
+ An hạt , quả , cá
+ Là đông vật trung gian truyền bệnh
Câu 3 (1đ)
Vai trò của thú :
- Cung cấp thực phẩm , sức kéo
- Là dược liệu , nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ
- Tiêu diệt gặm nhấm có hại

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 7
Thời gian : 45 phút

A/ TRẮC NGHIỆM: 3đ
I / Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1/ Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:
a. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy
b. Giúp ếch dễ dàng thở khi bơi
c. Giảm sức cản của nước khi bơi
d. Cả a, b, c đều đúng
2/ Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng:
a. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
b. Giảm ma sát giữa da với mặt đất
c. Giảm sức cản của nước khi di chuyển
d. Cả a, b, c đều dúng.
3/ Đặc điểm của bộ dơi là:
a. Chi trước biến đổi thành cánh da
b. Dơi có đuôi ngắn
c. Dơi ăn sâu bọ hoặc ăn quả
d. Cả a, b, c đều đúng
4/ Những động vật nào dưới đây được xếp vào bộ gặm nhấm:
a. Mèo, chuột đàn
b. Nhím, chuột đàn, chó
c. Sóc, chồn, khỉ
d. Sóc, nhím, chuột đàn
II/ Chọn cụm từ thích hợp: Họ hàng, hình thành, điều kiện, thay đổi điền vào chỗ trống.
Giới động vật từ khi được ….(1)… đã có cấu tạo thường xuyên …(2)… theo hướng thích
nghi với những thay đổi của….(3) … sống. Các loài động vật đều có quan hệ …(4)… với
nhau.
III / Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp
A. Đặc điểm thích nghi B. Ý nghĩa của các đặc điểm
1. Chân dài a. Nơi dự trữ mỡ (nước)
2. Chân cao, móng rộng, b. Dễ lẫn với môi trường
đệm thịt dầy
3. Bướu mỡ lạc đà c. Chân không bị lún trong cát, cách nhiệt
4. Màu lông nhạt d. Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, nhảy xa
Trả lời: 1…… ; 2…….. ; 3……. ; 4………

B/ TỰ LUẬN: 7đ
1/ Giới động vật có các hình thức di chuyển nào? Lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di
chuyển trong quá trình phát triển của giới động vật?
2/ Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
3/ Hãy kể các hình thức sinh sản của đông vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó?

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007


MÔN : SINH HỌC 7

A/ TRẮC NGHIỆM: 3đ
Mỗi câu đúng được 0,25 đ
I/ (1đ)
1.c ; 2.a ; 3. d ; 4.d
II/ (1đ)
1.Hình thành.
2. Thay đổi
3. Điều kiện
4. Họ hàng
III / (1đ)
1.d ;2.c ;3.a ;4.b
B/ TỰ LUẬN: 7 đ
1/(3đ)
- Động vật có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: đi, bò, chạy, nhảy, bay, bơi
… phù hợp với môi trường và tập tính của chúng (1đ)
- Sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có
chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận (1đ)
- Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có
hiệu quả, thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.(1đ)
2/ (3đ)
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Là động vật hằng nhiệt
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ

3/ (1đ)
- Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
kết hợp với nhau (0,5đ)
- Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào
sinh dục cái (0,5đ)

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 8
Thời gian : 45 phút

Đề bài:
I/ Trắc nghiệm: ( 1đ)
Đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Những nguyên tắc nào phù hợp với rèn luyện da?
a. Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
b. Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
c. Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
d. Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sang mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra
Vitamin D chống còi xương.
Câu 2: Tiểu não có chức năng gì?
a. Điều khiển quá trình trao đổi chất. d. Giữ thăng bang cơ thể.
b. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp. e. Câu a và b đúng.
c. Điều hòa thân nhiệt. f. Câu b và d đúng.
Câu 3: Não trung gian nằm giữa:
a. Trụ não và đại não. c. Đại não và tiểu não.
b. Trụ não và tiểu não. d. Trụ não và tủy sống.
Câu 4: NGuyên nhân nào không gây tật cận thị ở mắt?
a. Do cầu mắt dài. c. Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học
đường.
b. Do cầu mắt ngắn. d. Do đọc sách thường xuyên ở những nơi thiếu ánh sang.
II/ Lựa chọn cụm từ sau để điền vào chỗ trống trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp
lí. (2đ).
a. Hệ thần kinh. e. Nhánh
b. Nơron này. f. Trục.
c. 1 thân. g. Bao miêlin.
d. Cúc xinap. h. Cơ quan trả lời.
Nơron là đơn vị cấu tạo nên ……(1)…….. Mỗi nơron bao gồm …(2)…. , nhiều sợi …(3)
….. và 1 sợi …(4)……. Sợi trục thường có các …(5)…. Tận cùng sợi trục có…(6)….. là nơi
tiếp giáp giữa các …(7)…… với nơron khác hoặc với ….(8)……
III/ Hãy lựa chọn các thong tin ở cột A và C tương ứng với B.( 1đ)

A- Vị trí B- Đại não C- Chức năng


a. Nằm dưới vỏ não. 1.Chất xám c. Là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
b. Tạo thành vỏ đại 2.Chất trắng d. Là các đường thần kinh nối các phần của vỏ đại não
não. với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần
kinh.
IV/ Tự luận: ( 6đ)
Câu 1: (2đ)
Da có những chức năng gì?
Câu 2: (4đ)
Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng.

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 8

I/ Trắc nghiệm: (1 đ)
Mỗi ý đúng: 0.25đ
Câu 1: d
Câu 2: f
Câu 3: a
Câu 4: b
II/ Lựa chọn cụm từ…: (2đ).
Mỗi cụm từ điền đúng: 0.25đ
1–a 2–c 3–e 4–f
5–g 6- d 7–b 8–h
III/ Lựa chọn thông tin cột A và C tương ứng với cột B:
Mỗi ý đúng 0.25đ
c–1–b a–2-d
IV/ Tự luận: 6đ
Câu 1: (2đ), Mỗi ý đúng 0.25đ.
- Bảo vệ cơ thể.
- Tiếp nhận kích thích xúc giác.
- Bài tiết.
- Điều hòa thân nhiệt.
Câu 2: (4đ)
a. Cấu tạo cầu mắt: (2 đ)
- Màng bọc (0.25 đ)
+ Màng cứng: Phía trước là màng giác.(0.25đ)
+ Màng mạch: Phía trước là lòng đen.(0.25đ)
+ Màng lưới: Có tế bào nón và tế bào que. (0.25đ)
- Môi trường trong suốt: (0.25đ)
+ Thủy dịch .( 0.25đ)
+ Thể thủy tinh. .( 0.25đ)
+ Dịch thủy tinh.( 0.25đ)
b. Cấu tạo màng lưới: 2đ, Mỗi ý đúng: 0.5đ
- Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
- Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
- Điểm vàng: Là nơi tập trung nhiều tế bào nón.
- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác.

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 8
Thời gian : 45 phút

A. Trắc nghiệm (4đ)


Câu I : Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng nhất (2đ).
1. hệ bài tiết nước tiểu gồm nhuẽng cơ quan nào ?
a. Thận , bọng đái
b. Thận , bọng đái, ống đái
c. Thận ống đãn nước tiểu , bọng dái ,ống đái
d, Thận , ống dẫn nước tiểu,bọng đái
2: Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?
a. Muối khoáng
b. Nước
c. Vitamin
d. Cả b và c
3 :Tuỷ sống có 2 chỗ phình là những chỗ nào ?
a. Ngực và thắt lưng
b. Cổ và thắt lưng
c. cổ và ngực
d. ngực và sương cùng
4 : có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ ?
a. 29 đôi
b. 30 đôi
c. 31đôi
d. 32 đôi
Câu II :tìm các cụm tư phù hợp diền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3,4 để hoàn chỉnh các
câu sau (2đ)
da có cấu tạo ………..(1 )……….lớp biẻu bì có tưng sừng và từng tế bào sống, lớp bì có các
bộ phận giúp da ….(2)…..cảm giác , bài tiết , điều hoà thân nhiệt, trong cug là lớp mỡ dưới
da . da tạo nen vẻ đẹp của người và có chức năng …..(3 …..lớp của da đều ………(4)..chức
năng này
B. TỰ LUẬN :
Câu1 :thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?(1đ)
Câu2: da có cấu tạo và chức năng gì (3đ)
Câu 3: phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thàn kinh dinh dưỡng (2đ)

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006-2007
MÔN SINH HỌC LỚP 8

A.trắc nghiệm (4đ)


Câu I Mỗi câu đúng 0.5 đ
1.c ; 2.a : 3.b :4.c
Câu II mỗi ý đúng 0.5đ
1. Gồm 3 lớp
2. Thực hiện chúc năng
3. Bảo vệ cơ thể
4. Phối hợp thực hiện
B. TỰ LUẬN
Câu1: Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã , các
chất độc , các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong
Câu 2 (3đ)
* Cấu tạo của da (1.5đ)
Gồm 3 lớp
- Lớp biểu bì
+ Tầng sừng
+ Tầng tế bào sừng
- Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác , bài tiết, điều hoà thân nhiệt
(0.5đ)
- Lớp mỡ đưới da : Gồm các tế bào mỡ (0.5)
* Chức năng của da (1.5đ)
- Chức năng của da (1đ)
+ Bảo vệ cơ th ể
+ Tiêp nhận kích thích xúc giác
+ Bài tiết
+ Điều hoà thân nhiệt
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người (0.5đ)
Câu 3 (2đ)
Hệ thần kinh vận động (cơ vân ) Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Điều kiện sự hoạt động của cơ vân - Điều hoà các hoạt động của cơ
quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
- Là hoạt động có ý thức - Là hoạt động không có ý thức

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 8
Thời gian : 45 phút

A/ Trắc nghiệm: 3đ
I/ Đánh dấu (X) vào đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các chức năng của da, chức năng nào là quan trọng nhất?
a. Bảo vệ cơ thể.
b. Thu nhận cảm giác.
c. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng với cấu tạo của đại não?
a. Khe và rãnh làm tăng bề mặt vỏ não.
b. Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp.
c. Là trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não.
d. Khe và rãnh chia não thành các thùy và các hồi não.
Câu 3: Các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở
a. Ống tai.
b. Cơ quan Coocti.
c. Xương tai.
d. Ống bán khuyên.
Câu 4: Vai trò của hoocmôn tuyến tụy là gì?
a. Chuyển Glucozo thành Glicogen dự trữ trong gan và cơ.
b. Chuyển Glicogen thành Glucozo để tăng đường trong máu.
c. Tiết hooc môn điều hòa các muối Natri và Kali trong máu.
d. Cả a và b đúng.
II/ Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 đ)
Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là…(1)….Trụ não
gồm….(2)…., cầu não và…..(3)….não giữa gồm…..(4)….ở mặt trước và củ não sinh tư ở
mặt sau.
III/ Hãy bổ sung thông tin của bảng sau về tủy sống. (1đ)
Cấu tạo Chức năng
1- Có hình bướm, nằm a.
trong. Gồm thân nơron
và sợi nhánh.
2- Nằm ngoài, gồm những b.
bó sợi thần kinh. Dẫn
truyền xung thần kinh.

B/ Tự luận: 6đ
Câu 1: (3.5đ)
So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Câu 2: (2.5đ)
a. Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị ở mắt.
b. Vì sao đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng và quá gần thường gây ra tật cận thị ở
mắt?
Câu 3: (1đ)
Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 - 2007


MÔN: SINH HỌC LỚP 9
A/ Trắc nghiệm: 3đ
I/ Đánh dấu (X) vào đầu câu trả lời đúng. (1đ)
Mỗi ý đúng: 0.25đ
Câu 1: a
Câu 2: c
Câu 3: b
Câu 4:.d
II/ Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 đ). Mỗi ý đúng: 0.25 đ
Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung
gian.Trụ não gồm hành não cầu não và não giữa .Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ
não sinh tư ở mặt sau.
III/ Hãy bổ sung thông tin của bảng sau về tủy sống. (1đ)
Mỗi ý bổ sung đúng: 0.25đ

Cấu tạo Chức năng


1- Chất xám Có hình bướm, nằm trong. a. Trung khu của các phản xạ
Gồm thân nơron và sợi không điều kiện.
nhánh.
2- Chất trắng Nằm ngoài, gồm những bó b. Dẫn truyền nối các trung
sợi thần kinh. Dẫn truyền khu trong tủy sống với nhau
xung thần kinh. và với não bộ.

B/ Tự luận: 6đ
Câu 1: (3.5đ)
So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Mỗi ý đúng: 0.25đ

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện


- Trả lời các kích thích tương ứng. - Trả lời các kích thích bất kì.
- Bẩm sinh. - Được hình thành trong đời sống cá thể.
- Bền vững. - Dễ mất đi khi không củng cố.
- Có tính chất di truyền, mang tính - Có tính chất cá thể, không di truyền.
chất chủng loại.
- Số lượng hạn chế. - Số lượng không hạn định.
- Cung phản xạ đơn giản. - Hình thành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương nằm ở trụ não và tủy - Trung ương thần kinh chủ yếu có sự
sống. tham gia của vỏ não.
Câu 2: (2.5đ)
c. Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị ở mắt.(1đ)
- Cận thị: là tật của mắt chỉ có khả năng nhìn gần.(0.5đ)
- Viễn thị: là tật của mắt chỉ có khả năng nhìn xa. (0.5đ)

d. Vì sao đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng và quá gần thường gây ra tật cận thị ở
mắt? (1.5đ)
Vì thủy tinh thể luôn ở trạng thái phồng nhiều, mất khả năng đàn hồi, độ hội tụ lớn. Do
đó ảnh của vật hiện lên trước màng lưới nên không nhìn rõ vật.
Câu 3: (1đ)
Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Tinh hoàn: + Sản sinh tinh trùng. (0.25đ)
+ Tiết hoocmon sinh dục nam (Testosteron). (0.25đ)
- Buồng trứng: + Sản sinh trứng. (0.25đ)
+ Tiết hoocmon sinh dục nữ (Ostrogen). (0.25đ)

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 9
Thời gian : 45 phút

ĐỀ :
Câu 1 : Mô tả các thao tác lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu : (2,5 điểm)
Câu 2 : Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết
tháp đó thuộc loại tháp gì : (1,5 điểm)
Bảng số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai
Loài sinh vật Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng 50 con / ha 48 con / ha 10 con /ha
Chim trĩ 75 con / ha 25 con / ha 5 con / ha
Nai 15 con / ha 50 con / ha 5 con / ha
Câu 3 : Nêu các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số vật nuôi bằng cách hoàn
thành bảng sau : (2 điểm)
Tên giống Hướng sử dụng Tính trạng nổi bật
Bò sữa Hà Lan

Bò sind

Lợn Ỉ Móng Cái

Lợn Bớc sai

Câu 4 : Chọn 4 cây sống ở 4 nơi khác nhau, có đặc điểm hình thái của lá khác nhau và hoàn
thành bảng sau : (2 điểm)

Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này Những
STT

chứng tỏ lá cây nhận xét


quan sát là khác (nếu
có)
1

Câu 5 : Kể tên 4 động vật sống ở 4 môi trường khác nhau và mô tả đặc điểm của động vật
thích nghi với môi trường sống bằng cách hoàn thành bảng sau : (2 điểm)
STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi
trường sống
1

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH


HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN : SINH HỌC 9
Câu 1 : 2,5 điểm
- Học sinh mô tả 5 thao tác cơ bản sau. Đúng mỗi thao tác cho 0,5 đ
+ Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực
+ Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực)
+ Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa đã lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên
người thực hiện.
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị đực và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực (sau khi
đã bỏ bao giấy kính mờ)
+ Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻcó ghi ngày tháng, người thực
hiện, công thức lai.
Câu 2 : 1,5 điểm.
- Vẽ đúng sơ đồ mỗi đại diện cho 0,25 đ
- Nêu đúng mỗi dạng tháp tuổi cho 0,25 đ

Chuột đồng Chim trĩ Nai

Dạng ổn định Dạng phát triển Dạng giảm sút

Chú thích :
Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi sinh sản
Nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 3 : 2 điểm
- Học sinh nêu đúng mỗi đại diện cho 0,5 đ
Hướng sử dụng Tính trạng nổi bật
Tên giống
Bò sữa Hà Lan - Lấy sữa - Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao

Bò sind - Lấy thịt - Có khả năng chịu nóng

Lợn Ỉ Móng Cái - Lấy con giống Phát dục sớm, dễ nuôi, mắn
đẻ, đẻ nhiều

Lợn Bớc sai - Lấy thịt - Nhiều nạc, tăng trọng


nhanh

Câu 4 : 2 điểm
- Học sinh nêu đúng mỗi đại diện cho 0,5 đ
Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá Các đặc điểm này Những
STT

chứng tỏ lá cây nhận xét


quan sát là khác (nếu
có)
1 Bạch đàn - Mọc nơi - Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, - Cây ưa sáng
quang màu lá nhạt
đãng

2 Lá lốt - Dưới tán - Lá to, xếp ngang, màu lá sẫm - Cây ưa bóng
cây, nơi
có ánh
sáng yếu
3 - Rong - sông, - Phiến hẹp, hình dãi, dài, màu - Lá cây nơi nước
đuôi chó suối xanh nhạt chảy

4 - Lục bình - Ao, hồ - Phiến dày, có cuống phình to, - Lá cây nổi trên
màu sẩm mặt nước

Câu 5 : 2 điểm
- Học sinh nêu đúng mỗi đại diện cho 0,5 đ. Ví dụ

Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi
STT

trường sống
1 Chim bồ câu Trên không - Chi trước biến thành cánh
- Mình có lông vũ bao phủ…..

2 Giun đất Trong đất - Cơ thể thuôn tròn, da có tuyến nhờn….

3 Gấu bắc cực Vùng cực - Có bộ lông dài, rậm…

4 - Cái ghẻ Kí sinh trên da - nhỏ, có thể đào hang trên da…..
người

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 9
Thời gian : 45 phút
Câu 1: ( 2đ)
Hãy kể lại các thao tác khi tiến hành lai giống lúa.
Câu 2: (4 đ)
Hãy lấy VD về 1 quần xã sinh vật.
- Kể tên các loài trong quần xã.
- Các loài trong đó có liên hệ với nhau như thế nào?
- Nêu các khu vực phân bố của quần xã.
Câu 3: (3đ)
Hãy vẽ lưới thức ăn trong đó có các sinh vật:
“ Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê,
hổ”.

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH


HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN : SINH HỌC 9
Câu 1: 3 đ
- Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực.(0.5đ)
- Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực ( Khử nhị đực) .(0.5đ)
- Sau khi khử nhị, bao bông lúa bằng giấy kính mờ có ghi ngày lai và tên tên người thực
hiện.(0.75đ)
- Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị đực và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực.(0.75đ)
- Bao bông lúa lai, buộc thẻ có ghi ngày tháng, người thực hiện, vông thức lai .(0.5đ)
Câu 2: 4đ
- HS kể tên 1 quần xã cụ thể : đúng 0.5 đ
- Kể tên các sinh vật quan sát thấy trong quần xã theo thứ tự thực vật, động vật..(1đ)
- Phân tích mối quan hệ: ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. (2đ)
- Chỉ ra khu vực phân bố của quần xã. (0.5đ)
Câu 3: 3đ Hổ

Ếch Cáo Diều hâu

Bọ rùa Châu chấu Gà rừng Dê

Cây cỏ

Xác chết sinh vật Nấm

Vi khuẩn

Phòng Giáo Dục vĩnh Cửu


Trường THCS Lê Quý Đôn ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 -2007
MÔN : SINH HỌC LỚP 9
Thời gian : 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu I : Hãy chọn câu trả lời đúng : (1 điểm)
1. Biểu đồ tháp tuổi dùng để biểu diễn :
a. Thành phần nhóm tuổi của quần thể
b. Mật độ của quần thể
c. Tỉ lệ giới tính của quần thể
d. Nhóm tuổi sinh sản của quần thể
2. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu là :
a. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
b. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
c. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
d. Cả a, b, c đều sai
3. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người :
a. Sinh sản b. Mật độ c. Giới tính d. Pháp
luật
4. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do :
a. Việc đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu
b. Hoạt động của tự nhiên như núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm
c. Phân, rác, nước thải sinh hoạt , xác chết sinh vật, rác thải từ các bệnh viện không được
thu gom xử lý đúng cách
d. Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dùng không đúng cách
Câu II : Hãy lựa chọn trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp : (1 điểm)
Các cụm từ lựa chọn : Tính trạng, gen xấu, giao phối gần, kiểu gen
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và …………….(1)
………….để củng cố và duy trì một số……………(2)…………mong muốn, tạo dòng thuần,
thuận lợi cho cho sự đánh giá…………..(3)……….từng dòng, phát hiện các ………….(4)
……….để loại ra khỏi quần thể.
Câu III : Hãy đánh dấu ( X ) vào những ô trống trong bảng sau, những ví dụ về quần thể sinh
vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật : (1 điểm)
Ví dụ Quần thể sinh Không phải
vật quần thể sinh
vật
Các con voi sống trong rừng rậm Châu Phi

Tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá trê cùng sống trong
một ao

Các cá thể chuột và sóc cùng sống trong một cánh đồng
lúa
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc
Việt nam

B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : Thế nào là một quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái ? Cho ví dụ minh
họa ? (3 điểm)
Câu 2 :Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ? (3
điểm)
Câu 3 : Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, châu
chấu, rắn, gà, , cáo, vi khuẩn. Với gợi ý về thức ăn như sau : (1 điểm)
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu
- Cáo ăn thịt gà
- Xác của các sinh vật bị vi khuẩn phân hủy

ĐÁP ÁN VÀ CHO ĐIỂM THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 - 2007


MÔN: SINH HỌC LỚP 9

A. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)


Câu I : ( 1 điểm). Học sinh chọn đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Đáp án như sau :
1a, 2c, 3d, 4c
Câu II : (1 điểm). Điền đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. Đáp án như sau :
1. Giao phối gần 2. Tính trạng 3. Kiểu gen 4. gen xấu
Câu III : Đánh dấu đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. Đáp án như sau:
Ví dụ Quần thể sinh Không phải
vật quần thể sinh
vật
Các con voi sống trong rừng rậm Châu Phi
X
Tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá trê cùng sống trong
một ao X

Các cá thể chuột và sóc cùng sống trong một cánh đồng
lúa X
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc
Việt nam X

B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1 : (3 điểm) Nêu đúng và đủ mỗi khái niệm cho 0.75 đ. Ví dụ đúng cho 0,25 đ. Như
sau :
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định,
ở một thời điểm nhất định và có khã năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. (0,75 đ )
Ví dụ : Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt nam ( Hoặc ví dụ
khác ). ( 0,25 đ)
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống
trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó nhau.(0,75 đ)
Ví dụ : Quần xã rừng mưa nhiệt đới ( Hoặc ví dụ khác ) . (0,25 đ)
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã. Hệ sinh thái là
một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.(0,75 đ)
Ví dụ : Trong 1 khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan
trọng là bảo vệ cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt
các loài động vật khác . Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động tới môi
trường sống của chúng rất chặc chẽ tạo thành hệ sinh thái. ( Hoặc ví dụ khác ) . (0,25 đ)
Câu 2 : (3 điểm )
* Nêu khái niệm ô nhiễm môi trường : Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự
nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay
đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác ( 0,5 đ)
* Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường : Học sinh nêu được các ý cơ bản sau, mỗi ý
đúng cho 0,5 đ
- Xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
- Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
- Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt
trời…
- Xây dựng nhiều công viên.Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi
người về phòng chống ô nhiểm.
Câu 3 : (1 điểm). Học sinh vẽ được lưới thức ăn . Có thể vẽ như sau :
Bọ rùa Ếch nhái
Cây cỏ

Châu chấu
Rắn Xác các sinh vật Vi khuẩn

Gà Cáo

You might also like