You are on page 1of 3

KHÓ KHĂN CỦA COCA COLA

1. CHI PHÍ
Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương chi
phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành lập.
Ở Việt Nam, theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Coca-
Cola đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền
hình và báo giấy trong năm 2008.
Tại Mỹ, với niềm hưng phấn lấy từ phim Harry Potter, Coca Cola đổ 150
triệu USD vào chiến dịch quảng cáo mới trong đó có việc cho in 850 triệu nhãn
hàng cho Coke, Minumaid và Hi-C tại Mỹ với hình ảnh của Harry Potter. Các
chuyên gia mô tả việc quảng cáo của Coca Cola trong suốt thời gian dài là thiếu
tổ chức, hiệu quả kém và quá đắt.
2. Y TẾ, SỨC KHỎE
Công thức nguyên thuỷ của Coca Cola được biến chế từ hạt kola bên Phi
Châu và lá cocoa, cả hai đều là những chất kích thích rất mạnh, thêm vào đó
Coca Cola còn có cả rượu vang. Coca Cola là một trong hàng ngàn sản phẩm cầu
chứng được bán ra trong thế kỷ 19 đã được tìm thấy có chất cocain (bạch phiến).
Coca cola cũng đối mặt với sự cáo buộc của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế Ấn
Độ, về việc đã sử dụng nhiều hơn cho phép một loại hoá chất tương tự như thuốc
trừ sâu trong quá trình chế tạo nước ngọt vào năm 2003.
Hãng còn bị vấp phải trào lưu well being. Bức tường thành vững chắc ấy của
Coca cola cũng bắt đầu bị rạn nứt vào năm 2002 do trào lưu well-being (sống
khỏe) diễn ra mạnh mẽ. Tất cả các bà các mẹ ở Hàn Quốc đã không cho con cái
họ uống thứ đồ uống này và coi chúng là kẻ địch của sức khỏe. Tất nhiên hãng
Coca- cola chẳng có lý gì lại chịu ngồi yên chịu đòn. Công ty phân phối Coca-
cola Bottling Korea đã được bán lại cho công ty LG Household & Health Care-
một công ty nổi tiếng về sức khỏe trong nước.
Ở Việt Nam, ngày 7/7/2005, xuất phát từ nguồn tin cho biết Coca-Cola VN đã
sử dụng hương liệu hết hạn sử dụng để sản xuất nước ngọt, Thanh tra Sở Y tế đã
tiến hành kiểm tra và phát hiện trong kho tại nhà máy Coca-Cola có một lượng
lớn hương liệu đã hết hạn sử dụng, lô hàng cần phải tiêu hủy của Coca-Cola VN
gồm 13 loại nguyên liệu, phụ gia với tổng khối lượng trên 12,9 tấn. Đây là một
thông tin làm giảm sút uy tín của Coca-cola trong lòng người tiêu dùng và cũng
gây khó khăn không ít cho việc tiêu thụ sản phẩm Coca-cola ở Việt Nam
3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Pepsi Cola được thành lập từ một thế kỷ trước đây, lượng tiêu thụ và danh
tiếng đều kém xa Coca Cola. Nhưng đến năm 1988, pepsi Cola được danh dự xếp
hàng thứ bảy trong bảng 10 xí nghiệp lớn hàng đầu của nước mỹ, trở thành đối
thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất của Coca Cola.
Tại Việt Nam, Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt mà họ
còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi, am hiểu tâm lý của người Việt
– điều này rất quan trọng, bên cạnh đó, “khẩu vị” của Pepsi hợp với người Việt
hơn là Coca-cola. Chẳng hạn, chai to hơn nước uống cũng ngọt đậm đà hơn. Ðiều
này phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người bản địa. Còn ở các thị trường khác
(như các nước Âu-Mỹ) thì vị lạt của Coca-cola hợp khẩu vị hơn, vì trong những
xã hội phát triển, người ta đã quá ngán những gì quá béo, quá ngọt…
4. THỊ TRƯỜNG
Để chiếm được thị phần ở những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay
Châu Âu là một việc hoàn toàn không dễ dàng. Chiếm lĩnh những thị trường này
đã khó, trụ vững lại còn khó hơn. Vì thế, hàng năm Coca Cola chi tới 70-80%
đầu tư của hãng cho những thị trường này.
Lượng tiêu thụ tính trên đầu người của Coca-Cola tại 2 quốc gia đông dân
nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ không đáng kể. Thị trường Trung Quốc thì
do công ty nước giải khát nội địa Wahaha chiếm lĩnh. Trong khi đó, dù thích
Coca-Cola nhưng người Ấn cũng chuộng cả Pepsi.
Khi hoạt động kinh doanh ở các thị trường phát triển đã bão hòa, Châu Phi trở
thành phao cứu sinh của Coca-Cola để phát triển vì tại đây, Coca-Cola là thương
hiệu số một của tầng lớp trung lưu mới nổi.
5. NHỮNG KHÓ KHĂN KHÁC
Vào năm 1985, ban quản trị của Coca Cola đã vấp phải một lỗi lầm nghiêm
trọng khi họ thay đổi công thức của Coca Cola để cho ra đời một sản phẩm mới
gọi là "New Coke". Kết quả là những năm sau đó, doanh số bán của Coca Cola
tuột dốc thảm hại, khiến họ lập tức ngưng sản xuất "New Coke" và trở lại sản
xuất "Classic Coke". Sự thay đổi về công thức đã làm Coca Cola mất đi một số
khách đáng kể.
Bị tước vị trí số 1 về doanh số bán đồ uống có ga bởi nước uống soda.
Các công ty về đồ ăn nhanh bán hamburger hay pizza, người bạn đồng hành
lâu năm với Coca-cola nay đã quay lưng lại với sản phẩm này và thay Cola bằng
các đồ uống làm từ hoa quả. Tại các siêu thị, các chương trình giảm giá lớn bắt
đầu đánh dấu tên của cửa hàng thay cho tên của hãng Coca-cola, điều này đang
uy hiếp vị trí của sản phẩm này.
Tại Bolivia, Coca Cola vấp phải khó khăn từ nhà nước khi Hiến pháp Bolivia
vừa đồng ý đề nghị của Hội Nông dân Bolivia cấm các công ty nước ngoài sử
dụng từ "coca". Nông dân Bolivia cho rằng lá coca là một phần di sản văn hóa, là
lá thiêng của người dân Bolivia.
Không chỉ gặp khó khăn ở Bolivia, Coca Cola còn đang đối phó với đơn kiện
của Quỹ St. Nicholas ở Thổ Nhĩ Kỳ, đòi phải công bố công thức chế tạo Coca
Cola. Theo nguyên đơn, trong khi bất cứ thức uống nào ở Thổ Nhĩ Kỳ khi bán ra
cũng phải có công thức trên nhãn, và không thể có ngoại lệ cho Coca Cola.
Tại VN, Coke tấn công vào thị trường sau Pepsi và bị mất đi phần lợi thế của
người tiên phong. Khi tất cả các quầy bán buôn và bán lẻ, giải khát bánh kẹo,
quán xá đã tràn ngập Pepsi, Coke đã phải tìm đến mức tiếp cận phân phối thấp
nhất cuối cùng bằng "cút kít Coca".Để đập vào mắt tất cả dân chúng, chui tận các
ngóc ngách, ngõ phố bằng nhoằn nghèo, ta thấy các nhân viên áo đỏ ngời ngời
đẩy xe cút kít Coca trên đường phố.

You might also like