You are on page 1of 23

Phần 1: SÉC

1- Khái niệm và nội dung cần có trên mặt của séc

Khái niệm:

Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ký phát cho Ngân
hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ
thị có tên ghi trên séc, hoặc người cầm séc.

2- Nội dung và quy định khi sử dụng séc

Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, nội dung của séc phải đảm bảo
đầy đủ các quy định:

- Phải có tên đề SEC nghi trên tờ lệnh mới được coi là séc, nếu không có
tiêu đề này, Ngân hàng sẽ từ chối việc thực hiện lệnh của người ký phát.

- Trên tờ séc phải có địa điểm, ngày, tháng ký phát séc. Yếu tố này liên
quan trực tiếp đến thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc, đồng thời có
liên quan đến số dư trên tài khoản của người ký phát séc tại thời điểm đó.

- Số tiền được trích phải ghi đầy đủ, rõ ràng cụ thể cả bằng số và bằng chữ,
trùng khớp nhau, có ký hiệu tiền tệ.

- Tên địa chỉ người trả tiền, người hưởng lợi.

- Tài khoản trích tiền, Ngân hàng mở tài khoản.

- Chữ ký của người ký phát séc phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại
ngân hàng.

Séc có thể được chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp trong thời hạn xuất
trình của séc theo lệnh bằng phương thức ký hậu. Đối với séc vô danh khi
chuyển nhượng không phải ký hậu.

1
Mẫu séc với đầy đủ các nội dung theo quy định của công ước Genevơ 1931

3. Phân loại séc theo tính chất lưu thông của Séc

3.1. Séc vô danh ( bearer cheque)

2
Là loại séc không ghi rõ tên người hưởng lợi, chỉ ghi câu “trả cho người
cầm séc”. Bất cứ ai cầm séc này cũng có thể lĩnh tiền của tờ séc ở Ngân hàng.
Vì vậy, không cần qua thủ tục ký hậu vẫn có thể chuyển nhượng được bằng hình
thức trao tay, dựa vào sự tin tưởng giưa người bán và người mua hàng.

Mẫu Séc vô danh của Ngân Hàng Zimbabwe. Được đặc trưng bởi cụm từ
BEARER CHEQUE.

3.2 Séc đích danh( Nominal Cheque)

Là loại séc ghi rõ tên người được hưởng lợi của tờ séc. Loại séc này
không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu, chỉ đích danh người hưởng
lợi được ghi trên tờ séc mới được lĩnh tiền ở Ngân hàng

3
Mẫu Séc đích danh thuộc ngân hàng CitiBank. Đặc trưng bởi từ PAY

3.3. Séc trả theo lệnh(pay to the order of).

Là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ séc đó.
Loại séc này chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu

Mẫu Séc trả theo lệnh. Đặc trưng bởi cụm từ PAY TO THE ORDER OF

4. Phân loại séc căn cứ vào mục đích sử dụng


4.1. Séc tiền mặt (cashier cheque)

Loại séc người hưởng lợi tờ séc rút được tiền mặt, loại séc này ghi đích
danh người hưởng lợi, không chuyển nhượng được

4
4.2 Séc chuyển khoản: Là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho NH
trich tiền số tiền nhất định trên tài khoản của mình, chuyển sang một tài khoản
của một người khác trong cùng NH hoặc khác NH. Séc chuyển khoản không thể
rút tiền mặt, và cũng không thể chuyển nhượng.

4.3. Séc gạch chéo thông thường: là loại séc trên mặt trước của tờ séc có
hai gạch song song chéo trên tờ séc. Séc gạch chéo không thể rút tiền mặt,
thường dùng để chuyển khoản quy NH, giữa 2 gạch chéo trên tờ séc không ghi
tên ngân hàng thanh toán.

5
4.4. Séc gạch chéo đặc biệt : như séc gạch chéo thông thường nhưng giữa
hai gạch chéo có ghi tên của ngân hàng cụ thể, đây là ngân hàng nhận thanh toán
tiền cho người hưởng lợi.

4.5. Séc xác nhận: Là loại séc được NH xác nhận việc trả tiền trước khi
người ký phát giao cho người hương lợi. Mục đích của việc xác nhận nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán của tờ séc. Ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số
dư trên tài khoản.

6
4.6. Séc du lịch:

Là loại séc đặc biệt do NH phát hành, đây là lệnh của NH yêu cầu bất cứ
chi nhánh, hay đại lý nào của NH trả tiền cho người cầm séc.tờ séc du lịch in sẵn
mệnh giá và có chữ ký thứ nhất của người hưởng lợi, khi lĩnh tiền người cầm séc
phải ký chữ ký thứ hai bên cạnh chữ ký thứ nhất tại chỗ, để chứng minh quyền
sở hữu của mình đối với séc để NH kiểm tra. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch
được thỏa thuận là vô thời hạn.

5. Các bước phát hành Séc

- Bước 1: Mở tài khoản vãng lai (Current Account) hoặc tài khoản thanh
toán (Payment Account), là hai loại tài khoản dùng thanh toán séc. Việc mở
tài khoản tức là chúng ta sẽ đưa vào Ngân hàng một số tiền, số tiền đó sẽ
7
được thể hiện trên tài khoản vừa mở và nhằm bảo chứng cho các khoản thanh
toán trong tương lai, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin (tên tuổi, địa
chỉ, chữ ký mẫu (Specimen Signature) của mình nhằm giúp Ngân hàng dễ
quản lý và bảo an cho quá trình giao dịch bằng séc. Sau khi thủ tục hoàn tất,
Ngân hàng sẽ cấp cho chúng ta một tập séc với nhiều tờ séc có số sê ri
(Check Series Number).

- Bước 2 : Mỗi khi có nhu cầu thanh toán bằng séc, chủ séc sẽ điền vào tờ
séc những thông tin như

• Tên đơn vị thụ hưởng tờ séc này: cá nhân hoặc tổ chức kinh tế…
(Beneficiary hay Payee).

• Số tiền bằng số và bằng chữ (Amount in number and word).

• Ngày ký séc.

• Ký tên (yêu cầu phải ký chữ ký giống như chữ ký đã đăng ký CHỮ KÝ
MẪU tại Ngân hàng.

6. Mẫu Séc của ngân hàng Maritime Bank

Mặt trước của sec

8
Mặt sau được in sẵn dùng để ký hậu.

Phần 2: THẺ THANH TOÁN

1. Quyết định về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh
toán thẻ ngân hàng của thống đốc ngân hàng Nhà nước.

Tại Điều 6. Điều kiện phát hành thẻ, quy định:

Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ khi
ngân hàng xin phát hành thẻ có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Đối với phát hành thẻ nội địa. Ngân hàng xin phát hành thẻ có
đủ các điều kiện sau:

a. Có năng lực tài chính, không Vi phạm pháp luật.

b. Đảm bảo hệ thống trang thiết bị cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn và
đảm bảo an toàn cho hoạt động phát hành, thanh toán thẻ. Có đội ngũ cán bộ đủ
năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý hệ thống này theo thông lệ quốc
tế.

c. Chứng minh được sự cần thiết, hiệu quả kinh doanh và tính khả thi của
việc đầu tư vào hệ thống phát hành và thanh toán thẻ.

d. Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu có liên
quan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước khi xét đơn xin phát hành thẻ.

Thứ hai: Đối với phát hành thẻ quốc tế.

9
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 6 khoản 1 ngân hàng xin phát hành
thẻ quốc tế còn phải có điều kiện sau:

Ngân hàng xin phát hành thẻ phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy
phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế,
đồng thời phải là hội viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế.

Tại Điều 7. Hồ sơ xin phát hành thẻ quy định:

Hồ sơ xin phát hành thẻ bao gồm:

Thứ nhất : Đối với phát hành thẻ nội địa.

a. Đơn xin phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ.

b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ngân hàng xin phát
hành thẻ.

c. Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng xin phát hành
thẻ.

d. Văn bản chứng minh đầy đủ về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc
phát hành và thanh toán thẻ.

đ. Phương án hoạt động của hệ thống phát hành và thanh toán thẻ. Phương
án phải chứng minh được sự cần thiết, hiệu quả kinh doanh và tính khả thi của
việc thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ

e. Các tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
nhằm làm rõ các điều kiện đảm bảo thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ theo quy
định tại Điều 6. Quy chế này.

Thứ hai: Đối với phát hành thẻ quốc tế:

Ngoài các hồ sơ quy định tại Điều 7 khoản 1 hồ sơ xin phát hành thẻ quốc
tế còn bao gồm:

a. Giấy phép Hoạt động ngoại hối và thực hiện thanh toán quốc tế;

b. Thoả ước cấp giấy phép làm hội viên được ký kết giữa ngân hàng xin
phát hành thẻ và tổ chức thẻ quốc tế.

Dựa trên căn cứ vào tính chất thanh toán của thẻ, thẻ được chia ra làm các
loại sau: thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card), thẻ rút tiền mặt (cash

10
card), thẻ lưu giữ giá trị ( stored value card).Tại VN hiện nay, có rất nhiều
thương hiệu Credit card quốc tế như: Master Card, Visa Card, American
Express, ….. do các Cty Tài Chính nước ngoài làm chủ thươg hiệu.Trong đó
Debit card quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa
Electron Card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master
MTV Debit Card, …

2. Giới Thiệu Về Thẻ VISA Của Ngân Hàng Techcombank

Thẻ Techcombank Visa Credit:

Thẻ tín dụng Techcombank Visa là thẻ thanh toán quốc tế mang thương
hiệu Visa do Techcombank phát hành, cho phép khách hàng có thể sử dụng thẻ
để thực hiện giao dịch trong hạn mức tín dụng được Techcombank cấp và quản
lý.

Đặc điểm:
- Phạm vi sử dụng: Thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ
hoặc rút tiền mặt tại máy giao dịch tự động (ATM) và các đơn vị chấp nhận thẻ
có biểu tượng Visa trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Hình thức bảo đảm phát hành thẻ: Tín chấp, ký quỹ/cầm cố, thế chấp
- Thời hạn hiệu lực: 2 năm.

Thẻ ghi nợ quốc tế VISA DEBIT.

Thẻ Visa Debit là thẻ ghi nợ quốc tế kết nối


với tài khoản tiền gửi thanh toán (TK TGTT) VND
mang thương hiệu Visa do Ngân hàng Á Châu
(ACB) phát hành. Thẻ được sử dụng để giao dịch
tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có logo
Visa trên toàn thế giới.

11
ACB Visa Debit và ACB Master Card Dynamic Ngân hàng Á Châu ACB.
Thẻ ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế
tiền mặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Khách hàng gửi tiền vào thẻ
và sử dụng bằng tiền của mình. Tuy nhiên chủ thẻ ACB Visa Debit/MasterCard
Dynamic có thể sử dụng thấu chi thẻ (hạn mức thấu chi do Ngân hàng xét cấp).

ACB Visa Debit MasterCard Dynamic

Phần 3: HỐI PHIẾU VÀ KÌ PHIẾU

I. HỐI PHIẾU:

1. Định nghĩa:

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho
người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày nào đó có
thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người nào đó,
hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu

12
2. Phân loại hối phiếu:
Chúng ta có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại hối
phiếu:
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
+ Hối phiếu trả tiền ngay.
+ Hối phiếu trả tiền sau.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu:
+ Hối phiếu trơn.
+ Hối phiếu có kèm chứng từ.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu:
+ Hối phiếu đích danh.
+ Hối phiếu vô danh.
+ Hối phiếu theo lệnh.
- Căn cứ vào chủ thể kí phát hối phiếu:
+ Hối phiếu Ngân hàng.
+ Hối phiếu thương mại.
Ngoài ra, ta còn có thể phân loại hối phiếu theo phương thức thanh toán,
trong đó, hối phiếu sẽ được chia thành hối phiếu sử dụng trong phương thức tín
dụng chứng từ và hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu.
Đương nhiên là một hối phiếu, có thể có sự đan xen nhau, tùy theo từng
cách phân loại. Vì vậy, một hối phiếu trả tiền ngay có thể là một hối phiếu đích
danh, vô danh hay hối phiếu theo lệnh.

3. Một số mẫu hối phiếu:


3.1. Căn cứ theo thời hạn trả tiền:
a. Hối phiếu trả tiền ngay:
Hối phiếu thanh toán ngay nghĩa là hối phiếu được thanh toán khi hối
phiếu nhìn thấy, khi người thụ hưởng yêu cầu, xuất trình hối phiếu.
Hối phiếu trả tiền ngay được đặc trưng bởi các cụm từ như:
- At sight of this ……....(first or second) bill of exchange paid to …….the
sum of
- At….xxx…sight of this ……..(first or second) bill of exchange paid to
…….the sum of

13
- After sight of this ……....(first or second) bill of exchange paid to
…….the sum of
Với ý nghĩa: “Ngay khi nhìn thấy bản thứ…… của hối phiếu này….”.

Hối phiếu trả tiền ngay

Hối phiếu trả tiền ngay

b. Hối phiếu thanh toán có kỳ hạn:


Hối phiếu thanh toán có kì hạn được đặc trưng bởi các cụm từ:
- At X days after sight of this……..(first or second) bill of
exchange paid to …….the sum of………..
Tiếng Việt: “ X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ …….(nhất hoặc hai) của
hối phiếu này, thanh toán cho……..sô tiền…….”

14
Hối phiếu trả tiền sau

- At X days after signed of this……………..(first or second) bill of


exchange paid to …….the sum of………
Tiếng Việt: “X ngày sau khi kí phát bản thứ……..(nhất hoặc hai ) của
hối phiếu này, thanh toán cho……..số tiền……”
- At X days after bill of lading date of this…….……..(first or
second) bill of exchange paid to …….the sum of…….
Hoặc: At X days after date of shipment sight of this…….……..(first or
second) bill of exchange paid to …….the sum of…….
Tiếng Việt: “X ngày sau ngày vận đơn của bản thứ…….(nhất hoặc hai)
của hối phiếu này, trả cho………số tiền……..”

Hối phiếu trả tiền sau

3.2. Căn cứ vào phương thức thanh toán:


a. Hối phiếu sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu:
Hối phiếu sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu được đặc trưng
bởi thông tin về chứng từ tham chiếu, trong đó được đặc trưng bởi các cụm từ:
- Drawn under invoice(s) No……..dated……….
- Drawn under sales contract No………dated………
Vì là hối phiếu sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu, nên người
bị kí phát của hối phiếu là Nhà Nhập khẩu

15
Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu

b. Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ:
Nội dung tham chiếu của hối phiếu này thường được ghi bởi các cụm từ:
- Drawn under L/C No…….. dated/wired………..issued by……
-Drawn under confirmed/ irrevocable L/C
No……….dated/wired……..issued by……

Hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ

Các nội dung tham chiếu này có tác dụng chỉ rõ số hiệu, thời điểm mở và
ngân hàng mở thư tín dụng. Vì là hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng
chứng từ nên đặc trưng của hối phiếu này là người bị kí phát chính là ngân hàng
mở L/C.
4. Thành lập hối phiếu:
Một hối phiếu có các thành phần cơ bản bắt buộc sau
4.1. Tên của hối phiếu:
Cụm từ “Bill of exchange” hoặc “exchange for” đối với tiếng Anh và
“Hối phiếu”, “Hối phiếu đòi nợ” đối với tiếng Việt là cụm từ bắt cuộc phải ghi

16
trên chứng từ và phải được ghi bằng cùng thứ tiếng thành lập hối phiếu. Nếu
thiếu cụm từ trên, hối phiếu đó được coi là không hợp lệ.
4.2. Số tiền ghi trên hối phiếu:
Số tiền ghi trên hối phiếu thường được ghi bằng cả số và chữ trong đó, số
tiền ghi bằng số được ghi sau cụm từ “For…..” thường ở góc trên bên trái của
hối phiếu. Số tiền ghi bằng chữ được ghi sau cụm từ “sum of…..”. Số tiền phải
được ghi đầy đủ cả loại tiền tệ. Số tiền ghi trên hối phiếu phải thống nhất giữa số
và chữ, nếu trường hợp thiếu thống nhất, người phải trả được thanh toán theo số
tiền ghi bằng chữ, trường hợp số tiền ghi trên hối phiếu hoàn toàn bằng số hoặc
bằng chữ, người phải trả được lựa chọn thanh toán theo số tiền nhỏ hơn. Nếu hối
phiếu dung trong thanh toán bằng thư tín dụng mà ghi không thống nhất số tiền
phải trả sẽ bị từ chối thanh toán vì lý do không đảm bảo tính thống nhất cỉa tín
dụng chứng từ.
4.3. Tên và địa chỉ của người bị kí phát:
Việc quy định tên và địa chỉ của người bị ký phát là nhằm đảm bảo cho
người thụ hưởng có thể xác định được ai (ở đâu) là người chịu trách nhiệm
thanh toán/ chấp nhận hối phiếu. Trong ngoại thương, người bị ký phát phụ
thuộc vào phương thức thanh toán:
- Trong phương thức thanh toán ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu:
Đó là người nhập khẩu hàng hóa
- Trong phương thức tín dụng chứng tư: Đó là ngân hàng mở L/C.
4.4. Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu:
- Trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm phát hành, thì địa chỉ của người
phát hành được xem là nơi phát hành hối phiếu. Địa điểm phát hành của hối
phiếu rất quan trọng, vì luật của nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu này.
- Một hối phiếu không ghi ngày tháng phát hành sẽ vô hiệu vì ngày tháng
phát hành hối phiếu là căn cứ để xác định chính xác ngày hiệu lực thanh toán.
4.5. Thời hạn thanh toán hối phiếu:
Thời hạn trả tiền của hối phiếu gồm 2 loại:
- Hối phiếu trả tiền ngay sau khi hối phiếu được xuất trình
- Hối phiếu trả tiền sau một thời gian nhất định, kể từ ngày kí phát hối
hoặc kể từ ngày kí vận đơn.
4.6. Địa điểm thanh toán:

17
Nếu không có quy định nào khác, thì địa chỉ của người bị ký phát được
xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu hối phiếu có quy định một
địa điểm thanh toán khác, thì đương nhiên đây là địa điểm thanh toán hối phiếu.
Việc quy định địa điểm thanh toán cụ thể trên hối phiếu là yếu tố bắt buộc để
người thụ hưởng xuất trình hối phiếu yêu cầu thanh toán khi đến hạn.
4.7. Tên của người thụ hưởng:
Tên của người thụ hưởng hối phiếu được thể hiện sau các cụm từ như
“pay to” hay “pay to the order of ”. Một hối phiếu có thể được chia thành hối
phiếu vô danh, hối phiếu vô danh hay hối phiếu theo lệnh. Cách chia hối phiếu
này là căn cứ theo tiêu thức tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, qua đó, thể
hiện tên của người thụ hưởng hối phiếu.
Đối với hối phiếu đích danh, người thụ hưởng được chỉ định một cách xác
định thể hiện trên hối phiếu và người thụ hưởng này là duy nhất. Hối phiếu này
không có quyền chuyển nhượng. Tên của người thụ hưởng duy nhất này được
ghi trên hối phiếu trong câu: “pay to Mr/Ms X only”. Trong tiếng Việt, cụm từ
này là: “Chỉ thanh toán cho ông(bà)…số tiền….”. Ngoài ra, ta còn có thể ghi
thêm câu: not negotiable, tức là “không được chuyển nhượng”, “cấm được
chuyển nhượng” hoặc câu “not pay to order” tức là “không trả theo lệnh”.
Đối với hối phiếu vô danh, hối phiếu được kí phát cho người cầm. Điều
này có nghĩa là bất cứ ai là người cầm phiếu đều trở thành người thụ hưởng.
Người kí phát có thể để trống, không điền tên vào sau cụm từ “pay to…..” hoặc
“pay to the order of……” . Ngoài ra, người kí phát cũng có thể ghi “pay to the
bearer”, tức là thanh toán cho người cầm hối hiếu để thành lập hối phiếu vô
danh.
Đối với hối phiếu thanh toán theo lệnh: Hối phiếu được đặc trưng bởi cụm
từ : “pay to….” Hoặc “pay to the order of…..” , tức là “thanh toán theo lệnh của
ông (bà)……..số tiền…….” và sau đó là tên của người thụ hưởng do người kí
phát quyết định. Nếu không muốn chuyển nhượng hối phiếu này cho người
khác, người kí phát có thể ghi tên của mình vào sau các cụm từ trên. Khi đó, nếu
muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác, người kí phát thực hiện thủ tục
kí hậu hối phiếu. Tương tự đối với người thụ hưởng hối phiếu cũng có thể
chuyển nhượng hối phiếu cho người khác theo thủ tục này. Vì vậy, hối phiếu
này được sử dụng khá rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
4.8. Số hiệu của hối phiếu:

18
Số hiệu của hối phiếu được thể hiện sau cụm từ Number, viết tắt là “No”
4.9. Tên, địa chỉ và chữ kí của người kí phát hối phiếu:
Một hối phiếu được đảm bảo thanh toán 2 lần, đó là người bị kí phát và
người kí phát. Trong trường hợp hối phiếu được chuyển nhượng nhưng người bị
kí phát từ chối trả tiền/ chấp nhận thị người kí phát cuối cùng là người chịu trách
nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng. Do đó, tên, chữ kí và địa chỉ của người
kí phát là yếu tố bắt buộc thể hiện trên hối phiếu.
4.10. Các thông tin tham chiếu các chứng từ liên quan:
Các thông tin tham chiếu các chứng từ liên quan thường là thông tin về số
hiệu, ngày có hiệu lực của hợp đồng, hóa đơn hoặc số hiệu, ngày mở, nơi mở
L/C có liên quan đến việc kí phát hối phiếu.
5. Chấp nhận hối phiếu:
Sau khi kí phát, người thụ hưởng phải xuất trình hối phiếu cho người bị kí
phát để người này: Trả tiền ngay đối với hối phiếu trả tiền ngay, hoặc kí chấp
nhận đối với hối phiếu có kì hạn.
Đối với một hối phiếu trả tiền ngay thì việc kí chấp nhận là không cần
thiết, nhưng đối với hối phiếu có kì hạn thì việc kí chấp nhận là không bắt buộc
đối với mọi hối phiếu nhưng lại là cần thiết vì chỉ khi hối phiếu được chấp nhận
trả tiền thị mới có sự tin cậy trong lưu thông.
Chấp nhận hối phiếu là hành vi của người bị kí phát cam kết thanh toán
vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn. Chấp nhận hối phiếu có thể thực hiện:
- Ghi trực tiếp lên mặt trước của tờ hối phiếu các từ “chấp nhận” hoặc
“acceptance”, ngày tháng và chữ kí của người bị kí phát. Đôi khi, chỉ cần chữ kí
của người bị kí phát cũng đủ cấu thành sự chấp nhận.
Người bị kí phát có thể chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên
hối phiếu bằng cách ghi rõ số tiền mình chấp nhận thanh toán.
- Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo.
Ngày tháng kí chấp nhận là bắt buộc đối với loại hối phiếu có kỳ hạn sau
X ngày kể từ ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận) hối phiếu. Các trường hợp khác,
việc ghi ngày tháng ký chấp nhận là không cần thiết.

19
Hối phiếu có chấp nhận thanh toán

6. Kí hậu hối phiếu:


Có 2 hình thức chuyển nhượng hối phiếu là trao tay và kí hậu. Kí hậu hối
phiếu là việc người thụ hưởng ký vào mặt sau của tờ hối phiếu, rồi chuyển giao
hối phiếu cho người được chuyển nhượng.
Các loại kí hậu hối phiếu thường gặp:
Kí hậu để trống: là việc kí hậu không chỉ định người hưởng lợi do thủ tục
kí hậu mang lại. Người kí hậu chỉ kí tên vào mặt sau của tờ hối phiếu hoặc có
thểm ghi thêm cụm từ “pay to…” và để trống. Với cách kí hậu này, người cầm
phiếu sẽ trở thành người hưởng lợi và việc chuyển nhượng tiếp theo sẽ không
phải kí hậu nữa mà chỉ cần trao tay.
Kí hậu theo lệnh: là việc người chuyển nhượng hối phiếu kí hậu và ghi
“pay to the order of……”. Khi đó, người có tên sau hối phiếu sẽ là người thụ
hưởng của hối phiếu, có quyền chuyển nhượng hối phiếu. Đây là loại kí hậu rất
thông dụng trong thanh toán quốc tế
Kí hậu hạn chế: Là việc kí hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối
phiếu và chỉ người này mà thôi. Kí hậu hạn chế là loại không thể chuyển nhượng
được.
Kí hậu miễn truy đòi: Là loại kí hậu mà một khi hối phiếu bị từ chối trả
tiền thì người kí hậu hối phiếu được miễn truy đòi. Người kí hậu sẽ ghi thêm
câu: “Miễn truy đòi” hay “without recourse”.

20
Kí hậu hối phiếu

II. KỲ PHIẾU.
Kỳ phiếu hay còn có tên gọi là lệnh phiếu, hối phiếu nhận nợ, hứa phiếu,
là loại chứng từ trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho
người hưởng lợi được chỉ định trên kỳ phiếu, hoặc theo lệnh của người hưởng
lợi trả cho một người khác. Kỳ phiếu có những đặc thù như sau:
- kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ ràng trên tờ lệnh này
- một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để
cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi.
- kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng, hoặc công ty tài chính để
đảm bảo khả năng thanh toán của nó
- kỳ phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho
người hưởng lợi kỳ phiếu này

Kỳ phiếu

21
Hình thức của một kỳ phiếu về cơ bản là giống với hối phiếu. nó bao gồm
tên của kỳ phiếu( promissory note), ngày phát hành ở góc bên trái phía trên, số
tiền được ghi bằng chữ và số, tên và địa điểm người thụ hưởng, tên và địa điểm
người phát hành. Tương tự như hối phiếu thì nó cũng có nhiều loại như trả
trước, trả sau, trả đích danh hay trả theo lệnh.
Hiện nay, trong thương mại quốc tế nhờ những ưu việt và tính đảm bảo thanh
toán hơn so với kỳ phiếu mà hối phiếu được ưa chuộng và thông dụng hơn.
Cũng chính vì thế kỳ phiếu hiếm được sử dụng và ít được quan tâm.

III. PHÁT HÀNH KỲ PHIẾU, HỐI PHIẾU


Phát hành hối phiếu, kỳ phiếu(Hp, kp) là việc người ký phát hay người
phát hành lập, ký, chuyển giao công cụ chuyển nhượng lần đầu cho người thụ
hưởng. Trong đó, người ký phát là người lập và ký hối phiếu, séc. Người phát
hành là người lập, ký kỳ phiếu. công cụ chuyển nhượng là hối phiếu, kỳ phiếu,
séc…
Để được phát hành ra hối phiếu, kỳ phiếu hay các công cụ chuyển nhượng
khác thì người ký phát hay phát hành phải có cơ sở là các giao dịch mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cho vay tài chính, hoạt động tín dụng…
Hối phiếu, kỳ phiếu được phát hành phải đảm bảo đầy đủ nội dung của
chúng, và có sự đảm bảo từ người ký phát/phát hành.
1. Nội dung của hp, kp:
- Hối phiếu, kỳ phiếu có những nội dung sau:
+ Cụm từ hối phiếu, kỳ phiếu ghi mặt trước của chúng.
+ Yêu cầu thanh toán(hp) / cam kết thanh toán(kp) không điều kiện 1 số
tiền nhất định.
+ Thời hạn thanh toán
+ Địa điểm thanh toán
+ Tên (tổ chức) hoặc họ và tên (cá nhân của người bị ký phát): Tên (tổ
chức) hoặc họ và tên (cá nhân) của người thụ hưởng được người ký
phát(hp)/người phát hành(kp) chỉ định, hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi
nợ/nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng, hoặc yêu cầu thanh toán hp đòi nợ
cho người cầm giữ
+ Địa điểm và ngày ký phát/ phát hành

22
+ Tên (tổ chức) và họ và tên (cá nhân), địa chỉ và chữ ký của người ký
phát/phát hành
- Hp / kp sẽ không có giá trị nếu thiếu một trong những nội dung trên trừ
những trường hợp:
+ Thời hạn thanh toán không được ghi trên hp thì hp sẽ được thanh toán
ngay khi xuất trình
+ Địa điểm thanh toán ko được ghi thì hp/kp sẽ được thanh toán tại địa chỉ
của người ký phát/ người phát hành.
+ Địa điểm ký phát/ phát hành ko được ghi cụ thể trên hp/kp thì hp/kp được
coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát/ người phát hành
- Khi số tiền thanh toán ghi bằng số khác với ghi bằng chữ thì số tiền ghi
bằng chữ có giá trị thanh toán, nìu số tiền được ghi 2 lần trở lên bằng chữ hoặc
số và khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất ghi bằng chữ có giá trị thanh toán
- Hp/kp ko có đủ chỗ để viết, hp/kp có thể có thêm tờ phụ đính kèm ( ghi
nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, nhượng, cầm cố, nhờ thu). Người đầu tiên
lập tờ phụ phải gắn nó với hp và ký tên chỗ giáp lai.

2. Nghĩa vụ của người ký phát/ phát hành:


2.1. Đối với hối phiếu:
- Người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên hp cho người thụ
hưởng khi hp bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
- Trường hợp người chuyển nhượng hoặc người bảo lãnh đã thanh toán
hp cho người thụ hưởng sau khi hp bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh
toán thì người ký phát có nghĩa vụ thanh toán cho người chuyển nhượng hoặc
người bảo lãnh số tiền ghi trên hp đó.
2.2. đối với kỳ phiếu:
Người phát hành có nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên kỳ phiếu cho
người thụ hưởng khi đến hạn thanh toán và có các nghĩa vụ khác như người
chấp nhận kỳ phiếu theo luật định.

23

You might also like