You are on page 1of 20

NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

LỜI MỞ ĐẦU

Dù là công khai hay ngấm ngầm thì cũng đã có không ít những vụ phá
sản tầm cỡ quốc gia diễn ra trong suốt thời kỳ thế giới lâm vào khủng hoảng
kinh tế. Có rất nhiều lý do dẫn tới cuộc khủng hoảng toàn cầu này nhưng trong
đó phải kể đến tình trạng nợ công tràn lan ở nhiều nước. Nợ công khó kiểm soát
ở nhiều quốc gia chính là nguyên nhân khiến nền kinh tế phục hồi rất chậm
chạp, mong manh và đứng trước nguy cơ tiếp tục khủng hoảng. Bất kể từ nước
giàu có nhất thế giới như Mỹ, hay Nhật Bản cho tới những quốc gia phát triển ở
châu Âu như Đức, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha,… hay Trung Quốc “chủ nợ lớn
nhất của Mỹ và các quốc gia”, tất cả các “đại gia” này đều đang mắc một khoản
nợ công không hề nhỏ. Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và hội nhập cũng
không tránh khỏi tình trạng trên. Trong khi tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thông
qua chi tiêu để dành của quốc gia liên tục giảm thì nợ công liên tục tăng, nguồn
để đầu tư tăng và ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Và đáng lo ngại hơn
cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn
hơn. Điều đó càng khiến nợ công ở Việt Nam tăng cao và tiến tới mức nguy
hiểm.

Nợ công đang làm nóng nghị trường Quốc hội, mà trong đó gây tranh cãi
nhiều nhất là quy mô, tính an toàn và tài trợ nợ công. Vì vậy nhóm chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Nợ công Việt Nam, thực trạng và giải pháp giai đoạn
2008-2010” để chúng ta phần nào hiểu rõ hơn thực trạng nợ Chính phủ Việt
Nam những năm qua. Bên cạnh đó là một số đề xuất giúp chúng ta thoát khỏi
tình trạng này.

Trong quá trình nghiên nhóm hẳn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được
sự góp ý nhiệt tình từ thầy và các bạn.

Nhóm sinh viên thực hiện

Page 1 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG


1.1. Khái niệm
Nợ Chính phủ (hay còn gọi là nợ công hay nợ quốc gia) là tổng giá trị
các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương tới địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước và
thường được đo lường bằng phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội GDP.
1.2. Phân loại
 Theo nguồn gốc:
o Nợ trong nước: Là các khoản vay từ người cho vay trong nước
o Nợ nước ngoài: Là các khoản vay từ người cho vay nước ngoài
 Theo thời hạn khoản nợ:
o Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có kì hạn dưới 1 năm
o Nợ trung hạn: Là các khoản nợ có kì hạn từ 1 năm đến 10 năm
o Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có kì hạn trên 10 năm
1.3. Các hình thức vay nợ của Chính phủ
 Phát hành trái phiếu Chính phủ:
o Trái phiếu phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng
vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi
khi đáo hạn.
o Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ có rủi ro tín dụng cao hơn vì
Chính phủ có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ
giá hối đoái khi đến thời hạn thanh toán.
 Vay trực tiếp:
o Vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hay các thể chế siêu
quốc gia như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, …
o Hình thức này có độ tin cậy tín dụng thấp do đó khả năng vay nợ bằng
hình thức phát hành trái phiếu không cao.
1.4. Tính nợ Chính phủ
Nợ Chính phủ thường được tính toán đo lường bằng phần trăm so với
GDP. Nợ thường được tính tại từng thời kỳ, giai đoạn. Khi tính toán nợ Chính
phủ ta thường hay vấp phải một số vấn đề sau:
 Lạm phát:
Thâm hụt ngân sách thường không điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát
trong tính toán, vì trong chi tiêu Chính phủ các khoản trả lãi vay theo lãi suất
danh nghĩa trong khi đáng lẽ nên tính theo lãi suất thực tế ( Lãi suất danh nghĩa

Page 2 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

bằng lãi suất thực tế cộng tỷ lệ lạm phát). Trong những thời kỳ lạm phát cao và
nợ Chính phủ lớn thì ảnh hưởng của lạm phát là rất lớn tới nợ công.
 Tài sản đầu tư:
Các nhà kinh tế cho rằng nên trừ tổng tài sản của tài sản Chính phủ trong
tính toán nợ Chính phủ. Tuy nhiên, tính toán theo cách này sẽ gặp phải vấn đề
những gì nên coi là tài sản của Chính phủ và tính toán giá trị của chúng như thế
nào.
 Các khoản nợ tiềm tàng (Nợ ngầm)
Các khoản chi trả trợ cấp cho hưu trí, bảo hiểm xã hội, … hay các
khoản Chính phủ đứng ra bảo đảm cho các khoản vay mà trong tương lai không
có khả năng thanh toán cũng cần được tính vào nợ Chính phủ, bởi lẽ rốt cuộc đó
cũng là tiền do Chính phủ phải chi ra.
1.5. Tác động của nợ Chính phủ
 Tính trung lập của nợ Chính phủ:
o Quan điểm truyền thống cho rằng cắt giảm thuế được bù đắp
bằng nợ Chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự
gia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn
nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc
dân thấp hơn trong dài hạn.
o Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế
được bù đắp bằng nợ Chính phủ không kích thích chi tiêu cả trong ngắn hạn
vì các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái
phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại
tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng
tốc). Do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai
hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá.
Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi
của người tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người
tiêu dùng.
 Về hiệu suất của tác động nợ Chính phủ tới sự tăng trưởng
của nền kinh tế:

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong
dài hạn một khoản nợ Chính phủ lớn làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm
năng chậm lại.

Page 3 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2010
2.1. Tình hình nợ công thế giới
Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau
cuộc đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục. Thế nhưng, sự hồi phục
hiện nay của kinh tế thế giới rất mong manh, bấp bênh và không loại trừ khả
năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng nợ
công tràn lan ở nhiều nước là một nguyên nhân quan trọng.
Trong những năm gần đây, sự quan tâm của thế giới đang đổ vào Hy
Lạp, nơi mà núi nợ đang đè lên lưng nước này. Nó đã đẩy nền kinh tế nước này
vào nguy cơ sụp đổ với tổng số nợ công lên tới 300 tỷ Euro (chiếm 124% GDP
năm 2009) và mức thâm hụt ngân sách hai con số, trong khi tăng trưởng kinh tế
tiếp tục âm. Hiện nay, Hy Lạp là nước có mức nợ công thuộc loại nhiều nhất tại
châu Âu so với quy mô nền kinh tế và được ví như “một người bệnh đang trong
thời kỳ nguy kịch”. Mức độ tín nhiệm tài chính của nước này đã bị tụt xuống
hạng BBB-. Điều này đồng nghĩa với khả năng đi vay tiền từ bên ngoài trở nên
khó khăn. Nếu không trả được, Hy Lạp sẽ trở thành nước bị vỡ nợ, các chủ nợ sẽ
tìm cách siết nợ, và như vậy, nền kinh tế nước này sẽ rơi vào khủng hoảng khi
mà các nhà đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi Hy Lạp. Tình trạng nợ công chồng
chất không chỉ là hiện tượng đơn lẻ diễn ra ở Hy Lạp hay Băng Đảo và Đu-bai
gần đây, mà đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Không riêng các
nước đang phát triển mới đi vay, mà cả những nước phát triển giàu có cũng mắc
nợ.
Hiện nay, Mỹ là con nợ lớn thuộc loại hàng đầu thế giới với tổng số nợ
lên tới 13.000 tỷ USD, chiếm khoảng 93% GDP. Mức thâm hụt ngân sách của
Mỹ năm 2010 dự kiến là 9,9%. Điều này báo hiệu núi nợ của Mỹ sẽ tăng lên tới
mức xấp xỉ 100% GDP vào cuối năm nay.
Kể cả Nhật Bản, đã từng có thời người ta tưởng có thể sẽ “mua hết nước
Mỹ”, vậy mà bây giờ cũng trở thành một con nợ “cỡ bự” với mức nợ tương
đương với 227% GDP và thâm hụt ngân sách dự kiến 10,2 % năm 2010.
Rồi đến Trung Quốc, nước hiện được coi là chủ nợ nước ngoài lớn của
Mỹ và nhiều nước khác với nguồn dự trữ quốc gia trên 2000 tỷ USD, song cũng
không phải là không mắc nợ. Theo Giáo sư Victor Shih từ trường Đại học
Northwestern của Mỹ, các chính quyền địa phương của Trung Quốc đã vay
mượn tổng cộng trên 11 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 1,68 nghìn tỷ
USD) từ năm 2004 cho tới cuối năm 2009 và Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt
với thâm hụt ngân sách khổng lồ, chiếm hơn 10% GDP trong năm 2010.
Ấn Độ, một nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á cũng đang đối mặt với
tình trạng nợ công nặng nề. Tỷ lệ nợ so với GDP năm 2009 lên tới 88,9% và
mức thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến là 6,8%. Hiện Ấn Độ bị xếp hạng tín
dụng quốc gia BBB- giống như Hy Lạp.
Trong liên minh châu Âu (EU), hầu hết các nước đều đang trong tình
trạng nợ nần. Ngay cả Đức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, cũng đẫm mình
trong nợ với mức 84,5% GDP. Nợ công của Pháp cuối năm 2009 đã lên xấp xỉ
Page 4 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

1500 tỷ Euro, tương đương với 82,6 % GDP, mức thâm hụt ngân sách 7,6 % và
dự kiến còn tiếp tục với mức 7,1% năm 2010. Tình hình của Italy lại còn đáng
buồn hơn với mức nợ công lên tới 120 % GDP năm 2009 và dự kiến thâm hụt
ngân sách 5,6% năm 2010, trong khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục khó khăn
(-2,3%). Một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Băng Đảo, Ai-xơ-len
cũng đang lâm tình cảnh nợ nần bi đát. Các nước này đều có tỷ lệ nợ gần ngang,
thậm chí có nước còn lớn hơn GDP và thâm hụt ngân sách vượt xa mức quy
định (3%) của EU, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế rất ảm đạm. Trường
hợp Tây Ban Nha rất đáng lo ngại và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng Tây Ban
Nha có thể sẽ đi theo con đường của Hy Lạp, bởi với ngân sách bị thâm hụt
ngang mức 11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP - những
con số này trầm trọng hơn của Hy Lạp rất nhiều. Trong khi đó, thất nghiệp của
Tây Ban Nha cũng rất cao, tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống ngân
hàng rất mong manh.
Tình trạng nợ gia tăng đến mức không thể chấp nhận được ở nhiều nước
như vậy báo hiệu một triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới. Một
số ý kiến cho rằng, không loại trừ khả năng khủng hoảng nợ xảy ra tại một trong
số mắt xích xung yếu nhất hiện nay sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới
có thể lan rộng.
Cả thế giới đang chìm trong cơn lốc xoáy nợ công. Tất cả các nền kinh
tế lớn mạnh trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc; từ châu Mỹ,
châu Âu tới châu Á đều đang đối đầu với bài toán nợ công và Việt Nam cũng
không nằm ngoài vòng xoáy đó. Trong suốt những năm gần đây, giai đoạn
2008-2010 nợ công của Việt Nam cũng đang tăng dần.
Vậy thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay liệu có an toàn?
2.2. Thực trạng Việt Nam giai đoạn 2008-2010
2.2.1. Quy mô nợ công
Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang có nguy cơ lan
rộng sang một số quốc gia EU khác khiến các nước, nhất là những nước có nợ
công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tài khóa
của mình. Tại Việt Nam, tình trạng nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu nâng
cao chất lượng quản lý nợ công của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết. Theo
World Factbook nợ công của Việt Nam năm 2008 là khoảng 38% GDP, nhưng
đến năm 2009 đã tăng nhanh lên mức 52,3% GDP. Còn theo Bộ Tài chính thì nợ
công tại Việt Nam năm 2009 chỉ ở mức 39% GDP. Và trong năm 2010 thì nợ
công đã lên tới 56,7% GDP.
Ủy ban Pháp luật Quốc hội công bố khoản nợ công tại Việt Nam vào
khoảng 42% GDP. Trong khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại đưa ra kết
luận rằng nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 lên 36,2%
GDP năm 2008, 41,9% năm 2009 và lên 44,6% năm 2010, kèm theo đó là lời
cảnh báo nợ Chính phủ đã tăng sát mức trần cho phép.
Với cách tính nợ công của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp
quốc (UNCTAD) được nhiều nước trên thế giới sử dụng thì nợ công còn bao
gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của công ty

Page 5 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

cổ phần tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội
mà Nhà nước sử dụng để mua trái phiếu hay đầu tư vào các công trình kinh tế
trọng điểm quốc gia. Mà theo vậy thì nợ công của Việt Nam phải lên tới trên
72% GDP, bởi đến hết năm 2008, tổng dư nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước đã là 20% GDP, chưa kể đó là những con số thống kê chưa đầy đủ, rõ
ràng. Minh chứng điển hình là trường hợp Vinashin có tổng số dư nợ thực tế lên
tới 120.000 tỷ đồng chứ không phải 86.000 tỷ như đã báo cáo. Theo số liệu của
Tạp chí kinh tế The Economist thì tổng nợ công của Việt Nam hiện là 50,935 tỷ
USD, tương đương 51,6% GDP.
Như vậy là chỉ riêng việc tính toán nợ công cũng đã gây ra những bất
cập. Điều đó cho thấy sự thiếu thống nhất trong đánh giá, thống kê và thiếu chặt
chẽ, liên kết giữa các cơ quan quản lý vấn đề này. Tuy mỗi con số phản ánh một
cái nhìn khác nhau về một vấn đề được xem là “sức khỏe của một nền kinh tế”
nhưng nó đều cho thấy rằng quy mô nợ công tại Việt Nam đang ngày càng lớn.

Biểu đồ 1: Nợ công và cán cân ngân sách của Việt Nam (2007-2010)
(số liệu 2010 là ước tính)
Nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách
(cả trong và ngoài dự toán) tăng từ -7.3% GDP năm 2007 lên tới 9,6% GDP năm
2009 (theo EIU), trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên, đầu tư lại
không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc tài trợ nợ
công ngày càng trở nên đắt đỏ. Mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ”
5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút.
Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của
Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa
chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42%
GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước
ngoài bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư). Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản
của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ
bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Đây là nguyên nhân chính khiến Fitch giảm
xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam từ BB-xuống B+ (tức là thấp hơn “mức
đầu tư” bốn bậc) vào cuối tháng 7-2010. Như vậy có thể thấy mỗi công dân đều
có quyền lợi và cả trách nhiệm từ các khoản vay của Nhà nước.

Page 6 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

Biểu đồ 2: Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2010

Bảng 1: Xếp hạng nợ công của một số quốc gia trên thế giới
Báo cáo về ngân sách Nhà nước tính đến 31/12/2009 tổng số dư nợ công
bằng 52,6% GDP, năm 2010 dư nợ Chính phủ bằng 44,3% GDP, dư nợ quốc gia
bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP. Xu hướng gia tăng nợ công
đang ở mức báo động, tốc độ tăng dư nợ chính phủ bình quân hàng năm giai
đoạn 2006-2010 đã là 24,3%. Nợ công của nước ta năm 2010 ở mức 56,7%
GDP (GDP năm 2010 ước thực hiện là 1.951 nghìn tỷ đồng). Trong đó:
o Nợ chính phủ khoảng 44,5% GDP.

Page 7 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

o Nợ được chính phủ bảo lãnh khoảng 11,6% GDP (Quyết định
số 1016/QĐ-TTg, phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài được
Chính phủ bảo lãnh năm 2010 là 1.600 triệu USD).
o Nợ của chính quyền địa phương tương đương khoảng 0,6%
GDP.
o Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 42,2%.
o Nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước
khoảng18,9%.
o Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu
khoảng 5,1%.
Chỉ chú trọng nhiều đến ngưỡng nợ làm mức tỷ lệ phần trăm trong GDP
theo mục tiêu, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề quan trọng hơn đó là kiểm
soát xu hướng gia tăng của tỷ lệ này.
Cụ thể hơn về vấn đề nợ nước ngoài, nợ nước ngoài của quốc gia so với
GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo
khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ
quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước
ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ
Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là
dưới 35%)…
Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngoài
Chính phủ gần 23,943 tỷ USD, có đến 19,325 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên
1,5 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%; 281,7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu
USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi
suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR)..
Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá
đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả
nợ nước ngoài của Chính phủ.
So với thời điểm cuối năm 2005, con số gần 28 tỷ USD nợ nước ngoài
tính đến ngày 31/12/2009 đã gấp gần 2 lần (so với 14,2 tỷ USD), sau khi hàng
loạt các khoản vay của WB, ADB, Nhật Bản… được chuyển vào ngân sách
trong năm vừa qua. Như vậy thì tốc độ gia tăng nợ nước ngoài của nước ta khá
nhanh trong trung và dài hạn mang lại những bất ổn nhất định trong nền kinh tế.
Như vậy thì liệu trong tương lai với tỷ lệ nợ như vậy và tốc độ gia tăng tương
đối nhanh như vậy thì nợ công nói chung của nước ta có đang lo ngại hay
không, có an toàn chưa?

Page 8 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

2.2.2. Tính an toàn của nợ công hiện nay

Hình 1: Nợ công của Việt Nam trong năm 2010


Tính tới 16h40 ngày 12/10/2010 (theo giờ Việt Nam), hiển thị trên đồng
hộ đo nợ công của tạp chí kinh tế thế giới The Economist số nợ công toàn cầu là
39.942.437.066.497 (khoảng 40 nghìn tỷ USD). Theo đó, nợ công của Việt Nam
năm 2010 là 50,935 tỷ USD (khoảng 51,6% GDP), và nợ bình quân trên đầu
người là 580,91USD/người.

Nợ công tính trên đầu


Quốc gia
người (USD)

Nhật Bản 83697

Iceland 43286

Anh 26602

Pháp 31785

Malaysia 4184

Canada 37000

Mỹ 27683

Thái Lan 2064

Philippines 1071

Indonesia 743

Trung Quốc 713.6

Việt Nam Page 9 of 20 580.91


NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

Bảng 2: Nợ công tính trên đầu người của một số quốc gia ngày 12/10/2010
(Thống kê dựa trên số liệu của tạp chí The Economist)
Theo như bảng trên ta thấy hiện tại Nhật Bản đang là nước có số nợ công
trên đầu người lớn nhất thế giới, đứng sau là Iceland và một số nước châu Âu và
mức nợ công trên đầu người ở Việt Nam chỉ là 580.91 USD/người. So sánh trên
bảng 2 thì nợ công trên đầu người của Việt Nam được xếp vào hạng thấp trong
khu vực châu Á - khu vực có tỉ lệ nợ công trên đầu người thấp. Khu vực có tỉ lệ
nợ công trên đầu người cao nhất là châu Âu và Bắc Mỹ và ở mức trung bình là
khu vực Nam Mỹ.
Xét trên phương diện nợ công trên đầu người thì nợ công ở Việt Nam
chưa cao và được cho là thấp trong khu vực châu Á và trên thế giới nhưng xét về
nợ công trên tổng GDP thì nợ công ở Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình.
Tỷ lệ nợ công trên GDP và nợ công trên đầu người đều chỉ phán ánh một
cách phiến diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Bởi lẽ, ví như ở Hy Lạp,
nợ công khoảng 100% GDP đủ để bị phá sản thì ở Nhật Bản, nợ công trên đầu
người có là cao nhất thế giới vẫn được coi là an toàn. Do đó, độ an toàn của nợ
công không chỉ phụ thuộc vào những con số nêu trên mà chủ yếu phụ thuộc và
“sức khỏe của nền kinh tế” và khả năng trả nợ.
Vậy nợ công ở Việt Nam những năm gần đây là an toàn hay nguy hiểm?
Đó còn là một câu hỏi gây tranh cãi cho tất cả các nhà kinh tế học trong nước và
trên thế giới.
Trong cơ cấu nợ công chủ yếu là nợ dài hạn. Ví dụ năm 2011 bố trí 85
ngàn tỷ đồng để trả nợ so với 590 ngàn tỷ thu ngân sách (tương đương 15%) thì
vẫn an toàn. Tuy nhiên, nếu phần thu còn lại sau khi trả nợ và chi thường xuyên
ngày càng giảm và tiếp cận đến không thì việc vay nợ đã đến ngưỡng mất an
toàn.
Theo TS. Tô Văn Trường, ông nhận định độ an toàn tài chính quốc gia
đang có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép. Bởi tính đến 31/12/2009, nợ công so
với GDP chiếm 52,6%, trong đó nợ Chính phủ chiếm 41,9%, trong khi quy định
của Thủ tướng về chỉ tiêu nợ Chính phủ là 50%. Mức dư nợ công năm 2010 là
52,6%, nợ nước ngoài chiếm 38,8% và nợ công là 57% GDP năm 2011.
Bà Keiko Kubota, kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt
Nam nhận xét: “Mặc dù mức nợ của Việt Nam nhỏ hơn ngưỡng nhưng vẫn có
thể gặp các cú sốc không lường được như GDP thấp hơn so với dự tính, hay do
lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi, các khoản dự phòng không như dự toán, thì sẽ
làm nợ công tăng lên”. Theo bà phải đảm bảo nợ là bền vững và khoản nợ đó
phải lành mạnh mà ở Việt Nam thì không phải tất cả các khoản nợ đều lành
mạnh.
Các chuyên gia của WB hay IMF đều cho rằng nợ công của Việt Nam
vẫn là an toàn. Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, với dự báo khả năng về
tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước năm 2011, cùng với cơ cấu
nợ công chủ yếu là nợ dài hạn và hiện vẫn đủ khả năng trả nợ nên nợ công của
Việt Nam nằm trong ngưỡng an toàn. “Nhưng do dư nợ hiện đã ở mức cao, xu
Page 10 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

thế được vay nợ trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi sẽ giảm dần, nên cần thay
đổi cơ cấu nguồn vốn, bảo đảm trả nợ đến hạn, giảm dần vay nợ. Điều mấu chốt
là phải tăng cường hiệu quả đầu tư, đảm bảo duy trì các chỉ số nợ ở trong giới
hạn an toàn, phù hợp với tiềm lực của đất nước”, Ủy ban Tài chính - Ngân sách
của Quốc hội nhấn mạnh.
Ông Alex Warren – Rodriguez, chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương
trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng nếu chỉ vào
ngưỡng nợ công tính trên GDP là chưa đủ. Bởi Việt Nam chưa thể dự báo được
những điều sẽ xảy ra, mà cần phải có một “thước đo chuẩn” từ các nền kinh tế
khác có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế tương tự. Dẫn ví dụ từ trường hợp của
Argentina, một quốc gia dù có mức nợ công dưới 60% và ngân sách tài chính
khá tốt, nhưng vẫn xảy ra khủng hoảng nợ, chuyên gia Alex Warren – Rodriguez
phân tích: “Điều quan trọng là chúng ta phải giám sát được thực trạng kinh tế vĩ
mô. Nợ công và nợ tư xuất phát từ tình hình tài chính, dựa trên tình hình kinh tế
Việt Nam, thế giới. Do đó cần mở rộng cách thức suy nghĩ và hiểu về nợ và
phân tích nợ. Khi đó, mới dự đoán được tình huống nợ có thể xảy ra. Ví dụ việc
tăng thuế, có tác động tốt đến tài chính công hiện tại, nhưng cũng ảnh hưởng đến
khả năng bền vững của tài chính công về dài hạn. Trường hợp của Argentina,
trong những năm 90 của thế kỷ trước, các cơ quan của Chính phủ Argentina, họ
đưa ra chính sách tài chính công rất tốt, như thâm hụt ngân sách dưới 3%, nợ
công tính trên GDP dưới 60%, lạm phát thấp, và Argentina cũng là nước giàu.
Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi chỉ trong 3 – 4 năm, rủi ro đã xảy ra ảnh hưởng
đến tài chính công của Argentina, dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ ở nước này.
Đây là những ví dụ cho ta thấy tình hình chỉ thay đổi rất nhanh”. Nợ công của
Việt Nam năm 2010 là 56,6% GDP, dư nợ chính phủ bằng 44,3% GDP, dư nợ
quốc gia bằng 42,2% GDP. Vay nợ nước ngoài giảm, vay nợ trong nước tăng.
Mặc dù vậy, mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức trần cho phép,
điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010 gặp khó khăn.
Bản báo cáo thẩm tra (Của ai? Viết về cái gì?) cũng chỉ ra rằng, khi nợ
quốc gia tăng sát mức an toàn, vay nợ trong nước và nước ngoài gặp khó khăn
và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó
khăn cho các năm sau.
Ngưỡng nợ công của Việt Nam đã hơn 50%. Dẫu các chuyên gia kinh tế
quốc tế cho rằng, ngưỡng nợ công hơn 50% GDP của Việt nam là có thể chấp
nhận được, nhưng Việt Nam không thể chủ quan. Thực tế cho thấy ngưỡng nợ
hay quy mô nợ chỉ là điều kiện cần thiết để hạn chế các nguy cơ về ngân sách có
thể xảy ra.
Như vậy, trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thông qua chỉ tiêu để
dành của quốc gia liên tục giảm thì nợ công liên tục tăng, nguồn để đầu tư tăng
và ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Mức thâm hụt ngân sách ở Việt
Nam đã vượt xa ngưỡng "báo động đỏ" 5%. Đây là mức còn gây tranh cãi. Thí
dụ, theo mức chuẩn của khối EUR, thì thâm hụt ngân sách không được quá 3%
GDP mới được xét là thành viên của Khối. Tất nhiên, họ phải trả giá như khủng
hoảng nợ công vừa qua vì đã không tuân thủ như vậy theo thông lệ quốc tế,
khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút.

Page 11 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

Nợ công của Mỹ hiện nay chiếm tới 90% GDP (theo Wiki là 93%).
Trong đó có tới trên 60% là do Bộ Tài chính Mỹ phát hành tín/trái phiếu để đầu
tư ra nước ngoài, còn 32% là nợ do sử dụng Quỹ An ninh xã hội (chủ yếu ở
dạng quỹ lương hưu của người Mỹ). Như vậy 60% "nợ" được đầu tư và mang lại
lợi nhuận cho Chính phủ Mỹ, một phần được sử dụng làm nguồn dự trữ bảo
lãnh.
Đối với Việt Nam, đáng lo hơn cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả
và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn hơn. Nguy cơ đã thấy rõ không giữ nổi
tài chính quốc gia trong ngưỡng an toàn. Thiếu hụt ngân sách ngày càng tăng, tỷ
lệ chi ngân sách nhà nước thực hiện so với tỷ lệ ngân sách Quốc hội biểu quyết
thường cách xa nhau khoảng 20%.

Biểu đồ 4: Thâm hụt


ngân sách của Việt
Nam với các nước
trên thế giới.
Nguồn: Ngân hàng
Thế giới, Natixis, UB
Ngân sách QH Mỹ
(2010).

2.2.3. Tài trợ nợ công ở Việt Nam


Từ những gì đã xảy ra trong thực tiễn, chúng ta cũng nhìn nhận lại
những gì mà bội chi ngân sách với những đầu tư quá hoang phí mà không cần
nghĩ đến rủi ro hay không đong đo được rủi ro. Ví như vụ Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin với số nợ lên tới 86.000 tỷ VND nhưng
thực chất là tới 120.000 tỷ VND.
Con tàu ma Vinashin do tập đoàn quốc doanh quản lý chưa kịp ra khơi
vùng vẫy trước sóng gió đã vội đắm ngay trước bãi đóng tàu của mình để lại “tờ
di chúc” với khoản nợ khổng lồ (hơn 100.000 ngàn tỷ đồng) cho người dân lao
động nghèo Việt Nam giải quyết!
Trong báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư thì con số GDP bình quân đầu
người năm 2010 tại Việt Nam ước khoảng 1.200 USD, tức GDP của cả nước
năm 2010 ước đạt khoảng 103 tỉ USD thì khoản nợ của Vinashin được xác
định tương đương 6% GDP của cả nước năm 2010. Con số GDP trên đây chỉ là
ước tính, tức là có thể đạt, có thể không đạt, từ đó tỉ lệ nợ Vinashin trên GDP cả
nước có thể cao hơn 6%.
Riêng một mình Vinashin mà khoản nợ đã chiếm tỉ lệ 6% GPD, trong
khi đó, khối Doanh Nghiệp nhà nước với tiềm năng tài chính và nguồn lực to
lớn nhưng mức độ lợi nhuận thấp, thậm chí có doanh nghiệp lỗ nhiều năm liền.

Page 12 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

Do đó, mức nợ của các doanh nghiệp nhà nước thực sự là một mối lo ngại cho
nền kinh tế.
Hơn nữa, trong những năm tới, nếu những dự án đang cần rất nhiều vốn
như dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60
tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)… được thực
hiện thì mức nợ công sẽ còn tăng cao.
Như vậy có thể thấy vấn đề nợ công chưa được quan tâm đúng mức;
cách tính bội chi chưa rõ ràng. Việc vay nợ của các tập đoàn có tính vào bội chi
ngân sách hay không? Từ bài học của Vinashin cho thấy nếu tập đoàn này bị phá
sản thì Chính phủ phải can thiệp và chịu trách nhiệm với các khoản vay của tập
đoàn. Tảng băng ngầm trong những món nợ “tư” đã bắt đầu “nổi” lên và có ít
nhất 300 triệu USD nợ của riêng Vinashin đã biến thành “nợ công” của quốc
gia.
Ngày 15/9/2010, Văn phòng Chính phủ ký công văn truyền đạt ý kiến
của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng quyết định cho Vinashin khoản tiền 300
triệu USD để trả nợ. Khối lượng vay vốn nước ngoài được chính phủ bảo lãnh
cho Vinashin năm 2009 đã ở mức gần 4 tỷ USD, tăng gấp 4 lần mức 0,91 tỷ
USD trong năm 2005. Tỷ trọng nợ nước ngoài trong tổng dư nợ của Chính phủ
cũng tăng lên mức 14,27% năm 2009, gấp 2 lần mức 6,4% năm 2005. năm
2005- 2010, dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tăng qua các năm. Bình quân 5 năm
qua tăng khoảng 40%/năm. Trong đó, nợ trong nước tăng khoảng 42%/năm, nợ
nước ngoài tăng khoảng 38%/năm. Tỷ lệ dư nợ được Chính phủ bảo lãnh so với
GDP cũng tăng qua các năm, bình quân ở mức 7% GDP/năm, trong đó, bảo lãnh
vay nợ trong nước ở mức 5% GDP/năm và bảo lãnh vay nợ nước ngòai ở mức
2% GDP/năm. Báo cáo của Chính phủ Việt Nam nói năm 2010 có 20/21 đơn vị
thuộc khối tập đoàn, tổng công ty 91 làm ăn có lãi, trừ Vinashin. Như vậy chúng
ta thấy được thực trạng đầu tư công của Việt Nam quá quan liêu, yếu kém,
không mang lại hiệu quả, nếu chưa muốn nói còn thua lỗ.
Trên đấy mới chỉ là đơn cử một trường hợp điển hình về Vinashin.
Ngoài ra, Việt Nam còn rất nhiều những tài trợ công không hiệu quả. Chính phủ
đi vay nợ để đầu tư nhưng lại không làm cho đồng tiền sinh lợi để thu lợi nhuận
và trả lãi. Quá ưu ái những “đứa con cưng”, những tập đoàn, doanh nghiệp Nhà
nước mà Chính phủ đã khiến cho tình trạng nợ công của Việt Nam ngày một
trầm trọng. Nếu Nhà nước vẫn tiếp tục tài trợ nợ công kiểu này thì chắc chắn
Việt Nam sẽ sớm vượt ngưỡng an toàn về nợ công mà hiện chúng ta đang ở
ngưỡng cảnh báo.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ công
o Nguồn thu giảm sút là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng thâm hụt
ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Việt Nam
là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế
giới (WB), kinh tế không chính thức ở Việt Nam ở mức 15,6% GDP so với
13,1% GDP của Trung Quốc và Singapore; 11,3% GDP của Nhật Bản. Hệ thống
thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và
thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế
và kinh tế ngầm phát triển ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có tỷ
Page 13 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

lệ tham nhũng cao. Không chỉ có công nhân viên chức không chịu nộp thuế, mà
việc nhận tiền hối lộ còn khá phổ biến từ Trung ương đến địa phương.
o Do sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngoài và việc sử
dụng nguồn vốn không hiệu quả: Chính phủ gia tăng huy động vốn trong từ bên
ngoài như vay nước ngoài, phát hành trái phiếu chính phủ…. Việc chính phủ đã
chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến
các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, với việc Việt
Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ
dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao
hơn nhiều.
o Nguyên nhân thứ ba là khi nhắc đến nợ công, người ta còn phải tính
đến các khoản do chính quyền địa phương hoặc doanh nghiệp đi vay dưới sự
bảo lãnh của Chính phủ. Theo ước tính, khoản vay của doanh nghiệp hiện chiếm
khoảng 10% tổng dư nợ công và là khoản đáng lo ngại nhất bởi phần lớn là vay
với kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, Chính
phủ đương nhiên sẽ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người bảo lãnh. Như
vậy thì nợ công sẽ tăng lên.
o Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ
hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Một bằng chứng cụ thể là
ngay cả khi mới sớm thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt
Nam đã tăng nhanh trở lại, cao hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế trong
khu vực. Hệ quả là khi Chính phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu trong
nước, lợi suất phải trả đã lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chính phủ phát
hành trái phiếu quốc tế, phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như
Indonesia và Philippines) do mức độ rủi ro cao hơn.
o Một nguyên nhân sâu xa hơn và cũng không kém phần quan trọng đó
chính là hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn kém
hiệu quả, nạn tham nhũng, quan liêu tràn lan…Về nguyên tắc, nợ công của Việt
Nam bao gồm nợ của Chính phủ, của các chính quyền địa phương và phần vay
của doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến
cáo cần tính tới cả phần doanh nghiệp Nhà nước tự đi vay, vì suy cho cùng nếu
doanh nghiệp có vấn đề gì, Nhà nước với tư cách chủ sở hữu cũng sẽ phải đứng
ra xử lý thay, đơn cử như trường hợp của một tập đoàn kinh tế quy mô lớn gần
đây như Vinashin chẳng hạn.
o Việc tiếp tục áp dụng các biện pháp kích cầu, tăng trưởng còn chủ yếu
dựa vào đầu tư, trong khi đó nhiều dự án đầu tư không hiệu quả, chậm tiến độ.
Điều này dẫn đến tỷ lệ bội chi ngân sách cao và Chính phủ phải vay nợ để bù
đắp.
o Tính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân
sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác. Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng
GDP. Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư
ngân sách. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tố đầu vào vật
chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc
nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Có vẻ như điều này sẽ xảy ra cho Việt Nam
trong khoảng 7-10 năm tới, vì theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,
Page 14 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

trong những năm gần đây tốc độ tăng năng suất của Việt Nam khá thấp, và tăng
trưởng GDP chủ yếu nhờ vào việc gia tăng lao động và vốn. Theo dự báo của
EIU, tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm của Việt Nam sẽ giảm còn khoảng
5% sau năm 2020 và 3-4% sau năm 2030.
o Khủng hoảng nợ công cũng đến do việc chính phủ không minh bạch
các số liệu, chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng
ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về
ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô thì hiệu lực của những chính sách đó sẽ bị
hạn chế nhiều.
o Do tiết kiệm trong nước thấp dẫn đến việc vay nợ cho chi tiêu công
cao dẫn đến nợ công ngày càng tăng cao. Ngoài ra, hệ thống lương hưu cũng tạo
nên những gánh nặng không nhỏ cho chi tiêu công.
Nếu so sánh giữa mức gia tăng nợ công trong thời gian qua với tốc độ
tăng trưởng GDP thì việc Việt Nam mang nợ như hiện nay là không đáng.
Không thể lấy một số nước có tỷ lệ nợ so với GDP tới 200% để biện minh bởi
họ là những nền kinh tế phát triển, việc vay nợ được quản lý rất chặt và đầu tư
hiệu quả. Việt Nam thì chưa làm được điều này.

Page 15 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP


Như trên đã phân tích về lý luận và thực tiễn một số nền kinh tế lớn
trên thế giới, khi xem xét, đánh giá nợ công không chỉ chú ý vào tỷ lệ nợ/GDP
cao hay thấp mà quan trọng hơn là hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, tức là
quản lý nợ công có hiệu quả, phát huy được các tác động tích cực của nợ công
và giảm bớt tác động tiêu cực của nó. Hiệu quả sử dụng các khoản vay nợ phụ
thuộc nhiều vào chính sách quản lý các khoản vay của ngân sách nhà nước. Do
tính chất khác biệt giữa nguồn vay và nguồn từ thuế và phí, việc quản lý một
cách chặt chẽ đòi hỏi phải có các cơ chế quản lý riêng biệt đối với các khoản chi
từ nguồn vay nợ và các khoản chi thông thường (từ nguồn thu thuế và phí). Theo
đó, các khoản chi từ nguồn vay nợ đòi hỏi phải có các quy định quản lý chặt chẽ
theo hiệu quả đầu ra, đảm bảo các tiêu chí về hoàn trả nợ (gốc và lãi), tiêu chí về
tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn, tiêu chí về giảm thiểu rủi ro và các
tiêu chí khác. Những quy định này thường áp dụng với mức độ đòi hỏi thấp hơn,
hoặc không áp dụng đối với các khoản chi tiêu ngân sách thông thường (được
chi từ nguồn thu thuế và phí). Việc có những quy định về quản lý ngân sách
riêng biệt đối với các khoản chi từ nguồn vay nợ được coi là một tiêu chí quan
trọng trong việc đánh giá tính bền vững của nợ công nói riêng và ngân sách nhà
nước nói chung.
Để nợ công được quản lý chặt chẽ từ khâu vay nợ, sử dụng và thanh toán
nợ đến hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia trong thanh
toán nợ, đảm bảo an ninh tài chính đối với các khoản nợ công, hạn chế rủi ro,
cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:
o Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công
trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi
ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay
nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ
cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư
quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy
động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và
ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến
lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả
dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình
trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu
cầu sử dụng.
o Hai là, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của
nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế
rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời
thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong
mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán
cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…
o Ba là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản
vay được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là
các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn
Page 16 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay
nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn
vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực
chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước
phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi
doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng
cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những
phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh
nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng,
chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc
các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ
nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp
vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư .
o Bốn là, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát vào việc sử dụng
vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá lại
hiệu quả đầu tư các dự án để tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng cường
hiệu quả đầu tư. Chúng ta phải theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với
kiểm soát tiền vay và vạch ra kế hoạch trả nợ. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo
cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra
vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là
các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp; trong mọi
trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá
trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần
phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn,
vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám
sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay
được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như:
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu
tư cơ sở hạ tầng.
o Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý
nợ công. (Nghị định 79 về quản lý nợ công đã có tiến bộ khi đề cập tới yêu cầu
công khai minh bạch nợ công và dự trù ngân sách nhà nước để trả nợ dần.
Những nhà kinh tế học đang trông chờ Nghị định 79 được triển khai sẽ công bố
rõ hơn những số liệu kinh tế hiện nay) Việc công khai, minh bạch nhằm tăng
cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm
giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan
trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán
ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác
nhận.
o Sáu là, điều cần thiết hiện nay là Nhà nước ta phải thay đổi mô hình
tăng trưởng dựa vào vốn, cải thiện lại năng suất và tăng mức độ hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước thì mới có thể tăng cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách
tài khóa một cách hiệu quả. Do đó, việc nên làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ
mô khác để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tuyệt đối không chạy
theo chỉ tiêu tăng trưởng cao.
Page 17 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

o Bảy là, phát hành trái phiếu và in tiền là hai phương pháp giải quyết
bài toán thâm hụt ngân sách và tăng vốn đầu tư, nhưng lại gây ra lạm phát. Hơn
nữa mức độ hiệu quả sử dụng vốn từ Chính phủ còn quá kém nên khối nợ công
ngày một lớn hơn mà lại có tác động thấp tới kích thích tăng trưởng kinh tế. Sử
dụng hai kênh này phải đúng thời điểm và có đánh giá đúng tác động đánh đổi
qua lại giữa các chỉ tiêu vĩ mô có thể có, một cách hợp lý.
o Tám là, cần giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia. Do thâm hụt
ngân sách cần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trả nợ lại càng kém đi. Hãy học
tập từ bài học ở châu Âu khi đối phó với khủng hoảng hồi đầu năm 2010. Họ
tăng cường tiết kiệm, giảm trợ cấp, tăng thuế đối với người thu nhập cao, thoái
vốn tại những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả... Kết quả là trong quý II
năm 2010, thay vì tăng trưởng âm, kinh tế châu Âu đã phát triển 1%.
o Chín là, Nhà nước ta nên đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tìm cứu cánh
lúc cần thiết. Cũng phải nói tới một bất lợi đối với Việt Nam là hệ số rủi ro của
ta còn ở mức cao, 6,75%, lại thêm thanh khoản thấp, tần suất vay của ta ít nên
khi đi vay bao giờ ta cũng phải vay với lãi suất cao. Trong khi đó, Indonesia và
Phillippines tuy có hệ số rủi ro tương đương Việt Nam nhưng họ vẫn được ưu
đãi hơn khi đi vay nhờ tính thanh khoản cao hơn và tích cực hơn trong hợp tác
quốc tế.
o Cuối cùng, không nên đầu tư vào các siêu dự án chỉ vì vay vốn quá dễ
dàng mà không tính tới hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ.
Nợ quốc gia có thể cao nhưng với cơ cấu trả nợ và vay nợ hợp lý thì mới
tăng khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần công khai và tính
toán đầy đủ các khoản vay, thu chi ngân sách, các khoản bảo lãnh của Chính phủ
với các tổ chức, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Từ đó mới có thể đưa
ra kế hoạch vay mượn, trả nợ và sử dụng vốn cho phù hợp.

Page 18 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

KẾT LUẬN
Như vậy, qua những phân tích ở trên phần nào chúng ta đã hiểu được
tình thế của kinh tế Việt Nam nói chung và nợ Chính phủ nói riêng. Có thể nói
Việt Nam đang đứng giữa ranh giới của bờ vực thẳm. Nợ công ở Việt Nam tăng
nhanh trong khi thâm hụt ngân sách thì kéo dài suốt bao năm qua. Mở rộng đầu
tư công với quy mô lớn nhưng hiệu quả đầu tư lại vô cùng thấp kém kèm theo
lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng khiến tài trợ nợ công càng đắt đỏ và mức độ nợ
công ngày càng lớn. Trong khi đó Bộ Tài chính chưa đưa ra được một chiến
lược cụ thể để quản lý nợ công. Tất cả những câu hỏi, thắc mắc về nợ công, một
bài toán lớn cần giải quyết ngay thì vẫn đang bị bỏ ngỏ. Tính an toàn của nợ
công trong giai đoạn tới sẽ ở mức độ nào? Nợ công sẽ được tài trợ ra sao? Đây
là câu hỏi chờ đợi câu trả lời từ Chính phủ.

Page 19 of 20
NHÓM 01-LỚP EC003_1_102_T02

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- www.cafef.vn
- www.vneconomy.vn
- www.doanhnhan360.com
- www.vnbusiness.vn
- www.bsc.com.vn
- www.vcbs.com.vn
- www.daibieunhandan.vn
- www.tapchicongsan.org.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.vnexpress.net
- www.vi.wikipedia.org
- TS. Trần Du Lịch, “Tái cơ cấu đầu tư công – Nhìn trong mối tương
quan hệ thống với sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia” - Tạp chí
Phát triển kinh tế số 243, tháng 1/2011.
- Lê Quốc Hội, “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến
nghị cho năm 2011” - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 392, tháng 1/2011.
- Hoàng Vĩnh Long, “Vinashin_bài học cho chiến lược phát triển” -
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 392, tháng 1/2011.
- Nghị quyết về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách,
pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại Tập đoàn, Tổng công ty
Nhà nước.
- Nguyễn Văn Lịch, “Khủng hoảng nợ của Hy Lạp: thực trạng và triển
vọng” - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 392, tháng 1/2011.

Page 20 of 20

You might also like