You are on page 1of 10

Giếng cát - một số tài liệu trước đây còn gọi là cọc cát; song hiện nay tên

gọi của biện pháp


xử lý nền đất yếu này thiên về cụm từ giếng cát hơn với lý do: cọc phải có khả năng chịu lực
- cọc cát GCXM chẳng hạn, còn giếng cát chỉ có tác dụng chính là làm tăng tốc độ cố kết của
nền đất yếu.

Giải pháp này nền đất yếu có tốc độ cố kết nhanh hơn so với phương án sử sụng bấc thấm, thời
gian chờ lún cũng ngắn hơn. Thường sử dụng trong trường hợp nền đất yếu có chiều sâu 10m
đến 30m.

Trình tự thi công giếng cát:

1. Thi công lớp đệm cát (nếu có).

2. Định vị vị trí giếng cát.

3. Vận chuyển cát (hạt trung, hạt lớn) đến vị trí.

4. Hạ cọc ống thép (rỗng) đúng vị trí và cao độ thiết kế.

5. Đổ cát vào đầy cọc.

6. Rút cọc ống, để lại cọc cát trong đất yếu.

Các hình ảnh sau đây về công tác thi công giếng cát được sử dụng từ một người anh em của
CauduongBDKN - Cauduong.NET. Xin chân thành cám ơn bạn Desprado- thành viên ưu tú
của Cauduong.NET đã nhiệt tình cung cấp những hình ảnh thật sống động về công tác này.

Thiết bị hạ giếng cát:


 

 

 
Các thiết bị đa năng hiện nay có khả năng vừa hạ giếng cát, cắm bấc thấm, đóng cọc BTCT.

Để có thể ấn cọc thép rỗng vào trong đất, sử dụng một búa rung treo trên đầu cọc ống thép.

Đầu cọc ống thép có cấu tạo đặc biệt với các sườn để tăng cường độ cứng và bản lề. Khi ấn cọc
xuống mũi cọc sẽ chụm lại tạo thành một ống rỗng trong lớp đất yếu - không gian này sẽ được
cát lấp đầy.

Hạ cọc ống thép vào trong đất yếu:


 
Đổ cát đã chuẩn bị sẵn qua "cửa sổ" ở đỉnh cọc ống thép:


 

 

 
Cần thêm một vòi phun nước để hỗ trợ việc "lấp đầy" của cát trong cọc ống thép...

Rút cọc ống thép lên:


 

 
...vậy là hoàn thành việc thi công một giếng cát rồi.

10 
 

You might also like