You are on page 1of 8

SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ GIẢM GIÁ THÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GS Vũ Duy Giảng
Đại Học Nông nghiệp Hà Nội

(Bài đã đăng trên tạp chí KHCN Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi Quốc gia
Số 16, tháng 2 năm 2009)

Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cho lợn và gia cầm chủ yếu là ngũ cốc và
phụ phẩm của ngũ cốc. Ngoài protein, lipid, chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ
yếu của ngũ cốc và phụ phầm là carbohydrate.

Tổng carbohydrate thực vật bao gồm: polysaccharide không phải tinh bột (non
starch polysacharide: NSP), lingin và tinh bột.

Nhóm NSP bao gồm cellulose, non-cellulosic polymers và pectic polysaccharides.


Cellulose là một polymer cấu tạo bởi các đơn vị đường glucose, nối với nhau bởi dây nối
β-1,4 glucoside. Non-cellulosic polymers bao gồm các chất: arabinoxylans, β- glucans,
mannans, galactans, xyloglucans. Pectic polysaccharides bao gồm các chất:
polygalacturonic acids, arabinans, galactans, arabinogalactans (sơ đồ 1).

Sơ đồ 1: Các chất thuộc nhóm NSP

Nguồn: Ian Partridge,2004

Theo tính chất hòa tan trong nước, nhóm NSP lại được chia thành hai nhóm là
NSP hòa tan và NSP không hòa tan. NSP tan có khả năng giữ nước cao gấp đôi nhóm

1
NSP không tan (1g NSP tan giữ 13,5g trong khi NSP không tan chỉ giữ được 6,15 g
nước). NSP tan làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào vách ruột hấp thu các chất
dinh dưỡng, còn NSP không tan có trong vách tế bào thực vật, ngăn trở các enzyme nội
sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipid có trong bào chất, từ
đó cũng ngăn trở sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng này.

Các enzyme do động vật tiết ra từ bộ máy tiêu hóa (enzyme nội sinh) không có
khả năng phân giải được các chất thuộc nhóm NSP. Chỉ có enzyme của vi khuẩn sống
trong ống tiêu hóa hoặc các enzyme ngoại sinh mới có khả năng phân giải được chúng.

Các enzyme ngoại sinh là các enzyme sản xuất bằng con đuờng công nghệ sinh
học dưới dạng các chế phẩm có hoạt lực enzyme cao, chịu nhiệt, thích ứng với pH rộng
và bền khi bảo quản trong điều kiện sản xuất.

Ngày nay nhiều chế phẩm enzyme thức ăn đã được sử dụng rộng rãi trong ngành
thức ăn công nghiệp như Natuphos (cung cấp phytase), Allzyme SSF (cung cấp phytase,
amylase, protease, celluase, beta-glucanase, pectinase, xylanase), Nutrizim (cung cấp
protease, pectinase, xylanase, beta-glucanase), Finase (cung cấp phytase, beta-glucanase,
cellulase, xylanase), Econase (cung cấp xylanase), Ronozyme (cung cấp β-glucanase,
xylanase, amylase), Hemicell (cung cấp beta-mananase, beta-glucanase, xylanase, alpha-
glucosidase, cellulase, amylase) v.v..

Trong các chế phẩm này, Hemicell đang được các nhà sản xuất thức ăn công
nghiệp và người chăn nuôi quan tâm.

◙ Cơ chế hoạt động của Hemicell®

Hemicell® là sản phẩm lên men của vi khuẩn Bacillus lentus, hoạt chất chính là
beta-mananase, ngoài ra còn có beta-glucanase, xylanase, alpha-glucosidase, cellulase,
amylase. Chế phẩm Hemicell® có hai dạng, dạng bột và dạng hạt với hoạt tính enzyme
tương ứng là 140 triệu đơn vị và 360 triệu đơn vị enzyme/kg.

Beta-mananase là enzyme phân giải beta-mannan, một polysaccharide có đơn vị


cấu tạo là đường D-mannose và D-galactose gắn kết với nhau bằng dây nối beta 1,4
glucosid, tỷ lệ D-galactose/D-mannose là 2/3 (Wikipedia.com).

Beta-mannan có mặt trong ngô, mì, mạch, cám gạo, cám mì, đặc biệt có nhiều
trong các loại khô dầu như khô cọ (30-35%), khô dừa (25-30%), bột đậu guar (12-17%),
khô dầu vừng, vỏ đậu nành; trong khô đỗ tương, khô lạc, khô hướng dương, khô cải có ít
và chiếm tỷ lệ từ 1,6 đến 0,49% (bảng 1).

Beta-mannan có trong vách tế bào cản trở sự tiếp cận của các enzyme nội sinh
đối với các chất dinh dưỡng nằm trong bào chất của thức ăn, từ đó làm giảm sự tiêu hóa
thức ăn. Beta-mannan cùng với các chất thuộc nhóm NSP lại có độ nhớt cao (vì hút nước
mạnh), khi bám vào lông nhung thì cũng cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua
niêm mạc ruột.

2
Một nghiên cứu đánh giá sự hấp thu glucose và nước của ruột tịt của lợn đã thấy
ruột tịt có thể hấp thu 74,2% glucose và 42,7% nước nếu đưa vào ruột tịt một dung dịch
glucose (có nồng độ là 20g/lit), tuy nhiên nếu đưa vào ruột tịt dung dịch glucose cùng với
β-mannan (nồng độ glucose là 20g/lit và β-mannan là 6,7g/lít) thì glucose và nước chỉ
hấp thu được 41,2 và 8,3% lần lượt.

Bảng 1: Hàm lượng beta- mannana trong nguyên liệu thức ăn

Nguyên liệu β-mannan % Nguyên liệu β-mannan %


Khô cọ 30-35 Khô cải 0,49
Khô dừa 25-30 Khô đậu lupine 0,42
Bột guar* 12-17 Khô bông 0,36
Vỏ đậu nành 6-10 Lúa mạch 0,49
Khô vừng (mè) 2,8-3,5 Cám gạo 0,32
Khô đậu nành (44%CP) 1,5-1,6 Lúa mì 0,10
Khô đậu nành (48%CP) 1,2-1,3 Ngô 0,09
Khô hướng dương (33%CP) 0,57 Lúa miến 0,09
Khô lạc 0,51 Cám mì 0,07

Nguồn: N.A. Dierick (1989), Arch.Anima.Nutri, 3, 241-261


* Bột guar: bột làm từ đậu guar (Cyamopsis tetragonoloba), một cây đậu hàng năm trồng phổ
biến ở Ấn độ và Pakistan

Ray và cs. (1982) nghiên cứu trên 488 gà thịt 14 ngày tuổi đã thấy khẩu phần ăn
chứa 2% chất keo của đậu guar (rất giầu β-mannan ) tăng trọng và tỷ lệ chuyển đổi thức
ăn (FCR) của gà đã giảm 27 và 32% lần lượt so với khẩu phần không có chất keo của đậu
guar.

Trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn cao, để giảm giá thức ăn hỗn hợp, người
làm công thức phải lựa chọn nguyên liệu rẻ tiền như khô cọ, khô dừa, vỏ đậu nành.., các
nguyên liệu này lại giầu β-mannan và một số chất thuộc nhóm NSP như arabinoxylan, β-
glucan, galactan…. Để tăng tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng trong các loại
thức ăn, phải tìm cách loại bỏ những yếu tố kháng dinh dưỡng này.

Biện pháp loại bỏ những yếu tố cản trở sự tiêu hóa, hấp thu có trong nguyên liệu
thức ăn, dễ áp dụng trong công nghiệp TACN là sử dụng enzyme thức ăn.

Chế phẩm Hemicell® chứa enzyme beta-manannase khi đưa vào hỗn hợp thức ăn
chứa những nguyên liệu giầu beta-mannan, có tác dụng phân cắt mạch beta-1,4 glucosid
của polymer mannan, làm cho chúng ngắn lại, từ đó giảm độ nhớt của dịch ruột, tạo điều
kiện cho niêm mạc ruột hấp thu các chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn (sơ đồ 2).

Beta-mannan bị phân cắt cho ra những phân đoạn có số lượng đường manose ít
hơn, đó là những manose oligosaccharide (MOS) (sơ đồ 3). MOS lúc này giữ vai trò là
các prebiotic, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn bệnh bám dính vào thượng bì ruột và kích
thích hệ miễn dịch ruột hoạt động, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của ruột, hạn chế rối

3
loạn tiêu hóa. Cơ chế tăng cường hệ miễn dịch ruột của MOS là: MOS hoạt hóa tế bào
thực bào làm sản sinh cytokin, cytokin tác động vào tế bào B để hình thành và hoạt hóa
tương bào (plasma cells), tương bào sẽ sản sinh kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn; cytokin
cũng kích hoạt tế bào độc (cytotoxic cells) để tiết độc tố tiêu diệt vi khuẩn.

Nguồn: Hemicell, Bayer Việtnam


Sơ đồ 2: β-mannase phá vỡ vách tế bào giúp enzyme nội sinh tiếp cận và tiêu
hóa chất dinh dưỡng

Nguồn: Hemicell, Behn Meyer

Sơ đồ 3: Beta-manannase của Hemicell chia nhỏ polymer beta-mannan thành những


phân đoạn MOS ( Mannose Oligossacharide)

4
Các enzyme trong chế phẩm Hemicell® cũng giúp phân cắt cellulose và các chất
xơ khác của vách tế bào, tạo điều kiện cho enzyme nội sinh của ống tiêu hóa như
amylase, protease, lipase tiếp cận và phân giải các chất dinh dưỡng của thức ăn như tinh
bột, protein và lipid thành những phân tử nhỏ để hấp thu. Nhờ vậy giá trị năng lượng của
thức ăn tăng lên (tăng lên khoảng 100-150 Kcal ME/kg), tỷ lệ tiêu hóa amino acid tăng
1,5 - 2,3%.

Như vậy, Hemicell® có tác dụng tăng tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu thức ăn, tăng giá trị
năng lượng thức ăn, tăng sức khỏe ruột, hạn chế tiêu chảy, giảm hiện tượng phân nhão, từ
đó làm tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

◙ Các thí nghiệm chăn nuôi đánh giá tác dụng của Hemicell®

Các thí nghiệm trên lợn con sau cai sữa thực hiện ở Hàn quốc, Trung quốc, Thái
lan, Hoa kỳ từ năm 1997 đến năm 2006 cho biết khẩu phần ăn được bổ sung Hemicell®
đã giúp tăng trọng của lợn tăng 5,3%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm 4,7%
(ChemGen, 2006).

Các thí nghiệm bổ sung Hemicell® cho lợn con sau cai sữa thực hiện ở Việt Nam
cũng cho kết quả tương đương, tăng trọng tăng 4%, FCR giảm 3,6%, tỷ lệ tiêu chảy giảm
40%.
Khô đỗ tương tuy có hàm lượng β-mannan thấp (1,2 -1,6%), nhưng thường được
dùng với tỷ lệ cao trong công thức và chính β-mannan trong khô đỗ tương đã làm giảm
sự hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm hiệu quả sử dụng năng lượng và protein khẩu phần,
tăng tỷ lệ tiêu chảy, dẫn đến giảm năng suất chăn nuôi. Với những công thức thức ăn
chứa nhiều khô đỗ tương nếu được bổ sung Hemicell® thì các enzyme của chế phẩm sẽ
phân giải beta-mannan và các chất xơ khác, giúp cải thiện tăng trưởng, hiệu suất sử dụng
thức ăn và giảm tiêu chảy (bảng 2).

Một thí nghiệm của Petty và cs. ở trường Đại học bang Oklahoma (2002) làm trên
117 lợn sau cai sữa với 3 khẩu phần là khẩu phần đối chứng (mật độ là 3297 kcal ME/kg
), khẩu phần bổ sung beta-mannase (mật độ ME tương đương khẩu phần đối chứng) và
khẩu phần bổ sung dầu đỗ tương (mật mật độ ME cao hơn hai khẩu phần kia 100 kcal
ME/kg), thời gian thí nghiệm là 21 ngày. Kết quả thí nghiệm ghi ở bảng 3.

Những số liệu của bảng 3 cho thấy với khẩu phần được bổ sung beta-mananase dù
mật độ ME thấp hơn của khẩu phần bổ sung dầu đỗ tương 100 Kcal/kg vẫn cho tăng
trọng hàng ngày và FCR tương đương nhau.

Thí nghiệm thực hiện trên gà Leghorn đẻ trứng thương phẩm với khẩu phần có
mật độ ME thấp (2830 Kcal/kg) được bổ sung Hemicell® cũng cho thấy tỷ lệ đẻ không
thua kém khẩu phần có mật độ ME cao (2950 Kcal/kg) không bổ sung Hemicell® (71,65
và 72,14% ở khẩu phần mất độ ME thấp và cao, lần lượt), trong khi đó với khẩu phần
mật độ ME thấp không bổ sung Hemicell® thì làm giảm tỷ lệ đẻ (69,44%). Khối lượng

5
trứng, sinh khối trứng (g trứng/gà/ngày), khối lượng riêng của trứng, tỷ lệ chết của gà, thể
trọng gà thì không khác nhau giữa các khẩu phần (G.Wo và cs., 2005).
Bảng 2: Hiệu quả của Hemicell® đối với khẩu phần giầu khô đỗ tương cho lợn cai sữa

Khô đỗ tương Tỷ lệ chuyển đổi TA Tăng trọng (g/ngày) Điều trị bệnh (số lần
(47,5% CP) trong (FCR) trích thuốc)
công thức Đối chứng Bổ sung Đối Bổ sung Đối Bổ sung
Hemicell chứng Hemicell chứng Hemicell
Pha 1
9,75% 0,996 1,017 179,3 188,9 3,21a 1,88b
Pha 2
21,6% 1,116a 1,128b 326,9 331,0 2,23 1,58
Pha 3
24,8% 1,441a 1,364b 313,2a 333,7b 0,67a 0,23b

Nguồn: Hemicell, Bayer Việtnam


Bảng 3: Beta-mannase làm tăng hiệu quả sử dụng ME trong khẩu phần lợn sau cai sữa
21-42 ngày

Đối chứng Bổ sung dầu Bổ sung β- SE


đỗ tương mannase
ME, Kcal/kg 3.297 3.396 3.295
Thể trọng đầu thí nghiệm, kg 13,63 13,66 13,54 0.07
Thể trọng cuối thí nghiệm, kg 24,77 24,99 25,00 0,22
Tăng trọng g/ngày 543 553 558 9,7
Thức ăn thu nhận g/ngày 955 941 938 12,3
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) 1,761b 1,701a 1,681a 0,02

Nguồn: dẫn theo Frank L. Jin & Hung-Yu Hsiao, ChemGen Corp,2002

Thí nghiệm trên gà broiler 0-45 ngày tuổi với khẩu phần mật độ ME cao không bổ
sung Hemicell ®và khẩu phần mật độ ME thấp (thấp hơn 143 Kcal ME/kg) có bổ sung và
không bổ sung Hemicell®, đã thấy thể trọng 45 ngày và FCR của gà ăn khẩu phần "ME
thấp có Hemicell®" tương đương với gà ăn khẩu phần "ME cao không Hemicell®". Với
khẩu phần "ME thấp không Hemicell®" thì thể trọng gà thấp hơn 3,4% và FCR cao hơn
3,4% so với khẩu phần mật độ "ME thấp có Hemicell®". Như vậy bổ sung Hemicell® đã
làm tăng hiệu quả sử dụng ME tới khoảng 150 Kcal/kg.

Bổ sung Hemicell® cho gà bị nhiễm cầu trùng (E. acervulina) và Clostridia thì
làm giảm tỷ lệ chết (giảm gần 60% so với gà không bổ sung Hemicell®) (bảng 4).

Bổ sung Hemicell® còn có tác dụng hạn chế sự biến động vể thể trọng, hệ số biến
dị (CV) về thể trọng của đàn gà thịt chỉ trong phạm vi 10%, khẩu phần nếu không bổ
sung Hemicell®, CV nằm trong phạm vi 11-13%.

6
Những thí nghiệm của Hoa kỳ làm trên 5350 lợn thịt từ 18 đến 113kg cũng cho
biết lợn được bổ sung Hemicell® tỷ lệ lợn chết và tỷ lệ loại thải chỉ nằm trong phạm vi
2,55% và 2,6%, lần lượt; trong khi lợn không bổ sung Hemicell®, các tỷ lệ này là 3,34 và
6,44%, lần lưựot (Funderburke, dẫn theo tài liệu "Hemicell, hơn cả mong đợi từ một
enzyme tiêu hóa", Bayer Vietnam).

Một đàn gia súc, gia cầm xuất bán với số lượng hàng trăm đến hàng nghìn con,
khỏe mạnh, có độ đồng đều cao, không những đem lại lợi nhuận cao mà còn đem lại
thương hiệu tốt cho nhà sản xuất.
Như vậy, đối với mỗi kilô thức ăn hỗn hợp cho lợn sau cai sữa, nếu phải bỏ ra 70
đồng để bổ sung Hemicell® vào thức ăn (tính theo giá 320 ngàn đồng/kg Hemicell® và bổ
sung vào thức ăn theo tỷ lệ 200g/tấn) thì sẽ thu được 300 đồng do tăng hiệu quả sử dụng
ME khẩu phần lên 100 Kcal (tính theo giá thức ăn hỗn hợp cho lợn sau cai sữa có 3300
Kcal ME/kg là 11.000 đồng/kg). Đối với gà mái đẻ hay gà thịt, lợi ích tính ra tiền cũng
tương tự như ở lợn.

Bảng 4: Hiệu quả của Hemicell® trên gà thịt bị nhiễm cầu trùng

Gây nhiễm - + + -
Kháng sinh + - - +
Hemicell - - + -
Tăng trọng g/ngày 540 429 490 522
FCR 1,45 1,70 1,54 1,45
Tỷ lệ chết % 0 8,75 3,75 1,25

Nguồn: Hemicell, Bayer Việtnam

◙ Kết luận

Enzyme β-manannase và các enzyme khác trong chế phẩm Hemicell® có tác dụng
phá vỡ chất xơ thuộc nhóm NSP của vách tế bào thực vật, giúp các enzyme nội sinh có
cơ hội tiếp xúc và phân giải các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo trong bào
chất; β-manannase cũng có tác dụng phân cắt mạch beta-glucozit của mannan cho ra các
phân đoạn MOS (mannose oligosaccharide), giảm độ nhớt của dịch ruột, tăng khả năng
hấp thu các chất dinh dưỡng. MOS còn có tác dụng như một prebiotic, nó tranh giành vị
trí bám dính của vi khuẩn bệnh trên vách ruột và loại bỏ những vi khuẩn bệnh ra khỏi
ruột, nó cũng kích hoạt hệ miễn dịch của ruột, làm cho ruột khỏe.

Như vậy, sử dụng Hemicell® có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng năng lượng thức
ăn, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng được độ đều bầy,tăng năng suất sản phẩm chăn
nuôi, hạn chế phân ướt và ô nhiễm môi trường, từ đó giảm được chi phí chăn nuôi. Chi
1đồng cho Hemicell® thì đem lại 3-5 đồng do tăng hiệu quả sử dụng năng lượng khẩu
phần, chưa tính đến những lợi ích như giảm chi phí thuốc để trị tiêu chảy và chi phí xử lý
ô nhiễm môi trường.

7
Tài liệu tham khảo chính

1/ ChemGen (2006): Summary of Hemicell studies in pigs, Chem Gen

2/ Daskiran M., R.G. Teeter, D. Fodge, H.Y. Hsiao, 2004: An evaluation of endoβ-D
mannanase (Hemicell) effects on broiler perfomance and energy use in diets varying in
β-mannan contents. 2004 Poultry Science 83:662-668

3/ Dierick N.A., (1989), Arch.Anima.Nutri, 3, 241-261

4/ Frank L. Jin, Hung Yu Hssiao, ChemGen Group, 2002: β-mannanase, more than just
a digestive enzyme for corn/soy diets

5/ Funderburrke, 2006: Hemicell, hơn cả mong đợi từ một enzyme tiêu hóa

6/ Ian Partridge, 2004: Enzymes in Swine Nutrition

7/ Petty L.A., S.D. Carter, B.W. Senne, J.A. Shriver, 2002: Effects of β-mannanase
addition to corn-soybean meal diets on growth performance, carcass traits and nutrient
digestibility of weanling and growing-finishing pigs. J. Anim. Sci. 2002, 80:1012-1019

8/ Ray, S; M.H Pubols và J.McGinis (1982): The effect of a purified guar degrading
enzyme on chick growth. Poult. Sci. 61:488-494

9/ Wikipedia,the free encyclopedia: Carbohydrate


(file:///D:/My%20Documents/CARBOHYDRATE/Carbohydrate%20-
%20Wikipedia,%20the%20free%20encyclopedia.htm)

10/ Wu G., M.M. Bryant, R.A. Voitle, D.A Roland (2005): Effect of β- Mannanase in
Corn-Soy Diets on Comercial Leghorns in Second-Cycle Hens, Poultry Sci., 84:894-
897

Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 2008

You might also like