You are on page 1of 10

Lời mở đầu

Đảng ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh của mình:lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống đế quốc và phong kiến khi đất nước ta bị giặc ngoại xâm,đánh tan mọi
thế lực thù địch để đem lại hòa bình,hạnh phúc,ấm no cho nhân dân…đảng
lãnh đạo nhân dân ta để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời đại
mới.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí
Minh,dân tộc ta đã làm nên những chiến công hiển hách,tạo nên những trang
sử vàng của dân tộc có ý nghĩa trong mọi thời đại.Từ cách mạng tháng
8/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa,tới chiến thắng Điện
Biên Phủ lẫy lừng chấn động cả địa cầu,tới chiến thắng vĩ đại mùa Xuân
năm 1975,giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước.Với sự lãnh đạo đúng
đắn,sự sáng tạo của đảng trong quá trình lãnh đạo đã làm nên những chiến
thắng vẻ vang đó.
Năm 1936-1939,bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển
lớn.Để đường lối kháng chiến phù hợp với hoàn cảnh ấy nhằm giành được
thắng lợi, Đảng ta đã đưa ra chủ trương và nhận thức mới.
Lí do chọn đề tài:
Là thế hệ mới của đất nước,chúng em được sinh ra và lớn lên không phải
chịu cảnh chiến tranh khốc liệt,được hưởng một cuộc sống ấm no,hạnh
phúc,được vui vẻ học hành…Chúng em có được những gì như ngày hôm
nay là nhờ những thế hệ đi trước đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm, hi
sinh biết bao xương máu…Tự nhận thấy mình cần phải hiểu biết rõ lịch sử
đấu tranh trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha mình.Để cố
gắng học tập và rằng luyện góp phần xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa
phát triển.
Vì nội dung lịch sử đa dạng,nhóm chúng em xin được tập trung nghiên cứu
đề tài:chủ trương và nhận thức mới của đảng trong giai đoạn 1936-1939.

Chủ trương và nhận thức mới của Đảng:


1. Chủ trương đòi quyền dân chủ nhân sinh:
Tháng 7/1936 Ban Chấp Hành Trương ương Đảng và Ban Chấp Hành ở
ngoài họp hội nghị tẠI Thượng Hải( Trung Quốc) dưới sự chỉ thị của Lê
Hồng Phong và Hà Huy Tập.
Hội nghị quyết định cử đồng chí Hà Huy Tập về nước để khôi phục các tổ
chức Đảng ở trong nước. Xuất phát từ đặc điểm Đông Dương và Thế Giơí,
vận dụng nghị quyết đại hôi VII của Quốc Tế cộng sản. Hội nghị xác định ở
Đông Dương vần là cách mạng tư sản dân quyền phản đế và điền địa-lập
chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới
cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Song xét rằng cuộc vận động quần chúng
hiện thời cả về chính trị cả tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế
quóc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa.
Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta là tự do dân chủ, cải thiên
đời sống. Đảng phải nắm lấy những yêu cầu đó để phát động quần chúng
đấu tranh. Tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Chủ trương mới của Đảng phù hợp với yêu cầu bức thiết của quần chúng,
làm dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi hướng
vào mục tiêu trước mắt là tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Nắm cơ hội Chính Phủ Mặt Trận Nhân dân Pháp quyết định sẽ thả một só
tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội cho lao động ở các thuộc địa
Pháp và cử một ủy ban điều tra thuộc địa đến Đông Dương, Đảng phát động
một phong trào đấu tranh công khai của quần chúng, mở đầu bằng một hình
thức vận động lập “ủy ban trù bị Đông Dương Đại Hội”nhằm thu thập
nguyện vọng quần chúng nhằm tiến tới triệu tập Đại hội Đại Biểu nhân dân
Đông Dương. Hưởng ứng chủ trương của Đảnh, quần chúng sôi nổi, tổ chúc
các cuộc mít tin hội họp để đề ra các bản “dân nguyện” gởi cho phái bộ điều
tra của Pháp sắp sang Đông Dương.
Trong một thời gian ngắn ở khắp các nhà máy, hầm mỏ, điền địa, nông
thôn đã lập ra các “ủy ban hành động” để tạp hợp quần chúng. Riêng ở Nam
Kì đã có 600 ủy ban hành động. Phong trào Đông Dương Đại hội là một
hình thức phôi thái của Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương. Trước đó phát
triển mạnh mẽ của phong trào “Đông Dương đại hội” và do sức ép của
phong trào quần chúng ở Pháp, chính phủ mặt trận nhân dân Pháp phải trả
lại tự do cho một số tù chính trị, ra nghị định ngày làm 8h cho công nhân và
hàng năm công nhân được nghỉ 10 ngày có lương nhưng liền đó thực dân
pháp lại ra lệnh giải tán ngay các ủy ban hành động cấm cuộc vận động đông
dương đại hội hàng dập tắt phong trào đấu tranh của quần chúng.
Đầu năm 1973, nhân dịp phái viên của chính phủ Pháp là Gôda đi kinh lý
Đông Dương và tiếp đó là Bơrevie sang nhận chức toàn quân Đông Dương
Đảng vận động hai cuộc biểu dương lực lượng quần chúng dưới danh nghĩa
đây nước mittin biểu tình đưa đơn dân nguyện. Công Nhân và nông dân là
lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong các cuộc biểu dương lực lượng
này.
Mặc dù thực dân Pháp cố tìm cách ngăn chặn nhưng nhờ khéo lợi dụng
các hình thức đấu tranh hợp pháp, nên từ năm 1936 đến giữa năm 1939
phong trào quần chúng đấu tranh theo khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, cải thiện
đời sống đã phát triển liên tục, rộng rãi khắp cả thành thị và nông thôn suốt 3
năm.
Ngoài các yêu sách chung như: tự do hội họp, tự do đi lại, tự do báo chí
tự do tổ chức, bỏ thuế thân thả hết tù chính trị, mỗi giai cấp mỗi tầng lớp còn
đưa ra những yêu sách riêng củ mình. Công nhân đòi tự do lập nghiệp đoàn
đòi tăng lương, bớt giờ làm, đã thi hành luật lao động, thực hiện bảo hiểm xã
hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, chống cúp phạt…
Nông dân đòi chia lại ruộng công cho hợp lí,chông siêu cao thuế nặng,
chống phù thu lạm bổ, đòi cải cách lương thân, đã giảm tô, giảm tức,..tiểu
thương, tiểu chủ đã giảm thues môn bài, thuế chợ, thuế hàng hóa, công chức
đã tăng lương;học sinh đã mở thên trường học; phụ nữ đòi quyền như đàn
ông, làm việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Những cuộc bãi công,
biểu tình, bãi chợ, bãi khóa đã nổ ra trong nhiều thành phố và vùng công
nghiệp như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Bén Thủy, Hòn Gai, Cẩm
Pha,…..chỉ trong cuốc tháng 1936, đã có 242 cuộc đấu tranhcuar công nhân,
lôi kéo, lôi kéo hơn mười vạn người tham gia,lớn nhất là cuộc tổng bãi công
thắng lợi của công nhân phong trào Hồng Gai(tháng 11/1936). Năm 1937 là
năm phong trào công nhân cao nhất, có cuộc 400 cuộc bãi công, vang dội
nhất là cuộc bãi công cua công nhân xe lửa Trường thi (tháng 7/1937), được
công nhân xe lửa miền Nam bãi công phối hợp.
Năm 1938 có trên 130 cuộc bãi công và sáu tháng đầu 1939 có khoảng
50 cuộc bãi công. So với các năm trước các cuộc bãi công 1938-1939 có tổ
chức chặt chẽ hơn, khẩu hiệu đấu tranh chính xác và trình độ tổ chức lãnh
đạo của các tổ chức đảng vững vàng hơn.
Phong trào đấu tranh của nông dân cũng phát triển khắp Bắc Trung Nam.
Mỗi năm có hàng trăm cuộc đấu tranh. Nhất là cuộc đấu tranh dồi khất thế
các thủ tục ở hương thông. Chống nạn cường hào, áp bức, nhưỡng nhiệu.
Năm 1938 ở Nam Kì có những cuộc đấu tranh của nhân dân để mượn lúa
cứu đói. Nhân dân Quản Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam tổ chức nhiều cuocj
biểu tình chống dự án thuế mới của viện dân biểu trung kỳ. Hầu hết các cuộc
đấu tranh của Nhân dân đều do Đảng tổ chức và lãnh đạo.
Cùng với phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân và nông dân tiểu
thương ở Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố đã bãi chợ đòi thuế môn
bài, thuế hàng hóa dựa vào lực lượng quần chúng đông đảo, Đảng liên hiệp
với những người Pháp dân chủ trong chi nhánh xã hội Pháp ở Hà Nội, tổ
chức kỉ niệm ngày quốc té lao động(ngày 1/5/1938).
Tại khu Đấu xảo Hà Nội, có đến 25000 nghìn người tham dự. Mặc dù
bọn cường quyền Pháp không cho phép tụ tập đông đảo ở cuộc mittin. Trước
khi kéo đến địa điểm mittin các đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu
cách mạng trên các thành phố. Quần chúng dự mittin gương cao cờ đỏ cùng
hát bài quốc tế ca, hô các khẩu hiệu đòi tự do lập Hội ái hữu, nghiệp đoàn,
đòi ban hành thji hành triệt để luật lao động, đòi giảm tô thuế, chống phát
xit, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình, chống nạn sinh hoạt đắt đỏ
Cuộc biểu dương lực lượng quần chúng trong ngày quốc tế lao động
1938 là một thắng lợi nổi bật về hoạt động của mặt Trận Dân chủ Đông
Dương. Đó là kết quả của một quyết định vân động chính trị sôi động trong
quần chúng, đồng thời cũng là biểu hiện của sự trưởng thành của Đảng cộng
sản Đông Dương về nghệ thuật huy động tổ chức quần chúng trong đấu
tranh, kể cả tranh thủ những người Pháp dân chủ, phân hóa cô lập bọn phản
động đang cầm quyền ở Đông Dương và bè lũ tay sai của chúng.
Cùng với việc lãnh đạo các cuộc đấu tranh về kinh tế chính trị. Đảng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, cổ động, đặt biệt là trên lĩnh vự hoạt động báo
chí công khai để tăng cường ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng.
Báo chí của đảng và mặt trận dân chủ đã tập trung phản ánh tình hình đau
khổ,bị áp bức,bóc lột của các tầng lớp nhân dân do bọn phong kiến và tay
sai,nêu lên những nguyện vọng của quần chúng trong các lĩnh vực chính
trị,văn hóa,xã hội,phổ biến tin tức và kinh nghiệm đấu tranh của quần
chúng,hướng dẫn quần chúng đấu tranh đòi các quyền lợi dân chủ,dân
sinh,tuyên truyền đường lối,chính sách của đảng,chống mọi kẻ thù ngoan
cố,xiêng tạc đảng cộng sản,đấu tranh phê phán các bệnh tiêu cực.
Trong thời kì này,đảng còn xuất bản nhiều tập sách chính trị phổ thông để
giới thiệu cn mac_leenin và chính sách mới của đảng.
Mạng lưới phát hành sách báo được tổ chức rộng khắp.Tòa soạn của cơ quan
phát hành là nơi quần chúng liên hệ với đảng.
Từ giữa năm 1939 trở đi,chính phủ Pháp nghiêng hẳn về phía phát xít hóa.ở
Đông Dương,bọn thực dân pháp quay sang đàn áp,tiêu diệt phong trào dân
chủ.đảng chỉ thị cho bộ phận hành động công khai nhanh chóng đẻ chuẩn bị
rút vào hành động bí mật,tránh tổn thất do bắt bớ,khủng bố của thực dân
pháp.khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ(9/1939) đảng liền chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược cho phù hợp với thời kì đấu tranh cách mạng,thời kì vận
động dân chủ kết thúc.

2. Về kẻ thù của cách mạng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng:

Hội nghị chỉ rõ kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương
cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Từ đó Hội nghị xác định những nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống
chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do,
dân chủ, cơm áo và hòa bình; "lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính
để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng
tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu
để đòi những điều dân chủ đơn sơ".

3. Về đoàn kết quốc tế:

Sau cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, cách mạng nước ta bị đế quốc, phong
kiến đàn áp, khủng bố hết sức khốc liệt. Hàng vạn cán bộ, đảng viên, đoàn
viên và quần chúng yêu nước bị chém giết, tù đày. Nhiều cơ sở Đảng, cơ sở
Đoàn tan vỡ. Tuy nhiên, những chiến sĩ cách mạng còn lại vẫn kiên cường
hoạt động bất chấp gươm súng của kẻ thù.Xuất phát từ sự phân tích bản
chất, âm mưu, thủ đoạn và nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đối với cách mạng
thế giới. Đại hội đã vạch rõ kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới lúc
này không phải là chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là
chủ nghĩa phát xít. Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân quốc tế chưa
phải là đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là
đấu tranh giành dân chủ và hòa bình.

Căn cứ vào những diễn biến của tình hình thế giới và trong nước,
quán triệt và vận dụng nghị quyết của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh lịch
sử cụ thể ở Việt Nam và để thực sự phối hợp giữa cách mạng Việt Nam và
cách mạng thế giới, nhất là cách mạng Pháp, tháng 7 năm 1936 Hội nghị
Trung ương Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh
cách mạng trong thời kỳ mới.

Nhiệm vụ trước mắt của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi
nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông
Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống chiến tranh
phát xít, bảo vệ hòa bình. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận nhân dân
phản đế rộng rãi (về sau đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ) bao gồm tất
cả các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
để cùng đấu tranh đòi những điều kiện dân chủ tối thiểu cho nhân dân các
nước trên bán đảo Đông Dương.

Phong trào Đông Dương Đại hội phát triển nhanh chóng chỉ trong một
thời gian ngắn, ở Nam Bộ đã có 600 ủy ban hành động phần lớn là thanh
niên tham gia, Một số ủy ban hành động như ở thành phố Sài Gòn bao gồm
gần 100% là thanh niên có cảm tình với cách mạng. Các ủy ban hành động
tổ chức nhiều cuộc hội nghị, mít tinh để giải thích, thảo luận về tình hình
thời cuộc, về tình cảnh đời sống, về mặt trận nhân dân và những yêu cầu về
quyền dân chủ, cải thiện đời sống về luật lao động. Qua các cuộc sinh hoạt
chính trị này thanh nhiên càng thấy rõ, muốn có được những quyền lợi tối
thiểu thì phải đoàn kết lại và tổ chức đấu tranh.

* Phong trào Đông Dương Đại hội.

- Năm 1936 ,Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện
vọng gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại
hội (8-1936)

- Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít
tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh…

-Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các
báo.

- Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh
đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh
đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.

* Phong trào đón Gô –đa: năm 1937 , lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn
quyền mới sang Đông Dương , Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu
dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ .

* 1937-1939: nhiều cuộc mít tinh , biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn
ra , nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh
tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia.

Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân
biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ….

Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản
động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.

- Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay,
Phổ Thông, Dân chúng …, bằng tiếng Pháp: Lao động, Tranh đấu….trở
thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh .

- Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về.
Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng,
Tắt đèn, Số đỏ ,Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…
- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần
chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.

- Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư
tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách
mạng.

4. Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh:

Với chủ trương mới đòi hỏi phải có một đường lối tổ chức mới. Vì vậy, Hội
nghị chủ trương phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang
các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và
nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng,
giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và
khẩu hiệu thích hợp.

Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai
và hợp pháp, tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc
củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối
quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp với không hợp pháp và phải bảo
đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt
động công khai hợp pháp. Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức
lại do đồng chí Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư.

4. Nhận thức mới của Đảng về mới quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ:

Cùng với việc đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân thành lập
Mặt trận nhân dân rộng rãi, đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa
hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở
Đông Dương.
- Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy
Tập làm Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới
Ban Chấp hành Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ
giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng
Đông Dương: cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết
chặt với cuộc cách mạng điền địa. “Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất
mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải chọn vấn đề nào quan trọng hơn
mà giải quyết trước”. Đó là nhận thức mới phù hợp với tinh thần Cương lĩnh
cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương
chính trị tháng 10-1930.

- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936 trở đi
khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội
nghị lần thứ ba (3-1937), lần thứ tư (9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ
năm (3-1938) đã đi sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển
mạnh hơn nữa về phương pháp tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông
đảo quần chúng trong mặt trận chống phản động thuộc địa, chống phát xít,
đòi tự do, cơm áo, hòa bình.

- Tại Hội nghị tháng 7-1939 Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác
phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của
Đảng viên, hoạt động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng
quản hạt Nam kỳ (4-1939). Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về
xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng,
nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tác phẩm
không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc phục những lệch lạc,
sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết, thống nhất
trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác
xây dựng Đảng, vận động quần chúng.

5. So với chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1930 – 1931, chủ trương
của Đảng trong thời kì 1936-1939 có gì mới:

Trong những năm 1936-1939:

Chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa mục
tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của Cách mạng.
Đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng
dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi bằng cho việc chuẩn bị cho cuộc
đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do.

Các nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương trong thời kì này đánh dấu
bước trưởng thành của Đảng, về chính trị, tư tưởng thể hiện bản lĩnh tinh
thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới cho cả
nước.

* TÓM LẠI:

Trong những năm 1936-1939, bám sát tình hình thực tiễn, Đảng đã phát
động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính
trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú và linh
hoạt. Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng
được mở rộng và nâng cao trong quần chúng, chủ nghĩa Mác-Lênin và
đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi tầng lớp
nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng

* Ý nghĩa:

Đây là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Phong trào dân chủ 1936 - 1939, bằng sức
mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng
bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ ; quần chúng được
giác ngộ về chính trị, đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực
lượng chính trị hùng hậu của cách mạng ; cán bộ được tập hợp thành đội ngũ
đông đảo và trưởng thành.

* Bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương tích lũy được nhiều
bài học kinh nghiệm về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm
tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, kinh nghiệm
đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái chính trị phản
động. Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác
mặt trận, vấn đề dân tộc,... Có thể nói, phong trào dân tộc dân chủ 1936
-1939 như một cuộc diễn tập, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
sau này.

You might also like