You are on page 1of 7

Bài tập nhóm

Môn: Kinh tế quốc tế


Bài 1: Liệt kê tất cả các giao dịch làm tăng khoản có và khoản nợ của BoP
Bài 2: Tìm số liệu về BoP của Việt Nam (giai đoạn 2005-2010) và cho nhận xét.
Bài 3: Hạch toán các giao dịch sau vào BoP của Việt Nam
1. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ trị giá 100tr USD và nhập khẩu từ Mỹ
máy tính trị giá 100tr USD.
2. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ trị giá 100tr USD, thanh toán bằng cách
ghi có vào tài khoản tiền gửi của Việt Nam tại ngân hàng Mỹ.
3. Bộ Tài chính Việt Nam mua 100tr USD trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh toán
bằng cách ghi nợ trên tài khoản tiền gửi của Bộ tài chính Nhà nước tại Mỹ
và ghi có vào tài khoản trái phiếu của Bộ tài chính tại kho bạc Mỹ.
4. Chính phủ Mỹ quyết định tặng cho Việt Nam hàng hóa trị giá 100tr USD để
trợ giúp đồng bào bị thiên tai.
5. Chính phủ Mỹ tặng Việt Nam trị giá 100tr USD bằng cách ghi có vào tài
khoản của bộ tài chính Việt Nam mở tại Mỹ.
6. Việt Nam thanh toán tiền lãi suất, trái tức, cổ tức cho những nhà đầu tư Mỹ
tại Việt Nam trị giá 100tr USD, thanh toán bằng cách ghi nợ tài khoản tiền
gửi của Việt Nam tại Mỹ và ghi có tài khoản những nhà đầu tư Mỹ.
Bài 4: Giao dịch nào trong số những giao dịch sau đây làm tăng cán cân thặng dư
tài khoản vãng lai của Việt Nam?
a. Hãng hàng không Vietnam Air Line ký hợp đồng hàng đổi hàng với Mỹ:
Đổi một chiếc máy bay TU cũ trị giá 500.000 USD lấy một chuyến du lịch
trọn gói cho nhân viên của mình ở Ha Oai.
b. Việt Nam vay tiền của Cô-oet để mua dầu của nước này trong vòng một năm
với trị giá 1.000.000 USD.
c. Việt Nam cho Lào vay 1.000.000 USD để nhập khẩu hàng hóa vụ từ Việt
Nam trong vòng một năm.
Bài 5: Cán cân thương mại hữu hình của nước A (tr USD) đạt mức âm 110, tài
khoản vãng lai âm 105. Mức gia tăng của dự trữ ngoại tệ chính thức là âm 5. Kết
luận nào trong những kết luận sau là không đúng? Giải thích tại sao?
a. Cán cân quyết toán chính thức bằng 5.
b. Dịch vụ, thu nhập từ đầu tư ròng và dịch chuyển đơn phương ròng có giá trị
dương.
c. Vốn đã chảy vào nước A.
d. Ở nước A tiết kiệm quốc dân lớn hơn đầu tư.
Bài 6: Dựa trên những thông tin sau về cán cân thanh toán ở nước A (tỷ USD)
Xuất khẩu hàng hóa +80
Nhập khẩu hàng hóa -60
Xuất khẩu dịch vụ +30
Nhập khẩu dịch vụ -20
Thu nhập từ đầu tư ròng -10
Dịch chuyển đơn phương ròng + 20
Vốn chảy vào + 20
Vốn chảy ra - 80
Dự trữ chính thức + 20

a. Cán cân thương mại hữu hình


b. Cán cân tài khoản vãng lai
c. Cán cân tài khoản vốn
d. Cán cân quyết toán chính thức

Bài làm câu 3


Các bút toán Tài sản có (triệu USD) Tài sản nợ (triệu USD)
1 100 100
2 100
3 100
4 100
5 100
6 100
Tổng 400 300

Vậy BoP của Việt Nam là 100 triệu USD


Câu 2: Tìm số liệu về BoP của Việt Nam (giai đoạn 2005-2010) và cho nhận
xét.
Bài làm
Ta có bảng số liệu về cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn 2005-
2010 do Worldbank cung cấp như sau.
năm cán cân thanh toán (USD)
2005 -560189000
2006 -163741800
2007 -6953100000
2008 -10787000000
2009 -7440315000
2010 -9622000000

Xây dựng biểu đồ sự thay đổi của cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai
đoạn này ta được đồ thì sau:
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy được sự biến động rất lớn trong cán cân thanh toán
của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Để phân tích và nhận xét rõ về sự
biến động nay ta có thể chia ra thành 3 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn trước khi ra nhập WTO (trước năm 2006)
Đây là giai đoạn mà nước ta chưa tham gia hội nhập kinh tế sâu rộng, sự phát
triển kinh tế còn có nhiều hạn chế do thị trường thế giới hạn hẹp, chịu nhiều
chính sách bảo hộ thương mại của nước ngoài và các hàng hóa nước ngoài cũng
chịu những chính sách bảo hộ thương mại của chúng ta vì thể cán cân thương
mại trong thời kì này được duy trì tại một mức thâm hụt thấp.
Trong giai đoạn trước khi mở của nền kinh tế làm cho sức thu hút đầu tư từ
nước ngoài vào Việt Nam còn hạn chế và chủ hiếu đầu tư vào thị trường tài
chính. Điều này làm cho luợng tiền mà người nước ngoài chuyển về nước cũng
không lớn lắm.
Các khoản tài trợ của nước ngoài cho Việt Nam trong thời gian nay là khá cao
như viện trợ ODA, các khoản trợ cấp ủng hộ của thế giới cho Việt Nam trong
việc phát triển các vấn đề xã hội.
Tất cả những yếu tồ trên làm cho cán cân thanh toán trong thời kì này khá ổn
định, luôn thâm hụt ở một mức thấp và không có sự biến động mạnh qua các
năm. Trong giai đoạn này còn có những năm cán cân thương mại thặng dư như
vào năm 1999 là 1,177 tỉ USD, năm 2001682 triệu USD.
2. Trong giai đoạn từ khi ra nhập tới sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2006-
2008)
Bắt đầu từ năm 2006 là năm để gỡ bỏ những hàng rào thuế quan, các chính sách
bảo hộ thương mại để chuẩn bị cho việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO. Chính vì lý do này mà giá trị hàng hóa dịch vụ nhập khẩu tăng
lên rât nhanh. Điều này làm cho cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt
một cách trầm trọng hơn. Chính phủ luôn phải vay tiền để bù cho việc thậm hụt
thương mại lớn làm thâm hụt cán cân thanh toán.
Về tài khoản vốn: với việc sử dụng các chính sách khuyến khích đầu tư như sử
dụng chính sách tỉ giá cố định, đánh thuế cao với các hàng hóa nhập khẩu... đã
làm cho đầu tư vào trong lĩnh vực tài chính hay sản xuất điều tăng lên rất nhanh
đặc biệt vào năm 2007. Tuy lượng tiền đầu tư vào lớn nhưng lượng tiền chuyển
giao thu nhập cho nhà đầu tư còn lớn hơn rất nhiều. Một số nhà đầu tư đã vay
tiền trong nước để đầu tư, tức là họ không mang ngoại tệ vào trong nước mà
vay tại nước ta để đầu tư. Sau khi đầu tư có lơi nhuận thì các nhà đầu tư này lại
mang lợi nhuận về nước và làm cho nước ta mất lượng ngoại tệ lớn.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế xảy ra tại Mĩ vào năm 2008 đã làm cho nền
kinh tế giới trở lên trì trệ và suy thoái nghiêm trọng điều này đã làm cho lượng
hàng hóa nhập khẩu bị ảnh hưởng và làm cho cán cân thương mại thâm hụt
trầm trọng hơn. Thâm hụt thương mại vào năm 2008 là 18028.7 triệu USD (cao
nhất kể từ trước tời nay)
Khủng hoảng kinh tế cũng làm cho lượng kiều hối gửi về nước giảm đáng kể
Tất cả các yếu tố này đã làm cho cán cân thanh toán trong thời kì này giảm
mạnh và có mức thâm hụt lớn nhất so với khoảng thời gian trước đó.
3. Trong giai đoạn từ năm 2009 trở lại đây
Đây là thời kì phục hồi của nền kinh tế sau khi khủng hoảng kinh tế nổ ra vào
năm 2008. Sự phục hồi kinh tế thế giới tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp
khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ vì thể tình trạng thâm hụt thương mại
được cải thiện hơn. Nhìn vào đồ trị trên ta thất lượng thâm hụt thương mại của
Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010 đã khá hơn so với những giai đoạn trước
đó. Nền kinh tế các nước được cải thiện làm cho nhu cầu về lao động cũng như
thu nhập của lao động, nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài tăng lên vì thế
lượng kiều hối tăng lên một cách đáng kể. điều này cũng góp phần không nhỏ
vào việc cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian này.
Nền kinh tế thế giới được phục hồi làm cho đầu tư vào trong nước tăng lên đáng
kể vì thế đã thu hút được lượng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước. các khoản trợ
cấp, viện trợ của nước ngoài cũng tăng trở lại nhanh chóng.
Từ những phân tích trên cho thấy cán cân thanh toán trong thời kì này đang
được cải thiện tốt hơn so với thời gian khủng hoảng trước đó. Tuy nhiên cán
cân thanh toán của Việt Nam vẫn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, nếu không
được cải thiệt trong thời gian tới sẽ làm cho lượng dự trữ ngoại hối của chính
phủ ngày càng trở lên cạn kiện. Lượng dự trữ ngoại hối của chính phủ ở mức
thấp (mức dự trữ tối thiểu của một nước phải có là 12 tuần nhập khẩu theo IMF)
chỉ còn được 5-6 tuần nhập khẩu đang là mối lo ngại hàng đầu của chính phủ
trong thời gian tới. Chính vì thế chính phủ cần phải có những biện pháp, chính
sách cụ thể làm cải thiện cán cân thanh toán cụ thể hơn là cán cân thương mại
để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước ta trong thời gian tới.

You might also like