You are on page 1of 4

MỘT SỐ BÀI THI OLIPIMPIC

Bài 1: Cho ba nguyên tố X,Y,Z thuộc cùng một chu kì nhỏ trong hệ thống tuần hoàn (ZX < ZY <ZZ). Số
hiệu nguyên tử của Y bằng trung bình cộng số hiệu nguyên tử của X và Z. Electron cuối cùng của nguyên
tử Y có giá trị các số lượng tử là: l = 1, m = 1, s = +1/2.(Quy ước số lượng tử từ nhận giá trị từ -l qua 0
đến +l). Xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên 3 nguyên tố trên, biết rằng chỉ có hai trong ba nguyên tố
này có khả năng tạo hợp chất khí với hiđro.
Bài 2: 1. Cho biết bộ 4 số lượng tử ứng với electron chót cùng của: Mg(Z = 12); Cl(Z = 17).
2. Hợp chất A tạo thành từ hai ion X+ và Y-. Electron cuối cùng của cả hai ion này đều có các trị số lượng
tử như sau: n = 3; l = 1; m = +1; mS = -1/2.
Tìm công thức phân tử của A.
Bài 3: Người ta tiến hành hai thí nghiệm:
-Thí nghiệm 1: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg và Zn vào cốc đựng 200 ml dd HCl. Sau phản ứng đun nóng
cho nước bay hơi hết được 4,86 gam chất rắn.
-Thí nghiệm 2: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg và Zn như trên vào cốc đựng 400 ml dd HCl ở trên, sau phản
ứng cô cạn dd thu được 5,57 gam chất rắn. Tính:
a. Thể tích khí bay ra ở thí nghiệm 1 (ở đktc).
b. Nồng độ mol/l của dd HCl.
c. Số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 4: Cho Ba(OH)2 vào nước ở 250C rồi lắc kĩ cho đến khi không tan thêm nữa. Nồng độ Ba2+ trong dd
bão hòa này là 0,108M.
a. Viết phương trình biểu diễn phản ứng cân bằng trong dd bão hòa.
b. Tính hằng số cân bằng cho hệ cân bằng này.
c. Người ta hòa tan Ba(OH)2 vào dd NaOH ở 250C và kết quả cho ta biết nồng độ ion OH −trong dd bão
hòa này là 0,225M. Vậy nồng độ ion Ba2+ trong dd này là bao nhiêu.
d. Trộn 50 ml dd NaOH 0,3M với 50 ml BaCl2 0,2M. Liệu có kết tủa Ba(OH)2 không?
Bài 5: A là hỗn hợp gồm hai kim loại Mg và Zn. B là dd H2SO4 chưa rõ nồng độ.
-Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam A vào 2 lít B, sinh ra 8,96 lít khí H2.
-Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam A vào 3 lít B, sinh ra 11,2 lít khí H2.
a. Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 thì A chưa tan hết, trong thí nghiệm 2 thì A tan hết. Các thể tích khí
đo ở đktc.
b. Tính nồng độ mol/l của dd B và % khối lượng mỗi kim loại trong A.
Bài6: 1: Có 3 kim loại A,M,R thuộc cùng một phân nhóm trong bảng tuần hoàn. Người ta làm thí nghiệm
với 3 kim loại trên như sau: Lấy mỗi kim loại 53,20 gam cho vào bình chứa 49,03 gam dd HCl 29,78%.
Cho bốc hơi cẩn thận dd tạo thành trong điều kiện không có không khí, thu được bã rắn. Kết quả là:
-Đối với A, bã rắn là một chất rắn có khối lượng là 67,40 gam.
-Đối với B, bã rắn là hỗn hợp hai chất, khối lượng 99,92 gam.
-Đối với R, bã rắn là hỗn hợp ba chất, khối lượng 99,92 gam.
Xác định 3 kim loại đã cho.
2. Cho 3 nguyên tố A,R,X (ZA<ZR<ZX) đều ở phân nhóm chính và không cùng chu kì trong bảng hệ
thống tuần hoàn. Tổng số lượng tử chính của electron cuối cùng của 3 nguyên tử A,R,X (kí hiệu lần lượt
là eA,eR,eX) bằng 6, tổng số lượng tử phụ của chúng bằng 2, tổng số lượng tử yừ của chúng bằng -2 và
tổng số lượng tử spin bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của eA là +1/2.
a. Gọi tên 3 nguyên tố đã cho.
b. Cho biết dạng hình học của phân tử A2R và AX. So sánh góc hóa trị trong hai phân tử đó và giải thích.
c.Đối với phân tử A2XR3 và ion XR4 2 − , hãy viết công thức kiểu Lewis, cho biết dạng hình học và trạng
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.
Bài 7: 1. Một nguyên tố R là phi kim. A là hợp chất khí với hiđro; còn B là oxit cao nhất của nguyên tố
này. Cho biết tỉ khối của A so với B (ở thể hơi) là 0,425.
a. Xác định nguyên tố R.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A,B và cho biết liên kết giữa các nguyên tử A,B
thuộc nhóm nào?
2.a. Ba nguyên tố A,B,C có đặc điểm:
-A thuộc nhóm II, B thuộc nhóm IV, C thuộc nhóm VI.
-B và C cùng nằm trong một chu kì và hình thànhvới nhau hai hợp chất X và Y: X cháy được còn Y
không cháy được.
-A,B và C tạo thành một hợp chất có rất nhiều trong tự nhiên và được dùng nhiều trong xây dựng.
Cho biết A,B,C tên gì? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
b. Một hợp chất ion có cấu tạo từ ion M2+ và X −.Trong phân tử MX2 có tổng số hạt (p,n,e) là 186 hạt,
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối
của X −là 21. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X −là 27.
-Viết cấu hình electron của các ion M2+ và X −.
-Xác định vị trí của M và X trong bảng hệ thống tuần hoàn (số thứ tự, chu kì, nhóm).
Bài 8:
Biết A,D,C,D,E,G là những hợp chất khác nhau chứa các hợp chất của Lưu huỳnh và quan hệ của chúng
được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
2
A B 4
1 3
6 D
C
8
5 9
E G
7
Bài 9: Cho biết A,B,C,D,E là các hợp chất của natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dd B,C thu được
các khí tương ứng X,Y. Cho D,E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z,T. Cho biết
các khí X,Y,Z,T là các khí thông thường, chúng tác dụng với nhau từng đôi một.
Tỉ khối của X so với Z bằng 2 và tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Viết tất cả các phương trình phản
ứng đã xảy ra.
Bài 10: Mô tả dạng hình học các phân tử BeCl2, NH3, SF6, PCl5, SO2, SO3, NH4+. Cho biết trạng thái lai
hóa của nguyên tử trung tâm (không cần vẽ obitan, chỉ cần chỉ rõ sự tổ hợp các obitan theo ô lượng tử).
Bài 11:1.Phát biểu định luật Hess. Dựa vào định luật này hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
C(graphit) + 1/2O2(khí) → CO (khí). ∆Hx?
Cho biết: C(graphit) + O2(khí) → CO2 (khí) ∆H1=-393,5KJ
CO(khí) + 1/2O2(khí) → CO2(khí) ∆H2=-283,0 KJ.
2. Hãy sắp xếp (có giải thích) các hạt vi mô cho dưới đây theo bán kính hạt:
a. Rb+(Z=37), Y3+(Z=39), Kr (Z=36), Br −(Z=35), Fe 2 − (Z=34), Sr2+(Z=38).
b. Na, Na+, Mg, Mg2+, Al, Al3+, F −, O 2 − .
Bài 12: 1. Electron cuối cùng phân bố vào các nguyên tử của các nguyên tố A,B lần lượt được đặc trưng
bởi:
A: n = 3, l = 1, m = -1, mS = +1/2.
B: n = 3, l = 1, m = 0, mS = -1/2.
a. Dựa trên cấu hình electron, xác định vị trí A,B trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b. Cho biết loại liên kết và viết công thức cấu tạo của phân tử AB3.
2.a. Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
CH4(k) + Cl2(k) → CH3Cl(k) + HCl(k).
Cho biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau đây:
H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l) ∆H1 = -68,32 Kcal
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l) ∆H2 = -212,79Kcal
1/2H2(k) + 1/2Cl2(k) → HCl(k) ∆H3 = -22,06 Kcal
CH3Cl(k) + 3/2O2(k) → CO2(k) + H2O(l) + HCl(k) ∆H4 = -264,0 Kcal
b. 14,224 g iot và 0,112 g hiđro được chứa trong bìmh kín thể tích 1,12 lít ở nhiệt độ 4000C. Tốc độ ban
đầu của phản ứng là V0=9.10 −5 mol.l −1 .phút −1 ,sau một thời gian (ở thời điểm t) nồng độ mol của HI
là 0,04 mol/l và khi phản ứng:
I2 + H2 2HI
đạt cân bằng thì
[ HI ]
=0,06 mol/l.
-Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
-Tốc độ tạo thành HI tại thời điểm t là bao nhiêu?
-Viết đơn vị của các đại lượng đã tính được .
Bài 13:1.Đốt cháy hoàn toàn một lượng S trong kín chứa hỗn hợp khí N2, O2, SO2 lấy theo tỉ lệ thể tích là
3:1:1 (cùng đktc). Sau khi đốt xong đưa về nhiệt độ ban đầu thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hỗn
hợp đầu là 1,089.
a. Áp suất trong bình trước và sau phản ứng có thay đổi không? Giải thích.
b. Tìm thành phần % thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng?
c. Chứng minh tỉ khối hỗn hợp khí thu được so với hỗn hợp ban đầu thay đổi trong khoảng: 1 ≤d ≤
1,088.
2. Trong môi trường kiềm, S tác dụng với sunfua theo các cân bằng sau:
S(r) + S 2 − S22-(dd) K1=1,70
2S(r) + S2- S32-dd K2=5,3
Tìm hệ số cân bằng của phản ứng:
S(r) + S2- S32-dd
Bài 14: Tiến hành phản ứng sau ở một nhiệt độ nhất định, dung tích không đổi 1 lít.
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O.
Nếu ban đầu cho 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH đến khi cân bằng thì có 2/3 mol este tạo thành.
Người ta sẽ thu được bao nhiêu mol este khi phản ứng đạt cân bằng nếu ban đầu trộn các chất như sau:
a. 1 mol axit + 2 mol rượu
b. 1 mol este + 3 mol H2O
Bài 18: Phản ứng CO(k) + Cl2(k) COCl2(k) được thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ không đổi,
nồng độ ban đầu của CO và Cl2 bằng nhau và bằng 0,4 mol/l.
a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng biết rằng khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì chỉ còn 50% lượng CO
ban đầu.
b. Sau khi cân bằng được thiết lập ta thêm 0,1 mol CO vào 1 lít hỗn hợp. Tính nồng độ các chất lúc cân
bằng mới thiết lập.
Bài 19: 1. Trộn 1 ml dd Pb(NO3)2 0,02M với 1 ml dd HCl 0,04M. Hỏi kết tủa PbCl2 có xuất hiện hay
không ? Biết tích số tan TPbCl2 = 10 −4 ,82
2. Một dd chứa Cl −0,1M; Br −0,01M. Nếu thêm từ từ dd AgNO3 vào dd trên. Hỏi:
a. Kết tủa nào sẽ xuất hiện trước ? Biết TAgCl = 10 −10 , TAgBr = 10 −13
[ ]
b. Khi AgCl bắt đầu kết tủa thì Br − còn lại bao nhiêu.
Bài 20: Nung 37,6 gam muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn
và hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6.
a. Xác định công thức muối nitrat.
b. Lấy 12,8 gam kim loại M tác dụng với 100 ml dd hỗn hợp HNO3 1M, HCl 2M, H2SO4 1M thì thu được
bao nhiêu lít khí NO (đktc).
Bài 21: Nguyên tử của 3 nguyên tố X,Y,Z có e ngoài cùng có bộ 4 số lượng tử như sau:
X: n = 4, l = 0, ml = 0, mS = +1/2
Y: n = 3, l = 1, ml = 0, mS = -1/2
Z: n = 2, l = 1, ml = -1, mS = -1/2
a. Viết cấu hình e, xác định vị trí của 3 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và tên của chúng.
b. Hợp chất A được tạo bởi 3 nguyên tố trên và có thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau:
31,83% X, 28,98% Y, 39,18% Z. Xác định CTPT của A. Viết phương trình phản ứng:
t,0 xt ®pdd, mµng ng¨n dd CuSO4
Y A B D X
Bài 22: 1. Xác định nguyên tố X có e cuối cùng có 4 số lượng tử sau:
n = 3, l = 1, m = -1, mS = -1/2
-X có các mức oxi hóa nào? Trong chất nào? Giải thích tại sa X lại có các mức oxi hóa đó?
-Viết các phương trình phản ứng dạng đơn chất, hoặc hợp chất mà X có sự thay đổi các mức oxi hóa đó?
2.a.Trộn 1 ml dd KI 0,015M với 2 ml dd Pb(ClO4)2 0,06M và HClO4 1M. Có PbI2 kết tủa không? Giải
thích. Biết tích số tan: TPbI2= 10 −7 ,86
b. Khi đun nóng NO2 trong một bình kín đến t0C có cân bằng: 2NO2
Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng biết nồng độ NO2 ban đầu 0,3 mol/l, nồng độ O2 lúc cân bằng là
0,12 mol/l.
c. Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron:
P + NH4ClO4 → H3PO4 + N2 + Cl2 + …..
CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 +… → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4
Zn + H+ + NO3 − → NO + N2O + NH4+ +….
Bài 23: Cho 23,8 gam X (Cu, Fe, Al) tác dụng vừa hết 14,56 lít Cl2 (đktc) thu được hỗn hợp muối Y. Mặt
khác, cứ 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dd HCl dư thu được 0,2 mol H2 (đktc).
1. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
2. Hòa tan hết Y vào H2O được dd Z, cho m gam Fe vào dd Z. Hãy tìm giá trị của m sao cho thu được:
- dd hai muối
- dd ba muối
-dd bốn muối
Bài 24: Tinh thể NaCl có cấu trúc lập phương mặt tâm của các ion Na+, còn các ion Cl −chiếm cứ các lỗ
trống tám mặt trong ô mạng cơ sở của các ion Na +, nghĩa là có 1 ion Cl −chiếm tâm của hình lập phương
và 12 ion Cl −khác chiếm điểm giữa 12 cạnh của hình lập phương. Biết cạnh a của ô mạng cơ sở là
5,58A0, bán kính của ion Cl −là 1,81A0. Khối lượng mol của Na và Cl lần lượt là 22,99 gam/mol và
35,45 gam/mol. Tính:
a. Bán kính của ion Na+
b. Khối lượng riêng của NaCl (tinh thể).
Bài 25: Độ tan của PbI2 ở 180C là 1,5.10 −3 mol/l
a. Tính nồng độ mol/l của Pb2+ và I −trong dd bão hòa PbI2 ở 180C
b. Tính tích số tan của PbI2 ở 180C
c. Muối giảm độ tan của PbI2 đi 15 lần thì phải thêm bao nhiêu mol KI vào 1 lít dd bão hòa PbI2
d. Tính độ tan của PbI2 trong dd KI 0,1M.
Bài 26: Cấu hình e ngoài cùng của nguyên tố X là 5p 5 . Tỉ số nơtron và điện tích hạt nhân là 1,3962. Số
nơtron của X bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y phản ứng với
lượng dư X thì thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức là XY.
Xác định điện tích hạt nhân của X, Y và viết cấu hình của Y vừa tìm được.

You might also like