You are on page 1of 12

BÀI TẬP QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

HỌACH ĐỊNH LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT

Bài 1: Công ty Cây xanh xem lại 5 hợp đồng vừa ký kết với khách hàng về xây dựng về
vườn hoa sau đây.

Hợp đồng Thời gian xây dựng( ngày) Thời gian (ngày)
A 3 8
B 2 4
C 5 6
D 1 12
E 9 7

Hãy tính:
1/ Dòng thời gian trung bình, số Công việc chậm trễ và số ngày chậm trễ trung bình theo
nguyên tắc thời gian thi công ngắn nhất SPT.
2/ Các số liệu đối với 3 thông số trên theo nguyên tắc thời hạn sớm nhất EDD.
3/ Nên khuyên công ty điều độ như thế nào?

Bài Giải 1
1/ Theo phương pháp SPT:

Hợp đồng Thời gian xây Thời gian bàn Thời gian hòan Số ngày trễ
dựng giao thành
D 1 Ngày thứ 12 Ngày thứ 1 0
B 2 Ngày thứ 4 Ngày thứ 3 0
A 3 Ngày thứ 8 Ngày thứ 6 0
C 5 Ngày thứ 6 Ngày thứ 11 5
E 9 Ngày thứ 7 Ngày thứ 20 13
Tổng cộng 20 41 18

41
- Dòng thời gian trung bình: = 8,2ngày
5
- Công việc bị trễ: C tr6ẽ 5 ngày và E trễ 13 ngày
- Số ngày trễ bình quân 18:5= 3,6 ngày ( cho mỗi công việc)

2/ Theo phương pháp EDD:

Hợp đồng Thời gian xây Thời gian bàn Thời điểm hòan Số ngày trễ
dựng giao thành
B 2 Ngày thứ 4 Ngày thứ 2 0
C 5 Ngày thứ 6 Ngày thứ 7 1
E 9 Ngày thứ 7 Ngày thứ 16 9
A 3 Ngày thứ 8 Ngày thứ 19 11
D 1 Ngày thứ 12 Ngày thứ 20 8
20 64 29

-Dòng thời gian trung bình 64/5= 12,5 ngày


-có 4 hợp đồng trễ c: 1 ngày;E :9 ngày ;A; 11 ngày; D; 8 ngày
29
- Số ngày trễ bình quân : = 5,8ngày(cho 1 công việc)
5
3/ Công ty cây xanh nên điều độ theo phương pháp SPT vì:
-Số thời gian cần cho 1 công việc ít hơn
-Số công việc chậm trê ít hơn phương pháp EDD (2<4 hợp đồng)
- Số ngày trễ bình quân (3,6 <5,8 ngày)

Bài 2:

Có 4 công việc sau đây làm trên 2 máy

Hợp đồng Thời gian thực hiện ( ngày) Thời điểm giao hàng
A 10 22
B 25 45
C 12 18
D 18 30

1/ Cách điều độ nào đạt được thời gian trung bình nhỏ nhất?
2/ Cách điều độ nào đạt được độ chậm trễ trung bình nhỏ nhất?
3/ Cách điều độ nào đạt được số công việ chậm trễ ít nhất?

Bài giải 2:

Muốn biết cách điều độ nào có các chỉ tiêu tốt nất ta giải theo 2 phương pháp
SPT và EDD vì 2 phương pháp này thường cho chúng ta dòng thời gian trung bình
nhỏ nhất, số ngày trễ ít nhất và ít công việc bị trễ.

a) Theo phương pháp SPT

Hợp đồng Thời gian thực Thời điểm giao Thời điểm hòan Số ngày trễ
hiện hàng thành
A 10 Ngày thứ 22 Ngày thứ 10 0
C 12 Ngày thứ 18 Ngay thứ 22 4
D 18 Ngày thứ 30 Ngày thứ 40 10
B 25 Ngày thứ 45 Ngày thứ 65 20
∑ 65 137 34
137
-Dòng thời gian trung bình : = 34,5ngày
4
-Số ngày trễ trung bình 34/4= 8,5 ngày
-Số công việc chậm trễ : 3 công việc
b) Theo phương pháp EDD:
Hợp đồng Thời gian thực Thời điểm giao Thời điểm hòan Số ngày trễ
hiện hàng thành
C 12 Ngày thứ 18 Ngày thứ 12 0
A 10 Ngày thứ 22 Ngày thứ 22 0
D 18 Ngày thứ 30 Ngày thứ 40 10
B 25 Ngày thứ 45 Ngày thứ 65 20
∑ 65 30

-Dòng thời gian trung bình: 139/4=34,75 ngày


-Số ngày trễ trung bình 34/4 =7,5 ngày
- số công việc chậm trễ : 2Công việc
( Hai phương pháp còn lại FCFS và LPT thường không cho chúng ta thời gian trung bình
nhỏ.Cũng như số ngày trễ trung bình cho mỗi công việc rất lớn nên chúng ta không xét
đến)
Qua 2 phương pháp trên chúng ta có nhận xét
- Phương pháp SPT cho ta dòng thời gian trung bình nhỏ.
- Phương pháp EDD cho ta số ngày chậm trễ trung bình nhỏ nhất
- Phương pháp EDD cho ta số công việc ít trễ nhất..

Bài 3

Tổ hợp xây dựng quận Gò vấp nhận được 6 Hợp đồng xây nhà sau đây

Nhà Thời gian xây cất(ngày) Thời gian (ngày)


A 6 22
B 12 14
C 14 30
D 2 18
E 10 25
F 4 34

Giữa 2 cách điều độ theo nguyên tắc đến trước làm trước FCFS và nguyên tắc thời hạn
sớm nhất EDD bạn khuyên Tổ hợp nên dùng cách nào ?Tại sao?

Bài giải:
a/ Nguyên tắc FCFS:
Công việc xây Thời gian xây Thời gian Thời gian hòan Số ngày chậm
nhà cất nghiệm thu thành trễ
A 6 22 Ngày thứ 6 0
B 12 14 Ngày thứ 18 4
C 14 30 Ngày thứ 32 2
D 2 18 Ngày thứ 34 16
E 10 25 Ngày thứ 44 19
F 4 34 Ngày thứ 48 14
∑ 48 182 55

-Dòng thời gian trung bình cho 1 nhà 182/6=30,33 ngày


-Số ngày trễ bình quân cho 1 nhà 55/6= 9,16 ngày
b) Theo nguyên tắc EDD:
Công việc xây Thời gian xây Thời gian Thời gian hòan Số ngày trễ
nhà cất nghiệm thu thành
B 12 14 Ngày thứ 12 0
D 2 18 Ngày thứ 14 0
A 6 22 Ngày thứ 20 0
E 10 25 Ngày thứ 30 5
C 14 30 Ngày thứ 44 14
F 4 34 Ngày thứ 48 14
∑ 48 168 33

-Dòng thời gian bình quân cho 1 nhà 168/6m =28 ngày
-Số ngày trễ bình quân 1 nhà 33/6 = 5,5 ngày
Theo 2 phương pháp điều độ trên chúng ta dùng phương oháp EDD tốt hơn vì số
bình quân cho 1 nhà ít hơn, số ngày trễ ít hơn, và số nhà trễ cũng ít hơn.

Bài 4:

Tổ hợp xây dựng nhà Quận Gò vấp nhận được 6 Hợp đồng xây nhà sau đây. Họ muốn
xem xét nguyên tắc thời gian thi công ngắn nhất SPT và thời gian thi công dài nhất LPT.
Vậy bạn tính tóan và cho lời khuyên.

Nhà Thời gian xây cất Thời gian ( ngày)


A 6 22
B 12 14
C 14 30
D 2 18
E 10 25
F 4 34

Bài giải4:

a) Nguyên tắc SPT


Công việc xây Thời gian xây Thời gian hòan Số ngày trễ C
nhà cất thành
D 2 Ngày thứ 18 Ngày thứ 2 0
F 4 Ngày thứ 34 Ngày thứ 6 0
A 6 Ngày thứ 22 Ngày thứ 12 0
E 10 Ngày thứ 25 Ngày thứ 22 0
B 12 Ngày thứ 14 Ngày thứ 34 20
C 14 Ngày thứ 30 Ngày thứ 48 19
∑ 48 124 38
-Dòng thời gian bình quân cho 1 nhà 124/6=20,33 ngày
-Số ngày trễ bình quân cho 1 nhà : 38/6 = 6,33 ngày
Theo phương pháp này thời gian bình quân thực hiện xây 1 nhà là thấp nhất do đó kinh tế
nhất
b) Nguyên tắc LPT:
Công việc xây Thời gian xây Thời gian Thời gian hòan Số ngày trễ
nhà cất nghiệm thu thành
C 14 Ngày thứ 30 Ngày thứ 14 0
B 12 Ngày thứ 14 Ngày thứ 26 12
E 10 Ngày thứ 25 Ngày thứ 36 11
A 6 Ngày thứ 22 Ngày thứ 42 20
F 4 Ngày thứ 34 Ngày thứ 46 12
D 2 Ngày thứ 48 Ngày thứ 48 30
∑ 48 85
-Dòng thời gian trung bình cho 1 nhà 212/6= 35,33 ngày
-Số ngày trễ bình quân cho 1 nhà 85/6 =14,16
Theo phương pháp LPT thời gian bình quân xây 1 nhà lớn nhất , số ngày trễ là nhiều
nhất.Do đó Tổ hợp xây dựng nhà Gò vấp nên chọn phương pháp SPT sẽ tốt hơn.

Bài 5

Hãy dùng nguyên tắc Johnson để xác định thứ tự gia công tối ưu cho các công việc làm
trên hai máy sau đây:
Công việc Máy I Máy II
A 6 12
B 3 7
C 18 9
D 15 14
E 16 8
F 10 15

Bài giải 5:

Bước 1
Xếp thứ tự các công việc theo thứ tự thời gian Min tăng dần

Công việc Máy I Máy II


B 3 7
A 6 12
E 16 8
F 10 15
C 18 9
D 15 14

Bước 2
Sắp xếp theo nguyên tắc Johnson:

B A F D C E
May I 3 6 10 15 18 16
Máy II
7 12 15 14 9 8

Bước 3: Vẽ sơ đồ các công việc

B=3 A=6 F=10 D=15 C=18 E=16


B=7 A=12 F=15 D=14 C=9 E=8

10 37 52 68 76
Vậy Tổng thời gian thực hiện trên 2 máy nhỏ nhất là: TMin=76 g

Bài 6:

Các Công việc tuần tự được làm việc trên 2 máy cho trong bảng sau đây;thời gian gia
công được tính bằng giờ.Hãy lập bảng điều độ gia công sao cho khỏan thời gian gia công
là nhỏ nhất.
Công việc Máy I Máy II
V 7 8
W 7 6
X 2 1
Y 5 9
Z 8 4

Bài giải 6:

Bước 1 : Xếp công việc theo thứ tự thời gian Min tăng dần.
Công việc Máy I Máy II
X 2 1
Z 8 4
W 7 6
Y 5 9
V 7 8

Bước 2: Sắp xếp theo nguyên tắc Johnson


Y V W Z X
Máy I :5 7 7 8 2
Máy II: 9 8 6 4 1

Bước 3: Vẽ sơ đồ thực hiện các công việc trên 2 máy:

Y=5 V=7 W=7 Z=8 X=2


Y=9 V=8 W=6 Z=4 X=1

14 22 28 32 33

Tổng thời gian làm việc trên 2 máy nhỏ nhất Tmin= 33 giờ

HỌACH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TỔNG HỢP

Bài 7

Nhà máy Cao su HB có lập bảng dự báo nhu cầu hàng tháng về lốp xe HonDa và các chi
phí được cho như sau:

Tháng Nhu cầu Số ngày sản xuất Nhu cầu mỗi ngày
1 900 22 41
2 700 18 39
3 800 21 38
4 1200 21 57
5 1500 22 68
6 1100 20 55
∑ 6200 124
-Chi phí tồn trữ 1000đ/đơn vị /tháng
-Chi phí hợp đồng phụ 10.000đ/đơn vị
-Chi phí làm ngòai giờ 7.000 đ/giờ
-Mức lương trung bình 5.000 đ/giờ ( 40.000 đ/ngày)
-Số giờ công để sản xuất 1 sản phẩm là 1,6 giờ/đơn vị
-Chi phí đào tạo 10.000 đ/đơn vị
-Chi phí sa thải 15.000 đ/đơn vị
Nếu muốn giữ lực lượng công nhân là 8 người để sản xuất ổn định, thếu thì cho
sản xuất vượt giờ. Hãy tính chi phí của chiến lược?

Bài giải 7:

8
-Mức sản xuất mỗi ngày : 8 người x = 40SP / ngày
1,6
-So sánh giữa mức sản xuất và nhu cầu ta có bảng sau:
Tháng Nhu cầu Mức sản xuất Tồn kho 1
1 900 40x22=880 0 20
2 700 40x18=720 20
3 800 40x21=840 60
4 1200 40x21=840 0 300
5 1500 40x22=880 0 620
6 1100 40x20=800 0 300
∑ 6200 80 1240

1. Chi phí sản xuất trong giờ:


8 người x 40.000 đ x 124 ngày = 39.680.000 đ
2. Chi phí sản xuất ngòai giờ:
1240 x 7000 đ x 1,6 giờ = 13.440.000 đ
3. Chi phí tồn kho:
80 x1000 = 140.000 đ
Tổng chi phí của chiến lược: = 53.260.000 đ

Bài 8:

Nhà máy Cao su tiến lợi sản xuất lốp xe hơi có số liệu về sản phẩm của mình như sau:
- KhẢ năng sản xuất trong giờ được 2600 đơn vị /giai đọan.
- Chi phí làm trong giờ là 10.000 đ/đơn vị
- Chi phí làm thêm ngòai giờ là 12.000 đơn vị
- Chi phí tồn kho là 2.000 đ/đơn vị/giai đọan ( dựa vào tồn kho cuối kỳ)
- Chi phí đào tạo 5.000 đ/đơn vị
- Chi phí sa thải 10.000 đ/đơn vị
- Chi phí thiếu hàng là 5.000đ/đơn vị/giai đọan
- Tồn kho đầu kỳ là 400 đơn vị
Giai đọan Nhu cầu
1 4000
2 3200
3 2000
4 2800
Hãy lập bảng kế họach sản xuất làm sao cho không có tồn kho cuối kỳ ở giai đọan 4.
Chi phí chung cho kế họach này là bao nhiêu?

Bài giải 8:

Chiến lược 1:
Giai đọan Nhu cầu Sản xuất Tồn kho đầu Tồn kho Sản xuất
kỳ cuối kỳ vượt giờ
1 4000 2600 400 - 1000
2 3200 2600 - 600
3 2000 2600 - +600
4 2800 2200 - 0
12600 10.000 400 600 1600
Chi phí chung của chiến lược:
- Sản xuất trong giờ: (2600 x3 +2200 x1) x 10000 đ = 100.000.000 đ
- Chi phí sản xuất vượt giờ 1600 x 12.000 đ = 19.200.000 đ
- Chi phí tồn kho : 600 đơn vị x2.000 đ/đơn vị = 4.000.000 đ
- Chi phí sa thải /2600-2200) x10.000 đ/đơn vị = 4.000.000 đ
Tổng chi phí của chiến lược 1 = 124.400.000 đ

Chiến lược 2:
Giai đọan Nhu cầu Sản xuất Tồn kho đầu Tồn kho SX vượt giờ
kỳ cuối kỳ
1 4000 2600 100 400 -
2 3200 2600 -600 - -
3 2000 2000 - -
4 2800 2600 -200 - -
Chi phí chung của chiến lược:
- Chi phí SX: (2600 x 3 +200) x 10.000 đ = 98.000.000 đ
- Chi phí thiếu hàng : 1800 x 5000 đ = 9.000.000 đ
- Chi phí sa thải (2600 -2000) x 10.000 đ = 6.000.000 đ
- Chi phí đào tạo (2600 -2000) x 5.000 = 3.000.000 đ
Tổng chi phí của chiến lược 2 = 116.000.000 đ

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO


Bài 9:

Nhà máy Xi măng Hà tiên có nhu cầu về nguyên liệu Clinke là 1000 tấn/năm. Chi phí
đặt hàng mỗi lần là 100.000 đ/đơn hàng. Phí trữ hàng 5000đ/tấn/năm ;giả sử trong năm
làm việc 300 ngày. Hãy xác định
a/Lương mua vào tối ưu mỗi lần đặt hàng ?
b/số lượng đơn hàng mong muốn?
c/ khỏan cách thời gian giữa 2 đơn hàng?
d/Tổng chi phí về tồn kho là bao nhiêu?

Bài giải 9:

2 DS 2.1000.100000
a/Sản lượng tối ưu mỗi lần đặt hàng là: = = 200t
H 5000
b/ số lượng đơn hàng mong muốn : N=D/Q =100/200 = 5 đơn hàng/năm
c/Khỏang cách thời gian giữa 2 đơn hàng: T= 300/5 = 60 ngày
d/ Tổng chi phí về tồn kho: TC= Cđh+Ctt

D Q
TC = S+ H
Q 2

1000 200
TC= 100.000đ + 5000đ = 1.000.000đ
2 2
Bài 10:

Công ty Phượng Hòang chuyên Mua bán đồ chơi máy bay trẻ em. Gần đây Họ được đối
tác áp dụng chính sách khấu trừ theo sản lượng đơn hàng cụ thể như sau :
- Giá thông thường 1 chiếc máy bay là 5 USD
- Với sản lượng mua từ 1000 -> 1999 chiếc giá là 4,8 USD
- Với sản lượng mua trên 2000 giá là 4,75 USD.
- Chi phí đặt hàng là 49 USD 1 lần đặt hàng. Nhu cầu hàng năm là 5.000 chiếc máy
bay. Chi phí thực hiện tồn kho bằng 20% giá mua 1 đơn vị hàng. Vậy sản lượng
hàng tối ưu mà công ty Phượng Hòang cần phải thực hiện là bao nhiêu?

Bài giải 10:

Bước 1 : Xác định Q* theo các mức giá khấu trừ


2.5000.49
Q*1= . =700 chiếc /đơn hàng
0,2.5
2.5000.49
Q*2= . = 714 chiếc /đơn hàng
0,2.4,8
2.5000.49
Q*3 = . = 718 chiếc /đơn hàng
0,2.4,75

Bước 2: Điều chỉnh Q*


- Với Q* tính giá 5 USD nằm trong khỏan 0 ->999 nên không cần điều chỉnh.
- Với Q* tính giá 4,8 USD là 714 thấp hơn dãy khấu trừ 1000 -> 1999 do đó phải
điều chỉnh lên con số tối thiểu 1000.
- Với Q* tính với giá 4,75 USD là 718 thấp hơn dãy khấu trừ 2000 trở lên , do đó
phải điều chỉnh lên mức tối thiểu là 2000. Tóm lại sau khi điều chỉnh chúng ta
có:
- Q1*= 700 ; Q2*=1000 ; Q3*= 2000

Bước 3
Xác định tổng chi phí của hàng tồn kho

Mức khấu Giá đơn vị Q* Chi phí Chi phí Chi phí Tổng chi
trừ mua hàng đặt hàng tồn trữ phí
1 5 700 25.000 350 350 25.700
2 4,8 1000 24.000 245 480 24725
3 4,75 2000 23.750 122,5 950 24.822,5

Bài 11

Công ty Dược phẩm vĩnh phát chuyên bán 1 lọai dược có nhu cầu hàng năm về lọai sản
phẩm này là 8000 đơn vị , chi phí mua sản phẩm này là 1000 đ/đơn vị. Chi phí thực hiện
tồn kho b8àng 4% so với giá mua. Chi phí đặt hàng là 20.000 đ/đơn hàng. Hàng được
cung cấp làm nhiều chuyến và cần 8 ngày để nhận hàng kể từ ngày đặt hàng.Nhu cầu bán
ra mỗi tuần là 96 đơn vị ( mỗi tuần làm việc 6 ngày , một năm làm việc 250 ngày). Hãy
tính:
1/ Lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu?
2/ Điểm đặt hàng lại?
3/ Tổng chi phí về hàng tồn kho là bao nhiêu?
4/ Số lần đặt hàng tối ưu trong năm ?
5/ Số lần cách quãng giữa 2 lần đặt hàng?

Bài giải 11

1/ Lượng đặt hàng kinhtế tính theo mô hình POQ

2SD 2 x 20.000 x8.000


Q*= = = 4.000 đơn vị
⎛ d⎞ ⎛ 16 ⎞
H ⎜⎜1 − ⎟⎟ 40⎜1 − ⎟
⎝ p⎠ ⎝ 32 ⎠

Trong đó : d=96/6 = 16
P =8.000/250 =32
H= 4% x1.000 đ= 40đ
S=20.000 đ
2/ Điểm đặt hàng lại : Lx d = 8x16 = 128 đơn vị
3/ Tổng chi phí về hàng tồn kho hàng năm.
TC= Cđh+ Ctt
Cđh= (8.000/4000) x 20.000 = 40.000 đ
Q⎛ d ⎞ 4000 ⎛ 16 ⎞
Ctt= ⎜⎜1 − ⎟⎟ H = ⎜1 − ⎟40 = 40.000 đ
2⎝ p⎠ 2 ⎝ 32 ⎠
TC= 40.000 đ +40.000 đ = 80.000 đ
4/ số lần đặt hàng tối ưu trong năm 8000/4000= 2 lần
5/ Số ngày cách quãng giữa 2 lần cung ứng : 250 ngày/2 =125 ngày

Bài 12:

Công ty TNHH Bình Minh cần mua ván ép của Công ty VINAPLYCO để đóng thùng
hàng xuất khẩu.VINAPLYCO đã chào hàng với giá có chiết khấu như sau đối với ván ép
(4x8x6) lọai A. Biết rằng chi phí đặt hàng mỗi lần là 450.000 đồng. Chi phí tồn trữ bằng
20% GIÁ MUA. Nhu cầu hàng năm của Công ty Bình Minh là 100 tấm

Số lượng đặt hàng Giá mỗi tấm


0 ->9 tấm 180.000 đ
10 -> 50 tấm 175.000 đ
>50 tấm 172.000 đ

Vậy mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu cho có lời ?


Bài giải 12:

Ta tính các mức sản lượng Q* với các mức giá đã cho.
2 x100 x 450.000
Q*1= = 50
0.2 x180.000
2 x100 x 450.000
Q*2= = 50,7
0.2 x175.000
2 x100 x 450.000
Q*3= = 51
0.2 x172.000
Sản lượng Q* =50 sẽ mua với giá 175.000 đồng chứ không mua với giá 180.000 đ do đó
Q* =50 là vô nghĩa.
Chúng ta chỉ còn so sánh Q2*= 50 và Q3* = 51. Muốn so sánh ta tính tổng chi phí của
hàng tồn kho ở 2 mức sản lượng trên.
100 50
TC50 = 100 x 175.000 + x 450.000 + x0.2 x174.000 = 19.270.000 đ
50 2
100 51
TC51 = 100 x 172.000 + x 450.000 + x0.2 x172.000 = 18.959.545đ
51 2
Vậy sản lượng tối ưu là Q*= 51 vì có TC min = 18.959.545.

You might also like