You are on page 1of 15

Câu 1:Trình bày kỹ năng của nhà quản trị và chức năng quản trị

đối với nhà quản trị cấp tác nghiệp (cở sở thì yêu cầu kỹ thuật nào
quan trọng)
_Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế
_Nhà quản trị có 3 kỹ năng chính :
+ Kỹ năng nhận thức:là khả năng dựa trên hiểu biết để nhìn nhận tổ
chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận
+ Kỹ năng nhân sự: là khả năng của nhà quản trị làm việc với và
thông qua người khác và khả năng làm việc một cách hiệu quả như là
một thành viên nhóm
+ Kỹ năng chuyên môn: là khả năng am hiểu và thành thạo trong
thực hiện các công việc cụ thể.
Kỹ năng quản trị không bao giờ là thành phẩm ,không thể “một sớm
một chiều “ có kỹ năng quản trị vượt trội ,mà là một quá trình liên tục
cần được nuôi dưỡng và hoàn thiện hằng ngày.
_Chức năng quản trị có 4 chức năng
+ Hoạch định:Xác định mục tiêu,xây dựng chiến lược và phát triển
các kế hoạch để phối hợp các hoạt động
+ Tổ chức :Xác định việc cần hoàn thành làm thế nào thực hiện và ai
thực hiện.
+ Lãnh đạo :Hướng dẫn và động viên những người liên quan và giải
quyết mâu thuẫn.
+ Kiểm tra :Kiểm soát các hoạt động đảm bảo rằng chúng được thực
hiện như kế hoạch
_Đối với nhà quản trị cấp tác nghiệp (cở sở)thì yêu cầu kỹ năng chuyên
môn là quan trọng nhất .Vì kỹ năng chuyên môn là khả năng am hiểu
thành thạo trong các công việc cụ thể về chuyên môn .Nó quan trọng vì
bao gồm kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các
công cụ kỹ thuật để giải quyết vấn đề trong một vấn đề cụ thể.Là quan
trọng nhất vì cấp dưới cấp quản trị tác nghiệp là nhân viên tác nghiệp
,do đó nhà quản trị phải giỏi chuyên môn thì mới có thể đào tạo ,điều
hành và lãnh đạo nhân viên.Công việc quan trọng của nhà quản trị tác
nghiệp là hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn .Nhà quản trị tác nghiệp
phải thường xuyên tổ chức công tác chuyên môn, phối hợp các nhân
viên dưới quyền thực hiện chuyên môn
Câu 2:Phân biệt kỹ năng quản trị và năng lực quản trị ?Tại sao nói
năng lực truyền thông là năng lực cơ bản nhà quản trị .
_Nhà quản trị có 3 kỹ năng chính
+ Kỹ năng nhận thức:là khả năng dựa trên hiểu biết để nhìn nhận tổ chức
ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận
+ Kỹ năng nhân sự: là khả năng của nhà quản trị làm việc với và thông
qua người khác và khả năng làm việc một cách hiệu quả như là một thành
viên nhóm
+ Kỹ năng chuyên môn: là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực
hiện các công việc cụ thể
_Nhà quản trị có 6 năng lực quản trị :
+ Năng lực truyền thông :
. Truyền thông không chính thức:
- Khuyến khích truyền thông 2 chiều thông qua đặt câu hỏi để có thể
có được thông tin phản hồi,lắng nghe,và thiết lập những cuộc trò
chuyện thân mật
- Hiểu được tình cảm của người khác
- Thiết lập các mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ với mọi người
. Truyền thông chính thức :
- Thông báo các hoạt động và các sự kiện liên quan đến mọi người
giúp họ cập nhật các sự kiện, hoạt động
- Tạo ra khả năng thuyết phục, trình bày gây ấn tượng trước công
chứng và kiểm soát vấn đề tốt .
- Viết rõ ràng, xúc tích và hiệu quả,sử dụng các nguồn dữ liệu trên
máy tính.
. Thương lượng :
- Thay mặt nhóm để đàm phán một cách hiệu quả về vai trò và nguồn
lực
- Rèn luyện kỹ năng phát triển các mối quan hệ và xử lý tốt các mối
quan hệ với cấp trên
- Thực hiện các hành động quyết đoán và công bằng đối với thuộc
cấp
+Năng lực hoạch định và điều hành :
. Năng lực hoạch định và điều hành bao gồm việc quyết định những nhiệm
vụ cần phải thực hiện ,xác định rõ xem chúng có thể được thực hiện các
nhiệm vụ đó và giám soát toàn bộ tiến trình để đoán rằng chúng được thực
hiện tốt .Nó bao gồm :
- Kiểm soát ,sử lý ,quyết định kịp thời trên tiêu rủi ro,các kết quả
- Triển khai xác định ,ưu tiên ,tổ chức và phân bố
- Kiểm soát giám soát và thực hiện công việc dưới áp lực thời gian
- Hiểu rõ về tài chính để ra quyết định lập sổ sách ,xác định nguyên
tắc
+ Năng lực làm việc nhóm :
- Thiết lập nhóm một cách hợp lý
- Tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động nhóm
- Quản trị sự năng động của nhóm một cách thích hợp
+Năng lực hành động chiến lược:
- Hiểu rõ về ngành mà tổ chức hoạt động
- Thấu hiểu tổ chức
- Thực hiện các hành động chiến lược
+Năng lực nhận thức toàn cầu :
- Nhận thức và hiểu biết rõ về văn hóa
- Cởi mở và nhạy cảm về văn hóa
+ Năng lực tự quản ;
- Cư xử trung thực và đạo đức
- Nghị lực và nỗ lực cá nhân
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Phân biệt: Kỹ năng quản trị và năng lực quản trị
+Kỹ năng quản trị của nhà quản trị gắn liền với một tổ chức ,nghành nghề
cụ thể .Khi NQT di chuyển sang một tổ chức ,một ngành khác thì không còn
ứng dụng toàn bộ được .Trong khi đó NLQT là năng lực riêng có của
NQT ,nó không mất đi khi di chuyển sang một tổ chức khác.
+Kỹ năng quản trị mang tính chất cụ thể ,phạm vi hẹp .Còn năng lực quản
trị thì bao hàm kiến thức chung thể hiện khả năng của nhà quản trị ,phạm vi
rộng hơn
Năng lực truyền thông là cơ bản nhất vì:
+Năng lực truyền thông là khả năng truyền đạt và trao đổi một cách hiệu
quả thông tin làm sao để mình và những người khác có thể hiểu rõ và thiết
yếu đối với việc thực hiện hiệu quả công việc quản trị .Nếu không tự mình
diễn đạt và hiểu người khác qua văn bản ,qua đối thoại hay qua sát cử chỉ
,thì nhà quản trị không thể sử dụng các năng lực khác một cách hiệu quả để
thành công việc thông qua người khác.
+Nhà quản trị làm việc và hoàn thành nhiệm vụ thông qua NC và với người
khác Vì vậy truyền thông tốt sẽ giúp NQT thuận lợi trong việc truyền đạt
thông tin với người khác
+Năng lực truyền thông giúp NQT hiểu rõ người khác và người khác hiểu
rõ mình để thực hiện công việc một cách hiệu quả
+Nhờ NLTT mà NQT thể hiện 5 năng lực còn lại một cách hiệu quả
Câu 3:Trình bày các định nghĩa về quản trị ? Anh (chị )tâm đắc với
định nghĩa nào .Tại sao? Tại sao nói quản trị vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật.
Trình bày định nghĩa về quản trị:
+Mary Parker Follet:Quản trị là nghệ thuật khiến cho công việc được thực
hiện thông qua người khác
+Robert Albanese:Quản trị là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn ,tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay
đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức
+Robert Kreitner:Quản trị là tiến trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi.Trọng tâm
của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới
hạn .
Tâm đắc với định nghĩa của:”Mary Parker Follet” vì:
- Nó là tiến trình thể hiện sự khéo léo và sự năng động .
- Bản thân các chức năng đó bao hàm sự phối hợp chặt chẽ và mềm
dẻo với nhau.
- Sử dụng các nguồn lực để đưa tổ chức đạt được mục tiêu một cách
hiệu quả và hữu hiệu.
Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
+ Quản trị khoa học vì”
- Nó có tượng nguyên cứu cụ thể ,có phương pháp phân tích và có
năng lực xuất phát từ NC
- Quản trị nghiên cứu về công việc trong các tổ chức ,tổng quát hóa
các kinh nghiệm để đưa ra các nguyên tắc và lí thuyết áp dụng cho
mọi hình thức tương tự
- Nó giải thích các hiện tượng quản trị ,đề xuất chương trình ,kỹ thuật
áp dụng giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ ,qua đó các hoạt
động thực tiễn nhằm duy trì và tạo điều kiện cho tổ chức hoạt động
- Quản trị cung cấp các khái niệm cơ bản để NC các môn học khác
+ Quản trị nghệ thuật vì:;
- Sự thực hành quản trị là một nghệ thuật và phải biết vận dụng vào
tình huống cụ thể để quản trị hữu hiệu
- Quản trị nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác (và
với)
- Trong thực tiễn quản trị để nâng cao hiệu quả tính nghệ thuật ,nhà
quản trị cần lưu ý quy mô tổ chức,đặc điểm ngành nghề,đặc điểm
con người ,môi trường.
Câu 4:Trình bày các năng lực của nhà quản trị? Bằng các năng lực của
mình NQT đã thực hiện các chức năng QT như thế nào?
_Nhà quản trị có 6 năng lực quản trị :
+ Năng lực truyền thông :
. Truyền thông không chính thức:
- Khuyến khích truyền thông 2 chiều thông qua đặt câu hỏi để có thể
có được thông tin phản hồi,lắng nghe,và thiết lập những cuộc trò
chuyện thân mật
- Hiểu được tình cảm của người khác
- Thiết lập các mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ với mọi người
. Truyền thông chính thức :
- Thông báo các hoạt động và các sự kiện liên quan đến mọi người
giúp họ cập nhật các sự kiện, hoạt động
- Tạo ra khả năng thuyết phục, trình bày gây ấn tượng trước công
chứng và kiểm soát vấn đề tốt .
- Viết rõ ràng, xúc tích và hiệu quả,sử dụng các nguồn dữ liệu trên
máy tính.
. Thương lượng :
- Thay mặt nhóm để đàm phán một cách hiệu quả về vai trò và nguồn
lực
- Rèn luyện kỹ năng phát triển các mối quan hệ và xử lý tốt các mối
quan hệ với cấp trên
- Thực hiện các hành động quyết đoán và công bằng đối với thuộc
cấp
+Năng lực hoạch định và điều hành :
. Năng lực hoạch định và điều hành bao gồm việc quyết định những nhiệm
vụ cần phải thực hiện ,xác định rõ xem chúng có thể được thực hiện các
nhiệm vụ đó và giám soát toàn bộ tiến trình để đoán rằng chúng được thực
hiện tốt .Nó bao gồm :
- Kiểm soát ,sử lý ,quyết định kịp thời trên tiêu rủi ro,các kết quả
- Triển khai xác định ,ưu tiên ,tổ chức và phân bố

- Kiểm soát giám soát và thực hiện công việc dưới áp lực thời gian
- Hiểu rõ về tài chính để ra quyết định lập sổ sách ,xác định nguyên
tắc
+ Năng lực làm việc nhóm :
- Thiết lập nhóm một cách hợp lý
- Tạo lập môi trường hỗ trợ hoạt động nhóm
- Quản trị sự năng động của nhóm một cách thích hợp
+Năng lực hành động chiến lược:
- Hiểu rõ về ngành mà tổ chức hoạt động
- Thấu hiểu tổ chức
- Thực hiện các hành động chiến lược
+Năng lực nhận thức toàn cầu :
- Nhận thức và hiểu biết rõ về văn hóa
- Cởi mở và nhạy cảm về văn hóa
+ Năng lực tự quản ;
- Cư xử trung thực và đạo đức
- Nghị lực và nỗ lực cá nhân
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
+ Bằng các năng lực của mình NQT đã thực hiện các chức năng QT là:
- Các NQT sử dụng các năng lực của bản thân để thực hiện chức
năng quản trị đó là truyền thông ,hoạch định và điều hành,làm việc
nhóm, hành động chiến lược,nhận thức toàn cầu , tự quản.
Trong các năng lực trên thì năng lực truyền thông là cơ bản nhất vì:
+Năng lực truyền thông là khả năng truyền đạt và trao đổi một cách hiệu quả
thông tin làm sao để mình và những người khác có thể hiểu rõ và thiết yếu
đối với việc thực hiện hiệu quả công việc quản trị .Nếu không tự mình diễn
đạt và hiểu người khác qua văn bản ,qua đối thoại hay qua sát cử chỉ ,thì nhà
quản trị không thể sử dụng các năng lực khác một cách hiệu quả để thành
công việc thông qua người khác.
+Nhà quản trị làm việc và hoàn thành nhiệm vụ thông qua NC và với người
khác Vì vậy truyền thông tốt sẽ giúp NQT thuận lợi trong việc truyền đạt
thông tin với người khác
+Năng lực truyền thông giúp NQT hiểu rõ người khác và người khác hiểu
rõ mình để thực hiện công việc một cách hiệu quả
+Nhờ NLTT mà NQT thể hiện 5 năng lực còn lại một cách hiệu quả
Còn năng lực hoạch định và điều hành là quan trọng.
- Tùy theo tình hình và điều kiên thực tế khi điều hành tổ chức cũng
như vai trò của NQT trong tổ chức(cấp cao,cấp trung, cấp tác
nghiệp) mà NQT sử dụng các năng lực cụ thể một cách thích hợp để
hoàn thành nhiệm vụ.
- Trong mọi trường hợp thì việc sử dụng tổng hợp và mang tính phối
hợp các năng lực để mang lại hiệu quả cao hơn.
Câu 5 :Định nghĩa hoạch định ,phân tích lợi ích và chi phí của hoạch
định.Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật.
Hoạch định nói chung là tiến trình trong đó NQT xác định và lựa chọn
mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục
tiêu.
Phân tích lợi ích và chi phí của hoạch định.
_ Lợi ích của hoạch định là
- Sự phối hợp tốt hơn
- Tập trung suy nghĩ về tương lai
- Kích thích sự tham gia
- Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn
_Chi phí hoạch định là
- Thời gian quản lý
- Trì hoãn trong việc ra quyết định
Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật là:
+Hoạch định chiến lược là một tiến trình bao gồm xác định sứ mệnh ,mục
tiêu,phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ,tình hình mục tiêu
chung,tạo lập và chọn lựa các chiến lược và phân bố nguồn lực.
+Hoạch định chiến lược là một tiến trình cụ thể hóa HĐCL trong một giai
đoan cụ thể ngắn hạn,thường bao gồm các hoạt động sau: phát triển các mục
tiêu định lượng ,định tính nhằm hổ trợ thực hiện các chiến lược của tổ
chức ,xác định các hoạt động cần thiết theo tình hình hiện tại ,phân bố ngân
sách cho các bộ phận chức năng để đạt được mục tiêu của tổ chức.
+Phân biệt theo 4 tiêu chí :
Các khía cạnh so sánh HĐCL HĐCT
Mục đích -Bảo đảm hiệu quả và sự -Phương tiện để thực thi
tăng trưởng trong dài hạn các kế hoạch chiến lược
Đặc trưng -Tồn tại từ cạnh tranh -Hoàn thành các mục
như thế nào tiêu cụ thể như thế nào
Thời gian -Dài hạn(thường 2 năm -Thời hạn ngắn hơn
hoặc hơn) nhưng một năm hoặc ít
hơn
Mức độ sử dụng -Thấp về mức độ chuẩn -Cao
hóa
Câu 6: Vai trò của chức năng hoạch định trong công tác của một tổ
chức .Hãy bình luận câu nói sau:”Không lập kế hoạch là lập kế hoạch
cho sự thất bại”
_Trình bày chức năng hoạch định: Giup NQT phát hiện các cơ hội mới
lường trước và né tránh các bấc trắc trong tương lai, vạch ra các hành động
một cách hữu hiệu và nhận thức rõ các hiện tượng không chắc chắc và
những rủi ro trong quá trình hoạt động của tổ chức.Góp phần cải thiện lợi
thế cạnh tranh của tổ chức nhờ vào việc cập nhật và đổi mới ,duy trì sự ổn
định ,cải thiện một cách hiệu quả các hoạt động của tổ chức .Đảm bảo cho tổ
chức có thể hoạt động một cách hiệu quả trong môi trường luôn thay
đổi.Hoạch định tốt sẽ giúp thiết lập nên khuôn khổ mang tính định hướng
cho việc thực hiện các chức năng cũng như vai trò của từng thành viên trong
tổ chức.
Bên cạnh những lợi ích mang lại hoạch định có thể gây ra những khó khăn
là: Gây ra sự cứng nhắc,không thể xây dựng cho môi trường năng động. _
_Lợi ích của hoạch định là:
- Sự phối hợp tốt hơn
- Tập trung suy nghĩ về tương lai
- Kích thích sự tham gia
- Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn
_ Vai trò :Quan trọng và cơ bản nhất trong 4 chức năng QT và cấp QT càng
cao thì chức năng này càng thể hiện rõ nét hơn.Nó mang tính chất dẫn dắt
,làm nền tảng cho các chức năng khác.
Bình luận câu nói sau:”Không lập kế hoạch là lập kế hoạch cho sự thất
bại”
Nếu không có chiến lược thì không có cơ sở để thực hiện vì không biết bắt
đầu từ đâu?Ưu tiên cho hoạt động nào ?Năng lực nào quan trọng và huy
động như thế nào?
Nếu không lập kế hoạch thì không có cơ sở để thực hiện chức năng tổ
chức ,lãnh đạo ,kiểm tra dẫn đến tổ chức không hoàn thành mục tiêu và dẫn
đến thất bại.Vì vậy không lập kế hoạch là lập cho sự thất bại.
Câu 7:Trình bày 3 cấp hoạch định chiến lược? Có trường hợp nào 1 tổ
chức chỉ có 2 cấp hoạch định chiến lược không? Vì sao?Cho ví dụ minh
họa.
_Trình bày 3 cấp hoạch định chiến lược:
_Cấp công ty:
_Tập trung vào cốt lõi:là sự định hướng chung xuyên suốt các bộ phận
trong tổ chức,xác định mức độ đa dạng hóa với việc xác định hãng đầu
tư vào lĩnh vực kinh doanh nào,phân bổ nguồn lực giữa các lĩnh vực
king doanh như thế nào và cách thức để tồn tại và thành công trong
lĩnh vực kinh doanh đó
_Các chiến lược tăng trưởng:
- Hội nhập thuận chiều
- Hội nhập ngược chiều
- Hội nhập ngang
- Đa dạng hóa đồng tâm
- Đa dạng hóa kết hợp
_Cấp đơn vị kinh doanh:
- Duy trì và dành lợi thế cạnh tranh trong việc phục vụ khách hàng
- Xác định các lĩnh vực chức năng có thể đóng góp một cách hữu
hiệu như thế nào
- Phân bố các nguồn lực giữa các chức năng
_Cấp chức năng:
_Nguồn nhân lực:
- Hệ thống thưởng nào cần thiết
- Thành tích của nhân viên nên được xem xét như thế nào ?
- Cách tiếp cận nào được sử dụng để chiêu mộ những ứng viên tài
năng?
- Các hành động chương trình đối xử công bằng nào cho phụ
nữ,người thiểu số
_Tài chính:
- Sự phối hợp giữa nguồn vay và tài sản bao nhiêu là mong muốn
- Tỷ lệ bao nhiêu về lợi nhuận sẽ dành cho tái đầu tư và bao nhiêu
cho phân chia cổ tức?
- Tiêu chuẩn nào cần được sử dụng để phân bổ tài chính và nguồn
nhân lực cho dự án ?
- Tiêu chuârn nào nên được sử dụng để tài trợ tín dụng cho khách
hàng
_Marketing:
- Hàng hóa hoặc dịch vụ nào nên được nhấn mạnh
- Sản phẩm nên được phân phối như thế nào?
- Cạnh tranh chủ yếu nên dựa vào chi phí hay vào nhân tố khác ?
- Hình ảnh nào tổ chức và đặc trưng nào của sản phẩm nên được nhấn
mạnh cho khách hàng
- Mức độ cam kết nào về chất lượng toàn diện?
- Nhà cung cấp nên được lựa chọn như thế nào?
_Sản xuất :
- Trọng tâm nào sẽ được sử dụng sản xuất để tồn kho hay sản xuất
theo nhu cầu khách hàng
- Hoạt động sản xuất nào cần thay đổi để cải thiên hiệu suất?
Có trường hợp 1 tổ chức có 2 cấp hoạch định chiến lược
Như công ty chỉ có một SBU (công ty và SBU là một) lúc đó chỉ có 2 cấp
hoạch định chiến lược
Cho ví dụ minh họa.
Câu 8:Trình bày tiến trình ra quyết định?Cho ví dụ minh họa.Tại sao
nói :”Việc xác định vấn đề đúng là đã đảm bảo 50% thành công trong
việc ra quyết định”
Tiến trình ra quyết định:
- Xác định vấn đề
- Xác định các tiêu chuẩn quyết định
- Phân bổ trọng số cho các tiêu chuẩn
- Phát triển các giải pháp
- Phân tích các giải pháp
- Lựa chọn một giải pháp
- Thực thi giải pháp
- Đánh giá tính hữu hiệu của quyết định
Xác định vấn đề (hay nhu cầu ra quyết định):
_Các khía cạnh về năng lực của nhà quản trị liên quan đến việc xác định
vấn đề;
- Việc nhận biết trước liên quan đến việc xác định và kiểm soát hàng
loạt các tác động từ môi trường.
- Việc giải thích rõ đòi hỏi sự đánh giá các nhân tố và xác định
nguyên nhân của vấn đề
- Sự liên kết giữa hiện tại với môi trường mong đợi
Xác định vấn đề thực tế hầu hết các vấn đề không dễ dàng xác định
Việc nhận dạng và chuẩn đoán vấn đề liên quan tới các năng lực của nhà
quản trị ,nếu xác định đúng thì các giai đoạn sau sẽ thuận lợi ,còn nếu xác
định sai dù có làm tốt 7 chức năng còn lại vẫn không giải quyết được vấn
đề.Vì thế xác định đúng vấn đề thì đã có thể quyết định được 50% thành
công trong việc ra quyết định.
Câu 9: Trình bày vai trò ra quyết định đối với NQT ?Tại sao nói “Ra
quyết định tốt là nguồn năng lực chính yếu của một quản trị viên giỏi”?
Trình bày vai trò ra quyết định đối với NQT
_Các NQT thường xuyên ra quyết định bao gồm cả những quyết định mang
tính chiến lược và những vấn đề mang tính tác nghiệp
_Ra quyết định là năng lực cần có của NQT và nó thể hiện năng lực của nhà
quản trị ,cấu trúc vấn đề càng lỏng và quyết định càng phí CT thì càng thể
hiện năng lực của nhà quản trị.
_Bây giờ là thời đại ‘đưa ra quyết định” sẽ làm thay đổi tương lai côngty
Tại sao nói “Ra quyết định tốt là nguồn năng lực chính yếu của một
quản trị viên giỏi” vì
_Đưa ra quyết định chính là một quá trình phân bổ lại nguồn lực.Ra quyết
định là giải quyết vấn đề của tổ chức
_Tốc độ là một yếu tố không thể thiếu được khi đưa quyết định
_Một người lãnh đạo mà không thể đưa ra quyết định phải biết tự rút lui.
Câu 10: Trình bày những nhân tố của cơ quan tổ chức?Có cơ cấu tổ
chức nào thích hợp cho mọi hoạt động (tổ chức)không?Tại sao?
Những nhân tố của cơ quan tổ chức:
_Chuyên môn hóa :Xác định nhiệm vụ cụ thể và phân chia cho cá nhân
hoặc đội đã được đào tạo để thực hiện
_Tiêu chuẩn hóa :Thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm
trong quá trình thực hiện công việc
_Phối hợp :Thủ tục hợp nhất những hoạt động trong tổ chức
_Quyền hành :Quyền ra quyết định và hành động
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế :
_Cơ cấu tổ chức:
_Chiến lược :
_Quy mô :
_Công nghệ :
_Môi trường :
Tùy thuộc vào 4 yếu tố trên như thế nào mà có thể tổ chức theo chuyên môn
hóa chức năng :
_Địa lý ;
_Sản phẩm:
_Khách hàng:
Hơn nữa một tổ chức khi phát triển hoặc để đáp ứng sự thay đổi bên ngoài
có thể thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp .Do đó không có cơ cấu tổ chức
nào thích hợp cho mọi đơn vị (tổ chức)
Câu 11:Trình bày vắn tắt các nội dung quản trị nguồn nhân lực ?Hãy
bình luận câu nói “Tất cả các nhà quản trị đều thực hiện quản trị nguồn
nhân lực”
Trình bày vắn tắt các nội dung quản trị nguồn nhân lực
_ Thu hút nguồn lao động hiệu quả:
- Bước đầu tiên: Hoạch định nguồn nhân lực
- Bước thứ hai :sử dụng thủ tục chiêu mộ
- Bước thứ ba :lựa chọn ứng viên
- Cuối cùng :chào đón
_ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Hoàn thiện năng lực của người lao động đáp ứng yêu cầu
- Phát triển đáp ứng tương lai
_ Duy trì lực lượng lao động có hiệu quả:
- Thù lao:Hệ thống tiền lương,Công bằng về thù lao,Trả lương theo
thành tích.
- Các khoảng phúc lợi .
- Chấm dứt không làm việc tại công ty.
Bình luận câu nói “Tất cả các nhà quản trị đều thực hiện quản trị
nguồn nhân lực”
_ Các NQT đều có cấp dưới (là NQT cấp thấp hơn hoặc là nhân viên tác
nghiệp),do đó phải có kỹ năng nhân sự để quản lí ,điều hành, phối hợp ,đào
tạo ,động viên,đánh giá ,phát triển cấp dưới.
_ Các nhà quản trị phải triển khai các chính sách liên quan đến người lao
động trong tổ chức.
_ Các nhà quản trị đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các nội dung
quản trị nguồn nhân lực
Mọi nhà quản trị đều tham gia thực hiện quản trị nguồn nhân lực
Câu 12:Mối quan hệ của chức năng hoạch định và chức năng kiểm tra
trong công tác quản trị của một tổ chức?Cho ví dụ.
Mối quan hệ của chức năng hoạch định và chức năng kiểm tra trong
công tác quản trị của một tổ chức
_Hoạch định:
- Hoạch định là nền tảng của kiểm tra
- HĐ chỉ ra mục tiêu,chiến lược,chiến thuật ,các tiêu chuẩn và phân
bố nguồn nhân lực thì kiểm tra bảo đảm rằng kết quả là nhất quán
với kế hoạch.
- HĐ phác họa các hành vi và kết quả mong muốn kiểm tra giúp duy
trì và tái định hướng các hành vi và kết quả hiện tại
- HĐ chỉ ra mục đích cần kiểm tra,kiểm tra đảm bảo kế hoạch được
thực thi đúng định hướng
_Kiểm tra:
- Kiểm tra là công cụ thực hiện kế hoạch
- KT ngăn ngừa là giảm thiểu lỗi ,tối thiểu hóa nhu cầu các hoạt
động điều chỉnh.
- KT hiệu chỉnh là định hướng giảm thiểu ,loại bỏ các hành vi ,kết
quả không mong đợi nhằm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của
tổ chức
_Lập kế hoạch : Kiểm tra lường trước
_Thực hiện kế hoạch: Kiểm tra trong khi thực hiện
_Kết quả đạt được :Kiểm tra sau khi thực hiện
Ví dụ minh họa :Tổ chức một buổi pinic cho lớp ai là người chủ chốt trong
buổi tổ chức đó:
- Ai là người thu tiền ,khoản thu bao nhiêu cho hợp lệ, hạn chót nộp
- Thời gian ,địa điểm ,phương tiện
- Khai mạc buổi pinic,tham quan,tổ chức trò chơi thi theo nhóm(có
phần thưởng)
- Ăn uống ,hát tập thể ,nghỉ ngơi, tham quan
- Tập trung dọn vệ xinh và phát thưởng.
- Tuyên bố bế mạc

You might also like