You are on page 1of 6

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

5. FILE LÀM QUYỂN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH ĐH, CĐ NĂM 2011

Mã ngành Chỉ tiêu


Tên trường Khối
Ký quy ước (để tuyển sinh
Số thi
Địa chỉ hiệu làm máy hệ chính Ghi chú
TT trường tính trong quy quy
Ngành học ước
tuyển sinh) (Dự kiến)
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH
2.750
VIỄN THÔNG
* CƠ SỞ PHÍA BẮC I. THÔNG TIN CHUNG
Địa chỉ: Km10 Đường Nguyễn Trãi, Quận - Tuyển sinh trong cả nước
Hà Đông, Hà Nội BVH A, D1 1.900 - Học viện tổ chức thi Khối A. Ngày thi và môn thi theo quy định của Bộ
Điện thoại: 04.33528122; 04. 33512252 GD&ĐT;
Fax: 04.33829236 - Học viện không tổ chức thi Khối D1 mà lấy kết quả thi đại học năm 2011 của
+ Đào tạo trình độ Đại học: BVH A 1.350 những thí sinh dự thi Khối D1 ở các trường đại học trong cả nước (có nguyện
vọng 1 vào học tại Học viện) theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT để xét tuyển.
- Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 101 A 400 - Hệ Cao đẳng: Học viện không tổ chức thi mà xét tuyển những thí sinh đã dự
- Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử 102 A 170 thi đại học Khối A, D1 (xem khối thi quy ước cho các ngành) theo đề thi
- Ngành Công nghệ thông tin 104 A 450 chung của Bộ GD&ĐT trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
* Mức học phí:
- Ngành Quản trị kinh doanh 401 A, D1 170
- Đại học: Học viện có 300 chỉ tiêu đóng học phí theo mức quy định của Nhà
- Ngành Kế toán 402 A, D1 160 nước đối với sinh viên trường công lập. Số chỉ tiêu này được xét tuyển theo
+ Đào tạo trình độ Cao đẳng: BVH A 550 từng ngành chung cho cả 2 Cơ sở đào tạo và theo thứ tự điểm từ cao xuống
thấp. Cụ thể:
- Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông C65 A 170
Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông: 85 chỉ tiêu
- Ngành Công nghệ thông tin C66 A 180
Ngành Kỹ thuật điện điện tử: 35 chỉ tiêu
- Ngành Quản trị kinh doanh C67 A, D1 100 Ngành Công nghệ thông tin: 100 chỉ tiêu
- Ngành Kế toán C68 A, D1 100 Ngành Quản trị kinh doanh: 45 chỉ tiêu
* CƠ SỞ PHÍA NAM Ngành Kế toán: 35 chỉ tiêu
Địa chỉ: Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Số chỉ tiêu còn lại (lấy từ sinh viên có điểm trúng tuyển cao tiếp theo đến hết
Tp. Hồ Chí Minh BVS A 850 chỉ tiêu theo từng ngành của mỗi Cơ sở đào tạo) đóng học phí theo mức quy
Điện thoại: 08. 38297220 định của Học viện (mức học phí năm 2011 là 720.000 đ/tháng, đóng 10
Fax: 08. 39105510 tháng/năm).
+ Đào tạo trình độ Đại học: BVS 650 - Cao đẳng: 512.000 đ/tháng (đóng 10 tháng/năm).
Ký túc xá: Cơ sở đào tạo phía Bắc có 200 chỗ và Cơ sở đào tạo phía Nam có
- Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 101 A 180
đầy đủ chỗ cho sinh viên khóa mới.
- Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử 102 A 70 II. ĐÀO TẠO THEO ĐỊA CHỈ (chỉ đào tạo tại Cơ sở đào tạo phía Bắc) có
- Ngành Công nghệ thông tin 104 A 200 150 chỉ tiêu đại học, 50 chỉ tiêu cao đẳng nằm trong tổng chỉ tiêu của Học
viện.
- Ngành Quản trị kinh doanh 401 A, D1 130
- Ngành Kế toán 402 A, D1 70 Chi tiết thông tin về tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ thí sinh có thể xem tại
+ Đào tạo trình độ Cao đẳng: BVS 200 trang thông tin điện tử của Học viện: www.ptit.edu.vn.

- Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông C65 A 50


- Ngành Công nghệ thông tin C66 A 50
- Ngành Quản trị kinh doanh C67 A, D1 50
- Ngành Kế toán C68 A, D1 50
Ngoài các chỉ tiêu đào tạo trên, Học viện còn có:
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ; CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHÁC
1. Các chương trình đào tạo quốc tế: Liên kết đào tạo cấp bằng đại học quốc tế 3+1 và 2+2 với các đại học nổi tiếng của Anh Quốc, NewZealand, Úc và Hoa Kỳ về các
lĩnh vực Quản trị tài chính, Kinh doanh quốc tế và Công nghệ thông tin.
2. Chương trình đào tạo chất lượng cao: Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao về Công nghệ thông tin (giảng dạy và học tập toàn bộ bằng tiếng Anh) theo chuẩn
ACM của Hoa Kỳ (xét tuyển những thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy của Học viện và có nguyện vọng tham dự chương trình).
3. Đào tạo đại học vừa làm vừa học, Văn bằng hai, Liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học, Liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng: 2.150 chỉ tiêu.
* Tất cả sinh viên học tại Học viện có thành tích học tập tốt sẽ có cơ hội được nhận các xuất học bổng của Tập đoàn BCVT VN (VNPT) và của các Doanh nghiệp Viễn
thông, Công nghệ thông tin cũng như được ưu tiên tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
* Thông tin chi tiết hơn về tuyển sinh và đào tạo của Học viện có thể xem trên trang thông tin điện tử của Học viện tại địa chỉ: www.ptit.edu.vn.

Hội thảo về CNTT và tương lai của đất nước


Trước tầm ảnh hưởng của CNTT đến nền kinh tế xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Hiệp hội phần mềm VN phối
hợp tổ chức hội thảo nhằm xác định vị trí của CNTT trong sự phát triển chung của VN.

Sự kiện mang tên "CNTT và tương lai của đất nước" sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4 với sự tham gia của lãnh đạo các Ban Đảng và Văn phòng
Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, bộ ngành, lãnh đạo các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT, đại diện của các trường Đại học, Viện nghiên
cứu và các cơ quan truyền thông.
CNTT là lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng bắt kịp với các nước tiên tiến trong thời gian ngắn. Ảnh: Aptech.

Các báo cáo thống kê cho thấy ngành CNTT nói chung và ngành công nghiệp phần mềm nói riêng ở Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hàng năm
gấp 3-4 lần mức tăng trưởng GDP hàng năm. Việc ứng dụng CNTT trong xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu
với hơn 1/4 dân số Việt Nam sử dụng Internet, gần 1/2 số hộ gia đình có điện thoại cố định, trung bình mỗi người dân có hơn 1 điện thoại di
động, tuyệt đại đa số cán bộ, công chức cấp trung ương và hơn 2/3 cán bộ, công chức cấp tỉnh có máy tính và đa số có kết nối Internet.

Tại cuộc họp "Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về
công nghệ thông tin và truyền thông" vào tháng 12/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "CNTT không chỉ là ngành công
nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà còn là động lực phát triển hạ tầng quan trọng cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT-TT".

Trên thế giới, vai trò của CNTT cũng được thể hiện qua lời phát biểu năm 1991 của Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia khi đó: "Không
phải ngẫu nhiên ngày nay không nước phát triển giàu có nào lại nghèo về thông tin và cũng không có nước nào giàu về thông tin mà nghèo và
kém phát triển cả".

Tuyên bố chung cấp bộ trưởng các nước Liên minh châu Âu trong Chương trình nghị sự số tại cuộc họp cấp bộ trưởng ngày 19/4/2010 ở Tây
Ban Nha nêu rõ CNTT đóng góp đến 50% sự tăng trưởng về năng suất lao động và là nguồn chủ yếu cho các sáng tạo và các cơ hội kinh doanh
mới, đồng thời khẳng định: "Một chiến lược tăng trưởng bền vững, thông minh cần phải lôi cuốn tất cả mọi người để mọi công dân đều có cơ hội
và kỹ năng tham gia đầy đủ vào một xã hội được thúc đẩy bởi Internet".

Trong Thông điệp Liên bang ngày 25/1/2011, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhấn mạnh CNTT là một trong ba ưu tiên hàng đầu sẽ giúp Mỹ năng
động hóa nền kinh tế, khôi phục sự phát triển và duy trì vị trí hàng đầu thế giới toàn diện. Ông nêu rõ trong 5 năm tới phải làm cho 98% người
dân Mỹ được sử dụng công nghệ không dây thế hệ mới. "Điều này không đơn thuần là nói về kết nối Internet tốc độ cao hơn hay ít cuộc gọi bị
rớt hơn, mà là về việc kết nối mọi miền của nước Mỹ với kỷ nguyên số. Đó là về những người nông dân và doanh nghiệp nhỏ có thể bán hàng
của mình trên toàn thế giới. Đó là về những người lính cứu hỏa có thể tải xuống thiết bị cầm tay bản thiết kế ngôi nhà đang cháy; là sinh viên có
thể đi học với sách giáo khoa điện tử; hay người bệnh có thể nói chuyện qua video với bác sỹ của mình", Obama tuyên bố.

Nhật đã thể hiện mức độ ưu tiên phát triển CNTT rất cao khi thành lập Cơ quan đầu não về Chiến lược CNTT do Thủ Tướng làm Tổng giám đốc
(Kiyoshi Mori 2008) và ra chính sách u-Japan" (Ubiquitous Japan 2006) với tham vọng kết nối mọi người và mọi thứ ở mọi lúc mọi nơi bằng
ứng dụng CNTT. Đây cũng là lĩnh vực được chính phủ Trung Quốc nhìn nhận như động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế và chiến
lược "đuổi kịp" các nước phát triển khác.

Nhiều chuyên gia công nghệ trong nước khẳng định thực tế phát triển CNTT trong suốt thập kỷ qua cho thấy đây là lĩnh vực mà Việt Nam có
khả năng bắt kịp với các nước tiên tiến trong thời gian ngắn và thúc đẩy sự phát triển những ngành khác mạnh nhất.

'CNTT sẽ xác định vị thế quốc gia tương lai'


Nhiều người có thể hoài nghi khi nhìn vào hiện trạng CNTT Việt Nam, tuy nhiên các chuyên gia trong nước cho rằng nếu phân tích sâu từ khía cạnh
tài nguyên và đầu tư sẽ thấy đây là đô ̣ng lực thúc đẩy nền kinh tế đuổi kịp các nước phát triển.
>Hội thảo về CNTT và tương lai của đất nước

"Chúng ta có quá nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi như lĩnh vực nào Việt Nam có cơ hội đạt thứ hạng cao? Chúng ta nên tái cấu trúc nền kinh tế như
thế nào? Làm sao tăng trưởng nhanh thu nhập quốc dân mà bền vững? Cách nào hiệu quả để nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của người
dân? Làm gì để Việt Nam mãi xanh tươi, không khí mãi trong lành? Làm gì để hiện đại hóa, quốc tế hóa và cơ hội nào cho thanh thiếu niên Việt
Nam?... Thời thế và cơ hội giục chúng ta có giải pháp và hành động ngay lúc này. Phải chăng tất cả tựu chung trong cụm từ CNTT?", ông
Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT kiêm Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa), chia sẻ.
Ảnh minh họa: eWeek.

Giải đáp những câu hỏi này, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho rằng lĩnh vực CNTT đã có những bước tiến đáng
khích lệ và có đủ cơ sở để tự tin rằng đây là ngành có tiềm năng nhất trong việc giúp Việt Nam bắt kịp với thế giới. Nền kinh tế VN đang "dựa
vào chỗ không phải là thế mạnh" là khai thác tài nguyên và xuất khẩu bởi tài nguyên là yếu tố bất định, mang lại giá trị thấp và gây ra những hệ
lụy không mong muốn như ảnh hưởng tới môi trường. "Ngoài ra, một quốc gia mạnh thì phải mạnh về tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta xuất khẩu
nhiều loại hàng hóa nhưng người dân lại không trực tiếp được tiêu thụ hàng hóa đó, như mạnh về xuất khẩu gạo nhưng dân vẫn đói", ông Liên
lấy ví dụ.

Trước bất cập đó, Việt Nam cần phát triển một nền kinh tế xanh, sạch, bền vững và hiệu quả. Đó là nền kinh tế dựa vào tri thức. CNTT không
những là công cụ then chốt cho sự phát triển con người và xã hội, mà còn là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy, trong cách mà con người
quan hệ, giao tiếp và về lâu dài sẽ là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức và rộng hơn là xây dựng xã hội dựa trên tri
thức.

Có cùng quan điểm, ông Trương Gia Bình tin CNTT là "đột phá khẩu" của Việt Nam trong kỷ nguyên tri thức: "Chúng ta có thể xuất tài nguyên
thiên nhiên, hoặc sản phẩm nông lâm thủy sản… nhưng những ngành đó không đem lại cho VN lợi thế đặc biệt hay thứ hạng cao. Nhưng nếu có
1 triệu kĩ sư CNTT, VN sẽ đứng trong Top 5 về nguồn nhân lực CNTT. Hiện thế giới thiếu 3 triệu và 10 năm tới thiếu 10 triệu lập trình viên. Tôi
nghĩ trong các nước đang phát triển chỉ vài nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam có thể nghĩ tới quy mô này".

"Tài nguyên lớn nhất của chúng ta và còn lâu mới đối mă ̣t với nguy cơ cạn kiê ̣t là con người, đây cũng chính là yếu tố quyết định của phát triển
CNTT. Khoa học và công nghê ̣ (KHCN) là chìa khóa cho đổi mới và sáng tạo trong kinh tế quốc dân mà CNTT chính là hạ tầng và đô ̣ng lực cho
khoa học công nghệ. 'Đất' để ứng dụng CNTT và truyền thông còn rất nhiều và viê ̣c dùng chúng như mô ̣t công cụ hữu hiê ̣u sẽ giúp thúc đẩy phát
triển và tăng năng suất các ngành kinh tế khác, cho ta cơ hô ̣i phát triển bền vững, tiết kiê ̣m tài nguyên và bảo vê ̣ môi trường", TS. Nguyễn Việt
Hải, Giám đốc Công ty phát triển phần mềm và đào tạo eDT, cũng nhấn mạnh.

Không như những ngành công nghiệp khác, CNTT có một số đặc điểm riêng như đây là lĩnh vực dễ nắm bắt và đa số người Việt Nam đã có cơ
hội tiếp xúc, không đòi hỏi đầu tư quá lớn và nhất là CNTT luôn thay đổi, biến hóa. Điều này cũng là một thách thức nhưng nếu có khả năng
thích nghi nhanh và biết chớp thời cơ, đây lại là cơ hội lớn cho Việt Nam đi tiên phong và phát triển sánh ngang các nền kinh tế lớn.

"Sức mạnh kinh tế nằm trong tay người nắm công cụ sản xuất, nhưng chúng ta cũng đang chứng kiến sức mạnh vô hình là thông tin. Và trong
tương lai, kẻ thống trị có thể thuộc về người thống trị thông tin. Do đó, một nền kinh tế mạnh sẽ được chi phối bởi các chính sách, chiến lược dài
hạn trong việc phát triển thông tin và từ đó đầu tư ngược lại cho các ngành kinh tế khác, thay vì tập trung khai thác nguồn tài nguyên có hạn",
ông Liên nhận xét.

Còn ông Bình nhận định ước mơ để "CNTT thấm vào từng hạt lúa, củ khoai", để Việt Nam trở thành một quốc gia tiên tiến, có vị trí xứng đáng
trong kỷ nguyên số không thể thành hiện thực nếu không có ý chí chính trị cao nhất. Và ý chí này phải thể hiện qua những chương trình hành
động quyết liệt, có tập trung đầu tư nhân lực, vật lực rõ ràng.

You might also like