You are on page 1of 7

Vùng miền núi và trung du phía Bắc

1, Vị trí địa lý:


Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng,
Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là
thành phố Thái Nguyên.

Được chia làm 2 vùng:

Vùng Tây Bắc gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên
Bái

Vùng Đông Bắc gồm: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang

2, Phân Tích SWOT của Vùng:

A, Cơ Hội Và Thách Thức


Cơ hội:
- Việt nam gia nhập nhập tổ chứ thương mại thế giới WTO tạo ra cơ hội
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
+ Học hỏi, tiếp thu nhưng thành tựu công nghệ tiến tiến của nước ngoài
+ Hàng hóa xuất khẩu sang nhiều nước
+ Hàng hóa nhập khẩu phong phú đa dạng
Thách thức:
- Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra thách thức
+ Cạnh tranh giữa vùng
+ Yêu cầu chất lượng cao về hàng hóa xuất khẩu
+ Hàng hóa trong nước thì bị cạnh tranh bởi nhập khẩu, nhất là hàng hóa
trung quốc
+ Hạ thuế nhập khẩu

B, Điểm mạnh-điểm yếu:


Điểm mạnh:
_ Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2),
số dân hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và
14,2% số dân cả nước
_ Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, giáp với 3 tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây
giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông
giáp Vinh Bắc Bộ, trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông
Hồng và Bắc trung Bộ
_ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất
nước ta. Các khoáng sản chính là sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá
vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa

 Đồng – niken: Sơn La


 Đất hiếm: Lai Châu
 Sắt: Yên Bái
 Thiếc và bôxit: Cao Bằng
 Kẽm – chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn)
 Đồng - vàng: Lào Cai
 Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang
 Apatit: Lào Cai
 Sắt: Thái Nguyên
 Đồng: Vạn Sài – Suối Chát
 Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai
Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).

_ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11
triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà
chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai
thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy
điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây
dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên
Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được
xây dựng trên các phụ lưu của các sông.
_ Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông
lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên
có độ cao 600 – 700 m.
Vùng biển giàu tiềm năng,
_ Nhiều dân tộc thiểu số với truyền thống văn hóa độc đáo và kinh nghiệm
sản xuất phong phú.

Điểm yếu:
_ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi
50 – 100 người/km2.
có nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán), có lũ quét, sương muối, rét đậm, rét hại.
_ Ngoài ra, đối với trung du miền núi Bắc bộ địa hình hiểm trở, khó khăn
cho GTVT.
_ Quy mô sản xuất công nghiệp vẫn được đánh giá là nhỏ bé, trình độ kỹ
thuật còn hạn chế, năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh chưa
cao.
_ Kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém. Vùng vẫn là nơi
nghèo nhất của cả nước, khoảng cách thu nhập với các vùng khác có xu
hướng ngày càng lớn. Trình độ dân trí còn thấp. Tiềm năng trong vùng khai
thác chưa hiệu quả, còn đơn lẻ và thiếu liên kết vùng.
_ Có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành
nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người nên tình trạng lạc hậu, nạn du
canh du cư … còn ở một số tộc người.
Tích Cực Tiêu Cực

Những vấn đề Những điểm mạnh: Những điểm yếu


hiện tại & bên trong _ Diện tích lớn nhất _Vùng thưa dân
nước ta _ Có nhiều thiên tai
_ Vị trí địa lý khá đặc (bão, lũ, hạn hán)
biệt _ Địa hình hiểm trở
_ Vùng giàu tài nguyên _ Quy mô sản xuất công
khoáng sản nghiệp vẫn nhỏ bé, trình
_ Các sông suối có trữ độ kỹ thuật còn hạn chế
năng thủy điện khá lớn _ Kinh tế phát triển
_ Khí hậu của vùng chậm, cơ sở hạ tầng
mang đặc điểm nhiệt thiếu và yếu kém
đới ẩm gió mùa _ Có sự hạn chế về thị
_ Truyền thống văn hóa trường lao động lành
độc đáo nghề
Những vấn đề Những cơ hội Những nguy cơ:
tương lai & bên ngoài _ Thu hút vốn đầu tư _ Cạnh tranh giữa vùng
nước ngoài _ Yêu cầu chất lượng
_ Học hỏi nhưng thành cao về hàng hóa xuất
tựu công nghệ tiến tiến khẩu
_ Hàng hóa xuất khẩu _ Hàng hóa trong nước
sang nhiều nước thì bị cạnh tranh
+ Hàng hóa nhập khẩu _ Hạ thuế nhập khẩu
phong phú đa dạng

3. Thực trạng các ngành chuyên môn hóa của vùng trung du và miền
núi phía Bắc :
Ngành Thực trạng phát triển Hạn chế
Sản xuất chè Do có các điều kiện về đất đai, khí - Hiện tượng rét đậm, rét hại,
và các cây hậu, vùng có thế mạnh đặc biệt để sương muối và tình trạng
công nghiệp phát triển cây công nghiệp có thiếu nước về mùa đông.
dài hạn. nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. - Mạng lưới các cơ sở công
Diện tích và sản lượng chè chiếm nghiệp chế biến nông sản
trên 80 % của cả nước. Đặc Biệt là (nguyên liệu cây công
Giống chè San ở Hà Giang; nghiệp) chưa tương xứng với
Thuốc là : Lạng sơn, cao bằng; thế mạnh của vùng.
Lạc: Bắc Giang, Mía:Vĩnh Phúc.

Công nghiệp Đây là vùng giàu tài nguyên _Việc khai thác đa số các mỏ
nặng, Khai khoáng sản bậc nhất nước ta. Các đòi hỏi phải có phương tiện
thác,chế biến khoáng sản chính : sắt, thiếc, chì – hiện đại và chi phí cao.
khoáng sản kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và _Gây cạn kiệt tài nguyên,
sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chưa có chiến lược khai thác
chịu lửa. Hình thành những trung dài hạn
tâm công nghiệp chuyên môn hóa _ Vấn đề quản lý
như luyện kim đen ở Thái Nguyên,
Hóa chất ở Việt TRì- lâm thao Mỗi
năm vùng kinh tế này khai thác
khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản
xuất phân lân. Trên 1.000 mỏ,
điểm quặng với hơn 60 loại khoáng
sản khác nhau, trong đó một số loại
khoáng sản có trữ lượng lớn tầm cỡ
thế giới, , đóng góp của ngành khai
khoáng chiếm 10-11% GDP mỗi
năm.

Không những thế, vào năm 2010,


doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản
đạt khoảng 8,5 tỷ USD, chiếm tỷ
trọng khá lớn trong thu ngân sách
nhà nước, khoảng 25%.
Về phát triển công nghiệp nặng,
hình thành những trung tâm công
nghiệp chuyên môn hóa như luyện
kim đen ở Thái Nguyên, Hóa chất
ở Việt TRì- lâm thao, khai thác
than ở hòn gai cẩm phả

Thủy điện Các sông suối có trữ năng thủy _Việc xây dựng nhiều
điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng nhà máy thủy điện cũng
(11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ ảnh hưởng không nhỏ
năng thủy điện của cả nước. Nhà đến môi trường.
máy thủy điện Thác Bà trên sông _ Thiếu điện vào mùa
Chảy (110 MW). Nhà máy thủy khô
điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920
MW). Hiện nay, đang triển khai
xây dựng nhà máy thủy điện Sơn
La trên sông Đà (2.400 MW), thủy
điện Tuyên Quang. Nhà máy thủy
điện Hòa Bình là nguồn cung cấp
điện chủ lực của toàn bộ hệ thống
điện Việt Nam. cung cấp khoảng
10 triệu kWh điện mỗi ngày
Chăn nuôi Vùng có nhiều đồng cỏ, chủ yếu Khó khăn trong công tác
gia súc trên các cao nguyên có độ cao 600 vận chuyển các sản
– 700 m. Các đồng cỏ tuy không phẩm chăn nuôi tới
lớn, nhưng ở đây có thể phát triển vùng tiêu thụ.Thêm vào
chân nuôi trâu, bò, ngựa, dê. Đàn đó, các đồng cỏ cũng
trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ cần được cải tạo, nâng
đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 cao năng suất.
nghìn con, bằng 16% đàn bò cả
nước (năm 2010), tổng đàn lợn có
hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn
lợn cả nước (năm 2010)

4. Chính sách phát triển của Vùng trung du và miền núi


phía Bắc:
- Về nông nghiệp: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm khai
thác tối đa lợi thế và hiệu quả tiềm năng kinh tế. Phát triển các vùng trồng
cây công nghiệp, các loại nông sản, các loại cây dược liệu, hương liệu, cây
ăn quả, hoa, giống rau phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu, phát
triển chăn nuôi ở các vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp, nhất
là chăn nuôi trâu, bò theo phương pháp kỹ thuật mới. Bảo vệ tốt diện tích
rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, mở rộng diện tích rừng trồng, bảo đảm phòng
hộ cho thủy điện lớn... Chú trọng phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy theo
quy hoạch. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư;
giải quyết đất ở, đất sản xuất ổn định lâu dài.

- Về công nghiệp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện
Sơn La, các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đà, sông Lô, phát triển
các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa, các nhà máy nhiệt điện chạy than. Khai
thác và chế biến có hiệu quả các mỏ khoáng sản tại vùng. Xây dựng các nhà
máy sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất dựa vào khả năng tài nguyên trong
vùng. Xây dựng các nhà máy giấy và bột giấy phù hợp với quy hoạch phát
triển vùng nguyên liệu.

Phát triển công nghiệp chế biến chè, sữa, thực phẩm khác... tiếp tục mở
rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và
các làng nghề truyền thống.

- Về dịch vụ: Ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch: Điện Biên
Phủ, khu di tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Định Hóa, Đền Hùng, Sa Pa, hồ
Ba Bể, hồ Núi Cốc, lòng hồ Sông Đà... với nhiều loại hình du lịch, nhất là du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch lịch sử văn hoá sao cho vừa phát triển
du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá và tài nguyên thiên nhiên và góp
phần xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu qua biên giới, tập
trung xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, hình thành và phát
triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, vận tải, bưu
chính, viễn thông và công nghệ thông tin...

Các chính sách về dân tộc và miền núi nhằm xây dựng nền tảng cho sự phát
triển bền vững
Phát triển hệ thống chợ nông thôn miền núi, chợ nông sản. Khuyến khích
các thành phần kinh tế hợp đồng tiêu thụ nông sản, lâm sản cho nông dân và
xuất khẩu.

You might also like