You are on page 1of 3

Họ tên : Nguyễn Thị Thu Thủy MSSV: 045

Lớp QT33A
BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 BỘ MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
Đề 21: anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên
môn về kế toán nên anh được ban chủ nhiệm HTX cử làm kế toán trưởng.
Tháng 8 năm 2008, ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán nữa vì
cho rằng anh có biểu hiện của việc tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án
về việc HTX đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh trái pháp luật đồng thời
yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lí vì cho rằng
quan hệ giữa anh H và HTX không phải quan hệ lao động. Hỏi :
a/ Quan hệ giữa anh A và HTX có phải là quan hệ lao động hay không? tại sao?
b/ Theo anh chị quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác
nhau cơ bản ở những điểm gì ? Tại sao ?
Bài làm.
a/ Quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động .
Theo đề bài, anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005, vậy
có nghĩa là anh H là xã viên HTX thủ công mỹ nghệ X..
Trước hết phải hiểu HTX là 1 tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp
nhân, được thành lập do các xã viên tự nguyện liên kết lại nhằm giải quyết đáp
ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế văn hóa xã hội thông qua việc thành lập một
tổ chức kinh tế sở hữu tập thể, có góp vốn và quản lí dân chủ. Vậy nên, anh H,
1 trong những xã viên HTX là những người trực tiếp góp vốn góp sức lao động
vào HTX. Lợi nhuận mà HTX thu được sẽ được phân phối theo lao động, theo
vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Anh H và HTX có mối quan hệ bình
đẳng, dân chủ thể hiện qua khoản 2 điều 5 Luật hợp tác xã 2003 : “ xã viên hợp
tác xã có quyền tham gia quản lí, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền
ngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai phương hướng sản xuất,

1
kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác trong điều lệ HTX”.
Trong khi đó, trong quan hệ lao động, người lao động bao giờ cũng bị phụ
thuộc và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền đề ra các
quy định trong đơn vị sản xuất, đề ra mức lương, thưởng và quyết định các hình
thức phạt khi người lao động vi phạm các vấn đề liên quan đến công việc đang
đảm nhận…. Nhận thấy, mối quan hệ của anh H và HTX không có những đặc
trưng của quan hệ lao động là sự phụ thuộc của anh H vào HTX nên đây không
phải là quan hệ lao động.
B/ Những điểm khác nhau cơ bản của quan hệ lao động và quan hệ giữa xã
viên HTX với HTX:
Quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viện HTX với HTX có 1 số điểm
khác nhau cơ bản sau:
1. Về chủ thể, chủ thể của quan hệ lao động là người lao động và người sử

dụng lao động. Trong khi đó, chủ thể của quan hệ giữa xã viên HTX với
HTX là các xã viên và tổ chức kinh tế tập thể.
2. Về nội dung, quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, bản chất

của quan hệ này là sự thỏa thuận để kết ước cho việc mua bán hàng hóa sức
lao động với các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ các bên, tuy nhiên, đã là
quan hệ mua bán thì bao giờ bên bán cũng chiếm ưu thế hơn, đó là người sử
dụng lao động. Còn trong quan hệ giữa xã viên và HTX, đây là mối quan hệ
giữa thành viên 1 tổ chức kinh tế tập thể và tổ chức kinh tế tập thể đó, mối
quan hệ dân chủ, bình đẳng, công khai. Chính vì sự yếu thế hơn trong quan
hệ lao động, nên người lao động bị lệ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lao
động.
- Trong quan hệ lao động, người lao động không được hưởng lương đúng
theo sức lao động hoặc theo mức độ sử dụng dịch vụ như xã viên trong HTX
mà phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Khoản lợi nhuận sau quá trình

2
sản xuất sẽ được chia cho người sử dụng lao động và người lao động, tuy
nhiên, người sử dụng lao động luôn muốn thu được lợi nhuận cao nhất nên
sẽ tìm cách giảm số lương mà người lao động được nhận.
- Trong quan hệ lao động, người lao động chịu sự quản lí, tổ chức của người
sử dụng lao động, còn trong quan hệ giữa xã viên HTX và HTX, xã viên tự
nguyện gia nhập, được đối xử dân chủ bình đẳng, cùng hưởng lợi và cùng
chịu lỗ. Còn trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có đề ra nội
quy quy định cho hệ thống sản xuất, điều động công nhân viên, đặt ra chế độ
thưởng phạt và các quy định khác.
- Nếu không vì những lí do chính đáng theo luật định, người lao động đơn
phương chấm dứt quan hệ lao động sẽ phải bồi thường cho người sử dụng
lao động tùy mức độ, ngược lại, trong mối quan hệ với HTX, các xã viên có
quyền rút khỏi hợp tác xã 1 cách tự nguyện theo quy định của Điều lệ HTX.
3. Về hoạt động, quan hệ lao động khai thác sức lao động của người lao động,

thông qua đó, người sử dụng lao động sẽ trả 1 khoản thù lao tương ứng.
Trong quan hệ giữa xã viên với HTX thì phức tạp hơn, các xã viên trong
HTX cùng nhau thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo lợi
nhuận cho HTX thông qua đó, hưởng mức lợi nhuận được chia theo mức độ
góp vốn góp sức của mình.
4. Về hình thức, quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động,

còn quan hệ giữa xã viên HTX với HTX được xác lập khi những cá nhân, hộ
gia đình và tổ chức có đủ điều kiện theo pháp luật nộp đơn xin gia nhập
HTX.

You might also like