You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC


MÔN HỌC: THỰC TẬP KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:

1. Họ và tên:
- GV. ThS. TRẦN TRUNG HIẾU
- GV. ThS. LƯƠNG THỊ MỸ NGÂN

2. Địa chỉ liên lạc: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
TP. HCM.

3. Điện thoại: CQ: 8304093, NR: 9812981

4. Email: hieutt@hcmuns.edu.vn
ltmngan@hcmuns.edu.vn

II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC:

1. Tên môn học: Thực tập kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào.

2. Mục tiêu yêu cầu của môn học:


- Giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc cơ bản của việc: (1)
pha chế môi trường cho sự tăng trưởng và phát triển của mô
tế bào thực vật trong ống nghiệm, (2) quan sát được khả năng
tái sinh, tăng trưởng và phát triển của mô tế bào và cây con
hoàn chỉnh, và (3) thành thục kỹ năng nuôi cấy vô trùng in
vitro mô tế bào và các cơ quan thực vật.
- Khi nắm vững các thao tác cơ bản trên, sinh viên có khả năng
thực hiện vi nhân giống và nuôi cấy trong ống nghiệm một số
các loại cây thương mại tại các phòng thí nghiệm về nuôi cấy
mô tế bào và đặc biệt là, có khả năng tự nghiên cứu trên các
đối tượng thực vật khác.
- Để thực hiện được các mục tiêu trên, sinh viên cần phải đạt
được các kiến thức về: (1) cách pha và tính toán nồng độ các
dung dịch hóa chất, từ đó thực hiện phối trộn các muối
khoáng, các dung dịch dinh dưỡng và các hormon tăng
trưởng thực vật tạo môi trường dinh dưỡng cho sự tăng
trưởng và tái sinh cây của mô cấy. (2) Kỹ thuật chọn và vô
trùng mẫu mô thực vật. (3) Thực hiện tốt và chính xác thao tác
nuôi cấy vô trùng và cách cấy chuyền trong ống nghiệm.

3. Số đơn vị học trình: 1 Số tiết: 15

1
4. Các kiến thức căn bản cần học trước:
Lý thuyết kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
Các kiến thức về nuôi cấy vi sinh vật và sự nhiễm của vi
sinh vật trong môi trường, trên thực phẩm và trên cơ thể sinh vật
khác …

5. Hình thức giảng dạy chính của môn học: giảng lý thuyết thực hành
và thực hành thao tác nuôi cấy mô tế bào.

6. Giáo trình giảng dạy:


Robert J. Lebowitz. Plant Biotechnology, A Laboratory Manual
1995 Wm. C. Brown Publishers. Melbourne, Australia. Oxford,
England.
Giáo trình chính được dùng cho giảng dạy, đã được dịch và biên
soạn lại cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

7. Tài liệu tham khảo:


- Edwin F. George. Plant Propagation by Tissue Culture, part1
The Technology 2nd Edition, 1993. Exegetics Ltd., Edington,
Wilts. BA13 4QG, England.
- P.C. Debergh & R.H. Zimmerman. Micropropagation:
Technology and Application. 1991 Kluwer Academic
Publisher.
- S. Mohan Jain & Katsuaki Ishii. Micropropagation of Woody
Trees and Fruits. Forestry Sciences Vol. 75. 2003 Kluwer
Academic Publisher.
Các công cụ hổ trợ: Overhead, phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy và
tủ cấy vô trùng, nồi hấp autoclave, hóa chất, dụng cụ thủy tinh và mẫu
vật tươi.

III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC:

Bài 1 (tuần 1 & 2): 3 tiết giảng lý thuyết và 3 tiết thực hành pha
môi trường
KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY
1. Kỹ thuật cơ bản:
- Phương pháp khử trùng môi trường nuôi cấy, dụng cụ thủy
tinh và dụng cụ cấy.
- Kỷ thuật cấy trong tủ cấy vô trùng.
- Khử trùng bề mặt nơi làm việc và dụng cụ cấy.
- Khử trùng mô thực vật.
- Kiểm soát sự nhiễm khuẩn và nhiễm nấm trên mô cấy.
2. Pha chế môi trường:
- Thành phần môi trường dinh dưỡng.
- Cách pha các dung dịch mẹ.
- Cách pha môi trường.

2
3. Dụng cụ, hóa chất.
Mục tiêu của bài:
- Giúp sinh viên thành thạo cách pha các muối khoáng, các
dung dịch dinh dưỡng và các hormon tăng trưởng thực vật, và
cách bảo quản.
- Nắm được các thao tác vô trùng và cách sử dụng các thiết bị
vô trùng như nồi hấp autoclave, tủ sấy, tủ cấy vô trùng, phòng
nuôi và sử dụng các hóa chất dùng để khử trùng mô thực vật.
- Chọn được các mẫu cấy tốt và thích hợp cho từng đối tượng
thực vật.
Yêu cầu :
Thực hiện pha các môi trường nuôi cấy sau:
- Môi trường nuôi cấy phôi cam chanh.
- Môi trường nuôi cấy đỉnh sinh trưởng lan Dendrobium.
- Môi trường khảo sát sự biệt hóa cơ quan từ lá Saintpaulia.

Bài 2 (tuần 3): 3 tiết thực hành


NUÔI CẤY PHÔI CAM CHANH
1. Lịch sử nuôi cấy.
2. Dụng cụ, hóa chất và môi trường nuôi cấy.
3. Các bước thực hiện:
- Chọn hạt và khử trùng hạt.
- Tách và nuôi cấy phôi hạt.
- Quan sát và ghi nhận sự tăng trưởng của phôi và hình thành
cây con hoàn chỉnh trong ống nghiệm.
Mục tiêu của bài:
- Giúp sinh viên làm quen với thao tác cấy vô trùng, kỹ thuật
tách và nuôi cấy phôi.
Yêu cầu :
- Thực hiện chính xác thao tác nuôi cấy vô trùng và kỹ thuật
tách phôi.
- Thu được cây con vô trùng trong ống nghiệm.
- Quan sát và ghi nhận thời gian tăng trưởng của cây con hoàn
chỉnh.

Bài 3 (tuần 4): 3 tiết thực hành


NUÔI CẤY ĐỈNH SINH TRƯỞNG LAN DENDROBIUM
1. Phương pháp tạo cây con sạch virus.
2. Nhân giống lan từ đỉnh sinh trưởng.
3. Dụng cụ, hóa chất và môi trường nuôi cấy.
4. Các bước thực hiện:
- Cách chọn chồi lan và khử trùng mẫu cấy.
- Tách và thu nhận chồi bên vô trùng.
- Nuôi cấy chồi bên và thu nhận đỉnh chồi từ các chồi bên
- Tạo cụm chồi từ các đỉnh chồi lan.
- Tách chồi con ra khỏi cụm chồi và tạo cây con hoàn chỉnh.

3
Mục tiêu của bài:
Hướng dẫn sinh viên:
- Thực hiện thao tác tách đỉnh chồi từ chồi bên Dendrobium.
- Theo dõi sự thành lập cụm chồi và nhân cụm chồi.
- Tách chồi con và nuôi cấy cây con hoàn chỉnh.
Yêu cầu :
- Thực hiện thao tác tách và nuôi cấy vô trùng đỉnh chồi lan
Dendrobium.
- Thu được cụm chồi và cây con vô trùng trong ống nghiệm.
- Quan sát và ghi nhận thời gian tăng trưởng của cây con hoàn
chỉnh.

Bài 4 (tuần 5): 3 tiết thực hành


KHẢO SÁT SỰ BIỆT HÓA CƠ QUAN TỪ MÔ LÁ SAINTPAULIA
(AFRICAN VIOLET)
1. Phương pháp nuôi cấy mô lá.
2. Khảo sát sự tái sinh mô sẹo, phôi sinh dưỡng, chồi con và rễ từ mô

3. Dụng cụ, hóa chất và môi trường nuôi cấy.
4. Các bước thực hiện:
- Cách chọn và thu nhận mẫu lá.
- Khử trùng mẫu lá.
- Nuôi cấy và khảo sát sự thành lập cơ quan trên các môi
trường có các hormon khác nhau.
- Nuôi cấy chồi được tái sinh từ lá.
- Tạo cụm chồi và nhân cụm chồi.
- Tách chồi con ra khỏi cụm chồi và tạo cây con hoàn chỉnh.
Mục tiêu của bài:
- Chứng minh nguyên tắc vi nhân giống và khả năng tái tạo cơ
quan hoàn chỉnh từ mẫu cấy thực vật.
- Theo dõi sự biệt hóa phôi sinh dưỡng, chồi, mô sẹo và rễ trên
các mẫu cấy lá Saintpaulia.
Yêu cầu :
- Thực hiện thao tác cấy vô trùng mô lá Saintpaulia.
- Quan sát và ghi nhận kết quả về sự tái tạo cơ quan và thời
gian thành lập.
- Ghi nhận ảnh hưởng của các kết hợp hormon thực vật lên sự
biệt hóa của mô lá.

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

1. Thực hiện 1 lần khi kết thúc môn học.

2. Đánh giá kết quả học tập bằng cách:


- Làm bài tập tính toán nồng độ và cách pha môi trường nuôi
cấy mô tế bào thực vật (thi trong 30 phút).

4
- Thực hiện chính xác thao tác nuôi cấy vô trùng trên các đối
tượng đã học (thi trong 30 phút)

You might also like