You are on page 1of 2

Phân tích cơ sở lí luận của quan điểm toàn

diện, quan điểm phát triển từ đó cho biết


yêu cầu của từng quan điểm?
Tác giả: admin 16:49
Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện:
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển rút
ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn
diện.
Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng,
phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua các mối
liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh
quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản
chất hay về tính qui luật của chúng.

Yêu cầu của quan điểm toàn diện:


o Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ
trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới có thể nhận thức đúng về sự
vật.

o Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải
chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất
nhiên... để hiểu rõ bản chất của sự vật.

o Quan điểm toàn diện không chỉ đòi hỏi chúng ta nắm bắt những cái hiện đạng tồn tại ở sự
vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tương lai của chúng, phải thấy được những
biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái
quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.

Ví dụ: khi nhận xét một người nào đó không thể chỉ nhìn bề ngoài của người đó mà đưa ra
nhận xét, phải xét đến những yếu tố khác như bản chất tính tình, họ đối xử với mình có thật
lòng hay không, những mối liên hệ của người đó với những người xung quanh như với người
thân hay với những người bạn của người đó có tốt hay không.

Cơ sở lí luận của quan điểm phát triển:


Sự phát triển bao hàm sự vận động, sự xuất hiện cái mới theo chiều
hướng đi lên. Nhưng không phải bất kỳ sự vận động nào cũng bao hàm sự
phát triển. Cho nên, sự phát triển và đổi mới là hiện tượng diễn ra không
ngừng ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy mà nguồn gốc của nó là sự đấu
tranh của các mặt đối lập trong bản thân các sự vật và hiện tượng.
Khái niệm phát triển thì không khái quát mọi sự vận động nói chung. Nó
chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất hiện cái mới theo một chiều
hướng chung là từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa hoàn
thiện đến cái hoàn thiện.
*Muốn nắm bắt được bản chất của sự vật và hiện tượng, nắm bắt được
khuynh hướng vận động của chúng thì phải có quan điểm phát triển.

*Về mặt nguyên tắc phải thừa nhận tính khách quan, qui luật và phát
triển là khuynh hướng của sự vận động của các sự vật và hiện tượng.

Yêu cầu của quan điểm phát triển:


- Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự
vận động, phải phát hiện được xu hướng biến đổi,chuyển hóa của chúng.
Quan điểm phát triển còn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới phù
hợp với qui luật, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển (nên lấy ví dụ minh họa thêm thì càng
tốt).

You might also like