You are on page 1of 18

BÀI THU HOẠCH SAU KHI ĐI THĂM BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng vào loại lớn nhất của Việt Nam. Bảo tàng
tập trung chủ yếu vào việc trưng bày những hiện vât, tư liệu về cuộc đời và con
người Hồ Chí Minh. Nằm trong khu vực có nhiều di tích như: Lăng chủ tịch Hồ
Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ Tịch, Chùa Một Cột... tạo thành một quần thể các
di tích thút khách khách thăm quan trong và ngoài nước.

 Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời ngày 19-5-1990, đúng vào dịp cả nước long trọng kỷ
niệm sinh nhật lần thứ 100 của Người. Đây là công trình thể theo nguyện vọng của
toàn thể nhân dân Việt Nam để tỏ lòng biết ơn sâu sắc, đời đời ghi nhớ công lao to
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh...                     

                  
Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm tại khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội nơi đặt trụ
sở các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước do kiến trúc sư trưởng người Nga
Garon Ixcôvíc thiết kế và xây dựng với sự giúp đỡ của Đảng và nhân dân Liên Xô.
ý tưởng kiến trúc bảo tàng mang hình tượng một bông sen cao khoảng 20m trên
diện tích 13.000m2, trong đó có 4.000m2 đã trưng bày, với 12 vạn hiện vật, ngoài
ra còn có gian triển lãm riêng khoảng 400m2...

Vòng quanh bảo tàng là cả một không gian thoáng mát được cây xanh râm mát bao
phủ thật tuyệt đẹp, nơi đây còn diễn ra các lễ trọng thể như kết nạp đảng, kết nạp
đội, các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các cuộc gặp gỡ có ý
nghĩa khác của Đảng, Nhà nước... 

Bên trong của bào tàng

Gian đầu tiên của Bảo tàng có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng uy nghiêm với
hình tượng mặt trời, cây đa tượng trưng ánh sáng và sự trường tồn của truyền
thống dân tộc Việt Nam. Tiếp theo hai tác phẩm nghệ thuật về truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc được thể hiện bằng hình tượng bọc trăm
trứng, ngựa Gióng và Rùa vàng dâng gươm, cùng với lời dạy của Bác Hồ vĩ đại về
truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của tổ tiên: “Các vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước...”.

                                                       
    Bảo tàng Hồ Chí Minh với nội dung trưng bày gồm ba phần: Phần mở đầu trưng
bày về cuộc đời, sự nghiệp Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân
Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.

Tại đây có các tài liệu, hiện vật, phim tư liệu, các tác phẩm nghệ thuật được trình
bày một cách hệ thống và là hành trình tham quan chính với tám chủ đề: Thời thơ
ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động cách mạng cho
đến thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu
tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
(1954-1975).

Tiếp đến là phần trưng bày về đất nước Việt Nam, cuộc đấu tranh và thắng lợi của
nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, và cuối cùng trưng bày về một số
sự kiện lịch sử thế giới có tác động tới cuộc đời hoạt động Cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam...

II Vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh:

1.Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh :


Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn
Tất Thành, trong nhiều năm hoạtđộng cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái
Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. 

 Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông
dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày. 
          Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận
động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho
độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên
ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con
đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa.

Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.

Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp;
xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922).

Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân.
Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ
định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương
Nam.

Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á,
Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và
Đường Kách mệnh (1927). 
 Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó,
đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
Việt Nam. 
 Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần
Hương Cảng). 
  Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng,
chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 -Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước,
bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội
khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). 
         

  2.Vài nét về gia đình của Chủ Tịch Hồ Chí Minh


        Ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, nhân dân
còn gọi tắt là Cụ Phó bảng, là thân sinh của Hồ Chí Minh

      Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh  

  Các anh chị em :

-         Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) là chị ruột của Chủ tich Hồ Chí Minh.

           -  Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tự Tất Đạt,là anh ruột củ Chủ tịchHồ


Chí Minh

            -   Em trai tên là Nguyễn Sinh Nhuận(còn gọi là Xin) sinh năm 1900,nhưng
do cuộc sống vật chất quá khó khăn nên đã mất sớm năm 1901.

3. Tuổi trẻ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

       

   Theo lý lịch chính thức thì Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng
5 năm 1890. Nhưng trong một đơn thư xin vào học Trường hành chính thuộc địa
gửi Tổng thống Pháp năm1911, Người tự ghi là sinh năm 1892.
Năm 1920, Người khai với một quận cảnh sát tại Paris là sinh ngày 15 tháng
1 năm1894. Còn theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận
của một số nhân chứng làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, quê nội của Người thì Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh tháng 4 năm
1894. Tờ khai của Người tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin (Đức) tháng 6 năm
1923 lại ghi ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau
khi mẹ Người mất (1901),Người được đưa về Nghệ An cho bà ngoại chăm sóc một
thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội. Khi về sống với cha ở làng Kim Liên năm
1901, Người lấy tên làNguyễn Tất Thành.

    Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu
học Pháp-Việt Đông Ba. Sau khi học xong tiểu học, tháng 9 năm 1907, Nguyễn
Tất Thành vào học tại trường Quốc Học, Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5
năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

   Từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 Người vào Phan Thiếtdạy chữ


Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì tại trường Dục Thanh do một số nhân sĩ
yêu nước lập ra năm 1907. Sau đó Người vào Sài Gòn.

   Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Người lấy tên Văn Ba, lên đường
sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu          

   Nguyễn Ái Quốc lên tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với mong muốn học hỏi
những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Mỹ một năm
(cuối 1912-cuối 1913) Người quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi
phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917 Người trở lại nước Pháp, sống và hoạt
động ở đây cho đến năm 1923.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu
nước, Người đã gửi "Yêu sách của nhân dân An Nam" gồm 8 điểm bằng tiếng
Pháp (ký tên Nguyễn Ái Quốc tới Hội nghị Hòa bình Versailles đòi chính phủ
Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng
của dân tộc Việt Nam. Người còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các
đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý. Từ
đó Người dùng tên Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc


địa của Lenin, từ đó Người theo chủ nghĩa cộng sản. Thời gian đó, Người tham dự
Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25- 30 tháng 12 năm 1920) với
tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong
những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, tách khỏi đảng Xã hội.
Năm 1921 Người cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội
Liên hiệp thuộc nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế
quốc. Năm 1922 Người cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le
Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút nhằm tố cáo chính sách đàn
áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm
"Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản
năm 1925 tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, đề cập đến phong trào đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa.

Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học


Phương Đông. Tại đây Người đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp
từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn
Chủ tịch Quốc tế Nông dân, dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày
17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), được cử làm ủy viên Ban Phương Đông,
phụ trách Cục Phương Nam.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên làLý Thụy,
làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính
phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.

Năm 1925, Người thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin(thường được
phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh mà Người là tác
giả tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên
Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm1927.

Cũng năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng
và Người làm bí thư. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố các nhà cách mạng cộng sản
Trung Quốc và Việt Nam, Người rời Quảng Châu đi Hương Cảng, rồi sang Liên
Xô. Tháng 11 năm 1927, Người được cử đi Pháp rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội
đồng của Liên đoàn chống đế quốc (từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927)
tại Bruxelles (Bỉ). Mùa thu 1928, Người từ châu Âu đến Thái Lan với bí
danh Thầu Chín tuyên truyền, huấn luyện cho Việt kiều.

Cuối năm 1929, Người rời Thái Lan sang Trung Quốc. Ngày 3 tháng
2 năm1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, Người thống nhất 3 tổ chức đảng
cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên là "Đảng Cộng sản Đông
Dương" rồi đổi thành "Đảng Lao Động Việt Nam" và nay là "Đảng Cộng sản Việt
Nam").

Năm 1931 dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền
Hương Cảng bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Nhờ
sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả.
Người đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.

Với bí danh Lin, Nguyễn Ái Quốc học ở Trường Quốc tế Lenin(1934-1935) và dự


Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8
năm 1935). Theo một số nhà sử học, có tài liệu đáng tin cậy (bằng chứng) cho thấy
Người bị buộc đi Liên Xô và bị giam lỏng (hoặc nhẹ hơn là kỷ luật) ở đó do bị
nghi ngờ về lý do được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do.

Năm 1938 Người trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang,
Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý
Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung
Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938.

Người trở về Việt Nam vào đầu năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó,
tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu để lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và
thành lập mặt trận Việt Minh. Tháng 8 năm 1942 Người lấy tên Hồ Chí Minh, sang
Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của Việt Minh để tranh thủ sự ủng hộ của
quốc tế thì bị chính quyền địa phương của Trung hoa Dân quốc bắt giam hơn một
năm trời, trải qua khoảng 30 nhà tù. Sau khi được trả tự do, tháng 9 năm 1944,
Người trở về Việt Nam tổ chức lập lực lượng vũ trang và căn cứ địa, đứng về
phía Đồng Minh chống phát xít Nhật.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh:


  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá:

Trải qua nhiều thập kỷ ủa lực lượng vũ trang, anh hùng giải phóng dân tộc và Danh
nhân văn hóa thế giớihoạt động cách mạng đầy giông bão, chịu đựng biết bao hy
sinh gian khổ, để hết lòng phục vụ tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người cha thân yêu của dân tộc Việt
Nam.

Khi nói về tư tưởng Hồ Chí Minh ta có thể tổng kết thành 10 chủ đề lớn sau:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người: “Chỉ có giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc
giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng
thế giới”.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực
sự của dân, do dân, vì dân.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng
viên vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân.

                                                                 

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đối ngoại:

 Luận cứ và nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh. Nó có thể thể hiện tầm cao
những nghệ thuật sau đây: 

          -Nghệ thuật đánh giá xu thế phát triển của thời cuộc qua các bước ngoặt
của quan hệ quốc tế. 

          - Nghệ thuật nhận thức và nắm bắt thời cơ, dùng thời cơ như sức mạnh hỗ
trợ tích cực cho công cuộc cách mạng và tạo thế mạnh cho ngoại giao. 

          - Nghệ thuật tiến công ngoại giao, tạo thế trận mới cho cuộc đấu tranh
cách mạng và tạo khuôn khổ đàm phán tìm giải pháp hoà bình, chấm dứt xung đột
một cách có lợi nhất. 

          - Nghệ thuật "thêm bầu bạn bớt kẻ thù" và lợi dụng sự khác nhau về lợi
ích giữa các nước lớn đang tham gia quan hệ quốc tế để phân hoá và làm suy yếu
thế lực thù nghịch. 

          - Nghệ thuật về kiên trì nguyên tắc và mục tiêu cuối cùng, đi đôi với sáng
tạo và vận dụng sách lược mềm dẻo, linh hoạt để giành thắng lợi từng bước trong
ngoại giao. 

          - Nghệ thuật về phối hợp mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự và an ninh
quốc phòng với ngoại giao, tạo sức mạnh nội lực làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động
ngoại giao, củng cố vị thế của Việt Nam trong tình hình quan hệ quốc tế biến
chuyển phức tạp. 

          -Ta cần định hướng đi sâu nghiên cứu thêm nghệ thuật ngoại giao bởi
nghệ thuật là lĩnh vực tập trung cao độ của trí tuệ và cũng là nơi biểu hiện cụ thể
và sinh động tầm tư duy lớn, tư tưởng nhân văn Việt Nam của Hồ Chí Minh trong
ứng xử quốc tế. 

          -Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đại hội thứ VII năm 1991, đã khẳng
định: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Vì vậy, chúng tôi đề nghị lãnh đạo Bộ, Học
viện Quan hệ quốc tế và các cơ quan hữu quan trước hết cần đầu tư thêm công sức
trí tuệ và ngân quỹ nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu khoa học và tư tưởng
Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại, kịp thời lấy đó làm cơ sở hàng đầu cho
nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong quan hệ quốc tế nước ta, đồng thời phục vụ tốt
cho việc bồi dưỡng nâng cao trí tuệ và tầm tư duy quan hệ quốc tế trong đội ngũ
cán bộ hoạt động đối ngoại, đặc biệt góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện một
bước tư duy lý luận quan hệ quốc tế Việt Nam, công việc mà Học viện Quan hệ
Quốc tế đang thực hiện. 
Dưới đây là một số hình ảnh trong khu bảo tang Hồ Chí Minh

You might also like