You are on page 1of 39

TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP

VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

PHẦN CHUYÊN ĐỀ
Nghiên cứu thành phần tính công tác và cường độ chịu
nén của BTXM sử dụng tro bay phả lại.

Lê Trường Giang 1 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Tóm tắt:
Hiện nay ở các nước phát triển 38 % điện năng được sản xuất từ các nhà máy
nhiệt điện, do đó lượng chất thải tro bay từ các nhà máy nhiệt điện thải ra môi
trường rất nhiều. Trên thế giới nguồn chất thải trên đã được tận dụng có hiệu quả
trong các ứng dụng xây dựng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề trên vẫn chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống. Do đó, việc định hướng nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp để tận dụng nguồn chất thải trên là cần thiết để giảm thiểu các tác
động bất lợi đến môi trường. Nội dung của chuyên đề tập trung chủ yếu vào việc
nghiên cứu thành phần,cường độ chịu ép chẻ và môdun đàn hồi của Bêtông Xi
măng sử dụng Tro bay Phả Lại. Để từ đó kiến nghị giải pháp chế tạo và ứng
dụng bê tông sử dụng tro bay ở Việt Nam một cách hiệu quả.

Lê Trường Giang 2 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Tổng quan về tro bay:
Tro bay nhiệt điện là chất thải thu được từ khói của các nhà máy nhiệt
điện chạy bằng than. Chúng có dạng hình cầu; đường kính trung bình từ 9-15μm;
tỷ diện tích bề mặt từ 3000 ÷ 6000 cm2/g khối lượng riêng khoảng 2,1g/cm3; màu
sắc thay đổi từ xám đến đen. Xét về thành phần hóa học, tro bay chứa một hàm
lượng lớn đioxit silic ở trạng thái vô định hình.[1]

Hình 1.1:Mầu sắc và hình dạng của tro bay nhiệt điện
Tro bay nhiệt điện là một loại vật liệu pozzolanic, dựa vào thành phần hoá
học tro bay nhiệt điện được chia làm hai loại: loại C và loại F. Theo ASTM C
618-99, thành phần hoá học của tro bay loại C và loại F được thể hiện ở Bảng 2.

Bảng 1.1 Thành phần hoá học của tro bay ứng với các nguồn than khác nhau

Thành phần hóa học Than bitum Than á bitum Than non
SiO2 20-60 40-60 15-45
Al2O3 5-35 20-30 10-25
Fe2O3 10-40 4-10 4-15
CaO 1-12 5-30 15-40
MgO 0-5 1-6 3-10
SO3 0-4 0-2 0-10
Na2O 0-4 0-2 0-6
K2O 0-3 0-4 0-4
Than chưa cháy 0-15 0-3 0-5

Lê Trường Giang 3 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của các loại tro bay
Thành phần hoá học Loại F Loại C
SiO2 40-60 15-60
Al2O3 20-30 10-25
Fe2O3 10-40 4-15
CaO 5-30 15-40
MgO 0-5 1-10
SO3 0-4 0-10
Na2O 0-4 0-6
K2O 0-3 0-4
Than chưa cháy 0-3 0-5

Nguồn vật liệu tro bay : Hằng năm ước tính các Nhà máy nhiệt điện trên cả
nước thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay, đến năm 2010 sẽ là 2,3 triệu tấn/ năm.
Trung bình, hiện mỗi ngày Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) thải ra
3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Do
hàm lượng than dư này không cao, nên khó tận thu làm nhiên liệu đốt, mà thường
được thải thẳng ra hồ chứa. Cùng với lượng tro xỉ tương đương của Nhiệt điện
Phả Lại 1, mỗi ngày hai nhà máy này đang xả lượng chất thải khổng lồ vào môi
trường, lấp đầy hai hồ chứa sâu mấy chục mét.Vấn đề hiện nay là sản xuất tro bay
như thế nào. Hiện công nghệ từ nước ngoài không thể áp dụng cho tuyển tro bay
ở Việt Nam, nhất là ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại do đặc điểm khác biệt về công
nghệ đốt và chất lượng than của nhà máy như: hàm lượng than trong tro bay quá
cao (khoảng 30%). - Những nghiên cứu của TS Nguyễn Hồng Quyền, Viện Khoa
học vật liệu thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Công ty CP Công nghiệp và Dịch
vụ Cao Cường đã xây dựng nhà máy thu hồi chế biến tro bay. Dự án được tiến
hành tháng 7/2006 với công suất thiết kế 80 nghìn tấn sản phẩm/ năm. Thiết bị
máy móc được nhập từng phần từ Trung Quốc, xây dựng trên khu đất gần 10
nghìn m2, tổng vốn đầu tư là 17,7 tỉ đồng. Hiện nay dây chuyền đã đi vào sản
xuất ổn định với công xuất 200 tấn/ngày, dự kiến công suất sẽ được nâng lên khi
một dây chuyền nữa được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay. Sản phẩm làm ra
đã được thị trường, các nhà thầu đánh giá cao, đ ặc biệt công ty vinh dự trở thành
nhà cung cấp chính thức sản phẩm tro bay cho Dự án thủy điện Sơn La, Dự án

Lê Trường Giang 4 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

thủy điện Bản Chát, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Công ty CP VLXD Sông
Đáy, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, II và các Nhà máy bê tông trong nước. -
Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã có dự án sản xuất phụ gia kết dính bê tông từ
tro bay nhiệt điện Phả Lại sẽ đi vào sản xuất góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu
phụ gia bê tông cho công nghệ bê tông đầm lăn trong xây dựng các công trình
nhà máy thủy điện, nhất là Thủy điện Sơn La.

Các ứng dụng của tro bay trong xây dựng trên thế giới:

Lợi ích khi sử dụng tro bay:


 Giảm nhiệt thuỷ hóa nên thích hợp cho bê tông khối lớn.
 Giảm lượng nước sử dụng, giảm độ co gót, cải thiện bề mặt thành
phẩm.
 Giảm phân tầng và tiết nước.
 Có khả năng chống phản ứng kiềm với silic.
 Chống khả năng xâm thực nước, chống chua, chống mặn.
 Tạo ra bê tông bền sunfat, clo
 Tăng độ bền với thời gian
 Dễ dàng trong việc thao tác bơm phun nhờ các tinh cầu tròn siêu
nhỏ.
 Giảm giá thành, nâng cao chất lượng công trình.

 Ứng dụng tro bay để làm vữa lấp đầy tự chảy (Fly Ash in Flowable Fill)
Vữa lấp đầy tự chảy là sản phẩm nhận được từ sự kết hợp của: nước; tro bay;
ximăng portland; đôi khi có thêm cốt liệu thô, cốt liệu mịn hoặc cả hai. Đây là
một vật liệu đã được thiết kế và kiểm tra cường độ, có khả năng tự san bằng, tự
đầm lèn và không kết lắng. Vữa lấp đầy tự chảy còn được biết đến như một loại
vữa tro bay có độ sụt cao; vữa bê tông chất lượng thấp; vữa không co ngót. Nó là
một vật liệu kỹ thuật rất đặc trưng, được sử dụng để lấp đầy vào các phần rỗng
hoặc các lỗ hổng của các vật liệu truyền thống như: vật liệu đất đầm nén; vật liệu
đất-ximăng; vật liệu bê tông. Bởi vậy nó được định lượng, nhào trộn và vận
chuyển theo một quy cách giống như quy cách c ủa loại bêtông rất dễ đổ (bê tông
tự đầm-self compacting concrete). Vữa lấp đầy tự chảy được đổ trực tiếp vào các
vị trí đã được xác định trước mà không cần phải sử dụng nhân công hoặc các thiết

Lê Trường Giang 5 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

bị đầm nén và nó có vai trò tương tự như các loại đất đầm nén chất lượng cao.
Cường độ chịu nén của vữa lấp đầy tự chảy được thiết kế từ 0,345÷8,274 MPa ở
28 ngày và tốc độ phát triển cường độ của nó phụ thuộc vào tỷ lệ N/X.
 Ứng dụng tro bay gia cố vật liệu đất đắp (Fly Ash in Soil
Improvements)[2]
Quá trình gia cố đất là quá trình thay đổi các đặc tính kỹ thuật của đất. Các
tính chất của đất hay được thay đổi là độ đặc chắc, độ ẩm, tính dẻo và cường độ.
Tro bay loại C có thể sử dụng đơn lẻ, còn tro bay loại F thường sử dụng kết
hợp với vôi, hoặc ximăng để gia cố vật liệu đất đắp và đem lại một số hiệu quả
như: tăng cường độ cho đất; ổn định mái ta luy đắp cao; điều chỉnh tính dãn nở
của đất xốp; hay điều chỉnh độ ẩm của đất đầm nén. Tro bay loại C được sử dụng
trực tiếp để gia cố vật liệu đất đắp. Ngược lại, tro bay loại F khi sử dụng để gia cố
đất phải kết hợp với các vật liệu khác như vôi, bột lò vôi hoặc ximăng. Việc dùng
tro bay để làm ổn định và điều chỉnh các tính chất của đất có thể phụ thuộc vào
điều kiện môi trường địa phương liên quan tới việc khử kiềm và khả năng tác
động của nước mặt cũng như các lớp nước gần kề.
Ở nước ngoài, tro bay loại F đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án
cải tạo đất: gia cố lớp đất đắp để giảm áp lực bên của đất và gia cố các mái taluy
làm tăng độ ổn định. Chiều sâu đặc trưng của lớp đất gia cố từ 15÷46 cm. Hiệu
quả đầu tiên của việc sử dụng tro bay gia cố đất là cải thiện được cường độ chịu
nén và sức kháng cắt của đất. Việc sử dụng tro bay để cải thiện cường độ chịu
nén của đất phụ thuộc vào một số yếu tố chính như: tính chất của đất cần cải tạo;
thời gian trì hoãn (là kho ảng thời gian tính từ khi tro bay tiếp xúc với nước đến
khi đầm nén lần cuối cùng hỗn hợp đất, tro bay và nước); độ ẩm ở thời điểm đầm
nén và tỷ lệ tro bay sử dụng. Cường độ chịu nén của đất đạt được phụ thuộc nhiều
vào thời gian trì hoãn đầm nén. Cả độ chặt và cường độ nén sẽ bị giảm khi kéo
dài thời gian trì hoãn. Sự giảm độ chặt và cường độ trong trường hợp này là do
một phần năng lượng đầm nén phải sử dụng vào việc tách rời các hạt đất đã được
sự gắn kết bằng ximăng và bởi vì một phần gắn kết ximăng bị phá vỡ. Cường độ
lớn nhất của hỗn hợp đất-tro bay sẽ đạt được nếu không có thời gian trì hoãn. Đối

Lê Trường Giang 6 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

với các công trình thông thường thời gian trì hoãn đầm nén được xác định là
khoảng một giờ.

Hình 1.2 Ứng dụng tro bay gia cố vật liệu đất đắp

 Ứng dụng tro bay gia cố lớp móng trong kết cấu áo đường (Fly Ash in
Stabilized Basecourse):
Sự ổn định lớp móng trong kết cấu áo đường là sự kết hợp của tro bay, cốt
liệu và một chất kết dính vô cơ vôi ho ặc ximăng. Khi được đổ và đầm lèn đúng
cách, nó sẽ tăng độ cứng và độ bền cho lớp móng mặt đường. Dùng tro bay để ổn
định lớp móng của kết cấu áo đường là một sự thay thế có hiệu quả kinh tế cho
toàn bộ chiều dày lớp bê tông asphalt. Sử dụng tro bay để ổn định lớp móng trong
kết cấu áo đường phù hợp với cả mặt đường cứng và mặt đường mềm.
Sự ổn định của cốt liệu lớp móng kết cấu áo đường được sử dụng thành
công từ rất lâu. Trong ứng dụng này, ổn định của hỗn hợp có được dựa trên phản
ứng pozzolanic, kết hợp một vài loại vât liệu và hỗn hợp vật liệu để xây dựng nên
một nền cốt liệu ổn định. Tro bay loại C được sử dụng đơn lẻ. Còn tro bay loại F
được sử dụng kết hợp cùng với vôi, hoặc ximăng portland hoặc bụi ximăng.. Với
các chất kết dính vô cơ như vôi hoặc ximăng portland thì tỷ lệ tro bay / chất kết
dính vô cơ là từ 1/4÷1/3. Còn với các chất vô cơ khác như bụi lò vôi, bụi ximăng
thì tỷ lệ này là 1/2÷1/1. Việc sử dụng ximăng sẽ cho cường độ sớm hơn so với sử
dụng vôi. Trước khi hỗn hợp được đưa vào trộn thực tế ở công trường phải tiến

Lê Trường Giang 7 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

hành các thí nghiệm cụ thể để xác định các đặc trưng cơ lý theo tiêu chuẩn ASTM
C593.

Việc ổn định nền cốt liệu của kết cấu áo đường có sử dụng tro bay đem lại
những hiệu quả như: tăng đáng kể cường độ và độ bền; cho phép sử dụng cốt liệu
chất lượng thấp; cho phép sử dụng rỗng rãi cấp phối hở; sử dụng vật liệu địa
phương; sử dụng các máy móc thiết bị thi công thông thường; giảm chi phí của
dự án.

Hình 1.3 Ứng dụng tro bay gia cố lớp móng trong kết cấu áo đường

 Mặt đường bêtông asphalt sử dụng tro bay (Fly Ash in Pavements Asphalt)

Với hỗn hợp bêtông asphalt rải nóng, tro bay đóng vai trò là vật liệu khoáng
lấp đầy, làm đặc chắc hơn cho bêtông asphalt, tăng sức kháng vết hằn bánh xe
cho mặt đường. Tro bay làm giảm lượng asphalt róc xuống phía dưới mặt đường
trong khi thi công và khi gặp thời tiết nóng. Nó cũng giúp tăng tuổi thọ cho mặt
đường asphalt bằng cách duy trì lượng asphalt ban đầu trong hỗn hợp. Tro bay là
một khoáng kỵ nước, do đó nó làm giảm khẳ năng bong tróc lớp asphalt. Với sự
có mặt của một ít vôi trong tro bay cũng có thể làm giảm khả năng bong tróc lớp
asphalt ra khỏi cốt liệu, vì nó làm tăng tính bazơ cho cốt liệu. Trong ứng dụng
này, tro bay được sử dụng có hàm lượng than chưa cháy < 10%, và ở trạng thái
khô.

Lê Trường Giang 8 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Hình 1.4 Thi công mặt đường Stone matrix asphalt sử dụng tro bay

 Sử dụng tro bay để chế tạo bêtông chất lượng cao (Fly Ash in High
Perfomance Concrete)

Trong công nghệ chế tạo bêtông chất lượng cao, tro bay được sử dụng để thay
thế một phần ximăng. Lượng tro bay thay thế cho ximăng thông thường từ 15÷30
%. Hàm lượng tro bay sử dụng phụ thuộc vào từng loại tro. Với tro loại F hàm
lượng thay thế có thể từ 15-25 % và tro loại C là từ 20-35 % theo khối lượng
[8]
ximăng .Tùy thuộc vào đặc tính ưu tiên của bêtông mà người thiết kế mong
muốn nhất, khi đó hàm lượng tro bay thay thế sẽ khác nhau. Để giảm lượng nước
yêu cầu, giảm nhiệt độ bêtông tươi, lượng tro bay thay thế nên từ 5÷15 %; để tăng
độ bền cho bê tông, giảm độ thấm clo, lượng tro bay thay thế nên từ 25÷40 %.

Những đặc tính có lợi của bêtông thu được khi sử dụng tro bay chủ yếu do
hoạt tính pozzolanic của tro bay và những đặc trưng vật lý của nó. Do tro bay rất
mịn và có dạng hình cầu, nó sẽ bao bọc các hạt, gây nên ‘hiệu ứng ổ bi’ làm cho
các hạt xi trở nên linh động hơn, nhờ đó tăng tính công tác cho bêtông, gi ảm được
lượng nước yêu cầu với độ sụt đã định trước, và nhiều lợi ích khác liên quan đến
việc giảm nước này. Các hạt tro bay cũng dễ dàng lấp đầy vào các lỗ rỗng giữa
các hạt ximăng làm trong cấu trúc của bêtông do đó bêtông trở nên đặc chắc hơn
và có cường độ cao hơn. Quá trình thủy hóa của ximăng sinh ra s ản phẩm canxi
hydroxyt, là một khoáng không bền nước và cường độ thấp. Thành phần oxit silic

Lê Trường Giang 9 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

vô định hình trong tro bay sẽ phản ứng hóa học với khoáng này tạo ra các sản
phẩm có cường độ cao và bền nước:

Ca(OH)2 + SiO2 (vđh) + H2O → nCaO.mSiO2.pH2O (phản ứng pozzolanic).

Như vậy các hiệu quả của việc sử dụng tro bay trong bêtông bao gồm:
 Giảm lượng nhiệt thủy hóa; (Hình 1.5)
 Giảm sự tách nước trên bề mặt; (Hình 1.6)
 Giảm co ngót;
 Nâng cao tính công tác;
 Tăng cường độ chịu nén ở tuổi muộn;
 Tăng độ bền;
 Giảm tính thấm, hiệu quả cao hơn trong môi trường xâm thực (sunphat,
clorua, v.v…);
 Giảm nguy cơ phản ứng kiềm-silic;
 Hạ giá thành bêtông.

Hình 1.5 Hình 1.6


Ảnh hưởng của tro bay đến nhiệt độ Ảnh hưởng của tro bay đến rỉ nước bề
bêtông (Ontario Hydro.1952) mặt bêtông (CEGB,1967)

 Sử dụng tro bay để chế tạo các khối bê tông nhẹ (Cellular Lightweight
Concrete Block - CLC )
CLC thay thế cho gạch và các khối bê tông truyền thống trong xây dựng với
khối lượng thể tích thay đổi từ 800÷1800 kg/m3. Các thành phần thông thường

Lê Trường Giang 10 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

của CLC dựa trên công nghệ của Đức là ximăng, cát, nước và bọt (tạo ra từ các
chất tạo bọt sinh học) và tro bay (với tỷ lệ từ 1/4 đến 1/3 tổng số nguyên vật liệu).
Ngoài ra CLC còn được ứng dụng để sản xuất các tấm mái lợp và các tấm vách
ngăn. Tro bay được xem như vật liệu cơ bản bên trong các khối bê tông này. Các
khối bêtông bọt được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công
nghiệp. Chúng được đánh giá là một trong những sản phẩm sử dụng tro bay thân
thiện với môi trường.
Việc sử dụng CLC mang lại một số hiệu quả sau:
- Hệ số phẩm chất cao;
- Giảm tĩnh tải bản thân, kết quả là tiết kiệm thép và ximăng, giảm kích
thước móng;
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt;

- Tiết kiệm lượng vữa sử dụng và khả năng chống cháy cao.

Hình 1.7 Tấm CLC và ứng dụng trong xây dựng dân dụng

 Gạch và khối xây làm từ tro bay - cát - vôi - thạch cao (hoặc ximăng) (Fly
Ash - Sand - Lime - Gypsum (/Cement) Bricks/Blocks)
Ở Ấn Độ loại gạch này đã được sản xuất và sử dụng nhiều trong trong xây
dựng. Hàm lượng tro bay có thể được sử dụng trong phạm vi từ 40÷70 %, các
thành phầm còn lại là: vôi; thạch cao (hoặc ximăng); cát; đá bụi; mạt
dũa.v.v…Cường độ nén tối thiểu (ở 28 ngày) là 70 daN/cm2 và có thể lên tới 250
daN/cm2.

Lê Trường Giang 11 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

So với gạch nung đất sét, sản phẩm gạch này có nhiều ưu điểm hơn như:
- Lượng vữa cần thiết để xây dựng công trình ít hơn;
- Việc trát vữa trên gạch có thể bỏ qua;
- Có thể điều chỉnh kích thước, mép, độ trơn, hoàn thiện bề mặt và sử dụng
các chất tạo màu khác nhau;
- Có hiệu quả về mặt chi phí, năng lượng và thân thiện với môi trường (hạn
chế được sử dụng các loại đất sét màu mỡ).
 Gạch làm từ đất sét và tro bay (Clay-Fly Ash Brick)
Để sản xuất loại gạch này, hàm lượng của tro bay nhào trộn với đất sét thay
đổi từ 20 ÷ 60 % phụ thuộc vào chất lượng đất sét, khoảng 5% phụ gia và 5%
chất kết dính, còn lại là đất sét. Một số hiệu quả đạt được của gạch làm từ đất sét
và tro bay so với gạch đất sét nung:
- Nhiên liệu cần thiết được giảm đáng kể vì tro bay có chứa một tỷ lệ carbon
chưa cháy, tiết kiệm koảng 15 % năng lượng;
- Khả năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn;
- Bền hơn khi dùng trong môi trương xâm thực;
- Chi phí hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Hình 1.8 Gạch và khối xây được chế tạo từ tro bay - cát – vôi - thạch cao

Tro bay nung kết đã được phát triển vào đầu những năm 1950 và trở thành
một loại cốt liệu nhẹ tiện dụng trong xây dựng. Tro bay được vê tròn bằng cách
trộn với nước trước khi được nung ở nhiệt độ 1000 ÷ 1200 oC để tạo thành các
viên dạng hình tròn ho ặc bầu dục được sử dụng làm cốt liệu cho bêtông nhẹ.

Lê Trường Giang 12 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

1.2. Tình hình sử dụng tro bay trong bê tông xi măng trên thế giới:

Theo số liệu thống kê của hiệp hội phát triển tro bay Australia (ADAA),
mỗi năm trên thế giới thải ra gần 2 tỷ tấn tro bay nhiệt điện và dự báo con số
này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Số liệu thống kê còn đưa ra việc tận thu và
sử dụng tro bay nhiệt điện tập trung chủ yếu ở các nước và vùng lãnh thổ như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, Nam Phi, Bắc Mỹ (Mỹ và Canada),
Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Châu Âu gần như 100% tro
bay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
Xu hướng tận dụng tro bay trên thế giới tập trung chủ yếu vào các ứng
dụng trong lĩnh vực xây dựng

Một số công trình trên thế giới sử dụng bê tông xi măng nhiều tro bay

• cường độ nén yêu


cầu
- thấp hơn 50MPa
sau 150 ngày

- lớn hơn 35MPa


sau 28 ngày

• 26.000 m3 bê tông
• 17,780 m2 làm văn
phòng, các rạp chiêú
phim, khu thương mại
và bãi đỗ xe ô tô.
• Cột nhà có đường
kính 900 mm

Hình 1.9: Công trình Parklan

Lê Trường Giang 13 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

• Nó bao gồm một tòa nhà


văn phòng 22 tầng

• Cường độ nén ở 28 ngày


là 45MPa.

 Bê tông nh iều tro bay đã


được lựa chọn cho mộ t p hần
của dự án này, và cường độ
nén theo th ứ tự là 32 MPa và
51 MPa lúc 7 và 28 ng ày,
tương ứng đã thu được cho
bê tông nà y.

Hình 1.10 Công trình xây dựng Bến cảng Purd

Hình 1.11:Ứng dụng móng bè ở Mỹ

Lê Trường Giang 14 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Hình 1.12: Đền San Marga Iraivan tuổi thọ thiết kế 1000 năm

Hình 1.13: Đổ bê tông nhiều tro bay

1.3. Tình hình sử dụng tro bay trong bê tông xi măng ở Việt Nam:

Qua thống kê cho thấy, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 3 công trình
trên tổng số 18 công trình được sử dụng tro bay. Công trình thuỷ điện Sơn La giai
đoạn đầu còn phải nhập tro bay từ nước ngoài về. Trong khi đó tro bay ở trong
nước rất nhiều,nhưng chưa được đưa vào sử dụng.

Lê Trường Giang 15 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Ở Việt Nam, chỉ tính riêng các nhà máy nhiệt điện của miền Bắc mỗi
năm đã thải ra khoảng 700.000 tấn tro xỉ, trong đó nhà máy nhiệt điện Phả Lại
thải ra khối lượng lớn nhất khoảng 500-550 ngàn tấn/năm. Thực tế, chúng ta chưa
tận dụng hết nguồn phế thải công nghiệp này, đồng thời, gây lãng phí và ô nhiễm
môi trường. Theo phân loại trong tiêu chuẩn ASTM C616-99, tro bay của nước ta
thuộc loại F, hàm lượng mất khi nung quá lớn. Hàm lượng mất khi nung của tro
bay nếu không qua tuyển từ dây chuyền 1 của nhà máy nhiệt điện Phả Lại từ 25-
30%, của dây chuyền 2 từ 12-17%, trong khi đó ở các nước trên thế giới thông
thường giới hạn cho phép là 6%. (Nguồn tin: T/C Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn, kỳ 2, tháng 4/2006)
Theo kết quả thí nghiệm cấp phối bê tông ở Công ty thuỷ điện Sơn La cho
thấy, các thông số về hàm lượng mất khi nung của các loại phụ gia khoáng của
Việt Nam khi đưa vào thí nghiệm như sau: PL1 (tro sàng tuyển từ hỗn hợp tro xỉ
Phả Lại) lượng mất khi nung là 7,3%. PL2R (tro bay lấy trực tiếp từ xilô của tổ
máy 5 và 6NM nhiệt điện Phả Lại); lượng mất khi nung là 18,14%. Bột đá Bazan
xay lượng mất khi nung là 3,95%. Như vậy, RCC cùng một tỷ lệ trộn trong một
loại hỗn hợp bê tông thì loại tro bay PL2R (có chỉ tiêu mất khi nung cao 18,14%)
có những ưu điểm sau: Có cường độ kháng nén cao cao hơn loại PL1 đã qua sàng
tuyển và bột đá Bazan xay (bảng 2). Luợng dùng xi măng ít hơn nhiều so với bộ
đá bazan xay.
Mặt khác, qua thí nghiệm còn cho thấy, chỉ tiêu hoạt tính độ bền ở tuổi 28 ngày
của loại PL1 là 78% và của loại PL2R là 98%. Vì vậy, chúng ta cần có những
hướng nghiên cứu về độ bền lâu dài của RCC khi sử dụng PL2R. Tức là chúng ta
phải đi tìm câu trả lời (tro bay Phả Lại có hàm lượng mất khi nung lò cao có sử
dụng được để chế tạo RCC hay không?) nếu được chúng ta sẽ giảm được chi phí
công nghệ sàng tuyển, giảm chi phí công nghệ xay puzơlan, giảm được lượng
dùng xi măng cho sản xuất RCC. Điều đó sẽ mang lại một lợi ích to lớn cho nền
kinh tế quốc dân.

Ở Việt Nam gần đây đã bước đầu ứng dụng tro bay để chế tạo bêtông đầm lăn
xây dựng các đập thuỷ điện.Bêtông đầm lăn là loại bê tông không có độ sụt, được
thi công bằng công nghệ bêtông đầm lăn. Công nghệ bê tông đầm lăn sử dụng lu
rung để đầm chặt bê tông. Bêtông đầm lăn phù hợp với các công trình bêtông
khối lớn, không có cốt thép và hình dáng không phức tạp như lõi đập, mặt đường.
Tro bay được sử dụng trong bêtông đầm lăn như một phụ gia để cải thiện một
số tính chất của bêtông . Việc sử dụng tro bay trong bêtông đầm lăn đem lại một
số hiệu quả:

Lê Trường Giang 16 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

 Thay thế một phần ximăng, nhờ đó giảm lượng nhiệt thủy hóa trong bê tông,
hạn chế nứt bêtông, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm từ
25÷50 %;
 Tăng độ chặt cho bê tông, tăng tính chống thấm, tăng khả năng chịu sói mòn;
 Tăng cường độ.
Các công trình tiêu biểu đã sử dụng bê tông đầm lăn ở Việt Nam là đập Tam
Giang, đập Bản Vẽ, đập Pleikrông, nhà máy thủy điện Sơn La. Thành phần của
tro bay trong bêtông đầm lăn tùy thuộc từng công trình. Ở đập Tam Giang tỷ lệ
này là 63 ÷ 73 kg/ m3, trong khi ở nhà máy thủy điện Sơn La là 165 kg/m 3. Tro
bay sử dụng cho các công trình này lấy từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã qua xử
lý để giảm hàm lượng than chưa cháy.

Hình 12 Thi công bêtông đầm lăn ở đập Bản vẽ (trái)


và đập thủy điện Sơn La (phải)

Kết luận:
- Tro bay là chất thải thu được từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
- Trữ lượng tro bay lớn,mỗi năm thế giới thải ra gần 2 tỷ tấn tro bay
(2006),Việt Nam 1,3 tỷ tấn (2006)
- Tro bay được coi là một chất thải có hại cho môi trường và con người.
- Trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng tro bay vào nhiều mục đích khác
nhau nhất là được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng.
- Tro bay sử dụng trong Bêtông xi măng có những ưu điểm sau:
 Giảm nhiệt thuỷ hóa nên thích hợp cho bê tông khối lớn.
 Giảm lượng nước sử dụng, giảm độ co gót, cải thiện bề mặt thành
phẩm.
 Giảm phân tầng và tiết nước.

Lê Trường Giang 17 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

 Có khả năng chống phản ứng kiềm với silic.


 Chống khả năng xâm thực nước, chống chua, chống mặn.
 Tạo ra bê tông bền sunfat, clo
 Tăng độ bền với thời gian
 Dễ dàng trong việc thao tác bơm phun nhờ các tinh cầu tròn siêu nhỏ.
 Giảm giá thành, nâng cao chất lượng công trình.

Lê Trường Giang 18 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU CHẾ TẠO


2.1. Cốt liệu

2.1.1. Cốt liệu lớn:


Cốt liệu lớn là bộ khung chịu lực của Bê tông sau khi hồ bê tông
gắn kết lại.
Trong nghiên cứu đề tài sử dụng đá dăm có D max =20mm, Kết quả
thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt như sau:

Bảng 2.1: Thành phần hạt đá dăm


Lượng lọt sàng
Kích thước
Lượng lọt sàng (%) tiêu chuẩn
mắt sàng (mm)
ASTM D448

19 98 90 - 100

9,5 53,6 25 - 55

4,75 2.8 0 – 10

2,36 0 0 -5

Hình 2.1: . Biểu đồ thành phần hạt của đá với D=19mm

Kết quả phân tích thành phần hạt cho thấy đá thích hợp với việc chế
tạo bê tông.

Lê Trường Giang 19 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

2.1.2. Cốt liệu nhỏ:


Cốt liệu nhỏ làm tăng độ đặc và khả năng chống co cho bê tông.
Cát dùng để sản xuất bê tông là các loại cát thạch anh dùng trong bê
tông thường. Cát sử dụng tốt nhất là cát có mô đun độ lớn trong khoảng từ
2.5-3.2.
Kết quả thí nghiệm phân tích chất lượng cát:

Bảng 2.2: Kết quả thứ nghiệm Cát


TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Phƣơng pháp thử

1 Khối lƣợng riêng g/cm3 2.69 ASTM C128

2 Khối lƣợng thể tích xốp g/m3 1,71 ASTM C29

3 Khối lƣợng thể tích lèn g/cm3 2.56 ASTM C29M


chặt

4 Mô đun độ lớn - 2.8 ASTM C136

Bảng2.3: Thành phần hạt của cát

Lượng lọt sàng tiêu chuẩn


D,mm Lượng lọt sàng của cát
ASTM C33-86

9.5 100 100

4.75 96 95-100

2.36 85 80-100

1.18 70 50-85

0.6 46 25-60

0.3 16.8 5-30

0.15 2.7 0-10

Lê Trường Giang 20 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Hình 2.2: Biểu đồ kiểm tra thành phần hạt của cát

2.2. Xi măng:

Xi măng là chất kết dính vô cơ được tạo thành bằng cách nghiền mịn
clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các
phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do
sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh
kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có
cường độ và độ ổn định nhất định.

Trong sản xuất các loại bê tông và bê tông cốt thép thường dùng xi măng
portland theo TCVN. Hiện nay, có 2 nhóm xi măng được cung cấp trên thị
trường:
Xi măng portland = clinker + thạch cao.
Xi măng portland hỗn hợp: clinker + thạch cao + phụ gia (đá pudôlan, xỉ
lò).
Các loại xi măng này được sản xuất theo một số tiêu chuẩn thông dụng
như tiêu chuẩn TCVN, ASTM C109.
Xi măng portland tiêu chuẩn PC40 hiện nay được sản xuất rất ít do giá
thành xi măng cao. Trong xây dựng chủ yếu dùng PCB40 với hàm lượng phụ
gia vô cơ hoạt tính khoảng 10%. Trong nghiên cứu loại Ximăng yêu cầu là
PCB40
Dưới đây là một số kết quả thí nghiệm xi măng Portland hỗn hợp PCB40
Nghi Sơn.

Lê Trường Giang 21 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Bảng2.4: Các tính chất cơ lý của xi măng Nghi Sơn PCB40.


TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn Kết quả thử nghiệm

Độ bền nén
- 3 ngày
1 TCVN 29.0
- 7 ngày MPa
1 6016: 1995 41.4
- 28 ngày
49.1
Thời gian đông kết
2 - Bắt đầu TCVN 105
Phút
2 - Kết thúc 6017: 1995 160

3 TCVN
Khối lượng riêng g/cm3 3.1
3 4030: 2003
7 Lượng nước tiêu TCVN
% 30.0
4 chuẩn 6017: 1995

Bảng 2.5: Thành phần hoá học của xi măng Nghi Sơn PCB40
STT Chỉ tiêu thử Đơn vị Kết quả
1 Mất khi nung % 0,64
2 Cl- % 0,05
3 MgO % 0,06
4 SO3 % 1.8
5 SiO2 % 21.65
6 Fe2O3 % 3,42
7 Al2O3 % 5,25
8 CaO % 65,0

Bảng 2.6: Kết quả phân tích thành phần khoáng ximăng Nghi Sơn PCB40
STT Chỉ tiêu thử Đơn vị Kết Quả
1 C 3S % 51,74
2 C 2S % 24,2
3 C3A % 8,16
4 C4AF % 10,35

Lê Trường Giang 22 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

2.3. Phụ gia:


2.3.1 Phụ gia khoáng (tro bay):
Phụ gia khoáng mịn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là chất độn mịn
thay thế một phần xi măng trong bê tông ít toả nhiệt với mục đích làm giảm nhiệt
toả ra của bê tông. Ngoài ra còn làm tăng độ chảy và chống phân tầng của hỗn
hợp bê tông. Ở Việt Nam, nguồn phụ gia khoáng mịn có nhiều loại được sử dụng
trong bê tông, có thể kể như: Silicafume, tro nhiệt điện, xỉ lò cao, bột đá vôi, tro
trấu...

Đề tài lựa chọn tro bay Phả Lại để nghiên cứu :


Bảng 2.7: Các tính chất cơ lý của tro bay
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Tro bay

1 Độ ẩm % 2,6
2 Độ hút nước % -

3 Khối lượng riêng g/cm3 2,12

4 Khối lượng thể tích đổ đống kg/m3 1118

Tro bay có độ mịn lớn hơn so với độ mịn của xi măng. Trong thành phần
cấp phối hạt có 75% các hạt có kích thước nhỏ hơn 30 m, các cỡ hạt có kích
thước lớn hơn 60 m chiếm khoảng 10%.

Hình 2.3: Thành phần hạt của tro bay


Bảng 2.8: Kích thước hạt tro bay

Lê Trường Giang 23 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Bảng 2.8: Kích thước hạt tro bay


Kích thước hạt (m) ở các tỷ lệ
Loại mẫu
< 10% < 25% < 50% < 75% < 90%
Tro bay Phả Lại 2,52 8,22 11,97 29,80 55,48

Bảng 2.9: Thành phần hóa học tro bay


STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tro bay
1 MKN % 29
2 SiO2 % 58,38
3 Fe2O3 % 7,01
4 Al2 O3 % 25,12
5 CaO % 0,84
6 MgO % 0,70
7 MnO % 0,08
8 TiO2 % 0,54
9 K2O % 3,28
10 Na2O % 0,30
11 SO3 % 0,14
12 Cl % 0,001
13 S % 0,00
IBM. D8. ADV - Mau tro bay PhaLai. Trung tam XMBT
d=3.33899

1300

1200

1100

1000

900

800
Lin (Cps)

700

600
d=4.25181

d=3.39063

500
d=3.41820
d=5.37370

400
d=2.69213

d=2.54079

d=2.20497
d=2.51897
d=2.88279

d=2.45595

d=1.81789
d=2.12246

300
d=2.28162
d=2.94896
d=4.81610

d=1.97857
d=2.23710

d=1.69876
d=2.41689

d=2.08997

d=1.71297
d=1.84236
d=1.88817

200

100

5 10 20 30 40 50

2-Theta - Scale
File: mau Tro bay Phalai- anh Nam XMBT.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 55.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Creation: 5/24/2005 2:22:59 PM - Anode: Cu - Temp.: 25 °C (Roo
Operations: Import
01-085-0930 (C) - Quartz - SiO2 - WL: 1.5406 - Hexagonal - Primitive - Y: 90.30 %
00-015-0776 (I) - Mullite, syn - Al6Si2O13 - WL: 1.5406 - Orthorhombic - Primitive - Y: 21.40 %
00-001-1111 (D) - Magnetite - Fe3O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centered - Y: 9.38 %

Hình 2.4: Giản đồ rơnghen bán định lượng – Mẫu tro bay

Lê Trường Giang 24 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Mẫu tro bay: thành phần khoáng vật gồm có các khoáng Mullite –
Al6 Si2O13, chiếm khoảng 16%, thể hiện ở các pic 3,39; 3,41; 2,54; 2,20; 5,37.
Khoáng Quartz – SiO2, chiếm khoảng 12%, thể hiện ở các pic 3,33; 4,25; 1,81.
Khoáng Magnenite – Fe3O4, chiếm hàm lượng rất ít, thể hiện ở các pic 2,51; 2,94.

2.3.2 Phụ gia siêu dẻo:


Các phụ gia siêu dẻo có khả năng làm giảm hàm lượng nước cần dùng
trong hỗn hợp bê tông đến 25 – 40% mà vẫn giữ nguyên độ sụt cần thiết thuận
tiện cho thi công. Nhờ đó cường độ bê tông có thể tăng lên tương ứng, dễ dàng
tạo ra bê tông mác cao.
Phụ gia siêu dẻo cũng có thể dùng để kết hợp đạt cả 2 mục tiêu: vừa tăng ở
mức độ hợp lý về độ sụt, vừa giảm ở mức dộ hợp lý về lượng nước trộn. Hàm
lượng trộn khoảng 0,7 – 1,5% so với trọng lượng xi măng. Trị số cụ thể sẽ được
chọn qua thí nghiệm thực tế.
Các loại phụ gia siêu dẻo có khả năng giảm nước cao ở Việt Nam rất đa
dạng về chủng loại, nguồn gốc và hãng cung cấp. Một số loại phụ gia siêu dẻo
giảm nước cao có mặt hiện nay được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.10: Một số phụ gia siêu dẻo giảm nước cao trên thị trường xây dựng VN
Hiệu quả giảm
Tên phụ gia Hãng cung cấp Gốc phụ gia
nước
Glenium SP51 MBT Polycarboxylate 30 – 40%
Glenium SP85 MBT Polycarboxylate 30 – 40%
Viscocrete 3400 Sika Co-Polyme 30 – 40%
Viscocrete 3000-10 Sika Polycarboxylate 30 – 40%
Selfill - 2010 IMAG Cao phân tử Acrylic 35 – 40%
Dynamon SP1 Mapei Polyme Acrylic 30 – 40%

Đề tài chọn phụ gia Viscocrete 3000-10 gốc Polycarboxylate của hạng
Sika làm vật liệu chế tạo với những đặc tính kĩ thuật sau.
Bảng 3.18: Đặc tính kỹ thuật của phụ gia Viscocrete 3000-10
Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị SIKA V-3000-10
Hàm lượng sử dụng cho 100 kg xi măng lít 1-1.5
Tăng độ dẻo so với bê tông không PG cm 12-20
Giảm lượng nước so với BT không PG % 20-40
Tăng cường độ so với BT không PG % 25-50
Duy trì độ sụt trong 90 phút cm 0

Lê Trường Giang 25 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

2.4. Nước:
Nước dùng chế tạo bê tông là nước sinh hoạt, đạt yêu cầu kỹ thuật TCXDVN
302:2004 “Nước trộn cho bê tông và vữa”.

Kết luận:
Việc xác định các tính chất của vật liệu sử dụng là một phần khá quan
trọng, nó giúp đánh giá sơ bộ về loại vật liệu sử dụng và tạo cơ sở để xác định các
bước tiếp theo.
Các vật liệu sử dụng đều phù hợp với TCVN (TCVN 7572:2006;TCVN
6260:1997;TCVN 6016:1995...) và tiêu chuẩn ASTM (ASTM C33 -86;ASTM
D448…) để chế tạo Bêtông.

Lê Trường Giang 26 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


BÊ TÔNG XI MĂNG SỬ DỤNG TRO BAY
VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thiết kế thành phần bê tông xi măng sử dụng tro bay

Thiết kế thành phần bê tông là lựa chọn thành phần vật liệu chế tạo Bêtông
như nước,ximăng,cát,đá ho ặc sỏi,phụ gia cho 1 m3 Bêtông sao cho đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật về cường độ,độ dẻo,các yêu cầu khác về giá thành hợp lý.Sử
dụng phương pháp ACI 211 4R-93(Viện Bêtông Mỹ) để thiết kế thành phần
Bêtông.Về cơ bản phương pháp này cũng sử dụng cường độ yêu cầu theo mẫu
hình trụ.Đó là phương pháp tính toán kết hợp thực nghiệm và dựa vào giả thiết
thể tích đặc tuyệt đối.

3.1.1 Thiết kế thành phần bê tông sử dụng tro bay

 Thiết kế bê tông: fc ’= 50 MPa


Bƣớc1: Lựa chọn độ sụt và cường độ yêu cầu của bêtông

 chọn độ sụt 2.5- 5 cm


 cường độ bê tông ngoài công trường f ’cr = fc’ + 9,65
f’cr = 50 + 9,65 = 59.65 MPa
Bƣớc2: Lựa chọn kích thước tối đa của cốt liệu
 Do bê tông f c '  50( Mpa )
 Chọn Dmax cốt liệu lớn: Dmax = 19 mm (3/4 in)
Bƣớc3: Lựa chọn hàm lượng cốt liệu
 Hàm lượng cốt liệu thô được lựa chọn từ bảng
D (mm) 37.5 25 19 12.5 9.5 4.75

Lượng sót riêng biệt (%) 0 5 27 32 26 9

Lượng sót tích luỹ (%) 0 5 32 64 90 99

100 90 40 10 0 0
Lượng lọt sàng tiêu chuẩn
100 100 85 40 15 5

Lượng lọt sàng thí nghiệm 100 95 68 36 10 1

Lê Trường Giang 27 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

 Với Dmax  19mm và môđun độ lớn của cát là 2.8 => thể tích của đá dăm
đầm chặt trong 1 m3 bêtông là : 0.72 m3 và  dc  1.602( g / cm3 )
 Khối lượng của cốt liệu thô : Đ   dc  Vdc  1.602  103  0.72  1153(kg )

Bƣớc4 : Ước lượng nước nhào trộn và không khí cuốn vào.
 Với độ sụt từ 2.5- 5 cm và Dmax = 19 mm
Lượng nước nhào trộn yêu cầu ứng với cát có độ rỗng 35 % tra bảng 2 là
168 lít
 Lượng nước nhào trộn điều chỉnh do lỗ rỗng của cát.
    1.71 
Độ rỗng của cát sử dụng : rc  1  c  100  1   100  36.4 %
  c   2.69 
=>Lượng nước được điều chỉnh do lỗ rỗng của cát :
(36.4 – 35 )x 4.7 =6.58
 PGSD giảm nước 10 % nước, lượng nước điều chỉnh do có sử dụng
PGSD là :
10 168
 16.8 lít
100
=> Lượng nước nhào trộn điều chỉnh : 168 -6.58-16.8=145(l)

Bƣớc 5: Lựa chọn tỷ lệ N/CDK


Cường độ yêu cầu của bêtông 60 Mpa
Tra bảng 1 và kết hợp nội suy ta có tỷ lệ : N/CDK : 0.37

Bƣớc 6: Tính toán lượng chất kết dính


 Lượng nước nhào trộn yêu cầu là : 145 lít
 Tỷ lệ N/CDK = 0.37
145
=>Khối lượng của Ximăng / 1 m3 bêtông là : CDK   392 (kg)
0.37

Bƣớc 7: Tính lượng tro bay sử dụng:


CKD = X + MS +TB
Trong đó:
MS: muội Silíc (MS=0)
TB: Tro bay.

Với P = 20% CKD thì: TB =20x392/100=78.4 (kg)

392= 78.4+ X  X=313.3 (kg)

Lê Trường Giang 28 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Bƣớc 8: Xác định lượng cát:

 X TB D 
C  1000   N  2% .C
  X TB d 

 313.6 78.4 1153 


C = 1000    145   2%.1000 2,69 = 770,5 (kg)
 3,1 2, 2 2,8 

Bƣớc 9: Tính toán lượng phụ gia siêu dẻo

Liều lượng phụ gia siêu dẻo/100kg ximăng là: 1lít/100kg ximăng

Lượng phụ gia siêu dẻo là: PGSD= 3.14 lít.

Bảng 3.1: Tổng hợp thành phần hỗn hợp bê tông cho vật liệu theo khối lượng:

PGSD TB
Thành phần X (kg) N (l) Đ (kg) C (kg)
(l) (kg)

M50 (0% TB) 392 145 1153 770,5 3.92 0

M50 (20%TB) 313,6 145 1153 798,3 3,14 78,4

 Thiết kế bờ tụng fc ’= 70 MP a: tính toán tương tự

Bảng 3.2 : Tổng hợp thành phần hỗn hợp bê tông cho vật liệu theo khối lượng:

PGSD TB
Thành phần X (kg) N (l) Đ (kg) C (kg)
(l) (kg)

M50 (0% TB) 558 145 1153 654,3 5.58 0

M50 (20%TB) 446,4 145 1153 614,6 3,14 111,6

Lê Trường Giang 29 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

3.2 Kết quả thí nghiệm và thảo luận:

3.2.1 Tính công tác của bê tông(độ sụt)


 Thiết bị thử
Côn thử độ sụt là một côn hình nón cụt,bằng thép có chiều dày tối thiểu là 1.5mm; đường
kính trong của đáy trên là 100, đáy dưới là 200 và chiều cao là 300mm, sai số kích thước là 2mm
mặt trong của côn phải nhẵn. khi hỗn hợp bê tông cốt liệu lớn có Dmax>70mm,sử dụng côn có
đường kính trong của đáy trên là 150 ,đáy dưới là 300 và chiều cao là 450mm. Thanh thép tròn
trơn đường kính 16mm, dài 600mm hai đầu múp tròn. Phễu đổ hỗn hợp. Thước lá kim loại dài
30cm

Hình 2::Côn Abrams


 Lấy mẫu
Lấy mẫu hỗn hợp bê tông để thử theo TCVN 3105 : 1993. Thể tích hỗn hợp cần lấy.
Khoảng 8 lít khi hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu tới 40mm; khoảng 24 lít
khi hỗn hợp bê tông có cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu bằng 70 hoặc l00mm.
 Tiến hành thử
Làm sạch côn và nền thử,dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn và các dụng cụ
khác mà trong quá trình thử tiếp xúc với hỗn hợp bê tông. Đặt côn lên nền ẩm, cứng,
phẳng, không thấm nước. Đứng lên gối đặt chân để giữ cho côn cố định trong cả quá trình đổ và
đầm hỗn hợp bê tông trong côn.
Đổ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng một phần ba
chiều cao của côn. Sau khi đổ từng lớp dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp bê
tông từ xung quanh vào giữa. Mỗi lớp chọc 25 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu các
lớp sau chọc xuyên sâu vào lớp trước 2 - 3cm. ở lớp thứ ba, vừa chọc vừa cho thêm
để giữ mức hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.

Lê Trường Giang 30 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Chọc xong lớp thứ ba, nhấc phễu ra, lấy bay gạt phẳng miệng côn và dọn sạch xung
quanh đáy côn. Dùng tay ghì chặt côn xuống nền rồi thả chân khỏi gối đặt chân.Từ từ nhấc côn
thẳng đứng trong khoảng thời gian 5 - l0 giây. Độ chênh lệch chiều cao giữa miệng côn với
điểm cao nhất của khối hỗn hợp chính xác tới 0,5cm là độ sụt côn
Thời gian thử tính từ lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn khống chế không quá
150 giây
 Tính kết quả
Độ sut của hỗn hợp bê tông được lấy bằng giá trị trung bình của hai lần thí nghiệm với
những phần bê tông khác nhau của cùng một mẫu lấy thí nghiệm. Yêu cầu chênh lệch giữa hai
kết quả không lớn hơn 2. Khi dung côn loại 150x300x450 mm, Hỗn hợp bê tông có độ sụt
bằng 0 hoặc dưới l cm được coi như không có tính dẻo. Khi đó đặc trưng của hỗn hợp
được xác định bằng cách thử độ cứng để đánh giá tính công tác của hỗn hợp bê tông
Bảng 3.1: Kết quả đo độ sụt của bê tông xi măng-tro bay f’c=50 MPa

Lượng tro Độ sụt


9
bay thay thế
8
7
6
5 0%
cm

0% 6cm 4 20%
3
2

20% 8cm 1
0
Độ sụt

Bảng 3.2: Kết quả đo độ sụt của bê tông xi măng-tro bay f’c=70 MPa

Lượng tro Độ sụt


8.2
bay thay thế 8
7.8
7.6
7.4 0%
cm

7.2 20%
0% 7cm
7
6.8
6.6
20% 8cm 6.4
Độ sụt

Lê Trường Giang 31 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Kết luận: Qua kết quả thí nghiệm độ sụt ta thấy:


Khi sử dụng 20% tro bay thay thế xi măng thì độ sụt cao hơn
3.2.2 Cường độ chịu nén của bê tông ASTM_C39
 Mục đích
Phương pháp thí nghiệm này bao gồm việc xác định cường độ nén của
mẫu bê tông hình trụ chế tạo bằng cách đúc hoặc khoan mẫu từ công trình. Đối
với mẫu bê tông hình lập phương sau khi xác định cường độ phải nhân thêm với
một hệ số quy đổi (khoảng 0,82)
 Thiết bị thử
Máy thử- Máy thử phải thuộc loại có đủ công suất

Hình 2::Máy nén bê tông xi măng


Thời gian từ lần hiệu chỉnh trước đến nay nhiều nhất là 18 tháng, nhưng
tốt hơn là sau một thời gian 12 tháng thì hiệu chỉnh máy.
Tải trọng thử như được chỉ ra trên máy thử và tải trọng tác dụng đọc được
trên thiết bị hiệu chỉnh phải được ghi lại ở mỗi điểm thử. Tính độ chính xác E và
phần trăm của sai số Ep đối với mỗi điểm như sau:

Lê Trường Giang 32 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

E= A-B
100( A  B)
Ep=
B
Trong đó A-Tải đọc được trên máy đã được kiểm định(n)
B-Gia tảI (N) xác định của thiết bị hiệu chuẩn
 Tiến hành thử
Việc thử nén mẫu bảo dưỡng ẩm phải được thực hiện ngay sau khi lấy mẫu
ra khỏi nơi bảo dưỡng ẩm.
Mẫu thử phải được giữ ẩm bằng biện pháp thích hợp trong thời gian từ lúc
lấy mẫu ra khỏi nơi bảo dưỡng ẩm đến khi thí nghiệm. Chúng được thử trong
điều kiện ẩm.
Tất cả các mẫu thử ở một tuổi đã cho phải được thử với sai số thời gian
cho phép nêu dưới đây:

Tuổi thí nghiệm Dung sai cho phép

7 ngày 6 giờ hoặc 3,6%

28 ngày 20 giờ hoặc 3,0%

Đặt mẫu- Đặt tấm đệm phẳng (đệm dưới), với mặt cứng hướng lên trên,
lên trên thời máy thử trực tiếp dưới tấm đêm hình cầu (đệm trên). Lau sạch
mặt của các tấm đệm trên và dưới. Sắp cho thẳng hàng trục của mẫu với tâm
của lực hướng trục cảu tấm đệm hình cầu. Vì tấm đệm hình cầu được tựa trên
mẫu, bộ phận dịch chuyển được quy bằng tay để đạt được sự lắp đặt hoàn
chỉnh.
Tốc độ tăng tải- Tăng tải trọng đều đều và không gây sốc
Trong khi thực hiện nửa đầu của giai đoạn gia tải ban đầu cho phép dùng
một tốc độ cao hơn.
Không điều chỉnh tốc độ của tấm ép khi mẫu đã bị suy yếu nhanh ngay
trước khi bị phá hoại.

Lê Trường Giang 33 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

 Tính kết quả

Hình 3: Các kiểu vỡ

Bảng 3.3: Kết quả đo cường độ chịu nén của bê tông xi măng-tro bay f’ c=50
MPa
Lượng tro Cường độ Cường độ Cường độ Cường độ
bay thay thế chịu nén chịu nén chịu chịu
R28 (MPa) R56 (MPa) nénR28 (MPa) nénR56 (MPa)

58,3 58,2
57.2 58.9
0% 56,4 59,6

56,8 58,9

50.6 58,2

20% 59.9 52.4 58.8


52.6

54 58,4

Lê Trường Giang 34 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=50MPa

60

58

56
0%
54
20%
52

50

48
Cường độ chịu nén`R28(MPa) Cường độ chịu nén`R56(MPa)

Hình 4:Biểu đồ so sánh cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=50MPa có và


không sử dụng tro bay
Bảng 3.4: Kết quả đo cường độ chịu nén của bê tông xi măng-tro bay
f’c=70 MPa
Lượng tro Cường độ Cường độ Cường độ Cường độ
bay thay thế chịu nén chịu nén chịu chịu
R28 (MPa) R56 (MPa) nénR28 (MPa) nénR56 (MPa)

76.4 76.1
76.8 77.3
0% 77.2 77.8

76.8 77.9
73,6 77,4

20% 73,2 78,9 72,9 78.6

71.9 79.4

Lê Trường Giang 35 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=70MPa

80
79
78
77
76
0%
75
20%
74
73
72
71
70
Cường độ chịu nén`R28(MPa) Cường độ chịu nén`R56(MPa)

Hình 5:Biểu đồ so sánh cường độ chịu nén mẫu bêtông f’c=70MPa có và


không sử dụng tro bay
Kết luận:
Qua các các kết quả thí nghiệm trên ta thấy sau khi sử dụng 20% tro bay thì
cường độ chịu nén của bê tông tăng lên đáng kể
 Với mẫu f’c=50MPa:-Cường độ chịu nén gần như không
thay đổi ỡ 56 ngày.
 Với mẫu f’c=70MPa:-Cường độ chịu nén tăng 1,68% ở 56
ngày.

Lê Trường Giang 36 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 KÕt luËn
Tro bay là một nguồn chất thải có khả năng tái sử dụng cao. Có rất nhiều
ứng dụng của tro bay đã và đang được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều
nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Phần lớn các ứng dụng này tập trung vào
lĩnh vực xây dựng, trong đó có nhiều ứng dụng thành công trong lĩnh vực xây
dựng giao thông như: gia cố đất; gia cố kết cấu áo đường; chế tạo vữa lỏng; chế
tạo bêtông chất lượng cao; chế tạo bêtông asphalt; vật liệu sử dụng để tái chế mặt
đường bêtông asphalt cũ và các ứng dụng khác như: chế tạo cốt liệu nhẹ cho
bêtông nhẹ; sản xuất gạch.

Việc tận dụng tro bay nhiệt điện không những làm giảm đáng kể nguồn
chất thải gây ô nhiễm môi trường, mà còn đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, kỹ
thuật

Tro bay qua tuyển Phả Lại sử dụng trong bê tông có tác dụng cải thiện
cường độ bê tông ở các tuổi dài ngày, do vậy, cần có các nghiên c ứu và đánh giá
tác dụng của tro bay sau 28 ngày để đưa ra các chỉ dẫn sử dụng tro bay qua tuyển
Phả Lại một cách hợp lý và tiết kiệm nhất

Thông thường tro bay sử dụng trong bê tông khối lớn với tỷ lệ khá cao so
với xi măng. Vì vậy, cũng cần đưa ra một số liệu xác đáng về hàm lượng tro bay
sử dụng hợp lý trong bê tông ở các tuổi khác nhau

Nghiên cứu về cường độ chịu nén của tro tuyển Phả Lại thay thế 20%
ximăng theo thể tích ở các tuổi 7, 28, 56 ngày được thể hiện qua các biểu đồ

 Kiến nghị

Ở Việt Nam, những ứng dụng của tro bay nhiệt điện trong xây dựng vẫn
còn hạn chế do tro bay Việt Nam có hàm lượng than chưa cháy cao, để sử dụng
được nguồn chất thải trên vào các ứng dụng xây dựng thì cần phải xử lý thêm để
đạt được loại tro bay phù hợp với tiêu chuẩn trong từng ứng dụng.

Lê Trường Giang 37 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Đặc tính về vật liệu, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu của Việt Nam khác
với nhiều nước trên thế giới. Vậy nên, cần phải xác định tỷ lệ phần trăm tro bay
thay thế phù hợp với điều kiện Việt Nam trong từng ứng dụng cụ thể.

Được tăng cường nghiên cứu thêm để khẳng định các tính chất của bê tông
có chứa Xây dựng được các nhà máy tuyển chọn và kiểm tra chất lượng tro bay
khi sử dụng cho bê tông để đạt kết quả tốt hơn nhiều tro bay

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên nhóm nghiên cứu chưa
thể đi sâu nghiên cứu và thực nghiệm các ứng dụng cụ thể của tro bay Việt Nam
trong lĩnh vực xây dựng. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này khi
điều kiện cho phép

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] - A.M.Neville, Properties Of Concret.tr.84-85;

[2] - http://www.fhwa.dot.gov/PAVEMENT/recycling/fafacts.pdf;

[1]. Nguyến Đức Chuy, Trần Thị Mây, Nguyễn Thị Thu - Khoa Hoá trường ĐHSP
Hà nội. Nghiên cứu chuyển hoá tro bay Phả Lại thành sản phẩm chứa Zeolit và
một số tính chất đặc trưng của chúng. Tạp chí khoa học số 4 năm 2002.
[2]. KS. Dương Khánh Toàn - Tổng giám đốc công ty Sông Đà (theo "VLDĐĐ").
Ứng dụng phụ gia Pugơlan, Tro bay làm phụ gia bê tông trong xây dựng đập thủy
điện ở Việt Nam.

Lê Trường Giang 38 Vật liệu & CNXDGT – K47


TRƢỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN TÔT NGHIỆP
VIỆN KHOA HỌC & CNXDGT

Lê Trường Giang 39 Vật liệu & CNXDGT – K47

You might also like