You are on page 1of 46

MỞ ĐẦU.

Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng được đề cập trên nhiều lĩnh vực
của đời sống kinh tế từ tiết kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm... Nhà nước sử dụng lãi
suất làm công cụ của chính sách tiền tệ điều tiết các quan hệ kinh tế nhằm mục
tiêu tăng trưởng phát triển. Do tầm quan trọng và cách thức tác động vào lãi
suất của nhà nước hình thành nên nhiều quan điểm, xu hướngkhác nhau về lãi
suất và điều hành lãi suất. Trong tập chuyên đề này sẽ tập trung vào phân tích
hai định hương cơ bản của chính sách điều hành lãi suất là kiểm soát lãi suất và
tự do hoá lãi suất. Kiểm soát lãi suất và cố gắng duy trì một cơ chế ấn định lã
suất áp đặt vào thị trường. Đây là cong cụ mang tính hành chính.Tự do hoá lãi
suất đề cao sự ưu việt của cơ chế thị trường trong việc hình thành lãi suất. Các
công cụ phục phụ cho quà trình tiến tư do hoá cũng được đề cập tới ở mức độ
nhất định.
Để tiếp tục cải cách chính sách lãi suất hướng tới mục tiêu lãi suất dựa trên
cơ sở thị trường, chuyên đề phân tích thực trạng điều hành chính sách lãi suất
thời gian qua ở Việt Nam. Việc phân tích sẽ đúc rút ra những ưu nhược điểm
nhằm thực hiện triệt để hơn linh hoạt hơn vai trò của ngân hàng nhà nước và từ
việc nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hiệu đẩy nhanh hơn
quá trình hoà nhập của Việt Nam với mặt bằng lãi suất thế giới và theo thông lệ
quốc tế.
Tôi mong muốn rằng, tập đề án này sẽ mang lại những hữu ích trong quá
trình học tập và có thể góp phần nhỏ bé vào quá trình hoạch định chính sách,
xây dựng các quy chế vận hành quản lý lãi suất của ngân hàng nhà nước ngày
một tốt hơn.

1
CHƯƠNG I

LÃI SUẤT VÀ TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT.

I. Lãi suất
1. Những khãi niệm về lãi suất
Lãi suất là giá của vốn, chi phí phải trả cho việc thuê vốn.
Trong nền kinh tế luôn có những chủ thể tạm thời dư thừa vốn, cùng lúc đó
có những người có cơ hội đầu tư sinh lợi, cần vốn song lại thiếu vốn, thị trường
tài chính ra đời làm thông suốt quá trình chuyển vốn từ người thừa vốn sang
người cần vốn, các chủ thể qua quan hệ vay mượn tín dụng hoặc mua bán các
công cụ nợ đều đạt được mục đích của mình; người thừa vốn vừa bảo đảm được
vốn vừa thu được lợi, người thiếu vốn vừa dược đáp ứng đủ cho đàu tư. Từ thị
trường đó, lãi suất được hình thành như giá cả của một loại hàng hoá(ở đây là
vốn), nó là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được quyền
sử dụng vốn, nó vận động tuân theo quy luật cung cầu, xác định trên cơ sở cân
bằng giữa nhu cầu về vốn vá cung về vốn trên thị trường.
Như vậy, lãi suất chính là tín hiệu thị trường tham gia vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý.
Ở trên là khái niệm lãi suất theo nguyên tắc thị trường, song lãi suất còn
được hiểu là công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, nó do
ngân hàng trung ương - cơ quan thay mặt nhà nước thực thi chính sách tài chính
tiền tệ - nắm giữ, và sử dụng nhằm điều chỉnh và can thiệp vào thị trường giúp
hạn chế và khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.

2
Ngoài ra khái niệm lãi suất như là chi phí cơ hội của việc giữ tiền cũng
tương đối phổ biến.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng gặp rất nhiều loại lãi suất khác
nhau như lãi suất các chứng khoán, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn,
lãi suất danh nghĩa-lãi suất thực, lãi suất trần-sàn. Sự phân biệt các loại lãi suất
này dựa trên sự liên quan đến vai trò công cụ của chính sách tiền tệ, chỉ số lạm
phát hoặc kỳ hạn và rủi ro của mỗi loại chứng khoán. Tuy nhiên một điều quan
trọng là hầu hết các loại lãi suất này đều diễn biến theo nhau. Vì vậy, nếu không
ghi cụ thể gì khác thì thuật ngữ lãi suất đề cập trong tập chuyên đề này mang ý
nghĩa phổ quát chung.
2. Cơ chế xác định lãi suất
Từ những khái niệm trên về lãi suất, ta có thể mô hình hoá những yếu tố
tham gia vào việc hình thành nên lãi suất trong nền kinh tế.

Tài chính gián


tiếp NHTƯ
(NHTM)

Tài chính trực


Người Người
tiếp
cho đi vay
vay
Lãi suất

3
NHTƯ

NHTM

Người Người
cho Lãi suất đi vay
vay

Dựa vào mô hình chúng ta thấy có hai nhóm lực lượng tham gia vào việc
xác định lãi suất.
a. Những yếu tố thuộc lực lượng thị trường.
Thành phần thuộc nhóm này gồm :
* Người cho vay : những người dư thừa vốn.
* Người đi vay: những người cần vốn để kinh doanh, tiêu dùng.
* Các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trung gian: những chủ thể
tham gia vào thị trường tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn để cho vay
nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Họ có những vai trò, vị trí, lợi thế mà
tài chính trực tiếp không có được.

4
Những thành phần này tham gia vào việc xác dịnh lãi suất tuân theo theo
quy luật thị trường. Khi nhu cầu về vốn được đáp ứng bằng cung về vốn ở mức
toàn dụng vốn thì lãi suất cân bằng được hình thành. Những biến động của các
biến số kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến hành vi của các thành phần này, thay
đổi cung cầu về vốn và lãi suất cân bằng được điều chỉnh cho phù hợp.

Lãi
suất Cung về vốn

Lscb

Cầu về vốn

Vốn

b. Nhóm yếu tố thuộc chính sách tiền tệ :


Thành phần: Duy nhất là NHTƯ. Cơ quan có nhiệm vụ phát hành tiền,
quản lý hành chính hệ thống ngân hàng, vai trò người cho vay cuối cùng, xây
dựng chính sách tiền tệ. Nó tác động đến lãi suất bằng các công cụ mang tính
quyền lực nhà nước hoặc các công cụ mang tính thị trường.
NHTƯ sử dụng công cụ lãi suất để tác động vào lượng tiền cung ứng và các
biến số kinh tế vĩ mô khác nhằm đạtđược các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
* Ổn định tiền tệ.
* Tạo việc làm.
* Tăng trưởng kinh tế.

5
Cách sử dụng công cụ lãi suất phụ thuộc vào chính sách điều hành lãi suất
của NHTƯ ở mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Xây dựng chính sách lãi
suất đúng đắn nhằm hướng dẫn phân bổ hợp lí nguồn vốn, huy động được tất
cả các nguồn lực tiềm năng trong nền kinh tế, kích thích đầu tư, phù hợp tỷ giá
và tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, mang lại đà phát triển vững mạnh
cho nền kinh tế là một yêu cầu bức thiết luôn được đặt ra cho mỗi quốc gia
cũng như các nhà hoạch định chính sách của nó.
Các học thuyết , nhgiên cứu về cơ chế điều hành lãi suất chỉ ra rằng,
NHTƯcó thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động (qua hệ thốngNHTM) lên lãi
suất.
Cơ chế tác động trực tiếp: NHTƯ sử dụng lãi suất với vai trò là một công cụ
trực tiếp của chiính sách tiền tệ. NHTƯ với hành động mang tính chủ quan áp
đặt một khung lãi suất, chênh lệch lãi suất tiền gửi- tiền vay hoặc trần- sàn lãi
suất và buộc các tổ chức tín dụng phải tuân theo. Công cụ này mang tính cưỡng
bức với sự đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, đặc trưng của cơ chế kiểm soát
lãi suất .
Cơ chế tác động gián tiếp: NHTƯ sử dụng công cụ gián tiếp- mang tính thị
trường- của chính sách tiền tệ để tác động đến lãi suất thông qua hành vi của hệ
thống ngân hàng.
Các công cụ đó là:
- Dự trữ bắt buộc: dự trữ bắt buộc là công cụ của chính sách tiền tệ. Các ngân
hàng thương mại được yêu cầu phải giữ lại một tỉ lệ phần trăm các khoản
tiền gửi của họ dưới dạng dự trữ hoặc là bằng tiền mặt tại quỹ hoặc là bằng
tiền gửi tại quỹ dự trữ của NHTƯ. Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác
động mạnh mẽ lên khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng và cho cả hệ
thống tài chính.

6
Thí dụ, khi NHTƯmuốn kiềm chế lạm phát, họ có thể nâng tỉ lệ dự trữ
bắt buộc, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng ủa cá tổ chức tín dụng và buộc
các ngân hàng thương mại phải nâng lãi suất cho vay. Ngược lại,khi NHTƯ
muốn đẩy mạnh tăng trưởng, họ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc do đó các tổ chức tín
dụng có thể mở rộng tín dụng và hạ lãi suất cho vay.
- Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất NHTƯ cho các tổ
chức tín dụng vay trên cơ sở những chứng từ có giá của ngân hàng thương
mại. Đây là lãi suất phạt đối với ngân hàng thương mại khi thiếu hụt khả
năng thanh toán. NHTƯ thông qua lãi suất tía chiết khấu tác động vào lãi
suất thị trường.
Thí dụ, việc NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu buộc các ngân hàng
thương mại phải tăng dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán. Đồng thời ngân
hàng thương mại cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp những chi phí cho
những khoản tăng thêm dự trữ, do vậy mà lãi suất thị trường tăng lên. Ngược
lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho phép các ngân hàng thương
mại giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó mà hạ lãi suất thị trường.
- Nghiệp vụ thị trường mở: nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán
chứng khoán (thường là chứng khoán nhà nước) trên thị trường tiền tệ
ngắn hạn. NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tín dụng, bằng
cách mua vào các chứng khoán có giá làm cho cung về tiền tệ tăng lên, dẫn
tới làm giảm lãi suất. Ngược lại, khi NHTƯ muốn thu hẹp tín dụng bằng
cách bán ra các chứng khoán có giá làm cho cung tiền tệ giảm xuống dẫn
tới tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ.
- Hợp đồng mua lại: hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng
khoán, trong đó người bán cam kết sẽ mua lại chứng khoán này vào một
thời điểm trong tương lai với mức giá được xác định trước trong hợp đồng.
Như vậy, thực chất hợp đồng mua bán lại là hợp đồng cho vay có thế chấp,

7
trong đó chứng khoán đóng vai trò thế chấp. Khi mua thế chấp (tức cho
vay), NHTƯ bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy làm giảm lãi suất
ngắn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình NHTƯ rút tiền ra khỏi
thị trường tiền tệ và do đó tạo ra sức ép làm tăng lãi suất ngắn hạn.

3. Mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác


Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo
chí vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta
và có những hệ quả quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế.
Nó tác động to lớn đối với việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền lưu thông,
thu hẹp hay mở rộng tín dụng, khích lệ hay hạn chế huy động vốn, kích thích
hay cản trở đầu tư, tạo lợi nhuận hay khó khăn cho hoạt đọng ngân hàng.
Tóm lại, lãi suất là một phạm trù phức tạp có liên quan và tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới nhiều nền kinh tế vĩ mô khác.
a. Lãi suất và đầu tư.
Lượng cầu về hãng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất, để một dự án đầu tư có lãi,
lợi nhuận thu được phải cao hơn chi phí. Vì lãi suất phản ánh chi phí vốn để tài
trợ cho đầu tư, việc tăng lãi suất làm giảm số lượng dự án đầu tư có lãi, bởi vậy
nhu cầu về hãng đầu tư giảm do đó đầu tư tỷ lệ nghịch với lãi suất.
Lãi suất thực tế phản ánh chi phí thực sự của tiền vay do vậy chúng ta nhận
định đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thực tế chứ không phải lãi suất là lãi suất
danh nghĩa. Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế (r) và đầu tư có thể biểu thị bằng
phương trình sau: I = I(r).
Phương trình này hàm ý đầu tư phụ thuộc vào lãi suất.

8
I = I(r)

0 lượng đầu tư I
Đồ thị biểu thị hàm đầu tư, nó dốc xuống vì khi lãi suất tăng lượng cầu về
đầu tư giảm.
Mặt khác kinh tế học Macxit trong phân tích về tư bản cho vay và chỉ rõ
rằng:
lãi suất < tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội
Nếu mối quan hệ này bị vi phạm lợi ích của người đi vay sản xuất không
được giải quyết thoả đáng sẽ làm giảm ý muốn đầu tư sản xuất, không mở rộng
được quy mô, tốc độ phát triển của nền kinh tế. Đồng thời người ta thích gửi
tiền hơn và hình thành một lớp người thực lợi, sống vào lãi suất tiết kiệm.
b. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.
Thu nhập của cá nhân bao giờ cũng được chia làm hai phần là tiêu dùng và
tiết kiệm. Hành vi tiết kiệm với kỳ vọng phòng ngừa rủi ro, mở rộng sản xuất,
tích luỹ và tiêu dùng trong tương lai chính là cung về vốn vay trong nền kinh tế.
Tiêu dùng là một hàm phụ thuộc vào thu nhập khả dụng. Ở mỗi giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh, sự thắt chặt hay nới lỏng của chính sách thuế mà ngân
sách dành cho chi tiêu bị tác động. Tiết kiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố
như thu nhập, tập quán tiết kiệm và lãi suất. Khi lãi suất tăng làm tăng ý muốn
tiết kiệm và sự sẵn sàng chi tiêu giảm xuống.
Tiết kiệm là một hàm phụ thuộc thuận vào lãi suất : S =S (r) .

9
r
Khi lãi suất tăng người
dân sẽ tích cực tiết kiệm
hơn.

S = S(r).
0 S
c. Lãi suất và lạm pháp :
Lạm pháp là sự tăng lên liên tục của mức giá, là hiện tượng mất giá của
đồng tiền. Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữ lãi suất
và lạm phát. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao. Có
nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát và cũng có nhiều biện pháp để kiểm soát
lạm phát, trong đó công cụ lãi suất là một giải pháp công hiệu khá nhanh.
Trong thời kỳ lạm pháp, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể
thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông
giảm; cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế.
d. Lãi suất và tỷ giá
Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau. Đây là hai công
cụ song hàng quan trọng của chính sách tiền tệ, việc cải cách chính sách điều
hành ngân hàng hai yếu tố này đòi hỏi phải được tiền hành đồng thời. Trong
điều kiện một nền kinh tế mở, với nguồn được tự do vận động, nếu lãi suất
trong nước tăng lên nguồn vốn nước ngoài sẽ đổ vào đẩy cầu nội tệ lên cao, với
mức cung tiền nhất định tỷ giá sẽ bị nâng lên ảnh hưởng đến hoạt động ngoại
thương của quốc gia. Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, vốn trong nước khoác
áo ra đi làm cho cầu ngoại tệ cao tỷ giá tụt xuống.
e. Lãi suất với cầu tiền

10
Tiền là một loại tài sản, cũng là một cách mà mỗi người sử dụng cho việc
tích sản của mình. Nhu cầu về tiền phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có thu nhập
và lãi suất. Khi thu nhập tăng, theo lý thuyết lượng cầu tài sản, nhu cầu nắm giữ
tiền của dân chúng tăng lên. Người ta cần nhiều tiền hơn cho chi tiêu. Lãi suất
như đã đề cập từ đầu là chi phí cơ hội cho việc giữ tiền. Vì vậy khi lãi suất tăng
người ta ít có ý muốn nắm giữ tiền hơn mà chuyển sang mua các loại chứng
khoán hoặc gửi tiết kiệm để thu lợi. Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất.

II. Tự do hoá lãi suất


1. Khái niệm về tự do hoá lãi suất
Tự do hoá lãi suất xuất phát từ những cơ chế điều hành chính sách lãi suất
và sử dụng công cụ lãi suất trong chính sách tiền tệ.
Như phần đầu của chuyên đề đã nêu ra ,NHTW có thể tác động vào lãi suất theo
trong hai cách sau:
* Dùng qui định hành chính.
* Dùng tác động kinh tế .
Ở nhiều nước, NHTW đã không còn quản lý lãi suất bằng các công cụ hành
chính mà chủ yếu sử dụng công cụ kinh tế là lãi suất cho vay của NHTW đối
với ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển cao của hệ thống tài chính
ngân hàng quốc tế, quan điểm về điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế tự do
hoá lãi suất tác động bằng công cụ thị trường tới lãi suất như của:Anh, Mỹ là
mục tiêu mà các quốc gia đều hướng tới. Tự do hoá lãi suất -hạt nhân của tự do
hoá tài chính -là để cho lãi suất tự hình thành thị trườngtrên cơ sở: cung cầu về
vốn; mức tiết kiệm; thu nhập và chi tiêu của cá nhân và những nhân tố khác;
loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính nên quá trình hình thành lãi suất;
cho phép các tổ chức tín dụng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất.
NHTW chỉ gián tiếp tác động lên lãi suất thông qua các công cụ có tính định

11
hướng, dấu hiệu cho thị trường là các công cụ công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ
thị trường mở, hợp đồng mua lại và dự trữ bắt buộc.
Nó ngược với những quan điểm về điều hành chính sách lãi suất một cách
cứng nhắc thông qua các biện pháp ấn định lãi suất chủ quan, làm mất đi những
tính năng ưu việt của lãi suất. Cơ chế này được gọi là cơ chế kiểm soát lãi suất
trực tiếp.
Làn sóng tự do hóa lãi suất bắt đầu vào những thập kỷ 80- 90.Vậy nguyên
nhân từ đâu ?
a. Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp.
Trước hết phải thừa nhận rằng, kiểm soát trực tiếp lãi suất có một số ưu
điểm và thuận lợi sau:
* Dễ thực hiện.
* Phù hợp với mức thị trường tài chính sơ khai và mức độ canh tranh kém.
* Chưa có công cụ kiểm soát tiêng tệ gián tiếp.
* Hạn chế trong năng lực quản lý.
* Nguồn vốn tín dụng từ NHTW chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
của nền kinh tế. Nhưng đối với nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường và với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, thì không thể
duy trì lâu cách kiểm soát lãi suất. Kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả do dễ
bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả năng cạnh tranh thấp, dẫn đến suy giảm
chức năng tài chính của hệ thống ngân hàng.
Kiểm soát lãi suất dẫn đến suy giảm chức năng trung gian tài chính của hệ
thống ngân hàng:
- Nguồn tiết kiệm và tích luỹ sẽ chảy ra thị trường tài chính phi tổ chức
và không bị quản lý chúng biểu hiện dưới dạng :
* Ngân hàng kiểu chính sách tăng lên.
* Cho vay qua thị trường không chính thức.

12
* Nắm giữ ngoại tệ, tích luỹ kim loại quí hàng lâu bền.
- Kiểm soát lãi suất kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền
tệ:
Kiểm soát lãi suất sẽ khuyến kích kiểm soát chi tiết các chi điều kiện tiền tệ
bằng cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho
vay gây kém hiệu quả và biến dạng hơn.Việc kiểm soát lãi suất sẽ giảm hiệu
quả của việc kiểm soát tiền tệ, bởi vì sự gia tăng và mở rộng của các thị trường
ngoài thị trường được kiểm soát. Các tổ chức kinh tế và ngân hàng thương mại
thừơng tìm cách để tránh sự kiểm soát, do đó ngày càng nhiều hoạt động kinh tế
diễn ra ngoài tài chính chính thức, các ngân hàng thương mại cố gắng tìm cách
tránh sự kiểm soát của ngân hàng trung ương bằng cách tạo ra các sản phẩm
mới hoặc các kỹ thuật tài trợ mà nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc phạm vi quy
định trần lãi suất. Trong thực tế, khi các công cụ này bị các ngân hàng lẩn tránh
thì các mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ không thể thực hiện được.

- Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh:


Các tổ chức tín dụng kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do
cạnh trnh khiến cho quá trình giải quyết khó khăn của họ tồn tại kéo dài. Những
khó khăn lớn gắn với sự kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi
ro đạo đức. Những vấn đề này khi trở nên nghiêm trọng, thì các doanh nghiệp
lành mạnh và các doanh nghiệp tư nhân mới sẽ bị loại khỏi thị trường tín dụng,
bởi vì không sẵn sàng trả mức giá cao như các doanh nghiệp đang gặp khó
khăn.
b. Tại sao phải tự do hoá lãi suất.
Bất kỳ cơ cấu lãi suất dựa trên cơ sở thị trường nào cân bằng được cung cầu
tiền tệ và tín dụng trên thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế thì bản thân nó
đã là một cơ chế kiểm soát tiền tệ hiệu quả nhất và giảm đáng kể sự cần thiết

13
phải dựa vào bất kỳ công cụ kiểm soát nào khác. Lãi suất do thị trường tự do
xác định mang lại những thuận lợi sau:
+ Đảm bảo điều chỉnh tự động và tức thì, do đó giảm rủi ro đối với những
sai lầm về chính sách.
+ Truyền tải các tín hiệu chính sách và tác động tới tất cả các bộ phận của
nền kinh tế.
+ Đảm bảo việc phân bổ tiền tệ và tín dụng tối ưu trên cơ sở lãi suất, mức
độ rủi ro tương đối và lợi nhuận thu được.
+ Đảm bảo nhất quán giữa chính sách tiền tệ, ngân sách và tỷ giá.
+ Làm cho áp lực thị trường tiền tệ thể hiện rõ tức thì.
+ Hỗ trợ và bổ sung cho việc quản lý tỷ giá hối đoái.
+ Làm giảm sự nhạy cảm chính trị đối với những thay đổi lãi suất.
+ Cho phép NHTƯ rút về sau thị trường mà không mất khả năng kiểm soát.
Trên đây là những thuận lợi của lãi suất tự do hoá, song cơ sở lý luận của
quá trình tiến hành tự do hoá là nhữg điểm trình bày dưới đây:
+ Ở đây, lãi suất tự do hoá, biến động theo cung cầu thị trường về vốn có
ý nghĩa phân bổ nguồn vốn khan hiếm cho những người vay cạnh tranh nhau,
đáp ứng nhu cầu của họ và có hiệu quả nhất; đồng thời có tác dụng thu hút tiền
gửi từ các nguồn lực trong nền kinh tế với chi phí hợp lý nhất được cả ngân
hàng và người gửi chấp nhận. Có thể nói rằng lập luận phân bổ nguồn vốn hiệu
quả là trung tâm của vấn đề. Điều này không thể thực hiện trong điều kiện lãi
suất bị kiểm soát hành chính, làm cho các hoạt đọng đầu tư bị biến dạng. Lãi
suất được tự do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát, có khả năng điều
tiết, thích nghi với điều kiện thay đổi, tạo sự kích thích cho tăng trưởng tài
chính, cải tiến và thay đổi cơ cấu mà chính phủ hoặc là không thể quản lý hoặc
là chậm thu được kết quả.

14
+ Tự do hoá lãi suất cũng suất phát từ một thực tế là không một chính phủ
hay một NHTƯ nào có đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát sự phân bổ nguồn
vốn một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau.
Những tranh cãi về lời giải cho bài toán lãi suất bởi cơ chế kiểm soát lãi suất đặt
ra nhu một váan đề không thống nhất được giữa ý kiến của các tầng lớp khác
nhau. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất do thị
trường quyết định, tức là tự do hoá, tự do hoá lãi suất cũng buộc NHTƯ phải
thay đổi cách làm việc, tư duy và đặc biệt là thay đổi các công cụ điều hành
chính sách tiền tệ, chủ yếu dựa vào các công cụ gián tiếp để khống chế lãi suất.
+ Trên thế giới đang diễn ra quá trình toà cầu hoá nhanh chóng mà toàn cầu
hoá tài chính là điển hình nhất của quá trình này. Trong lĩnh vực kinh tế, theo
nhiều nhà kinh tế, thì kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là toàn cầu hoá. Trong
quá trình này, nhờ những phát triển vượt bậc của công nghệ và những nỗ lực
của các nước đang phát triển cạnh tranh thu hút các nguồn vốn quốc tế, các
luồng vốn quốc tế đã chảy từ nước này qua nước khác tự do hơn rất nhiều. Nói
chung, lợi ích của toàn cầu hoá là rất lớn mà mỗi quốc gia phải nắm lấy, không
thể bỏ qua. Trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu cầu hoá đặt ra những cơ hội và
thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là việc làm xói mòn và giảm hiệu
quả của việc kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp, như các quy định trần
sàn lãi suất; thay vào đó để đảm bảo kiểm soát tiền tệ các nước dần chuyển sang
thực hiện công cụ kiểm soát lãi suất gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái
chiết khấu, hợp đồng mua lại..., tức là các công cụ định hướng thị trường để
đảm bảo hội nhập thành công trong lĩnh vực tài chính, trước hết lãi suất phải
được tự do hoá.
+ Tự do hoá lái suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính. Chủ
thuyết Mc Kinnon- Shaw (1973) đã đi tới kết luận là các nước phát đang phát
triển cần tránh can thiệp và chỉ đạo trên thị trường tài chính, thực hiện tự do hoá

15
thị trường tài chính để chúng tự phản ứng theo các lực lượng thị trường. Chủ
thuyết này phản đối cơ chế kiềm chế tài chính. Theo Mc Kinnon thì cơ chế
kiềm chế tài chính được đặc trưng bởi những bóp méo do chính sách trong hệ
thống tài chính quốc gia. Những chính sách kiềm chế tài chính bao gồm: quy
định trần lãi suất dưới mức lãi suất thị trường, xác định hạn mức tín dụng,
quyđịnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao và quản lý vốn để ngăn chặn các đồng tiền ra.
Mc Kinnon và Shaw còn giải thích những động cơ để thực hiện các chính sách
này là: khuyến khích đầu tư vào khu vực ưu tiên cũng như làm giảm các chi phí
tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
Biểu hiện của một nền kinh tế có cơ chế kiềm chế tài chính là: huy đọng
vốn chủ yếu và sự thiếu hụt vốn; phân bổ vốn không hiệu quả, sự tồn tại của thị
trường tài chính phi chính thức. Khi kết luận Shaw nhấn mạnh:” khu vực tài
chính của một nền kinh tế có vai trò trong phát triển kinh tế. Nếu nó bị kiềm chế
và bó méo, nó có thể ngăn cản và phá hoại những động lực cho sự phát triển.
Như vậy những hạn chế của cơ chế tài chính bị kiềm chế tạo ra những cơ sở
cho sự phát triển của cơ chế tài chính mang tính tự do hơn. Tự do hoá cho phép
hệ thống ngân hàng tự chủ hơn và điều đó dẫn đến lãi suất tiền gửi và tiền vay
cao hơn. Những thay đổi như vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động đến các
doanh nghiệp và các hộ gia đình, khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đàu tư
của mình theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi sẽ
làm tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa, thay thế được nguồn vốn đi vay nước ngoài để
tài trợ cho đầu tư. Nguồn vốn tiết kiệm được truyền tải qua hệ thống tải qua hệ
thống tài chính ngân hàng chính thức , mà không phải qua thị trường tiền tệ
không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và mức lãi suất thực cao làm
mở rộng đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư.Kết quả tạo ra một tỷ lệ tăng trưởng
rộng hơn.

16
Quan điểm tự do hoá lãi suất đối với việc kích thích tiết kiệm nội địa ở
trên còn rất nhiều tranh cãi và ý kiến khác nhau.Trong khi đó vai trò của tự do
hoá lãi suất mang lại sự cải thiện việc phan bổ tín dụng và cải thiện hiệu quả
đầu tư lại được thống nhất cao. Điều này là rất cơ bản để đảm bảo cho nền kinh
tế tăng trưỏng bền vững.
2. Những hạn chế của việc tự do hoá lãi suất đối với các nước đang phát
triển
Tự do hoá lãi suất là mục tiêu của chính sách tiền tệ, song với các quốc gia
đang phát triển việc ngay lập tức từ thái cực này - kiềm chế sang thái cực khác
- tự do là một việc làm không khả thi. Tự do hoá lãi suất cần có một trình tự
bước đi hợp lý , nếu không sẽ gây ra những đổ vỡ to lớn cho nền kinh tế.
Nguyên nhân của việc cần có một bước trung gian là:
Thứ nhất, những thuận lợi do tự do hoá lãi suất mang lại là rất cơ bản ,
nhưng cũng tồn tại những trường hợp mà ở đó tự do hoá lãi suất không được
thực hiện tốt vai trò của mình, như:
(1) Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hệ thống tài chính còn
kém phát triển và tình trạng thiếu thông tin về thị trường tài chính , các
sản phẩm tài chính. Do đó để tự do hoá lãi suất làm tròn chức năng của
mình thì thị trường tài chính cần được củng cố và phát triển. Hơn nữa
trong nền kinh tế, thị trường tín dụng không phải lúc nào cũng đủ nhanh
để điều chỉnh cân bằng cung cầu thị trường khi điều kiện thay đổi, và
tình trạng mất cân bằng vẫn là phổ biến của các nên kinh tế đang phát
triển.
(2) Tự do hoá lãi suất sẽ kém hiệu quả nếu áp đặt vào hệ thống tài chính quá
nhiều các mục tiêu quốc gia. ở các nước đang phát triển những chính
sách ưu đãi và tạo điều kiện lại luôn cần phải.

17
Thứ hai, các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như lãi suất tái triết khấu
còn chưa có để thay thế cho vai trò cuả lãi suất trong việc điều hành chính sách
tiền tệ. Do đó, công cụ kiểm soát lãi suất vẫn được coi là một công cụ duy nhất
và khả thi để thực hiện chính sách tiền tệ.
Thứ ba, các nước đang phát triển có nền tảng kinh tế vĩ mô chưa thực sự
vững chắc đủ để chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn: chúng
có thể làm mất ổn định vĩ mô qua việc tăng lạm phát, nợ nước ngoài và làm suy
giảm tăng trưởng kinh tế.

III. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN TỰ DO HOÁ LÃI
SUẤT.
Sự ra đời của lý thuyết tự do hoá tài chính mà một trong những nội dung cơ
bản là tự do hoá lãi suất đã tạo ra trào lưu tự do hoá lãi suất trên thế giới. Bên
cạnh một số nước đã thực hiện thành công như Đài Loan, Singapore, lại có
hàng loạt nước đã rơi vào khủng hoảng như Phillipine, Chille, Achentina.....Tuy
nhiên, tự do hoá lãi suất vẫn là mục tiêu cần đạt tới, không chỉ vì những ưu
điểm lý thuyết của nó, mà là tính hiệu quả của các nền kinh tế thị trường phát
triển ở đó lãi suất dược tự do hoá .
Kiểm soát lãi suất rất phổ biến ở hầu hết các nước châu á trước những năm
80. Những hạn chế thường áp đặt dưới dạng quy định trần lãi suất đối với tiền
gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại ;các tổ chức tài chính phi ngân
hàng ít chịu các hạn chế này hơn. Việc áp đặt này là nhằm mục đích cung cấp
vốn với chi phí thấp để khuyến khích đầu tư, đặc biệt là những lĩnh vực ưu tiên
và để tránh tình trạng lãi suất tăng quá mức, điều được coi là rất khó chấp nhận
về mặt chính trị và xã hội.
Tuy nhiên, việc kiểm soát như vậy đã làm giảm vai trò trung gian tài chính
của các ngân hàng khi những người tiết kiệm và những nhà đầu tư tìm cách

18
khác ngoài thị trường tài chính chính thức. Do vậy, thị trường ngoài kiểm soát
và trung gian phi ngân hàng phát triển mạnh dẫn đến sự kém hiệu quả trong
kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Cơ chế kiềm chế này hạn chế việc
chuyển tải vốn tới các hoạt động có hiệu quả nhất, làm méo mó và ngăn cản sự
phát triển của thị trường tài chính.
Trong những năm 80-90, các nước châu Á đã thực hiện sự thay đổi quan
trọng, bắt đầu thi hành chính sách tự do hoá lãi suất trong chính sách tiền tệ.
Tuy vậy, mức độ thành công của các quốc gia khác nhau lại không giống nhau
thậm chí gây hiệu quả tiêu cực. Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến trình tự
do hoá. Đến lượt mình, cách thức và tiến trình tự do hoá lại phụ thuộc vào xuất
phát điểm của mỗi nước (mức độ kiểm soát tài chính , đặc điểm và tính chất hệ
thống tài chính , khả năng và trình độ quản lý của các cấp quản lý vĩ mô...) , vào
điều kiện quốc tế trong tưng giai đoạn tự do hoá ( xu hướng chung về cải cách
tài chính, quyền lợi và mâu thuẫn của các cường quốc tài chính , trạng thái tài
chính quốc tế như khủng hoảng, suy thoái hay đang phát triển ).
Kinh nghiệm của các nước cho thấy khi tự do hoá lãi suất trong một môi
trường không có kiểm soát cùng với một thị trường tài chính không hoàn hảo và
độc quyền, lãi suất thực đã tăng lên mức rất cao. Sự tăng lên như vậy không
những không khuyến khích đầu tư và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà
còn dẫn đến phá sản của hàng loạt doanh nghiệp, sau đó gây ra khủng hoảng
trong hệ thống tài chính, và làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn vĩ mô. Đồng
thời việc loại bỏ kiểm soát cán cân vốn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn lại
làm cho lãi suất tăng lên hơn nữa do có những dự đoán tiếp tục phá giá bản tệ.
Giảm giá mạnh bản tệ làm cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều hơn, làm
tăng áp lực lạm phát và làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ.
Cho nên, những tác động bên trong và bên ngoài đòi hỏi tự do hoá tài chính
phải rất thận trọng, bất kỳ sự nhảy vọt nào từ cực này sang cực kia đều dẫn tới

19
khủng hoảng và tình trạng vô chính phủ. Tự do hoá phải tiến hành từng bước,
gắn liền với đổi mới kinh tế , với tự do hoá các lĩnh vực khác, với củng cố hành
lang pháp lý, nhận thức của nhân dân , trình độ quản lý nền kinh tế và cả với
thói quen và truyền thống của dân tộc.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM

I. BỐI CẢNH CHUNG

Năm 1988 là năm mở đầu thời kì chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Với cơ chế
kinh tế mới, tất cả các tổ chức kinh tế được tự chủ về tài chính, sản xuất, kinh
doanh và tung ra hoạt động theo cơ chế thị trường.
Phối hợp với xu hướng của hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu chuyển
đổi. Đặc trưng của quá trình này là: Tách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang
hai cấp.
- Ngân hàng nhà nước ( NHNN ): Thực hiện nhiệm vụ phát hành tiền, quản
lý vĩ mô hoạt động ngân hàng.

20
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín
dụng.
Sự chuyển đổi diễn ra 3 năm 1988 – 1990 song chưa có những chuyển biến
rõ nét, vẫn mang dáng dấp ngân hàng thời bao cấp. Trong giai đoạn này, sự đổ
vỡ hàng loạt các quỹ tín dụng nhân dân đã gây cho nền kinh tế những tổn thất
lớn. Nhưng cũng từ đó chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quý báu và
tiếp tục kiên trì con đường đôỉ mới.
Từ năm 1990 đến nay là giai doạn đổi mới và phát triển hệ thống ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển hướng nhanh để hoà nhập nền
kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong năm 1990, hai pháp lệnh
hoạt động ngân hàng được ban hành trong đó khẳng định:
- Vị trí chức năng của ngân hàng nhà nước: Là ngân hàng trung ương, cơ
quan ngang bộ thuộc chính phủ, thay mặt nhà nước thực thi chính sách tiền
tệ; làm nhiệm vụ quản lý hành chính đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Xác lập rõ quan hệ giữa ngân hàng nhà nước và ngân sách là quan hệ vay trả
chứ không phải là quan hệ cấp phát.
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Kinh doanh tiền tệ và tương đối độc lập
với ngân hàng nhà nước trong hoạt động kinh doanh.
Chính sách tiền tệ bắt đầu được hình thành:
Trong thời kì bao cấp, lượng tiền phát hành là bao nhiêu, phục vụ mục
đích gì đều do chính phủ quyết định. Nhưng do suy thoái kinh tế, ngân sách
quốc gia bị thâm hụt. Nhằm bù đắp vào những khoản chi tiêu ngân sách, nhà
nước tăng lượng tiền phát hành vào lưu thông dẫn đến nạn lạm phát phi mã, nền
kinh tế lâm vào khủng hoảng. Do vậy không thể duy trì cơ chế này.
Năm 1991 ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt tay vào xây dựng chính
sách tiền tệ với mục tiêu ổn định đồng tiền Việt Nam, tăng trưởng kinh tế. Việc
xác định lượng tiền cung ứng hàng năm phục vụ hai mục tiêu đó sao cho lượng
tiền cung ứng đủ, vừa đảm bảo phương tiện lưu thông sản xuất không bị ách tắc
vừa kiềm chế lạm phát.

21
Kết quả được minh hoạ qua bảng sau :

Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994


Chỉ số lạm phát 34.7% 67.5% 68% 17.5% 5.2% 14.4%
Chỉ số phát triển 6.8% 5.1% 6% 8.3% 8% 8.5-9%
kinh tế

Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển đa thành phần theo pháp lệnh
ngân hàng và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hệ thống ngân hàng thương
mại QD đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Hoạt động
kinh doanh tiền tệ, vàng bạc đá quý ngày càng được mở rộng.
Sau khi tổng kết và đánh giá đến tháng 10/1998, hai pháp lệnh ngân hàng
cũ đã được thay thế bằng hai luật ngân hàng mới. Luật ngân hàng nhà nước và
luật các tổ chức tín dụng và ngân hàng đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa hai
pháp lệnh và phản ánh kịp thời những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực ngân
hàng.

i. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM :

1. Trước tháng 3/1989:


Là thời kì điều hành theo cơ chế lãi suất âm
Tuy từng thời gian ngân hàng nhà nước có điều chỉnh lãi suất, nhưng do
lạm phát phi mã, lãi suất luôn trong tình trạng âm. Điều này có nghĩa là:
- Lãi suất tiền gửi thấp hơn mức lạm phát.
- Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và thấp hơn mức lạm phát.
Hệ thống lãi suất âm có nhiều tiêu cực :

22
- Khả năng huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giảm bớt áp
lực của tiền đối với giá của hàng hoá bị hạn chế nhiều.
- Nhu cầu vay vốn tăng lên không thực chất, tạo lợi nhuận giả tạo cho các
doanh nghiệp.
- Ngân hàng bao cấp qua lãi suất cho khách hàng, tạo lỗ không đáng có cho
ngân hàng, ngân hàng không thể kinh doanh tiền tệ bình thường theo cơ chế
thị trường.
- Không có tác dụng khuyến khích khu vực dân cư gửi tiền tiết kiệm vào hệ
thống ngân hàng, họ tăng nắm giữ vàng bạc và ngoại tệ. Ngân hàng thiếu
vốn, lợi nhuận thấp nên không có khả năng cho vay ra nền kinh tế.

Năm 1986 1987


Lãi suất thực - 6,6% - 5,8%

2. Từ tháng 3/1989:
Ngân hàng nhà nước đã chủ động sử dụng công cụ lãi suất, chuyển từ lãi
suất âm qua lãi suất dương. Để thu hút tiền trong lưu thông và kiềm chế được
lạm phát, tránh bao cấp qua lãi suất, ngân hàng nhà nước đã nâng lãi suất huy
động lên một mức rất cao trong một thời gian ngắn (lãi suất tiết kiệm không kì
hạn 9%/tháng – tức là 109%/năm ; Lãi suất tiết kiệm 3 tháng 12%/tháng – túc là
144%/năm).
Nhờ vậy đã :
- Thu hút một khối lượng lớn tiền trong lưu thông, tăng nguồn vốn tín dụng,
gỉm lạm phát, kích thích tăng trưởng phát triển.
- Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương, tức là lãi suất tiền gửi cao hơn lạm
phát, lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, xử lý hài hoà lợi ích người
gửi tiền người vay vốn và tổ chức tín dụng.

23
- Hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn nhiều mức lãi suất tiền gửi và tiền vay:
Đối với ngành kinh tế (công, nông, thương nghiệp) có mức lãi suất riêng ;
Đối với các thành phần kinh tế (quốc doanh, ngoài quốc doanh) còn phân
biệt lãi suất.
- Mức thực dương phi thực tế (năm 1991 – lãi suất thực 25,6% ; năm 1992 –
17,9%) đã kích thích nạn đầu cơ tiền tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông
và làm tê liệt hoạt động tín dụng đầu tư phát triển.

3. Từ 1/10/1993:
Ngân hàng nhà nước vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay) vừa áp dụng lãi
suất thoả thuận.
a) Trần : Cho vay doanh nghiệp nhà nước 1,8%/tháng ; Kinh tế ngoài quốc
doanh 2,1%/tháng.
b) Thoả thuận : Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay
theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn thì được
áp dụng lãi suất thoả thuận.
Trên thực tế khoảng 30-60% tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các khoản cho vay
bằng lãi suất thoả thuận mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân
với lãi suất 2,3-3,5%/tháng. Với cơ chế lãi suất thoả thuận, có thể hiểu là đủ tự
do hoá một phần lãi suất, hoặc đó là cơ chế cho vay với lãi suất cứng đi đôi với
một biên độ dao động nhất định.
Từ cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng thương mại đã
cho vay theo lãi suất khá cao với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông
dân. Điều đó cũng nói lên một tất yếu khách quan la lãi suất đã theo nhu cầu

24
vốn ở nông thôn lớn hơn và chi phí hoạt động ngân hàng ở nông thôn cao thì lãi
suất cho vay sẽ cao hơn các khu vực khác.
Thời kì cho vay theo lãi suất thoả thuận, các ngân hàng đạt được mức chênh
lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao, phổ biến là từ 0,7 – 1%/tháng,
cho nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi
các doanh nghiệp và hộ nông dân lại gặp khó khăn về tài chính. Từ thực trạng
này, quốc hội khoá IX, kì họp thứ 8 tháng 10/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ
thuế doanh thu hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời khống chế chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động 0,35%/tháng.
Đây là duyên cớ để ra đời cơ chế lãi suất trần hoàn toàn và bãi bỏ lãi suất
cho vay thoả thuận từ 01/01/1996.

4. Từ 01/01/1996:
a) Trên cơ sở nghị quyết của quốc hội về mức chênh lệch lãi suất 0,35%/tháng,
nên ngân hàng nhà nước đã quyết định điều hành chính sách lãi suất theo
trần lãi suất nhằm khống chế lãi suất cho vay tối đa và các ngân hàng thương
mại chỉ được hưởng chênh lệch 0,35%/tháng bao gồm cả chi phí, thuế, lợi
nhuận thay cho việc quy định các mức lãi suất tiền gửi cụ thể và xoá bỏ lãi
suất cho vay thoả thuận. Chính sách điều hành lãi suất vừa quy định trần lãi
suất vừa khống chế chênh lệch 0,35%/tháng nên có quan điểm cho rằng thực
chất của nó là vừa quy định trần vừa quy định sàn lãi suất.
Trần lãi suất cho vay được quy định thành nhiều mức khác nhau, xuất phát
từ đặc điểm có nhiều loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trên các địa bàn khác
nhau, cung cầu vốn khác nhau, quy, mô khác nhau và do đó chi phí khác nhau,
nên quy định nhiều mức trần lãi suất cho vay khác nhau, lúc đầu có 4 trần :
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn : Là lãi suất thấp nhất áp dụng cho khu vực
thành thị.

25
- Trần lãi suất cho vay trung dài hạn : Cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một
chút do thời hạn dài dễ gặp rủi ro.
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn : Cao hơn trần lãi suất ngắn hạn
và trung dài hạn do điều kiện hoạt động ở địa bàn nông thôn khó khăn hơn
thành thị.
- Trần lãi suất của quỹ tín dụng đối với các thành viên : Là trần lãi suất cao
nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ lẻ, chi phí hoạt động cao.
Ưu điểm:
- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của các tổ chức tín dụng không ngừng giảm
theo cùng sự giảm về tỷ lệ lạm phát.
- Lãi suất cho vay trung dài hạn giảm nhưng tăng tương đối so với lãi suất
ngắn hạn, tăng dần và dẫn đến cao hơn so với lãi suất cho vay ngắn hạn tối
đa, phù hợp dần với thông lệ quốc tế và nguyên lý chung.
- Các quyết đinh đảm bảo được cả 3 lợi ích : Nền kinh tế quốc dân, tổ chức tín
dụng và người gửi tiền.
- Việc quy định chênh lệch lãi suất đã thúc đẩy các tổ chức tín dụng đi vào
cạnh tranh trong kinh doanh tiền tệ. Thay vì sự quy định từng loại lãi suất cụ
thể như trước đây, ngân hàng nhà nước chỉ khống chế mức chênh lệch giữa
lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân, các tổ chức tín
dụng được tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất huy động cụ thể.
- Chính sách lãi suất này đã kích thích hoạt động tín dụng phát triển, tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước.
Hạn chế:
- Việc ấn định mức chênh lệch lãi suất 0,35%/tháng gây khó khăn cho hoạt
động của ngân hàng và các biện pháp để giám sát sự thực hiện quy định này
là hầu như không có.

26
- Trần lãi suất cho vay nông thôn cao hơn thành thị tạo động lực cho các ngân
hàng thương mại mở rộng hoạt động song lại bị cản trở trong việc thực hiện
chính sách ưu đãi nông nghiệp, khuyến khích nông nghiệp phát triển.
b) Từ 21/01/1998 đến 08/2000:
Tại kì họp thứ hai, tháng 12/1997 quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh
lệch 0,35%/tháng, đồng thời để thu hẹp sự cách biệt giữa mức lãi suất cho vay
giữa thành thị và nông thôn, ngân hàng nhà nước với quyết định số
39/1998_QĐ_NHNH1, quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn 3
trần và khoảng cách giữa các trần cũng không còn xa nhau như trước.
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2%/tháng.
- Trần lãi suất cho vay trung dài hạn 1,25%/tháng.
- Trần lãi suất cho vay quỹ tín dụng cho vay các thành viên 1,5%/tháng.
Việc quản lý lãi suất theo trên có những ưu điểm sau:
- Trong phạm vi trần, các tổ chức tín dụng được tự do hoá ấn định mức lãi
suất cho vay tiền gửi cụ thể, linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh doanh, thực
hiện điều kiện kinh doanh, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, từng bước tự do
hoá lãi suất.
- Phù hợp với đặc điểm, chi phí hoạt động ngân hàng ở các vùng khác nhau.
- Tạo mặt bằng chung về lãi suất trong cả nước, xoá bỏ lãi suất thoả thuận,
vượt quá xa mức lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định.
- Có trần khống chế sẽ bảo vệ lợi ích người vay, tổ chức tín dụng và người gửi
tiền.
- Đảm bảo vai trò quản lý của ngân hàng nhà nước về lãi suất trong giai đoạn
đầu của thị trường tiền tệ mới hình thành trong nền kinh tế thị trường.
- Lãi suất tiền gửi được hoàn toàn tự do.
Tuy nhiên, quản lý theo trần lãi suất là cách quản lý hành chính trong giai
đoạn nền kinh tế thị trường còn sơ khai, chưa phát huy được hết mặt tích cực,

27
nhạy cảm của nó. Lợi dụng mức khống chế "cứng" nhiều tổ chức tín dụng cho
vayngay theo mức tối đa, đụng trần lãi suất để tối đa hoá lợi nhuận. Nó ít linh
hoạt, không được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu vốn và điều kiện khó khăn
thuận lợi của từng vùng.

5. Từ 8/2000 đến nay :


Đang thực hiện điều hành chính sách lãi suất bằng công cụ lãi suất cơ bản.
Ngày 02/08/2000 thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành các quyết
định về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất có hiệu lực thi hành từ ngày
05/08/2000.
- Quyết định số 241/2000_QĐ_NHNH1 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi
suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định số 242/2000_QĐ_NHNH1 công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối voứi
khách hàng.
- Quyết định số 243/2000_QĐ_NHNH1 công bố biên độ lãi suất đô la Mỹ
làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ.
- Quyết định số 244/2000_QĐ_NHNH1 về việc cung cấp thông tin tham khảo
về lãi suất của các ngân hàng thương mại cho ngân hàng nhà nước.
Đây chính là giai đoạn cụ thể hoá những quyết sách chiến lược đã được nêu
ra trong trong luật ngân hàng nhà nước, khoản 2 điều 19 xác định "lãi suất cơ
bản là lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín
dụng ấn định làm lãi suất kinh doanh" ; Điều 18 quy định "ngân hàng nhà nước
xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn".
Việc chuyển hướng này có nhiều lí do, song về cơ bản là bởi lãi suất trần đã
trở thành một công cụ chỉ còn tính hình thức, xơ cứng mất hết tác dụng đối với
nền kinh tế. Nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước chưa cho phép thực hiện tự do

28
hoá lãi suất, do vậy thực hiện chính sách lãi suất theo lãi suất cơ bản là bước
chuyển giao từ việc điều hành hành chính sang việc để thị trường xác định và
nhà nước chỉ tác động qua các công cụ kinh tế.

Nội dung chủ yếu của cơ chế điều hành lãi suất mới :
Lãi suất cơ bản được hình thành trên cơ sở nguyên tắc thị trường nhưng với
bước đi thích hợp thận trọng, phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường tiền
tệ ; từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất, quốc tế hoá hoạt động tài chính trong
nước, đồng thời với các biện pháp phát triển thị trường tiền tệ và nâng cao năng
lực điều hành của các tổ chức tín dụng, xử lý lãi suất đồng Việt Nam trong mối
quan hệ với lãi suất ngoại tệ và chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối. Cụ thể là:
Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam : Ngân hàng nhà nước bãi bỏ
quy định trần lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng, chuyển sang
xác định và công bố lãi suất cơ bản và tỷ lệ biên độ %, dựa trên việc tham khảo
lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường các ngân hàng thương mại áp dụng với
khách hàng vay có uy tín trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, có rủi ro thấp.
Lãi suất cho vay và huy động của tổ chức tín dụng gắn với lãi suất cơ bản.
Theo đó lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng cao nhất = lãi suất cơ bản + tỷ lệ
%. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố hàng tháng, trường hợp cần thiết
ngân hàng nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời, tại thời điểm hiện nay là:
- Lãi suất cơ bản là 0,73%/tháng.
- Biên độ trên đối với lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,3%/tháng.
- Biên độ trên đối với lãi suất cho vay trung và dài hạn là 0,5%/tháng.
Với lãi suất cơ bản và biên độ như trên là phù hợp với mặt bằng lãi suất đã
và đang được hình thành trên thị trường nông thôn và thầnh thị hiện nay, không
tác động làm thay đổi lãi suất thị trường và không tạo ra tâm lý về việc ngân
hàng nhà nước Việt Nam tăng trần lãi suất.

29
Đối với lãi suất cho vay bằng đồng ngoại tệ :
- Cho vay bằng đồng đô la Mỹ : Bỏ việc quy định trần lãi suất cho vay của
ngân hàng thương mại đối với khách hàng, chuyển sang cơ chế lãi suất linh
hoạt phù hợp với thị trường quốc tế nhưng vẫn còn sự kiểm soát của nhà
nước, cụ thể là lãi suất cho vay ngắn hạn ( từ 1 năm trở xuống ) không vượt
quá mức SIBOR (lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore ) kì hạn
3 tháng + 1%/năm ; lãi suất cho vay dài hạn ( từ 1 năm trở lên ) không vượt
quá mức SIBOR kì hạn 6 tháng + 2,5%/năm.
- Cho vay bằng ngoại tệ khác : Do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền
gửi và tín dụng trên thị trường nên cho phép các ngân hàng thương mại tự
xem xét quyết định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các loại ngoại tệ
này trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung – cầu vốn tín dụng của
từng loại ngoại tệ ở trong nước.
Việc cung cấp thông tin tham khảo của các ngân hàng thương mại cho ngân
hàng nhà nước về lãi suất, bao gồm: ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân
hàng công thương Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại cổ phần á châu, ngân
hàng thương mại và cổ phần quân đội, ngân hàng ANZ, ngân hàng HSBC và
ngân hàng VID PUBLIC.
Để xác định đúng đắn mức lãi suất cơ bản, quá trình xác định cần phải quán
triệt các yêu cầu:
- Từng bước tự do hoá lãi suất nhưng vẫn đảm bảo được sự kiểm soát của nhà
nước đối với thị trường, phù hợp với mục tiêu và diễn biến kinh tế vĩ mô,
tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, điều kiện thực tế thị trường tiền

30
tệ trong nước và hạn chế đến mức tối đa rủi ro và tác động xấu của biến
động thị trường tiền tệ thế giới.
- Phù hợp với mức độ hội nhập thị trường tài chính khu vực và quỗc tế, lãi
suất trong nước cần theo sát lãi suất thị trường quốc tế, nghiên cứu và tiếp
thu có chọn lọc quá trình tự do hoá lãi suất của các nước từ đó áp dụng cho
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Như vậy, so với cơ chế trần lãi suất tín dụng, cơ chế lãi suất cơ bản có một số
ưu việt sau:
- Nền tảng thị trường đã được đưa vào cơ chế xác định lãi suất cơ bản .
- Môi trường cho việc ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng
được mở rộng tạo khuôn khổ linh hoạt cho các tổ chức tín dụng khi áp dụng
lãi suất.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và khách hàng gửi, vay vốn có thể
thoả thuận để lựa chọn lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi có điều chỉnh, có
lợi cho các bên khuyến khích tổ chức tín dụng mở rộng huy động vốn và cho
vay trung và dài hạn.
- Làm cho mối quan hệ giữa lãi suất VND – tỷ giá lãi suất ngoại tệ linh hoạt
hơn, phản ánh được chính xác hơn cung – cầu vốn, ngoại tệ tạo cơ sở cho
ngân hàng nhà nước khi cần thiết có thể can thiệp để ổn định thị trường.
Tuy đã có yếu tố thị trường, song lãi suất cơ bản là mức lãi suất được ngân
hàng nhà nước ổn định một cách hành chính. Do vậy, chuyển sang cơ chế tự do
hoá lãi suất là một mục tiêu cần tích cực nỗ lực để đạt tới.

III. NHỮNG ĐÁNH GIÁ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT THỜI
GIAN QUA :

31
Từ năm 1986 đến nay, ngân hàng nhà nước đã có những bước thay đổi về
điều hành lãi suất trong nền kinh tế để đảm bảo cho chính sách lãi suất phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Chính phủ trong mỗi thời kì.
Gần 15 năm đổi mới hoạt động ngân hàng, chính sách lãi suất đối với nền
kinh tế đã có nhiều đổi mới tiến dần đến một chính sách lãi suất theo thị trường,
cụ thể:
- Chuyển từ lãi suất qua lãi suất dương, xoá bỏ bao cấp qua lãi suất.
- Thực hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn theo thông lệ quốc tế và phù hợp với rủi ro do thời hạn.
- Rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ
phù hợp chính sách quản lý ngoại hối và lãi suất trên thị trường quốc tế.
- Từ việc quy định lãi suất cụ thể, ngân hàng nhà nước với việc công bố trần
lãi suất đã thực hiện ở một mức độ nhất định ( so với trần ) sự tự do hoá lãi
suất tiền gửi và tiền vay.
Nhờ những quyết sách đúng đắn về điều hành lãi suất, mối quan hệ 3 bên
giữa người gửi, người vay, tổ chức tín dụng được giải quyết hài hoà. Nguồn vốn
huy động được ngày càng tăng trưởng, lạm phát kiềm chế ở mức thấp, hoạt
động tín dụng ngân hàng diễn ra nhộn nhịp hơn.
Tuy nhiên, trong điều hành chính sách lãi suất cũng bộc lộ nhiều tồn tại, cụ
thể là:
- Có thời kỳ mức lãi suất dương phi thực tế đã khiến các doanh nghiệp phải
lao đao vì khoản nợ ngân hàng.
- Việc quy định mức chênh lệch 0,35%/tháng tạo nên sự gò bó, cứng nhắc
trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Ngoài những tồn tại trên ứng với mỗi giai đoạn cụ thể, còn có những tồn tại
xuyên suốt cả quá trình điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước:

32
1. áp đặt mệnh lệnh hành chính để điều hành các tổ chức tín dụng, không phù
hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
2. Việc xác định mức trần lãi suất chưa được tiến hành một cách khoa học:
- Cơ sở xác định mức trần lãi suất không đủ: Chỉ căn cứ vào lãi suất huy động
và dự kiến mức phí của các tổ chức tín dụng.
- Liên tục điều chỉnh mức trần lãi suất.
- Mối liên hệ giữa lạm phát, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Lợi nhuận bình quân
của khách hàng không hợp lý.
Đáng lẽ mối quan hệ phải đảm bảo:
Lạm phát < lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn <lợi nhuận bình quân.
Thì với cách điều hành chính sách lãi suất hiện nay, mối quan hệ này có xu
hướng:
Lạm phát < lợi nhuận bình quân <lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

33
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN SANG TỰ DO HOÁ LÃI
SUẤT Ở VIỆT NAM

I. NHỮNG CẢN TRỞ CHƯA CHO PHÉP VIỆT NAM TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT:

Quá trình cải cánh hệ thống tài chính ở Việt Nam đã đưa chính sách lãi
suất tiệm cận với thị trường hơn, sự cần thiết và xu hướng quốc tế hoá buộc
Việt Nam phải chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất. Nhưng ở thời điểm này,
đề án tự do hoá lãi suất chưa khả thi ở Việt Nam vì những yếu tố sau:
Thứ nhất, cũng như các nước đang phát triển bước đầu chuyển sang cơ
chế thi trường, Việt Nam sẽ gặp những hạn chế chung như các kinh nghiệm
của các nước đã được đề cập ở chương I của chuyên đề này. Đó là những khó
khăn cơ bản nên ngay bây giờ khi các điều kiện tiền đề chưa cho phép nếu
chúng ta thực hiện tự do hoá lãi suất thì tổn hại cho nền kinh tế sẽ rất nghiêm
trọng. Ngoài ra, Việt Nam còn có những khó khăn đặc thù riêng.
Thứ hai, phân tích thực trạng Việt Nam cho thấy khả năng chống đỡ của
khu vực sản xuất hiện nay đối với việc tăng lãi xuất thực rất thấp, tính thụ động
của hệ thống Ngân hàng đối với môi trường kinh tế còn ở mức cao trong một cơ
chế lãi suất mở – chỉ có trần lãi suất tín dụng – nhưng hầu như các tổ chức tín
dụng vẫn không tự điều chỉnh lãi suất kinh doanh theo diễn biến giảm phát liên
tục của nền kinh tế năm 1999, mà thường chỉ điều chỉnh khi Ngân hàng nhà
nước can thiệp và hầu như cho vay ở mức kịch trần, thậm chí còn vượt trần
bằng cách tăng các chi phí lãi suất. Trong khi đó, việc nới lỏng dần hoạt động
quản lí lãi suất hướng tới tự do hoá có khuynh hướng làm tăng lãi suất thực
trong nước, khiến luồng vốn quốc tế đổ vào. Đồng nội tệ bị lên giá cộng với
gánh nặng lãi suất sẽ gây khó khăn cho khu vực doanh nghiệp và khu vực Ngân
hàng và sự chạy trốn của các luồng tư bản là kết quả cuối cùng của quá trình
này nếu sự tự do hoá tài khoản vốn được thực hiện.

34
Thứ ba, thị trường tài chính của nước ta – nơi mà từ đó lãi suất thị
trường được hình thành và là nơi điều tiết vốn – còn kém phát triển. Thị trường
tiền tệ vẫn trong giai đoạn quá độ với trình độ hết sức sơ khai. Tham khảo một
số tài liệu của IMF, thuộc chương trình ESAF dành cho Việt Nam ( giai đoạn 2
) qua mấy năm đổi mới, chỉ số phát triển chiều sâu tài chính ( Financial deeping
) của Việt Nam vẫn ở xu hướng giảm và còn thấp. Chỉ số M2/GDP chỉ là
12,5% so với mức bình quân trên 60% của nhiều nước đang phát triển; chỉ số
Mo/tiền gửi Ngân hàng còn cao là 61,2%, trong khi khối các nước ASEAN phổ
biến chỉ khoảng 12% - có nghĩa là trong lúc mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế
(Monetization) ( điều quyết định kích cỡ thị trường tiền tệ ) còn rất thấp thì
chủng loại “hàng hoá” cho mọi giao dịch vốn, tiền tệ ( liên quan đến kết cấu
tiền tệ, bán tiền tệ, các công cụ tiền tệ ngắn hạn ... ) còn hết sức nghèo nàn,
phương thức giao dịch còn thô sơ và mức độ rủi ro tiền tệ còn lớn. Đặc trưng
của thị trường tiền tệ Việt Nam là các quan hệ cung cầu vốn, tiền tệ hình thành
một cách hết sức khó khăn diễn ra không bình thường.
Thị trường vốn, mới hình thành một trung tâm giao dịch chứng khoán ở
thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2000. lưu lượng vốn giao dịch theo thống
kê đến tháng 1 năm 2001 mới có 40 tỷ đồng Việt Nam. Tình trạng đóng băng
của trung tâm này thời gian gần đây cùng với sự nghèo nàn hàng hoá niêm yết
chưa cho phép nó trở thành một cửa ngõ quan trọng để các doanh nghiệp có thể
huy động được vốn.
Chúng ta đã có thị trường Liên Ngân hàng, tuy nhiên hoạt động của thị
trường này hiện nay đang ở trình độ thấp, quy mô nhỏ.
Và một số tồn tại sau đang cản trở những bước hội nhập trong tiến trình
tự do hoá:
- Nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định: nguy cơ lạm phát vẫn còn tiềm ẩn
( lạm phát tăng từ 3,6% năm 1991 lên 9,2% năm 1999 ); ngân sách vẫn còn
căng thẳng: tích luỹ nội địa thấp, vốn đầu tư còn thiếu và phụ thuộc khá lớn
vào vốn đầu tư nước ngoài ( đến 50%).
- Xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức quá thấp.

35
- Khu vực sản xuất ( nhất là khu vực nhà nước) hoạt động kém hiệu quả, đang
trong giai đoạn chấn chỉnh, sắp xếp, cổ phần hoá ...
- Hiện nay, các công cụ tài chính như thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn
khác để thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu, chiết khấu chưa được phổ biến.
Luật thương mại đã có những điều khoản quy định về thương phiếu song lại
thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện cho nên từ đó đến nay chưa có sự
sử dụng thương phiếu để thanh toán. Nghiệp vụ tái cấp vốn của ngân
hàngnhà nước chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế của nó, chủ yếu còn
mang tính chất cho vay trực tiếp, chưa thể thực hiện được tinh thần “người
cho vay cuối cùng”. Do đó công cụ lãi suất tái chiết khấu chưa đủ sức mạnh
chi phối lãi suất thị trường.
- Nghiệp vụ thị trường mới chưa ra đời cũng gây khó khăn cho việc điều tiết
cung ứng tiền và lãi suất.
- Hệ thống Ngân hàng thương mại, nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần
vẫn còn yếu kém: vốn nhỏ, trình độ quản lý, đội ngũ cán bộ còn bất cập so
vớiđòi hỏi khách quan.
- Tình hình kinh tế, tài chính các nước trong khu vực và trên thế giới, sau cuộc
khủng hoảng tài chính – kinh tế năm 1997 đang phải đối đầu với nhiều khó
khăn thách thức.
- Trình độ quản lý nền kinh tế của các cơ quan vĩ mô trong những năm qua đã
có nhiều bước tiến khá dài, nhưng so với yêu cầu đặt ra vẫn chưa thể đáp
ứng ngay được.
Tóm lại, để tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay là chưa có đủ điều kiện.
Đó là một quá trình cần có một sự chuẩn bị cân nhắc cẩn thận trình tự từng
bước đi, sao cho có thể tự do hoá được dần dần đạt tới và hạn chế những tác
động ngược mà nó có thể gây ra.

II. GIẢI PHÁP CHUYỂN SANG TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT:


1. Thiết kế và đưa vào sử dụng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền
tệ:

36
1.1/ Dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần phải áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ
chức và mọi loại tài sản nợ. Việc không tuân thủ cần bị xử phạt nghiêm khắc
thông qua việc áp dụng mức lãi suất phạt cao trên số thiếu hụt bình quân cả kỳ.
Ngân hàng Trung ương phải có quyền quy định cách thức tính toán và loại tài
sản nợ cũng như loại hình tổ chức áp dụng dự trữ bắt buộc.
Cùng với xu thế chung của thế giới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được giảm
thấp hơn, nên xem xét việc trả lãi toàn phần hay một phần do dự trữ bắt buộc
vượt quá mức nhất định.

1.2/ Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn:


Cần hợp nhất các thể thức tái cấp vốn thành một thể thức với một lãi suất
cho vay tái cấp vốn duy nhất. Thường cần có một thể thức chiết khấu chung để
cung cấp vốn khả dụng cho thị trường và ngăn chặn biến động quá mức của lãi
suất ngắn hạn, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng. Thể thức này cần áp dụng
thống nhất với mọi ngân hàng và cho phép được vay tự động với các quy tắc và
hạn mức quy định trước.
Đối với thể thức tái chiết khấu, biến số chủ chốt là lãi suất chiết khấu.
Nếu không có thị trường tiền tệ phát triển thì có thể quy định lãi suất này theo
cách hành chính. Một số Ngân hàng Trung ương tổ chức đấu giá tín dụng của
Ngân hàng Trung ương để xác định lãi suất chiết khấu. Quy tắc căn bản là phải
luôn giữ lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tiền gửi để buộc các Ngân hàng
phải huy động tiền gửi trước khi vay vốn của Ngân hàng Trung ương. Ngay khi
có thể, cần đặt lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất tham chiếu tiêu chuẩn của thị
trường tiền tệ.

1.3/ Nghiệp vụ thị trường mở:

37
Hoạt động thị trường mở đòi hỏi phải có thị trường thứ cấp với khối
lượng giao dịch lớn. Để thực hiện nghiệp vụ này, cả Ngân hàng Trung ương và
Ngân hàng thương mại cần phải nắm giữ và sẵn sàng nắm giữ trái phiếu. Nếu
không có thị trường chứng khoán thứ cấp sôi động, thì trên thực tế, các Ngân
hàng Trung ương sẽ bị hạn chế và khả năng sử dụng thị trường mở một cách có
hiệu quả trên thị trường sơ cấp. Điển hình là các nghiệp vụ đó bao gồm đấu
thầu chứng khoán được phát hành mới để thu hút tiền dự trữ hoặc đấu thầu tín
dụng của Ngân hàng Trung ương để cung ứng tiền dự trữ. Để thu hút lượng vốn
thanh khoản dư thừa, thì thị trường mở được sử dụng phổ biến là phát hành
chứng khoán mới của Ngân hàng Trung ương hoặc của Kho bạc.

2. Xây dựng thị trường tiền tệ và thị trường vốn:


Điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ gián tiếp, tự do hoá lãi
suất đòi hỏi phải có thị trường tiền tệ hoặc thị trường liên ngân hàng tốt để
truyền tải những biến số chính sách và lãi suất. Do vậy, cần phải thiết lập những
thị trường này có khả năng hình thành nên lãi suất thị trường, cho phép Ngân
hàng Trung ương can thiệp để thực hiện chính sách tiền tệ và Ngân hàng
thương mại có cơ chế quản lý vốn khả dụng dôi dư một cách tích cực.
Phát triển thị trường Liên ngân hàng theo hướng để các Ngân hàng
thương mại đủ tiêu chuẩn tham gia thị trường tự do giao dịch, trao đổi tiền
Trung ương với nhau. Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp với tư cách người cho
vay cuối cùng và lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ vào
điều kiện thị trường, dần dần hình thành cặp lãi suất chỉ đạo gồm lãi suất chiết
khấu và lãi suất cho vay lưu phiếu ( thế chấp tín phiếu, hối phiếu ... ).
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thoả thuận với kho
bạc Nhà nước tổ chức ngay việc đấu giá tín phiếu kho bạc theo hình thức ghi
sổ, để các Ngân hàng thương mại có công cụ trao đổi, thế chấp nhằm phát triển

38
các hoạt động thị trường của họ và từ đó Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng
thị trường tiền tệ và sử dụng tín phiếu kho bạc trong nghiệp vụ thị trường mở để
điều tiết thị trường.
Mặt khác, chúng ta cần củng cố các Ngân hàng thương mại, nhất là các
Ngân hàng thương mại quốc doanh để chúng trở thành những đối tác tin cậy
trên thị trường tiền tệ, trên cơ sở đó các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân hàng
do các Ngân hàng phát hành mới có tính chuyển nhượng cao và trở thành công
cụ được giao dịch trên thị trường.
Muốn mở rộng quy mô và tính sôi động của thị trường tiền tệ cần phải có
mức độ tiền tệ hoá ( Monetization) cao. Chúng ta chỉ thực hiện được điều này
khi kiểm soát được lạm phát, nâng cao chỉ số phát triển chiều sâu về tài chính
(Financial deeping) bằng cách tăng chỉ số M2/GDP và giảm chỉ số Mo/Tiền gửi
Ngân hàng.
Đa dạng hoá chủng loại “hàng hoá” cho mọi giao dịch vốn, tiền tệ trên thị
trường tiền tệ. Ban hành những văn bản hướng dẫn thanh toán qua thương phiếu
được quy định trong luật thương mại. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tái chiết
khấu các giấy tờ thương mại có giá ngắn hạn theo thông lệ quốc tế.
Sự có mặt của thị trường tiền tệ sẽ đóng góp hữu ích vào việc xây dựng
và củng cố bầu không khí lành mạnh và an toàn hoạt động của các Ngân hàng.
Mối lo âu thường xuyên của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng về khả năng thanh
khoản của mình sẽ được giải toả, các nguồn tiền sẽ được sử dụng đúng mức và
hiệu quả hơn. Kết quả là các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được cung
cấp nhiều vốn với “giá” phải chăng hơn trước đây.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi một nguồn vốn trung
hạn và dài hạn lớn. Với phương châm dựa vào nguồn vốn nội lực là chính, thị
trường chứng khoán ra đời tạo thêm một kênh huy động vốn quan trọng cho nền
kinh tế. Để thị trường này hoạt động có hiệu quả cần thiết ban hành những văn

39
bản pháp quy phù hợp, triển khai hệ thống thông tin điện tử hiện đại bảo đảm
các giao dịch được kịp thời. Vấn đề tạo hàng hoá và chủ thể tham gia thị trường
này gắn liền với tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong những năm tới, số
lượng các doanh nghiệp cần cổ phần hoá lên tới 2000 – 3000 doanh nghiệp.
Song càng về sau quá trình này diễn ra chậm chạp hơn do quy mô các doanh
nghiệp lớn hơn. Nhà nước nên có những ưu đãi ban đầu đối với những doanh
nghiệp vừa tiến hành cổ phần.
3. Cải cách hơn nữa hệ thống ngân hàng:
Ngân hàng Trung ương phải tiếp tục củng cố và phát huy vai trò điều
hành chính sách tiền tệ của mình. Với việc sử dụng các công cụ và cơ chế thị
trường để can thiệp, Ngân hàng Trung ương cần phải có được thông tin cập
nhật và tiếp xúc thường xuyên với thị trường. Điều này đòi hỏi phải có sự thay
đổi trong phương thức hoạt động của Ngân hàng Trung ương, chuyển từ theo
dõi thụ động và định kì việc tuân thủ các quy định bắt buộc sang tham gia một
cách tích cực và thường xuyên. Việc theo dõi hàng ngày các diễn biến và tỉ giá,
lãi suất và vốn khả dụng trên thị trường tiền tệ sẽ cho biết thời điểm có sự căng
thẳng trên thị trường và mức độ can thiệp. Ngân hàng Trung ương có thể can
thiệp khi cần thiết trên thị trường tiền tệ hoặc ngoại hối một cách công khai
hoặc gián tiếp thông qua các đại lý.
Cần có sự phân chia quyền lực hợp lý giữa các bộ phận ra quyết định, cơ
cấu lại tổ chức của Ngân hàng Trung ương - đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa
các vụ chuyên môn. Hệ thống kế toán cũng cần được hợp lý hoá và hiện đại hoá
để cung cấp các thông tin cập nhật cần thiết để quản lý ngắn hạn các hạng mục
chủ yếu trên bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương.
Ngoài Ngân hàng Trung ương, cũng cần phải có những thay đổi trong hệ
thống Ngân hàng nói chung. Điểm xuất phát để cải tổ hệ thống Ngân hàng là
phải đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng

40
và việc gia tăng các yếu tố vật chất chỉ được thực hiện trên cơ sở chất lượng
quản trị. Đồng thời, việc quản lý hệ thống ngân hàng phải theo hướng hỗ trợ các
ngành kinh doanh có hiệu quả, không phải theo hướng nuôi dưỡng các ngân
hàng yếu kém.
Trước hết của việc cải tổ là phải bắt đầu từ nhân sự, tức là các nhà quản
trị ngân hàng. Để có những nhà quản trị giỏi, trước hết phải có cơ chế lựa chọn
và đào thải. Tiêu chuẩn trước hết để lựa chọn một nhà quản trị ngân hàng là
chất lượng công việc và tính sáng tạo, đương nhiên phải trên cơ sở đạo đức
nghề nghiệp. Mặt khác, cần có cơ chế sàng lọc bao gồm: thay thế người có năng
lực hơn, thay đổi vị trí đánh giá lại. Một nhà quản trị có thể bị thay thế trong
các trường hợp sau: năng lực quản trị yếu, phạm những sai lầm nghiêm trọng
trong quản trị và cạn kiệt các ý tưởng mới trong quản trị làm ảnh hưởng đến sự
phát triển ngân hàng.
Mở rộng quyền tự chủ của ngân hàng trong kinh doanh phải gắn liền với
hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Chính sách của Ngân hàng Trung ương đối với các
Ngân hàng thương mại cần tập trung vào các lĩnh vực có ảnh hưởng đến kinh tế
vĩ mô và hệ thống Ngân hàng, không can thiệp quá sâu vào kỹ thuật nghiệp vụ
– lĩnh vực cần phải tự chủ trong cạnh tranh. Tập trung thanh tra và kiểm soát
chặt chẽ các khâu trọng yếu và các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là các trung tâm
tài chính.
Thành lập Ngân hàng chính sách hoặc có biện pháp tách rời hoạt động có
tính chính sách trong các Ngân hàng thương mại để tạo ranh giới rõ ràng hơn
giữa chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại với chức năng cơ quan
thực hiện các chính sách của Nhà nước.
Tiến hành cổ phần hoá hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh
nhằm tạo điều kiện tiến hành cải tổ hệ thống ngân hàng theo hướng cắt giảm chi
phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như chuẩn bị cho tiến trình

41
hội nhập với khu vực và trên thế giới. Do tầm quan trọng của hệ thống ngân
hàng nên Nhà nước chỉ cần giữ quyền kiểm soát với trên 50% vốn là đủ.

4. Chuyển lãi suất cơ bản từ lãi suất cho vay sang lãi suất tiền gửi:
Bước sang trung gian để chuyển sang tự do hoá lãi suất là cần phải điều
hành lãi suất qua việc điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương.
Hiện nay lãi suất cơ bản đưa ra cho các tổ chức tín dụng là lãi suất cho vay. Tuy
nhiên vì một sự cạnh tranh lành mạnh và an toàn hệ thống, chúng ta cần chuyển
dần sang cơ chế khống chế lãi suất tiền gửi tối đa làm lãi suất cơ bản theo thông
lệ quốc tế. Cụ thể:
Lãi suất tiền gửi tối đa = Lạm phát dự kiến + Lãi thực của người gửi tiền
Các tổ chức tín dụng ấn định các mức lãi suất tiền gửi trong phạm vi mức
khống chế lãi suất tiền gửi tối đa và ấn định các mức lãi suất cho vay cụ thể phù
hợp với cung cầu vốn. Thực chất của lãi suất cơ bản theo loại này là Ngân hàng
Trung ương chỉ công bố và kiểm soát lãi suất tiền gửi tối đa và tự do hoá lãi
suất cho vay, việc điều hành và kiểm soát lãi suất cho vay thông qua điều hành
lãi suất tiền gửi tối đa và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
Lãi suất cơ bản theo cách này có ưu điểm là tạo ra một bước tiến mới
trong chính sách lãi suất tiến sát tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn ( là tự do hoá
lãi suất cho vay và tự do hoá lãi suất tiền gửi dưới mức tối đa ), là cơ chế lãi
suất linh hoạt theo quan hệ cung cầu vốn, phù hợp với cơ chế thị trường và
thông lệ quốc tế, tạo ra khả năng cạnh tranh lớn giữa các tổ chức tín dụng, giảm
thiểu sự quản lí của nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính.
Khống chế lãi suất tiền gửi tối đa sẽ không cho phép các tổ chức tín dụng
huy động vốn với bất kì lãi suất nào chạy đua về lãi suất tiền gửi để huy động
mới bù đắp bù đắp nợ cũ. đảm bảo an toàn hệ thống và bảo vệ được lợi ích của

42
người gửi tiền. Đồng thời, lãi suất cơ bản loại này thì hình thành nhiều khu vực
lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn và chi phí ngân hàng khác nhau.
- Điều chỉnh lãi suất cho vay bằng việc trực tiếp quyết định nâng cao hoặc hạ
lãi suất tiền gửi tối đa tương ứng.
- Điều hành gián tiếp bằng việc dùng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền
tệ tác động vào khối lương vốn trên thị trường như : ngân hàng mua bán các
loại giấy tờ có giá ngắn hạn của các tổ chức tín dụng ...
Vì vậy, khi ngân hàng trung ương xây dựng và củng cố thị trường tiền tệ,
chuyển từ điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ trực tiếp sang kết hợp điều
chỉnh bằng công cụ trực tiếp với công cụ gián tiếp, đưa nghiệp vụ thị trường mở
vào hoạt động để mua bán các chứng khoán ngắn hạn của các tổ chức tín dụng,
thực hiện tái chiết khấu các chứng từ của các tổ chức tín dụng; Củng cố kiểm
soát thị trường liên ngân hàng, tiếp tục củng cố và mở rộng việc mở và sử dụng
tài khoản cá nhân, để trên cơ sở đó một chính sách lãi suất cơ bản linh hoạt hơn
trần lãi suất như công bố lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi tối đa có sự kiểm
soát của nhà nước bằng cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Và sau quá trình thực hiện thành công lãi suất cơ bản là lãi suất tiền gửi
tối đa thì ta sẽ tiến hành thêm một bước nữa để tự do hoá lãi suất hoàn toàn khi
đã có và chủ động về các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và các điều kiện
khác về kinh tế và tiền tệ ổn định.

43
KẾT LUẬN

Việc chuyển đổi chính sách điều hành lãi suất sang cơ chế tự do hoá lãi suất
là một su thế tất yếu. Song cách thức chuyển đổi có hiệu quả nhằm hạn chế
những tiêu cực, kích thích nền kinh tế phát triển, huy động tích tụ tập trung vốn
cho công phát triển bền vững lại không có một khuôn mẫu đồng nhất. Tuỳ theo
điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, nền tảng kinh tế vĩ mô, mức độ mở cửa tập
quán tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư mà lộ trình tự do hoá lãi suất phải có thích ứng
phù hợp.
Tuy nhiên để vận dụng lãi suất thị trường, yếu tố chung cho cải cách ở mỗi
quốc gia là phải phát triển được thị trường,. Trên cơ sở thị trường lãi suất được
hình thành và tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô khác. các công cụ điều
hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương cũng phải được chuyển từ
trực tiếp sang các công cụ gián tiếp mang tính thị trường. Thông qua các công
cụ định hướng thị trường điều hành diễn biến lãi suất nhằm đạt các mục tiêu
tổng thể của nền kinh tế. Muốn có một thị trường phát triển, có các công cụ thị
trường hữu hiệu phải có sự chuẩn bị kĩ càng về cơ sở vật chất và con người. Hệ
thống ngân hàng cần được tiếp tục cải tổ, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các tổ chức tín dụng nhằm làm giảm chi phí và tăng hiệu quả luân chuyển
vốn trong nền kinh tế.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế mới chuyển đổi của nước ta
đang đứng trước nhiều cơ hội và nhiều khó khăn thách thức của nhu cầu mở cửa
và hội nhập. Duy trì chính sách lãi suất bị kiểm soát thời gian qua ngày càng tỏ
ra kém hiệu quả : vốn ứ đọng trong các ngân hàng, các biện pháp kích cầu qua
lãi suất không đạt hiệu quả mong muốn. Hơn mười năm sau đổi mới, những cải
cách mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng, trong điều hành chính sách tiền tệ và
thu chi ngân sách đã tạo ra những tiền đề vững chắc cho quá trình tự do hoá lãi
suất.

44
Vì nhiều lí do hạn chế về kiến thức và khả năng thu thập số liệu liên quan
tôi mong các bạn có nhiệt tâm đóng góp, bổ xung, sửa chữa cho chuyên đề của
tôi.

NỘI DUNG
Mở đầu
Chương I Lãi suất và tự do hoá lãi suất
I. Lãi suất
II. Tự do hoá lãi suất
III. Kinh nghiệm thé giới trong việc thực tự do hoá lãi suất

Chương II Thực trạng chính sách lãi suất ở Việt Nam


I. Bối cảnh chung
II. Các giai đoạn thực hiện chính lãi suất ở Việt Nam
III. Những đánh giá trong điều hành chính sách lãi suất thời gian qua

Chương III Giải pháp nhằm chuyển sang tự do hoá lãi suất
ở Việt Nam

I. Những cản trở chưa cho phép Việt Nam tự do hoá lãi suất
II. Giải pháp chuyển sang tự do hoá lãi suất

45
Kết luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Vấn đề đổi mới chính sách tiền tệ , kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
và kinh nghiệm của Nhật Bản.
Nxb Chính trị quốc gia, 1995
2, Frederic. S.Mishkin Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Nxb Khoa học kỹ thuật, 1994
3, N.Gregory.Mankiw Kinh tế vĩ mô
Nxb Thống kê, 1999
4,Một số tạp chí chuyên ngành các năm 1997, 1998, 1999, 2000
-Tạp chí Ngân hàng
-Tạp chí Tài chính
-Tạp chí Thị trường tiền tệ
-Tạp chí Nghiên cứu kinh tế

46

You might also like