You are on page 1of 83

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG 2
---------  ---------

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
HỆ: ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA : 2005-2010
Tên đề tài:

CHUYỂN GIAO MỀM TRONG MẠNG WCDMA

Mã số đề tài: 09405160029

Sinh viên thực hiện : LÊ TRUNG HIẾU


MSSV : 405160029
Lớp : Đ05VTA1
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN HUY HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11/2009


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------  ---------
*V*
------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------

Tp. Hồ Chí Minh, ngày..…tháng……năm 2009


Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Huy Hùng


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------  ---------
*V*
------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------

Tp. Hồ Chí Minh, ngày..…tháng……năm 2009


Giáo viên phản biện
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức trong
thời gian qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Huy Hùng đã định hướng và chỉ
dẫn cho em. Bằng sự nhiệt tình cùng với những góp ý, gợi mở, những kiến thức quý
báu từ Thầy, đã giúp em có thể hiểu được một cách sâu sắc và rõ ràng hơn những điều
còn vướng mắc trong thời gian làm luận án này.
Kế đến, em xin cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dẫn của các bạn lớp Đ05VT, tuy sự
giúp đỡ đó không lớn nhưng cũng giúp em giải đáp một số thắc mắc khi làm luận án
này.
Và cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ba mẹ cũng như các
anh chị em của em, những người đã luôn động viên, củng cố tinh thần cho em trong
suốt thời gian làm luận án này.
Mặc dù Em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2009


Sinh viên
Lê Trung Hiếu
Báo cáo tốt nghiệp Mục lục
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1
MỤC LỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................ 3
MỤC LỤC BẢNG ................................................................................................................. 4
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ......................................... 6
1.1 Sự phát triển của mạng di động ................................................................................ 6
1.1.1 Hệ thống di động tương tự thế hệ đầu tiên ......................................................... 6
1.1.2 Hệ thống di động thế hệ thứ 2 và giai đoạn 2 + ................................................. 6
1.1.3 Hệ thống di động thế hệ thứ 3 và cao hơn nữa ................................................... 9
a) Cấu trúc mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 UMTS ...................................... 11
b) Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo: .................................................... 13
1.2 Tổng quan về công nghệ CDMA ............................................................................ 13
1.2.1 Nguyên lý trải phổ (CDMA)........................................................................ 13
1.2.2 Trải phổ và giải trải phổ .............................................................................. 14
1.2.3 Đa truy xuất ................................................................................................ 15
1.2.4 Các đặc điểm chính của công nghệ WCDMA .............................................. 16
1.3 Quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource Management) ....................... 17
1.3.1 RRM trong mạng di động ............................................................................... 17
1.3.2 Chức năng của RRM....................................................................................... 18
a) Điều khiển công suất (Power Control)............................................................. 18
b) Điều khiển chuyển giao (Handover control) .................................................... 21
c) Điều khiển thâm nhập (Admission control) ..................................................... 21
d) Điều khiển Tải (Điều khiển tắc nghẽn) ............................................................ 23
CHƯƠNG II: CHUYỂN GIAO TRONG HỆ THỐNG 3G WCDMA ................................... 25
2.1 Tổng quan về chuyển giao trong mạng di động ...................................................... 25
2.1.1 Các kiểu chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA ........................................ 25
2.1.2 Các mục tiêu của chuyển giao ......................................................................... 26
2.1.3 Các thủ tục và phép đo chuyển giao ................................................................ 27
2.2 Chuyển giao mềm (SHO) ....................................................................................... 28
2.2.1 Nguyên lý của chuyển giao mềm .................................................................... 29
2.2.2 Thuật toán chuyển giao mềm .......................................................................... 31
2.2.3 Đặc điểm của chuyển giao mềm ...................................................................... 34
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT CẤP ĐƯỜNG DẪN VÀ CẤP HỆ THỐNG ...... 37
3.1 Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn ......................................................................... 37
3.1.1 Phân tích nhiễu hướng xuống ............................................................................... 37
a) Nhiễu intra-Cell và nhiễu inter-Cell ................................................................ 38
b) Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống ...................... 42

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 1


Báo cáo tốt nghiệp Mục lục
3.1.2 Sự phân bố công suất hướng xuống ..................................................................... 43
a) Phân bố công suất không có SHO ................................................................... 43
b) Phân bố công suất với SHO ............................................................................ 44
3.1.3 Kết luận ............................................................................................................... 50
3.2 Phân tích hiệu suất câp hệ thống ............................................................................ 50
3.2.1 Độ lợi chuyển giao mềm hướng xuống ............................................................ 50
a) Độ lợi chuyển giao mềm ................................................................................. 51
b) Những tác động đối với độ lợi chuyển giao mềm ............................................ 54
3.2.2 Sơ đồ chọn lựa và tái chọn lựa Cell ................................................................. 55
a) Nguyên lý cơ bản của các sơ đồ chọn lựa Cell (CS) khác nhau ........................ 56
b) Những tác động của các sơ đồ chọn lựa Cell khác nhau đến độ lợi SHO ......... 58
3.2.3 Các thuật toán chuyển giao mềm ..................................................................... 58
a) Các thuật toán SHO khác nhau ........................................................................ 59
b) Vùng SHO của các thuật toán chuyển giao mềm khác nhau ............................ 62
3.2.4 Điều khiển công suất hướng xuống ................................................................. 62
a) Phân bố công suất dưới 3 điều kiện điều khiển công suất ................................ 63
b) Độ lợi SHO dưới những tác động của điều khiển công suất ............................. 65
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT TỐI ƯU TRONG CHUYỂN
GIAO MỀM......................................................................................................................... 67
4.1 Nguyên lý của cách tiếp cận mới ............................................................................ 67
4.2 Đánh giá tính khả thi .............................................................................................. 68
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH DEMO ............................................................................ 72
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 73
BẢNG TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................... 74
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 79

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 2


Báo cáo tốt nghiệp Mục lục hình vẽ

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình I.1 Sự phát triển của mạng di động ............................................................................ 7


Hình I.2 Lộ trình phát triển từ 2G đến 3G ......................................................................... 10
Hình I.3 Trải phổ và giải trải phổ ..................................................................................... 15
Hình I.4 Các công nghệ đa truy xuất................................................................................. 15
Hình I.5 Nguyên lý đa truy xuất trải phổ .......................................................................... 16
Hình I.6 Các vị trí điển hình của RRM trong mạng WCDMA .......................................... 18
Hình I.7 Hiệu ứng gần xa (điều khiển công suất hướng lên) ............................................. 19
Hình I.8 Bù nhiễu inter-cell (điều khiển công suất hướng xuống) ..................................... 20
Hình I.9 Thuật toán chung của điều khiển công suất vòng ngoài....................................... 21
Hình I.10 Đường cong tải ................................................................................................... 22

Hình II.1 Các viễn cảnh của các kiểu chuyển giao khác nhau ......................................... 26
Hình II.2 Các thủ tục chuyển giao .................................................................................. 28
Hình II.3 Sự so sánh giữa chuyển giao cứng và chuyển giao mềm .................................. 30
Hình II.4 Nguyên lý chuyển giao mềm (trường hợp 2 đường) ........................................ 31
Hình II.5 Thuật toán chuyển giao mềm của IS-95A........................................................ 32
Hình II.6 Thuật toán chuyển giao mềm WCDMA .......................................................... 33
Hình II.7 Giảm nhiễu hướng lên bằng cách sử dụng SHO .............................................. 35

Hình III.1 Nhiễu hướng lên ............................................................................................. 37


Hình III.2 Nhiễu hướng xuống ........................................................................................ 38
Hình III.3 χ ,Nhiễu inter-Cell hướng xuống tương đối ..................................................... 40
Hình III.4 η, Tỷ số nhiễu inter-Cell và intra-Cell ............................................................. 41
Hình III.5 Độ nhạy của nhiễu hướng xuống tương đối với các thông số vô tuyến ............ 41
Hình III.6 Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống ...................... 42
Hình III.7 Ý nghĩa của β1 β2 β3 với các vị trí MS khác nhau ............................................. 47
Hình III.8 Hàm phân bố tích luỹ của β1 β2 và β3 .............................................................. 48
Hình III.9 Công suất tổng trung bình đối với vị trí của trạm di động ................................ 49
Hình III.10 Công suất kênh lưu lượng hướng xuống .......................................................... 49
Hình III.11 Vùng chuyển giao mềm và vùng phủ sóng hiệu quả của Cell .......................... 51
Hình III.12 Sự bố trí Cell .................................................................................................. 52
Hình III.13 Sơ đồ chọn lựa Cell......................................................................................... 56
Hình III.14 Lưu đồ chọn lựa Cell hoàn hảo ....................................................................... 57
Hình III.15 Lưu đồ chọn lựa Cell bình thường................................................................... 58
Hình III.16 Lưu đồ thuật toán chuyển giao mềm IS-95A ................................................... 60
Hình III.17 Lưu đồ thuật toán chuyển giao mềm UTRA .................................................... 61
Hình III.18 So sánh vùng SHO của các thuật toán khác nhau............................................. 62

Hình IV.1 Điều khiển công suất hướng xuống trong Chuyển giao mềm ........................... 67
Hình IV.2 Công suất truyền tổng tương đối cho các MS trong chuyển giao mềm. ............ 71

Hình V.1 Mô hình chuyển giao ...................................................................................... 72

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 3


Báo cáo tốt nghiệp Mục lục bảng

MỤC LỤC BẢNG

TABLE I.1 Các thông số kỹ thuật của hệ thống số thế hệ thứ 2 ........................................... 8

TABLE III.1 Bảng liên kết ............................................................................................... 54

TABLE IV.1 Các thông số hệ thống ..................................................................................... 71

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 4


Báo cáo tốt nghiệp Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU

Như ta đã biết, các đầu cuối di động cho phép thuê bao truy xuất các dịch vụ
trong khi đang di chuyển, điều này đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển 1 cách nhanh
chóng của ngành công nghiệp mạng di động, và thay đổi nó từ một công nghệ mới
thành một ngành công nghiệp lớn trong vòng ít hơn hai thập kỷ.
Chuyển giao là một chức năng thiết yếu để đối phó với tính di động của các
thuê bao di động. So với chuyển giao cứng truyền thống được sử dụng trong mạng di
động GSM, thì chuyển giao mềm sử dụng trong IS-95 và được đề xuất cho mạng 3G
có hiệu suất tốt hơn trên cả hai cấp độ đường dẫn và hệ thống.
Trong hầu hết các phân tích trước đây về chuyển giao mềm đều tập trung vào
hướng lên. Tuy nhiên, trong các mạng di động tương lai thì hướng xuống lại cực kỳ
quan trọng đối với dung lượng hệ thống bởi tính bất đối xứng của các dịch vụ mới,
chẳng hạn như lưu lượng Internet. Hiểu được vấn đề đó, nên luận án này sẽ đi sâu
nghiên cứu các đặc tính của chuyển giao mềm cũng như những tác động của nó đến
dung lượng hay hiệu suất hướng xuống trong mạng WCDMA. Cụ thể là:
Chương 1: sẽ giới thiệu tổng quan về mạng thông tin di động
Chương 2 + chương 3: giới thiệu về chuyển giao mềm và những tác động của nó ở cấp
độ đường dẫn và hệ thống.
Chương 4: sẽ đưa ra chiến lược điều khiển công suất tối ưu suốt trong quá trình
chuyển giao mềm.
Trong quá trình thực hiện luận án có thể em sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 5


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG


1.1 Sự phát triển của mạng di động
1.1.1 Hệ thống di động tương tự thế hệ đầu tiên
Năm 1980 đã bắt đầu kỷ nguyên mạng điện thoại di động tế bào, và từ đó
truyền thông di động đã trải qua những thay đổi đáng kể và phát triển lớn về mặt kinh
nghiệm.Hình I.2 cho thấy sự tiến triển của mạng di động.
Hệ thống di động thế hệ đầu tiên đã sử dụng phương thức truyền tương tự đối
với các dịch vụ thoại. Năm 1979, hệ thống di động đầu tiên trên thế giới đã được đưa
vào hoạt động bởi Nippon Telephone and Telegraph (NTT) ở Tokyo, Japan.Hệ thống
đã sử dụng 600 kênh hai chiều trên phổ tần 30 MHz ở băng tần 800 MHz, với khoảng
cách kênh là 25 kHz. 2 năm sau, kỷ nguyên di động tế bào đã hướng tới Châu Âu. 2
phổ biến nhất của hệ thống tương tự là Nordic Mobile Telephones (NMT) và Total
Access Communication Systems (TACS).Năm 1981, hệ thống NMT-450 đã được
thương mại hoá bởi NMT ở Scandinavia. Hệ thống hoạt động ở dải tần 450 MHz và
900 MHz với băng thông tổng cộng là 10 MHz. TACS, được ra mắt tại Anh vào năm
1982, hoạt động tại tần số 900 MHz với băng tần dành cho mỗi đường là 25 MHz và
băng thông mỗi kênh là 25 kHz. TACS được mở rộng triển khai vào năm 1985. Ngoài
NMT và TACS, một số hệ thống tương tự khác cũng đã được giới thiệu vào năm 1980
trên toàn Châu Âu. Ví dụ, ở Đức, hệ thống di động tế bào C-450 , hoạt động tại băng
tần 450 MHz và 900 MHz (sau này) , được triển khai vào tháng Chín năm 1985. Tất cả
các hệ thống này cung cấp khả năng chuyển vùng và chuyển giao nhưng mạng di động
tế bào lại không cho phép liên kết nối giữa các quốc gia. Đây là một trong những khó
khăn không thể tránh khỏi của mạng di động thế hệ đầu tiên. Tại Hoa Kỳ, mạng điện
thoại di động AMPS (Advanced Mobile Phone System) được đưa ra vào năm 1982.
Hệ thống được phân bổ một băng thông 40 MHz trong dải tần từ 800 đến 900 MHz.
Năm 1988, AMPS được bổ sung thêm 10 MHz băng thông và gọi là phổ mở rộng
Expanded Spectrum (ES).
1.1.2 Hệ thống di động thế hệ thứ 2 và giai đoạn 2 +
Hệ thống di động thế hệ thứ 2 được giới thiệu vào cuối những năm 1980.Các
dịch vụ dữ liệu tốc độ thấp cũng như các dịch vụ thoại truyền thống được hỗ trợ. Các
hệ thống này sử dụng kỹ thuật truyền dẫn số chứ không phải truyền dẫn tương tự. Do
vậy, so với hệ thống di động thế hệ thứ nhất, hiệu suất phổ của thế hệ thứ 2 cao hơn,
dịch vụ dữ liệu và khả năng chuyển vùng tốt hơn. Ở Châu Âu, hệ thống toàn cầu dành
cho truyền thông di động có tên gọi là GSM (Global System for Mobile
Communications) được triển khai để cung cấp một tiêu chuẩn mang tính thống nhất.
Điều này cho phép các dịch vụ không có đường nối ra khỏi Châu Âu bằng phương
thức chuyển vùng quốc tế. Hệ thống GSM sớm nhất hoạt động ở băng tần 900 MHz
với băng thông tổng cộng là 50 MHz. Suốt trong quá trình phát triển hơn 20 năm, công
nghệ GSM đã liên tục được cải tiến để cung cấp các dịch vụ tốt hơn trên thị trường.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 6


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Những công nghệ mới tiên tiến hơn được biết đến như là hệ thống thế hệ 2,5 (2,5G)
đều được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống GSM gốc. Cho đến nay, như là một
hệ thống di động lớn nhất trên toàn thế giới, GSM là công nghệ của sự lựa chọn tại
hơn 190 quốc gia với khoảng 787.000.000 thuê bao.

Hình I.1 Sự phát triển của mạng di động

Tại Hoa Kỳ, đã có 3 dòng phát triển của hệ thống di động tế bào số. Hệ thống
đầu tiên, được giới thiệu vào năm 1991, đó là IS-54 (North America TDMA Digital
Cellular), trong đó có một phiên bản mới hỗ trợ các dịch vụ bổ sung (IS 136) được
giới thiệu vào năm 1996. Trong đó, IS-95 đã được triển khai vào năm 1993. Sự uỷ
nhiệm truyền thông liên bang Mỹ Federal Communications Commision (FCC) cũng
bán đấu giá một khối phổ mới trong dải tần 1900 MHz (PCS), cho phép GSM 1900
nhập vào thị trường Mỹ. Ở Nhật Bản, hệ thống Personal Digital Celluar (PDC), ban
đầu được biết đến như là JDC (Japanese Digital Cellular) bước đầu được định nghĩa
vào năm 1990. Dịch vụ thương mại đã được bắt đầu bởi NTT vào năm 1993 ở băng
tần 800 MHz và năm 1994 ở băng tần 1,5 GHz. Bảng I.1 cho thấy các thông số kỹ
thuật của bốn hệ thống di động số thế hệ thứ hai điển hình.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 7


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

GSM IS-136 IS-95 PDC

Đa truy xuất TDMA TDMA CDMA TDMA

π/4-DQPSK
Điều chế GMSK Coherent π/4-DQPSK QPSK/O-QPSK π/4-DQPSK
Coherent 8-PSK

Độ rộng kênh 200 kHz 30 kHz 1.25 kHz 25 kHz

Tốc độ bit 270.833 kbit/s 48.6 kbit/s(π/4-DQPSK) 1.2288 Mchip/s 42 kbit/s


72.9 kbit/s(8-PSK)

Độ dài khung 4.615 ms 40 ms 20 ms 20 ms

Số khe/khung 8/16 6 1 3/6

Băng tần 880 915/935 960 824-849/869-894 824-849/869-894 810 826/910 956
(lên/xuống) 1720-1785/1805-1880 1930-1990/1850-1910 1930-1990/1850- 1429-1453/1477-
(MHz) 1930-1990/1850-1910 1910 1501

Tốc độ dữ liệu HSCSD: 57.6 IS-136+: 43.2 IS 95A: 14.4 28.8


cho phép tối đa GPRS: 115.2-182.4 IS 95B: 115.2
(kbit/s)

Chuyển giao Cứng Cứng Mềm Cứng

TABLE I.1 Các thông số kỹ thuật của hệ thống số thế hệ thứ 2

Ngày nay, hệ thống di động tế bào số thế hệ thứ hai vẫn chiếm ưu thế trong
ngày công nghiệp di động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, họ đang tiến triển theo hướng
hệ thống thế hệ thứ ba (3G) vì những nhu cầu về lưu lượng di động và sự xuất hiện của
các loại hình dịch vụ mới. Các hệ thống mới, chẳng hạn như là HSCSD (High Speed
Circuit Switched Data), GPRS (General Packet Radio Service), và IS 95B, thường
được gọi chung là thế hệ 2,5 (2,5G).
HSCSD, GPRS và EDGE tất cả đều dựa trên nền tảng của hệ thống GSM ban
đầu. HSCSD là sự cải tiến đầu tiên của giao tiếp vô tuyến GSM: nó bó các khe thời
gian GSM để cho ra một tốc độ dữ liệu tối đa về mặt lý thuyết là 57,6 Kbit/s ( 4
bit/s). HSCSD cung cấp cả 2 loại hình dịch vụ đối xứng và bất đối xứng và nó
được triển khai tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, HSCSD không dễ dàng về mặt giá cả
cạnh tranh.
Sau HSCSD, GPRS là bước phát triển tiếp theo của giao tiếp vô tuyến GSM.
Ngoài bó các khe thời gian, thì 4 sơ đồ mã hoá kênh mới được đề xuất. GPRS cung
cấp “always on” các gói dữ liệu chuyển mạch gói với băng thông chỉ được sử dụng khi
cần thiết. Vì vậy, GPRS cho phép GSM truy xuất Internet với hiệu suất phổ cao bằng
cách sử dụng các khe thời gian khác nhau giữa các User. Về mặt lý thuyết, GPRS có

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 8


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

thể hỗ trợ tốc độ dữ liệu lên tới 160 Kbit/s (hiện tại GPRS cung cấp 40 Kbit/s). Triển
khai GPRS không dễ dàng như là HSCSD vì mạng lõi cần phải được nâng cấp tốt.
EDGE sử dụng cấu trúc vô tuyến GSM và khung TDMA nhưng với một sơ đồ
điều chế mới, 8QPSK, thay vì GMSK, qua đó tăng gấp 3 lần so với GSM thông qua
việc sử dụng cùng một băng thông. EDGE kết hợp với GPRS sẽ cung cấp tốc độ dữ
lieu cho mỗi User lên đến 384 Kbit/s.
1.1.3 Hệ thống di động thế hệ thứ 3 và cao hơn nữa
Hệ thống thông tin di động chuyển từ thế hệ 2 sang thế hệ 3 qua một giai đoạn
trung gian là thế hệ 2,5 sử dụng công nghệ TDMA trong đó kết hợp nhiều khe hoặc
nhiều tần số hoặc sử dụng công nghệ CDMA trong đó có thể chồng lên phổ tần của thế
hệ hai nếu không sử dụng phổ tần mới, bao gồm các mạng đã được đưa vào sử dụng
như: GPRS, EDGE và CDMA2000-1x. Ở thế hệ thứ 3 này các hệ thống thông tin di
động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và có khả năng phục vụ ở tốc
độ bit lên đến 2 Mbit/s. Để phân biệt với các hệ thống thông tin di động băng hẹp hiện
nay, các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 gọi là các hệ thống thông tin di động băng
rộng.
Nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin di động thế hệ 3 IMT-2000 đã được đề
xuất, trong đó 2 hệ thống W-CDMA và CDMA2000 đã được ITU chấp thuận và đưa
vào hoạt động trong những năm đầu của những thập kỷ 2000. Các hệ thống này đều
sử dụng công nghệ CDMA, điều này cho phép thực hiện tiêu chuẩn toàn thế giới cho
giao diện vô tuyến của hệ thống thông tin di động thế hệ 3.
- W-CDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là sự nâng cấp của các
hệ thống thông tin di động thế hệ 2 sử dụng công nghệ TDMA như: GSM, IS-136.
- CDMA2000 là sự nâng cấp của hệ thống thông tin di động thế hệ 2 sử dụng
công nghệ CDMA: IS-95.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 9


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Hình I.2 Lộ trình phát triển từ 2G đến 3G


Yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động thế hệ 3:
Thông tin di động thế hệ thứ 3 xây dựng trên cơ sở IMT-2000 được đưa vào
phục vụ từ năm 2001. Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng
cũng đồng thời bảo đảm sự phát triển liên tục của thông tin di động thế hệ 2.
 Tốc độ của thế hệ thứ ba được xác định như sau:
- 384 Kb/s đối với vùng phủ sóng rộng.
- 2 Mb/s đối với vùng phủ sóng địa phương.
 Các tiêu chí chung để xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ ba (3G):
- Sử dụng dải tần quy định quốc tế 2GHz như sau:
+ Đường lên : 1885-2025 MHz.
+ Đường xuống : 2110-2200 MHz.
- Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô
tuyến:
+ Tích hợp các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến.
+ Tương tác với mọi loại dịch vụ viễn thông.
- Sử dụng các môi trường khai thác khác nhau: trong công sở,ngoài
đường trên xe, vệ tinh.
- Có thể hỗ trợ các dịch vụ như:

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 10


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

+Môi trường thông tin nhà ảo (VHE: Virtual Home Environment)


trên cơ sở mạng thông minh, di động cá nhân và chuyển mạng
toàn cầu.
+Đảm bảo chuyển mạng quốc tế.
+Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời cho thoại, số liệu
chuyển mạch theo kênh và số liệu chuyển mạch theo gói.
- Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện.
a) Cấu trúc mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 UMTS
Hệ thống W-CDMA được xây dựng trên cơ sở mạng GPRS. Về mặt chức năng
có thể chia cấu trúc mạng W-CDMA ra làm hai phần : mạng lõi (CN ) và mạng truy
nhập vô tuyến (UTRAN ), trong đó mạng lõi sử dụng toàn bộ cấu trúc phần cứng của
mạng GPRS còn mạng truy nhập vô tuyến là phần nâng cấp của W-CDMA. Ngoài ra
để hoàn thiện hệ thống, trong W-CDMA còn có thiết bị người sử dụng (UE) thực hiện
giao diện người sử dụng với hệ thống. Từ quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN
đều bao gồm những giao thức mới được thiết kế dựa trên công nghệ vô tuyến
WCDMA, trái lại mạng lõi được định nghĩa hoàn toàn dựa trên GSM. Điều này cho
phép hệ thống W-CDMA phát triển mang tính toàn cầu trên cơ sở công nghệ GSM.

Cấu trúc của UMTS

 UE (User Equipment)
Thiết bị người sử dụng thực hiện chức năng giao tiếp người sử dụng với hệ thống.
UE gồm hai phần :

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 11


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

- Thiết bị di động (ME : Mobile Equipment) : Là đầu cuối vô tuyến được sử dụng
cho thông tin vô tuyến trên giao diện Uu.
- Module nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) : Là một thẻ thông minh chứa thông
tin nhận dạng của thuê bao, nó thực hiện các thuật toán nhận thực, lưu giữ các khóa
nhận thực và một số thông tin thuê bao cần thiết cho đầu cuối.
 UTRAN (UMTS Terestrial Radio Access Network)
Mạng truy nhập vô tuyến có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên quan đến truy
nhập vô tuyến. UTRAN gồm hai phần tử :
- Nút B : Thực hiện chuyển đổi dòng số liệu giữa các giao diện Iub và Uu. Nó cũng
tham gia quản lý tài nguyên vô tuyến.
- Bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC : Có chức năng sở hữu và điều khiển các tài
nguyên vô tuyến ở trong vùng (các nút B được kết nối với nó). RNC còn là điểm truy
cập tất cả các dịch vụ do UTRAN cung cấp cho mạng lõi CN.
 CN (Core Network)
- HLR (Home Location Register) : Là thanh ghi định vị thường trú lưu giữ thông
tin chính về lý lịch dịch vụ của người sử dụng. Các thông tin này bao gồm : Thông tin
về các dịch vụ được phép, các vùng không được chuyển mạng và các thông tin về dịch
vụ bổ sung như : trạng thái chuyển hướng cuộc gọi, số lần chuyển hướng cuộc gọi.
- MSC/VLR (Mobile Services Switching Center/Visitor Location Register) : Là
tổng đài (MSC) và cơ sở dữ liệu (VLR) để cung cấp các dịch vụ chuyển mạch kênh
cho UE tại vị trí của nó. MSC có chức năng sử dụng các giao dịch chuyển mạch kênh.
VLR có chức năng lưu giữ bản sao về lý lịch người sử dụng cũng như vị trí chính xác
của UE trong hệ thống đang phục vụ.
- GMSC (Gateway MSC) : Chuyển mạch kết nối với mạng ngoài.
- SGSN (Serving GPRS) : Có chức năng như MSC/VLR nhưng được sử dụng cho
các dịch vụ chuyển mạch gói (PS).
- GGSN (Gateway GPRS Support Node) : Có chức năng như GMSC nhưng chỉ
phục vụ cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
 Các mạng ngoài
- Mạng CS : Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch kênh.
- Mạng PS : Mạng kết nối cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
 Các giao diện vô tuyến
- Giao diện CU : Là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện này
tuân theo một khuôn dạng chuẩn cho các thẻ thông minh.
- Giao diện UU : Là giao diện mà qua đó UE truy cập các phần tử cố định của hệ
thống và vì thế mà nó là giao diện mở quan trọng nhất của UMTS.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 12


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

- Giao diện IU : Giao diện này nối UTRAN với CN , nó cung cấp cho các nhà khai
thác khả năng trang bị UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.
- Giao diện IUr : Cho phép chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà sản xuất
khác nhau.
- Giao diện IUb : Giao diện cho phép kết nối một nút B với một RNC. IUb được
tiêu chuẩn hóa như là một giao diện mở hoàn toàn.
b) Hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo:
Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 sang thế hệ 4 qua giai đoạn trung gian là
thế hệ 3,5 có tên là mạng truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA. Thế hệ 4 là
công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa
trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1.5 Gb/giây. Công nghệ 4G được hiểu là
chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT
DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Mb/giây khi di
chuyển và tới 1 Gb/giây khi đứng yên, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên
hình ảnh động chất lượng cao. Chuẩn 4G cho phép truyền các ứng dụng phương tiện
truyền thông phổ biến nhất, góp phần tạo nên các những ứng dụng mạnh mẽ cho các
mạng không dây nội bộ (WLAN ) và các ứng dụng khác.
Thế hệ 4 dùng kỹ thuật truyền tải truy cập phân chia theo tần số trực giao
OFDM, là kỹ thuật nhiều tín hiệu được gởi đi cùng một lúc nhưng trên những tần số
khác nhau. Trong kỹ thuật OFDM, chỉ có một thiết bị truyền tín hiệu trên nhiều tần số
độc lập (từ vài chục cho đến vài ngàn tần số). Thiết bị 4G sử dụng máy thu vô tuyến
xác nhận bởi phần mềm SDR (Software - Defined Radio) cho phép sử dụng băng
thông hiệu quả hơn bằng cách dùng đa kênh đồng thời. Tổng đài chuyển mạch mạng
4G chỉ dùng chuyển mạch gói, do đó, giảm trễ thời gian truyền và nhận dữ liệu.
1.2 Tổng quan về công nghệ CDMA
1.2.1 Nguyên lý trải phổ (CDMA)
Hệ thống truyền thông số được thiết kế để tối đa hoá dung lượng sử dụng.Từ
nguyên tắc dung lượng kênh của Shannon được biểu diễn ở (1.1), hiển nhiên rằng
dung lượng kênh có thể được tăng lên bằng cách tăng băng thông kênh.

C  B. log 2 (1  S ) (1.1)
N

Trong đó B là băng thông (Hz), C là dung lượng kênh (bit/s), S là công suất tín
hiệu và N là công suất nhiễu.Do đó, đối với một tỷ số S/N cụ thể (Signal to Noise
ratio:SNR), dung lượng sẽ được tăng lên nếu băng thông sử dụng để truyền thông tin
được tăng lên.CDMA là một công nghệ trải phổ của tín hiệu băng hẹp thành tín hiệu
băng rộng trước khi truyền.CDMA thường được gọi là Spread-Spectrum Multiple
Access (SSMA).

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 13


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Tỷ số của băng thông truyền và băng thông dữ liệu được gọi là độ lợi xử lý Gp
(cũng được gọi là hệ số trải phổ):

Bt B
Gp  Hoặc Gp  (1.2)
Bi R

Trong đó Bt là băng thông truyền, Bi là băng thông của tín hiệu mang thông tin,
B là băng thông RF và R là tốc độ thông tin dữ liệu.Tỷ số S/N liên quan đến tỷ số
Ec/N0, trong đó Eb là năng lượng của 1 bit, và N0 là mật độ phổ công suất nhiễu, điều
này dẫn đến:

S Eb  R Eb 1
   (1.3)
N I0  B I0 Gp

Do vậy, đối với yêu cầu Eb/N0 cố định, độ lợi xử lý cao thì tỷ số S/N phải nhỏ.
Trong hệ thống CDMA đầu tiên IS 95, băng thông truyền là 1,25 MHz. Trong hệ
thống WCDMA, băng thông truyền là khoảng 5 MHz.
Trong CDMA, mỗi User được gán một chuỗi mã duy nhất (mã trải phổ) được
sử dụng để trải tín hiệu băng hẹp thành tín hiệu băng rộng trước khi được truyền đi.
Đối với máy thu, do biết đựơc chuỗi mã đối với mỗi User nên nó có thể giải mã phục
hồi lại dữ liệu ban đầu.
1.2.2 Trải phổ và giải trải phổ
Trải phổ và giải trải phổ là những hoạt động cơ bản nhất của hệ thống
DS-CDMA, được đưa ra ở hình I.3. Dữ liệu ngừơi dùng ở đây được giả sử là điều chế
BPSK với tốc độ chuỗi bit là R. Nguyên lý trải phổ là nhân mỗi bit dữ liệu người dùng
với một chuỗi mã chu kỳ n bit, được gọi là chips.Ở đây, n=8, do đó hệ số trải phổ là
8.Dữ liệu sau khi trải phổ có tốc độ là 8 × R và nó có cùng dạng ngẫu nhiên giống như
là mã trải phổ.Sự gia tăng tốc độ dữ liệu bằng hệ số 8 tương ứng với sự mở rộng phổ
đang sử dụng của tín hiệu dữ liệu người dùng. Tín hiệu băng rộng sau đó sẽ được
truyền đi thông qua một kênh vô tuyến đến đầu cuối nhận.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 14


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Hình I.3 Trải phổ và giải trải phổ


Trong giải trải phổ, tín hiệu cao tần nhận được từ máy thu sẽ được nhân trở lại
với một chuỗi mã giống hệt như trong quá trình trải phổ.Như được hiển thị trên hình,
dữ liệu người dùng ban đầu đã được phục hồi hoàn toàn.
1.2.3 Đa truy xuất
Một mạng truyền thông di động là một hệ thống đa người dùng, trong đó một số
lượng lớn người sử dụng cùng chia sẻ chung một tài nguyên vật lý để truyền và nhận
thông tin.Khả năng đa truy xuất là một trong những thành phần cơ bản. Việc trải phổ
tín hiệu được truyền cho một tính khả thi về đa truy xuất của hệ thống CDMA. Hình
I.4 đưa ra ba công nghệ đa truy xuất khác nhau đó là : CDMA, TDMA, FDMA

Hình I.4 Các công nghệ đa truy xuất

Trong FDMA (Fequency Devision Multiple Access), các tín hiệu của các User
khác nhau được truyền trong mỗi kênh khác nhau với một tần số điều chế khác nhau.
Trong TDMA (Time Division Multiple Access), tín hiệu của các User khác nhau được
truyền trong các khe thời gian khác nhau. Với hai công nghệ trên, số User tối đa có thể
chia sẻ các kênh vật lý đồng thời là cố định. Tuy nhiên, trong CDMA, tín hiệu của các
User khác nhau được truyền trên cùng một băng tần tại cùng một thời gian. Mỗi tín
hiệu của User này như là nhiễu đối với tín hiệu của User khác và do đó dung lượng của
hệ thống CDMA có mối liên quan chặt chẽ đến cấp độ nhiễu: không có số lượng tối đa
SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 15
Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

cố định, do đó, dung lượng giới hạn mềm được đưa vào sử dụng. Hình I.5 đưa ra một
ví dụ về cách 3 User có thể truy xuất đồng thời trong một hệ thống CDMA.
Tại đầu thu, User 2 thực hiện giải trải phổ tín hiệu thông tin của nó trở lại dạng
tín hiệu băng hẹp, nhưng các User khác không làm được. Điều này là bởi mối tương
quan chéo giữa mã của User chủ định và mã của các User khác là rất nhỏ: mạch dò chỉ
đặt công suất của tín hiệu chủ định và một phần nhỏ tín hiệu từ các User khác vào
trong băng thông thông tin.
Độ lợi xử lý, cùng với bản chất băng rộng của quá trình xử lý đã đưa ra những
lợi ích của hệ thống CDMA, như là dung lượng mềm và hiệu suất phổ cao.
Tuy nhiên, tất cả những lợi ích này đòi hỏi việc sử dụng chuyển giao mềm và
điều khiển công suất chặt chẽ để tránh tín hiệu của một User che khuất tín hiệu của
User khác.Điều khiển công suất và chuyển giao mềm sẽ được giải thích chi tiết hơn ở
các phần sau.

Hình I.5 Nguyên lý đa truy xuất trải phổ


1.2.4 Các đặc điểm chính của công nghệ WCDMA
WCDMA (Wideband CDMA) là công nghệ thông tin di động thế hệ ba giúp
tăng tốc độ truyền nhận dữ liệu cho hệ thống GSM bằng cách dùng kỹ thuật CDMA
hoạt động ở băng tần rộng thay thế cho TDMA. Trong các công nghệ thông tin di động
thế hệ ba thì WCDMA nhận được sự ủng hộ lớn nhất nhờ vào tính linh hoạt của lớp
vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau đặc biệt là dịch vụ tốc độ bit thấp
và trung bình.
WCDMA có các đặc điểm cơ bản sau :
- Là hệ thống đa truy cập phân chia theo mã trải phổ trực tiếp, có tốc
độ bit lên cao (lên đến 2 Mbps).
- Tốc độ chip 3,84 Mcps với độ rộng sóng mang 5 MHz, do đó hỗ trợ
tốc độ dữ liệu cao đem lại nhiều lợi ích như độ lợi đa phân tập.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 16


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

- Hỗ trợ tốc độ người sử dụng thay đổi liên tục. Mỗi người sử dụng
cung cấp một khung, trong khung đó tốc độ dữ liệu giữ cố định
nhưng tốc độ có thể thay đổi từ khung này đến khung khác.
- Hỗ trợ hai mô hình vô tuyến FDD và TDD. Trong mô hình FDD
sóng mang 5 MHz sử dụng cho đường lên và đường xuống, còn trong
mô hình TDD sóng mang 5 MHz chia xẻ theo thời gian giữa đường
lên và đường xuống.
- WCDMA hỗ trợ hoạt động không đồng bộ của các trạm gốc, do đó
dễ dàng phát triển các trạm gốc vừa và nhỏ.
- WCDMA sử dụng tách sóng có tham chiếu đến sóng mang dựa trên
kênh hoa tiêu, do đó có thể nâng cao dung lượng và vùng phủ.
- WCDMA được thiết kế dễ dàng nâng cấp hơn các hệ thống CDMA
như tách sóng đa người sử dụng, sử dụng anten thông minh để nâng
cao dung lượng và vùng phủ.
- WCDMA được thiết kế tương thích với GSM để mở rộng vùng phủ
sóng và dung lượng của mạng.
- Lớp vật lý mềm dẻo dễ thích hợp được tất cả thông tin trên một sóng
mang.
- Hệ số tái sử dụng tần số bằng 1
- Hỗ trợ phân tập phát và các cấu trúc thu tiên tiến.
Nhược điểm chính của W_CDMA là hệ thống không cho phép trong băng TDD
phát liên tục cũng như không tạo điều kiện cho các kỹ thuật chống nhiễu các môi
trường làm việc khác nhau.
Hệ thống thông tin di động thế hệ ba WCDMA có thể cung cấp các dịch vụ với
tốc độ bit lên đến 2 Mbps. Bao gồm nhiều kiểu truyền dẫn như truyền dẫn đối xứng và
không đối xứng, thông tin điểm đến điểm và thông tin đa điểm. Với khả năng đó, các
hệ thống thông tin di động thế hệ ba có thể cung cấp dễ dàng các dịch vụ mới như:
điện thoại thấy hình, tải dữ liệu nhanh, ngoài ra nó còn cung cấp các dịch vụ đa
phương tiện khác.
1.3 Quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM: Radio Resource Management)
1.3.1 RRM trong mạng di động
Radio Resource Management (RRM) trong mạng 3G có trách nhiệm cải thiện
việc sử dụng các nguồn tài nguyên giao tiếp không gian.Các mục tiêu của RRM có thể
được tóm tắt như sau:
 Đảm bảo QoS đối với các ứng dụng khác nhau.
 Duy trì vùng phủ sóng theo kế hoạch.
 Tối ưu hoá dung lượng hệ thống.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 17


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Trong mạng 3G, tiền phân bố (pre-allocating) tài nguyên và quá kích thước
(over-dimensioning) mạng là không khả thi bởi vì không dự đoán trước được sự cần
thiết và các yêu cầu khác nhau của các dịch vụ khác nhau. Vì vậy, quản lý tài nguyên
vô tuyến bao gồm 2 phần: cấu hình tài nguyên vô tuyến và tái cấu hình. Cấu hình tài
nguyên vô tuyến có trách nhiệm phân bố tài nguyên một cách hợp lý khi có các yêu
cầu mới vào hệ thống để mạng ổn định và không rơi vào tình trạng quá tải. Nhưng, sự
tắc nghẽn có thể xảy ra trong mạng 3G bởi vì tính di động của người dùng, tái cấu hình
tài nguyên vô tuyến chịu trách nhiệm phân bố lại tài nguyên trong mạng khi tải tăng
lên hoặc tắt nghẽn bắt đầu xuất hiện. Nó có trách nhiệm điều chỉnh lại hệ thống quá tải
một cách nhanh chóng và điều khiển trở lại tải mục tiêu.
1.3.2 Chức năng của RRM
Quản lý tài nguyên vô tuyến có thể được chia thành các chức năng đó là điều khiển
công suất, chuyển giao, điều khiển thâm nhập và điều khiển tải. Hình I.6 thể hiện các
vị trí điển hình của RRM trong mạng WCDMA.

Hình I.6 Các vị trí điển hình của RRM trong mạng WCDMA

a) Điều khiển công suất (Power Control)


Điều khiển công suất là một yếu tố cần thiết trong tất cả các hệ thống di động
bởi các vấn đề về pin và các lý do an toàn, nhưng trong hệ thống CDMA, điều khiển
công suất là điều cần thiết bởi bản chất nhiễu được giới hạn trong hệ thống CDMA.
Trong GSM, điều khiển công suất chậm (tần số xấp xỉ 2 Hz) được triển
khai.Trong IS-95 điều khiển công suất nhanh với tần số 800 Hz được hỗ trợ ở đường
lên, nhưng ở đường xuống, một vòng điều khiển công suất tương đối chậm (xấp xỉ 50
Hz) điều khiển công suất truyền đi.Trong WCDMA, điều khiển công suất nhanh với
tần số 1,5 kHz được hỗ trợ trong cả 2 đường lên và đường xuống. Điều khiển công
suất nhanh và chặt chẽ là một trong những khía cạnh quan trọng của hệ thống
WCDMA.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 18


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Các lý do để sử dụng điều khiển công suất là khác nhau đối với đường lên và
đường xuống. Các mục tiêu của điều khiển công suất có thể được tóm tắt như sau:
 Khắc phục hiệu ứng gần xa ở đường lên
 Tối ưu hoá dung lượng hệ thống bằng cách điều khiển nhiễu
 Tối đa hoá tuổi thọ pin của đầu cuối di động
Hình I.7 cho thấy vấn đề gần xa ở hướng lên. Các tín hiệu từ các MS (mobile
station) khác nhau được truyền đi đồng thời trên cùng một băng tần trong hệ thống
WCDMA. Nếu không có điều khiển công suất, tín hiệu đến từ một MS ở gần BS nhất
sẽ có thể chặn các tín hiệu từ các MS khác đang ở xa hoặc rất xa BS (Base station).
Trong trường hợp xấu nhất một MS công suất quá cao có thể chặn toàn bộ các MS
trong một cell. Giải pháp đưa ra là sử dụng điều khiển công suất để đảm bảo rằng các
tín hiệu đến từ các đầu cuối khác nhau có cùng một công suất và SIR (Signal-to-
interference Ratio) khi chúng đến trạm gốc BS.

Hình I.7 Hiệu ứng gần xa (điều khiển công suất hướng lên)

Ở hướng xuống, không có vấn đề gần xa trong viễn cảnh một MS ảnh hưởng
đến nhiều MS khác.Điều khiển công suất có trách nhiệm bù nhiễu inter-cell mà các
trạm di động phải chịu, đặc biệt là ranh giới giữa các cell gần nhau như trong hình I.8.
Hơn nữa, điều khiển công suất ở hướng xuống có nhiệm vụ giảm thiểu nhiễu tổng để
giữ giá trị QoS cho phép.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 19


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Hình I.8 Bù nhiễu inter-cell (điều khiển công suất hướng xuống)

Trong hình I.8, mobile 2 phải chịu nhiễu inter-cell nhiều hơn mobile 1. Do đó,
để đáp ứng cùng một mục tiêu chất lượng, phần công suất thêm vào cần thiết phải
được phân bổ cho các kênh hướng xuống giữa BS và mobile 2.
Có 3 kiểu điều khiển công suất trong hệ thống WCDMA đó là: điều khiển công
suất vòng hở, điều khiển công suất vòng đóng và điều khiển công suất vòng ngoài.
 Điều khiển công suất vòng hở
Điều khiển công suất vòng hở được sử dụng ở chế độ FDD UMTS dành cho
thiết lập công suất ban đầu cho di động.Trạm di động ước tính suy hao đường truyền
giữa trạm gốc và trạm di động bằng cách sử dụng một mạch điều khiển độ lợi tự động
(AGC:Automatic Gain Control) để đo cường độ tín hiệu nhận được.Theo ước tính suy
hao đường truyền đó, trạm di động có thể quyết định công suất truyền hướng lên. Điều
khiển công suất vòng hở có hiệu quả trong hệ thống TDD bởi vì hướng lên và hướng
xuống là đối ứng, nhưng nó không phải rất hiệu quả cho hệ thống FDD bởi các kênh
hướng lên và hướng xuống hoạt động ở các dải tần khác nhau và fading Rayleigh ở
đường lên và đường xuống là độc lập nhau. Vì vậy, điều khiển công suất vòng hở có
độ chính xác không cao.Và đó là lý do tại sao nó chỉ được sử dụng như là để thiết lập
công suất ban đầu trong hệ thống FDD.
 Điều khiển công suất vòng kín
Điều khiển công suất vòng kín, cũng còn được gọi là điều khiển công suất
nhanh trong hệ thống WCDMA, có nhiệm vụ điều khiển công suất truyền của MS
(hướng lên) hoặc của trạm gốc (hướng xuống) để chống lại fading của kênh vô tuyến
và đáp ứng SIR mục tiêu thiết lập bởi vòng ngoài. Lấy ví dụ, ở hướng lên, trạm gốc so
sánh SIR nhận được từ MS với SIR mục tiêu. Nếu SIR nhận được lớn hơn mục tiêu,
BS sẽ truyền một lệnh TPC ‘0’ đến MS thông qua kênh điều khiển được chỉ định
hướng xuống. Còn nếu SIR nhận được nhỏ hơn mục tiêu, BS sẽ truyền một lệnh TPC
‘1’ đến MS.Bởi vì tần số của điều khiển công suất vòng kín là rất lớn nên nó có thể bù
fading nhanh cũng như fading chậm.Một ví dụ khác ở hướng xuống, MS sẽ căn cứ vào

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 20


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

SIR nhận được từ BS và sự điều khiển công suất từ trạm gốc, nó sẽ điều khiển công
suất phát của nó một cách thích hợp.
 Điều khiển công suất vòng ngoài
Điều khiển công suất vòng ngoài là cần thiết để duy trì chất lượng của truyền
thông tại mức độ yêu cầu bằng cách thiết lập giá trị mục tiêu cho điều khiển công suất
vòng kín. Nó nhằm mục đích cung cấp chất lượng yêu cầu đó là không xấu và không
tốt. Tần số của điều khiển công suất vòng ngoài điển hình là từ 10-100 kHz. Hình I.9
thể hiện các thuật toán chung của điều khiển công suất vòng ngoài.

Tăng SIR mục tiêu Giảm SIR mục tiêu

Chất lượng nhận


Đúng được tốt hơn chất Sai
lượng yêu cầu

Hình I.9 Thuật toán chung của điều khiển công suất vòng ngoài
Điều khiển công suất vòng ngoài so sánh chất lượng thu được với chất lượng
yêu cầu. Thông thường chất lượng được định ngh ĩa như là một BER (Bit Error Rate)
hoặc FER (Fame Error Rate) mục tiêu nhất định. Mối quan hệ giữa SIR mục tiêu và
chất lượng mục tiêu phụ thuộc vào tốc độ di động và cấu hình đa đường. Nếu chất
lượng nhận được là tốt, điều đó có nghĩa là SIR mục tiêu hiện tại đủ cao để đảm bảo
QoS yêu cầu. Để giảm thiểu khoảng thừa, SIR mục tiêu sẽ được giảm. Tuy nhiên, nếu
chất lượng thu được xấu hơn chất lượng yêu cầu, SIR mục tiêu cần phải được tăng lên
để đảm bảo yêu cầu về QoS.
b) Điều khiển chuyển giao (Handover control)
Chuyển giao là một phần cần thiết của các hệ thống truyền thông di động tế
bào. Tính di động là nguyên nhân dẫn đến những biến động về chất lượng đường dẫn
và mức độ nhiễu trong hệ thống di động tế bào, đôi khi đòi hỏi một User cụ thể phải
thay đổi trạm gốc dịch vụ của nó. Và sự thay đổi này được gọi là Chuyển Giao
(Handover). Phần sau sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này.
c) Điều khiển thâm nhập (Admission control)
Nếu tải giao tiếp không gian được phép tăng quá mức thì vùng phủ sóng của
Cell sẽ giảm xuống dưới giá trị mong muốn ( còn được gọi là “tế bào thở”) và QoS của
các kết nối đang tồn tại sẽ không thể đảm bảo. Lý do của hiện tượng “tế bào thở” là vì

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 21


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

đặc tính giới hạn nhiễu của hệ thống CDMA. Do đó, trước khi nhận một kết nối mới,
điều khiển thâm nhập cần phải kiểm tra rằng việc nhận kết nối mới đó sẽ không hi sinh
đi vùng phủ sóng mục tiêu hoặc QoS của các kết nối đã tồn tại. Điều khiển thâm nhập
sẽ chấp nhận hoặc từ chối một yêu cầu để thiết lập một đường bao truy xuất vô tuyến
trong mạng truy xuất vô tuyến. Chức năng của điều khiển thâm nhập được đặt ở RNC,
nơi mà có thể thu được thông tin tải của nhiều Cell.
Giải thuật điều khiển thâm nhập ước tính sự tăng lên của tải để thiết lặp đường
bao trong mạng truy xuất vô tuyến. Ước tính tải được đưa vào trong cả 2 hướng lên và
hướng xuống. Đường bao yêu cầu chỉ có thể được chấp nhận nếu điều khiển thâm
nhập trong cả 2 hướng chấp nhận nó, ngược lại nó sẽ bị từ chối bởi nhiễu thêm vào
mạng là quá mức.
Nói chung, các chiến lược điều khiển thâm nhập có thể được chia thành 2 loại
đó là: chiến lược điều khiển thâm nhập dựa trên công suất băng rộng và chiến lược
điều khiển thâm nhập dựa trên số lượng đưa vào.

Hình I.10 đưa ra điều khiển thâm nhập dựa trên công suất băng rộng.

Hình I.10 Đường cong tải

Người sử dụng mới sẽ không được chấp nhận nếu kết quả mới của mức nhiễu
tổng cao hơn giá trị ngưỡng:

reject : I total _ old  I  I threshold


admid : I total _ old  I  I threshold (1.4)

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 22


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

Giá trị ngưỡng giống như là mức tăng lớn nhất của nhiễu hướng lên và có thể
được thiết lập bởi quy sự hoạch mạng vô tuyến.
Trong chiến lược điều khiển thâm nhập dựa trên số lượng đưa vào, một User
yêu cầu mới sẽ không được chấp nhận vào mạng truy xuất vô tuyến nếu kết quả mới
của tải tổng cao hơn giá trị ngưỡng:

reject :  total _ old  L   threshold


(1.5)
admid :  total _ old  L   threshold
Cần lưu ý rằng chiến lược điều khiển thâm nhập được áp dụng riêng rẽ cho
hướng lên và hướng xuống, các chiến lược điều khiển thâm nhập khác nhau có thể
được sử dụng trong mỗi hướng.
d) Điều khiển Tải (Điều khiển tắc nghẽn)
Một nhiệm vụ quan trọng của chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến đó là chắc
chắn rằng hệ thống không bị quá tải và vẫn ổn định. Nếu hệ thống đúng mục tiêu, và
điều khiển thâm nhập làm việc tốt thì tình trạng quá tải sẽ hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên,
trong mạng di động, tình trạng quá tải ở một vài nơi là không thể tránh khỏi bởi tài
nguyên vô tuyến không thể được phân bổ trước trong mạng. Khi gặp phải tình trạng
quá tải thì điều khiển tải (cũng được gọi là điều khiển tắc nghẽn) sẽ trả lại hệ thống
một cách nhanh chóng và điều khiển trở lại tình trạng tải mục tiêu, được định nghĩa
bởi sự quy hoạch mạng vô tuyến. Các công việc điều khiển tải để giảm bớt hoặc cân
bằng tải được liệt kê bên dưới:
 Từ chối các lệnh cấp nguồn hướng xuống nhận được từ MS.
 Giảm tỷ số Ec/N0 mong muốn hướng lên được sử dụng bởi điều khiển công suất
nhanh hướng lên.
 Thay đổi kích cỡ vùng chuyển giao mềm để chứa nhiều User hơn.
 Chuyển giao đến một sóng mang WCDMA khác.(inter-frequency handover)
 Chuyển giao đến mạng chồng lấp khác(mạng UMTS hoặc mạng GSM khác)
 Giảm tốc độ bit của người sử dụng thời gian thực, ví dụ mã hoá thoại AMR.
 Giảm lưu lượng dữ liệu gói vào (dịch vụ không thời gian thực).
 Rớt cuộc gọi trong cách điều khiển.
Hai công việc đầu tiên trong danh sách là 2 thao tác nhanh được thực hiện trong
BS. 2 thao tác có thể đặt trong 1 khe thời gian,với tần số 1,5 kHz và cung cấp độ ưu
tiên cho các dịch vụ khác nhau. Giải pháp thứ 3, thay đổi kích cỡ vùng chuyển giao
mềm đặc biệt hữu dụng trong mạng giới hạn hướng xuống và sẽ được thảo luận rõ hơn
ở các chương sau.
Các thao tác điều khiển tải khác đặc trưng chậm hơn.Chuyển giao inter-
frequency và chuyển giao inter-system có thể khắc phục tình trạng quá tải bằng cách

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 23


Báo cáo tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về mạng thông tin di động

cân bằng tải.Thao tác cuối cùng là rớt User thời gian thực (thoại hoặc User dữ liệu
chuyển mạch kênh) để giảm tải. Công việc này chỉ được đưa vào nếu tải của toàn bộ
mạng vẫn rất cao ngay cả khi đã đưa vào các thao tác điều khiển tải khác để giảm quá
tải. Giao tiếp không gian WCDMA và sự gia tăng dự kiến của lưu lượng không thời
gian thực trong mạng thế hệ thứ 3 đưa ra một sự lựa chọn lớn về các thao tác có thể để
xử lý tình trạng quá tải, và vì vậy việc giảm tải bằng cách thực hiện rớt User thời gian
thực là rất hiếm khi.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 24


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
CHƯƠNG II: CHUYỂN GIAO TRONG HỆ THỐNG 3G WCDMA

2.1 Tổng quan về chuyển giao trong mạng di động


Trong mạng di động các thuê bao có thể truy nhập dịch vụ khi đang di chuyển
hay nói cách khác mạng di động cung cấp tính tự do cho thuê bao trong một phạm di
động nhất định. Tuy nhiên, tính tự do này mang đến sự không chắc chắn trong hệ
thống di động. Tính di động của các thuê bao là nguyên nhân dẫn đến những biến động
trong cả chất lượng đường dẫn và mức độ nhiễu, đôi khi đòi hỏi rằng một thuê bao cụ
thể phải thay đổi trạm gốc dịch vụ của nó. Và thao tác này được gọi là chuyển giao
(Handover:HO).
Chuyển giao là một thành phần thiết yếu để đối phó với tính di động của thuê
bao. Nó đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ không dây khi thuê bao di động di
chuyển qua các ranh giới tế bào.
Trong hệ thống di động tế bào thế hệ thứ nhất như AMPS, chuyển giao là tương
đối đơn giản. Trong hệ thống di động thế hệ thứ 2 như GSM và PACS thì chuyển giao
được đưa lên một mức cao hơn ở nhiều hình thức bao gồm các giải thuật được sử
dụng. Phức tạp hơn, các thủ tục quyết định chuyển giao và xử lý tín hiệu đã được tích
hợp trong những hệ thống này và sự trì hoãn quyết định chuyển giao cũng được giảm
thiểu đáng kể. Từ lúc công nghệ CDMA được giới thiệu, một ý tưởng khác đã được đề
xuất để cải tiến quá trình chuyển giao, đó là chuyển giao mềm và đây là công việc
trọng tâm trong luận án này.
2.1.1 Các kiểu chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
Có 4 kiểu chuyển giao khác nhau trong mạng di động WCDMA. Đó là:
 Chuyển giao trong cùng một hệ thống ( Intra-system HO )
Chuyển giao trong cùng hệ thống có thể được chia thành chuyển giao cùng tần
số và chuyển giao khác tần số. Chuyển giao cùng tần số xuất hiện giữa các cell thuộc
cùng sóng mang WCDMA. Chuyển giao khác tần số xuất hiện giữa các cell hoạt động
trên các tần số sóng mang khác nhau.
 Chuyển giao ngoài hệ thống ( Inter-system HO )
Chuyển giao ngoài hệ thống xuất hiện giữa các Cell thuộc 2 công nghệ truy
xuất vô tuyến (RAT) khác nhau hoặc các chế độ truy xuất khác nhau. Trường hợp
được mong đợi thường gặp nhất trong kiểu thứ nhất đó là giữa hệ thống WCDMA và
GSM/EDGE. Chuyển giao giữa các hệ thống CDMA khác nhau cũng thuộc kiểu
chuyển giao này. Lấy một ví dụ về chuyển giao giữa các chế độ truy xuất khác nhau đó
là giữa UTRA FDD và UTRA TDD.
 Chuyển giao cứng ( Hard Handover:HHO )

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 25


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
Chuyển giao cứng là một thể loại của các thủ tục chuyển giao, trong đó tất cả
các kết nối cũ của một trạm di động được giải phóng trước khi một kết nối mới được
thiết lặp. Đối với các kênh yêu cầu thời gian thực thì nó có nghĩa là ngắt một kết nối
ngắn của kênh, còn đối với các kênh không yêu cầu thời gian thực thì HHO có nghĩa là
không tổn hao. Chuyển giao cứng có thể đặt trong kiểu chuyển giao cùng tần số hoặc
khác tần số.
 Chuyển giao mềm ( SHO ) và chuyển giao mềm hơn ( Softer HO )
Chuyển giao mềm là chuyển giao giữa hai BS khác nhau, còn chuyển giao mềm
hơn là chuyển giao giữa ít nhất 2 sector của cùng một BS. Trong suốt quá trình chuyển
giao mềm, MS giao tiếp một cách tức thì với hai (chuyển giao hai đường) hoặc nhiều
cell của các BS khác nhau thuộc cùng RNC (Intra-RNC) hoặc các RNC khác nhau
(Inter-RNC). Trên đường xuống máy di động nhận hai tín hiệu với tỉ số kết hợp lớn
nhất; ở đường lên, kênh mã hoá di động được phát hiện bởi cả hai BS (chuyển giao hai
đường), và được gởi đến RNC cho việc lựa chọn kết hợp. Hai vòng điều khiển công
suất tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao mềm, mỗi vòng cho một BS. Trong
trường hợp chuyển giao mềm hơn, MS được điều khiển ít nhất bởi hai sector của cùng
BS, do đó RNC không được tham gia và chỉ có một vòng điều khiển công suất tích
cực. Chuyển giao mềm và mềm hơn chỉ sử dụng một sóng mang, do đó chúng là các
quá trình chuyển giao trong cùng một tần số.

Hình II.1 cho thấy một vài viễn cảnh của các loại chuyển khác nhau.

Hình II.1 Các viễn cảnh của các kiểu chuyển giao khác nhau
2.1.2 Các mục tiêu của chuyển giao
Chuyển giao có thể được bắt đầu trong 3 cách khác nhau đó là: bắt đầu từ thuê
bao di động, bắt đầu từ mạng và hỗ trợ thuê bao.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 26


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
 Bắt đầu từ thuê bao: thuê bao thực hiện các phép đo về chất lượng, lựa
chọn trạm gốc tốt nhất, và chuyển mạch, với sự điều phối của mạng. Kiểu
chuyển giao này thường được kích hoạt bởi các liên kết kém chất lượng
được đo từ thuê bao.
 Bắt đầu từ mạng: Trạm gốc thực hiện các phép đo và báo cáo về RNC để
quyết định có nên chuyển giao hay không. Ngoài điều khiển đường dẫn vô
tuyến, chuyển giao bắt đầu từ mạng còn được thực hiện bởi những lý do
khác hơn, ví dụ như để điều khiển sự phân phối lưu lượng giữa các Cell.
Chẳng hạn như chuyển giao vì lý do lưu lượng được điều khiển bởi trạm
gốc (TRHO). Nếu tải của Cell nguồn vượt quá mức cho phép, và tải của
một Cell lân cận thấp hơn một mức cho phép khác, thì khi đó Cell nguồn sẽ
thu hẹp vùng phủ sóng của nó, chuyển giao một số lưu lượng đến Cell lân
cận. Vì vậy, tỷ lệ chặn tổng thể có thể giảm, dẫn đến việc sử dụng tài
nguyên Cell tốt hơn.
 Hỗ trợ thuê bao: ở đây mạng và thuê bao đều thực hiện các phép đo. Thuê
bao báo cáo các kết quả đo lường từ những trạm gốc gần đó và mạng sẽ
thực hiện quyết định có nên chuyển giao hay không.
Các mục tiêu của chuyển giao có thể được tóm tắt như sau:
 Đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ không dây khi các thuê bao di
động di chuyển qua các ranh giới của Cell.
 Giữ QoS được yêu cầu
 Giảm tối đa mức nhiễu của toàn hệ thống
 Chuyển vùng giữa các mạng khác nhau
 Phân phối tải từ các khu vực điểm nóng.(Cân bằng tải)
Các yếu tố có thể được sử dụng để khởi xướng quá trình chuyển giao có đó là:
chất lượng đường dẫn (hướng lên hoặc hướng xuống), sự thay đổi dịch vụ, thay đổi tốc
độ, vì các lý do lưu lượng hoặc sự can thiệp của O&M (Operation and Maintenance).
2.1.3 Các thủ tục và phép đo chuyển giao
Thủ tục chuyển giao có thể được chia thành ba giai đoạn: đo lường, quyết định
và thực hiện, được minh hoạ trong hình II.2.
Trong giai đoạn đo lường chuyển giao, các thông tin cần thiết để thực hiện
quyết định chuyển giao được đo. Ở hướng xuống, trạm di động thực hiện các phép đo
để đo tỷ số Ec/I0 của kênh hoa tiêu chung (CPICH: Common Pilot Channel) của Cell
dịch vụ của nó và các Cell lân cận. Đối với một số loại chuyển giao nào đó, các phép
đo khác là hết sức cần thiết. Lấy ví dụ trong mạng bất đồng bộ như UTRA FDD
(WCDMA), thông tin định thời tương đối giữa các Cell cần được đo để điều chỉnh
định thời truyền trong chuyển giao mềm để cho phép 1 sự kết hợp chặt chẽ ở máy thu

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 27


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
Rake. Tuy nhiên, việc truyền dẫn từ các trạm gốc khác nhau sẽ rất khó để kết hợp và
đặc biệt là hoạt động điều khiển công suất trong chuyển giao mềm sẽ bị trì hoãn thêm.

Đo lường thông tin cần thiết để quyết định


chuyển giao.(vd: Ec/I0 của kênh CPICH của Giai đoạn đo lường
Cell dịch vụ và các Cell lân cận,thông tin
định thời tương đối giữa các Cell.

No
Thoả tiêu chuẩn
chuyển giao
Giai đoạn quyết định

Yes

Giai đoạn thực hiện


Hoàn thành quá trình chuyển giao.
Cập nhật các thông số liên quan.

Hình II.2 Các thủ tục chuyển giao


Trong giai đoạn quyết định chuyển giao, các kết quả đo lường được so sánh với
ngưỡng được xác định trước đó và sau đó nó quyết định có bắt đầu thực hiện chuyển
giao hay không. Các giải thuật chuyển giao khác nhau sẽ có các điều kiện kích hoạt
khác nhau.
Trong giai đoạn thực hiện, quá trình chuyển giao được hoàn thành và các thông
số liên quan cũng được thay đổi tuỳ theo các kiểu chuyển giao khác nhau. Ví dụ, trong
giai đoạn thực hiện của chuyển giao mềm, khi trạm di động vào hoặc rời bỏ trạng thái
chuyển giao mềm thì một trạm gốc mới sẽ được đưa vào hoặc giải phóng, các cài đặt
tích cực được cập nhật và công suất của mỗi kênh tham gia vào quá trình chuyển giao
mềm được điều chỉnh.
2.2 Chuyển giao mềm (SHO)
Chuyển giao mềm được giới thiệu bởi công nghệ CDMA. So với tiêu chuẩn
chuyển giao cứng thì chuyển giao mềm có một số ưu điểm lợi thế hơn. Tuy nhiên, nó
cũng có những nhược điểm như sự phức tạp và sự tiêu thụ nguồn tài nguyên bổ sung.
Việc quy hoạch tổng phí Chuyển giao mềm (soft handover overhead) là một trong
những thành phần cơ bản của việc quy hoạch và tối ưu hoá mạng vô tuyến. Trong phần
này sẽ trình bày các nguyên lý cơ bản của chuyển giao mềm.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 28


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
2.2.1 Nguyên lý của chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Với
chuyển giao cứng, một quyết định xác định được thực hiện để chuyển giao hay không
chuyển giao và trạm di động chỉ truyền thông với một trạm gốc tại thời gian đó. Còn
với chuyển giao mềm, một quyết định có điều kiện được thực hiện để quyết định có
chuyển giao hay là không. Tuỳ thuộc vào những thay đổi của cường độ tín hiệu kênh
hoa tiêu từ 2 hoặc nhiều trạm gốc tham gia vào quá trình, một quyết định tốt nhất cuối
cùng sẽ được thực hiện để truyền thông với một và chỉ một trạm gốc mà thôi. Và điều
này thường xảy ra sau khi đã chắc chắn rằng tín hiệu đến từ trạm gốc được chọn mạnh
hơn tín hiệu đến từ các trạm gốc khác. Trong chu kỳ chuyển tiếp của quá trình chuyển
giao mềm, trạm di động truyền thông đồng thời với tất cả trạm gốc đang kết nối với
nó. Sự khác nhau giữa chuyển giao cứng và chuyển giao mềm giống như sự khác nhau
giữa các cuộc thi bơi tiếp sức và chạy tiếp sức. Chuyển giao cứng xảy ra tại một điểm
thời gian, trong khi đó chuyển giao mềm kéo dài trong một chu kỳ thời gian.
Hình II.3 đưa ra quá trình cơ bản của chuyển giao cứng và chuyển giao mềm
(trường hợp 2 đường). Giả sử có một đầu cuối di động bên trong chiếc xe hơi di
chuyển từ Cell 1 đến Cell 2, BS1 là trạm gốc ban đầu của trạm di động. Trong khi di
chuyển, trạm di động đo đồng thời cường độ tín hiệu kênh hoa tiêu nhận được từ các
trạm gốc lân cận. Với chuyển giao cứng đưa ra ở hình II.3(a), việc kích hoạt được mô
tả đơn giản như sau:

If (pilot_Ec/I0)2 – (pilot_Ec/I0)1 > D và BS1 là BS dịch vụ


Handover to BS2
Else
Do not handover
end

Trong đó (pilot_Ec/I0)1 và (pilot_ Ec/I0)2 lần lượt là tỷ số Ec/I0 kênh hoa tiêu
nhận được từ BS1 và BS2; D là số dự trữ trễ.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 29


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA

Hình II.3 Sự so sánh giữa chuyển giao cứng và chuyển giao mềm
Lý do giới thiệu số dự trữ trễ D trong giải thuật chuyển giao cứng là để tránh
tác động của hiện tượng “ping-pong” , là hiện tượng mà khi trạm di động di chuyển
trong và ngoài biên giới của Cell, thì quá trình chuyển giao cứng thường xuất hiện.
Ngoài tính di động của thuê bao, hiện tượng fading của kênh vô tuyến cũng làm cho
tác động “ping-pong” càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bằng việc giới thiệu số dự trữ
trễ D, tác động của “ping-pong” sẽ giảm nhẹ hơn bởi khi đó trạm di động sẽ không
chuyển giao ngay đến trạm gốc tốt hơn. Số dự trữ càng lớn thì tác động của hiện tượng
“ping-pong” càng giảm. Tuy nhiên, nếu số dự trữ lớn thì điều đó cũng đồng nghĩa với
độ trì hoãn tăng. Hơn nữa, trạm di động cũng gây thêm nhiễu đối với các Cell lân cận
do các kết nối chất lượng kém suốt trong thời gian trì hoãn. Do đó, đối với chuyển
giao cứng thì số dự trữ trễ D là khá quan trọng. Khi quá trình chuyển giao cứng xuất
hiện, kết nối lưu lượng ban đầu với BS1 sẽ bị rớt trước khi thiết lặp một kết nối mới
với BS2 và cũng vì lý do đó mà ta nói chuyển giao cứng là một quá trình “Break before
make” có nghĩa là “ngắt trước khi nối”.
Trong trường hợp chuyển giao mềm, được đưa ra ở hình II.3(b), trước khi
(pilot_ Ec/I0)2 vượt quá (pilot_Ec/I0)1,chỉ cần điều kiện kích hoạt chuyển giao mềm
được thoả mãn thì trạm di động sẽ vào trạng thái chuyển giao mềm và một kết nối mới
được thiết lặp. Trước khi BS1 bị rớt (điều kiện rớt chuyển giao được thoả mãn) thì
trạm di động sẽ truyền thông đồng thời với cả BS1 và BS2. Vì vậy, không giống như
chuyển giao cứng, chuyển giao mềm là một quá trình “nối trước ngắt sau” hay người
ta còn gọi là “make before break”. Cho đến nay, một số thuật toán đã được đề xuất để

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 30


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
hỗ trợ chuyển giao mềm và các tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng trong các thuật
toán khác nhau.
Quá trình chuyển giao mềm là không giống nhau trong các hướng truyền khác
nhau. Hình II.4 minh hoạ cho điều đó. Ở hướng lên, trạm di động truyền tín hiệu đến
không gian thông qua ăngten đẳng hướng của nó. Hai trạm gốc đang kết nối với nó có
thể nhận được tín hiệu một cách đồng thời bởi hệ số tái sử dụng tần số của một trong
những hệ thống CDMA. Sau đó, những tín hiệu này sẽ được truyền thẳng tới RNC để
thực hiện kết hợp lựa chọn. Khung nào tốt hơn sẽ được chọn và khung kia sẽ bị bỏ đi.
Do đó, ở hướng lên, không có kênh bổ sung cần thiết để hỗ trợ cho quá trình chuyển
giao mềm.

Hình II.4 Nguyên lý chuyển giao mềm (trường hợp 2 đường)

Ở hướng xuống, cả 2 BS sẽ cùng truyền các tín hiệu giống nhau đến trạm di
động, và khi trạm di động nhận thấy chúng thì nó có thể kết hợp một cách dễ dàng các
tín hiệu này. Thông thường, chiến lược kết hợp tỷ lệ tối đa sẽ được sử dụng để cung
cấp một lợi ích bổ sung được gọi là phân tập đa dạng. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho quá
trình chuyển giao ở hướng xuống thì cần ít nhất một kênh hướng xuống bổ sung (SHO
2 đường). Kênh hướng xuống bổ sung này tác động đến các User khác giống như
nhiễu bổ sung trong giao tiếp không gian. Vì vậy, để hỗ trợ cho quá trình chuyển giao
mềm ở hướng xuống thì yêu cầu phải có thêm tài nguyên. Và kết quả là,ở hướng
xuống, hiệu suất của quá trình chuyển giao mềm phụ thuộc vào sự cân bằng giữa độ
lợi phân tập đa dạng (macrodiversity) và sự tiêu thụ nguồn tài nguyên bổ sung.
2.2.2 Thuật toán chuyển giao mềm
Thuật toán có một tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của quá trình chuyển giao
mềm. Hình II.5 đưa ra thuật toán chuyển giao mềm của IS-95A (cũng còn được gọi là
thuật toán CDMAone cơ bản)

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 31


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA

Hình II.5 Thuật toán chuyển giao mềm của IS-95A


Trong hình:
 The Active set (Tập tích cực): là danh sách các Cell mà hiện đang kết nối
với trạm di động.
 The Candidate set (Tập ứng cử): là danh sách các Cell mà hiện không
được sử dụng trong kết nối chuyển giao mềm, nhưng các giá trị Ec/I0
kênh pilot của chúng là đủ mạnh để được bổ sung vào tập tích cực.
 The neighbouring set ( Tập lân cận): là danh sách các Cell mà tram di
động đo lường liên tục, nhưng các giá trị Ec/I0 kênh pilot của chúng
không đủ mạnh để bổ sung vào tập tích cực.
Trong IS-95A, ngưỡng chuyển giao là một giá trị Ec/I0 cố định nhận được từ
kênh hoa tiêu. Nó rất dễ thực hiện, nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với
những thay đổi tải động. Dựa trên thuật toán IS-95A, nhiều biến đổi của thuật toán
cdmaOne với tính năng động hơn ngưỡng cố định đã được đề xuất cho hệ thống IS-
95B và cdma2000.
Trong WCDMA sử dụng các thuật toán phức tạp hơn, được minh hoạ như trên
hình II.6

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 32


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA

Hình II.6 Thuật toán chuyển giao mềm WCDMA

Thuật toán chuyển giao mềm WCDMA có thể được mô tả như sau:

 Lúc đầu. Chỉ có ô 1 và ô 2 nằm trong tập tích cực


 Tại sự kiện A. (Ec/I0)P-CPICH3 > (Ec/I0)P-CPICH1 - (R1a-H1a/2)
trong đó (Ec/I0)P-CPICH1 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh hoa tiêu của
ô 1 mạnh nhất, (Ec/I0)P-CPICH3 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh hoa
tiêu của ô 3 nằm ngoài tập tích cực và R1a là hằng số dải báo cáo (do
RNC thiết lập, H1a/2 là thông số trễ và (R1a-H1a/2) là cửa sổ kết nạp
cho sự kiện 1a. Nếu bất đẳng thức này tồn tại trong khoảng thời gian ΔT
thì ô 3 được kết nạp vào tập tích cực
 Tại sự kiện C. (Ec/I0)P-CPICH4 > (Ec/I0)P-CPICH2 +H1c/2, trong đó
(Ec/I0)PCPICH4 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu của ô 4 nằm ngoài tập tích
cực và (Ec/I0)PCPICH2 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu của ô 2 tồi nhất trong
tập tích cực, H1C là thông số trễ. Nếu quan hệ này tồn tại trong thời gian
ΔT và tập tích cực đã đầy thì ô 2 bị loại ra khỏi tập tích cực và ô 4 sẽ thế
chỗ của nó trong tập tích cực
 Tại sự kiện B. (Ec/I0)P-CPICH1 < (Ec/I0)P-CPICH3- (R1b+H1b/2)
trong đó (Ec/I0)P-CPICH1 là tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh hoa tiêu của
ô 1 yếu nhất trong tập tích cực, (Ec/I0)P-CPICH3 là tỷ số tín hiệu trên
nhiễu của ô 3 mạnh nhất trong tập tích cực, R1b hằng số dải báo cáo (do
RNC thiết lập), H1b/2 là thông số trễ và (R1b+H1b/2) là cửa sổ loại cho

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 33


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
sự kiện 1B. Nếu quan hệ này tồn tại trong khoảng thời gian ΔT thì ô 3 bị
loại ra khỏi tập tích cực
Trong thuật toán WCDMA, người ta sử dụng ngưỡng tương đối chứ không sử
dụng ngưỡng tuyệt đối. So với IS-95A, lợi ích lớn nhất của giải thuật này đó là sự biểu
diễn tham số một cách dễ dàng, và nhờ có các giá trị ngưỡng tương đối nên không yêu
cầu bất kỳ một sự thay đổi tham số nào đối với các khu vực có nhiễu cao và thấp.
Hầu hết công việc trong luận án này đều dựa trên thuật toán chuyển giao mềm
WCMDA.
2.2.3 Đặc điểm của chuyển giao mềm
So với chuyển giao cứng truyền thống thì chuyển giao mềm cho thấy những ưu
điểm rõ ràng hơn, ví dụ như là loại bỏ hiện tượng “ping pong” và làm cho đường
truyền dẫn liên tục hơn, không bị gẫy khúc. Không có hiện tượng “ping pong” có
nghĩa là số lượng tải trên mạng báo hiệu thấp hơn và với chuyển giao mềm cũng sẽ
không bị mất dữ liệu do sự phá vỡ truyền dẫn tạm thời (xảy ra trong chuyển giao
cứng).
Ngoài lý do xử lý tính di động của thuê bao, còn có một lý do khác nữa để thực
hiện chuyển giao mềm trong CDMA; đó là sử dụng nó như một cơ chế để giảm nhiễu
(được thực hiện cùng với điều khiển công suất). Hình II.7 đưa ra 2 viễn cảnh. Ở viễn
cảnh thứ nhất (hình a), điều khiển công suất được sử dụng. Ở viễn cảnh thứ 2 (hình b),
điều khiển công suất và chuyển giao mềm đều được hỗ trợ. Giả sử rằng trạm di động
đang di chuyển từ BS1 đến BS2. Tại vị trí đang xét, tín hiệu nhận được từ BS2 mạnh
hơn từ BS1 điều này có nghĩa là BS2 tốt hơn BS1.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 34


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA

Hình II.7 Giảm nhiễu hướng lên bằng cách sử dụng SHO
Ở hình (a), vòng điều khiển công suất làm tăng công suất truyền của trạm di
động để đảm bảo QoS ở hướng lên khi trạm di động di chuyển ra xa trạm gốc dịch vụ
của nó (BS1). Ở hình (b), trạm di động đang trong trạng thái chuyển giao mềm và cả 2
trạm gốc truyền thông một cách đồng thời với trạm di động, các tín hiệu thu được sau
đó được trạm gốc truyền thẳng tới RNC để thực hiện kết hợp. Ở hướng lên, việc kết
hợp lựa chọn được sử dụng trong chuyển giao mềm, khung nào mạnh nhất sẽ được
chọn và khung yếu hơn sẽ bị xoá bỏ đi. Bởi vì BS2 tốt hơn BS1 nên để đạt được cùng
một QoS mong muốn thì yêu cầu công suất truyền của trạm di động ở hình (b) phải
nhỏ hơn so với hình (a). Vì vậy, nhiễu góp vào hệ thống bởi trạm di động ở hướng lên
sẽ thấp hơn bởi quá trình chuyển giao mềm luôn luôn giữ cho trạm di động liên kết với
BS tốt nhất. Ở hướng xuống thì có vẻ phức tạp hơn, mặc dù tỷ lệ kết hợp tối đưa ra
một độ lợi về phân tập đa dạng nhưng cũng cần thiết phải hỗ trợ thêm kênh hướng
xuống bổ sung vào quá trình chuyển giao mềm.
Có thể tóm tắt các đặc điểm chính của chuyển giao mềm như sau:
 Ưu điểm
 Giảm hiện tượng “ping-pong”, từ đó dẫn tới giảm tổng phí và số lượng
tải trên mạng báo hiệu

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 35


Báo cáo tốt nghiệp Chương II: Chuyển giao trong hệ thống 3G WCDMA
 Truyền dẫn liên tục, không xảy ra gián đoạn suốt trong quá trình chuyển
giao mềm.
 Không có số dự trữ trễ, dẫn tới độ trì hoãn thấp hơn.
 Giảm nhiễu hướng lên, dẫn đến: chất lượng truyền thông tốt hơn cho một
số lượng người dùng nhất định đồng thời tăng số lượng người dùng với
cùng một Qos yêu cầu.
 Các ràng buộc về thời gian trên mạng ít hơn, điều này có nghĩa là thời
gian xếp hàng để có được một kênh mới từ BS mong muốn sẽ dài hơn,
giúp cho xác suất chặn và rớt cuộc gọi giảm đi.
 Nhược điểm
 Phức tạp hơn trong việc thực hiện quá trình chuyển giao cứng
 Cần phải bổ sung thêm nguồn tài nguyên mạng ở hướng xuống ( tài
nguyên về mã và công suất )

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 36


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT CẤP ĐƯỜNG DẪN VÀ
CẤP HỆ THỐNG

3.1 Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn


3.1.1 Phân tích nhiễu hướng xuống
Tổng quan
Như đã đề cập trong chương 1, các hệ thống CDMA là các hệ thống giới hạn
nhiễu và do đó việc đánh giá nhiễu là một trong những thủ tục cơ bản để phân tích hệ
thống CDMA. Nhiễu tổng được trải nghiệm bởi trạm di động có thể được chia thành 2
phần đó là : nhiễu trong cùng một Cell(intra-Cell) và nhiễu giữa các Cell khác
nhau(inter-Cell).
Ở hướng lên, xét một trạm di động nào đó thì nhiễu intra-Cell đến từ tất cả
những trạm di động khác được phục vụ bởi cùng một trạm gốc; đối với nhiễu inter-
Cell thì bao gồm tất cả những tín hiệu thu được từ tất cả các trạm di động trong các
Cell lân cận khác ngoại trừ Cell dịch vụ của trạm di động. Do đó, ở hướng lên, nhiễu
có liên quan đến việc phân phối tải trong mạng chứ không liên quan đến vị trí của
chính trạm di động đó.

Hình III.1 Nhiễu hướng lên


Ở hướng xuống, được đưa ra trên hình III.2, nhiễu intra-Cell của một trạm di
động nào đó đến từ chính trạm gốc dịch vụ của nó: loại nhiễu này là do mất một phần
tính trực giao giữa các User do hiệu ứng đa đường. WCDMA sử dụng các mã trực giao
khác nhau ở hướng xuống đối với các User riêng biệt và không có bất kỳ một sự lan
truyền đa đường nào cũng như không có nhiễu intra-Cell khi tính trực giao vẫn còn.
Thông thường, tính trực giao nằm giữa 0,4 đến 0,9 (trường hợp lý tưởng là bằng 1).
Nhiễu intra-Cell trong thực tế bao gồm một phần công suất của các kênh điều khiển
chung và các kênh lưu lượng hướng xuống đối với các User khác trong cùng một Cell.
Nhiễu inter-Cell là công suất nhận được của trạm di động từ tất cả các trạm gốc lân
cận khác ngoại trừ trạm gốc dịch vụ của nó. Bởi vì trong chế độ FDD WCDMA, các

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 37


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
trạm gốc là không đồng bộ, nên tính trực giao không có tác dụng trong nhiễu inter-
Cell, vì vậy có sự xuất hiện của nhiễu inter-Cell.

Hình III.2 Nhiễu hướng xuống


Bởi vì các nguồn nhiễu được cố định bởi những trạm gốc ở hướng xuống, nên
đối với một trạm di động nào đó thì luôn xuất hiện nhiễu hướng xuống đến vị trí của
nó.
a) Nhiễu intra-Cell và nhiễu inter-Cell
Đối với một MS tại khoảng cách r từ trạm gốc dịch vụ của nó, sự suy giảm lan
truyền là tỷ lệ với:

L(r,  )  r  .10 10

Trong đó, α là độ mất đường dẫn với giá trị điển hình là 4; ζ (dB) có phân bố
Gaussian, biểu diễn sự suy giảm do hiệu ứng màn chắn, với trung bình 0 và một độ
lệch chuẩn σ độc lập với khoảng cách; nó khoảng từ 5 đến 12 với một giá trị điển hình
8-10dB đối với macroCell.
Xét trạm di động được đặt tại vị trí (r1,θ1) trong hình III.2, giả sử rằng BS 1 là
trạm gốc dịch vụ của nó. Khi đó nhiễu intra-Cell hướng xuống Iintra-Cell nhận được từ
BS1 có thể được biểu diễn là:
1
 10
I int ra cell  PT 1 (1  a ) r1 10 (3.1)

Trong đó PT1 là công suất truyền tổng của BS1 ; a là hệ số trực giao hướng
xuống (bằng 1 đối với trực giao lý tưởng và bằng 0 đối với không trực giao). Bởi vì cả
nhiễu intra-Cell và tín hiệu mong muốn đều được truyền từ một nguồn, nên chúng chịu
cùng một sự suy giảm.Vì vậy, không cần thiết phải sử dụng điều khiển công suất trong
một hệ thống Cell riêng lẻ.
Nhiễu inter-Cell Iinter-Cell có thể được biểu diễn như sau:

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 38


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
M i

I int er  cell   PTi ri 10 10
(3.2)
i 2

Trong đó PTi là công suất truyền tổng của BSi ; ri là khoảng cách từ trạm di động
đến BSi ; M là chỉ số của các trạm gốc gây nhiễu inter-Cell. Về lý thuyết, nhiễu inter-
Cell đến từ tất cả các trạm gốc xung quanh ngoại trừ trạm gốc dịch vụ. Ở đây, chỉ có
các trạm gốc thuộc lớp thứ nhất và lớp thứ hai được sử dụng bởi vì công suất nhận
được từ những trạm gốc bên ngoài lớp thứ 2 là không đáng kể.
Từ (3.1), có thể thấy được rằng nhiễu intra-Cell dựa vào khoảng cách từ trạm di
động đến trạm gốc dịch vụ của nó ,r1, nhưng nó không phụ thuộc vào θ1 . Tuy nhiên,
nhiễu inter-Cell lại không những phụ thuộc vào r1 mà còn phụ thuộc vào θ1 bởi khoảng
cách từ trạm di động đến các trạm gốc khác, ri , là một hàm số của r1 và θ1.

 r 2  ( 3R) 2  2.r . 3R cos  (i  2) / 3 2i7


 1 1 1

 2
ri   r1  (2 3R) 2  2.r1 .2 3R cos 1  (i  8) / 6 i  8,10,....18 (3.3)
 2
 r1  (3R)  2.r1 .3R cos 1  (i  8) / 6
2
i  9,11,....19

Rõ ràng rằng đối với một trạm di động nào đó, nhiễu hướng xuống có mối quan
hệ chặt chẽ với vị trí của trạm di động. Điều này là bởi các nguồn nhiễu được cố định
bởi những trạm gốc ở hướng xuống. Giả sử rằng tải trong hệ thống được phân bố một
cách thống nhất và công suất truyền tổng của mỗi trạm gốc là giống nhau, ký hiệu là
PT, (3.2) có thể được viết lại thành:
M 1
 I int er cell
I int er cell  PT  ri 10 10
 PT .  (3.4)
i 2 PT

Trong đó, hệ số χ cung cấp cho ta một phép đo về nhiễu inter-Cell với công suất
truyền tổng BS. χ có mối quan hệ với vị trí của trạm di động. Ở đây, bán kính Cell
được tiêu chuẩn hoá đến 1. Hình III.3 cho thấy ý nghĩa của χ đối với các trạm di động
tại các vị trí khác nhau trong cùng một Cell lục giác. Trục x-y biểu diễn vị trí của trạm
di động và trục z biểu diễn giá trị của χ . Bởi vì bán kính Cell R được tiêu chuẩn hoá
đến 1 nên χ không phải là giá trị thực tế của tỷ số nhiễu inter-Cell với PT nhưng mức
nhiễu inter-Cell tương đối được trải nghiệm bởi các trạm di động tại các vị trí khác
nhau.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 39


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Hình III.3 χ ,Nhiễu inter-Cell hướng xuống tương đối


Rõ ràng là nhiễu inter-Cell có mối quan hệ chặt chẽ với vị trị trạm di động,
không chỉ có khoảng cách r mà còn phụ thuộc cả vào góc θ. Các trạm di động ở gần
biên giới Cell ( cả góc và cạnh ) sẽ nhận được nhiễu inter-Cell lớn nhất. Biểu diễn khu
 
vực ở gần có (r = R, θ = 30º) như là góc của Cell và khu vực ở gần có (r =  3 2  R,
 
θ = 0º) như là cạnh của Cell. Trong hình a, σ = 0dB, chỉ có thành phần tổn hao đường
dẫn. Trong hình b, σ = 8dB thì bao gồm cả các tác động của sự che khuất và ý nghĩa
của χ cũng được tính toán. Và cũng có thể thấy được rằng sự che khuất nó sẽ làm tăng
giá trị nhiễu trung bình.
Bỏ qua nhiễu nhiệt, tỷ số của nhiễu inter-Cell và nhiễu intra-Cell, ký hiệu là η
có thể được biểu diễn là:

M
M

i ri (  i  1 )

I
PT  ri 10 10
 ( r )  10
i 2
 10

  int er cell  i 2
 1 (3.5)
I int ra cell P (1  a ) r  10  1 10 1 a
T 1

Hình III.4 cho thấy ý nghĩa của tỷ số nhiễu inter-Cell và intra-Cell đối với các
trạm di động tại các vị trí khác nhau trong một Cell lục giác. Khi không có sự che
khuất trên vùng phủ sóng, thì giá trị của nhiễu inter-Cell sẽ gấp khoảng 5,5 lần so với
nhiễu intra-Cell đối với các User ở gần góc của Cell lục giác. Sự che khuất làm cho giá
trị trung bình của η tăng đến 32. Như đã đề cập ở Chương 1 ( phần 1.3.2), nhiễu inter-
Cell là nguyên nhân chính để sử dụng điều khiển công suất ở hướng xuống và nó đặc
biệt quan trọng đối với các User ở gần góc Cell lục giác của các hệ thống đa Cell.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 40


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Hình III.4 η, Tỷ số nhiễu inter-Cell và intra-Cell

Hình III.5 biểu diễn độ nhạy của các hệ số χ và η với các thông số vô tuyến
khác nhau: trục x biểu diễn khoảng cách từ trạm di động đến trạm gốc dịch vụ của nó,
α là độ mất đường dẫn; σ là độ lệch chuẩn của sự che khuất và a là hệ số trực giao
hướng xuống.

Hình III.5 Độ nhạy của nhiễu hướng xuống tương đối với các thông số vô tuyến

Trong hình III.5, ta thấy khi khoảng cách từ MS đến trạm gốc dịch vụ tăng sẽ
dẫn đến cả χ và η cũng tăng theo, điều này là dễ hiểu bởi cả χ và η đều phụ thuộc vaò
r1,.Tại 1 vị trí nhất định, xét 2 đường cong có cùng α = 4 và σ = 8, do χ độc lập với a
nên tương ứng với 2 giá trị a khác nhau (a = 0.6 và a = 0.9) thì 2 đường cong vẫn
trùng nhau còn với η thì đường cong nào có a lớn hơn sẽ có η cao hơn. Lấy 1 dẫn
chứng khác, xét 2 đường cong xanh dương và xanh lam trong cả 2 hình, đường cong
nào có σ cao hơn thì sẽ có χ và η lớn hơn (do sự gia tăng của σ là lớn hơn của α). Qua
đó, ta có thể thấy được rằng cà χ và η đều rất nhạy với sự thay đổi của các thông số
liên quan (σ, α, a, r1…).

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 41


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Vì trong chế độ FDD WCDMA, các trạm gốc là không đồng bộ với nhau nên
tính trực giao không cải thiện được nhiễu inter-Cell, vì vậy hệ số trực giao a chỉ tác
động đến η. Khi tính trực giao giữa các kênh hướng xuống trong cùng một trạm gốc
được duy trì tốt thì nhiễu intra-Cell có thể được giảm bớt. Một vài điểm cần lưu ý nữa
đó là độ mất đường dẫn càng lớn sẽ tương ứng với nhiễu inter-Cell càng thấp và sự
che khuất sẽ làm tăng nhiễu inter-Cell và tỷ số nhiễu tương đối.
b) Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống
Để đảm bảo QoS, trạm gốc cần phân bổ giá trị công suất đến mỗi trạm di động
một cách hợp lý để bù cho sự can nhiễu. Nếu trạm di động không ở trong trạng thái
chuyển giao mềm, như trạm di động 1 đưa ra trong hình III.6(a) thì chỉ duy nhất có
một kênh hướng xuống được thiết lập giữa trạm di động và trạm gốc dịch vụ của nó là
BS1.Theo yêu cầu dịch vụ và nhiễu hướng xuống tổng nhận được bởi mobile 1 (ký
hiệu là I0) thì công suất P được phân bổ trên kênh hướng xuống giữa trạm di động và
trạm gốc. Kênh này hoạt động như là nhiễu inter-Cell và nhiễu intra-Cell đến mobile 2
và mobile 3 tương ứng.
Nếu mobile 1 đang ở trong trạng thái chuyển giao mềm thì nó sẽ truyền thông
đồng thời với cả 2 trạm gốc BS 1 và BS2. Khi đó 2 kênh dành riêng hướng xuống được
thiết lập để hỗ trợ cho quá trình chuyển giao mềm, được đưa ra trên hình III.6(b).
Trong hình, P1 và P2 lần lượt là công suất được phân bổ cho các kênh từ trạm gốc BS 1
và BS2 tương ứng. P1 tác động như là nhiễu intra-Cell đối với mobile 2 và nhiễu inter-
Cell đối với mobile 3, còn P2 thì tác động như là nhiễu inter-Cell đối với mobile 2 và
nhiễu intra-Cell đối với mobile 3.

Hình III.6 Những tác động của chuyển giao mềm đến nhiễu hướng xuống
So sánh 2 trường hợp thì ta thấy những tác động của chuyển giao mềm đến
nhiễu hướng xuống là khá phức tạp. Khi không có chuyển giao mềm, thì mobile 1 góp

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 42


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
một phần công suất P đến nhiễu hướng xuống tổng. Khi có chuyển giao mềm, thì sự
góp phần này sẽ bao gồm cả P1 và P 2. Sự gia tăng nhiễu do mobile 1 sẽ ảnh hưởng đến
các trạm gốc tích cực khác trong hệ thống: tất cả các trạm gốc này cần điều chỉnh công
suất kênh của chúng để đáp ứng được những thay đổi về nhiễu. Điều này bù lại sẽ làm
thay đổi mức nhiễu tổng mà mobile 1 nhận được, kết quả là sự thay đổi của P hoặc P1
và P2 (trường hợp SHO). Sự tuần hoàn này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi hệ thống đạt
đến một sự cân bằng mới. Trong các hệ thống CDMA, điều khiển công suất có trách
nhiệm đối với việc điều chỉnh này. Bởi các đặc tính giới hạn nhiễu nên trong các hệ
thống CDMA, sự chịu đựng nhiễu thấp luôn luôn là nguyên lý chính của sự phận bố
tài nguyên vô tuyến. Do đó, quá trình chuyển giao mềm có dẫn đến mức nhiễu thấp
hơn chuyển giao cứng thông thường hay không, còn phụ thuộc chặt chẽ vào giá trị của
P, P1 và P2 . Những giá trị công suất này liên quan đến các sự kiện nhất định, như là vị
trí của trạm di động, sự suy giảm kênh vô tuyến và chiến lược phân chia công suất
được sử dụng trong quá trình chuyển giao mềm.
3.1.2 Sự phân bố công suất hướng xuống
Sự phân bố công suất là một thủ tục rất quan trọng đối với các hệ thống CDMA.
Công suất truyền tổng của trạm gốc được chia thành 2 phần: một phần là dành cho các
kênh điều khiển chung hướng xuống, như là kênh hoa tiêu chung (CPICH) và kênh
đồng bộ (SCH) và phần công suất còn lại được phân bổ cho các User như là các kênh
hướng xuống dành riêng. Thông thường, phần công suất dành cho các kênh điều khiển
chung chiếm khoảng 20 đến 30% công suất truyền tổng của trạm gốc. Để tối thiểu hoá
can nhiễu và sự tiêu thụ tài nguyên vô tuyến, thì hệ thống cố gắng phân bố cùng một
lượng công suất thấp nhất có thể đến mỗi kênh dành riêng đối với các User riêng rẽ,
nhưng điều này là độc lập với yêu cầu QoS. Dưới sự điều khiển công suất hướng
xuống một cách hoàn hảo, thì tỷ số năng lượng bit trên mật độ phổ công suất nhiễu
Eb/I0 nhận được của các trạm di động sẽ được giữ ở giá trị mong muốn. Khi trạm di
động chỉ được kết nối với một trạm gốc,thì chỉ có một kênh dành riêng hướng xuống là
tích cực đối với trạm di đông này, nhưng khi trạm di động đang ở trạng thái chuyển
giao mềm, thì có ít nhất 2 trạm gốc được tham gia vào sự phân bố công suất. Và cả 2
tình huống này sẽ được phân tích riêng rẽ ở phần sau.
a) Phân bố công suất không có SHO
Vẫn sử dụng vị trí tại (r1,θ1) của trạm di động được đưa ra ở hình III.2. Khi
không có chuyển giao mềm, trạm di động chỉ truyền thông với duy nhất một trạm gốc
tại một thời điểm. Giả sử rằng BS1 là trạm gốc dịch vụ của nó, tỷ số Eb/I0 nhận được
của trạm di động có thể được biểu diễn là:
1
 10
Eb W Ps r1 10
 1 19 1 (3.6)
I 0 R  
PT 1 (1  a)r1 10 10
  PTi ri 10 10

i 2

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 43


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Trong đó, W là tốc độ chip; R là tốc độ bit dịch vụ; ν là hệ số hoạt động; ở đây
không quan tâm đến nhiễu nhiệt. Vì vậy, để giữ giá trị QoS mong muốn, thì công suất
truyền yêu cầu của kênh hướng xuống Ps có thể được suy ra từ (3.6) là:

19
R  E b   r ( i  1 ) 
Ps     PT 1 (1  a)   PTi ( i )  10 10
 (3.7)
W  I 0 t  i2 r1 
Trong đó (Eb/I0)t là giá trị mong muốn của Eb/I0 . Giá trị của Eb/I0 được quyết
định bởi RNC. Theo BER, RNC có thể thay đổi giá trị mong muốn để duy trì QoS.
Giả định rằng tải được phân phối đồng đều trên toàn hệ thống, tất cả các trạm
gốc truyền cùng một giá trị công suất. Ps có thể được viết lại là:

19
R  E b   r ( i  1 ) 
(3.8)
Ps    1  a   ( i )  10 10
.PT   1 .PT
W  I 0 t  i 2 r1 

Hệ số β1 biểu diễn cường độ tương đối của công suất yêu cầu đối với trạm di động
tại vị trí (r1,θ1) mà không có chuyển giao mềm.
b) Phân bố công suất với SHO
Khi một trạm di động đang ở trong trạng thái chuyển giao mềm, tất cả các trạm
gốc nằm trong tập tích cực cần phân bố công suất một cách thích hợp đối với các kênh
hướng xuống được liên kết với trạm di động đó. Ở đây, chuyển giao mềm 2 đường và
3 đường được tham chiếu một cách riêng rẽ.
 SHO 2 đường
Với SHO 2 đường, giả sử rằng BS1 và BS2 là 2 trạm gốc dịch vụ của trạm di động,
tín hiệu mong muốn từ 2 trạm gốc này được tổng hợp với nhau. Các mô hình tổng hợp
khác nhau có thể được sử dụng, nhưng như với hầu hết các phần trước đó trong luận
án này thì tỷ số tổng hợp tối đa được sử dụng ở đây. Tỷ số Eb/I0 nhận được của trạm đi
động có thể được biểu diễn là:

E b  Eb   Eb 
   
I 0  I 0 1  I 0  2
 
1 2
 
Ps1 r1 10 10 
Ps 2 r2 10 10 
W  
 1 19 i
 2 19 j
R      10 
 PT 1 (1  a )r1 10
10
  PTi ri 10 10
PT 2 (1  a )r2 10 10
  PTj r j 10 
 i  2 j 1, j  2 

(3.9)

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 44


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Trong đó r1 và r2 biểu diễn khoảng cách từ trạm di động đến BS 1 và BS2 tương
ứng; Ps1 và Ps2 là công suất truyền từ BS 1 và BS2 tương ứng. Suốt trong quá trình chuyển
giao mềm, 2 vòng điều khiển công suất được tích cực. Để ngăn chặn sự trôi dạt công
suất thì đã có một số chiến lược được đề xuất và chiến lược điều khiển công suất cân
bằng, được thông qua bởi 3GPP đã được sử dụng. Cũng như bên trong điều khiển công
suất vòng kín, thì một vòng điều chỉnh được thực hiện để cân bằng công suất hướng
xuống giữa các Cell trong tập tích cực trong phân tập đa dạng. Chiến lược điều khiển
công suất này tránh được sự trôi dạt công suất, dẫn đến công suất truyền tải tăng lên và
các vấn đề trở nên ổn định. Trong trường hợp lý tưởng, Ps1 = Ps2 . Sử dụng cùng một
giả định, công suất truyền đối với mỗi kênh hướng xuống có thể được biểu diễn là:

R  Eb 
  PT
W  I 0  t
Ps1  Ps 2  (3.10)
1 1

 
19
r  ( i  1 ) 19
 rj  ( J  2 )
1  a    i  10 10
1  a     10 10

i  2  r1  j 1, j  2  r2 

Do đó, công suất tổng cần thiết để hỗ trợ cho trạm di động này là:

R  Eb 
2  
W  I 0  t
Ps1  Ps 2  .PT   2 .PT
1 1

 
19
r  ( i  1 ) 19
 rj  ( J  2 )
1  a    i  10 10
1  a     10 10

i 2  r1  r
j 1, j  2  2 

(3.11)

Hệ số β2 biểu diễn cường độ tương đối công suất yêu cầu (công suất tổng) của
trạm di động dưới quá trình chuyển giao mềm 2 đường.
 SHO 3 đường
Tương tự như các phân tích đối với SHO 2 đường, một trạm di động dưới SHO 3
đường sẽ có tỷ số Eb/I0 nhận được là:

E b  E b   Eb  E 
     b
I 0  I 0 1  I 0  2  I 0  3

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 45


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Từ đó đưa ra:
R  Eb 
  PT
W  I 0 t
Ps1  Ps2  Ps3 
1 1 1

 
 
19
r  ( i  1 ) 19
 rj  ( J  2 ) 19
r  ( K  3 )
1  a   i  10 10
1  a     10 10
1  a    k  10 10

i 2  r1  j 1, j  2  r2  k 1,k 3  r 3 

(3.12)

Công suất tổng cần thiết để hỗ trợ cho trạm di động này là:
R  E 
3  b 
W  I0 t
Ps1  Ps2  Ps3  .PT  3.PT
1 1 1

 
 
19 19
 ri  (i 1 )10  rj  ( J  2 )10 19
 r  ( K 3 )10
1 a    10 1 a     10 1 a    k  10
i2  r1  j 1, j 2 r2  k 1,k 3 r3 

(3.13)
Hệ số β3 biểu diễn cường độ tương đối công suất yêu cầu (công suất tổng) của
trạm di động khi chuyển giao mềm 3 đường.
Công suất được phân bố đến một User nào đó đóng vai trò như là nhiễu đối với
các User khác. Do đó, các giá trị β1 β2 β3 được sử dụng để chỉ ra mức độ nhiễu mà các
trạm di động phải chịu trong các tình huống khác nhau là bao nhiêu. Hình III.7 cho
thấy ý nghĩa của các giá trị β1 β2 β3 đối với các trạm di động tại các vị trí khác nhau.
Trong hình r1/R là khoảng cách được tiêu chuẩn hoá từ trạm di động đến BS1. Các
trường hợp (a), (b), (c), (d) tương ứng với các giá trị σ và θ1 khác nhau. Các thông số
khác sử dụng các giá trị điển hình như W=3840kchip/s, R=12.2kbit/s, ν=0.5, α=4,
a=0.6, (Eb/I0)t=5dB.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 46


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Hình III.7 Ý nghĩa của β1 β2 β3 với các vị trí MS khác nhau

Các kết quả trong các trường hợp(có hay không có sự che khuất) có thể được
giải thích như sau. Khi không tính đến sự che khuất, được đưa ra ở hình (a) và (c), thì
mối quan hệ giữa β1 β2 và β3 là β1 < β2 < β3 . Điều này có nghĩa là có thêm một phần
công suất cần thiết hỗ trợ cho quá trình chuyển giao mềm để giữ cùng một tỷ số Eb/I0
mong muốn:càng nhiều trạm gốc trong tập tích cực thì công suất yêu cầu càng lớn. Khi
có tính đến sự che khuất, thì sự suy giảm kênh vô tuyến sẽ thay đổi một cách tự động.
Để đáp ứng cùng một giá trị Eb/I0 mong muốn thì tốt nhất là phải thay đổi công suất
phân bố cần thiết. Trong hình (b) và (d), ý nghĩa của các giá trị β1 β2 và β3 được đưa ra
với giá trị σ bằng 8dB. Rõ ràng là đối với các trạm di động ở gần biên giới Cell, với
chuyển giao mềm, thì công suất trung bình cần thiết để đáp ứng cùng một giá trị Eb/I0
mong muốn sẽ thấp hơn. Đối với các User ở gần góc của Cell, thì thậm chí công suất
tổng của SHO 3 đường còn thấp hơn cả SHO 2 đường. Ở hình (b) khi r/R > 0,8 thì β3 <

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 47


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
β2 . Tuy nhiên, đối với các trạm di động nằm trên đường có θ = 0º, thì SHO 2 đường
luôn luôn có hiệu suất tốt hơn SHO 3 đường.
Hình III.8 biểu diễn Hàm phân bố tích luỹ (Cumulative Distribution
Function:CDF) của β1 β2 và β3 đối với các User ở gần góc của Cell tại (r1=R,θ=30º). β3
có độ lệch chuẩn và giá trị trung bình là nhỏ nhất. Độ lệch chuẩn của công suất truyền
tổng nhỏ sẽ tương ứng với độ dự trữ fade nhỏ. Do đó, tương tự như những tác động ở
hướng lên, chuyển giao mềm cũng có những ích lợi ở hướng xuống đó là giảm độ dự
trữ fade cần thiết để đáp ứng một QoS nhất định tại cạnh của Cell. SHO 3 đường thậm
chí có hiệu suất hơn cả SHO 2 đường trong việc giảm độ dự trữ fade.

Hình III.8 Hàm phân bố tích luỹ của β1 β2 và β3


Hình III.9 biểu diễn mối quan hệ giữa giá trị trung bình của β1 β2 và β3 trong
một mặt phẳng Cell 2 chiều. Những màu sắc khác nhau sẽ tương ứng với những tình
huống khác nhau được đưa ra như trong phần chú thích. Rõ ràng là chuyển giao mềm
có thể làm giảm công suất yêu cầu đối với các kênh hướng xuống của các trạm di động
tại biên giới Cell. Điều này có nghĩa là với chuyển giao mềm thì nhiễu hướng xuống
trung bình từ MS này ảnh hưởng đến các MS khác sẽ được giảm bớt.
Cần lưu ý rằng tất cả các kết quả cho đến nay đều là dựa trên trường hợp lý
tưởng: QoS được đảm bảo, điều khiển công suất hoàn hảo và không có những giới hạn
công suất. Tuy nhiên, trong một mạng thực tế thì lại có định sẵn những giới hạn về
công suất. Mục đích là để tránh sự mở rộng can nhiễu được gây ra bởi việc điều khiển
công suất nhanh chống lại một kênh vô tuyến xấu. Trong hầu hết các trường hợp, điều
khiển công suất nhanh và chính xác có thể mang lại những lợi ích cho hệ thống bằng
cách bù sự tổn hao truyền dẫn trong kênh vô tuyến. Tuy nhiên, đối với một kênh vô
tuyến xấu thì trạm gốc có thể phân bố công suất cao, điều này dẫn tới sự mở rộng can
nhiễu đến các kênh hoạt động khác.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 48


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Hình III.9 Công suất tổng trung bình đối với vị trí của trạm di động

Các giá trị điển hình của những giới hạn công suất đối với một môi trường
macroCell đó là 43dBm(20W) và 30dBm(1W) tương ứng với công suất truyền tổng
lớn nhất của trạm gốc và công suất kênh lưu lượng hướng xuống lớn nhất. Giả sử rằng
tất cả các trạm gốc đang truyền một giá trị công suất là lớn nhất, PT = 43dBm, hình
III.10 biểu diễn công suất kênh lưu lượng hướng xuống trung bình đối với các trạm di
động tại những vị trí khác nhau(θ = 30º). Trục x biểu diễn khoảng cách tương đối từ
MS đến bán kính Cell. Giả sử rằng khi r/R > 0,82 thì MS rơi vào trạng thái chuyển
giao mềm.

Hình III.10 Công suất kênh lưu lượng hướng xuống

Rõ ràng rằng khi không thực hiện chuyển giao mềm, để giữ tỷ số Eb/I0 mong
muốn thì công suất kênh lưu lượng hướng xuống trung bình cần thiết cho MS tại biên
giới của Cell là lớn hơn giới hạn công suất tối đa khi tất cả các trạm gốc truyền công
SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 49
Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
suất ở mức tối đa. User có thể bị từ chối hoặc phục vụ với một QoS dưới giá trị mong
muốn. Chuyển giao mềm có thể giải quyết vấn đề bằng cách phân chia công suất giữa
2 trạm gốc. Đối với một MS tại biên giới Cell, tỷ số Eb/I0 có thể được đảm bảo để đáp
ứng giá trị mong muốn mà không cần phân bố công suất cao đến mỗi kênh hướng
xuống. Tất nhiên, nếu hệ thống không được nạp tải đầy đủ, thì công suất của các User
ở gần góc của Cell có thể không vượt quá mức tối đa ngay cả khi chuyển giao mềm
không được hỗ trợ. Điểm quan trọng ở đây là chuyển giao mềm sẽ làm giảm xác suất
xấu đi của QoS. Một ưu điểm khác khi thực hiện chuyển giao mềm đó là sự suy giảm
công suất do tổn hao của sự che khuất (hiệu ứng màn chắn) là không nhiều như trong
trường hợp với một trạm gốc riêng lẻ bởi vì 2 tín hiệu được tổng hợp xuất phát từ 2
kênh vô tuyến khác nhau.
3.1.3 Kết luận
Dựa trên các phân tích về nhiễu hướng xuống và những tác động của chuyển
giao mềm trên một liên kết riêng lẻ, có thể rút ra một số kết luận như sau:
 Ở hướng xuống, nhiễu inter-Cell có quan hệ chặt chẽ với vị trí của thuê bao di
động.
 Đối với các User ở biên giới của Cell, nhiễu inter-Cell là thành phần chính của
nhiễu tổng, nhất là đối với tính trực giao cao hơn.
 Những tác động của chuyển giao mềm trên nhiễu hướng xuống là khá phức tạp,
nó tuỳ thuộc vào các yếu tố như vị trí của MS, sự suy giảm kênh vô tuyến và chiến
lược phân chia công suất được thực hiện.
 SHO làm giảm độ dự trữ fade của những kết nối riêng lẻ ở hướng xuống cũng như
là hướng lên.
 SHO làm giảm công suất trung bình tổng cần thiết cho các MS tại biên giới Cell.
 Đối với các User ở gần góc của Cell, thì nhiễu trung bình trong SHO 3 đường là
thấp hơn SHO 2 đường.
 SHO làm giảm xác suất quá công suất và xấu đi của QoS đối với các User tại biên
giới của Cell.
3.2 Phân tích hiệu suất câp hệ thống
3.2.1 Độ lợi chuyển giao mềm hướng xuống
Giới thiệu:
Như đã đề cập trong chương 2, hiệu suất cấp hệ thống của chuyển giao mềm có
thể được đánh giá bởi các chỉ tiêu khác nhau. Một trong số đó có liên quan đến QoS,
chẳng hạn như là xác suất ngắn, xác suất chặn cuộc gọi và tỷ lệ lỗi chuyển giao; một
loại khác nữa có liên quan đến sự tối ưu hoá hệ thống, chẳng hạn như độ lợi về dung
lượng và vùng phủ sóng đối với yêu cầu về QoS được đưa ra. Xuất phát từ nhu cầu
ngày càng tăng nhanh của dung lượng hướng xuống trong các mạng di động tương lai,

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 50


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
bởi tính bất đối xứng của các loại dịch vụ nên trong luận án này sẽ phân tích những tác
động của chuyển giao mềm đến dung lượng hướng xuống trong hệ thống WCDMA.
Và cũng từ đó, độ lợi dung lượng hướng xuống được tạo ra bởi chuyển giao mềm được
định nghĩa là độ lợi chuyển giao mềm (soft handover gain).
Các hệ thống CDMA là các hệ thống giới hạn nhiễu. Một trong những điểm
khác biệt chính giữa hệ thống CDMA và các hệ thống FDMA/TDMA đó là dung
lượng của hệ thống CDMA là dung lượng mềm. Có bao nhiêu người dùng hoặc bao
nhiêu đầu cuối có thể được hỗ trợ trên một Cell, điều này có liên quan chặt chẽ đến
mức nhiễu của hệ thống. Trong luận án này, sẽ đi vào đánh giá giới hạn dung lượng
của hệ thống. Bằng cách so sánh giới hạn dung lượng hệ thống khi có hay không có
chuyển giao mềm, người ta có thể thu được độ lợi của chuyển giao mềm với một tổng
phí chuyển giao mềm (soft handover overhead:được định nghĩa như là tổng số kết nối
chia cho tổng số người sử dụng trừ 1, trong trường hợp chỉ có SHO 2 đường thì SHO
overhead sẽ bằng phân số của số User đang trong trạng thái chuyển giao mềm trên
tổng số User đang hoạt động) nhất định nào đó. Trong phần sau, phương pháp để phân
tích độ lợi chuyển giao mềm sẽ được trình bày và hầu hết các phân tích sau đó đều dựa
trên phương pháp này.
a) Độ lợi chuyển giao mềm
Hình III.11 cho thấy một phần của hệ thống WCDMA với 1 topo mạng lý tưởng.

Hình III.11 Vùng chuyển giao mềm và vùng phủ sóng hiệu quả của Cell

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 51


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Trong hình, khu vực khoảng trắng là vùng không có chuyển giao mềm, còn khu
vực có màu là vùng chuyển giao mềm. Tất cả các trạm di động nằm trong vùng chuyển
giao mềm sẽ truyền thông đồng thời với 2 hoặc nhiều trạm gốc. Để hỗ trợ cho quá
trình chuyển giao mềm, trạm di động phải nằm ở khu vực chồng lấp lên nhau của các
trạm gốc trong tập tích cực. Do đó, đối với Cell 1 và Cell 2 trong hình III.11, vùng phủ
sóng thực tế phải đạt được các vòng tròn màu đỏ và màu xanh (A và B). Trong các
phần phân tích phía sau, S sẽ được sử dụng để biểu thị vùng không có chuyển giao
mềm và S’ được sử dụng để biểu thị vùng chuyển giao mềm.
Giả sử rằng các User hoạt động được phân bố đồng đều trên toàn hệ thống, giới
hạn dung lượng của hệ thống có thể được dẫn xuất theo các bước sau:
 Bên ngoài vùng chuyển giao mềm
Đối với 1 User ở bên ngoài vùng chuyển giao mềm (như User 1 trong hình
III.12), chỉ được kết nối với BS1, thì công suất truyền của kênh dành riêng hướng
xuống từ BS1 đến User 1, Ps1, có thể được tính toán từ phương trình sau đây:

Eb P L
 Processing gain of user 1 . S1 1  Ps1 (3.14)
I0 I total

Trong đó Eb/I0 là tỷ số của năng lượng bít trên mật độ phổ công suất nhiễu nhận
được bởi User, L1 là sự suy giảm lan truyền của kênh vô tuyến giữa BS1 và User; Itotal
là công suất nhiễu tổng. L1 và Itotal cả hai đều có liên quan đến vị trí của User. Độ lợi
xử lý và giá trị mong muốn của Eb/I0 phụ thuộc vào loại hình dịch vụ mà User yêu cầu.

Hình III.12 Sự bố trí Cell


 Bên trong vùng chuyển giao mềm
Như trong hầu hết các phần trình bày phía trước, tỷ số tổng hợp tối đa được giả
định là được đưa vào trong đầu cuối di động. Do đó, đối với 1 User ở bên trong vùng
chuyển giao mềm, thì tỷ số Eb/I0 nhận được là tổng của của các Eb/I0 từ tất cả các trạm
gốc nằm trong tập tích cực. Giả sử rằng chuyển giao mềm 2 đường được hỗ trợ và BSi

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 52


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
là một trạm gốc khác tham gia vào quá trình chuyển giao mềm, khi đó Eb/I0 của User 2
trong hình III.12 có thể được biểu diễn là:

Eb  Eb   Eb   Ps1_ SHOL1 Psi _ SHOLi 


       processing gainof user 2.    Ps1 _ SHO (3.15)
I 0  I 0 1  I 0 i  I total1 I totali 

Trong đó Ps1-SHO và Psi-SHO tương ứng với công suất truyền của các kênh dành
riêng từ trạm gốc BS1 và BSi đến User 2. Mối quan hệ giữa Ps1-SHO và Psi-SHO có liên
quan đến sơ đồ phân chia công suất được đưa vào trong chuyển giao mềm. Thay
Psi-SHO bằng 1 hàm giống như của Ps1-SHO vào 3.15, ta có thể thu được Ps1-SHO . Cũng xin
lưu ý rằng Itotal1 và Itotali là không giống nhau.
 Dẫn xuất của dung lượng hướng xuống
Công suất truyền tổng của BS1 là như sau:

N
PT 1  PT 1 .(1   )   Ps1, j  PT 1 .(1   )    .Ps1 .ds   .Ps1 _ SHO .ds (3.16)
j 1 S S'

Trong đó γ là tỷ lệ công suất truyền tổng của trạm gốc dành cho các kênh dành
riêng; (1- γ) được dành cho các kênh điều khiển chung hướng xuống; N là số User hoạt
động trung bình trên mỗi Cell; S đại diện cho vùng không có chuyển giao mềm và S’
đại diện cho vùng có chuyển giao mềm, cả S và S’ đều dựa vào tổng phí và thuật toán
chuyển giao mềm; ρ là mật độ User. Theo giả thiết các User di động được phân phối
một cách đồng đều, ρ có thể được biểu diễn như sau:

N  2N
A 3 3R 2 (3.17)

Trong đó A là khu vực của mỗi Cell và R là bán kính Cell lục giác.
Thay ρ, P s1 và P s1-SHO vào (3.16), dung lượng hướng xuống trung bình N trên
toàn hệ thống với việc thực hiện chuyển giao mềm có thể thu được là:

3 3 2
R . .PT 1
N 2
(3.18)
 Ps1 .ds   Ps1 _ SHO .ds
S S'

 Dẫn xuất của độ lợi chuyển giao mềm


Bằng cách so sánh dung lượng khi có chuyển giao mềm và khi không có
chuyển giao mềm, ta có thể xác định được độ lợi xử lý của chuyển giao mềm như sau:

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 53


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

 capacity _ SHO  capacity _ SHO


SHO _ gain    1  100 % or 10. log dB
 capacity _ noSHO  capacity _ noSHO
(3.19)
Dung lượng hướng xuống khi không thực hiện chuyển giao mềm có thể được
biểu diễn như sau:
3 3 2
R . .PT 1
N _ noSHO  2 (3.20)
 Ps1 .ds
A

Trong đó, A là khu vực của Cell. Thay (3.20) và (3.18) vào (3.19), độ lợi
chuyển giao mềm có thể được tính toán là:

 
 A Ps1 .ds 
(3.21)
SHO gain    1  100 %
  Ps1 .ds   Ps1 _ SHO .ds 
 S S' 

b) Những tác động đối với độ lợi chuyển giao mềm


Trong phần trước, dẫn xuất của độ lợi chuyển giao mềm đã được mô tả. Có một
vài vấn đề tác động đến dung lượng hướng xuống được đưa ra trong bảng III.1. Trong
bảng, sự liên kết sẽ được biểu thị bằng dấu tròn (có) hoặc dấu chéo (không).
Mối quan hệ
Độ lợi xử lý và Ps1 Ps1_SHO S &S’ giữa Ps1_SHO N
Eb/I0 mục tiêu
& Psi_SHO

Sơ đồ chọn
lựa Cell X X

Thuật toán
SHO X X X X

Tổng phí
SHO X X X X

Điều khiển c/s


hướng xuống X X X

Sơ đồ phân
chia c/s X X X

Loại dịch vụ X X

TABLE III.1 Bảng liên kết

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 54


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
 Sơ đồ chọn lựa Cell sẽ quyết định trạm gốc nào để lưu trú đến đầu tiên. Sự phân
chia khác nhau tương ứng với mức công suất khác nhau đối với kênh hướng xuống.
Do sự khác nhau giữa các điều kiện ban đầu và kết thúc của thuật toán chuyển giao
mềm nên nó cũng có tác động đến S và S’.
 Các thuật toán và tổng phí chuyển giao mềm khác nhau sẽ dẫn đến S và S’ khác
nhau.
 Các điều kiện điều khiển công suất khác nhau sẽ cho ra Ps1 và Ps1-SHO khác nhau.
 Các sơ đồ phân chia công suất khác nhau dẫn tới các mối quan hệ khác nhau giữa
Ps1-SHO và Psi-SHO .
 Các loại hình dịch vụ khác nhau sẽ tương ứng với độ lợi xử lý và tỷ số E b/I0 mong
muốn khác nhau.
Trong các phần sau, sự tác động của các vấn đề khác nhau đến dung lượng
hướng xuống và độ lợi chuyển giao mềm sẽ được phân tích tương ứng chi tiết hơn.
3.2.2 Sơ đồ chọn lựa và tái chọn lựa Cell
Giới thiệu
Chọn lựa và tái chọn lựa Cell là hai chức năng cơ bản của các mạng di động.
Chọn lựa Cell có nhiệm vụ tìm một Cell cho trạm di động lưu nhập vào: sự quyết định
chọn lựa được thực hiện dựa trên cường độ của tỷ số Ec/I0 thu được từ kênh hoa tiêu
chung hướng xuống (CPICH: Common Pilot Channel). Sự tái chọn lựa Cell có nhiệm
vụ đảm bảo QoS yêu cầu bằng cách luôn luôn giữ cho trạm di động được lưu trú tại
một Cell có chất lượng đủ tốt. Bằng việc giám sát thông tin các Cell lân cận, trạm di
động có thể tái chọn lựa một trạm gốc để lưu trú đến khi chất lượng của trạm gốc hiện
thời xấu đi hoặc khi mạng cần cân bằng tải giữa các Cell. Thủ tục chuyển giao thực
chất là một loại của quá trình tái chọn lựa Cell. Những trạm di động “Yếu” ở gần biên
giới Cell có thể tái chọn lựa một trạm gốc có chất lượng tốt hơn để truyền thông với
nó (chuyển giao cứng) hoặc tái chọn lựa 2 hay nhiều hơn các trạm gốc để truyền thông
một cách đồng thời(chuyển giao mềm) với nó để duy trì QoS yêu cầu.
Như đã biết, các hệ thống CDMA là các hệ thống giới hạn nhiễu. Trong những
hệ thống này, việc điều khiển chuyển giao và chọn lựa/tái chọn lựa Cell không chỉ có
nhiệm vụ đảm bảo QoS của các thuê bao di động riêng rẽ mà chúng còn có thể mang
đến những ích lợi trên toàn hệ thống bởi việc giảm thiểu can nhiễu bằng cách chọn lựa
những trạm gốc có chất lượng tốt hơn. Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, điều
khiển chuyển giao và chọn lựa/tái chọn lựa Cell được nghiên cứu một cách riêng rẽ.
Việc chọn lựa Cell được phân tích chủ yếu trong các hệ thống Cell phân cấp và hầu hết
các phân tích về chuyển giao mềm đã đơn giản hoá sơ đồ chọn lựa Cell ban đầu thành
một quá trình dựa trên khoảng cách. Trong luận án này, độ lợi chuyển giao mềm
hướng xuống được nghiên cứu dưới 3 sơ đồ chọn lựa Cell (CS:Cell Selection) khác
nhau: CS dựa trên khoảng cách, CS hoàn hảo và CS bình thường.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 55


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
a) Nguyên lý cơ bản của các sơ đồ chọn lựa Cell (CS) khác nhau
Xét một trạm di động nằm gần biên giới Cell được đưa ra trong hình III.13. EP1,
EP2, EP3, và EP4 biểu diễn tỷ số Ec/I0 kênh hoa tiêu nhận được tương ứng từ 4 trạm gốc
xung quanh: BS1, BS2, BS3 và BS4 . Giả sử rằng tất cả các kênh hoa tiêu hướng xuống
đều được phân bổ cùng một giá trị công suất, EPi :

i
 10
Ppilotri 10
E Pi  i j (3.22)
 
PTi (1  a)ri 10 10
  PTj rj 10 10

Trong đó PTi là công suất truyền tổng của BSi , Ppilot là công suất truyền của
kênh hoa tiêu hướng xuống; a là hệ số trực giao hướng xuống; j là chỉ số của trạm gốc
xung quanh BSi.

Hình III.13 Sơ đồ chọn lựa Cell

 Chọn lựa Cell dựa trên khoảng cách


Trong sơ đồ CS dựa trên khoảng cách, trạm di động luôn luôn chọn một trạm
gốc gần nhất để lưu trú đến. Trong trường hợp được đưa ra như trong hình III.13, một
kênh dành riêng hướng xuống sẽ được thiết lập giữa MS và BS1.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 56


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
 Chọn lựa Cell hoàn hảo
Trong sơ đồ CS hoàn hảo, trạm di động luôn luôn chọn một trạm gốc tốt nhất
để lưu trú đến; Để từ đó MS có thể thu được tỷ số Ec/I0 kênh hoa tiêu mạnh nhất. Vì lý
do có sự che khuất nên BS1 có thể không phải là trạm gốc tốt nhất. Hình III.14 đưa ra
lưu đồ của chọn lựa Cell hoàn hảo.

Measure Epi, Ep2, Ep3, Ep4

Max{Ep1, Ep2, Ep3, Ep4}= Epi

Camping on BSi

Hình III.14 Lưu đồ chọn lựa Cell hoàn hảo

 Chọn lựa Cell bình thường


Nếu trạm di động có thể luôn luôn chọn trạm gốc tốt nhất để lưu trú thì mức
nhiễu trong hệ thống sẽ được giảm thiểu. Tuy nhiên, trong thực tế, trạm di động không
thể luôn luôn liên kết với trạm gốc tốt nhất, lý do là vì tính di động của User, sự trì
hoãn trong việc tái lựa chọn Cell tốt hơn, hoặc là những thay đổi động của kênh lan
truyền vô tuyến. Trong luận án này, một giá trị ngưỡng CS_th được sử dụng để đưa
vào các tình huống không hoàn hảo trên. Nguyên lý cơ bản là: trạm di động luôn luôn
chọn trạm gốc gần nhất để lưu trú ngoại trừ khi sự chênh lệch Ec/I0 giữa trạm gốc tốt
nhất và trạm gốc gần nhất cao hơn ngưỡng CS_th. Đoạn mã của sơ đồ chọn lựa Cell có
thể đươc biểu diễn như sau:

If (Ep_best – Ep_nearest > CS_th


Camping on BS_best ;
Else
Camping on BS_nearest ;
end

Hình III.15 đưa ra lưu đồ chọn lựa Cell bình thường. Khi ngưỡng CS_th bằng
0, thì chọn lựa Cell bình thường sẽ trở thành trường hợp chọn lựa Cell hoàn hảo.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 57


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Measure Ep1, Ep2, Ep3, Ep4

Min {r1,r2,r3,r4} = ri;


Max { Ep1, Ep2, Ep3, Ep4}= Epj

No
i == j

Epj – Epj > CS_th


Yes No
Yes
Yes

Camping on BSi Camping on BSj

Hình III.15 Lưu đồ chọn lựa Cell bình thường


b) Những tác động của các sơ đồ chọn lựa Cell khác nhau đến độ lợi SHO
Việc chọn một trạm gốc khác để lưu trú đến sẽ dẫn tới việc phân bố công suất
dành cho MS tại vị trí nhất định với một QoS mong muốn nhất định cũng sẽ khác.
Điều này tương ứng với P s1 và Ps1-SHO trong phương trình 3.18 cũng sẽ khác. Hơn nữa,
sự chọn lựa Cell cũng có tác động đến khu vực S và S’ trong 3.18 bởi vì các điều kiện
khởi tạo và kết thúc của thuật toán chuyển giao mềm thường là khác nhau. Những lựa
chọn trạm gốc dịch vụ ban đầu khác nhau có thể dẫn đến những quyết định chuyển
giao mềm khác nhau. Tất cả các sự thay đổi trên sẽ dẫn đến độ lợi SHO thay đổi.
3.2.3 Các thuật toán chuyển giao mềm
Giới thiệu
Độ lợi chuyển giao mềm phụ thuộc chặt chẽ vào các thuật toán chuyển giao
mềm. Đến nay, có khá nhiều các thuật toán đã được đề xuất và đánh giá. Trong số các
thuật toán đó, thuật toán chuyển giao mềm IS-95A, thuật toán chuyển giao mềm
UTRA và SSDT (Site Selection Diversity Transit Power Control) là các đại diện phổ
biến nhất.
Trong thuật toán IS-95A (cũng được gọi là thuật toán cdmaOne cơ bản),
ngưỡng chuyển giao là một giá trị Ec/I0 kênh pilot thu được cố định. Nó rất dễ thực
hiện, nhưng có một vài khó khăn khi phải đối mặt với những thay đổi tải động. Dựa
trên thuật toán IS-95A, một vài biến đổi của thuật toán cdmaOne đã được đề xuất cho
các hệ thống IS-95B và cdma2000 với tính linh hoạt hơn là các ngưỡng cố định. Trong

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 58


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
WCDMA, nhiều sơ đồ phức tạp hơn được sử dụng. Trong sơ đồ chuyển giao mềm
UTRA được thông qua bởi UMTS, những quyết định chuyển giao được thực hiện dựa
trên các giá trị ngưỡng tương đối. Lợi ích lớn nhất của thuật toán này là sự biểu hiện
tham số dễ dàng của nó. Ngoài thuật toán chuyển giao mềm UTRA, SSDT là một sơ
đồ thay thế được thông qua bởi 3GPP. So với tất cả các thuật toán khác, đặc điểm nổi
bật nhất đó là SSDT giảm nhẹ can nhiễu gây ra bởi sự truyền dẫn ở nhiều vị trí khác
nhau, nhưng ngược lại nó không có độ lợi phân tập đa dạng.
Cho đến nay, một số công việc đã được thực hiện để so sánh các sơ đồ chuyển
giao mềm khác nhau như phân tích số hay mô phỏng. Tuy nhiên, tất cả những sự so
sánh đó đều được thực hiện dựa trên những chỉ tiêu về QoS hoặc sự phân bố tài
nguyên. Trong luận án này, sẽ đi thực hiện so sánh những ảnh hưởng của các thuật
toán chuyển giao mềm khác nhau lên dung lượng hướng xuống.
a) Các thuật toán SHO khác nhau
Tương tự như cách trong sơ đồ chọn lựa Cell, quyết định chuyển giao mềm
cũng được thực hiện dựa trên tỷ số Ec/I0 nhận được của kênh hoa tiêu chung hướng
xuống (CPICH). Trạm di động luôn luôn theo dõi Ec/I0 của các kênh hoa tiêu từ những
trạm gốc gần đó và báo cáo kết quả về cho trạm gốc dịch vụ. Sau đó trạm gốc dịch vụ
sẽ gởi thông tin này về cho RNC. Bên trong RNC, một sự đánh giá những điều kiện
kích hoạt và kết thúc sẽ được thực hiện dựa trên những kết quả đo này. Bởi vì những
thuật toán khác nhau có điều kiện kích hoạt và kết thúc khác nhau, nên cùng một User
trong cùng một mạng có thể ở trong các trạng thái khác nhau khi thực hiện những
thuật toán chuyển giao mềm khác nhau. Điều này có nghĩa là hình dạng của vùng
chuyển giao mềm có thể sẽ khác nhau với những thuật toán chuyển giao mềm khác
nhau mặc dù rằng tình trạng mạng là giống nhau. Trong luận án này, có 2 thuật toán
chuyển giao mềm điển hình được so sánh, đó là IS-95A và UTRA.
 Thuật toán chuyển giao mềm IS-95A
Thuật toán IS-95A đã được mô tả trong hình II.5 trong phần 2.2.2. Trong thuật
toán này, các giá trị ngưỡng tuyệt đối được sử dụng. T_ADD và T_DROP được định
trước khi định kích thước mạng. Hình III.16 đưa ra lưu đồ của thuật toán chuyển giao
mềm IS-95A. Điều kiện kích hoạt của thuật toán có thể được biểu diễn như sau:

E  Ppilot Li
E pi   c   M
 T _ ADD (3.23)
 I 0  pilot _ BSi P (1  a) L  P L
T
j
i T j
Trong đó, PT là công suất truyền tổng của trạm gốc, a là hệ số trực giao hướng
xuống, PPilot là công suất truyền của kênh hoa tiêu, Li là độ suy giảm truyền dẫn của
kênh vô tuyến từ trạm gốc đến MS.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 59


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Begin

Yes
BSi Є tập tích cực

Epi < T_DROP No


No
Cho đến khi hết định thời rớt

Epi > T_ADD


Yes
No
Đưa BSi vào tập lân cận
Yes
Đưa BSi vào tập ứng cử

Tập tích cực đầy


Yes

No

Đưa BSi vào tập tích cực

Hình III.16 Lưu đồ thuật toán chuyển giao mềm IS-95A

Không giống như ở hướng lên, nhiễu ở hướng xuống có mối quan hệ với vị trí
của trạm di động. Do đó, tỷ số Ec/I0 của kênh pilot không chỉ liên quan đến ri mà còn
liên quan đến góc θ. Và kết quả là biên giới của vùng chuyển giao mềm không phải là
hình tròn như được giả định trong các nghiên cứu trước đây. Phần(a) trong hình III.18
cho thấy mối quan hệ giữa giữa vùng chuyển giao mềm và tổng phí chuyển giao mềm
dựa trên thuật toán IS-95A. Và quyết định chuyển giao được thực hiện dựa trên tỷ số
Ec/I0 kênh pilot thu được trung bình.
 Thuật toán chuyển giao mềm UTRA
Thuật toán chuyển giao mềm UTRA (cũng được gọi là thuật toán chuyển giao
mềm WCDMA) cũng đã được trình bày trong phần 2.2.2, hình II.6. Khác với IS-95A,
thuật toán UTRA sử dụng ngưỡng tương đối chứ không phải ngưỡng tuyệt đối. Hình
III.17 đưa ra lưu đồ của thuật toán chuyển giao mềm UTRA.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 60


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống

Begin

BSi Є tập tích cực Yes

No Epi < Ep_best - Th_add No


Trong chu kỳ ∆T
No Ep_best – Epi < Th_add
Trong chu kỳ ∆T
Yes (Sự kiện 1B)

Yes Loại BSi ra khỏi tập tích


cực

Tập tích cực đầy


No (Sự kiện 1A)
Thêm BSi vào tập tích cực.
Yes Thiết lập kết nối mới với
BSi
BSi là tốt nhất
trong tập ứng cử

Yes
No
Epi – Ep_worst > Th_add
Trong chu kỳ ∆T No

Yes (Sự kiện 1C)

Thay BS xấu nhất trong tập


tích cực bằng BSi

Hình III.17 Lưu đồ thuật toán chuyển giao mềm UTRA


Trong đó, EPi biểu diễn tỷ số Ec/I0 của kênh CPICH từ BSi, EP-best là Ec/I0 của
kênh CPICH mạnh nhất hiện tại trong tập tích cực, EP-worst là Ec/I0 của kênh CPICH yếu
nhất hiện tại trong tập tích cực, Th_add = R1a-H1a/2, Th_drop = R1b+H1b/2, Th_rep
= H1c/2, các định nghĩa của R1a, H1a/2, R1b,H1b/2 và H1c/2 đều đã được đưa ra
trong phần 2.2.2
Giả sử rằng BSi là trạm gốc ban đầu của User, điều kiện kích hoạt của thuật
toán chuyển giao mềm UTRA có thể được biểu diễn là:

 Ec  E 
    c   AS _ Th  AS _ Th _ Hyst (3.24)
I I
 0  pilot_ BSi  0  pilot_ BSj

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 61


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Phần (b) trong hình III.18 cho thấy các vùng chuyển giao mềm của thuật toán
UTRA với các tổng phí chuyển giao mềm khác nhau. Và quyết định chuyển giao cũng
được thực hiện dựa trên tỷ số Ec/I0 kênh pilot nhận được trung bình.
b) Vùng SHO của các thuật toán chuyển giao mềm khác nhau
Hình III.18 đưa ra vùng chuyển giao mềm của thuật toán IS-95A và UTRA với
các tổng phí chuyển giao mềm khác nhau dựa trên Ec/I0 kênh pilot thu được trung
bình. Ở đây, chuyển giao mềm 2 đường được sử dụng và giả sử rằng sự phân phối tải
là đồng đều. Do đó, tổng phí chuyển giao mềm bằng tỷ lệ của khu vực vùng chuyển
giao mềm trên khu vực của Cell.

Hình III.18 So sánh vùng SHO của các thuật toán khác nhau
Từ hình III.18, ta thấy rõ ràng là hình dạng của các vùng chuyển giao mềm của
2 thuật toán là rất khác nhau khi tổng phí chuyển giao mềm nhỏ. Khi tổng phí tăng lên,
những sự khác nhau sẽ dần mất đi. Vì vậy, khi đánh giá độ lợi chuyển giao mềm từ
phương trình (3.21), S và S’ khác nhau sẽ được thay thế theo các thuật toán chuyển
giao mềm khác nhau.
3.2.4 Điều khiển công suất hướng xuống
Như đã đề cập trong chương 1, trong các hệ thống CDMA, điều khiển công suất
là một trong những chức năng rất quan trọng để quản lý tài nguyên vô tuyến. Ở hướng
lên, điều khiển công suất được đưa vào để khắc phục hiệu ứng gần xa, còn ở hướng
xuống, nguyên nhân chính để sử dụng điều khiển công suất đó là giảm nhiễu inter-
Cell. Bởi vì điều khiển công suất hướng xuống không quan trọng bằng việc điều khiển
công suất hướng lên, nên trong một số nghiên cứu trước đó về chuyển giao mềm đã
không đề cập đến điều khiển công suất hướng xuống.
Theo những phân tích trong phần 3.1, đối với những MS đang trong trạng thái
chuyển giao mềm ở gần cạnh của Cell, thì nhiễu inter-Cell là cao hơn nhiều so với
nhiễu intra-Cell. Điều này đặc biệt đúng khi tính trực giao giữa các kênh hướng xuống

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 62


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
được giữ ở mức tốt. Do đó, không khó khăn để đi đến kết luận rằng có một số mối
tương quan nào đó giữa việc điều khiển công suất và độ lợi chuyển giao mềm. Trong
luận án này, kết luận mang tính trực quan này sẽ được kiểm chứng bằng cách phân tích
và so sánh độ lợi chuyển giao mềm dưới 3 điều kiện điều khiển công suất khác nhau
một cách riêng rẽ.
a) Phân bố công suất dưới 3 điều kiện điều khiển công suất
 Không có điều khiển công suất
Bởi vì ở hướng xuống, điều khiển công suất là không quan trọng như ở hướng
lên, nên một vài nghiên cứu trước đó đã không quan tâm tới nó. Khi không có điều
khiển công suất, mỗi kênh lưu lượng hướng xuống sẽ được phân bổ cùng một giá trị
công suất. Do đó,

PT 1 .
Ps1  Ps1 _ SHO  (3.25)
N (1  x )

Trong đó x là tổng phí chuyển giao mềm, N là số User hoạt động trên
một Cell, N(1+x) tổng số kênh dành riêng hướng xuống, γ là tỷ lệ công suất truyền
tổng dành cho kênh lưu lượng.
 Điều khiển công suất hoàn hảo
Phân bố công suất theo điều khiển công suất hoàn hảo đã được phân tích trong
phần 3.1.2. Việc điều khiển công suất hướng xuống hoàn hảo sẽ làm cho tỷ số Eb/I0
nhận được tại giá trị mong muốn của tất cả các trạm di động bằng nhau ở mọi thời
điểm. Do đó, công suất truyền dẫn của các kênh dành riêng hướng xuống có thể được
dẫn xuất từ các phương trình chất lượng liên kết. Đối với một User đặt tại (r1,θ1) bên
ngoài vùng chuyển giao mềm như User 1 trong hình III.12, không quan tâm đến nhiễu
nhiệt, tỷ số năng lượng bít trên mật độ phổ công suất nhiễu Eb/I0 nhận được có thể
được biểu diễn là:
1
 10
Eb W Ps1r1 10 (3.26)
 1 M j
I 0 R  
PT1 (1  a)r1 10 10
 PTjrj 10 10

j 2

Trong đó, W là tốc độ chip; R là tốc độ bit dịch vụ; ν là hệ số hoạt động; PT là
công suất truyền tổng của tất cả các trạm gốc; r1 và rj là các khoảng cách từ trạm di
động đến BS1 và BSj tương ứng; α là độ mất đường dẫn; ζ là độ suy giảm tính theo dB
do hiệu ứng màn chắn, với độ lệch chuẩn σ; a là hệ số trực giao; M là chỉ số của trạm
gốc được đưa vào tính toán nhiễu inter-Cell. Ở đây, những trạm gốc thuộc lớp thứ nhất
và thứ hai được sử dụng, vì vậy M = 19.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 63


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Giả sử rằng các User được phân bố đều trên toàn mạng và công suất truyền tổng
của tất cả các trạm gốc là giống nhau, được ký hiệu là PT . Công suất truyền yêu cầu
của kênh dành riêng hướng xuống từ BS1 , Ps1 có thể được giải từ phương trình (3.26)
như sau:

R  Eb   1 M j 
  PT (1 a)r1 10 10  rj  10 10 
W  I 0 t  j 2   R  Eb  P 1 a  (1)
Ps1 

1
W  I 0 t
T  (3.27)
r 10 10
1


M
 rj  (  j  1 )
Trong đó (Eb/I0)t là giá trị Eb/I0 mong muốn;  (1)     10 10

j  2  r1 

Đối với User bên trong vùng chuyển giao mềm như User 2 trong hình III.12,
giả sử rằng BS1 và BSi nằm trong tập tích cực (SHO 2 đường), chiến lược phân chia
công suất cân bằng và tỷ số tổng hợp tối đa được sử dụng trong quá trình chuyển giao
mềm, tỷ số Eb/I0 nhận được là:

 1 i

Eb  Eb   Eb  W   
Ps1_ SHOr1 10 10 
Psi _ SHOri 10 10 
       
1 19 j i 19 k
I0  I0 1  I0 i R      
 PT (1 a)r1 10  PT rj 10 PT (1 a)ri 10 10  PT rk 10 10 
10 10

 j2 k 1,k i 

(3.28)
Vì vậy, P s1-SHO có thể được tính là:

R  Eb 
  PT
W  I 0  t
Ps1 _ SHO  (3.29)
1 1

1  a   (1) 1  a   (2)

Trong đó:

 
M
 rj  ( j 1 ) M
 rk  ( k  i )
(3.30)
 
(1)  
r 
j 2  1 
 10 10
và  k 
(2)  
r 
1,k i  i 
 10 10

Phân bố công suất theo SHO 3 đường cũng có thể được dẫn xuất theo cách tương tự.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 64


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
 Điều khiển công suất không hoàn hảo
Qua việc xác minh bằng thực nghiệm, lỗi điều khiển công suất có thể được mô
hình hoá như là một giá trị ngẫu nhiên với phân bố logarit chuẩn tắc. Gọi Pe là giá trị
biểu diễn cho lỗi điều khiển công suất (được tính bằng dB), Ps1 và Ps1-SHO có thể được
viết như sau:
Ps1 = Ps1’ + Pe (dB) (3.31)

Ps1-SHO = Ps1-SHO’ + Pe1 (dB) và Psi-SHO = Psi-SHO’ + Pei (dB) (3.32)

Trong đó Pe là một giá trị ngẫu nhiên có phân bố Gaussian với trung bình không
và phương sai, σe2. Độ lệch chuẩn σe phản ánh mức độ không hoàn hảo. Suốt trong quá
trình chuyển giao mềm, Pe1 và Pe2 là độc lập với nhau. Thay (3.31) và (3.32) vào (3.26)
và (3.28), ta có thể thu được công suất truyền thực tế theo điều kiện điều khiển công
suất không hoàn hảo Ps1’ và Ps1-SHO’ .
b) Độ lợi SHO dưới những tác động của điều khiển công suất
Dung lượng hướng xuống và độ lợi chuyển giao mềm với điều khiển công suất
hoàn hảo hay không hoàn hảo có thể được tính bằng cách thay Ps1 , Ps1-SHO , Ps1’ , và
Ps1-SHO’ vào (3.18) và (3.21).
Đối với một User tại (r1,θ1) bên ngoài vùng chuyển giao mềm, thay (3.25) vào
(3.26), Eb/I0 có thể được biểu diễn là:

1
 10
Eb W  .r1 10
 1 M j
I 0 R  
N (1  x)(1  a)r1 10 10
 N (1  x) r j 10 10

j 2

W  (3.33)
 a
R  M
 rj  ( j  1 ) 
N (1  x) 1  a   
  10 10 
 j  2  r1  

Rõ ràng là khi không có điều khiển công suất, Eb/I0 là một hàm theo vị trí trạm
di động. Từ (3.33) có thể rút ra N:

W 
R (Eb / I 0 ) t (3.34)
N 
 M r
j  ( j  1 ) 
(1  x) 1  a     10 10 

 j  2  r1  

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 65


Báo cáo tốt nghiệp Chương III: Phân tích hiệu suất cấp đường dẫn và cấp hệ thống
Đối với một MS bên trong vùng chuyển giao mềm như User 2 trong hình III.12,
Eb/I0 có thể được biểu diễn là:

Eb W    
    (3.35)
  
I 0 R  N(1  x) 1  a  (1) N (1  x) 1  a  (2)  
Trong đó (1) và (2) được đưa ra trong (3.28).
Từ (3.35), N có thể được suy ra:
W 
R ( Eb / I 0 ) t  1 1  (3.36)
N   
(1  x) 1  a   (1) 1  a   (2) 

Do đó, dung lượng hướng xuống trung bình N khi không điều khiển công suất
hướng xuống có thể được biểu diễn là:

  W   
  R Eb / I 0  
E   outsideSHO zone

  (1  x) 1  a   (1)   
   
    (3.37)
N (r1 )  min  
 W   
 R Eb / I 0  1 1  
E     inside SHO zone 
 
  (1  x)  1  a   (1) 1  a   (2)  
  
 

Từ (3.37) ta có thể thấy được rằng khi không điều khiển công suất, dung lượng
hướng xuống sẽ bị giới hạn bởi các User yếu nhất (User có Eb/I0 thấp nhất) trong Cell.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 66


Báo cáo tốt nghiệp Chương IV: Chiến lựơc điều khiển công suất tối ưu
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT TỐI ƯU
TRONG CHUYỂN GIAO MỀM

4.1 Nguyên lý của cách tiếp cận mới


Như đã đề cập trong những chương trước, hệ thống CDMA là những hệ thống
được giới hạn nhiễu. Việc giảm thiểu nhiễu tổng là một trong những nguyên tắc cơ bản
để tối ưu hoá tài nguyên vô tuyến trong những hệ thống CDMA. Nguyên lý cơ bản của
cách tiếp cận điều khiển công suất mới đó là giảm thiểu mức tiêu thụ công suất tổng
suốt trong quá trình chuyển giao mềm bởi vì mức tiêu thụ công suất thấp cũng đồng
nghĩa với việc nhiễu đến các User khác sẽ ít hơn.
Xét một trạm di động đang trong trạng thái SHO 2 đường được đưa ra trong
hình IV.1, công suất tổng được tiêu thụ bởi trạm di động này là tổng của P1 và P2. P1
và P2 là công suất truyền của các kênh hướng xuống dành riêng tương ứng từ BS1 và
BS2.

Hình IV.1 Điều khiển công suất hướng xuống trong Chuyển giao mềm

Giả sử rằng tải được phân bố đồng đều trên toàn hệ thống, công suất truyền
tổng PT của mỗi trạm gốc là giống nhau. Tỷ số Eb/I0 của trạm di động có thể được biểu
diễn như sau:

E b  Eb   E b 
    (4.1)
I 0  I 0 1  I 0  2

Với:
 Eb  W P1 .L1 W P1 (4.2)
   M

 I 0 1 R P (1  a) L  P L R P 1  a  Li 
M
T 1  T i T  
i 2  i 2 L1 

Và:
 Eb  W P1 .L2 W P2
   M
 (4.3)
 I 0  2 R P (1  a ) L  R  M Lj 
T 2 P L T j PT 1  a   

j 1, j  2
 j 1, j  2 L 2 

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 67


Báo cáo tốt nghiệp Chương IV: Chiến lựơc điều khiển công suất tối ưu
Trong đó W là tốc độ chip; R là tốc độ bit dịch vụ; ν là hệ số hoạt động của dịch
vụ; a là hệ số trực giao hướng xuống; Li là suy giảm lan truyền từ BSi đến trạm di động;
M là chỉ số của các trạm gốc được đưa vào nhiễu inter-Cell. Thay (4.2) và (4.3) vào
(4.1) ta được:

 
 
Eb W 1  P1 P2 
 M
 (4.4)
I 0 R PT  Li M Lj 
1  a   1 a   
 i  2 L1 j 1, j  2 L2 

Ta định nghĩa một thông số B để định nghĩa mối quan hệ giữa P1 và P2 theo:

Ps1 (4.5)
B
Ps 2
Theo nguyên tắc “Không hơn, không kém”, QoS nhận được của trạm di động
được giữ ở mức giá trị mục tiêu. Do đó, từ (4.4) và (4.5), công suất tổng được yêu cầu
bởi trạm di động có thể được suy ra là:

 Eb
 R
 PT
 1  I0
t W
Pt  P1  P2  1   (4.6)
 B 1 1/ B
M

L M L
1 a   i 1 a   j
i  2 L1 j 1, j  2 L2

Trong đó (Eb/I0)t là giá trị mục tiêu đối với dịch vụ mà User yêu cầu.
Từ (4.6), ta thấy rõ ràng là công suất tổng mà User tiêu thụ có mối quan hệ với
tỷ số công suất B. Những giá trị khác nhau của tỷ số P1 và P2 sẽ dẫn tới mức tiêu thụ
công suất tổng khác nhau. Mục đích của chiến lược điều khiển công suất tối ưu mới là
cố gắng tìm một giá trị tỷ số B thích hợp để tối thiểu hoá công suất tổng PT.
4.2 Đánh giá tính khả thi
Sử dụng chiến lược phân chia công suất cân bằng chuẩn [ETSI TS 125 214]
làm tham chiếu, dẫn xuất của B để giảm bớt công suất tổng có thể được tiến hành như
sau:
Gọi Pt0 là giá trị đại diện cho công suất tổng mà User tiêu thụ khi thực hiện
chiến lược phân chia công suất cân bằng chuẩn trong suốt quá trình chuyển giao mềm.
Thay P1 bằng P2 vào (4.6), Pt0 có thể được biểu diễn là:

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 68


Báo cáo tốt nghiệp Chương IV: Chiến lựơc điều khiển công suất tối ưu

E  R
2. b  PT
 I0 t W (4.7)
Pt 0 
1 1
M

L M Lj
1 a   i 1 a  
i  2 L1 j 1, j  2 L2

Để giảm bớt công suất tổng thì phải thoả theo bất đẳng thức sau đây:
Pt ≤ Pt0 (4.8)
Đặt

1 1
X M
Và Y  (4.8) có thể được viết lại như
Li M Lj
1 a   1 a  
i 2 L1 j 1, j 2 L2
sau:

1
1
B  2
1 X Y
X Y
B

 1 
Do ( X  Y ) X  Y   0
 B 

1
1
Nên: B .( X  Y ) X  1 Y   2  1 
( X  Y ) X  Y 
1  B  (X  Y)  B 
X Y
B

1 1 2
Suy ra: X Y  . X  .Y  2 X  Y
B B B

Suy ra:
 1  1
1  .Y  1  . X (4.9)
 B  B

Để thoả (4.9), B phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa X và Y.

1
Nếu X Y , 1  0  B 1
B

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 69


Báo cáo tốt nghiệp Chương IV: Chiến lựơc điều khiển công suất tối ưu

1
Nếu X Y , 1  0  B 1 (4.10)
B

Gọi :

 Ec  1 
   M L (4.11)
 I0  i (1  a )  j

j  i Li

Là tỷ số Ec/I0 kênh Pilot nhận được từ trạm gốc BS i. Trong đó, γ là tỷ lệ công suất
truyền tổng của trạm gốc dành cho kênh lưu lượng; a là hệ số trực giao hướng xuống.
Do đó:

 Ec   Ec 
   
1  I 0 1 1  I 0 2 (4.12)
X M
 Và Y  
L 1  M Lj 1 
1 a   i 1 a  
i  2 L1 j 1, j  2 L2

(4.10) có thể được viết lại thành:

 Ec   Ec  1
     , 1-  0  B 1
Nếu  I0 1  I 0  2 B
(4.13)
 Ec   Ec  1
Nếu      , 1  0  B  1
 I0 1  I 0  2 B

Khi tải được phân bố đồng đều trên toàn hệ thống, tất cả các kênh hoa tiêu
hướng xuống được phân bổ cùng một giá trị công suất, thì việc nhận được Ec/I0 cao
hơn từ trạm gốc BS i sẽ tương ứng với sự suy giảm lan truyền từ BSi đến User sẽ thấp
hơn. Do đó, việc chọn B = L1/L2 sẽ thoả mãn được (4.13) đồng thời cũng thoả mãn
được (4.8). Điều này có nghĩa là khi tỷ số công suất giữa những trạm gốc trong tập tích
cực bằng tỷ số suy giảm lan truyền giữa chúng thì mức tiêu thụ công suất tổng suốt
trong quá trình chuyển giao mềm có thể được giảm bớt so với sơ đồ phân chia công
suất cân bằng.
Do đó, trong sơ đồ điều khiển công suất tối ưu, những trạm gốc trong tập tích
cực sẽ thay đổi công suất truyền của chúng một cách phụ thuộc và tỷ số công suất
được giữ bằng với tỷ số suy giảm lan truyền.
Lưu ý rằng việc chọn B = L1/L2 cho sơ đồ điều khiển công suất tối ưu là bởi vì
sự suy giảm lan truyền từ một trạm gốc cụ thể có thể thu được bằng cách đo kênh Pilot
hướng xuống của trạm gốc đó. Điều này đảm bảo tính khả thi của cách tiếp cận điều

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 70


Báo cáo tốt nghiệp Chương IV: Chiến lựơc điều khiển công suất tối ưu
khiển công suất mới bởi vì việc đo các kênh Pilot là một thủ tục cơ bản của chuyển
giao mềm.
Trong SHO 3 đường thì việc phân tích cũng hoàn toàn tương tự. Giả sử BS1,
BS2 và BS3 là 3 trạm gốc trong tập tích cực, khi đó mối quan hệ giữa P1, P2 và P3 là:

P1 L1 P1 L1 P2 L2 (4.14)
 ,  , 
P2 L2 P3 L3 P3 L3
Hình IV.2 biểu diễn công suất tổng tương đối trung bình mà User cần trong quá
trình chuyển giao mềm. Trục X biểu diễn khoảng cách tiêu chuẩn hoá từ User đến
trạm gốc gần nhất trong tập tích cực. Những giả định về hệ thống và mô hình kênh vô
tuyến giống như đã được đưa ra trong chương 3 và những thông số hệ thống được lấy
từ bảng IV.1. Pt0/PT và Pt/PT được tính toán tương ứng từ (4.6) và (4.7). Những kết
quả trong hình cho thấy rằng so với sơ đồ phân chia công suất cân bằng, thì sự phân
chia công suất không cân bằng trong sơ đồ điều khiển công suất tối ưu nó làm giảm
công suất tổng mà User tiêu thụ trong quá trình chuyển giao mềm.

Thông số Giá trị


α Độ mất đường dẫn 4
σ Độ lệch chuẩn của hiệu ứng màn chắn 8 dB
γ Tỷ lệ công suất kênh lưu lượng 0.8
a Hệ số trực giao 0.6
W Tốc độ chip 3.84 Mchip/s
R Tốc độ bit dịch vụ 12.2 kbit/s
ν Hệ số hoạt động 0.5

TABLE IV.1 Các thông số hệ thống

Hình IV.2 Công suất truyền tổng tương đối cho các MS trong chuyển giao
mềm.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 71


Báo cáo tốt nghiệp Chương V: Chương trình demo

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH DEMO

Phần Demo này sẽ đưa ra mô hình chuyển giao của một MS trong một ô tô
đang chuyển động từ Cell A sang Cell B.

Hình V.1 Mô hình chuyển giao

Khi MS đang chuyển động ở Cell A (Cell B), MS chỉ kết nối với BS của Cell A
(Cell B), BS Cell A (Cell B) chịu sự điều khiển của RNC. Khi MS trong vùng chuyển
giao của hai Cell A và B, MS kết nối đồng thời với hai BS của Cell A và Cell B. Lúc
này, BS của Cell A và Cell B đồng thời chịu sự điều khiển của RNC.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 72


Báo cáo tốt nghiệp Kết luận
KẾT LUẬN

Trong một hệ thống WCDMA, chuyển giao mềm có 2 tác động đối lập đến
hướng xuống: đó là phân tập đa dạng và sự tiêu thụ nguồn tài nguyên bổ sung. Phân
tập đa dạng cải thiện hiệu suất cấp đường dẫn, nhưng đối với hiệu suất cấp hệ thống thì
đòi hỏi có một sự cân bằng giữa 2 tác động này. Để tối đa hóa dung lượng hướng
xuống thì phải có một tổng phí chuyển giao mềm tối ưu. Tổng phí tối ưu này rất nhạy
cảm với sơ đồ chọn lựa Cell, các điều kiện điều khiển công suất và sự đa dạng của các
tham số vô tuyến.
Dung lượng của tập tích cực không bị chi phối bởi tính chất “càng lớn càng
tốt”.Việc bổ sung thêm một trạm gốc khi thực hiện chuyển giao mềm sẽ đi kèm theo
với sự phức tạp và gia tăng báo hiệu trong hệ thống, chính vì lý do đó nên dung lượng
của tập tích cực nên được giữ ở mức 2.
Sơ đồ điều khiển công suất mới để điều khiển sự phân chia công suất giữa
những trạm gốc trong tập tích cực cho thấy hiệu suất tốt hơn sơ đồ điều khiển công
suất cân bằng truyền thống được thông qua bởi 3GPP. Nó giảm thiểu can nhiễu và duy
trì những lợi ích thu được từ sự phân tập đa dạng tại cùng một thời điểm. Sơ đồ phân
chia công suât tối ưu này cải thiện dung lượng hướng xuống và làm cho hệ thống di
động trở nên vững chắc hơn trước những sự suy giảm biến động của môi trường vô
tuyến. Và nó đặc biệt thích hợp với những hệ thống WCDMA có tổng phí chuyển giao
mềm cao và hoạt động trong môi trường vô tuyến có fading che khuất cao hơn.
Qua những phân tích và nghiên cứu về quá trình chuyển giao mềm, chúng ta đã
thấy được những đặc điểm cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Do thời gian
nghiên cứu có hạn và một vài mặt hạn chế khác nên Luận án này sẽ không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân
thành cảm ơn!

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 73


Báo cáo tốt nghiệp Bảng từ viết tắt
BẢNG TỪ VIẾT TẮT

2G 2 nd Generation
3G 3 rd Generation
3GPP 3rd Generation Partnership Project (produces WCDMA standard)
3GPP2 3rd Generation Partnership Project 2 (produces cdma2000
standard)
4G 4th Generation
AC Admission Control
AGC Automatic Gain Control
AMPS Advanced Mobile Phone Service
AMR Adaptive Multirate (speech codec)
B(T)S Base (Transceiver) Station
B3G systems systems Beyond 3G
BER Bit Error Rate
BoD Bandwidth on Demand
BPSK Binary Phase Shift Keying
CDF Cumulative Distribution Function
CDMA Code Division Multiple Access
CN Core Network
CPICH Common Pilot Channel
DAB Digital Audio Broadcasting
DECT Digital Enhanced Cordless Telecommunication
DL Downlink
DPCCH Dedicated Physical Control Channel
DPDCH Dedicated Physical Data Channel
DQPSK Differential Quadrature Phase Shift Keying
DS-CDMA Direct-Sequence Code Division Multiple Access
DVB Digital Video Broadcasting
EDGE Enhanced Data Rates for GSM Evolution
ETSI European Telecommunication Standard Institute
FCC Federal Communication Commission (US)
FDD Frequency Division Duplex
FDMA Frequency Division Multiple Access

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 74


Báo cáo tốt nghiệp Bảng từ viết tắt
FPLMTS Future Public Land Mobile Telecommunications System
GMSK Gaussian Minimum Shift Keying
GPRS General Packet Radio Service
GPS Global Positioning System
GSM Global System for Mobile Communications
HHO Hard Handover
HO Handover
HSCSD High Speed Circuit Switched Data
IMT-2000 International Mobile Telecommunications - 2000
IS-136 D-AMPS, US-TDMA system
IS-95 cdmaOne, US-CDMA system
ISDN Integrated Services Digital Network
ITU International Telecommunications Union
JDC Japanese Digital Cellular
LOS Line-of-sight
MBWA Mobile Broadband Wireless Access (IEEE 802.20)
MS Mobile Station
MUD Multiuser Detection
NMT Nordic Mobile Telephones
NTT Nippon Telephone and Telegraph
O&M Operation and Maintenance
O-QPSK Offset Quadrature Phase Shift Keying
OVSF Orthogonal Variable Spreading Factor
PC Power Control
PDC Personal Digital Cellular
PSK Phase Shift Keying
QoS Quality of Service
RAM Radio Access Mode
RAT Radio Access Technology
RF Radio Frequency
RNC Radio Network Controller
RRC Radio Resource Control
RRM Radio Resource Management
SCH Synchronization Channel

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 75


Báo cáo tốt nghiệp Bảng từ viết tắt
SHO Soft Handover
SIR Signal to Interference Ratio
SSMA Spread-Spectrum Multiple Access
TACS Total Access Communication Systems
TDD Time Division Duplex
TDMA Time Division Multiple Access
TPC Transmit Power Control
UE User Equipment
UL Uplink
UMTS Universal Mobile Telecommunication Services
UTRA UMTS Terrestrial Radio Access
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Network
UWC Universal Wireless Communications
WARC World Administrative Radio Conference
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
WLAN Wireless Local Access Network
WWRF Wireless World Research Forum

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 76


Báo cáo tốt nghiệp Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
Trong phần phụ lục này sẽ đi giải thích công thức (4.11)

 Ec  1 
   M L
 I0  i (1  a )  j

j  i Li

Theo hình trên, giả định rằng tất cả các kênh Pilot đều được phân bố cùng một
giá trị công suất PPilot , khi đó tỷ số Ec/I0 kênh Pilot nhận được từ trạm gốc BS1 có thể
được biểu diễn là:

1

 Ec  PPilot r1 10 10
   M
 
 I0 1 P (1  a )r  10 1 10  P r  10 k 10
T1 1  Tk k k 2

Trong đó PTi là công suất truyền tổng của BSi ; α là độ mất đường dẫn; σ là độ
lệch chuẩn của hiệu ứng màn chắn; a là hệ số trực giao hướng xuống; k là chỉ số của
các trạm gốc xung quanh BS 1; M là số trạm gốc gây nhiễu inter-Cell.
Giả định rằng các thuê bao hoạt động được phân bố đồng đều và công suất
truyền tổng của tất cả các trạm gốc là giống nhau PT. Ngoài ra, cũng giả định rằng
kênh Pilot là kênh điều khiển chung ở hướng xuống. Từ đó phương trình trên có thể
được viết lại thành:
 Ec  1
   
 I 0 1 M
r  ( k  1 )
(1  a )    k  10 10

k  2  r1 

Và trường hợp tổng quát nó có thể được viết lại thành:

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 77


Báo cáo tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

 Ec  1 
  
 I 0  i (1  a ) 
M
 Lj 
 
ji  L

i 

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 78


Báo cáo tốt nghiệp Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Soft Handover Issues in Radio Resource Management for 3G WCDMA


Networks-tác giả Yuchen.
 Study of soft handover in UMTS, Stijin N.P.Van Cauwenberge, Technical
University of Denmark, University of Gent, Belgium.
 Đề tài nghiên cứu phương pháp chuyển giao mềm trong hệ thống thông tin di
động DS/CDMA, sinh viên Ngô Vũ Truyền, Đại học Giao Thông Vận Tải, Quận 9, tp
HCM.
 Công nghệ GSM và giải pháp nâng cấp mạng GSM lên WCDMA,
www.4tech.com.vn.
 WCDMA for UMTS, Radio access for third Generation Mobile
communicaitions, John Wiley and Sons, Ltd.
 Bài giảng Thông Tin Di Động Số, Ts Hồ Văn Cừu & Ths Phạm Thanh Đàm,
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
 Lý thuyết trải phổ và ứng dụng, Ts Nguyễn Phạm Anh Dũng, Học Viện Công
Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
 Bài giảng Công Nghệ 3G WCDMA UMTS, Ts Nguyễn Phạm Anh Dũng, Học
Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
 Hệ thống thông tin di động WCDMA, Ks Nguyễn Văn Thuận, Học Viện Công
Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.

SVTH: Lê Trung Hiếu Lớp Đ05VTA1 Trang 79

You might also like