You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGIỆP

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Việt Hương

PGĐ.KS Thái Duy Hòa

Sinh viên thực hiện : Trần Quốc Tuấn

Nguyễn Sỹ Lãm

Lớp ĐT1 –K49


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hà nội 2/2009

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Mục lục
Mục lục.................................................................................. 3
Danh sách các hình................................................................. 4
Danh sách các bảng................................................................5
Danh sách các từ viết tắt........................................................5
Chương 1 Giới thiệu đề tài.......................................................9
1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................9
1.2 Phạm vi đề tài.......................................................................11
Chương 2 Các khái niệm và kiến thức liên quan......................12
2.1 TCP/IP và mô hình tham chiếu OSI..........................................12
2.2 Giới thiệu về IPTV.................................................................13
2.2.1 Các đặc điểm của IPTV................................................................................14
2.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV......................................15
2.2.3 Một số dịch vụ được cung cấp bởi IPTV........................................................19

2.3 Dịch vụ VoD và Content Delivery............................................21


2.3.1 Dịch vụ VoD.................................................................................................21
2.3.2 Dịch vụ Content Delivery.............................................................................40

Chương 3: Giới thiệu về Flash Media Server............................41


Cài đặt Flash Media Server..........................................................41
Cài đặt Adobe Flash Media Server trên windows..................................................41
Cài đặt server trên Linux.....................................................................................43
3.1.3 Khởi động và dừng server trong window.....................................................44
3.1.4 Khởi động và dừng server trong Linux.........................................................45
3.1.5 Thẩm tra lại những file đã cài đặt................................................................46

Cấu hình server..........................................................................48


Aplications ...........................................................................................................49
Cấu trúc thư mục Configuration...........................................................................49
Thêm một adaptor...............................................................................................51
Thêm một virtual host..........................................................................................53

Kiến trúc server..........................................................................54


Kiến trúc client-server..........................................................................................54
Streaming media..................................................................................................56
Các codecs mà server hỗ trợ................................................................................56
Kiểu dữ liệu..........................................................................................................57
Yêu cầu một phương thức ở xa.............................................................................58
Kết nối đến những nguồn ở bên ngoài..................................................................58

Giới thiệu về flash.......................................................................58

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

3.4.1 Khái niệm ...................................................................................................58


3.4.2 Đặc điểm và yêu cầu của flash....................................................................59
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ flash.......................................................60

Các công cụ hỗ trợ khác..............................................................61


3.5.1 Apache-HTTP server...................................................................................62
PHP.......................................................................................................................63
MySQL..................................................................................................................63
Cài đặt và sử dụng...............................................................................................65

Chương 4. Kết luận...............................................................66


4.1 Các kiến thức thu nhận được..................................................66
4.2 Phương hướng phát triển thành đồ án tốt nghiệp....................67
4.3 Kết luận ...............................................................................67
Tài liệu tham khảo................................................................68

Danh sách các hình

Hình 2.1. Mô hình OSI & TCP/IP .............................................13


Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống IPTV 1........................................16
Bảng 2.1 Các nội dung lưu trữ trên VoD server.......................21
Hình 2.3 Các bước thiết lập một phiên làm việc của IPTV.........26
Hình 2.4 Mô hình kiến trúc tập trung của VoD server..............29
Hình 2.5 Mô hình kiến trúc phân bố của VoD server................31
Bảng 2.2 Các lệnh trong RTSP...............................................31
Hình 2.6 Quá trình thiết lập phiên với RTSP............................33
Hình 2.7 Các kết nối hình thành trong phiên làm việc IPTV......34
Hình 2.8 Ví dụ về một phiên làm việc của IPTV dựa trên RTSP. 36
Bảng 3.1 Các thành phần sau khi cài đặt Flash Media Server...46
Hình 3.1 Cấu trúc mặc định của thư mục conf.........................50
Hình 3.2 Thư mục conf sau khi thêm một adaptor...................53
Hình 3.3 Thư mục conf sau khi thêm một virtual host
www.example.com...............................................................54
Hình 3.4 Ứng dụng Flash Media Server bao gồm các thành phần
cùng làm việc với nhau.........................................................55
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Bảng 3.2 Các codecs được hỗ trợ bởi Flash Meida Server.........56

Danh sách các bảng


Hình 2.1. Mô hình OSI & TCP/IP .............................................13
Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống IPTV 1........................................16
Bảng 2.1 Các nội dung lưu trữ trên VoD server.......................21
Hình 2.3 Các bước thiết lập một phiên làm việc của IPTV.........26
Hình 2.4 Mô hình kiến trúc tập trung của VoD server..............29
Hình 2.5 Mô hình kiến trúc phân bố của VoD server................31
Bảng 2.2 Các lệnh trong RTSP...............................................31
Hình 2.6 Quá trình thiết lập phiên với RTSP............................33
Hình 2.7 Các kết nối hình thành trong phiên làm việc IPTV......34
Hình 2.8 Ví dụ về một phiên làm việc của IPTV dựa trên RTSP. 36
Bảng 3.1 Các thành phần sau khi cài đặt Flash Media Server...46
Hình 3.1 Cấu trúc mặc định của thư mục conf.........................50
Hình 3.2 Thư mục conf sau khi thêm một adaptor...................53
Hình 3.3 Thư mục conf sau khi thêm một virtual host
www.example.com...............................................................54
Hình 3.4 Ứng dụng Flash Media Server bao gồm các thành phần
cùng làm việc với nhau.........................................................55
Bảng 3.2 Các codecs được hỗ trợ bởi Flash Meida Server.........56

Danh sách các từ viết tắt

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Ý nghĩa


1 IPTV Internet Protocol Truyền hình theo giao thức
Television internet
2 VoD Video On Demand Truyền tải Video theo yêu
cầu
3 RTSP Real Time Streaming Giao thức truyền tải thời gian
Protocol thực , dữ liệu được truyền
theo luồng
4 RTP Real Time Protocol Giao thức vận chuyển theo
thời gian thực
5 RTMP Real Time Messaging Giao thức thông báo thời gian
Protocol thực
6 RTMPT Real Time Messaging Giao thức thông báo thời gian
Protocol Tunneled thực ẩn
7 RTMPS Real Time Messaging Giao thức thôngbáo thời gian
Protocol Secure thực có bảo mật
8 RTMPE Encrypted Real Time Giao thức thông báo thời gian
Messaging Protocol thực có mã hóa
9 RTMPET Encrypted Real Time Giao thức thông báo thời gian
Messaging Protocol thực ẩn có mã hóa
Tunneled
10 HTTP Hypertext Transfer Giao thức truyền siêu văn bản
protocol
11 MPEG-2 The Moving Picture Chuẩn nén tín hiệu về âm
Experts Group -2 thanh và hình ảnh phát trên
các kênh truyền hình quảng
bá chất lượng cao được đề
nghị bởi hội phim ảnh thế

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

giới
12 MPEG-4 The Moving Picture Chuẩn nén tín hiệu với sự hỗ
Experts Group -4 trợ âm thanh, hình ảnh, “vật
thể”, và nội dụng3 chiều. Có
một vài chức năng mới hơn
(MPEG-2) với hiệu quả âm
thah và hình ảnh chuẩn. Chứa
cả các định dạng MPEG-2
13 IPTVCD Internet Protocol Thiết bị để sử dụng dịch vụ
Television Consumer IPTV
Device
14 IP Internet Protocol Giao thức internet – giao thức
lớp 3 trong mô hình tham
chiếu OSI
15 STB Setup Box Hộp điều khiển kết nối Tivi
với mạng cung cấp dịch vụ
IPTV
16 PC Personal Computer Máy tính cá nhân
17 FLV Flash Video Là tên gọi của một định dạng
file được truyền tải qua mạng
internet sử dụng Adobe Flash
Player
18 F4V Một định dạng file của Flash
19 H264 Là một chuẩn nén tín hiệu

20 MP3 Moving Picture Experts Là một chuẩn nén âm thanh


Group Audio Layer III có tổn hao
21

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

22 AAC Advanced Audio Coding Là một thuật toán nén tín hiệu
âm thanh, là một thành phần
của chuẩn nén MPEG-2 và
MPEG-4
23
24 MOV Là một định dạng file video
được phát triển bởi Công ty
American Apple. File .mov là
loại file dành cho Quich Time
multimedia
25 OSI Open Systems Mô hình liên kết hệ thống mở
26 RTCP Real Time Control Giao thức điều khiển thời
Protocol gian thực
27 TCP Transmisstion Control Giao thức điều khiển truyền
Protocol dẫn – giao thức lớp 4 trong
mô hình OSI
28 UDP User Datagram Protocol Giao thức truyền tin không tin
cậy lớp 4 trong mô hình OSI
29 URL Uniform Resource Địa chỉ tới một server trên
Locator internet hay một mạng nội bộ

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Chương 1 Giới thiệu đề tài

1.1 Lý do chọn đề tài


Trong những năm gần đây, mạng lưới internet toàn cầu phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các phương thức tiếp cận thông tin của
con người, trong đó có cả truyền hình. Theo truyền thống, các mô hình truyền hình
phát theo kiều quảng quá đang bộc lộ những nhược điểm của nó mà quan trọng nhất
là tính tương tác hai chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và người xem.
Theo mô hình này, nội dung của chương trình hầu như do các nhà cung cấp dịch vụ
ấn định cho người xem. Đồng thời nó cũng gây ra những khó khăn đối với người
xem như vấn đề thời gian, địa điểm…

IPTV- Internet Protocol Television- theo định nghĩa là các nội dung thông
tin về hình ảnh, âm thanh được truyền tải qua mạng IP ( mạng giao thức internet).
Người dùng có thể thông qua máy tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng với
thiết bị đầu cuối setup box để có thể xem được IPTV.

IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo nên sự cạnh
tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. Hãng In-
Stat, một hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao có uy tín, gần đây đã dự báo
rằng thị trường các dịch vụ IP video tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

trưởng tới gần 80% mỗi năm từ nay đến năm 2010 và sẽ tạo ra một thị trường 4,2 tỷ
USD. Hãng này cũng dự đoán châu Á sẽ chiếm tới một nửa trong tổng số thuê bao
TV của các công ty điện thoại trên toàn thế giới vào năm 2009 với tổng số thuê bao
tối thiểu 32 triệu. Các số liệu này cho thấy trong những năm còn lại của thập kỷ
này, IPTV sẽ trở thành một dịch vụ có thị trường rộng lớn trên toàn cầu với châu Á
tiếp tục dẫn đầu trong việc thu hút khách hàng. Các con số này cũng cho thấy đây là
một thị trường năng động với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình có mô hình kinh doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý.

Informa Telecoms & Media dự báo IPTV sẽ được sử dụng bởi trên 35% các
hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông vào năm 2010, con số này
sẽ gần tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ truyền hình cáp (khoảng 37%).
Công ty này cũng dự báo sẽ có đến 13% các hộ sử dụng dịch vụ truyền hình số ở
Singapore sẽ nhận tín hiệu truyền hình số thông qua đường dây DSL của họ, điều
này làm cho IPTV trở thành một nền tảng truy nhập số phổ biến hơn rất nhiều so
với truyền hình số mặt đất (DDT). Informa cũng dự báo rằng DSL sẽ chiếm tới
9,2% các hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở
Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc. Truyền hình cáp vẫn sẽ thống trị
đến năm 2010, nhưng sau đó IPTV sẽ thực sự là đối thủ cạnh tranh với truyền hình
số mặt đất và vệ tinh đối với người xem truyền hình châu Á.

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Hương và tập thể các cán bộ kỹ thuật
của công ty cổ phần công nghệ QIS, đặc biệt là phó giám đốc kỹ thuật Thái Duy
Hòa, chúng em đã được nghiên cứu tìm hiểm về kỹ thuật triển khai, cũng như các
dịch vụ mà công nghệ IPTV mang lại. Thấy đượckhả năng phát triển của công
nghệ này, chúng em đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thông cung cấp dịch
vụ IPTV” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

1.2 Phạm vi đề tài

Trong đề tài này, chúng em tập trung nghiên cứu và mô phỏng khả năng
tương tác giữa server và client. Trong đó server được triển khai là Adobe Flash
Media server. Phía client là các PC hay là các setup box. Phía client sẽ đặt ra các
yêu cầu về dịch vụ như là yêu cầu phim , các chương trình tivi …Phía server khi
nhận được các yêu cầu này sẽ xử lý và đáp ứng lại các yêu cầu đó. Tương tự bên
phía server sẽ đưa ra các chỉ thị cho client như cập nhật phiên bản mới của phần
mềm, cập nhật các hình ảnh quảng cáo có tính bắt buộc đối với gói dịch vụ đó, hiển
thị danh sách các phim, các chương trình mới được cập nhật …

Dựa vào nền tảng công nghệ là xử lý Flash với ngôn ngữ Action Scripts 3.0,
với ngôn ngữ kịch bản bên phía server là PHP, Javascript và MySQL, chúng em đã
thực hiện đề tài: “ Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV ”

Để giải quyết bài toán trên, đồ án của em tập trung vào các vấn đề sau:

• Tìm hiểu về Flash Media Server

• Tìm hiểu ngôn ngữ ActionScript, PHP, JavaScript

• Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ VoD và Content delivery

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Chương 2 Các khái niệm và kiến thức liên quan

2.1 TCP/IP và mô hình tham chiếu OSI


Trong quá trình phát triển của các dịch vụ viễn thông, có sự phát sinh nhiều
kiểu kiến trúc mạng nhưng lại không tương thích với nhau, gây trở ngại trong việc
trao đổi thông tin giữa các mạng này. Để giải quyết vấn đề trên, tổ chức tiêu chuẩn
hoá quốc tế đã xây dựng một mô hình tiêu chuẩn cho các mạng gọi là mô hình tham
chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở (Reference Model for Open System
Interconnection, hay gọn hơn: OSI Reference Model).

Tuy nhiên mô hình trên đây chỉ mạng ý nghĩa lý thuyết, nó là chuẩn để cho
các nhà phát triển viễn thông xây dựng các mô hình thực tế phù hợp. Một trong

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

những mô hình thực tế được sử dụng phổ biến trong mạng máy tính (Internet) đó là
mô hình TCP/IP. Bộ giao thức TCP/IP là tổ hợp của nhiều giao thức ở các tầng
khác nhau là mô hình giản lược của OSI.

Hình 2.1. Mô hình OSI & TCP/IP

Giao thức IP là giao thức lớp mạng nằm trong chồng giao thức của mô hình
tham chiếu OSI cũng như trong chồng giao thức TCP/IP sử dụng cho mạng máy
tính. IP là một giao thức không tin cậy (unrelible) và không liên kết
(Connectionless). Dữ liệu lớp ứng dụng được chia nhỏ thành các segment với môt
kích thước chuẩn, được đóng gói qua lớp mạng sau đó được đóng gói thành các
khung dữ liệu ( frame ) tại lớp hai trước khi được chuyển đổi thành các bít được mã
hóa tại lớp vật lý. Lớp IP này còn có chức năng định tuyến để tìm đường đi cho các
gói tin trong mạng. Tùy vào các phương pháp định tuyến khác nhau mà lớp giao
thức này sẽ xây dựng nên các bảng định tuyến khác nhau.

2.2 Giới thiệu về IPTV


IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television _ truyền hình
qua giao thức Internet.

ITPV theo định nghĩa chính thức như sau: IPTV được định nghĩa là các dịch
vụ đa phương tiện như truyền hình ảnh, tiến nói, văn bản, dữ liệu được phân phối

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

qua các mạng dựa trên IP mà được quan lý để cung cấp các cấp chất lượng dịch vụ,
bảo mật, tính tương tác, tính tin cậy theo yêu cầu. (theo ITU – T FG IPTV)

IPTV là một hệ thống ở đó các dịch vụ truyền hình số cung cấp tới người
tiêu dùng đăng ký thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết nối băng rộng. IPTV được
cung cấp trên Internet nên đôi khi dịch vụ này còn gọi là Internet TV hay Web TV.
IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-Demand (VoD) và cũng có
thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy cập Web và VoIP, do đó
còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai thác dịch vụ băng rộng
sử dụng chung một hạ tầng mạng. IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng
khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu
hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ
hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự
bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Tại thị trường cung cấp
dịch vụ ở Việt Nam, dịch vụ IPTV đã bắt đầu được thử nghiệm cung cấp với một số
dịch vụ cơ bản. Điều này xem như là cơ hội kinh doanh dịch vụ mới của các nhà
cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng mạng băng rộng đã và đang
phát triển mạnh mẽ cùng với sự đòi hỏi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao

2.2.1 Các đặc điểm của IPTV


IPTV mang một số đặc điểm sau đây:

Hỗ trợ truyền hình tương tác


Khả năng hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ phân
phối toàn bộ các ứng dụng TV tương tác. Các loại dịch vụ được truyền tải thông qua
một dịch vụ IPTV có thể bao gồm TV trực tiếp chuẩn, TV chất lượng cao (HDTV),
trò chơi tương tác, và khả năng duyệt Internet tốc độ cao.

Sự dịch thời gian

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số cho phép dịch thời gian nội
dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và lưu trữ nội dung IPTV để xem sau.

Cá nhân hóa
Một thệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ truyền thông tin hai
chiều và cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa những thói quen xem TV của
họ bằng cách cho phép họ quyết định những gì họ muốn xem và khi nào họ muốn
xem.

Yêu cầu về băng thông thấp


Thay vì phân phối trên mọi kênh để tới mọi người dùng, công nghệ IPTV
cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ truyền trên một kênh mà người dùng yêu cầu.
Đặc điểm hấp dẫn này cho phép nhà điều hành mạng có thể tiết kiệm băng thông
của mạng.

Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị


Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ giới hạn ở việc sử dụng TV. Người
dùng có thể sử dụng máy PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch vụ
IPTV.

2.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV


Sơ đồ khối biểu thị các chức năng của nghiệp vụ IPTV như Hình 2.1 Từ
nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng có hể chia làm: nghiệp vụ cung cấp và giới
thiệu các nội dung, nghiệp vụ chuyển tải, nghiệp vụ tiếp nối đầu cuối và nghiệp vụ
quản trị.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.2 Kiến trúc hệ thống IPTV 1

1. Mạng chuyển tải: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà
cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Mạng truy nhập sẽ tận dụng phần
hạ tầng mạng xDSL có sẵn. Để cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt và tiêu
thụ ít băng thông khi có đồng thời nhiều truy nhập đến hệ thống, mạng truy
nhập băng rộng (B-RAS/MSS và DSLAM) cần phải được hỗ trợ multicast.
Đối với DSLAM, ngoài hỗ trợ multicast, DSLAM còn cần hỗ trợ IGMP
version 2. Ngoài ra, B-RAS/MSS và DSLAM cũng cần hỗ trợ các giao tiếp
Ethernet chuẩn (FE, GE). Mạng cũng phải có khả năng hỗ trợ QoS từ đầu
cuối đến đầu cuối, đảm bảo được băng thông cần thiết và độ ưu tiên cho
các kênh truyền hình quảng bá cũng như các phiên Video theo yêu cầu
đang sử dụng (phải đạt được độ mất gói và jitter tối thiểu). Băng thông
xDSL do các DSLAM cung cấp đến khách hàng phải có khả năng lên đến
4-5 Mbps.

2. Mạng cung cấp nội dung: Thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình từ
các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác
để chuyển sang hệ thống Video Headend.

3. Hệ thống Video Headend: Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và
âm thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder)
để chuyển đổi nội dung này thành các luồng IP multicast ở khuôn dạng mã
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

hóa mong muốn. Yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối cho việc phát nội dung
quảng bá. Thiết bị đầu cuối này có khả năng mã hoá một chuỗi các hình
ảnh theo thời gian thực bằng kỹ thuật nén dùng MPEG-4 Part 10 hoặc
H.264. Hình ảnh mã hoá có thể lấy từ vệ tinh, truyền hình cáp, hệ thống
truyền hình mặt đất, máy chủ video, tape playout, v.v... Sau khi mã hoá,
các chuỗi (định dạng ASI, SPTS) truyền MPEG sẽ được đóng gói bằng
cách sử dụng IP Streamer. Sau đó sẽ truyền những chuỗi gói IP bằng cách
sử dụng giao thức UDP/IP. Đầu vào của hệ thống Video Headend là các
chương trình truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình mua bản quyền
thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ các nguồn khác như
tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v...

4. Hệ thống Middleware: Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và
báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng
thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai.
Middleware là một giao diện của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với
người sử dụng, nó xác định danh tính cho người dùng. Hiển thị một danh
sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ giúp lựa chọn dịch
vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware lưu lại
một profile cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên
trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không
giới hạn bất kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp
trực tiếp với mỗi thành phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API
cho phép mở rộng các chức năng mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống.

5. Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và hệ
thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã
hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ
thống này cũng cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp
với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung
thực và cung cấp cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Middleware. Nó cho phép các thuê bao đặt và xem những bộ phim chất
lượng cao và chương trình theo yêu cầu (chương trình này được lưu trên
máy dịch vụ và truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này cũng cung cấp
những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind.

6. Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM): DRM giúp nhà khai thác bảo vệ
nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung
VoD, khi truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại
STB ở phía thuê bao. DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã
của các thuê bao. Những nội dung được tải trên những máy chủ nội dung
sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và nó cũng cũng chỉ mã hóa nội
dung broadcast để bảo mật sự phân bố đến Set-top Box (STB). Hệ thống
có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các Headend tương ứng và
cung cấp khoá mật mã cho các Headend này. Hệ thống DRM chứa khoá
cho phần nội dung của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối
cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần
nội dung các chức năng thủ thuật trong khi xem (tua nhanh, tua lại, v.v...).
Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống cơ sở hạ tầng khoá
công cộng (Public Key Infrastructure, PKI). PKI dùng các thẻ kỹ thuật số
X.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá
an toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng.

7. Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Hệ thống này quản lý và tính cước
dịch vụ truy cập của thuê bao IPTV.

8. Set-top Box (STB): Thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải
mã và hiển thị nội dung trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn
MPEG-4/H.264. Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết
nối với các thiết bị lưu trữ bên ngoài, video phone, truy nhập web (Walled
garden), v.v... STB cung cấp các ứng dụng truyền thông và giải trí. STB sẽ
hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện thoại, cũng như Internet và
thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải mã những chuỗi

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các hình ảnh
này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm
client Middleware của nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client, điều
đó có nghĩa là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽ lưu trên STB.

2.2.3 Một số dịch vụ được cung cấp bởi IPTV

Dịch vụ truyền hình: các nội dung truyền hình được quảng bá theo lịch trình
thời gian cố định như truyền hình truyền thống. Sự lựa chọn các gói kênh theo yêu
cầu của khách hàng có thể bao gồm các kênh truyền hình công cộng (public), các
kênh truyền hình trả tiền (pay TV), các kênh truyền hình được ưa thích, các kênh về
mua sắm, các kênh về thời trang, v.v...

Dịch vụ video on demand (VOD): việc phát các nội dung truyền hình được
lựa chọn bắt đầu khi người sử dụng lựa chọn nội dung đó. Thông thường, nội dung
là các bộ phim hay các phim đã được ghi lại từ một thư viện. Dịch vụ này có thể
được sử dụng trong một thời gian giới hạn. Các chức năng thường giống như chức
năng của máy ghi hình (VCR) hay đầu DVD (DVD player): phát hình (play), dừng
hình (pause), tua hình (fast forward), v.v...

Máy ghi hình các nhân (Personal Video Recorder, PVR): PVR là một thiết bị
điện tử dân dụng cho phép ghi lại các nội dung quảng bá để xem lại ở một thời điểm
sau đó.

Máy ghi hình cá nhân qua mạng (Network PVR, NPVR): đây là phiên bản sử
dụng trên mạng của PVR. Nó có thể được xem như là một VCR ảo với việc lưu trữ
và các chức năng khác cung cấp từ mạng. Nội dung truyền hình quảng bá có thể
được ghi và xem lại sau đó.

Hướng dẫn chương trình điện tử (Electronic Program Guide, EPG): một
hướng dẫn để cung cấp cho người sử dụng các thông tin về các chương trình IPTV
đang và sắp phát. Có thể nói một EPG là phương thức để người sử dụng tìm kiếm
các nội dung của nhà cung cấp.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Các dịch vụ thông tin: các dịch vụ thông tin có thể bao gồm tin tức thời sự,
tin thể thao, dự báo thời tiết, thông tin về các chuyến bay, các sự kiện trong khu
vực/địa phương, v.v...

Truyền hình tương tác: “kênh phụ” (back-channel) IP không chỉ cung cấp
khả năng lấy thông tin mà còn cho phép tương tác với các show truyền hình hoặc
khởi tạo các ứng dụng liên kết đến các chương trình đang chạy. Các ví dụ điển hình
của truyền hình tương tác là tham dự vào các trò chơi truyền hình, bình chọn qua
truyền hình, phản hồi của người xem truyền hình, các chương trình thương mại,
v.v...

Các ứng dụng tương tác: sự tương tác không chỉ được liên kết đến một
chương trình truyền hình truyền thống. Đấu giá, mua sắm, dịch vụ ngân hàng là các
ứng dụng truyền hình được sử dụng rộng rãi, tạo ra sự hội tụ của thiết bị và sự phát
triển các giao diện người sử dụng mới. Truyền hình khiến cho việc sử dụng các ứng
dụng tương tác (giống như việc sử dụng Internet) trở thành một trong những thành
phần chiếm ưu thế của IPTV/VoD tương lai. Đây cũng là một yếu tố khác biệt chủ
yểu nhất so với truyền hình quảng bá truyền thống vốn không có một “kênh phụ”
nào (có chăng là một đường điện thoại).

Các ứng dụng băng rộng: các ứng dụng dùng cho người tiêu dùng và doanh
nghiệp cũng có thể được thực hiện thông qua hạ tầng IPTV/VoD như hội nghị
truyền hình, đào tạo từ xa, giám sát an ninh, v.v...

Pay-per-View (PPV): là hình thức trả tiền để xem một phần chương trình
truyền hình, ví dụ: trả tiền để xem một sự kiện thể thao hay trả tiền để nghe một bản
nhạc. Hệ thống cung cấp một kênh phim truyền hình theo hình thức PPV cho các
thuê bao.

Trò chơi theo yêu cầu (Games on Demand): dịch vụ này sẽ cung cấp nhiều
loại game tùy chọn đến thuê bao từ một danh sách có sẵn. IPTV yêu cầu game đơn
giản dựa trên HTML.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Âm nhạc theo yêu cầu (Muics on Demand): các thuê bao có thể xem những
clip ca nhạc theo yêu cầu, giống như dịch vụ VoD.

Truyền hình của hôm trước (TV of Yesterday, TVoY): dịch vụ này cho phép
thuê bao xem phim truyền hình đã được phát những ngày trước.

Karaoke theo yêu cầu (Karaoke on Demand): các thuê bao có thể chọn và
xem các bài Karaoke qua Set-top Box (STB) trên TV. Từ list các bài karaoke đã
được giới thiệu, thuê bao có thể mua một hoặc nhiều bài hát cùng lúc. Dịch vụ sẽ
được triển khai trong tương lai.

2.3 Dịch vụ VoD và Content Delivery

2.3.1 Dịch vụ VoD


VoD là một dịch vụ mang lại cho khách hàng một sự mới mẻ trong phong
cách giải trí. Người sử dụng có thể lựa chọn các nội dung mong muốn từ một danh
sách giới thiệu được hiển thị trên màn hình. Khi đó nội dung yêu cầu sẽ được truyền
tải từ hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ tới màn hình TV hoặc máy tính của người
sử dụng trong thời gian thực. Người sử dụng có thể điều chỉnh đoạn video tùy ý
bằng các nút tác vụ như pause, fast forward, rewind hoặc có thể điều chỉnh màn
hình với kích cỡ tùy ý.

Các thành phần trong một hệ thống VoD

VoD streaming servers

Server được xây dựng dựa trên máy tính và các linh kiện điện. Bộ cấp nguồn
khi mất điện, hệ thống vào ra tốc độ nhanh, và số lượng lớn không gian lưu trữ là
các thành phần chính của một VoD streaming server.

Một cơ sở dữ liệu lớn của các file media lằm trên server. Server nhận yêu
cầu streaming các file từ các IPTVCDs và streaming đến IPTVCDs đó. Bảng sau
liệt kê các loại nội dung mà có thể được lưu trữ trên một VoD server.

Bảng 2.1 Các nội dung lưu trữ trên VoD server
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Phân loại Miêu tả


Giải trí Phim, nhạc, kịch...
Dành cho thiếu nhi Hoạt hình, kid shows
Tin tức Kênh tin tức địa phương và thế giới
Thời tiết Kênh thời tiết địa phương và thế giới
Quảng cáo Không tương tác và tương tác
Các sự kiện Kênh chính phủ, các nghi lễ hàng năm
Thể thao Các sự kiện thể thao

Kích thước và khả năng của server hỗ trợ các đặc tính sau:

1. Khả năng streaming hiện đại: streaming yêu cầu việc nhận dữ liệu và truyền
qua bus bên trong server và gửi ra ngoài qua một cổng mạng đến mạng IP.

2. Khả năng bền bỉ của các phần cứng và phần mềm: server hoạt động liên tục
không nghỉ và phải đáp ứng lại một số lượng yêu cầu rất lớn do đó khả năng hỏng
phải được tính đến phải có kiến trúc bus dự phòng bên trong, nhiều bộ xử lý để
hoàn thiện khả năng của server. Phải đảm bảo được rằng các lỗi đơn xảy ra với các
thành phần trong server không ảnh hưởng đến hệ thống.

3. Khả năng lưu trữ dung lượng cao: để đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ
server phải có khả năng lưu trữ nhiều terabytes và khả năng mở rộng khả năng lưu
trữ khi cần.

4. Khả năng giám sát: các phần mềm được yêu cầu để theo dõi sự thực thi của
các thành phần trong server và thông báo khi thành phần nào không thực thi được
mức yêu cầu

5. Khả năng leo thang: server phải cho phép được sự truy nhập đồng thời của
nhiều thuê bao cùng lúc có thể là hàng trăm trong một vài trường hợp có thể lên đến
hàng ngàn thuê bao cùng lúc.

6. Khả năng hỗ trợ nhiều đinh dạng file: server có khả năng streaming nhiều
loại nội dung như MPEG-2, VC1, và H.264/AVC qua một mạng phân bố băng rộng

7. Khả năng tương tác với hệ thống khác trong mạng bao gồm:

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• Hệ thống thanh toán

• Hệ thống quản lý bản quyền số và điều kiện truy nhập để bảo vệ nội
dung được lưu trữ

• Hệ thống mã hóa để nén tín hiệu tivi số đi vào

8. Khả năng đáp ứng các yêu cầu chương trình trực tiếp: server phả có khả năng
nhận các tín hiệu trực tiếp từ các chương trình trực tiếp nén lại và streaming đến
thuê bao yêu cầu với sự chênh lệch với chương trình trực tiếp trong khoảng thời một
vài giây.

Kiến trúc phần cứng của một VoD server bao gồm 4 thành phần chính là:
thiết bị lưu trữ, bộ xử lý và bộ nhớ, kết nối mạng và phần mềm. Sự tương tác giữa
các thành phần đó được diễn ra như sau. Một yêu cầu được đưa đến thì nội dung
được yêu cầu được lấy từ thiết bị lưu trữ đưa đến bộ nhớ để xử lý sau đó hệ thống
mạng sẽ gói dữ liệu video vào gói IP và streams trên mạng. Phần mềm sẽ có nhiệm
vụ quản lý các tiến trình xử lý trên. Chúng ta sẽ khảo sát các thành phần ngay sau
đây.

Thiết bị lưu trữ

Server được sử dụng như là một kho lưu trữ trung tâm để cung cấp nội dung
cho dịch vụ VoD. Khi mà dịch vụ phát triển sẽ cần phải hoàn thiện và mở rộng hệ
thống lưu trữ để đáp ứng với các yêu cầu ngày phong phú. Vì vậy hệ thống lưu trữ
phải có khả năng dễ dàng mở rộng. Có 3 loại hệ thống lưu trữ chính được sử dụng
bởi VoD server để xắp xếp và stream nội dung theo yêu cầu-đĩa cứng từ hoạt động
nhờ moto, đĩa nhớ bán dẫn và thiết bị lưu trữ lai.

Ổ cứng cơ học

VoD server hỗ trợ một số ổ đĩa loại này nhiều gigabyte để và có thể lưu trữ
hàng ngàn giờ của nội dung có thể được yêu cầu. Phần lớn các VoD server đều hỗ
trợ khả năng thêm vào các mảng đĩa để tăng khả năng lưu trữ. ổ cứng có thể bị lỗi

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

và sẽ gây ra gián đoạn trong việc cung cấp dịch vụ và để chống lại điều này có một
công nghệ được gọi là Redundant Array of Independent Disks (RAID) được sử
dụng để khắc phục sự kiện ổ cứng bị hỏng. Công nghệ RAID đã được sử dụng
nhiêu năm bởi công nghiệp IT để hoàn thiện sự thực thi vào ra và bảo vệ lại sự hỏng
của một ổ đĩa đơn. Công nghệ này đã được nền công nghiệp VoD chấp nhận để
khắc phục sự cố hỏng ổ đĩa trong quá trình truy nhập nội dung. RAID là một loại hệ
thống quản lý file mà cho phép chia sẻ dữ liệu số qua nhiều ổ cứng. Vì vậy, một
phần của mỗi video được lưu trữ qua một mảng đĩa. Từ khía cạnh người dùng
RAID kết hợp nhiều đĩa vào một mảng và mảng này xuất hiện như một hệ thống
file đơn trên một hệ thống đia đơn. Có một số các mức khác nhau của RAID, nhưng
chỉ RAID mức 5 là được sử dụng trong VoD server. Công nghệ RAID 5 được sử
dụng rộng rãi bởi VoD bởi vì nó tạo hiệu quả trong việc sử dụng không gian ổ đĩa,
cung cấp một sự thực thi cao khi truy nhập file, và đưa ra một sự bảo vệ tốt. Dung
lượng lư trữ của server mà sử dung loại ổ này có thể dễ dàng tăng bởi thêm ổ mới
đến mảng ổ của VoD server.

Ổ đĩa cứng bằng bán dẫn

Nhiệm vụ chính của đĩa cứng là lưu trữ và cho phép lấy nội dung lưu trữ.
Trong hoàn cảnh của một hệ thống VoD, tần suất của việc đọc và ghi dữ liệu là rất
lớn. Do đó, một vài VoD server sử dụng SSMDs để lưu trữ dữ liệu. Không giống
như ổ cơ học SSMDs không chứa các thành phần chuyển động và sử dụng chip nhớ
flash để lưu trữ thay vì ổ đĩa từ để lưu trữ nội dung. Khi có một yêu cầu stream
được nhận bởi server SSMD lấy tiêu đề của video và bắt đầu quá trình streaming.

Khả năng để truy nhập nội dung ở tốc độ cao hơn khi so với hệ thống ổ cứng
cơ học là ưu điểm chính của loại ổ này.

Thiết bị lưu trữ lai

Lưu trữ dựa trên sự hòa trộn giữa ổ cơ học và ổ flash. Trên server mà được
cấu hình để hỗ trợ ổ lai thì ổ flash thường để lưu trữ những nội dung được yêu cầu
nhiều. Và ổ cơ để lưu trữ các video ít yêu cầu.
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Công nghệ xử lý và bộ nhớ

Vi xử lý có khả năng lớn được sử dụng trong video server để có thể đương
đầu với sự truy nhập cùng lúc và phân phối một số lượng lớn video stream. Số
lượng của vi xử lý trên server lớn theo hàm mũ với khả năng stream. Thêm vào một
số vi xử lý có khả năng tính toán lớn, một video server cũng yêu cầu một hệ thống
bộ nhớ được gọi là RAM, để cung cấp buffering và caching cho nội dung VoD. Các
thuật toán thường được sử dụng bởi VoD server để xác định nội dung nào sẽ được
lưu trữ trong bộ nhớ.

Kết nối mạng

Cho đến thời gian gần đây VoD servers sử dụng các port truyền thống nhưn
DVB cho phép Asynchronous Serial Interface (ASI) và ATM ports cho vận chuyển
luồng video MPEG-2 qua mạng. Những giao giện này đã làm việc tốt cho sự phát
triển của hệ thống VoD trong những thời gian trước đây. Mặc dù vậy, chúng có một
vài hạn chế như khả năng mở rộng và một khả năng có hạn để điều khiển số lượng
lớn của cac luồng video. Do đó, hiện nay server đã chuyển sang sử dụng các giao
diện GigE và 10GigE. Mỗt port của GigE cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ
1000Mbps và khả năng mang 240 luồng video cùng lúc với một tốc độ trung bình
3.8Mbps. Điều này là khá tốt so với ASI port chỉ có khả năng điều khiển 40 luồng
MPEG-2.

Các phần mềm chạy trên server

Việc sử dụng phần mềm nào trên server là tùy vào mỗi nhà cung cấp dịch vụ
VoD nhưng có thể phân ra các loại phần mềm được sử dụng dựa vào chức năng của
chúng.

Quản lý luồng dữ liệu số: thiết lập, kết thúc và điều khiển một phiên
streaming là chức năng chính của phần mềm server. Các bước thiết lập một phiên
streaming giữa một client IP set-top box và server được chỉ ra ở hình sau:

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 25


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.3 Các bước thiết lập một phiên làm việc của IPTV

1. Khởi đầu truyền thông với hệ thống CA dựa trên một yêu cầu từ IP set-top
box, phần mềm server sẽ giao tiếp với hệ thống CA để xác định nếu thuê bao IPTV
đã được cho phép để yêu cầu dịch vụ

2. Tìm ra một VoD server phù hợp mỗi lần sự cho phép đã được thẩm tra, phần
mềm đưa ra một VoD server hợp lý để đáp ứng yêu cầu. Vị trí của server này phục
thuộc vào địa chỉ IP của set-top box.

3. Gửi một khóa mã hóa qua mang mỗi lần server đã được chỉ định, hệ thống
CA sẽ gửi một khóa giải mã đến set-top box để có thể giải mã nội dung gửi về từ
server.

4. Gửi các tham số IP các tham số của lớp vận chuyển và điạ chỉ IP của VoD
cũng được gửi đến set-top box.

5. Quá trình streaming bắt đầu băng thông sẽ được cấp phát và quá trình
streaming cũng được bắt đầu. Set-top box sử dụng một giao thức được gọi là Real
Time Streaming Protocol(RTSP) để quản lý luồng stream.

Trong khi stream đã thực sự ở trên mạng, chức năng của server để đảm bảo
rằng nếu có lỗi xảy ra thì quá trình streaming vẫn tiếp tục.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 26


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Cập nhật nội dung số: một phần mềm phải có khả năng để tự động cập nhật
nội dung video. Nội dung video cần được cập nhật một cách tự động từ các
nguồn cung cấp nội dung.

Quản lý bản sao: vì một hệ thống VoD có nhiêu server đặt ở nhiều nơi nên
khi cập nhật một nội dung mới thì cần đưa đến các server ở cạnh mạng.

Quản lý Metadata : một cơ sở dữ liệu tập trung được sử dụng để lưu trữ
nhưng thuộc tính hoặc metadata mà được gắn với mỗi file được lưu trữ.
Metadata được định dạng chung như file XML và cung cấp miêu tả dữ liệu
về mỗi video. Metadata được sử dụng để kiếm nội dung được lưu trữ trên
server. Các loại metadata được gắn với mỗi video

• Tên nhà sản xuât

• Miêu tả

• Ngày video được tạo ra

• Sơ lược về video

• Tốc độ

• Thời gian của movie

• Diễn viên và đạo diễn

• Thể lọai

• Chi tiết về đăng ký

• Chi tiết về bản quyền

Khả năng tìm kiếm khả năng tạo mục lục của phần mềm bên server cho phép
người sử dụng để có thể tìm kiếm nội dung.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 27


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Quản lý quyền sử dụng tài sản số: phần mềm trên server phải cung cấp một
giao diện bên ngoài đến –điều kiện sử dụng, quản lý bản quyền số và quản lý sử
dụng các tài nguyên số.

Giao tiếp với IPTVCDs chức năng này phải chuyển các thông tin về các
media đã được sẵn có trên server về phần mềm ứng dụng cài đặt trên client.

Các mô hình kiến trúc của video server

Khi yêu cầu nội dung của dịch vụ VoD tăng theo thời gian một server đơn
thường không đủ khả năng hỗ trợ tất cả yêu cầu của tất cả thuê bao. Do đó, nó thực
sự cần thiết để thêm các server đến mạng. Chia xẻ việc xử lý các yêu cầu từ các
IPTVDSs trong vài server để đảm bảo tất cả các yêu cầu từ người sử dụng cuối sẽ
được thực thi trong khả năng hiệu quả nhất. Vị trí của các server thêm vào này có
thể là ở trung tâm hoặc là ở một vùng xa trung tâm và gần với các IPTVCDs. Cả hai
cách này đều được thảo luận ở dưới.

Mô hình kiến trúc tập trung

Một khả năng để phân phối các nội dung video trên một mạng là để vị trí của
các server trong một vị trí tập trung, cái được gọi là trung tâm dữ liệu IPTV. Từ
điển nhìn công nghệ, một kiến trúc tập trung bao gồm một số các server riêng lẻ vào
trong từng cụm. Mỗi server được kết nối đến nhau qua một công nghệ kết nối tốc độ
cao và có thể truyền theo hai hướng như Fast Ethernet. Hình sau chira một ví dụ về
kiến trúc server tập trung được sử dụng để phân phối dịch VoD.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 28


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.4 Mô hình kiến trúc tập trung của VoD server

Biểu đồ đưa ra 4 server được kết nối qua một chuyển mạch Gigabit. Cấu
hình này cho phép tốc độ truyền dẫn giữa các server rất cao. Mỗi server trong một
cụm sẽ hoạt động như một thành phần cung cấp dịch vụ VoD. Vì vậy khi một yêu
cầu đến cụm này thì bất cứ server nào cũng cho phép quá trình streaming bắt đầu
trên mạng.

Kiểu kiến trúc này cho phép xử lý một cách linh hoạt trong việc thêm hay
loại bỏ một server ra khỏi mạng mà không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ. Số
server được kết nối vào trong một cụm phụ thuộc vào các nhân tố sau:

• Kích thước của thư viện nội dung

• Tốc độ gia tăng của các thuê bao

• Tần suất mà tải đạt mức đỉnh

• Số lượng trung bình các yêu cầu đồng thời

• Chính sách cho các dịch vụ hiện có

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 29


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• Cân bằng tải giữa các server.

Mô hình tập trung có các ưu điểm như tạo sự dễ dàng trong việc quản lý nội
dung, đảm bảo sự phân phối dịch vụ một cách liên tục nhưng để có thể phân phối
dịch vụ đến thuê bao cần có một mạng có băng thông cao

Mô hình kiến trúc phân bố

Khi các yêu cầu về nội dung có độ nét cao thì kích thước thư viện nội dung
mở rộng rất nhanh, một vài nhà cung cấp đưa ra kiến trúc phân bố các server. Kiểu
kiến trúc duy trì một cụm server tại trung tâm dữ liệu IPTV còn các server thêm vào
được đặt ở vùng gần với thuê bao.

Kiến trúc phân bố điển hình được sử dụng để cung cấp các nội dung mới mà
có nhiều yêu cầu. Việc thay thế các nội dung trên server sẽ được thực hiện bởi trung
tâm dữ liệu IPTV. Kiến trúc này là một cơ chế hữu ích để giảm yêu cầu về băng
thông của mạng phân phối.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 30


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.5 Mô hình kiến trúc phân bố của VoD server

Một ví dụ về kiến trúc phân bố được chỉ ra ở hình trên. Các thuê bao không
kết nối đến trung tâm dữ liệu IPTV mà được nối đến các server gần mình nhất và
được đáp ứng yêu cầu tại đó. Nếu như yêu cầu mà server này không đáp ứng được
sẽ được chuyển hướng sang server khác hoặc chuyển về trung tâm dữ liệu IPTV.

Vị trí của server gần các thuê bao nên giảm lưu lượng mạng truyền trên
mạng xương sống IP. Mục đích của các server này là để cung cấp các nội dung
được yêu cầu thường xuyên. Kiểu kiến trúc này yêu cầu nhiều thiết bị lưu trữ hơn
kiểu kiến trúc tập trung bởi vì nội dung được giữ ở trung tâm dữ liệu và bản sao của
nó thì được đặt ở remote server. Sự sao chép của nội dung dữ liệu từ trung tâm dữ
liệu đến các cụm server ở gần thuê bao diễn ra khi nội dung đang được stream đến
client hoặc ở bất kỳ thời gian nào trong ngày khi lưu lượng trên mạng thấp.

Tổng quan về RTSP

RTSP là viết tắt của Real-Time Streaming Protocol là một giao thức lớp ứng
dụng mà cho phép IPTVCDs để thiết lập và điều khiển luồng của IPTV stream.
Hình liệt kê các lệnh hỗ trợ bởi RTSP và hình chỉ ra một quá trình thiết lập một
phiên dựa trên RTSP

Bảng 2.2 Các lệnh trong RTSP

Lệnh Chức năng


SETUP Lệnh này chứa mọt vài thành phần
quan trọng của thông tin như một URL
của nội dung được yêu cầu và một chỉ
số cổng để sử dụng trao đổi dữ liệu.
Server phản hổi lại sau khi nhận được
lệnh này và cấp phát tài nguyên hợp lý
để stream đến client
PLAY and RECORD Mỗi lần lệnh SETUP đã được xử lý

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 31


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

lệnh PLAY được sử dụng để khởi


động truyền nội dung yêu cầu. Trong
trường hợp bình thường nội dung
video sẽ được chơi qua mạng từ đầu
đến cuối
PAUSE Như tên của nó lệnh này yêu cầu tạm
dừng việc gửi nội dung yêu cầu từ
server tới client
RECORD Lệnh này được sử dụng để ghi lại một
nội dung IPTV đến một loại thiết bị
lưu trữ riêng
TEARDOWN Khi nhận được lệnh này phiên
streaming kết thúc mọi tài nguyên đã
cấp phát đều được giải phóng.
ANNOUNCE Lệnh này thường được sử dụng để vận
chuyển thông tin kênh và dịch vụ IP.
DESCRIBE Đây là một lệnh yêu cầu server gửi
mô tả chi tiết về đối tượng được yêu
cầu

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 32


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.6 Quá trình thiết lập phiên với RTSP

Đặc điểm chính của RTSP:

• Client-Server Computing Model RTSP hoạt động sử dụng chế độ client-


server. Dưới chế độ này 3 liên kết riêng lẻ được thiết lập để cung cấp sự
truyền thông giữa RTSP client đang chạy trên một IPTVCD và một VoD
server được chỉ ra ở hình dưới

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 33


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.7 Các kết nối hình thành trong phiên làm việc IPTV

1. Một liên kết báo hiệu ngoài được thiết lập để mang thông tin điều
khiển RTSP. Giao thức lớp vận chuyển được sử dụng bởi liên kết
này có thể là TCP hoặc UDP. Trong trường hợp một mạng DVB,
một liên kết TCP bền vững được sử dụng. Ngoài việc mang các
thông tin điều khiển kết nối này còn mang cả nội dụng của IPTV.

2. Một liên kết RTP dựa trên UDP đượ thiết lập để mang nội dung
IPTV được mã hóa.

3. Liên kết thứ 3 này mang RTCP trên UDP để mang các thông tin
đồng bộ. Sẽ cung cấp các phản hồi về server dựa trên chất lượng
của luồng đang được phân phối đế IPTVCD

• Hỗ trợ cả unicast và mutilcast. RTSP cho phép để điều khiển cả các luồng
multicast và unicast. Nhưng trong luồng mutilcast không cho phép khả năng
tua nhanh, tua lùi.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 34


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• Độc lập vơi giao thức lớp vận chuyển. RTSP có thể hoạt động trên cả UDP
và TCP.

• Làm việc trong mối liên kết với RTP. RTSP và RTP làm việc cùng nhau để
phân phối nội dung qua mạng

• Cấu trúc bản tin của RTSP. Bản tin được chia ra làm hai loại: yêu cầu và
phúc đáp.

• Cấu trúc chung của RTSP request là : {method name} {URL} {Protocol
Version} CRLF {Parameters}

• Cấu trúc chung của RTSP response là: {Protocol Version} {status code}
{reason phrase} CRLF {Parameters}

Hình dưới đưa ra một ví dụ, trong đó client IP set-top box đang gửi một yêu
cầu để xem một bộ phim về lịch sử Irish được gọi là “The Wind That Shakes the
Barley”, bộ phim này được lưu trữ ở VoD server.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 35


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 2.8 Ví dụ về một phiên làm việc của IPTV dựa trên RTSP

1. Thiết lập một liên kết giữa client IP set-top box và server. Một liên kết TCP
được thiết lập giữa IP set-top box và server. Trong ví dụ này port lắng nghe
RTSP trên server là 554.

2. Đưa ra thông báo yêu cầu DESCRIBE. Thông báo này được gửi theo phương
thức DESCRIBE.

DESCRIBE
rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

RTSP/1.0

CSec: 101

Accept: application/sdp

Đây là yêu cầu đến server để gửi miêu tả về nội dung yêu cầu sử dụng SDP.
Theo sau là response từ server

Example Response

RTSP/1.0 200 OK

CSec: 101

Content-Base: rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.

mpg

Content-Type: application/sdp

Content-Length: 320

<SDP Data..........>

Phản hồi từ server bao gồm một mô tả đẩy đủ về bộ phim được yêu cầu được
định dạng bởi SDP

3. Đưa ra một thông báo yêu cầu OPTIONS

Thông báo tiếp theo được đưa ra bởi IP set-top box là lệnh OPTIONS

OPTIONS rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

CSec: 102

Lệnh trên yêu cầu server gửi về những lệnh mà server hỗ trợ để thiết lập
phiên.

Phúc đáp từ server

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 37


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

RTSP/1.0 200 OK

CSec: 102

Public: DESCRIBE, OPTIONS, PAUSE, PLAY, SETUP, TEARDOWN,


ANNOUNCE

Server trả lời với các lệnh RTSP mà nó hỗ trợ.

4. Đưa ra một thông báo yêu cầu SETUP. Lệnh này yêu cầu server cấp phát tài
nguyên.

SETUP rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

CSeq: 103

Transport: RTP/UDP;unicast;client_port=4042-4043

Xem lệnh này chúng ta thấy client muốn sử dụng cơ chế unicast kết hợp với
RTP trên UDP.

Phúc đáp từ server

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 103

Session: 1234567891;timeout=10

Transport: RTP/UDP;unicast;mode=play; client_port=4042-4043;

server_port=5072-5073

phúc đáp từ server chứa một session ID,cái này được sử dụng để phân loại
một phiên làm việc. Cơ chế được yêu cầu cho streaming nội dung đã được
xác nhận trong thông báo này. Thêm vào đó là thông tin về port của server

5. Đưa ra một yêu cầu PLAY

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 38


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Yêu cầu này được đưa ra từ IP set-top box

PLAY rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

RTSP/1.0

CSeq: 104

Session: 1234567891

Lệnh này được sử dụng để khởi đầu streaming từ server. Nó cũng có thể
được sử dụng để restart một paused stream . Thông báo chứa URL của bộ
phim phim session ID. Như chỉ trên đồ hình, giao thức RTP được sử dụng để
phân phối bộ phim đến client. Sự phân phối thông tin theo một chiều từ
server đến client. Giao thức RTCP cũng được kích hoạt trong khi bộ phim
đang được truyền qua mạng. Giao thức này truyền thông tin theo hai hướng
và được sử dụng để quản lý chất lượng của luồng.

Phúc đáp từ server sau lệnh PLAY

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 104

Session: 1234567891

Một bản tin 200 OK để xác nhận streaming đã được bắt đầu.

6. Đưa ra lệnh PAUSE

Một lệnh yêu cầu tạm dừng stream phát ra từ client.

PAUSE rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

CSeq: 105

Session: 1234567891

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 39


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Lệnh này yêu cầu server tạm dừng phân phối nội dung.

Server phúc đáp lại bản tin 200 OK để báo yêu cầu được đáp ứng

7. Đưa ra lệnh kết thúc phiên bằng lệnh TEARDOWN

TEARDOWN
rtsp://192.168.1.25:554/mpeg4/movies/windthatshakesbarley.mpg

RTSP/1.0

CSeq: 106

Session: 1234567891

Lệnh này yêu cầu server kết thúc việc phân phối nội dung đến client. Server
phúc đáp lại một bản tin 200 OK báo rằng yêu cầu đã được chấp nhận.

RTSP/1.0 200 OK

CSeq: 106

Session: 1234567891

2.3.2 Dịch vụ Content Delivery


Dịch vụ Content Delivery là một dịch vụ phân phối nôi dung theo yêu cầu
nhưng không theo thời gian thực. Khi thuê bao yêu cầu một nội dung thì server sẽ
lưu yêu cầu của khách hàng và gửi nội dung đó về ổ cứng của thuê bao theo phương
thức truyền file. File sẽ được lưu trên ổ cứng của thuê và khi thuê bao muốn xem
nội dung đó thì file sẽ được mở từ ổ cứng. Dịch vụ này thường được phân phối cùng
dịch vụ VoD để tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng cơ sở vật chất và quản lý, nó
cũng đem lại nhiều lựa chọn hơn cho các thuê bao.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 40


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Chương 3: Giới thiệu về Flash Media Server

Cài đặt Flash Media Server


Adobe Flash Media Server cung cấp khả năng streaming media và một công
cụ scritp mà cho phép bạn thiết lập và phân phối một khoảng rộng của các ứng dụng
media tương tác. Sử dụng Adobe Flash Media Server để thiết lập các ứng dụng
media truyền thống như video on demand (VOD), quản bá các sự kiện trên web, và
audio streaming.

Cài đặt Adobe Flash Media Server trên windows


1. Click đúp vào file cài dặt FlashMediaServer.exe và làm theo
nhắc nhở trong quá trình cài đặt.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 41


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

2. Đọc và chấp nhận License Agreement để tiếp tục quá trình cài
đặt.

3. Nếu đã tồn tại Adobe Flash Media Server trong máy của bạn
rồi, bạn có thể lựa chọn để cài lại, cập nhật số serial, hoặc tháo server.

4. Nhập số serial. Nếu bạn không nhập một số serial thì Flash
Media Development được cài đặt

5. Đồng ý với vị trí cài đặt mặc định của chương trình hoặc nhập
một vị trí bạn muôn.

6. Lựa chọn các thành phần để cài đặt.

7. Đồng ý với vị trí mặc định của shortcuts của chương trình hoặc
bạn nhập vị trí mới để shortcuts cài đặt.

8. Nhập tên và mật khẩu để tạo tài khoản administrator đầu tiên.
Sau khi cài đặt xong bạn login vào tài khoản này và có thể tạo ra thêm
các tài khoản khác. Những giá trị này được viết vào file fms.ini trong
thư mục RootInstall/conf.

9. Chấp nhận port mặc định cho Flash Media Server và Flash
Media Administration Server hoặc nhập một giá trị mới.

10. Xem lại những lựa chọn của bạn bằng cách click Back để quay
lại.

11. Click Install

Note: Trên Windows, Microsoft Visual C++2005 Redistributable


Package cũng được cài đặt.

12. Bước cuối cùng của quá trình cài đặt đưa bạn lựa chọn để xem
file Readme.htm, khởi động Flash Media Server, và lựa chọn để khởi

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 42


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

động Flash Media Server bằng tay khi bạn khởi động lại máy tính của
bạn. Chọn bất kỳ lựa chọn nào bạn muốn và click Finish.

13. Nếu bạn có một Flash Media Server license file, đặt nó vào
trong thư mục RootInstall/licenses và khởi động lại server.

14. Để xác minh lại cài đặt của bạn,

Cài đặt server trên Linux


1. Log in vào tài khoản root

2. Tải file cài đặt FlashMediaServer.tar.gz.

3. Copy file đến một thư mục trên ổ đĩa của bạn.

4. Mở shell window và chuyển đến thư mục chừa file cài đặt.

Untar file cài đặt:

Tar –xzvf FlasMediaServer.tar.gz

Một thư mục với chương trình cài đặt được tạo ra.

5. Ở dấu nhắc của shell chuyển đến thư mục vừa được tạo ra ở
bước 5

6. Khởi động quá trình cài đặt bằng lệnh sau: ./installFMS

Chương trình cài đặt được khởi động và hiển thị một thông báo chào
mừng.

Nhấn phím Enter để bắt đầu cài đặt. Bởi mặc định Flash Media Server
được cài đặt đế thư mục /opt/adobe/fms.

7. Làm theo những chỉ dẫn trên màn hinh.

Nhập một người dùng để xác sở hữu tiến trình Flash Media Server.
Mặc định là người dùng “nobody”. Lựa chọn của bạn được viết đến

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 43


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

file fms.ini; bạn có thể chỉnh sửa file fms.ini để điều chỉnh điều này và
các thuộc tính bảo mật nếu cần.

8. Bạn sẽ được hỏi để nhập một số serial. Nếu bạn không nhập
một số serial, hoặc nếu bạn nhập một số không đúng, Flash Media
Development Server được cài đặt. Sau khi cài đặt bạn có thể nhập một
số serial vào trong file fms.ini để upgrade thành Flash Media
Streaming Server hoặc Flash Media Interactive Server.

9. Xem lại những lựa chọn cài đặt bạn đã chọn.

10. Cài đặt hoàn tất. Nếu bạn cấu hình nó khởi động tự động, Flash
Media Server sẽ được bắt đầu ngay. Để khởi động bằng tay nhập lệnh
fmsmgr server fms start. Nếu bạn ở trong thư mục RootInstall
nhập ./fmsmgr server fms start.

Nếu bạn có một Flash Media Server license file, đặt nó vào thư mục
RootInstall/license và khởi động lại server.

11. Để thẩm tra lại sự cài đặt của bạn,

3.1.3 Khởi động và dừng server trong window


Khởi động server từ Start menu

1. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Start
Adobe Flash Media Server

2. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Start
Adobe Flash Media Administration Server

Dừng server từ Start menu

3. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Stop
Adobe Flash Media Administration Server

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 44


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

4. Chọn Start > All Programs > Adobe > Flash Media Server > Stop
Adobe Flash Media Administration Server

Khởi động, dừng , khởi động lại server từ cửa sổ Services

5. Chọn Start > Control Panel > Administrative Tools > Services

6. Lựa chọn Flash Media Server từ danh sách Services và click Stop,
Start, Restart.

7. Lựa chọn Flash Media Administration Server từ danh sách Services


và click Stop, Start, Restart.

3.1.4 Khởi động và dừng server trong Linux


Trên Linux, Flash Media Server được cài đặt như một dịch vụ. Bạn khởi
động và dừng dịch vụ Flash Media Server sử dụng tiện ích fmsmgr. Cũng dùng tiện
ích này để thực thi các tiện ích khác như cấu hình server để khởi động một cách tự
động khi hệ thống được khởi động.

Khởi động, dừng hoặc khởi động lại Flash Media Server

1. Đăng nhập vào tài khoản root.

2. Thay đổi đến thư mục mà server được cài.

3. Mở một cửa sổ shell và đánh một trong những lệnh sau:

./fmsmgr server start|stop|restart

Khởi động, dừng hoặc khởi động lại Administration Server

1. Đăng nhập vào tài khoản root.

2. Thay đổi đến thư mục mà server được cài đặt.

3. Mở một cửa sổ shell và đánh một trong những lệnh sau:

./fmsmgr server start|stop|restart

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 45


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

3.1.5 Thẩm tra lại những file đã cài đặt


Các file được cài đặt trên Windows

Nếu bạn chọn thư mục mặc định khi cài đặt Flash Media Server thì thư mục
cài đặt là C:\Program Files\Adobe\Flash Media Server.

Thư mục Flash Media Server chứa những thành phần sau:

Bảng 3.1 Các thành phần sau khi cài đặt Flash Media Server

Name File or Description


Folder
applications Folder Thư mục mặc định mà giữ những ứng dụng của
Flash Media Server. Khi bạn tạo ra một ứng dụng,
tạo một folder trong applications folder với tên của
ứng dụng, ví dụ, application/mediApp. Sửa dụng
tên này trong client khi gọi NetConnection để
connect đến ứng dụng (ví dụ:
nc.connect(“rtmp://someFMSserver.com/mediaAp
p”)).

Bạn có thể thay đổi vị trí của thư mục application


trong file Flash Media Server/conf/fms.ini hoặc
trong AppsDir trong file cấu hình Vhost.xml
certs Folder
conf Folder Chứa cấu chúc phân cấp của file cấu hình XML và
file fms.ini
documentation Folder Chứa tài liệu định dạng PDF
licenses Folder Chứa những file LIC.
logs Folder Ngay khi server được khởi động nó tạo ra thư mục
logs để chứa logs của server

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 46


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

modules Folder Chứa những plug-in để mở rộng chức năng của


server.
samples Folder Chứa những file plug-in mẫu.
scriptlib Folder Chứa những file Server-Side ActionScript(ASC)
để sử dụng trong server-side scripts. Bạn có thể
thay đổi vị trí này trong tag ScriptLibPath trong
file Application.xml
tools Folder Chứa những file BAT mà bạn có thể sử dụng để
khởi động hoặc dừng server và administration
server. Cũng chứa công cụ fmscheck.exe,
flvcheck.exe,và far.exe.
FMSAdmin.exe File Flash Media Administration Server. Khi những
người quản trị nối server với Administration
Console, chúng thực sự được connect đến
Administration Sever, cái mà truyền thông với
server để thực thi tác vụ quản trị. Để gọi một
Administration API, Flash Media Administration
Server phải đang chạy.
FMSCore.exe File Cái lõi của Flash Media Server, tất cả script và các
luồng media được lấy từ đây.
FMSEdge.exe File Quản lý các kết nối đến Flash Media Server, và gửi
kết nối đến tiến trình FMSCore. Có thể có nhiều
hơn một bản của FMSEdge đang chạy trên hệ
thống.
FMSMaster.exe File Tiến trình chính của Flash Media Server.
unins000.exe File Unistall the Server.
dh1024.pem và File File chứa key cho kết nối SSL
dh512.pem

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 47


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

vcredist_x86.exe File Microsoft Visual C++ 2005 Redistributable


Package.
F_server.ico, File Các icon của Flash Media Server.
start.ico, stop.ico,
fms_intaller.ico
fms_adminConsole. File

swf và
fms_adminConsole.ht
ml
License.htm File The End User License Agreement.
ReadMe.htm File Thông tin về Flash Media Server.
Miscellaneous DLL Files Server sử dụng DLL files để cung cấp chức năng
files mà window không cung cấp bao gồm js32.dll, the
Server-Side ActionScript engine.

Cấu hình server


Server được chia thành các mức phân bậc: server, adaptor, virtual host ( còn
gọi là vhost), và application. Server ở mức đỉnh và chứa một hay nhiều adaptor.
Mỗi adaptor chứa một hay nhiều virtual host. Mỗi virtual host chứa một hay nhiều
application. Mỗi application có một hay nhiều bản. Bạn có thể thêm các adaptor và
các virtual host để tổ chức server cho việc tạo nhiều ứng dụng.

Nếu bạn đang đặt nhiều website trên một server, sửa dụng virtual hosts để
đưa cho những khách hàng của bạn một thư mục gốc của chính họ. Cho ví dụ, bạn
có thể sử dụng 2 virtual hosts để giữ www.test.com và www.example.com trên cùng
một server.

Bạn có thể gán một địa chỉ IP hoặc một port đến một adaptor, nhưng không
phải là virtual host. Vì lý do này, sử dụng adaptors để tổ chức virtual host bởi địa

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 48


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

chỉ IP và port. Cho ví dụ một virtual host cần đại chỉ IP của chính nó để cấu hình
SSL, gán nó đến adaptor chứa nó.

Bạn cũng cấu hình một virtual host để chạy như một server cạnh mạng và
một server gốc. Server lúc này được gọi là chạy chế độ lai.

Aplications
Các file ứng dụng (SWF, HTML, FLA) phải được lưu giữ ở thư mục
applcation. Thư mục application đăng ký các ứng dụng với server.

Bởi mặc định, vị trí của thư mục application là RootInstall/applications. Cho
ví dụ, hai ứng dụng live và vod được đi kèm với Flash Media Server được cài đặt ở
hai thư mục RootInstall/applications/live và RootInstall/applications/vod tương ứng.

Bạn tạo ra một phiên bản của ứng dụng bởi tạo một thư mục con trong thư
mục applications. Cho ví dụ, để tạo một phiên bản của ứng dụng vod gọi là room1,
tạo ra một thư mục RootInstall/vod/room1.

Cấu trúc thư mục Configuration


Mỗi thư mục server, adaptor, virtual host, application, và application
instances có các file cấu hình khác nhau được lưu giữ dưới định dạng file XML
trong thư mục RootInstall/conf: Server.xml, Adaptor.xml, Vhost.xml và
Applcation.xml. Cũng có những file cấu hình cho thông tin về administrators và
logging: Users.xml và Logger.xml. Những tham số cấu hình quan trọng được đưa ra
file fms.ini.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 49


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 3.1 Cấu trúc mặc định của thư mục conf

Chỉnh sửa bất kỳ file cấu hình nào bạn đều phải khởi động lại server để cập
nhập thay đổi. Nếu bạn thay đổi User.xml hoặc fms.ini, bạn cũng phải khởi động lại
Flash Media Administration Server.

Các quy tắc theo sau được đặt ra cho thư mục conf:

• Thư mục cấu hình chủ là RootInstall/conf. Bạn không thể di dời hoặc chỉnh
sửa tên thư mục này. Server phải có một file Server.xml, một Logger.xml và
một file User.xml trong thư mục conf.

• Server có một file khởi tạo, fms.ini, trong thư mục RootInstall/conf. File này
chứa những cài đặt chung, bao gồm name và password của administrator và
những thiết lập bạn đã chọn trong quá trình cài đặt.

• Thư mục mặc định của adaptor là RootInstall/conf/_defaultRoot_. Bạn


không thể di dời hoặc điều chỉnh tên của thư mục này. Mỗi adaptor phải có
một file Adaptor.xml trong thư mục chủ của nó.

• Thư mục mặc định của virtual hoot là


RootInstall/_defaultRoot_/_defaultVHost_. Bạn không thể di dời hoặc chỉnh
sửa tên của thư mục này. Mỗi virtual host phải có một file Vhost.xml trong
thư mục gốc của nó. Mỗi adaptor phải có một default virtual host.
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• Những thư mục virtual host cũng chứa một file Application.xml mà mặc
định cho tất cả các application trong virtual host và một file User.xml chứa
thông tin về administrators của virtual host.

• Bạn có thể đặt một file Application.xml trong một thư mục application được
đăng ký để tạo ra một cấu hình cụ thể cho mỗi ứng dụng.

Thêm một adaptor


1. Tạo một thư mục mới với tên của adaptor trong thư mục
RootInstall/conf; cho ví dụ, RootInstall/conf/adaptor2.

2. Trong thư mục adaptor, tạo hoặc paste một bản copy của thư mục
_default_Vhost_ và một file Adaptor.xml. Mỗi thư mục adaptor
phải chứa một thư mục _default_Vhost và một file Adaptor.xml

3. Trong thư mục _defaultVHost_, tạo ra hoặc copy một file


Adaptor.xml hoặc Vhost.xml file và Vhost.xml.

4. Trong Adaptor.xml trong thư mục adaptor, thêm một thành phần
HostPort để lắng nghe trên một port mới cho adaptor vừa được tạo
ra:

<HostPort name="edge2"
ctl_channel=":19351">:1936</HostPort>

Thuộc tính name phải là duy nhất trên server. Thuộc tính
ctl_channel và gía trị HostPort chỉ rõ cổng để địa chỉ IP nên gắn
vào. Nếu một địa chỉ IP không được chỉ rõ, adaptor có thể lắng nghê
trên tất cả các interfaces hiện có. Server sử dụng control channel
(ctl_channel) để truyền thông giữa các tiến trình server (thêm một
HostPort tạo ra một tiến trình fmsedge).

Server sửa dụng gía trị HostPort để lắng nghe cho client không có
hai adaptor có thể lắng nghe trên một port, trừ khi chúng sử dụng

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 51


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

địa chỉ IP khác nhau. Nếu một host có nhiều địa chỉ IP, nhiều
adaptor có thể lắng nghe trên cổng 1935. Thêm vào đó, control
channel của hai adaptor phải khác nhau. Ví dụ:

<HostPort name=”edge1”
ctl_channel=”:19350”>xx.xx.xx.xx:1935</HostPort>

<HostPort name=”edge2”
ctl_channel=”:19351”>yy.yy.yy.yy:1935</HostPort>

5. Khởi động lại server.

6. Để log in đến Administrator Console trên một adaptor mới, sửa


dụng cấu trúc adaptorname/username trong hộp Username; cho ví
dụ, adaptor2/admin.

Administrators được định nghĩa trong UserList của Users.xml file. Administrators
có thể là mức server hoặc mức virtual host. Nếu bạn login vào một adaptor khác
hơn là adaptor mặc định, bạn được xem như một quản trị của virtual host không có
đặc quyền để quản trị server hoặc các users.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 52


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Hình 3.2 Thư mục conf sau khi thêm một adaptor

Thêm một virtual host


1. Tạo một folder với tên của virtual host trong một thư mục adaptor,
cho ví dụ, RootInstall/conf/_defaultRoot_/www.example.com.

2. Copy một file Aplication.xml , Vhost.xml và một User.xml đến


thư mục vừa tạo.

3. Trong Vhost.xml, chỉ rõ một thư mục ứng dụng trong thành phần
AppsDir, ví du: <AppsDir>C:\www.example.com<\AppsDir>

4. Save Vhost.xml

5. Khởi động lại server.

6. Login vào Administrator Console.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

7. Connect đến virtual host mới bởi chỉ rõ tên của virtual host, ví dụ,
www.example.com, trong trường server name.

8. Connect một ứng dụng đến virtual host để đảm bảo nó làm việc.

Hình 3.3 Thư mục conf sau khi thêm một virtual host www.example.com

Kiến trúc server

Kiến trúc client-server


Ứng dụng của Adobe Flash Media Server có kiến trúc client-server. Mã
client được viết trong ActionScript và chạy trong Adobe Flash Player, Adobe AIR
hoặc Adobe Flash Lite. Mã server được viết trong Server-Side Action Scripts.

Server và client truyền thông với nhau trên một kết nối sửa dụng Real-Time
Messaging Protocol (RTMP). RTMP là một giao thức TCP/IP tin cậy cho dịch vụ
streaming và data. Trong một ứng dụng điển hình, một web server phân phối đến
client qua HTTP. Client tạo một kết nối socket đến Flash Media Server qua RTMP.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 54


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Kết nối này cho phép dữ liệu được streaming giữa client và server trong thời gian
thực.

Hình 3.4 Ứng dụng Flash Media Server bao gồm các thành phần cùng làm việc với
nhau

A.web server B.web server sends SWF file. C.Flash Player, AIR, or Flash
Lite client plays SWF file. D.SWF file kết nối đến một ứng dụng trên Flash Media
Server. The server streams data over a persitent connection. E.Flash Media Server

Các giao thức truyền thông thời gian thực được hỗ trợ trên Flash Media
Server:

• RTMP đây là một chuẩn giao thức thời gian thực không được mã hóa. Cổng
mặc định trong server là 1935 nếu như không đươc chỉ rõ, client cố gắng để
connect đến cổng theo thứ tự: 1935, 443, 80(RTMP), 80(RTMPT).

• RTMPT là giao thức RTMP được ẩn dưới HTTP; dữ liệu RTMP được đóng
gói như một gói HTTP. Cổng mặc định là 80.

• RTMPS là giao thức RTMP trên SSL. SSL là một giao thức cho phép truyền
thông bảo mật trên TCP/IP. Cổng mặc định là 443.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• RTMPE là giao thức có mã hóa của phiên bản RTMP. RTMPE là nhanh hơn
SSL, không yêu cầu văn bằng quản lý, và cho được cho phép trong file
Adaptor.xml. Nếu bạn chỉ rõ RTMPE mà không chỉ rõ một port, thì client
cũng dò từng port theo thứ tự như RTMP

• RTMPET là một giao thức RTMPE nhưng được ẩn dưới HTTP.

Streaming media
Media (cái này có thể là audio, video, và data) được gửi giữa client và Flash
Media Server trong thời gian thực và được hiển thị khi nó về tới nơi. Loại truyền dữ
liệu này được gọi là streaming. Media được streaming giữa client và Flash Media
Server được gọi là một stream. Streams sử dụng một chế độ publish and play; Ở đó
client hoặc server đều có thể publish một stream nhưng chỉ client có thể play một
stream.

Để publish một stream, một client gọi NetStream.publish(). Để play một


stream client gọi NetStream.play(). Server có thể publish một stream đến server
khác khi gọi NetStream.publish().

Các codecs mà server hỗ trợ


Flash Media Server không mã hóa và giải mã audio và video. Nó stream
media mà đã thực sự được mã hóa. Để có thể stream một media bạn phải mã hóa nó
thành một trong các địn h dạng mà server hỗ trợ bằng các công cụ mã hóa của các
hãng khác hoặc bằng Flash Media Encoder 2 một công cụ của Adobe.

Bảng sau sẽ liệt kê các codecs được hỗ trợ bởi server và yêu cầu định dạng
file SWF tối thiểu và phiên bản flash player tối thiểu.

Bảng 3.2 Các codecs được hỗ trợ bởi Flash Meida Server

Codec SWF file format version Flash Player version


Sorenson Spark 6 6
On2 VP6 6 8
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 56
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

H.264(MPEG-4part10) 9 9 Update 3
ADPCM 6 6
MP3 6 6
AAC (MPEG-4 part 3) 9 9 Update 3

Các định dạng file được hỗ trợ bởi server

• FLV tất cả các phiên bản của Flash Media Server đều hỗ trợ định dạng flv.
Định dạng flv hỗ trợ các codecs: On2 VP6, Sorenson Spark, và MP3.

• F4V, MP4, M4A, MOV, MP4V, 3GP, and 3G2 Flash Media Server 3 hỗ trợ
playback của dạng mã hóa H.264

Kiểu dữ liệu
Các ứng dụng của Flash Media Server sử dụng một cách đơn giản, dữ liệu
được phân phối dựa trên các shared objects. Cả client-side ActionScript và Server-
side ActionScript có một lớp SharedObject mà cho phép người phát triển chia sẻ dữ
liệu giữa các client kết nối đến server.

Có hai loại của shared objects: local và remote. Local shared objects được
lưu trữ trên máy client và remote shared object được lưu trữ trên server. Cả hai đối
tượng này đề có thể là cư ngụ tạm thời hay lâu dài.

Local shared object tồn tại ở máy client nó có thể để lưu trữ thông tin của
người dùng. Là một tính năng của Flash Player không yêu cầu Flash Media Server.

Remote share object được quản lý và lưu trữ bởi server. Người phát triển có
thể dùng nó để trao đổi thông tin, đồng bộ dữ liệu, và lưu trữ dữ liệu. Các clients kết
nối đến một remote share object và nhận cập nhật bất cứ khi nào một thay đổi được
tạo đến đối tượng đó. Thông tin có thể được gửi đến tất cả các client kết nối đến nó.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Yêu cầu một phương thức ở xa.


Các clients có thể yêu cầu một phương thức được định nghĩa trên server và
server cũng có thể gọi đến một phương thức được định nghĩa trên client mà kết nối
đến server. Trong client-side script, gọi đến NetConnection.call() để gọi đến một
phương thức được định nghĩa trên đối tượng client ở server. Trong server-side
script, gọi đến Client.call() để yêu cầu đến một phương thức được định nghĩa trên
đối tượng NetConnection ở phía client.

Kết nối đến những nguồn ở bên ngoài


Ngoài các phương thức truyền thông stream và shared object, flash media
server còn có thể tương tác với các nguồn dữ liệu bên ngoài, như web services và
bảng dữ liệu quan hệ, hoặc với các ứng dụng flash media server khác. Cho ví dụ,
server-side ActionScript có thể được viết để kết nối đến một web service. Kết quả
trả về có thể được đặt trong shared object.

Giới thiệu về flash

3.4.1 Khái niệm

Adobe Flash (trước đây là Macromedia Flash và trước đó FutureSplash), hay


còn gọi một cách đơn giản là Flash, được dùng để chỉ chương trình sáng tạo đa
phương tiện (multimedia) lẫn phần mềm dùng để hiển thị chúng Macromedia Flash
Player. Chương trình điện toán này được viết và phân phối bởi Adobe Systems
(công ty đã mua Macromedia). Flash dùng kỹ thuật đồ họa vectơ và đồ họa điểm
(raster graphics). Ngoài ra Flash còn có một ngôn ngữ văn lệnh riêng gọi là
ActionScript và có khả năng truyền và tải luồng âm thanh hoặc hình ảnh. Đúng ra
thì từ Macromedia Flash nên được dùng để chỉ chương trình tạo ra các tập tin Flash.
Còn từ Flash Player nên được dành để chỉ ứng dụng có nhiệm vụ thi hành hay hiển
thị các tập tin Flash đó. Tuy vậy, chữ Flash được dùng để chỉ cả hai chương trình
nói trên.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 58


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô
phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh
trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động.
Người lập trình có thể chủ động lập các điều hướng cho chương trình. Flash cũng có
thể xuất bản đa dạng các file kiểu html, exe, jpg,...để phù hợp với các ứng dụng của
người sử dụng như trên Web, CD,..

Được phát triển từ ứng dụng phần mềm FLV Player định dạng video tiên tiền
nhất FLV (được viết tắt từ Flash Video) là một trong những chuẩn định dạng video
tiên tiến nhất và được sử dụng phổ biến khi chia sẻ các đoạn phim ngắn trên
Internet.

Sở dĩ nó được khá nhiều dịch vụ danh tiếng như YouTube, Metacafe,


VideoJug chuộng dùng là vì nó cho phép nén gọn những tập tin video có dung
lượng lớn và có thể được nhúng dễ dàng vào trang Web.

Điều này sẽ giúp người dùng có thể thưởng thức nội dung của tập tin .flv
ngay trong cửa sổ duyệt Web. Tuy nhiên, nếu muốn xem một cách thoải mái
hơn, bạn nên khai thác nFLV Player - một trình phát phim Flash đúng nghĩa.

Với tiện ích này, bạn có thể khám phá các tập tin .flv ở cả hai chế độ (trực
tuyến và offline), cải thiện chất lượng phát video (tăng/giảm độ sáng, độ tương
phản, độ bão hòa và sắc độ) và đặc biệt là hạn chế tối đa tình trạng bị “lag” khi xem
phim ở chế độ toàn màn hình.

3.4.2 Đặc điểm và yêu cầu của flash

Các tập tin Flash, thường thường mang phần mở rộng là .swf và có thể hiện
thị bởi các chương trình duyệt trang Web hay ứng dụng Flash Player. Các tập tin
Flash thường là hoạt họa, quảng cáo hay các thành phần trang trí của các trang Web.
Gần đây Flash còn được sử dụng để tạo ra các ứng dụng Internet phong phú. Với
Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 59
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

một kích thước tương tự, một tập tin Flash có thể chứa nhiều thông tin hơn là một
tập tin hình dạng GIF hay dạng JPEG.

Phiên bản mới nhất của Flash (2/2009)- Flash 10 ( Flash IDE CS 4, Flash
Player 10 ) với actionscript 3 ( so với actionscript 2 trong flash 8 ).

Flash Video là 1 trong những định dạng Video thường dùng cho WEB. Flash
với phần mở rộng là „*.flv“, là một định dạng video khá mới mẻ, được nhiều trang
web sử dụng. Flash khởi nguồn từ định dạng swf là viết tắt của shock wave flash .
Shock wave là tên mà công ty macromedia sử dụng từ khi bắt đầu phát triển, sau
nay ko dùng nữa nhưng vẫn giữ cái tên đó cho đến tận bây giờ.

Flash hiện nay đang là công nghệ mới nhất và được ưa chuộng trên khắp thế giờ và
dần dần đang thay thế các công nghệ cũ ở các châu lục.

Chỉ cần cấu hình đơn giản: Cấu hình cài đặt Pen III (800 MHZ) Win 2000 or
XP . RAM 256mb .HDD 710MB kèm theo việc cài đặt hệ thống hỗ trợ (plugin)
flash là có thể sử dụng và truy cập các website cũng như các dịch vụ flash đi kèm
một cách bình thường.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ flash


Ưu điểm

• Từ khi Adobe mua lại Macromedia, phát triển công nghệ Flash lên mức
cao, tương thích nhiều hệ điều hành, nhiều trình duyệt. Cho nên website
Flash được ưa chuộng rất nhiều, và được sử dụng rộng rãi, nó có khả
năng sử dụng được cả dịch vụ của Microsoft. Ví dụ : wmv, wma, asf...
• Ưu điểm lớn nhất của Flash - với đồ họa dạng vecto - là kick thước file
rất nhỏ. Thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua Internet.
• Công nghệ flash hỗ trợ rất tốt cho việc lập trình.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

• Với hệ thống Flash, có thể thuê Server Windows hay *Nix đều được.
Dễ sử dụng, khách hàng dễ tương thích với Server hơn. Tương thích tốt
và an toàn cao hơn với Linux trên nền Webserver Apache
• FLV sử dụng việc load các dữ liệu dạng stream đọc file hình ảnh hoặc
file video tới đâu nó sẽ load tới đó đảm bảo cho việc hình ảnh truyền tải
đi không bị đứng.
• Việc quản lý đăng ký hoặc upload các videoclip bằng flash rất đơn giản.
Người quản lý có thể quản lý được hầu như tất cả mọi thứ. Như chia sẽ
file lên các blog, kiểm tra số người truy cập vào một link file bất
kỳ………

Nhược điểm
• Công nghệ flash rất kén chọn đường truyền của người sử dụng. Tốc
độ coi các video clips của khách hàng phụ thuộc vào đường truyền mà
người đó đang sử dụng. Hiện nay tốc độ truy cập mạng của việt nam
hầu hết phụ thuộc vào tùy các nhà cung cấp và các gói cước internet.
Nhưng hầu hết các gói cước hiện nay đều có sử dụng và xem các
video clips flash một cách bình thường. Chỉ trừ một số công ty quản
lý bằng port sẽ ảnh hưởng tới tốc độ load clips.
• Đòi hỏi người thiết kế phải có chuyên môn và kỹ thuật về lĩnh vực
design.

Các công cụ hỗ trợ khác


Để có thể mô phỏng và xây dựng hệ thống như một nhà cung cấp dịch vụ
VoD thực sự chúng ta cần phải nghiên cứu một vài công cụ hỗ trợ như: Webserver
để người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin về dịch vụ đồng thời tạo giao diện Web
cho việc cấu hình được dễ dàng hơn, Mysql server giúp tạo ra lưu trữ cơ sở dữ liệu.
PHP giúp cho ứng dụng của Flash Media Serer có thể tương tác với cơ sở dữ liệu
mysql để tạo ra một ứng dụng thực sự.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 61


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

3.5.1 Apache-HTTP server


Giới thiệu

Apache là HTTP server số một của mạng internet hiện nay. Các dự án
Apache HTTP server là một nỗ lực để phát triển và bảo dưỡng HTTP server mã
nguồn mở cho các hệ điều hành hiện đại bao gồm UNIX và Windows NT.Mục tiêu
của dự án là cung cấp một hệ server có tính bảo mật cao, hiệu quả và có khả năng
nâng cấp mở rộng để cung cấp các dịch vụ HTTP có tương thích với các chuẩn
HTTP hiện hành.

Khi mới ra đời, Apache chỉ là một hệ thống mã nguồn mở đóng vai trò một
lựa chọn khác thay cho web server của công ty Netscape Communications
Corporation. Kể từ đó, nó đã phát triển để cạnh tranh về chức năng và hiệu suất với
các web server khác dựa trên nền UNIX. Apache đã trở thành web server phổ biến
nhất trên internet kể từ tháng tư năm 1996. Một cuộc khảo sát cho thấy có trên 70%
các website trên internet là sử dụng Apache.Và càng ngày, nó càng được sử dụng
rộng rãi hơn bất cứ tổ hợp web server nào khác trên internet.

Vai trò

Apache chủ yếu là để phục vụ các trang web tĩnh và động trên mạng World
wide web. Có rất nhiều ứng dụng web đã được tạo ra với sự trông đợi vào môi
trường phát triển và các tính năng mà Apache cung cấp.

Apache được sử dụng cho rất nhiều các mục đích khác nhau đòi hỏi tính bảo
mật và độ tin cậy.Ví dụ như việc chia sẻ tài nguyên trên mạng từ một máy tính cá
nhân:bất kỳ người sử dụng nào có cài đặt Apche trên máy tính của mình có thể tải
các file tùy chọn lên Apache’s document root để có thể chia sẻ những file này trên
internet.

Apache web server là một thành phần quan trọng trong bộ công cụ phát triển
web server phổ biến nhất hiện nay là LAMP, cùng với Linux, MySQL và ngôn ngữ
lập trình PHP.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 62


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Các lập trình viên khi phát triển các ứng dụng web đều sử dụng phiên bản cài
đặt cục bộ của Apache để có thể preview và test code cho các chương trình đang
phát triển của mình. ( Đây cũng là mục đích sử dụng của nhóm làm đồ án )

PHP
Giới thiệu về PHP

PHP (Personal Home Page) là kịch bản trên Server (Server Script), được
thiết kế cho phép bạn xây dựng các ứng dụng Web trên cơ sở dữ liệu. Mã PHP có
thể thực thi trên Web Server (trình chủ Web) để tạo tra trang HTML và xuất ra trình
duyệt Web theo yêu cầu của người dùng.

PHP ra đời năm 1994, do Rasmus Lerdorf phát minh ra, và dần dần nó được
phát triển bởi nhiều người khác cho đến nay.

Một số nhà phát triển ứng dụng Web thường sử dụng PHP để xây dựng các
ứng dụng thương mại điện tử.Cho đến thời điểm tháng 1-2005, có khoảng 5 triệu
tên miền trên thế giới sử dụng PHP.

Cũng giống như MySQL và Apache, PHP là Open Source (mã nguồn mở),
điều này có nghĩa là bạn có thể làm việc trên mã nguồn mở, thêm, sửa, sử dụng và
phân phối chúng. Để tham khảo thêm các mã nguồn của PHP, bạn có thể vào
Internet tại địa chỉ http://www.php.net

PHP dễ sử dụng, chi phí thấp, bởi vì bản thân nó là mã nguồn mở nên không
mất chi phí bản quyền.Đồng thời nó có thể chạy trên các cơ sở dữ liệu không yêu
cầu bản quyền như MySQL, PostgreSQL,…

Ngoài ra, một điểm mạnh khác là PHP có thể làm việc hầu hết trên các cơ sở
dữ liệu hiện nay, chẳng hạn như: SQL server, Ms Access, MySQL, PostgreSQL,
mSQL, Oracle, Informix, InterBase và kể cả Sysbase.

MySQL
Giới thiệu

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 63


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay,
được phát triển, phân phối và hỗ trợ bởi công ty MYSQL AB.
(http://www.mysql.com/)

MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc của dữ liệu.Nó có thể là bất cứ thứ
gì, từ danh sách mua hàng đơn giản cho đến một khối lượng thông tin khổng lồ của
một mạng liên kết.Để bổ xung, truy cập và xử lý dữ liệu trên cơ sở dữ liệu máy tính,
bạn cần phải có một hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL server.Kể từ khi máy
tính trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc xử lý dữ liệu với khối lượng lớn, hệ
quản trị cơ sở dữ liệu đóng một vai trò trung tâm, nó có thể là một công cụ độc lập,
hoặc là một thành phần quan trọng của các ứng dụng khác.

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ:

Một cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ lưu trữ dữ liệu trong các bảng riêng biệt, chứ
không đặt tất cả dữ liệu chung vào một tập hợp lớn. Điều này làm tăng tốc độ xử lý
và sự linh hoạt mềm dẻo cho hệ thống. SQL trong MySQL là viết tắt của
“Structured Query Language” ( ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc).SQL là ngôn ngữ
chuẩn hóa phổ biến nhất dùng để truy nhập cơ sở dữ liệu, được định nghĩa bởi
chuẩn ANSI/ISO SQL Standard.

MySQL là một phần mềm mã nguồn mở:

Phần mềm mã nguồn mở có nghĩa là bất cứ ai cũng được quyền sử dụng và


chỉnh sửa phần mềm đó theo mục đích của mình. Mọi người có thể download và sử
dụng phần mềm MySQL trên internet mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí
nào.Và nếu cần, bạn có thể sửa đổi các đoạn code sao cho phù hợp với mục đích sử
dụng của mình. Phần mềm MySQL sử dụng GPL (GNU gerneral pulic license ) để
thông tin cho bạn biết bạn có thể hay không thể làm gì với phần mềm trong những
trường hợp cụ thể. Nếu bạn cảm thấy không thực sự thỏa mái với GPL, hay bạn
muốn nhúng kết MySQL code vào các ứng dụng mang tính thương mại, bạn có thể

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 64


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

mua phiên bản có tính thương mại từ công ty MySQL


(http://www.mysql.com/company/legal/licensing/)

MySQL database server rất mạnh, đáng tin cậy và dễ sử dụng:

MySQL server đã được phát triển với mục đích ban đầu là để quản lý các cơ
sở dữ liệu lớn với tốc độ nhanh hơn hẳn các giải pháp hiện hành. Và nó đã thực sự
thành công khi được sử dụng các môi trường mang tính đòi hỏi khắt khe trong vài
năm gần đây.Với sự phát triển như ngày nay, MySQL server đã có khả năng cung
cấp một tập hợp các chức năng rất đa dạng và hữu dụng.Khả năng kết nối, tốc độ,
và tính bảo mật đã khiến cho MySQL server trở nên rất phù hợp với ứng dụng truy
cập cơ sở dữ liệu trên internet.

MySQL server làm việc trong cả mô hình client/server cũng như trong các
hệ thống nhúng kết:

Phần mềm cơ sở dữ liệu MySQL là một hệ thống client/server bao gồm một
SQL server đa phân luồng hỗ trợ các hệ thống phụ dich khác nhau, một vài chương
trình và thư viện client khác nhau, các công cụ quản trị, và một tập hợp lớn các giao
diện chương trình ứng dụng (APIs- Application Programming Interfaces ).

MySQL server cũng có thể đóng vai trò như là một thư viện đa phân luồng
nhúng kết mà bạn có thể kết nối tới các ứng dụng của mình để có được một sản
phẩm độc lập nhỏ hơn, nhanh hơn và dễ quản lý hơn.

Cài đặt và sử dụng


Để cài đặt trên window bạn có thể download appserv-win32-2.5.6.exe. Khi
cài đặt nó sẽ tự động cài đặt apche, mysql và php admin.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 65


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Chương 4. Kết luận

4.1 Các kiến thức thu nhận được


Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ QIS, được sự giúp
đỡ tận tình của các cán bộ kĩ thuật, chúng em đã thu nhận được các kiến thức để
chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp như sau:

• Cài đặt , cấu hình Adobe Flash Media Server


• Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Action Scripts 3.0
• Tìm hiểu các ngôn ngữ kịch bản server PHP và Javascripts
• Tìm hiểu ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
• Tìm hiểu khả năng giao tiếp giữa client và server như: truyền file
media , truyền các bản tin thông báo thông qua các bản tin XML

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 66


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

4.2 Phương hướng phát triển thành đồ án tốt nghiệp


Trong thời gian tiếp theo , trên cơ sở những kiến thức cơ bản đã thu được
trong quá trình thực tập, chúng em sẽ phát triển thành đồ án tốt nghiệp với đề tài:

Cụ thể trong thời gian tới những công việc chúng em cần phải làm:

• Xây dựng giao diện chương trình cho dịch vụ cung cấp IPTV trên cơ
sở Flash và ngôn ngữ ActionScripts
• Xử lý các yêu cầu của client về dịch vụ như xem phim theo yêu cầu,
xem trực tiếp các sự kiện mang tính chất thời sự cao
• Xử lý các yêu cầu của server đối với client như cập nhật phần mềm…
• Xử lý các yêu cầu về dịch vụ gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ
như yêu cầu quảng cáo đối với các loại gói dịch vụ

4.3 Kết luận


Với việc được thực tập thực tế tại một công ty, chúng em đã học hỏi được
một ít kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như tuân thủ kỷ luật lao động mà công ty
đã đề ra. Điều này rất có ích cho công việc của chúng em sau khi ra trường

Về mặt kiến thức chúng em đã được tìm hiểu một trong những công nghệ để
triển khai một dịch vụ mới mẻ có tính hứa hẹn cao trong thời gian tới.

Tuy nhiên những kiến thức chúng em tìm hiểu được còn ít ỏi. Hy vọng trong
thời gian tới chúng em sẽ cố gằng hoàn thiện hơn nữa để có thể hoàn thành đồ án tốt
nghiệp một cách tốt nhất.

Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban giám đốc ,
các cán bộ công ty Cổ Phần Công Nghệ QIS, PGS.TS Nguyễn Việt Hương, anh
Thái Duy Hòa, phó giám đốc kỹ thuật của công ty, những người đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuân lợi và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để chúng em có thể hoàn
thành thời gian thực tập.

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 67


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đề tài IPTV

Tài liệu tham khảo


[1] Next Generation IPTV services and Technologies - Gerard O'Driscoll

[2] IPTV Basics, Technology, Operation and Services - Lawrence Harte

[3] Understanding IPTV (Informa Telecoms & Media) -Gilbert Held

[4] Essential ActionScript 3.0 (Essential) - Colin Moock

[5] http://www.actionscript.org/

[6] http://www.adobe.com/support/documentation/en/flashmediaserver/

[7] http://www.adobe.com/support/documentation/en/flashmediaserver/

[8] http://www.google.com

Trần Quốc Tuấn-Nguyễn Sỹ Lãm ĐT1-K49 Page 68

You might also like