You are on page 1of 5

Hội tụ trong khai thác mạng Viễn thông

TS. Lê Nhật Thăng


Nguyễn Thành Trung

Sự hội tụ là chìa khóa quan trọng để phát triển mạng và các dịch vụ của mạng trong tương lai.
Khuynh hướng hội tụ được đặc trưng bởi các khía cạnh:

- Sự hội tụ công nghiệp: là sự thâm nhập và sự hội tụ của các ngành công nghiệp viễn thông,
công nghiệp IT, cũng như công nghiệp truyền thông đa phương tiện và giải trí.
- Sự hội tụ dịch vụ: là sự hội tụ trong khai thác và các dịch vụ của cả hai mạng cố định và di
động.
- Sự hội tụ công nghệ: là sự hội tụ của những cơ cấu mạng và những công nghệ truyền tải.

Các khía cạnh hội tụ này liên quan mật


thiết với nhau. Sự hội tụ công nghiệp
định hướng sự chuyển đổi của ngành
viễn thông, dẫn đến một xu thế tất yếu
là sự hội tụ về các hoạt động khai thác
đa dịch vụ: trong khi sự hội tụ công
nghệ cung cấp những phương pháp
cho những khuynh hướng này trở
thành hiện thực. Sự chuyển đổi và hội
tụ là một quá trình phức tạp, liên quan
đến nhiều vấn đề. Quá trình này kéo
theo một số các nguy cơ như mất mát
tài nguyên của người sử dụng (NSD),
thay đổi phương hướng phát triển
công nghệ và sự chuẩn bị chưa đầy đủ
của những nhà khai thác và nhân viên của họ. Do vậy, cần quan tâm đúng đắn tới những sự thay
đổi nhanh chóng của môi trường công nghiệp, nghiên cứu và tổ chức lại các mô hình sản xuất và
kinh doanh tương ứng với các mô hình cấu trúc mạng mới, thay đổi quan niệm và khái niệm cũ
mà có thể dẫn tới việc thay đổi lại những cơ cấu tổ chức và những thủ tục để có thể thiết kế và
thực hiện những thay đổi có tính chiến lược và sự hội tụ mang tính toàn diện.

1. Từ 4P tới 4C

Các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng IP đã sử dụng một cơ sở dữ liệu NSD chung cho các
ứng dụng Internet, tránh sự tồn tại của nhiều mạng dịch vụ. Điều này không chỉ trợ giúp phục vụ
khách hàng nhanh chóng mà còn đưa ra được các dịch vụ có tính đặc thù khác nhau. Do vậy, đa
số ứng dụng Internet hiện thời lựa chọn mô hình tiếp thị khách hàng theo hướng 4C (Customer -
Khách hàng, Cost - Chi phí, Communication - Truyền thông, và Convenience - Tiện ích). Mô
hình này không những thỏa mãn nhu cầu được phục vụ của khách hàng, thu hút sự quan tâm và
trung thành của khách hàng mà nó còn góp phần gia tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông truyền thống vẫn chấp nhận mô hình tiếp thị theo hướng
4P (Product - Sản phẩm, Price - Giá, Promotion - Sự thúc đẩy, và Place - Địa điểm). Trong mô
hình này, các khách hàng thường tìm thấy nhiều dịch vụ được đưa ra từ nhiều nhà cung cấp khác
1
nhau, khách hàng có thể yêu cầu những dịch vụ không có sẵn, trao đổi về chất lượng dịch vụ với
nhà cung cấp và nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về những dịch vụ mà mình cung cấp.

Để đáp ứng được các yêu cầu nâng cấp chất lượng dịch vụ của ngành công nghiệp dịch vụ truyền
thông cần có sự chuyển đổi mô hình tiếp thị từ 4P sang 4C. Sự chuyển đổi này có thể thành công
nếu thực hiện các biện pháp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua sự hội tụ nhiều dịch
vụ và triển khai các hoạt động dịch vụ tiếp thị xuyên suốt. Ông Matt Bross, Giám đốc kỹ thuật
CTO của British Telecom, nhấn mạnh sự cần thiết của quá trình tiếp thị trong thời kỳ không có
một sự chắc chắn nào về nhu cầu của khách hàng: "Chúng ta không có một manh mối gì về điều
mà khách hàng của chúng ta muốn. Những khách hàng của chúng ta cũng không có một manh
mối gì về cái mà họ muốn, nhưng họ biết cái gì đó là tốt khi họ nhìn thấy nó". Cho nên, một số
lớn những nhà cung cấp đang xem xét nghiêm túc về hướng phát triển của mình dựa trên kinh
nghiệm và sự hiểu biết về khách hàng. Chẳng hạn, quy tắc đầu tiên trong chiến lược phát triển
của Vodafone là “Tập trung vào những nhu cầu của khách hàng và cố gắng làm vừa lòng tất cả
mọi khách hàng".

2. Chiến thắng nhờ áp dụng các mô hình hợp tác đối tác

Ngày nay, những nhà cung cấp dịch vụ trở nên tinh thông hơn trong việc làm thế nào để tồn tại,
và phát triển thông qua những mô hình và môi trường thương mại sinh lợi và ổn định; theo nhiều
cách thức khác nhau, như tạo ra một nguồn vốn lớn dựa trên những đối tác hợp tác giữa các ứng
dụng và dịch vụ và cộng tác với những đối tác từ nhiều lĩnh vực khác để tiến hành nhiều dự án
khác nhau.

Hợp tác sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn trong công việc nhưng ở đó còn tồn tại mối quan hệ khác
đó là sự cạnh tranh. Chính mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh làm cho chúng ta phải cẩn thận hơn
trong những quyết định, vì nó cũng giống như một trò chơi và chỉ cần đi sai một bước chúng ta sẽ
nhận lấy sự thất bại.

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, điều mà khách hàng hướng tới và trung thành với các nhà cung cấp là
sự danh tiếng. Có thể kể ra ở đây một số các nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng như NTT, DoCoMo
có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ. Ở nền văn hóa của các nước nói
tiếng Anh, có những ngành công nghiệp truyền thông giải trí rất phát triển như Hollywood và
Disney, những thương hiệu Internet nổi tiếng như Yahoo và MSN. Thông qua việc hợp tác với
Yahoo, các nhà cung cấp dịch vụ như SBC, BT có thể cung cấp cho các khách hàng nhiều dịch
vụ ứng dụng băng rộng như Yahoo SBC hay BT Yahoo.

Ở Trung Quốc, những nhà cung cấp dịch vụ có một tiềm năng khách hàng khổng lồ. Do Trung
Quốc vẫn còn áp đặt một số hạn chế đối với việc triển khai dịch vụ của những ngành công nghiệp
truyền thông giải trí theo phong cách văn hóa của Mỹ và châu Âu, và ngành công nghiệp truyền
thông giải trí trong nước vẫn chưa phát triển ở mức cao, nên ảnh hưởng của các nhà cung cấp
dịch vụ giá trị gia tăng ở một chừng mực nào đó còn thấp. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó không nên bị
lờ đi hay bỏ qua. Chẳng hạn, những nhà sản xuất thiết bị đầu cuối như Nokia đã có những khách
hàng trung thành, nhưng họ vẫn luôn hướng tới việc chăm sóc khách hàng (CSKH) để có được sự
trung thành của người dùng giống như một cách để tiếp nối trò chơi.

Do tính tự nhiên của quan hệ trong trò chơi, những nhà cung cấp cần tính đến nhiều nhân tố khác
nhau khi thiết kế những hệ thống dịch vụ giá trị gia tăng và những mô hình thương mại mà sẽ bảo
đảm cho họ một vị trí hàng đầu và sự phát triển lâu dài. Những nhân tố này bao gồm: xem xét
2
ảnh hưởng của những chính sách điều chỉnh, đặc biệt là những rủi ro gây ra bởi những sự độc
quyền và cạnh tranh không bình đẳng nhằm tối đa lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho sự phát triển
lâu dài trong một phạm vi hợp pháp; quan tâm đến sự phát triển bền vững của toàn bộ dây chuyền
giá trị, và thúc đẩy sự tham gia của những đối tác liên quan để đẩy mạnh sự thành công của
những dịch vụ; những phương pháp điều khiển chiến lược thiết kế liên quan tới mô hình thương
mại; tích cực và chủ động trong cuộc chơi với các đối tác hợp tác.

Trong một môi trường mở có cạnh tranh, sự trung thành với thương hiệu là vũ khí cơ bản để bảo
đảm cho sự dẫn đầu trong dây chuyền giá trị. Cho nên, những nhà cung cấp cần phải gia tăng đầu
tư, tiếp tuc duy trì nâng cao chất lượng thương hiệu của mình. Các nhà cung cấp dịch vụ thường
đưa ra giới thiệu các sản phẩm hướng tới khách hàng nhằm có được ảnh hưởng về mặt thương
hiệu và đồng thời những sản phẩm này cũng là một kênh vật lý hữu hiệu để các khách hàng tham
gia vào các dịch vụ và nội dung đa dạng khác.

Sự hội tụ các dịch vụ ICT, cố định và di động trở nên quan trọng nếu những nhà cung cấp mong
muốn tăng cường khả năng của họ để kiểm soát dây chuyền giá trị, thì những kinh nghiệm về
việc hội tụ nhiều tiện ích chắc chắn có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng, cũng như tăng
lòng trung thành của họ đối với sản phẩm dịch vụ và nhà cung cấp. Sự hội tụ của nhiều dịch vụ
dẫn đến việc chia sẻ cũng như tích hợp nhiều nhóm khách hàng cùng tham gia vào một dịch vụ
nào đó và đồng thời gia tăng lượng khách hàng cùng tham gia vào nhiều dịch vụ hội tụ. Khi sự
hội tụ diễn ra, các nhà cung cấp dịch vụ có nhiều năng lực thương lượng hơn về giá cả trong hợp
tác với nhiều nhà cung cấp nội dung.

Hơn nữa, vì khả năng di động là yếu tố cần thiết cho nhiều dịch vụ hội tụ, những nhà cung cấp sẽ
có nhiều lợi thế hơn trong dây chuyền giá trị, do các mạng di động điều khiển. Tất nhiên, nâng
cấp CSKH cũng sẽ tăng cường tính cạnh tranh của nội dung hợp tác giữa những đối tác, mang lại
nhiều cơ hội, nhiều chiến thắng cho mọi người, bao gồm những khách hàng trong hệ thống dây
chuyền giá trị.

3. Sự hội tụ đa dịch vụ vẫn còn một chặng đường dài để đi

Sự kỳ vọng của hội tụ đa dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hợp nhất và khả
năng phục vụ ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, để biến sự kỳ vọng này thành
hiện thực thì vẫn còn cả một chặng đường rất dài ở phía trước.

Bản chất của sự hội tụ đa dịch vụ là triển khai những hoạt động khai thác dịch vụ và cung cấp
dịch vụ dựa trên những trải nghiệm hiểu biết về khách hàng. Khi các chiến lược hội tụ được thực
hiện, thì một sự chuyển đổi của những tổ chức và thủ tục theo hướng khách hàng có thể bắt đầu
hơn là những công nghệ và mạng chuyên biệt. Cuối năm 2004, Telecom Italia đã hội tụ các dịch
vụ của mạng di động và cố định từ việc sát nhập hai công ty con - và đã trở thành một tổ hợp
hoàn chỉnh và thiết lập được một hệ thống dịch vụ, vận hành khai thác, tiếp thị thống nhất trong
năm 2005. Công việc này được thực hiện để chuẩn bị cho việc tổ chức và các thủ tục cho hội tụ
tiếp theo từ 2006 đến 2008. France Telecom cũng nỗ lực tập trung vào việc kết hợp nhiều công ty
con thành viên để vận hành khai thác những dịch vụ khác nhau vào 2005, và tiếp tục công việc
hợp nhất này cho các thành viên còn lại.

Từ những ví dụ này có thể thấy sự hội tụ đang trở nên sáng sủa, kéo theo sự hợp nhất của nhiều
đơn vị hoạt động và yêu cầu sự chuẩn bị rộng lớn ở nhiều khía cạnh khác nhau như nguồn vốn,
những chiến lược, các tổ chức, và những thủ tục. Tuy nhiên, vì sự chuyển dịch trong lý thuyết
3
tiếp thị từ 4P đến 4C, và việc giới thiệu về những mô hình và dịch vụ thương mại mới, lý thuyết
về quy trình vận hành khai thác và văn hóa của những nhà cung cấp dịch vụ bị thay đổi. Bây giờ,
các nhân viên của các tổ chức cung cấp dịch vụ cần được nâng cấp về các kỹ năng thao tác và
được đào tạo về lý thuyết vận hành khai thác hệ thống thông qua những đợt huấn luyện tăng
cường và những buổi thảo luận.

Ở mức thực hiện, việc hội tụ của những mạng, dịch vụ và các hệ thống hỗ trợ khai thác liên quan
tới định cỡ hội tụ. Tuy nhiên, không nên bỏ qua các dịch vụ trước và sau bán hàng, đây là một
phần quan trọng trong việc triển khai các dịch vụ. Hơn nữa, hệ thống dịch vụ CSKH phải cung
cấp những trải nghiệm hội tụ theo hướng khách hàng, như là một số các dịch vụ khách hàng hợp
nhất, những thủ tục dịch vụ CSKH phù hợp và cách thức thanh toán thống nhất (Hình 1).

Hình 1: Chiến lược hội tụ theo không gian ba chiều

Sự thay đổi trong những khái niệm là một điều cần thiết trước bất kỳ một loại chuyển đổi nào có
thể xảy ra. Sự hội tụ không chỉ ứng dụng cho những dịch vụ và mạng, mà còn ứng dụng cho
những khía cạnh khác như cơ cấu vốn, mô hình thương mại, cơ cấu tổ chức, lý thuyết tiếp thị, và
quy trình phục vụ của nhà cung cấp. Bởi vậy, khó đạt được sự hội tụ bởi việc chỉ sử dụng những
công nghệ. Chúng ta phải không đơn giản hóa sự hội tụ, như trong sự hội tụ của những công nghệ
IMS và những công nghệ máy điện thoại cầm tay ở hai chế độ (dual mode). Nhưng sự hội tụ cần
phải hiểu là có liên quan nhiều hơn nữa tới những khái niệm và những hoạt động vận hành khai
thác.

4. Sự chuyển đổi trong cấu trúc của mạng hội tụ

Cấu trúc của một mạng khi hoạt động tốt cho phép những nhà cung cấp đạt được sự cân bằng
giữa công nghệ, triển vọng, tính linh hoạt và khả năng kéo dài quá trình cung cấp các dịch vụ và
sự hợp lý trong quá trình thiết lập mạng, cũng như chi phí khai thác và bảo dưỡng (O&M). Bởi
vậy, việc thiết kế cấu trúc của một mạng hội tụ là rất quan trọng. Nói chung, cấu trúc của các
mạng đa dịch vụ nên chuyển đổi sang mạng phân lớp nhằm hỗ trợ các dịch vụ hội tụ. Kiểu
chuyển đổi này liên quan đến các nút chính như là: lớp truy nhập, lớp hội tụ, lớp đường trục,
những thiết bị đầu cuối, cổng gateway phục vụ, điều khiển dịch vụ, nội dung, và ứng dụng. Trong
cấu trúc mạng được hội tụ thì tất cả các thành phần ngoại trừ lớp truy nhập được hội tụ thành một
khối thống nhất, do vậy làm cho mạng đơn giản và tiện ích hơn (Hình 2).

Đặc biệt phải luôn luôn đảm bảo việc chuyển mạch giữa những chế độ truy nhập khác nhau sẽ
không có trở ngại đến khách hàng. Thêm vào đó, những đặc tính mạng như băng thông và QoS

4
phải được mở hoàn toàn để tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, phạm vi mà những
nhà cung cấp có khả năng kiểm soát và quản lý dây chuyền giá trị, thường thay đổi trong khoảng
thời gian rất ngắn. Bởi vậy, cấu trúc mạng tiên tiến cần phải có khả năng hỗ trợ những công nghệ
mạng như QoS và an ninh, để thay đổi những phạm vi. Cấu trúc mạng mới phải đồng thời có khả
năng hỗ trợ sự tích hợp dịch vụ di động và cố định, dịch vụ kết hợp thoại, số liệu và hình ảnh
(triple-play), dịch vụ đa ứng dụng (multi-play) và các mạng gia đình số. Hơn nữa, cấu trúc mạng
cần phải có tính mở lớn hơn nữa trong năng lực mạng, cho phép nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng.

Hình 2: Khuynh hướng hội tụ của mạng

5. Kết luận

Hiện tại rất nhiều nhà khai thác mạng viễn thông lớn trên thế giới đang tích cực nghiên cứu tập
trung vào sự chuyển đổi và hội tụ, hợp tác với nhau để tích lũy được các kinh nghiệm phong phú.
Ngoài ra, họ cũng đang tiếp tục khai phá những cơ hội kinh doanh trong quá trình hội tụ mạng,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và làm lợi cho người dân và xã hội.

Tài liệu tham khảo

[1] KYUNG GYU CHUN, JONGTAE SONG and SOON SEOK LEE, Review on the Operation,
Administration and Maintenance (OAM) of BcN, Asia-Pacific Conference on Communications,
APCC '06, August 2006, Page(s): 1-5.
[2] LEE KYU OUK, HAHM JIN HO and KIM YOUNG SUN, PSTN/ISDN/xDSL Evolution to
Broadband Convergence Network, The 9th International Conference on Advanced
Communication Technology, Volume 3, February 2007 Page(s): 1987-1990.
[3] J. STRASSNER, Convergence Seamlessly - A Look Inside Motorola's Seamless Mobility
Initiative, The 1st International Workshop on Broadband Convergence Networks, BcN 2006, 07
April 2006, Page(s): 1-2.
[4] DANIAL TANG, Convergence: A Necessary Process for Transformation, Expert’s Forum,
Huawei Publications on Communicate, November 2006, Page(s): 5-10.

You might also like