You are on page 1of 6

Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

Đề bài: Phân tích bài thơ “Việt Bắc”- Tố Hữu.


Hướng dẫn cách làm bài:

“Việt Bắc” ra đời năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên, khi trung ương Đảng, Chính
phủ, Bác Hồ đã rời “thủ đô gió ngàn” về với “thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình”. Bài thơ vừa là
tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm chất trữ tình và tấm lòng ân nghĩa thuỷ chung của miền ngược và
miền xuôi, của tác giả, cán bộ kháng chiến đối với quê hương Việt Bắc, vừa là bản anh hùng ca
về thế ra trận đầy sức mạnh, chiến công của cả một dân tộc quyết “chín năm làm một Điện Biên;
nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. “Việt Bắc” xứng đáng là một trong những đỉnh cao của thơ
Tố Hữu nói riêng và của thơ Cách mạng nói chung.
I. Vài nét về cấu tứ của bài thơ. (ở trên)
II. Khung cảnh buổi chia ly.
1. Người ở lại lên tiếng trước: khúc dạo đầu.
Mở đầu bài thơ là một khung cảnh chia tay của hai người với tâm trạng bâng khuâng, bồn
chồn, xao xuyến, lưu luyến, vấn vương… khi hồi tưởng về những kỉ niệm gắn bó bền lâu, sâu
nặng. “Hình như quá nhạy cảm với sự đổi thay nên người ở lại đã lên tiếng trước để gợi nhắc
những kỉ niệm khó quên, những cội nguồn tình nghĩa”:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”
Nhưng bao trùm lên tậm trạng của kẻ ở, người đi là nỗi nhớ, nhớ cồn cào, da diết. Nỗi
nhớ ấy cứ thắm đượm tất cả, lan toả cả cỏ cây, mây núi. Chỉ riêng trong đoạn thơ ta phân tích đã
có đến 35 từ “nhớ”. Qua hoài niệm, qua lời hỏi của người ở lại, nỗi nhớ tha thiết ấy đã làm sống
dậy biết bao kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình. Qua đó, bài thơ tái hiện được một cách chân thật và
sinh động mấy bức tranh hiện thực hoà nhập thống nhất, khó có thể tách rời. Đó là thiên nhiên
Việt Bắc hùng vĩ, thắm tươi đang cùng con người đánh giặc; cuộc sống kháng chiến gian khổ vui
tươi, thắm đượm nghĩa tình; khung cảnh cả nước ra trận đầy hào khí với những chiến công dồn
dập; hình ảnh chiến khu kháng chiến, điểm tựa tinh thần của nhân dân cả nước. Ở đây, Tố Hữu
đã mượn người ở lại hỏi người ra đi như để nhắc nhở mọi người cũng là nhắc nhở chính mình,
hãy nhớ lấy đạo lý ân tình, chung thuỷ, “uống nước nhớ nguồn” vốn là đạo lý tốt đẹp nhất của
con người Việt Nam. Đoạn mở đầu gồm bốn câu tạo thành hai cặp lục bát và cũng là hai câu hát
rất cân đối, hài hoà. Một câu hỏi hướng về thời gian:
“Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1


Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

của nghĩa tình Cách mạng kháng chiến; một câu hỏi hướng về không gian của một vùng chiến
khu thiêng liêng:
“Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
Hai cặp lục bát nói trên có sự láy lại “mình về” và điệp từ “nhớ” ngân lên như một nỗi
niềm lưu luyến đến day dứt khôn nguôi. Điều đó đã tạo được không khí cho khúc dạo đầu của
cuộc chia ly có một không hai này.

2. Cảnh tiễn đưa đầy lưu luyến của kẻ ở người đi.


Sau khúc dạo đầu là cảnh tiễn đưa bâng khuâng, tha thiết đến bồn chồn của bước đi cả
hai ngươi, như thể người yêu đưa tiễn người yêu đầy lưu luyến, vấn vương:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”
Đại từ “ai”, một đại từ rất quen thuộc trong ca dao, dân ca; một đại từ vừa phiếm chỉ, vừa
cụ thể làm cho lời thơ trở nên trữ tình, tha thiết như khúc hát giao duyên quan họ. Chỉ hai câu thơ
lục bát đã diễn tả được ba trạng thái tình cảm sâu sắc thường chỉ có trong trái tim của những cặp
tình nhân say đắm. “Tha thiết” như tiếng nói cất lên từ đáy lòng đầy yêu thương; “bâng khuâng”
như một sự tiếc nuối, hụt hẫng; rồi “bồn chồn” không yên như trạng thái nôn nao, phấp phỏng
của tấc lòng. Những từ láy và cũng là tính từ, cùng với phép đảo ngữ, cặp tiểu đối đã làm tăng
lên biết bao nỗi nhớ thương vấn vương lưu luyến. Nó không chỉ thấm sâu vào trong lòng mà còn
hằn lên từng bước đi:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?”
Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” trong câu thơ trên vừa gợi hình, vừa gợi cảm, vừa cụ thể,
vừa trượng trưng. Màu áo chàm của người Việt Bắc không phai, đậm đà như tấm lòng thuỷ
chung, sắt son của họ vậy. Trong tâm thức của người Việt Nam, màu áo chàm còn tượng trưng
cho sự giản dị, chân thành, đơn sơ “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
Cái tình “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” thì có lời nào tả cho hết được. Tình cảm
càng thắm đượm, nồng nàn thì ngôn từ càng bất lực. Cho nên, nói gì đó cho đủ thoả khi trái tim
đầy ắp cảm xúc khó nói nên lời chứ không phải là không biết nói gì. Cái cử chỉ “cầm tay” cũng
rất xúc động. Bàn tay ấm nóng trao cảm thương với trái tim run rẩy vì xúc động đã nói được
nhiều hơn mọi lời bằng âm thanh ríu rít. Nhịp thơ 3/3/3/3/2 diễn tả rất tài tình một cái gì đó như
một thoáng ngập ngừng, bối rối trong tâm trạng và cử chỉ.
Như thế, chỉ bằng mấy câu thơ giản dị, Tố Hữu đã dựng lên được cảnh chia tay rất giàu
màu sắc trữ tình, đầy đủ thời gian, không gian và của kẻ ở người đi.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2


Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

III. Lời người ở lại:Những kỉ niệm kháng chiến gian khổ nhưng sâu nặng
tình nghĩa
Sau khi dàn dựng xong khung cảnh chia tay, Tố Hữu đã để cho người ở lại lên tiếng.
Những cảm xúc về sự chia ly như một nỗi day dứt toát lên từ trái tim thành những câu hỏi đầy
băn khoăn:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùa
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
Chỉ mười hai câu thơ nhưng đều xoáy sâu vào kỉ niệm của những ngày Cách mạng còn
nòn yếu (còn trứng nước), tuy tươi vui, lạc quan nhưng cũng lắm gian nan, cơ cực. Hỏi là “mình
về có nhớ” nhưng thực ra đã biết rõ tâm trạng người ra đi cũng trĩu nặng nỗi nhớ thương về
những năm tháng không thể nào quên. Quên sao được những chuỗi ngày khó khăn, gian khổ
chồng chất ấy:
“Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”
Những ngày “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, những ngày chia ngọt sẻ bùi,
đắng cay, gian khổ mà ấm áp tình người:
“Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Đoạn thơ gồm những câu hỏi liên tiếp cất lên từ trong lòng người đọc, gợi lên sự khắc
nghiệt của thiên nhiên Việt Bắc. Có những câu hỏi gợi về những sinh hoạt gian khổ nhưng sâu
nặng nghĩa tình “miếng cơm chấm muối”… “Miếng cơm chấm muối” là hình ảnh chân thực được
rút ra từ kháng chiến đầy gian nan. Hình ảnh “mối thù nặng vai” đã cụ thể hoá, vật chất hoá mối
thù của nhân dân ta với quân xâm lược. Hai hình ảnh ấy đối xứng và kết lại với nhau tạo nên một
ý nghĩa mới mẻ, sâu xa: mối tình đoàn kết chiến đấu cùng chung gian khổ, cùng mang một mối
thù thực dân là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vang dội, chiến công chói lọi. Có câu

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 3


Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

hỏi lại gợi về hình ảnh thiên nhiên gắn bó với đời sống sinh hoạt kháng chiến, giờ cách xa chúng
cũng như mang hồn người và trở nên ngẩn ngơ, buồn vắng:
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già”
Câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” là câu thơ tuyệt hay. Cái hay trước hết là sự
chân thực, giản dị. Những mái nhà lợp bằng tranh, bằng lá cọ nghèo nàn, những ngon lau xám
hắt hiu trước gió, những bữa ăn chỉ toàn bằng sắn, khoai… nhưng tấm lòng của người dân đối
với Cách mạng, với kháng chiến thật “đậm đà lòng son”, thuỷ chung ân nghĩa. “Hắt hiu lau
xám” đối với “đậm đà lòng son” cùng với thủ pháp đảo ngữ càng làm nổi rõ tấm lòng cao quý,
đùm bọc, chở che của nhân dân với cán bộ. Hoàn cảnh càng gian nan, thiếu thốn, lòng dân với
Cách mạng, kháng chiến càng sắt son, gắn bó. Thật cảm động biết bao:
“Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Trong câu “mình đi mình có nhớ mình” xuất hiện ba lần, có tính đa nghĩa, thật là đặc biệt.
“Mình” vừa là người ra đi, vừa là phân thân chủ thể trữ tình. Các địa danh Tân Trào, Hông Thái
có giá trị lịch sử to lớn, chúng được đồng nghĩa với chính mình. Cho nên, người cán bộ về xuôi
chỉ xa cách về không gian địa lý nhưng không có sự xa cách trong tâm hồn. Những “Tân Trào,
Hồng Thái, mái đình, cây đa” từ nay đã trở thành một phần máu thịt, trái tim tác giả.
Sáu cặp lục bát nói trên được tác giả sử dụng cách ngắt nhịp đều đặn, vận dụng nghệ
thuật tiểu đối tài tình làm cho đoạn thơ có nhạc tính réo rắt ngân vang, dễ thấm vào tâm hồn
người đọc. Lời thơ Tố Hữu vì thế vừa phảng phất màu sắc cổ điển như những câu Kiều, vừa bình
dị gần gũi thân quen như những câu ca dao, dân ca rất hấp dẫn.

IV. Lời người về xuôi:nhớ về nhân dân Việt Bắc đã chia ngọt sẻ bùi,đùm bọc
trở che cho cách mạng,kháng chiến và cuộc kháng chiến tươi vui lạc quan.
Đoạn thơ dành cho người về xuôi gồm 22 câu:
“Ta với mình, mình với ta
… Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Tố Hữu đã để lại cho người về xuôi trả lời nhiều hơn. Vì suốt 15 năm thiết tha mặn nồng
ấy, trong trái tim của người sắp phải xa cách chất chứa biết bao nỗi nhớ về những kỉ niệm kháng
chiến, về “Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”. Cho nên
“Mình đi mình lại nhớ mình

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 4


Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”


Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, nước nguồn chảy ra được vì công lao, tình
nghĩa vô bờ bến của người mẹ tuôn chảy bất tận không bao giờ cạn. Bao nhiêu nước thì bấy
nhiêu nghĩa tình sâu nặng, như nghĩa mẹ tình cha. ““Bao nhiêu” được so sánh với “bấy nhiêu”.
Đó là cách so sánh giữa một sự vô tận với một sự vô tận. “Đọc câu thơ, ta có cảm giác, dường
như đó không còn là những dòng chữ im lặng, lạnh lùng nữa mà là tiếng lòng thốt lên từ một trái
tim tràn đầy xúc động của kẻ ở người về trong phút giây li biệt. Qua đó, những tháng ngày gian
khổ mà tươi vui cứ lần lượt hiện lên theo nỗi nhớ da diết, cháy bỏng:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nỗi nhớ người yêu là nỗi nhớ nồng nàn, bồn chồn, khắc khoải nhất trong mỗi con người.
Nỗi nhớ ấy vừa được so sánh với “trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”, vừa gắn với không
gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm. Đúng là:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Đối với những mảnh đất giàu tình nghĩa khi ta đã sống ở đó rồi, lúc ra đi ta cảm thấy trái
tim cứ dào lên biết bao nỗi vấn vương, thương nhớ, nhớ cả những vật vô tri tầm thường nhất mà
vô tình bắt gặp:
“Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Chế Lan Viên đã có một nhận xét rất hay về các địa danh trong thơ Tố Hữu: “Lòng yêu
đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng, yêu như muốn nêu mãi tên
lên mà gọi, chỉ một cái tên thôi cũng trấn động lên rồi!”(Thơ Tố Hữu) càng nhớ cảnh, càng nhớ
người vì trong cảnh lại nghĩ đến người”. Nhớ nhất là nếp sống kháng chiến vô cùng gian khổ
mà ấm tình, ấm nghĩa:
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
Hình ảnh thơ thật mộc mạc, chân thực mà giản dị như chính bản thân cuộc sống vậy. Ở
đây không phải sẻ chia những gì lớn lao như tính mệnh hay máu xương, mà sẻ chia những sự vật
bình thường nhỏ nhoi hàng ngày: “củ sắn lùi”, “bát cơm”, chiếc chăn vỏ cây xù xì, thô nhám.
Nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ, chúng là hiện thân của sự sống, của tình nghĩa. Quả là của

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 5


Khóa học Chuyên đề giảng văn 12

chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tình thì rất nặng. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía cái đẹp
nhất của đời này là tình nghĩa của con người, sự san sẻ cùng chung mọi gian khổ và niềm vui,
cùng gánh vác nhiệm vụ; nghĩa tình càng đẹp hơn trong cuộc sống gian nan, thiếu thốn, càng
thấm thía trong khó khăn, thử thách.
Từ những hình ảnh khắc họa chân thực cuốc sống đời thường nơi bản nhỏ, mạch thơ
chuyển sang mô tả cuộc sống kháng chiến và Cách mạng gian khổ mà vui tươi, lạc quan:
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi rừng
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
Trong tiếng “ca vang núi rừng ấy”, có tiếng mõ trâu tìm về bản tận rừng sâu và có cả
tiếng “đều đều” của chày giã gạo từ cối xa vọng lại tạo thành một bản nhạc riêng khó lẫn của núi
rừng Việt Bắc. Tất cả làm nên một bài ca trong trẻo, tươi vui mà không một cuộc sống gian nan
khổ ải nào có thể dập tắt được.

Nguồn: Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 6

You might also like