You are on page 1of 18

Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.

com
Chào các bạn !
Trong cấu trúc đề thi đại học năm nay phần ngữ âm chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ mà phần
chiếm tỉ lệ cao là phần đọc hiểu, nhưng đó là phần không dễ xơi chút nào. Vậy thì sao ta
không áp dụng chiến thuật "tích tiểu thành đại" hay còn gọi là "lợm bạc cắc" ? Tuy là
"bạc cắc" nhưng cũng góp phần cải thiện điểm số phải không các bạn ?
Trong phần ngữ âm chủ yếu chia ra làm 2 dạng: phát âm và vần nhấn
- Về phần vần nhấn cũng có rất nhiều "bí quyết" để tìm vấn nhấn, tuy nhiên các "bí
quyết" ấy lại quá nhiều, mà quá nhiều thì không thể nhớ nổi, mà không nhớ nổi thì còn
gì là "bí quyết" ? Thôi thì phần này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm , và muốn có kinh
nghiệm thì các bạn phải làm nhiều bài tập, chữ nào thấy khó nhớ thì ghi ra sổ tay để
dành ôn lại lúc rảnh.
- Phần phát âm cũng muôn hình vạn trạng. Tham vọng để viết ra hết ở đây là điều
không thể mà tôi chỉ kể ra đây những mấu chốt chủ yếu mà thôi. Tất nhiên những "bí
quyết" này chỉ mang tính tương đối và chỉ áp dụng khi nào các em hoàn toàn mù tịt về
các chữ đề cho. Nó chỉ mang tính nâng cao tối đa điểm số so vơi khả năng mình mà thôi.
Ví dụ trình độ các em làm được 5 điểm thì các "bí quyết" có thể nâng cao điểm các em
lên thành 6, nếu là 8 thì có thể nâng lên thành 9 . Chứ nếu không thèm học mà chỉ dựa
vào các cách thức thì khi làm bài có 2 điểm rồi cải thiện thành 3 điểm . Cho nên điều
quan trọng nhất vẫn là các bạn phải học tập nâng cao trình độ càng nhiều càng tốt.
Dưới đây là một số "mẹo" khi làm phần ngữ âm mà các bạn có thể áp dụng.
1) Khi gặp gạch dưới chữ S :
bình thường chữ s phát âm là /s/,nhưng có những ngoại lệ cần nhớ là :
- s đọc /z/
các chữ sau: raise, busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert, choose,
reason, preserve, poison..
-Chữ s đọc /ʃ /
sugar,sure

3) đối với chữ CH


-CH đọc /ch/ là bình thường
- CH đọc : /k/ gồm các chữ sau;

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
chemist, ache, christmas, mechanic, architect, character ,chaos... ,technology ,echo...
-CH đọc là /ʃ /
machine, champagne, chamois, chalet, charade ,...

4) đối với chữ H


các chữ H sau đây là h câm
hour, honor, honest (và các gia đình từ của chữ này)

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
5) chữ GH
bình thường đọc là /f/
nhưng các chữ sau GH không đọc:
plough, though, although, weigh....

6) chữ B câm ,khi đứng sau chữ m:


climb, bomb, lamb....

7) W câm: sword
Chữ T , câm
Listen , often

8) Đối với âm /u/ và /u:/


/u/ gồm:
put, pull, full, could, woman, foot, look, good, book....
/u:/ gồm:
food, school, tooth, fruit, June, noon, soup, through, move, shoe,.....

9) có một số chữ khi thêm vào phía sau thì biến thành âm khác
say -> /ei/
says -> /e/

nation -> /ei/


national -> /a/

south -> /au/


southern -> /^/

breath -> /e/


breathe -> /i:/
Sau đây là vài nguyên tác, các bạn có thể áp dụng

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
1) Nguyện tắc R :
Đó là nguyện tắc : chữ R khi đứng sau một nguyên âm sẽ làm biến đổi cách đọc của
nguyên âm đó
Ví dụ nhé :
hat -> đọc /a/ (a ngắn )
rat -> đọc /a/(a ngắn )
nhưng :
hart -> /a:/ (a dài )

hot -> /o/ ( o ngắn )


not -> /o/ ( o ngắn )
nhưng :
morn -> /o:/ (o dài )
2) Phưong pháp vần nhấn:
Nguyên tắc này như sau:
Nguyên âm nào có vần nhấn (stress) thì sẽ phát âm khác với nguyên âm không có vần
nhấn.

ví dụ :
her -> /ơ dài / ( 1 vần xem như là vần nhấn )
certain -> /ơ dài / ( vần nhấn )
nhưng:
father -> /ơ ngắn / ( vần không nhấn )
Theo kinh nghiệm thì 2 phương pháp này có xác xuất đúng khá cao đấy, khoảng 70% -
nếu kết hợp cả 2 phưong pháp thì xác xuất còn cao hơn. Các em cứ thử để ý và áp dụng
xem sao nhé.
Chúc các em "lượm" được không ít "bạc cắc" trong phần này

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
BÍ QUYẾT LÀM BÀI CLOZE TEST
Có thể nói cloze test ( điền vào chỗ trống đoạn văn) là dạng bài tập khó thứ hai chỉ sau đọc hiểu. Muốn
làm tốt dạng này không phải chỉ " cong xương sống, cóng xương sườn " ra để dịch nghĩa mà các em phải
biết "ý" của người ra đề qua việc quan sát 4 chọn lựa. Một khi đã biết "ý" của người ra đề thì các em sẽ dễ
dàng đi vào đúng trọng tâm để tìm chọn lựa chính xác trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ như người ta cho
về từ vựng thì các em phải dịch nghĩa thì mới làm được nhưng nếu cho về chia động từ mà các em lại
ngồi đó mà dịch nghĩa thì vừa mất thời gian lại không tìm ra đáp án. Sau đây là một số dạng thông dụng
của nội dung điền từ và phương pháp giải quyết.
1) Kiểm tra về nghĩa của từ:
- Cách nhận dạng:
Nhìn 4 chọn lựa các em sẽ thấy có 4 từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau ( thông thường đều cùng một loại
từ)
Ví dụ:
........Two of the most popular kinds of boats are sailboats and speedboats. Sailboats use the _______ to
give them power.
A. water
B. speed
C. weather
D. wind
Nhìn 4 chọn lựa đều là những chữ hoàn toàn khác nhau về nghĩa
- Cách giải quyết:
Ngay như tên gọi của loại này, để giải quyết vần đề chỉ có cách duy nhất là dịch nghĩa. Trước tiên dịch
thoáng nghĩa của 4 chọn lựa rồi quay trở lên dịch đoạn văn. Để chọn đáp án đúng, có khi chỉ cần biết
nghĩa của 1 hoặc 2 chữ chủ chốt (key word) nhưng cũng có khi phải dịch nội dung của cả câu ( key
sentence). Key word / key sentence có thể ở phía trước hoặc sau chỗ trống cần điền. Trở lại ví dụ trên, ta
thấy nghĩa của các chọn lựa là :
A. water ( nước)
B. speed ( tốc độ)
C. weather ( thời tiết)
D. wind ( gió )
Suy luận ta thấy key word chính là sailboats, trong đó sail (= buồm ) sẽ quyết định đáp án. Buồm liên
quan đến gió => chọn D. wind

2) Kiểm tra về loại từ ( word form) :


- Cách nhận dạng:

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
Nhìn 4 chọn lựa các em sẽ thấy cả 4 từ có gốc tương tự nhau chỉ khác nhau về loại từ.
Ví dụ:
............. This is generally because they burn more oil than newer cars, ______ if an old car is not kept in
good condition.
A. special
B. speciality
C. specializes
D. specially
- Cách giải quyết:
Để giải quyết vấn đề này các em phải nhìn cả trước và sau chỗ trống cần điền rồi suy ra chỗ đó cần loại từ
gì. Ở trình độ lớp 12 chắc các em cũng biết cách dùng loại từ rồi, thầy chỉ lưu ý các em cách đoán loại từ
qua một số dấu hiệu ở cuối.
- Trạng từ ( phó từ) :
Trạng từ thường có tận cùng là ly nhưng cũng có một số không có ly mà hình thức vẫn giữ nguyên như
tính từ : hard, late, fast ....
- Tính từ:
Cách thông thường nhất để nhận ra tính từ là thấy chữ nào là kết quả từ 1 chữ khác bỏ ly
Ví dụ như ta thấy D. specially có ly nên => là trạng từ còn A. special ( do specially bỏ ly mà thành ) =>
special là tính từ
Nói đến vần đề "bỏ ly" các em cũng lưu ý là một tính từ tận cũng là ic thí trước khi thêm ly phải thêm al
trước.
Ví dụ khác :
Gĩa sử có 3 chọn lựa như sau mà sau khi xem xét đề ta biết chỗ trống cần điền là tính từ :
A. scientifical
B. scientific
C. scientifically
Ta biết D là trạng từ, chỗ cần điền là tính từ nhưng 2 cái còn lại cái nào là tính từ ? nếu không biết nguyên
tắc này các em sẽ dễ dàng chọn A và bị sai, B mới chính là tính từ còn A chỉ là "cái bẩy" để "dụ" ta mà
thôi.
3 ) Kiểm tra về giới từ :
- Cách nhận dạng:
Nhìn 4 chọn lựa các em sẽ thấy cả 4 từ đều là giới từ.
- Cách giải quyết:
Giới từ nếu các em biết cách phân nhóm thì cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều trong việc phải nhớ từng chữ. Sau
đây là một số nhóm thường gặp

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
+ Thời gian:
Giờ : dùng AT
Buổi : dùng IN
Ngày : dùng ON
Từ tháng trở lên: dùng IN ( in May , in spring, in 2008, in the 19th century.)
Nếu có pha trộn nhiều mốc thời gian thì lấy theo đơn vị nhỏ nhất, ví dụ : có ngày, tháng, năm thì lấy theo
ngày.
+ Địa điểm:
Các địa điểm nhỏ như sân bay, sân ga , trạm xe buýt .. dùng AT
Từ quận trở lên đều dùng IN hết
Quận : in district 1 : ở quận nhất
Tỉnh, thành: in Dalat city : ở thành phố DL
Quốc gia : In Vietnam : ở VN
Châu lục : in Asia : ở châu á
Thế giới : In the world : trên thế giới ( nhưng ON the earth )
+ Thái độ:
Thái độ đối với ai dùng TO :
Kind to sb : tử tế với ai
polite to sb : lịch sự với ai
Impolite to sb : không lịch sự với ai
Rude to sb : thô lổ với ai
Nhớ theo nhóm đã khó, nhưng còn đỡ hơn là nhớ từng chữ. Làm sao học thuộc vô số giới từ ? nếu gặp từ
lạ thì làm sao? dưới đây là cách suy luận dựa theo nghĩa của giới từ:
Đa số giới từ đều có ý nghĩa của nó, nếu ta biết được ý nghĩa đó thì cũng có thể suy luận được một số
trường hợp.
FOR:
Giới từ for thường mang ý nghĩa chỉ mục đích.
Go out for lunch : ra ngoài để ăn trưa
For fun, for pleasure
AWAY:
Giới từ away thường mang ý nghĩa: xa ra
Go away : đi khỏi
Run away : bỏ chạy
Take away : lấy đi
Put away : cất đi

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
OFF:
Giới từ OFF thường mang ý nghĩa: tách rời
turn off : tắt (đèn, máy)
Go off : nổ ( súng), phai (màu)
Take off : cất cánh ( máy bay), cởi ( quần áo, giáy dép ..)
See off : tiễn đưa

Ngày mai là thi tú tài môn tiếng Anh rồi, trưa mai hy vọng có em nào vào xem đỡ phần nào hay phần đó.
Chúc các em thi đạt kết quả tốt.

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com

1. Chia thì:
Muốn làm bài tốt về chia thì, trước tiên các em phải nắm vững căn bản, sau đó mới tổng quát
lại, tìm ra qui luật của cách chia thì => nắm vững nguyên lý, khi đã nắm vững nguyên lý rồi
các em sẽ dễ dàng phá được các "cái bẩy" mà người ta gài trong các đề thi, chứ không thì
ngày nào các em còn quanh quẫn với cách chia thì chỉ dựa theo dấu hiệu thì ngày đó các em
còn thấy "khổ sở" khi phải chia thì. Rèn luyện về cách chia thì, các em VÀO ĐÂY xem nhé.
Khi làm bài các em phải "tỉnh táo" xem xét, khi thấy các câu dễ đừng vội vàng vì đề thi đại học thường
không dễ ăn như vậy. Phải có cái nhìn tổng quát cả câu để xem xét mối tương quan các hành động với
nhau thì mới có kết quả chính xác được.
Xem ví dụ đề thi năm 2009 nhé:
Question 22: Jane______ law for four years now at Harvard.
A. has been studying B. is studying C. studies D. studied
Câu này coi dễ mà khó, mấu chốt của nó chính là chữ now, thí sinh nào học máy móc theo
dấu hiệu để chia thì, sẽ bị dính bẩy ngay! cứ thấy now là chia hiện tại tiếp diễn. Now trong
đây mang nghĩa "tính đến bây giờ " chứ không phải là "bây giờ" : Tính đến bây giờ Jane đã
theo học tại đại học Havard được 4 năm.
Nhận xét: Cân này kiểm tra thí sinh về thì, câu tương đối đơn giản, nằm trong chương trình
lớp 12, tuy nhiên cũng có gài bẩy trong đó=> thí sinh cần học theo nội dung chứ không nên
học theo hình thức, chia thì qua dấu hiệu một cách máy móc

Thông thường các câu trong đề thi đại học không đơn thuần kiểm tra một vấn đề mà kết hợp với cấu trúc
khác.
Trích đề thi đại học năm 2008:
Câu 18: It is blowing so hard. We _______ such a terrible storm.
A. had never known B. have never known
C. have never been knowing D. never know
Câu này dựa vào dấu hiệu ở câu đầu, người ta cho thì hiện tại tiếp diễn ( trời đang có gió rất
dữ bên ngoài, chúng tôi chưa bao giờ gặp cơn bão nào dữ dội như vậy) => ám chỉ hành động
từ xưa tới thời điểm hiện tại => loại A và D , còn lại nếu ta biết động từ know không được
chia tiếp diễn thì làm ngay được câu này.
Câu 19: When the old school friends met, a lot of happy memories_______ back.
A. brought B. had been brought D. had brought D. were brought
thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ
Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
Câu này 2 hành động liên tục kết hợp với passive voice

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
Câu thường thuật ( Xem công thức TẠI ĐÂY )
Hầu như năm nào trong các đề thi đại học đều có cho dạng này nên các em lưu ý học cho kỹ,
nhất là phần nâng cao. Qua thống kê cho thấy thường là các dạng viết lại dùng từ tường thuật
khác.
Ví dụ: ( Trích đề thi Đại học năm 2009)
Question 46: “Why don’t you reply to the President’s offer right now?” said Mary to her
husband.
A. Mary ordered her husband to reply to the President’s offer right now.
B. Mary suggested that her husband should reply to the President’s offer without delay.
C. Mary told her husband why he didn’t reply to the President’s offer then.
D. Mary wondered why her husband didn’t reply to the President’s offer then.
Câu này kiểm tra kiến thức thí sinh về câu tường thuật dạng đặc biệt " why don't you ..." đổi
thành " ..suggested that ...."
Các em có thể xem thêm đầy đủ về câu tường thuật TẠI ĐÂY
Nhận xét: Cấu trúc về câu tường thuật được dạy từ lớp 8, sau đó mỗi năm tiếp theo đều có
nâng cao mà đầy đủ nhất là chương trình lớp 11, do đó câu này không khó.

Question 47: She said, “John, I’ll show you round my city when you’re here.”
A. She organized a trip round her city for John. B. She planned to show John round her
city.
C. She made a trip round her city with John. D. She promised to show John round her
city.
Câu này cũng kiểm tra về câu tường thuật và có phần dễ hơn khi từ cụm " I'll.." ( tôi sẽ..) đổi
thành "she promised ..." ( cô ấy hứa...)
Nhận xét: Hình thức của dạng đề như 2 câu trên đây là ở mức độ hơi nâng cao thôi chứ
không mấy gì khó, một học sinh trung bình khá có thể làm được.

Qua 2 ví dụ trên các em thấy là câu đề không có các từ " suggest " và "promise" nhưng mình
phải tự xem nội dung câu đề mà chọn động từ tường thuật . Các em cũng lưu ý các vấn đề nhỏ
như giảm thì, đổi thời gian ..... được lồng trong đó

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com

3. Câu bị động : ( xem lí thuyết TẠI ĐÂY )


Hầu như năm nào cấu trúc bị động cũng có trong đề thi ĐH. Tuy nhiên không phải chỉ ra dạng
đơn giản là đổi từ chủ động sang bị động mà có nhiều hình thức biến hóa như đổi ngược từ bị
động sang chủ động, từ bị động sang bị động hoặc kết hợp với các cấu trúc khác.
Các em hãy xem vài ví dụ sau:
It is believed that a buried treasure was hidden in the tomb
A. They believed that a buried treasure was hidden in the tomb
B. A treasure is believed that was hidden in the tomb.
C. A treasure is believed to hide in the tomb.
D. A treasure is believed to have been hidden in the tomb.
Câu đầu là câu bị động, nếu làm theo thói quen thấy bị động thì nghĩ là sẽ chuyển thành chủ
động và chọn câu A là sai vì mới nhìn thì đúng cấu trúc nhưng lại sai thì. Trong 3 câu còn lại
nếu không chú ý vế sau bị động cũng dễ sai, chỉ có câu D là đúng công thúc lẫn thì. Ở đây
người ta còn gài vào cấu trúc trước thì nên phải áp dụng thêm mẫu câu bị động trước thì
Như vậy chỉ trong 1 câu nhưng trong đó kết hợp rất nhiều thứ, đòi hỏi các em phải nắm vững
mọi thứ chứ không phải học qua loa được.
Tóm lại, sau khi xem xong phần lí thuyết trong link trên, các em lưu ý phần nâng cao nhé vì
đề thi ĐH người ta ra đề rất khó chứ không đơn giản như phần cơ bản đâu. Một nguyên tắc
luôn nhớ khi làm câu bị động là : thì của câu chủ động và bị động luôn giống nhau, chứ nhiều
khi chỉ lo chú ya cấu trúc mà quên quan sát thì của nó thì cũng dễ bị sai.

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com

4. Câu điều kiện :


Câu điều kiện phải nói là rất đa dạng và biến hóa, nên các em phải học theo kiểu hiểu nội
dung chứ không nên học theo công thức một cách máy móc. Một nguyên lí cần nhớ của câu
điều kiện là các em phải phân tích từng vế một, chứ không phải thấy 1 vế là loại mấy thì vội
chia vế kia theo loại đó ( mấy cái đó "xưa rồi Diễm" chỉ áp dụng cho cấp dưới thôi, chứ thi
ĐH toàn "gạo cội" không mà cho dễ quá sao được ) Cứ thấy có khả năng xảy ra thì cứ theo
y thế mà chia, còn không khả năng xảy ra thì phải giảm thì xuống và phủ định lại câu đề. Các
em VÀO ĐÂY xem các bẩy thường gặp với câu điều kiện ( trang 5, câu 50, 51) Một điều nữa
là thầy thường thấy nhiều em không nhận ra các dạng ẩn của câu điều kiện, ví dụ như trong
cấu trúc đảo ngữ của nó. Để khắc phục lỗi này các em lưu ý khi gặp các chữ : were, should,
had đầu câu mà nhìn ở cuối không thấy dấu chấm hỏi thì biết ngay đó là câu điều kiện
Các em xem thử câu này trong đề thi ĐH năm 2008 nè
Câu 41: ______, he would have learned how to read.
A. Were he able to go to school as a child.
B. If he has been able to go school as a child
C. If he could go to school as a child
D. Had he been able to go to school as a child
Thấy là chuyện không thể xảy ra ở quá khứ nên dùng loại 3 , nhìn sơ thấy có HAD đầu câu
mà ở cuối không có dấu chấm hỏi là biết ngay đây là dạng đảo ngữ của nó thôi

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
- Dùng where , when , why thì phía sau phải bỏ giới từ
- Phân biệt what và which
VD: I have just given the dog ______ it wanted.

a. which
b. about which
c. what
d. who
Câu này cũng là một cái bẫy đây ! nhiều em không ngần ngại chọn ngay
câu a : which ( không chừng còn tủm tỉm cười, nói sao đề cho dễ quá ! )
Thật ra câu này người ta muốn kiểm tra thí sinh về sự phân biệt giữa
which và what vì câu b và d nhìn vô là đã thấy không đúng rồi.
Muốn phân biệt giữa 2 chữ này các em làm như sau:
- Nếu trước chỗ cần điền là động từ thì không dùng which được mà phải
dùng what ( vì which là đại từ quan hệ phải đứng sau danh từ)
Ví dụ:
This is _____ you like.
Trước chỗ trống là is (động từ) nên chỉ có thể dùng what mà không thể
dùng which.
Nếu trước chỗ cần điền là danh từ thì các em phải dịch nghĩa như sau:
- Nếu ta dịch chỗ trống đó là "mà" thấy hợp nghĩa thì dùng which, còn
dịch "cái mà" thì dùng what.
Xét bài tập trên nhé:

I have just given the dog ______ it wanted.

Tôi vừa mới cho con chó mà nó thích => không hợp nghĩa => không dùng
which được.
Tôi vừa mới cho con chó cái mà nó thích => hợp nghĩa => dùng what
được.
Ví dụ khác:
thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ
Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
This is _____ you like.
Đây là mà bạn thích => không hợp nghĩa => không dùng which được.
Đây là cái mà bạn thích => hợp nghĩa => dùng what được.
Ví dụ khác:
This is the book _____ you like.
Đây là quyển sách mà bạn thích => hợp nghĩa => dùng which được.
Đây là quyển sách cái mà bạn thích => không hợp nghĩa => không dùng
what được.

- Sau whose phải là một danh từ trơ trọi ( không mạo từ, không sở
hửu ..)
There are many people______ lives have been spoilt by that factory.

a. whom
b. who
c. whose
d. when

Câu này không mấy khó nhưng không ít thí sinh lại làm sai vì chủ quan
không xem kỹ, cứ nghĩ lives là động từ nên chọn đáp án b. who
Thật ra lives ở đây là danh từ số nhiều của life ( nếu người ta cho số ít
:life thì có lẽ không ai sai) , chữ này lại ít gặp mà động từ live lại gặp
nhiều nên cứ tưởng lives là động từ. Nếu em nào kỹ nhìn tiếp phía sau
thấy có have been thì chắc cũng thấy ra vấn đề, biết lives là danh từ và
chọn whose.
There are many people______ lives have been spoilt by that factory.

a. whom
b. who

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
c. whose
d. when

Kinh nghiệm cần nhớ :


Không hấp tấp làm, chịu khó nhìn rộng ra hết câu xem có gì đặc
biệt không.
Cấu trúc cần nhớ :
Whose luôn kèm theo danh từ phía sau

- Các từ chỉ định lượng như some, many, few, each, neither,
none ....khi đi với of + N thì phải đem theo và đặt trước đại từ
quan hệ
Trích đề thi ĐH năm 2009:
Question 13: The United States consists of fifty states______ has its own government.
A. they each B. each of which C. hence each D. each of that
cách dùng WHOSE và OF WHICH

WHOSE : dùng cả cho người và vật


This is the book .Its cover is nice
-> This is the book whose cover is nice .
-> This is the book the cover of which is nice

WHOSE :đứng trứoc danh từ


OF WHICH : đứng sau danh từ ( danh từ đó phải thêm THE )

OF WHICH : chỉ dùng cho vật ,không dùng cho người.


This is the man . His son is my friend.
-> This is the man the son of which is my friend.( sai )

-> This is the man whose son is my friend.( đúng )

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG ĐẠI TỪ QUAN HỆ ( WHO ,WHICH ,WHOM.... )

1.Khi nào dùng dấu phẩy ?


Khi danh từ đứng trước who ,which,whom... là :
+ Danh từ riêng ,tên
Ha Noi, which ....
Mary, who is ...
+ Có this ,that ,these ,those đứng trước danh từ :
This book, which ....
+ Có sở hửu đứng trước danh từ :
My mother, who is ....
+ Là vật duy nhất ai cũng biết : Sun ( mặt trời ), moon ( mặt trăng )
The Sun, which ...

2. Đặt dấu phẩy ở đâu ?


- Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuối mệnh đề
My mother , who is a cook , cooks very well
- Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề ,cuối mệnh đề dùng dấu chấm .
This is my mother, who is a cook .

3.Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ WHO ,WHICH ,WHOM...


- Khi nó làm túc từ và phía trước nó không có dấu phẩy ,không có giới từ ( whose không được bỏ )
This is the book which I buy.
Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I ,động từ là buy ) ,phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có
thể bỏ which đi :
-> This is the book I buy.
This is my book , which I bought 2 years ago.
Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được .
This is the house in which I live .
Trước which có giới từ in nên cũng không bỏ which đựơc .

This is the man who lives near my house.


Who là chủ từ ( của động từ lives ) nên không thể bỏ nó được .

4. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT :

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ


Nguyễn Bá Dự http://tinhkhophai.com
- Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ :
This is my book , that I bought 2 years ago. (sai) vì phía trước có dấu phẩy -.> không được dùng THAT
mà phải dùng which
This is the house in that I live .(sai) vì phía trước có giới từ in -> không được dùng THAT mà phải dùng
which

5. Khi nào bắt buộc dùng THAT


- Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có ngừơi vừa có vật
The men and the horses that ....
That thay thế cho : người và ngựa

6. Khi nào nên dùng THAT


- Khi đầu câu là IT trong dạng nhấn mạnh (Cleft sentences)
It is My father that made the table.
- Khi đứng trước đó là : all, both, each, many, most, neither, none, part, someone, something, so sánh
nhất
There is something that must be done
This the most beautiful girl that I've ever met.

thptQuynhCoi.net Chắp cánh ước mơ

You might also like