You are on page 1of 6

Trang 1

Đề 001 ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG


Môn thi: SINH HỌC
(Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN CHUNG
Câu 1. Một phân tử mARN có 1200 đơn phan và tỉ lệ A: U: G: X = 1: 3: 2: 4. Số nuclêotit loại G của
mARN này là:
A. 120 B. 600 C. 240 D. 480
Câu 2. Hãy chọn phát biểu đúng:
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axitamin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu là A, T, G, X
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuổi polipeptit là mêtiomin
D. Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 3. Về cấu tạo, cả ADN và protêin đều có điểm chung nào?
A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 4 Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ
có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử con có bao nhiêu phẩn tử ADN còn chứa N15?
A. 4. B. 2. C. 6. D> 8.
Câu 5. Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh
dạng đột biến.
A. Thêm một cặp nu. B. Thêm 2 cặp nu.
C. Mất một cặp nu. D. Thay thế một cặp nu.
Câu 6. Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn mARN.
B. Số gen qui định tổng hợp rARN nhiều hơn mARN.
C. Số lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn nARN.
D. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN.
Câu 7. Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nu A, T, G,
X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:
A. ADN mạch kép. B. ADN mạch đơn. C. ARN mạch kép. D. ARN mạch đơn.
Câu 8. Ở một thể đột biến, tế bào sinh dưỡng có một cặp nst tương đồng tăng thêm 2 chiếc còn các cặp nst
khác đều bình thường được gọi là:
A. Thể lưỡng bội. B. Thể bốn nhiễm. C. Thể tam nhiễm. D. Thể tứ bội.
Câu 9. Bản chất của qui luật phân li là:
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn. B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen 1 : 2 : 1.
C. Tính trạng trội át chế tính trạng lặn. D. Sự phân li của cặp alen trong giảm phân.
Câu 10. Ở đậu Hà lan, gen (A) hạt vàng trội hoàn toàn so với gen (a) hạt xanh, gen (B) hạt trơn trội hoàn
toàn so với (b) hạt nhăn. Các gen trên phân li độc lập. Cho đậu hạt vàng, trơn lai với đậu hạt vàng, trơn thu
được đời con có tỉ lẹ hạt xanh, nhăn bằng 6,25% (1/16). Kiểu gen của bố mẹ là:
A. AaBb x AaBB. B. Aabb x AABb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x AaBb.
Câu 11. Cho các cây cà chua quả tròn, vị ngọt (dị hợp 2 cặp gen) giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ
lệ phân li 25% quả tròn, vị chua : 50% quả tròn vị ngọt: 25% quả bầu vị ngọt. Kiểu gen của bố mẹ là:
Ab Ab
A. x . B. AaBb x AaBb.
aB aB
AB Ab AB AB
C. x . D. x .
ab aB ab ab
BD
Câu 12. Một cá thể có kiểu gen Aa (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử
bd
aBd là:
A. 20%. B. 15%. C. 5%. D. 10%.
Câu 13. Biết mỗi gen qui định môt tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự
do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho tỉ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là :
Trang 2
A. 9/32. B. 3/16. C. 1/4. D. 1/8
Câu 14. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn
cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng : 315 cây hoa đỏ. Nếu cho cây F1 lai phân tích
thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là:
A. 25% cây hoa đỏ, 75% cây hoa trắng. B. 50% cây hoa đỏ, 50% cây hoa trắng.
C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa đỏ.
Câu 15. Cho con đực (XY) lông không đốm lai với con cái có đốm được F1 : Con đực: 100% lông có đốm,
Con cái : 100% lông không đốm. Từ kết quả của phép lai này cho phép két luận cặp tính trạng này di truyền
theo quy luật:
A. Trội hoàn toàn. B. Liên kết giới tính, di truyền chéo.
C. Di truyền theo dòng mẹ D. Liên kết giới tính, di truyền thẳng.
Câu 16. Điều nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Trên cùng một cơ thểm các tính trạng di truyền liên kết với nhau.
B. Tính trạng chất lượng thường do nhiều gen tương tác cộng gộp.
C. Khi gen bị đột biến thì qui luật di truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.
D. Mỗi tính trạng chỉ di truyền theo qui luật xác định và đặc trưng cho loài.
Câu 17. Một quần thể bò có 400 trăm con lông vàng (kiểu gen BB), 400 con lông lang trắng đen (Bb), 200
con lông đen (bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A. B = 0,6; b = 0,4. B. B = 0,4; b = 0,6
C. B = 0,8; b = 0,2 D. B = 0,2; b = 0,8.
Câu 18. Một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó kiểu gen AA bằng 9 lần kiều gen aa. Tỉ lệ
kiểu gen dị hợp Aa của quần thể là:
A. 18%. B. 37,5%. C. 50%. D. 75%.
Câu 19. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Một huyện đảo có tần số I A =0,3 ; I B =0,5 . Nếu
quần thể đang cân bằng về di truyền thì người có nhóm máu A chiếm tỉ lệ:
A. 21%. B. 30%. C. 9%. D. 15%.

Câu 20. Để tạo ra một giống lúa mang gen chống hạn (gen chống hạn này có nguồn gốc từ cây cỏ dại) thì
người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai cải tiến B. Lai xa C. Kĩ thuật di truyền D. Lai tế bào.
Câu 21. Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống
mới , ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi, cây trồng thì không thể thiếu công đọan nào sau đây?
A. Lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau.
B. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen mong muốn.
C. Chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đề ra.
D. Cho sinh sản để nhân lên thành giống mới.
Câu 22. Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng nhân giống bằng phương
pháp hữu tính vì:
A. Nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.
B. Đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.
C. Nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ.
D. Giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém.
Câu 23. Ở người, trường hợp nào sau đây không liên quan đến đột biến gen?
A. Bệnh mù màu. B. Mệnh hồng cầu lưỡi liềm.
C. Bệnh bạch tạng D. Hội chứng Đao.
Câu 24.
Mục đích của di truyền tư vấn là:
1. Giải thích nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
2. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
3. Cho lời về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
4. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.
Phương pháp đúng là:
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 25c Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo
Trang 3
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.

Câu 26c Lamac quan niệm:


A. Sinh vật tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường.
B. Chỉ có những biến dị cá thể mới được di truyền và tích lũy cho thế hệ sau.
C. Mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích lũy cho thế hệ sau.
D. Trong quá trình tiến hóa, những loài kém thích nghi sẽ bị đào thải.
Câu 27b
Gen đột biến có giá trị thích nghi phụ thuộc vào:
1. Tần số đột biến.
2. Tổ hợp kiểu gen.
3. Môi trường sống
Phương án đúng là:
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2, 3.
Câu 28d. Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để
phân biệt là:
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí-hóa sinh. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 29c. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Từ một loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích lũy biến dị theo một hướng.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 30a. Nhân tố nào sau đây làm xuất hiệncác alen mới trong quần thể?
A. Đột biến và di-nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Dột biến và yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.
Câu 31b. Loài người có cột sống hình chữ S và dạng đứng thẳng chủ yếu là nhờ:
A. Quá trình lao động và tập thể dục. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Sự phát triển của nảo bộ và ý thức. D. Quá trình tự rèn luyện bản thân.
Câu 32a. Nội địa lí là:
A. Một nhóm quần thể cùng loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
B. Một nhóm quần thể khác loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
C. Một nhóm quần thể thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
D. Những loài sinh vật được sinh ra từ một vùng địa lí ban đầu.

Câu 33
K0 biết lời giải
Khi nói về qui luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời và với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.
C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩylẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược
nhau.
D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.
Câu 34a. Ở ven biển Peru, cứ 7 năm có 1 dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối
dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến
động:
A. Theo chu kì nhiều năm. B. Theo chu kì mùa.
C. Không theo chu kì D. Theo chu kì tuần trăng.
Câu 35d. Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất?
A. Hoang mạc. B. Thảo nguyên.
C. Rừng lá kim D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 36
Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào nào sau đây sẽ trở thành loài ưu thế của quần xã?
Trang 4
A. Loài thứ yếu. B. Loài ngẫu nhiên.
C. Loài chủ chốt D. Không hình thành loài ưu thế.:

Câu 37c. Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:


1. kí sinh cùng loài.
2. Hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ.
3. Ăn thịt đồng loại.
4. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4.
Câu 38a. Phân bố theo nhóm xãy ra khi:
A. Môi trường không đồng nhất, các cá thể thích tụ hợp với nhau.
B. Môi trường đồng nhất, các cá thể thích tụ hợp với nhau.
C. Môi trường đồng nhất, các cá thể đang trong mùa sinh sản.
D. Môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù.
Câu 39c. Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một tập hợp các chuổi thức ăn có các mắt xích chung.
B. Những loài rộng thực đóng vai trò là những mắt xích chung.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
D. Các hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ.

Câu 40
Trong một chuổi thức ăn, mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước. Nguyên nhân chủ
yếu là vì:
A. Trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thóat.
B. Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước.
C. Năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết.
D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích sau thấp hơn mắt xích trước.
II. Phần tự chọn
A. phần 1
Câu 41
Chỉ có loại nu A, U, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN có tối đa bao
nhiêu loại mã di truyền?
A. 3. B. 8 C. 9 D. 27.
Câu 42.a. Sự không phân li của một cặp nst ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên
bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ nst là :
A. 2n, 2n +1, 2n -1. B. 2n +1, 2n -1. C. 2n, 2n +2, 2n -2. D. 2n, 2n +1.
Câu 43a. Hoán vị gen có vai trò:
1. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp .
2. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
3. Sử dụng để lập bản đồ di truyền
4. Làm thay đổi cấu trúc của nst.
Đáp án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4.
Câu 44b. Ở phép lai AaBbDd x aaBbdd, theo lí thuyết thì đời F1 có bao nhiêu phần trăm số cá thể thuần
chủng?
A. 6,25%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 0%.
Câu 45b. Tính trạng có hệ số di truyền cao có nghĩa là :
A. Nó do nhiều gen qui định và di truyền không phụ thuộc môi trường.
B. Nó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen mà ít phụ thuộc môi trường.
C. Nó phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc vào kiểu gen.
D. Nó có chất lượng tốt và được nhân lên liên tục để tạo giống mới.

Câu 46d. Vật chất di truyền của HIV là :


A. ADN sợi đơn. B. ADN sợi kép.
Trang 5
C. ARN sợi kép D. ARN sợi đơn.
Câu 47c. Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể
giao phối:
A. Có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
B. Dễ phát sinh đột biến có lợi.
C. Có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.
D. Có số lượng cá thể nhiều.
Câu 48d. Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính.
C. Cách li địa lí. D. Lai xa và đa bội hóa
Câu 49c. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm:
A. Chuyển hóa năng lượng qua các cá thể trong chuổi thức ăn.
B. Chuyển hóa vật chất qua các bậc dinh dưỡng.
C. Chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
D. Sinh khối được sử dụng qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 50
Mỗi quan hệ mà một loài có hại còn loài kia có lợi là:
A. Hội sinh và kí sinh. B. Kí sinh và hợp tác.
C. Kí sinh và vật dữ –con mồi. D. Kí sinh và ức chế cảm nhiễm.
B. Phần 2
Câu 51a. Thể đột biến là :
A. Những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình.
B. Những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến nst.
C. Những cơ thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn.
D. Những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 52d. Đặc điểm nào sau đây chỉ cở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình tái bản ADN?
A. Có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.
B. Mạch pôlinuclêôtit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ đến 3’.
C. Sử dụng nucleotit uraxin (U) làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.
D. Chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng lẻ.
Câu 53b. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn , đời con có tỉ lệ 9 hoa đỏ: 3 hoa hồng: 3 hoa vàng: 1 hoa trắng. Cặp
tính trạng hày di truyền theo qui luật:
A. Tương tác át chế. B. Tương tác hổ trợ. C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập,
trội hoàn toàn
Câu 54b.
Bd
Có 3 tế bào đều có kiểu gen Aa EeGgHh tiến hành giảm phân xãy ra trao đổi chéo thì tối đa sẽ cho bao
bD
nhiêu loại giao tử:
A. 64. B. 12. C. 8. D. 16.
Câu 55b. Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen?
A. Được nhận thêm 1 gen từ 1 loài khác. B. Được lặp thêm 1 gen nhờ đột biến lập đoạn.
C. Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ. D. Làm biến đổi một gen sẵn có thành gen mới.
Câu 56d.
Mục đích của phương pháp nghiên cứu tế bào học :
A. Tìm hiểu cấu trúc của tế bào.
B. Tìm ra vị trí của các gen ở trên nst để lập bản đồ di truyền.
C. Tìm ra qui luật di truyền của các tính trạng ở trong tế bào người.
D. Tìm ra khuyết tật về kiểu gen của các bệnh di truyền để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Câu 57c. Có các nhân tố tiến hóa là:
1. Đột biến.
2. Giao phối không ngẫu nhiên.
3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Di nhập gen.
5. Các yếu tố ngẫu nhiên.
6. Sự cách li.
Trang 6
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 58b. Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là:
1. Đột biến.
2. chọn lọc tự nhiên.
3. Yếu tố ngẫu nhiên.
4. Di nhập gen.
Phương án đúng là:
A, 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 59b. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ:
A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác.

Câ 60c. Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng.
B. Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
C. Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường.
D. Khi bị mất một mắc xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới.

You might also like