You are on page 1of 2

THUYẾT TRÌNH MÔN LUẬT DÂN SỰ I

ĐIỀU 40- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005:


“QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG”
TÓM TẮT:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong
gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Quan hệ hôn nhân: quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và điều chỉnh
Chủ thể của quan hệ hôn nhân: bên nam ( người chồng) và bên nữ ( người vợ)
Tham gia quan hệ này là hai bên đã chấp nhận tuân thủ theo những quy tắc về
quan hệ giữa vợ và chồng trong đời sống xã hội và những quy định của pháp luật
về quan hệ hôn nhân và gia đình:
 Quy định về kết hôn
 Quy định về điều kiện kết hôn
 Sự bình đẳng của vợ, chồng
Cơ sở pháp lý:
 Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật.”
 Bộ luật dân sự quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa
vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng
nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”.
Nhận xét:
 Quyền quan trọng và cơ bản của quan hệ vợ- chồng
 Quyền tiến bộ
 Là cơ sở pháp lý và nền tảng vững chắc cho một gia đình ấm no, hòa thuận
và hạnh phúc
Mục đích:
 Khẳng định và bảo vệ địa vị pháp lý của người phụ nữ trong quan hệ gia
đình
 Khẳng định tính ưu việt của pháp luật XHCN
Biểu hiện:
 Có quyền ngang bằng với người chồng trong việc quyết định các công việc
của gia đình ( cùng bàn bạc và thống nhất, không bị áp đặt ý chí ) : nuôi
dưỡng, chăm sóc con cái, tổ chức sinh hoạt gia đình…
 Bình đẳng trong tham gia thực hiện, kí kết các giao dịch dân sự: mua bán
tài sản, ký kết các hợp đồng vay mượn, định đoạt khối tài sản chung có
trong hôn nhân…
 Vợ hoặc chồng có tư cách pháp lý ngang nhau trong việc nhân danh gia
đình thực hiện các giao dịch dân sự ( không cho phép vợ hoặc chồng có
quyền hủy bỏ các giao dịch dân sự mà người kia đã kí kết)
 Với các giao dịch dân sự có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia
đình thì phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng( khỏang 3 Điều 28 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000)

You might also like