You are on page 1of 4

BÀI TẬP HÓA HỌC

A/ CHUYÊN ĐỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC


Bài 1: Năng lượng mạng lưới
1/ Thiết lập một chu trình nhiệt động(chu trình Born-Fajans-Haber),thể hiện sự tạo thành
của oxit MxOy từ kim loại M và Oxi,từ đó suy ra năng lượng mạng lưới của MxOy.
2/ Dùng hệ thức thu được ,hãy tính năng lượng mạng lưới của Na2O , MgO và Al2O3.
Cho biết số liệu ở 25oC:
+ Entanpi tạo thành chuẩn (kJ.mol-1):
của Na2O -415,9 ; MgO : -601,6 ; Al2O3: -1676,0
+ Năng lượng ion hóa chuẩn (kJ.mol-1-).
Na → Na+ + 1e : 492; Mg → Mg2+ + 2e : 2188; Al→ Al3+ + 3e : 5139.
+ Entanpi thăng hoa chuẩn (kj.mol-1).
Na: 107,5 ; Mg: 147,1 ; Al: 330
+ Năng lượng liên kết (kJ.mol-1): O2 = 498.
+ Năng lượng nhận hai điện tử: (kJ.mol-1). : O + 2e → O2- : 710
Bài 2:
Cho phương trình pứ :
3As2O3(r) + 3O2(k) → 3As2O5(r) ΔH01= -812,11 kJ
3As2O3(r) + 2O3(k) → 3As2O5(r) ΔH02= -1095,79 kJ
Biết năng lượng phân li của oxi là 493,71 kJ/mol.
a. Tính năng lưọng phân li của O3.
b. Năng lượng liên kết của O-O là 138,07 kJ/mol. Chứng minh rằng phân tử O3
không thể có cấu tạo vòng mà phải có cấu tạo hình chữ V.
Bài 3:
Hằng số nhiệt động của một số chất có giá trị như sau:
∆H0(kcal/mol) ∆Go(kcal/mol) ∆So(cal/mol.độ)
CO2 (khí) -94,1 -94,26 51,06
MgO(rắn) -142,9 -135,3 6,7
MgCO3 (rắn) -266 -246 15,7
CaO(rắn) -151,9 -144,4 9,5
CaCO3 (rắn) -288,5 -269,5 21,2
BaO (rắn) -133,4 -126,3 16,8
BaCO3 (rắn) -291,3 -272,2 26,8

Từ bảng hằng số nhiệt động của một số chất trên ở 25oC


1/ Hãy tính giá trị ∆H0, ∆Go, ∆So đối với phản ứng:
MCO3 (rắn) ↔ MO (rắn) + CO2(khí).
2/ Sử dụng kết quả tìm được., hãy nhận xét độ bền nhiệt của các muối cacbonnat kim
loại kiềm thổ.
3/ Hãy xác định ở nhiệt độ nào các muối đó bị phân hủy khi áp suất phân li là 1 atm?

Bài 4:
Hãy tính biến thiên entapi ∆ H0 và năng lượng tự do Gibbs ΔG0 cho các phản ứng sau:
2Cgr + 2H2(k) ↔ C2H4(k) (a)
2Cgr + 3H2(k) ↔ C2H6(k) (b)
Cho biết entropi chuẩn và giá trị thiêu nhiệt chuẩn của Cgr, H2(k), C2H4(k) , C2H6(k) khi đốt
để cho CO2(k) và H2O (l) được ghi trong bảng sau:
S0298( J.mol-1.K-1) ΔH0 c,298 (kJ/mol)
Cgr 5,9 -396
H2(k) 131 -287
C2H4(k) 220 -1400
C2H6(k) 231 -1567

Bài 5:
Cho các số liệu sau:
H3PO4 (dd) H2PO4- (dd) HPO42- (dd) PO43-(dd) H2O(l)
0
ΔH (kJ/mol) -1288 -1296 -1292 -1277 -56
S0( J.mol-1.K-1) 158 90 -33 -220 81
0 0
a. Tính ΔH và ΔG của phản ứng trung hòa từng nấc H3PO4 bằng kiềm:
HnPO4n-3 + OH- ↔ Hn-1PO4n -4 + H2O
b. Tính hằng số điện li của H3PO4 ở 250C theo các số liệu trên.
c. Tính thể tích của những dd acid và kiềm mà khi trộn chúng với nhau thì thu được 25
ml dd và phát ra một lượng nhiệt là 90 J.

Bài 6: Nhiệt động


Hằng số nhiệt động (250C) của một số chất trong bảng dưới đây:
Hằng số nhiệt động của một số chất
∆H0(kcal/mol) ∆Go(kcal/mol) ∆So(cal/mol.độ)
H2O(hơi) -57,79 -54,6 45,1
Li2O(rắn) -142,2 -133,8 8,96
Na2O(rắn) -99,7 -90,0 17,4
K2O(rắn) -64,6 -76,9 22,5
LiOH(rắn) -116,45 -106,1 12,0
NaOH(rắn) -112,23 -100,19 11,9
KOH(rắn) -101,52 -90,56 18,86
0 o o
1/ Hãy tính ∆H (kcal/mol), ∆G (kcal/mol), ∆S (cal/mol.độ) đối với phản ứng nhiệt phân
LiOH , NaOH, KOH:
2MOH (rắn) ↔ M2O (rắn) + H2O(hơi)
2/ Từ dữ kiện thu được hãy nêu nhận xét về độ bền nhiệt của các hidroxit nêu trên.
3/ Hỏi ở 500oC và ở 1000oC các hợp chất trên đã có khả năng bị phân hủy hay chưa? Giả
thiết rằng không biến đổi theo nhiệt độ.

You might also like