You are on page 1of 11

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông

BÀI TẬP LỚN


Môn Mạng Máy Tính

Đề tài : Tìm Hiểu Giao Thức RARP (Reverse Address Resolution


Protocol)

Sinh Viên Thực Hiện :

1.Đào Văn Long - 20081576 - HTTT-K53

2.Nguyễn Văn Linh - 20081547 - HTTT-K53

Hà Nội – Tháng 5/2011


Mục Lục
Tên Phần Trang

Lời nói đầu 3


1.Tìm hiểu về lịch sử của giao thức RARP 4

2.Mục đích và ứng dụng của giao thức RARP 4

3.Đặc điểm và cấu trúc của giao thức RARP 5

a)Cấu trúc của giao thức RARP -

b)Đặc điểm của giao thức RARP 7

4.Hoạt động kĩ thuật của RARP 7

Tổng kết 11
PHẦN 1 : Lời Nói Đầu
Khi một hệ thống với một vùng đĩa đã được khởi động thì nó thường chứa
địa chỉ IP ở 1 tập tin cấu hình khi đó chỉ cần đọc tập tin trên đĩa đó ra là ta xác
định được địa chỉ IP . Tuy nhiên với những hệ thống mà không có đĩa ,chẳng
hạn như các thiết bị đầu cuối hay các máy trạm không đĩa , cần có một số cách
khác để có được địa chỉ IP . Mỗi hệ thống mạng có một địa chỉ phần
cứng(MAC) duy nhất do nhà sản xuất các thiết bị trên đưa ra . Khi đó các
nguyên tắc của giao thức RARP trên các hệ thống không đĩa là đọc địa chỉ
phần cứng trên thẻ giao diện và gửi một yêu cầu RARP( một khung phát sóng
trên mạng ) yêu cầu một ai đó trên mạng trả lời về địa chỉ IP của hệ thống
không đĩa này

Giao thức RARP(Reverse Address Resolution Protocol) – Giao thức phân


giải ngược lại địa chỉ - Giao thức này sử dụng định dạng gói ARP ( Address
Resolution Protocol) và không liên quan đến IP ,do đó gói tin này không thể
được định tuyến . RARP thường sử dụng trên mạng LAN . RARP đòi hỏi một
hoặc nhiều máy chủ lưu trữ để duy trì một cơ sở dữ liệu bản đồ của địa chỉ lớp
liên kết đến các địa chỉ giao thức tương ứng. Media Access Control (MAC) địa
chỉ cần thiết để được cấu hình riêng trên các máy chủ của quản trị viên. RARP
được giới hạn chỉ phục vụ các địa chỉ IP
PHẦN 2: Nội Dung
1. Tìm hiểu về lịch sử của giao thức RARP :
 Định Nghĩa : Giao thức RARP (Reverse Address Resolution
Protocol) hay còn gọi là giao thức phân giải ngược lại địa chỉ là
một giao thức mạng máy tính được sử dụng bởi một máy chủ
yêu cầu giao thức Internet(IPv4) dùng để xác định địa chỉ IP
(địa chỉ logic) từ địa chỉ vật lý của thiết bị .
 Lịch Sử : Giao thức RARP là giao thức đầu tiên được tạo ra để
giải quyết “Vấn đề Bootstrap” . RARP ra đời năm 1984 là biến thể
trực tiếp từ giao thức cấp thấp ARP(Address Resolution Protocol)
một giao thức kết buộc địa chỉ IP với địa chỉ tầng data-link . Như
đã nói ở trên RARP có khả năng cấp địa chỉ IP cho các thiết bị
không có ổ đĩa cứng , bằng cách dùng sự trao đổi đơn giản bằng
một truy vấn và một trả lời trong mối quan hệ client/server .
RARP không đủ rõ ràng và không đủ sức cung cấp thông tin cấu
hình TCP/IP cho các máy . Ví dụ như : subnet mask, địa chỉ DNS,
địa chỉ Router…Để hỗ trợ các máy tính vừa không có đĩa cứng
vừa cho việc cấu hình TCP/IP tự động nên IETF(Internet
Engineeing Task Force) đã tạo ra BOOTP(Bootstraps) được chuẩn
hóa trong RFC 951, xuất bản tháng 9 năm 1985. Giao thức này đã
giải quyết một số mặt hạn chế của RARP . Năm 1993 IETF thêm
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) như một phần mở
rộng vào giao thức Bootstraps. DHCP là 1 cấu hình mạng tự động
mà không cần sự can thiệp của người quản trị mạng để kết nối 1
máy Host với mạng .

2. Mục đích và ứng dụng của giao thức RARP :


 Mục Đích : Sử dụng giao thức RARP để tìm địa chỉ logic(IP)
(Thực chất là việc ánh xạ cho Host một địa chỉ IP) khi đã biết địa
chỉ vật lý (MAC) của Host .
 Ứng dụng : RARP thường sử dụng trong mạng LAN phạm vi nhỏ
(chẳng hạn trong một subnet) nơi mà có những máy trạm không
đĩa (diskless workstation) vì :

• Thông thường các địa chỉ IP của hệ thống thường được lưu
trữ trong một file cấu hình trong các vùng ổ đĩa . Khi hệ
thống bắt đầu khởi động thì nó xác định IP của nó từ tập
tin này. Trong trường hợp máy trạm không đĩa , địa chỉ IP
không thể lưu trữ trong hệ thống đó được . Trong trường
hợp này RARP có thể được sử dụng để có được địa chỉ IP
từ máy chủ RARP (RARP Server).
• RARP sử dụng dụng định dạng giống gói trong giao thức
ARP và không liên quan đến IP , do vậy gói tin RARP
(RARP packet) không thể được định tuyến do đó nếu việc
truyền các gói tin trong 1 subnet khi đó không cần phải sử
dụng các bộ định tuyến phức tạp

Ta có hình ảnh của một mạng LAN nhỏ với 2 subnet để


minh họa trường hợp trên :

3. Đặc điểm , Cấu trúc của giao thức RARP :


a. Cấu trúc của RARP :

RARP nằm trên lớp thứ hai của mô hình OSI (Data Link)

Một gói tin RARP có dạng sau :


00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Hardware type Protocol type
Hardware address length Protocol address length Opcode
Source hardware address :::
Source protocol address :::
Destination hardware address :::
Destination protocol address :::

Trong đó :

-Hardware type : Dạng phần cứng là loại nào ví dụ Ethernet thì có


giá trị là 1

-Protocol type : Dạng phương thúc mạng sử dụng là loại nào , ở


đây là IPv4 nên có giá trị là 0x0800

- Hardware address length : Kích thước địa chỉ phần cứng Ethernet
có giá trị là 6

- Protocol address length : Độ rộng của địa chỉ IPv4 có giá trị là 4

- Source hardware address (Sender hardware address ) : Địa chỉ


phần cứng của nơi gửi gói tin đi . Ví dụ : Ethernet chiếm 6 bytes

- Source protocol address ( Sender protocol address) : Địa chỉ của


loại giao thức tại nơi gửi . Ví dụ với IP chiếm 4 bytes .

- Destination hardware address (Target hardware address) : Địa


chỉ phần cứng của nơi cần gửi gói tin . Ví dụ : Ethernet chiếm 6
bytes .

- Destination protocol address (Target protocol address) : Địa chỉ


của loại giao thức tại nơi gửi gói tin đến . Ví dụ : Với IP địa chỉ
này chiếm 4 bytes .

- Opcode : Trạng thái đang hoạt động của gói tin RARP . RARP
request trả về giá trị 3 , RARP reply trả về giá trị 4

Sau đây là hình ảnh minh họa tính bao đóng của một gói tin
RARP(Encapsulation of RARP packet)
Hình : Encapsulation of RARP packet

b. Đặc điểm của RARP :

• Giao thức này xuất hiện đầu tiên trong việc giải quyết
nhiệm vụ ánh xạ từ địa chỉ vật lí sang địa chỉ logic.
• Sử dụng trong các hệ thống không có đĩa (Diskless
Workstation).
• Sử dụng nhiều trong các mạng LAN qui mô nhỏ , đặc
biệt là trong mạng Ethernet .
• Hiện tại RARP không còn sử dụng nữa mà đã thay thế
bằng giao thức khác đó là BOOTP và DHCP
• RARP cùng với ARP nằm trên lớp liên kết dữ liệu (Data
Link Layer) của mô hình OSI .

4. Hoạt động kĩ thuật của RARP :

Hình : RARP Operation


Qúa trình thực hiện RARP được bắt đầu khi một gói tin muốn gửi
đi đến một máy khác , để làm được điều này trước tiên là gói tin đó phải
xác định được địa chỉ IP của mạng mà máy đó đang tồn tại trong đó .
Như chúng ta đã biết việc gửi gói tin trong cùng một mạng thông qua
Switch là dựa vào địa chỉ MAC tuy nhiên để biết được chúng có cùng
trong cùng một mạng hay không thì cần xác định IP của mạng đó ,
RARP làm nhiệm vụ này .

Khi một máy trong mạng cục bộ gửi yêu cầu xác định địa chỉ IP từ
cổng của máy chủ ARP (Address Resolution Protocol) thì chúng sẽ kiểm
tra tại các bảng hoặc bộ nhớ đệm (Cache) tại đó. Một quản trị mạng
(Network Administrator) có trách nhiệm tạo ra bảng tại cổng định hướng
của mạng cục bộ này . Bảng này sẽ ánh xạ địa chỉ MAC của máy sang
địa chỉ IP tương ứng .

 Quá trình trực hiện của RARP(RARP Transaction):

-Khái niệm RARP Server : Tất cả ánh xạ giữa địa vật lý(MAC) với địa
chỉ logic(IP) của các Hosts thì đều được lưu trữ vào tệp cấu hình của
một Host nào đó trong mạng . Host này được gọi là RARP Server . Host
này đáp ứng tất cả các yêu cầu của RARP Request . Còn tệp cấu hình
này nằm trên vùng đĩa cứng của RARP Server .

-RARP Client : là một hệ thống máy tính không đĩa (Hosts),nơi phát ra
các yêu cầu để xác định IP của Host với đầu vào là MAC .

-Hoạt động :Xẩy ra hai quá trình chính

• RARP Client phát đi yêu cầu nằm trong gói RARP với địa chỉ
MAC của nó
• RARP Server trả lời lại yêu cầu từ gói tin RARP của RARP
Client gửi tới .

Khi một hệ thống không đĩa khởi động , nó phát đi một gói yêu cầu
RARP với địa chỉ MAC của nó . Gói tin này được nhận bởi tất cả các
Hosts trong mạng và được gọi là gói Broadcast . Khi RARP Server
nhận được gói tin này nó nhìn lên địa chỉ MAC trong tệp cấu hình và
xác định địa chỉ IP tương ứng . Sau đó nó gửi địa chỉ IP trong gói trả
lời tin RARP (RARP Reply) và chỉ gửi từ một Host đến Host đích
cần tới vì vậy gọi là gói Unicast . Hệ thống không đĩa ban đầu nhận
được gói tin này và địa chỉ IP .

Một gói tin RARP Request thường được được tạo ra trong quá trình
khởi động của Host . Khi RARP Server nhận được gói RARP
Request , nó thực hiện các bước sau :

• Địa chỉ MAC trong gói tin yêu cầu được tìm kiếm trong tệp
cấu hình , và được ánh xạ sang địa chỉ IP tương ứng .
• Nếu việc ánh xạ không tìm thấy thì gói tin sẽ bị loại
• Nếu việc ánh được tìm thấy , một gói tin RARP Reply được
tạo ra với địa chỉ MAC và IP . Sau đó gói này được gửi trả
lại Host mà đã đưa ra gói RARP Request

Lúc này khi Host nhận được RARP Reply , nó nhận được địa chỉ
IP từ gói tin RARP ban đầu và hoàn tất quá trình khởi động
(Boot) , địa chỉ IP được sử dụng để giao tiếp với các Hosts khác
trong mạng cho đến khi nó khởi động lại .

Hình : Gói tin RARP (request hay reply)

Kích thước của một gói tin RARP là 28 bytes

 Đặc điểm của gói RARP Request và RARP Reply cùng một
số trường hợp xẩy ra trong quá trình gửi và nhận :
Trong Ethernet :

-Đối với gói RARP Request ,địa chỉ nguồn là địa chỉ MAC của
Host mà nó gửi gói tin RARP Request , địa chỉ đích là địa chỉ
MAC của Broadcast Ethernet (FF:FF:FF:FF:FF:FF), và đóng gói
trong trường 0x8035.

-Đối với gói RARP Reply , địa chỉ nguồn của gói là địa chỉ MAC
của RARP server,địa chỉ đích là địa chỉ MAC của Host mà nó gửi
gói RARP Request đến và nó cũng được đóng gói trong trường
0x8035 .

Các gói tin định dạng RARP Request giống với định dạng của gói
tin RARP Reply . Các thao tác trong gói tin RARP thường được
sử dụng để phân biệt giữa RARP Request và RARP Reply . Trong
gói tin RARP Request địa chỉ nguồn và địa chỉ IP đích là không
xác định . Trong khi đó gói RARP Reply : địa chỉ IP nguồn là địa
chỉ IP của RARP Server , còn địa chỉ đích là địa chỉ IP của Host
mà nó gửi gói RARP Request .

Nếu có nhiều hơn 1 trạm phục vụ RARP Server cho một yêu cầu
từ RARP Request thì Host mà phát ra RARP Request sẽ chỉ nhận
một gói tin RARP Reply đầu tiên mà nó nhận được , các gói
RARP Reply đến từ các RARP Server nào đó trong mạng sẽ bị
hủy . Trong trường hợp Host không nhận được gói RARP Reply
nào ở trong một khoảng thời gian hợp lý thì Host không thể hoàn
thành quá trình tự khởi động của nó để kết nối với mạng . Tuy
nhiên thông thường các Host sẽ cố gắng gửi lại một gói RARP
Request để thực hiện lại quá trình sau một khoảng thời gian nào
đó , người ta gọi là Timeout
PHẦN 3 : Tổng Kết
RARP được sử dụng trên nhiều hệ thống không đĩa để có được địa
chỉ IP khi khởi động hệ thống và kết nối với mạng . RARP là giao thức
được xây dựng đầu tiên để giải quyết vấn đề này chính vì vậy nó còn rất
nhiều hạn chế trong khi Internet ngày càng phát triển và mở rộng hơn . Hiện
tại giao thức này không còn thích hợp trong môi trường hiện nay mà đã thay
thế bởi những giao thức khác hiện đại hơn và hiệu quả hơn như : BOOTP
hay DHCP . Tuy nhiên nền tảng lý thuyết của RARP chính là cơ sở để xây
dựng nên các giao thức mới . RARP được mô tả trong Internet Engineering
Task Force (IETF) xuất bản RFC 903

You might also like