You are on page 1of 8

Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn vào công ty, mua cổ phần của công

ty cổ phần".
Anh/chị nhận định gì về ý kiến này, giải thích ?

---Chào bạn. Theo mình ý kiến trên là sai vì theo: theo quy định tại khoản 4 điều 13 Luật Doanh nghiệp
2005 và điều 11 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp có nêu rõ:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng tài sản nhà
nước và công quỹ để góp vốn vào doanh nghiệp, mua cổ phần của công ty cổ phần để thu lợi riêng cho
cơ quan, đơn vị mình:

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt
động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.

Theo điều 17 của Pháp lệnh về cán bộ công chức sử đổi bổ sung năm 2003 có nêu như sau:

Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã,
bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ
chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí
mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư
vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

Nếu bạn nào có ý kiến khác thì vui lòng góp ý thêm nhé!

BÀI TẬ P ÔN THI TIẾP NÌ

Phần 1: Lý thuyết

Chương 1:
1. So sánh các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

- Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

2. Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân?

3. Nêu trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh?

Chương 2:

1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng? Cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu? Phân biệt hợp đồng vô
hiệu và hợp đồng bị đình chỉ?

2. Trách nhiệm tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa?

3. Những nội dung chính của hợp đồng mua bán hàng hóa?

Chương 3:

1. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được thể hiện trong BLLĐ? Quy định
về trả công cho người lao động làm thêm giờ?
2. Nêu các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp của người lao động và người
sử dụng lao động?

3. Nêu các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội?

4. Nêu các hình thức xử lý kỷ luật người lao động và trình tự xử lý kỷ luật hợp pháp?

5. Nhận định đúng sai và giải thích.

1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi
phí đào tạo.

2) Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.

3) Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả
phần học phí còn lại.

4) Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.

5) Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

6) Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động
khác nhau.

7) Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động đuợc tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế
tại doanh nghiệp.

8) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính
đáng.

9) Thời giờ làm đêm được tính từ 21 giờ đến 05 giờ sáng

10) Người lao động làm công ăn lương phải là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động

6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

7. K là công nhân làm việc trong doanh nghiệp S có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp. Hãy nêu
hình thức kỷ luật cao nhất mà K phải chịu và các thủ tục để quyết định đó đúng pháp luật?

Chương 4

1. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại?
2. Tại sao quy định giai đoạn hòa giải là giai đoạn bắt buộc trong thủ tục giải quyết tranh chấp thương
mại? Thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp thương mại?

3. Trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại? Trình tự giải quyết tranh chấp bằng tòa án?

Chương 5

1. Trình bày quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm? Ví dụ minh họa?

2. Trình bày các hành vi chống hạn chế cạnh tranh bị cấm? VD minh họa?

3. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

Chương 6

1. Khái niệm và các dấu hiệu của phá sản? Các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản doanh
nghiệp?

2. Thủ tục phá sản doanh nghiệp? Phân biệt phá sản và giải thể?

Phần 2: Bài tập

Bài 1:
Công ty TNHH Hưng Long có các thành viên Long, Hưng, Thành trong đó Long là chủ tịch hội đồng thành
viên. Tình huống như sau: Long chết và Bình là người thừa kế hợp pháp duy nhất của Long. Bình không
thuộc các trường hợp cấm góp vốn vào doanh nghiệp, nhưng giữa Bình với Thành & Hưng có xảy ra xích
mích. Vì vậy Thành và Hưng đã họp hội đồng thành viên và tuyên bố không cho Bình làm thành viên công
ty. Bình không đồng ý với quyết định này và đã đệ đơn phản đối.

Câu 1 : Quyết định của Hội đồng thành viên là đúng hay sai theo quy định ở Việt Nam. Tại sao?

Câu 2: Bình có thể trở thành thành viên của công ty Hưng Long không? Tại sao?

Câu 3: Bình có đương nhiên được thừa kế chức chủ tịch hội đồng thành viên của Long không? Tại sao?

Bài 2:

Tháng 3/2006 Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh D) kí hợp đồng với công ty chế biến cao su
B(tỉnh N) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng .
Theo hợp đồng ngày 1/3/2006 công ty B giao hàng đợt một cho công ty A trị giá là 400 triệu đồng. Số
hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt hai là ngày 10/3/2006.

Đến ngày 25/4/2006 theo giấy báo của công ty B, công ty A đến nhận hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng
hàng hoá không đảm bảo, do vậy từ chối không nhận hàng và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải
quyết .

Biết rằng trong hợp đồng các bên có thoả thuận :

-Vi phạm về chất lượng hàng hoá phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm

- Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 3% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày đầu , 2%
cho 10 ngày tiếp theo tổng số không quá 8%

- Không thực hiện hợp đồng phạt 10% giá trị hợp đồng bị vi phạm

Bằng kiến thức lý luận và thực tế anh chị hãy cho biết:

1. Hợp đồng trên là loại hợp đồng gì ? có hiệu lực pháp luật không ? vì sao?

2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ?

3. Hướng giải quyết như thế nào?


Bài 3:

Ông An có 6 tỷ VND trong đó có ngôi nhà số 7 phố B tây hồ- hà nội trị giá 3 tỷ vnd, Ông dùng 4 tỷ lập
DNTN Hạ Long trong đó có ngôi nhà số 7 phố B để làm trụ sở doanh nghiệp. Sau đó ông An muốn dùng 2
tỷ còn lại để lập một doanh nghiệp khác và chỉ muốn lập doanh nghiệp của riêng mình

Hỏi:

- Ông An có quyền thành lập doanh nghiệp khác của riêng mình không?

- Do DNTN Hạ Long đã 5 tháng không trả lương cho công nhân và nếu nhận thấy DN đã mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn thì những đối tượng nào có quyền yêu cầu giải quyết thủ tục phá sản DNTN Hạ
Long?

Bài 4:

A làm việc cho doanh nghiệp X theo 3 hợp đồng lao động: hợp đồng thứ nhất có thời hạn từ 01/01/2001
đến ngày 31/12/2001; hợp đồng lao động thứ 2 có thời hạn từ 01/01/2002 đến 31/12/2003; hợp đồng
lao động thứ 3 có thời hạn tứ 01/01/2004 đến 31/12/2005. Do có nơi khác trả lương cao hơn nên ngày
01/05/2005, A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp X sau khi báo trước cho
doanh nghiệp 60 ngày.

Quyền và nghĩa vụ của A khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Bài 5:

Anh A làm việc tại công ty X theo hợp đồng không xác định thời hạn từ tháng 01/1998. Tháng 03/2006,
do tìm được việc làm khác ở công ty M với mức lương cao hơn, anh A xin chấm dứt hợp đồng lao động.
Cty X không đồng ý.

Theo bạn:

Anh A có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Tại sao?
Bài 7:

Ngày 20/08/2006, ông Nguyễn Minh-Trưởng phòng công ty TNHH A đã gặp công ty TNHH B để kí hợp
đồng số 05. Bên A sẽ bán cho bên B 200 tấn xi măng Bỉm Sơn với giá 1.000.000/1 tấn, giao hàng ngày
30/08/2006, bên B phải có trách nhiệm thanh toán cho A chậm nhất là 3 ngày kể từ khi nhận hàng. Ngoài
ra nội dung của HD ghi rõ: "2 bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã ký trong HD, có gì
khó khăn vướng mắc sẽ cùng nhau giải quyết. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị
phạt vi phạm HD 10% giá trị HD bị vi phạm. Trung tâm trọng tài X là nơi giải quyết tranh chấp phát sinh
từ HD này".

Trên thực tế bên A đã giao hàng đúng thời hạn nhưng B ko thực hiện nghĩa vụ thanh toán với lí do A giao
hàng ko đúng chất lượng thỏa thuận. A đã cho cán bộ của mình đến kiểm tra và xác nhận toàn bộ số
hàng đúng chất lượng.

Sau nhiều lần có công văn yêu cầu B thanh toán nhưng ko nhận được phản hồi của B vì vậy A ko có tiền
để đầu tư vào dự án xây dựng đã kí với C ngày 15/09/2006. theo tính toán nếu đầu tư vào 200 triệu A sẽ
được hưởng 100 triệu tiền lời. Do đó ngày 20/02/2006 A đã nộp đơn khởi kiện B đến trung tâm trọng tài
X

Hỏi:

- Trung tâm trọng tài X có thẩm quyền giải quyết phát sinh từ HD 05 ko? vì sao?

- Vụ tranh chấp trên giải quyết như thế nào theo luật định?

Bài 8:

Công ty tôi cung cấp dịch vụ xây dựng phần mềm (website). Chúng tôi có ký Hợp đồng xây dựng phần
mềm cho một khách hàng. Hợp đồng có quy định thời gian thực hiện và việc phạt chậm tiến độ thực
hiện. Theo đó, nếu Công ty tôi thực hiện Hợp đồng bị chậm tiến độ thì sẽ chịu mức phạt 1% của tổng giá
trị Hợp đồng cho mỗi (01) tuần quá hạn. Trong quá trình thực hiện, do một số nguyên nhân nên Công ty
tôi đã không đảm bảo được tiến độ cam kết; phía khách hàng quyết định phạt vi phạm.

Tôi được biết, theo quy định tại Điều 301 của Luật Thương mại thì mức phạt vi phạm Hợp đồng do các
bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ phần hợp đồng bị vi phạm.
1. Vậy dịch vụ phần mềm Công ty tôi cung cấp có phải là một trong các dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật thương mại không?

2. Trong trường hợp cụ thể như tôi vừa nêu, việc phạt vi phạm Hợp đồng sẽ thực hiện theo thỏa thuận
giữa hai bên tại Hợp đồng (1% tổng giá trị hợp đồng/ tuần) hay là theo quy định của Luật. Nếu mức phạt
hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật thì sẽ do Luật nào điều chỉnh?

You might also like