You are on page 1of 4

Tấm chắn thuế (Tax shield)

( Bình chọn: 2 -- Thảo luận: 6 -- Số lần đọc: 4683)


Tấm chắn thuế là một thuật ngữ kinh tế nói về việc giảm lượng tiền thuế thu nhập
phải nộp cho nhà nước bằng cách giảm thu nhập chịu thuế. Hay nói nôm na rằng
trước khi có tấm chắn thuế tiền thuế được thu là nhiều hơn so với khi doanh nghiệp
có tấm chắn thuế. Tấm chắn thuế làm giảm khoản chi trả thuế cho nhà nước và làm
gia tăng tài sản cho cổ đông và các chủ nợ.

Thoạt đầu nghe thật khó hiểu nhưng chúng ta sẽ phân tích hai công cụ dùng để tạo
ra tấm chắn thuế cho doanh nghiệp, đó là:

• Lãi vay
• Khấu hao

A - Tấm chắn thuế lãi vay

Chúng ta có 2 dự án xem xét:

Dự án 1: Doanh nghiệp không vay tiền để đầu tư mà chỉ sử dụng nguồn vốn nội tại
của mình.
Dự án 2: Doanh nghiệp đi vay để đầu tư. Vay 400.000 $, lãi vay 10%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả hai dự án đều là 35%.

Ta xem xét bảng sau:

Trong đó:

EBIT là thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp, lúc này cả hai dự án
doanh nghiệp đều có thể thu về 100.000$.

(*) Lợi nhuận trước thuế = EBIT – lãi vay phải trả cho chủ nợ
(**) EAT (thu nhập sau thuế của doanh nghiệp ) = lợi nhuận trước thuế - thuế thu
nhập doanh nghiệp.
(***) Thu nhập cho cổ đông và chủ nợ = EBIT – thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhận xét :

1. Qua bảng trên chúng ta nhận thấy rằng với thu nhập trước thuế và lãi vay là như
nhau nhưng vì dự án 2 doanh nghiệp có vay nên thuế thu nhập doanh nghiệp DN
trả ít hơn khi không có vay và như thế thu nhập cho cổ đông và chủ nợ được gia
tăng. Và đây chính là tấm chắn thuế của doanh nghiệp.

Chúng ta định lượng tấm chắn thuế lãi vay của doanh nghiệp :

Interest tax shield = Dept * interest rate * income tax

Trong trường hợp này tấm chắn thuế có giá trị là: 14.000$ ( 400.000*0.1*0.35 )

2. Có thể mọi người nói rằng : Hãy nhìn EAT xem, dự án 1 tốt hơn dự án 2 đấy
chứ ? Vâng tôi xin đồng tình rằng ở dự án 1 có EAT lớn hơn dự án 2 nhưng mọi
người hãy xem xét khía cạnh khác của vấn đề.

• Ở dự án 1 doanh nghiệp phải bỏ toàn bộ vốn của mình vào để đầu tư, trong khi
dự án 2 chỉ cần bỏ số vốn ít hơn và đi vay 400.000$ để tạo cùng một thu nhập
trước thuế và lãi vay (EBIT). Từ đó có thể nhận định rằng mức độ rủi ro của dự án
2 thấp hơn. Nhưng có một điều ở đây cần làm rõ đó là doanh nghiệp phải chắc
chắn rằng tỉ suất sinh lợi của dự án 2 phải lớn hơn lãi vay vì chỉ có như thế doanh
nghiệp mới có lời.

• Ở bảng ta thấy thu nhập cho cổ đông và chủ nợ cao hơn ở dự án 2, vì vậy sẽ
khuyến khích các nhà tài trợ cho vay vốn và như thế việc chia sẻ rủi ro và khả năng
thành công của dự án sẽ cao hơn.

B - Tấm chắn thuế khấu hao

Cũng vẫn là 2 dự án: ở dự án 1 có khấu hao là 0$, còn ở dự án 2 khấu hao là


1000$. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 35%.

Ta có bảng sau:
(*) chi phí hoạt động trong đó chưa cộng thêm khấu hao vào.
(**) EBIT = doanh số - chi phí hoạt động chưa khấu hao – khấu hao.
(***) EAT = EBIT – thuế thu nhập doanh nghiệp(35%).

Việc dự án 2 có chi phí khấu hao cao hơn dự án 1 đã làm cho việc nộp thuế của
doanh nghiệp giảm xuống và tạo ra tấm chắn thuế.

Tấm chắn thuế trong trường hợp này được định lượng là: 350$

Depreciation tax shield = Depreciation * income tax.


( Tấm chắn thuế khấu hao = khấu hao * thuế thu nhập doanh nghiệp )

Nhận xét:

Có nhiều doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh tài sản mua về sớm nên đã áp dụng
việc khấu hao nhanh vào trong tính toán và áp dụng lượng khấu hao nhiều vào
trong những năm đầu của dự án. Cụ thể ý nghĩa việc này như sau:
• Doanh nghiệp muốn thu hồi vốn đầu tư vào việc mua tài sản nhanh.
• Việc khấu hao nhanh vào những năm đầu dự án làm cho dòng tiền trong những
năm đầu khả quan từ đó thu hút vốn đầu tư, hay việc dễ dàng vay nợ từ các ngân
hàng.

C - Kết luận

Với hai cách tạo ra tấm chắn thuế, doanh nghiệp có thể giữ lại cho mình nhiều hơn
khi không có tấm chắn thuế, bên cạnh đó việc sử dụng các công cụ này sao cho
hợp lý là một nghệ thuật của giám đốc tài chính.

Khi xem xét lãi vay và tấm chắn thuế, việc áp dụng tính toán vay bao nhiêu và với
lãi suất bao nhiêu và sự tác động của nó đến thu nhập của doanh nghiệp là cả một
kĩ năng tài tình của nhà lãnh đạo tài chính.

Việc áp dụng các phương thức khấu hao nào để tạo ra các dòng tiền đẹp đẽ cũng là
một cách thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Có thể nói với tài chính doanh nghiệp thì khi càng đi sâu vào chi tiết thì càng nhận
thấy được sự tinh vi của các con số. Các con số không khô khan mà nó biết nói và
biết cách đánh lừa người xem, nếu như thực sự không có kiến thức tài chính và con
mắt tinh tường thì các bẫy tinh vi của kế toán – tài chính sẽ làm cho bạn hoa mắt.
Nhưng quả thực không dễ dàng gì khi nhận ra các bẫy tinh vi với các con số đẹp
như mơ trên bảng báo cáo tài chính và kế toán, thực chất vấn đề là chỉ có những
người trong cuộc mới hiểu rõ hết nó mà thôi.

www.saga.vn | Đặng Lê Quốc Hoàng

You might also like