You are on page 1of 7

Phân tích nhân vật Chí Phèo tác phẩm cùng tên của Nam Cao để làm nối

bật bi kịch bị cự tuyệt


quyền làm người của Chí Phèo.

A-GỢI Ý CỤ THỂ

(1) Chí Phèo là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Đó là một
con người cụ thể. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn muốn sống lương thiện
nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

(2) Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính
tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự
xuất hiện Thị Nở đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch dù trong phút chốc.

(3) Ý nghĩa khái quát của nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là đại diện cho bi kịch của người nông dân bị
tha hóa dưới xã hội cũ. Mặc dù thế ở họ luôn âm ỉ một sự phản kháng mãnh liệt, một khát vọng rất
đẹp: Tìm về lương thiện.

(4) Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí (sắc sảo nhất) nhân vật Chí Phèo là đoạn từ “khi Chí Phèo mở
mắt thì trời đã sáng…đói rét và ấm no”.
- Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên
mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những
rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc
mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.
- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một kẻ từ lưu manh đang hướng về lương thiện.

Hình tượng nhân vật Bá Kiến.

(5) Bá Kiến là một nhân vật điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ: độc
ác, tìm mọi cách để bóc lột lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo,
nhưng cũng tìm cách xâu xé, hãm hại nhau.

(6) Bá Kiến đối xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, tàn nhẫn, khi thì dọa nạt, khi thì mềm mỏng ngọt
ngào. Chính hắn đã biến Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành lưu manh. Cũng chính hắn
cũng biến Chí Phèo trở thành một tên tay sai đắc lực cho hắn tiêu diệt Đội Tảo đe dọa dân làng Vũ
Đại…

Cách tổ chức, dẫn dắt tình tiết của tác giả trong truyện Chí Phèo.
Chí Phèo là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, bị người nhặt rồi đi khắp nơi. Khi lớn lên làm
canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh ghen đưa đi tù. Trở
về làng Vũ Đại Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí
Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh
thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí
Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch
cũ”. Một Chí Phèo con sắp ra đời.
Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến
người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.
Giọng điệu kể chuyện của tác phẩm Chí Phèo: Tác giả đã nhập vai các nhân vật của mình hết sức
nhuần nhuyễn. Nhiều đoạn là lời kể của tác giả nhưng người đọc có cảm tưởng như những đoạn bộc
bạch, độc thoại nội tâm của nhân vật.

Bài giải của bạn: saodoingoi_7589 10:03:14 Ngày 07-12-2007


Trong truyện ngắn Chí Phèo , quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra
đồng thời với quá trình bị tha hoá:Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên
tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả ,bởi họ không chấp nhận hoặc không
muốn dây với thằng say rượu, kẻ lưu manh,1thằng cố liều thân như hắn. Tiếng chửi là khao khát
được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất .nhưng nó lại không được ai đáp lại
cả.Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức yỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. Sau khi
gặp Thị Nở, Chí Phèo dược tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch . Đó là 1 buổi sáng thật trong
lành ,bao nhiêu âm thanh êm đềm ,bình dị , thân thiết đã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong
Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh ,âm thang ấy gợi nhắc nhưng giấc mơ xa xôi 1 thời (căn nhà nhỏ,
chồng cuốc mướn, vợ dệt vải)đã làm CP cảm thấy cô độc, nhất là sợ cô độc khi đã già yếu . Như vậy ,
tình yêu thương mộc mạc ,chân thành của TN, người đàn bà đã đánh thức cái bản chất lương thiện
của CP thức tỉnh , sau bao ngày chìm đắm trong cơn say ,sau bao ngay hung dữ , hoang dại như 1 con
thú dưới hình người . Những âm thanh bình thường , quen thuộc hôm nay bông vang động, sâu xa
trong CP trở thành tiếng gọi của sự sống , của cuộc đời lương thiện vẳng đến dôi tai lần đầu tỉnh
tấovf nhìn lại quá khứ xa xôi , đau khổ, tương lai đói rét ốm đau và cô độc mới nhận ra tình trangj
tuyệt vọng của thân phận mình.

Chi tiết bát cháo hành .

CP ngạc nhiên ,xúc động khi TN bê bát cháo hành sang cho CP.Hương vị cháo hạng là hương vị của
tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn ,có thật lần đầu tiên dành cho hắn . CP lại biết khóc,
biết cười như một con người. CP rưng rưng. Nếu không còn khả năng khóc, CP không còn khả năng
lương thiện, nghĩa là lương tri đã chết hẳn trong Chí.Sống trong làng Vũ Đại khô héo tình người , giọt
nước mắt tronh Chí tưởng đã khô cạn . Hoá ra nó chỉ bị vùi lấp . Trong sâu thẳm lòng Chí ,nó vẫn còn
cháy len lỏi , âm thầm.Chính vì vậy, CP hồi hộp đượ nhận trở lại cái hạnh phúc bằng phẳng của con
người lương thiện . CP tin TN sẽ mở đường cho hắn .Nhưng khi TN đột ngột '' trở mặt'' , CP ban đầu
chưa hiểu vì CP đang say với nguyện ước làm người . Khi chợt nhận ra, CP vơ rượu uống nhưng càng
uống càng tỉnh và hắn càng thấm thía nỗi đau thân phận con người,càng thấm thía tội ác đã cướp đi
quyền làm người của mình , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người nên thay vì đến nhà TN , CP đến
nhà BK vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho CP vô cùng tỉnh táo . Hành động này quá
bất ngòq với BK , với cả lang Vũ Đại . Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ CP. Trước
đây để tồn tại , CP đã bán linh hồn đi cho quỷ dữ nên mọi người đã quen coi CP là quỷ dữ , nhưng
hôm nay tâm hồn nhười đã trở về, mọi người cũng không nhận ra.

Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người
đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm
đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên
ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng
của người nông dân khi thức tỉnh cuộc song

      Nam Cao là một nhà văn của hiện thực. Ngòi bút của ông luôn luôn viết để “vạch khổ”, để ca
ngợi những con ngưoiừ khổ “cùng đường” nhưng có thiên chất trong sáng. Mặc dù ngòi bút tả thực
ấy hoạt động trong thời gian mà người ta cho rằng là “cái mốc” cuối của văn học hiện thực. Chí phèo
đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Như một hiện tượng đột xuất khiến ai cũng phải ngỡ ngàng, kinh ngạc.
Chí Phèo là một sự bứt phá, đỉnh cao chẳng những với toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao mà
còn cả đối với nền văn xuôi hiện thực lại một lần nữa chói lòa trên đài văn chương, đánh dấu thời kỳ
sinh ra nó trở thành thời kỳ huy hoàng mới, đỉnh cao hơn trước đây. Phải thừa nhận rằng, Nam Cao
không thể xuất sắc được thêm nữa mà ông viết, viết để xây dựng nên “Chí Phèo” một chàng trai
lương thiện đồng thời cũng là một con quỷ dữ.
       Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã viết nên một khúc nhạc buồn, một bài
ca về một cuộc đời bi kịch cứ nối tiếp bi kịch. Chí và cuộc đời Chí là đại diện của sự khổ đau đến tột
cùng.
       Sự đau khổ ấy có lẽ đã được báo trước bởi số phận của một đứa trẻ “tứ cố vô thân”. Ngay từ khi
sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ, “một anh đi thả ống lương gần một cái lò gạch bỏ
hoang thấy hắn trần chuồng và xám ngắt trong một cái váy đẹp”. Như vậy cha mẹ hắn đã ngoảnh
mặt đi để tuổi thơ của hắn gắn liền với cái danh không cha, không mẹ, một đứa con hoang tội
nghiệp. Đó cũng là một nỗi chua xót của đời người khi sống mà không biết tổ tiên, gốc rễ. Một số kiếp
bị ghẻ lạnh từ khi mới lọt lòng.
       Chí lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của nhiều người tốt bụng. Anh thả ống lương, bà góa
mù, bác phó cối. Có lẽ nhờ sinh trưởng trong môi trường nông dân thuần túy mà Chí được thừa
hưởng những phẩm chất tốt đẹp. Nếu biết trước được tương lai, thì có lẽ Chí đã biết rằng hai mươi
năm đầu đời là hai mươi năm hạnh phúc.
       Hai mươi năm đã là một anh trai hiền lành, chất phát có mơ ước bình dị, giàu lòng tự trọng và vô
cùng lương thiện. Cho tới khi chỗ đựa cuối cùng là bác phó cối qua đời. Chí trở thành một kẻ không
nơi nương tựa, phải đi bán rẻ sức lao động cho nhà Bá Kiến. Chính trong thời gian ấy, Chí đã bị Bà Ba
“để ý”, bắt “bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, lên trên nữa”. Khi phải làm việc sai trái ấy, chí “ vừa
làm vừa run”, và anh thấy nhục nhã, ghê tởm hơn là thấy thích. Điều này lại một lần nữa khẳng định
tư chất ngay thẳng của Chí.
       Không may cho anh, Bá Kiến đã phát hiện ra và nổi cơn ghen, rồi vô cớ đẩy Chí đi tù. Đó là mốc
son quan trọng đánh dấu cuộc đời Chí đã sang trang khác. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn thống
trị phong kiến để dồn ép những người dân khốn khổ tới “bước đường cùng”. Những hành hạ, đòn roi
của nhà tù đã biến một con người lương thiện thành một kẻ lưu manh, côn đồ, và hơn thế là một con
quỷ dữ” có hình hài “nửa người, nửa ngợm”.
       Bằng ngòi bút sắc sảo, Nam Cao đã vẽ ra cho người đọc thấy chân dung, mới của Anh Chí – Chí
Phèo. “Hắn về lớp này trông khác hẳn. Cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn, cái mặt thì rất cơng
cơng… “ Có người cho rằng “mặt mà câng câng” thì còn là mặt người, nhưng “cái mặt mà cơng cơng”
thì không rõ đó là bộ mặt của con vật gì. Như vậy , Chí đã mất hẳn “nhân tính”, đâu còn là anh Chí
khỏe mạnh, đẹp trai của ngày xưa. Cái mặt ấy đầy rẫy ngang dọc những vết sẹo, dấu tích của những
lần ăn vạ, chém giết. Đời hắn là một cơn say dài vô tận, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi
nhau, chém giết, cướp bóc cũng trong lúc say. Tới đây, Chí đã thực sự là một kẻ lưu manh, côn đồ,
sẵn sàng nhúng tay vào tội ác. Đau xót hơn, nhiều kẻ đã lợi dụng sự u mê của Chí, sai khiến hắn làm
những việc sai trái, kể cả giết người. bàn tay hắn đã từng “đập nát bao cảnh yên vui, làm đổ máu và
nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”.
       Chí đã bán linh hồn mình cho quỹ dữ, chỉ để lại cái thân xác khật khưỡng vì say rượu và hung
hăng như con thú say máu. Chí mất hết cả nhân tính lẫn nhân tính.
       Nhưng Nam Cao chưa dừng ở đó, cái đặc biệt đưa Chí Phèo lên hàng “kiệt tác” là ở đó, Nam Cao
đã chú ý đào sâu vào nội tâm của Chí, đào sâu tới chỗ le lói ánh sáng trong sâu thẳm của tăm tối và
u mê.
       Chí là một con người lương thiện, giá mà con người ấy không bị bỏ rơi, giá mà Chí không bị đẩy
đi tù, thì có lẽ, giờ đây Chí đã là một con người khác hoàn toàn. Chai ôi!
       Có thể dễ dàng thấy được ấn tượng mạnh mẽ mà người đọc cảm nhận được đó là “tiếng chửi”
mở đầu cho thiên truyện. Khó mà nói lên hết sự tài tình của Nam Cao khi cố ý dẫn dắt cho “tiếng
chửi” mở đầu cả một tác phẩm lớn như thế. Nhưng đó cùng là một thủ pháp nghệ thuật trong cách
nét của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất. Vừa gây sự tò mò
cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
       “Chí phèo vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi, bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì trời có của
riêng nhà nào, rồi hắn chửi đời, đời là tất cả nhưng chẳng là riêng ai, rồi hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại, nhưng mọi người ai cũng như rằng chắc nó trừ mình ra, tức mình hắn chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai đáp lại, thế có khổ cho hắn không. Cuối cùng hắn chửi đứa
chết mẹ nào để ra thân hắn. Phải chăng đó chỉ là những câu chửi bâng quơ. Không, không phải vậy!
làm sao những câu chửi bâng quơ lại văn vẻ, thứ tự như thế.
       Tiếng chửi chính là phản ứng của y trước cuộc đời, thể hiện tâm trạng đầy bức bối, bi kịch của
Chí. Chửi là để giải thoát sự tan nát, đau đớn. Đó là tâm trạng bất mãn cao độ của một con người đã
bị làng xóm, xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Trong cơn say, hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thía
“nông nổi” khốn khổ của thân phận. Đó là “nông nỗi” không có người nào chịu chửi lại hắn. Có nghĩa
là tất cả mọi người đã dứt khoát không coi hắn là người. Hoặc cũng có thể là bởi họ không chấp hay
không muốn dây với một thằng say rượu, một kẻ lưu mạnh, mọt thằng cốcùng liều thân như Chí. Chửi
lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người là còn bằng lòng giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí Phèo
chửi cả làng là lũ vọng có ai đó chửi lại. Tiếng chửi là khao khát liên tục được phát đi nhưng chỉ gặp
sự im lặng đáng sợ. Sự lạnh lùng đến nhẫn tâm của xã hội loài người đã khiến cho tâm hồn hóa đá
của Chí Phèo cũng phải bật khóc. Chưa nói đến giao tiếp bình thường, chỉ chửi thôi, cách giao tiếp thô
bỉ, hạ đẳng nhất người ta cũng không bằng lòng với chí. Họ đâu còn coi chí là người, trong mắt họ,
Chí chỉ là một con vật ghê tởm, đáng sợ, cần phải tránh xa, với họ Chí không xứng đáng được nghe
một câu chửi. Chỉ còn lại một mình Chí trong sa mạc cô đơn: “Hắn chửi rồi lại nghe”, “chỉ có ba con
chó dữ với một thằng say rượu”. Tiếng chửi bộc lộ sự bế tắc, cô đơn tột cùng của chí, đồng thời thể
hiện đỉnh cao của tấn bi kịch, bị từ chối quyền làm người của Chí.
       “Vạch khổ” cho ngưoiừ nông dân, Nam Cao không chọn những đề tài đã xưa cũ, mà chọn cho
mình một con đường riêng, mọt phương diện riêng. Người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn,
hủy diệt cả nhân tính, do đó bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí
Phèo không phải là ở chỗ, tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này chỉ là một con số không tròn
trĩnh. Không cha không mẹ, không họ hàng, thân thích, không tấc đất, cắm dùi, cả đời chưa từng
được chăm sóc bởi bàn tay người đàn bà… mà chính là ở chỗ anh đã bị xã hội rách nát bộ mặt người,
cướp đi linh hồn người, để bị loại ra khỏi xã hội loài người, phỉa sống kiếp sống tối tăm, thú vật. Phát
hiện mới mẻ, độc đáo của Nam Cao còn cho chúng ta hiểu rằng: Cướp đi người khác bất cứ thứ gì
cũng là tội ác, nhưng cướp đi con người hạnh phúc, ước mơ, bản chất lương thiện là tội ác dã man
nhất, dã man hơn cả tội giết người.
       Với chí Phèo, Nam Cao thực sự đã vượt trội hơn so với “Đàn anh Tắt Đèn – Ngô Tất Tố; “Bước
đường cùng” của Nguyễn Công Hoan cũng khó mà so bì được với “Chí Phèo”, Bởi chăng, nếu Chị Dậu
chỉ mất chó, mất con, thì Chí mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Nếu chị Dậu chỉ chật vật, bôn ba vì sưu
thuế, thì Chí mất cả quyền làm người. Nếu Chị Dậu tuy khổ cực nhưng vẫn còn được hàm xóm, láng
giềng yêu quý, giúp đỡ thì Chí mãi mãi cô đơn vì bị hắt hủi. Chỉ vậy thôi, ta đã thấy “Chí Phèo” quả là
“đứa con tinh thần” đắt giá, một hình tượng trên cả ngàn hình tượng. Nam cao là một thiên tài!
       Nhân Vật Chí Phèo được ví như một con sông. Khô cạn. Cả cụoc đời con người ấy cũng trống
rỗng, khô cạn như con sông ấy. Nhưng Nam Cao đã đem mưa đến, tưới mát cho tâm hồn Chí, dòng
sông kia lại tràn đầy và Chí hồi sinh như những hạt giống nảy mầm. Đó là cuộc hội ngộ của Chí Phèo
với Thị Nở. Thị Nở là một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn, mãi đến ba mươi tuổi vẫn ế chồng,
tính cách thì dở hơi, lại có dòng dõi ma hủi. Ở người đàn bà này, hội tụ mọi sự bất hạnh của người
phụ nữ. Vậy mà khi họ ăn nằm với nhau, mọi sự đã thay đổi. Đây là mốc son thứ hai thay đổi cuộc
đời Chí.
       Sau cuộc gặp gỡ, Chí Phèo bị ốm rồi được thị Nở chăm sóc. Lần đầu tiên, từ những ngày ở tù về,
Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và cũng là lần đầu tiên anh nghe và nhận ra những âm thanh quen
thuộc của cuộc sống đời thường : “Tiếng anh chài gò thuyền đuổi cá”, “tiếng chim hót trong lành”,
“tiếng người nói xôn xao”.. và “lòng hắn mơ hồ buồn”. Chí như vừa mới được sinh ra, tâm hồn Chí
còn non nớt như một đứa trẻ, lần đầu biết nghe, lần đầu biết cảm nhận và bộc lộ xúc cảm. Đây là
một tâm trạng rất lạ của Chí, đã nhiều năm trôi qua, hắn lần đầu tỉnh táo để nghĩ về cuộc đời mình,
rồi chua xót nhận ra, đã có một thời xa xăm; hắn đã từng mơ ước “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt
vải, có tiền thì mua con lợn, khá giả thì tậu dăm ba sào ruộng....”. Người ta mơ ước được giàu sang,
phú quý, Chí chỉ có một mơ ước thật bình dị, giản đơn là được làm một ngưoiừ lương thiện, có một
mái ấm đơn xơ nhưng đó cũng là mơ ước không thển ào trở thành hiện thực. Hắn căm ghét quá khứ,
căm ghét vợ chồng Bá Kiến, căm ghét thành kiến xã hội. Chí xót xa vì hối hận cho quãng đường đầy
bất hạnh và gây nhiều tội ác của mình.
       Từ trong sâu thẳm ý thức, Chí vẫn không ngừng hi vọng. Và sự xuất hiện của Thị Nở như ánh
sáng của ngọn đèn, chiếu vào cuộc đời tối tăm, giằng giặc của CHí. Thị như cây cầu nối, như bàn tay
đưa ra cứu vớt cuộc đời anh. Thị nở mở dường cho anh men theo bờ vực thẳm dể trở lại làm người.
Tiếng gọi của tình yêu cũng là tiếng gọi của đời lương thiện. Chí mong ngóng Thị Nở và khao khát
cùng thị xây dựng một gia đình.
       Hình ảnh “bát cháo hành” là thuốc giải độc cho cuộc đời Chí, và hiện thân của tình yêu thương,
là hương vị của tình yêu, tình người và tình đời. Chí ngạc nhiên, rồi cảm động (thấy mắt hình như ươn
ướt), nỗi bâng khuâng vui buồn lẫn lộn, và nhất là anh thấy ăn năn “Bởi đầy là lần đầu tiên trong đời,
hắn được người ta cho...”. Hắn cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của Thị Nở, một sự chăm sóc
tuy còn vụng về nhưng rất đỗi yêu thương, chân thành. Hương thơm bát cháo hành đã tẩy rửa những
ô nhục, đã bóc trần sạch sẽ cái mặt nạ quỷ dữ và đưa Chí trở lại làm người. Bát Cháo hành đã đánh
thức phần người tốt đẹp còn sót lại trong Chí và con quỷ dữ đã chấp nhận từ bỏ bóng tối để bước ra
và vươn lên trong anh sáng. Chí bỗng khao khát, khao khát mãnh liệt cuộc đời lương thiện. Đó cũng
là chi tiết thể hiện tình cảm chứa chan, nhân đạo của nhà văn, đối với nhân vật của mình. Cái biệt tài
của Nam Cao là ở chỗ Cách xử lý tình huồng, co dãn dung lượng truyện, để từng câu, từng chữ,
không thừa, không thiếu, biến hóa khéo léo, linh hoạt. Đây cũng chính là lời giải thích cho việc ông
cân bằng câu văn ra sao. Nam Cao chỉ dành hai mươi năm đầu đời của Chí vẻn vẹn vài ba câu văn
ngắn ngủi, trong khi ông dành nửa tác phẩm để viết về năm ngày cuối đời của Chí. Năm ngày hạnh
phúc ngắn ngủi và mong manh.
       Dù sao thì Chí cũng đã có năm ngày để hạnh phúc, năm ngày để sống thực sự lương thiện.
Không say, không chửi, không cần quấy, không cướp bóc, không ăn vạ..
       Nhưng chỉ biết làm gì đây trước thành kiến xã hội? Liệu những con người trước đây vốn sợ hắn
và xa lánh hắn có chấp nhận hắn trở về?
       Tác giả đã chú ý tới nhân vật bà cô Thị Nở, đại diện cho định kiến xã hội tàn ác đã phủ nhận sự
tồn tại của Chí và quyết liệt ngăn cản hạnh phúc của cô cháu gái. Điều đó đã khiến Chí suy nghĩ rất
nhiều, hiểu ra rất nhiều và cõi lòng anh tan nát. Anh đã cố gắng níu kéo, nhưng tình yêu đã ngoảnh
mặt đi, cự tuyệt, từ chối anh. Tất cả đã sụp đổ, Chí Phèo nơi vào tình thế tuyệt vọng, đau đớn, vật vã
trong bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người mà không được làm người.
       Nhà văn đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí. Chí lại lôi rượu ra uống,
hắn lại càng thấy tỉnh, hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Đó là
hương vị khó phai mờ nhất trong cuộc đời anh. Chính vì thế, nó lại càng gợi nhắc đến nỗi đau bị cự
tuyệt những lời lẽ chua chát, cay đắng của Bà cô Thị Nở. Hắn bưng mặt khóc rưng rức, một kẻ sẵn
sàng rạch mặt ăn vạ, đâm chém người khác mà lại biết khóc. Có thể nói khi tỉnh rượu Chí Phép đồng
thời ngộ ra hai sự thật: Một là anh muốn làm người lương thiện, hai là anh không thể trở thành người
lương thiện được nữa, và cách giải quyết cuối cùng chỉ có thể là cái chết. Đúng là một sự thật nghiệt
ngã, phũ phàng. Đau xót thay Chí càng muốn vươn lên sống thì cái chết lại càng tới gần.
       Chí quyết định xách dao đi trả thủ. Hình tượng của Chí ngày càng trở nên to lớn, to lớn trước hết
về khao khát, và to lớn sau cùng là sự quyết liệt trong hành động trả thù Bá Kiến – cụ tiên chi của
làng Vũ Đại. Nếu soi sét kỹ tác phẩm, ta sẽ thấy rằng giữa Chí Phèo và Bá Kiến có một sợi dây giằng
buộc vô hình. Đâu phải tình cờ mà vừa ra tù hôm trước, hôm sau Chí đã xách vỏ chai “tới nhà Bá
Kiến.”, “gọi tận tên tục ra mà chửi” . Cũng đâu phải ngẫu nhiên khi mỗi lần uống say, Chí lại lảm
nhảm tới nhà cụ Bá để “đòi nợ”. Càng không phải ngẫu nhiên khi Chí lăm lăm cây dao định tới nhà
Thị Nở “để đâm chết nhà nó” thì lại xông vào nhà Bá Kiến. Rõ ràng, khi ở tù về, mặc dù đã biến chất,
và hoàn toàn bại liệt về ý thức, trở thành công cụ của bọn cường hào. Nhưng trong đáy khối óc dày
đặc u tối ấy, vẫn âm ỉ mối thù giai cấp với kẻ đã cướp đi của hắn quyền làm người và phẩm giá người.
Giữa Chí Phèo và Bá Kiến vẫn còn nguyên “món nợ” chưa thanh toán. Vì vậy trong mối quan hệ này
vẫn chất chứa những mối nguy hiểm khó lường Chí Phèo đứng trước mặt Bá Kiến nói rõ ràng “Tao
không cần tiền!” Tao muốn làm người lương thiện... Ai cho tao lương thiện... Làm sao để mất các dấu
sẹo trên mặt này?...”
       Những câu hỏi dồn dập, như chất chứa bao cùng quẫn, căm phẫn, tuyệt vọng, bế tắc. Đồng thời
thể hiện khát khao cháy bỏng của người dân cùng khốn khổ được sống lương thiện. Bi kịch của người
dân cùng khốn khổ được sống lương thiện. Bi kịch của Chí Phèo đã lên đến đỉnh điểm và đòi hỏi phải
được giải quyết. Lưỡi dao rung lên sáng loáng là hành động cương quyết lấy máu rửa thù. Lão cáo già
lọc lõi Bá Kiến phải chết, để đền tội cho những tội ác dã man mà hắn đã gây ra.
       Nhưng ngay sau đó, Chính nhân vật đáng thương của Nam Cao lại tự sát. Để Chí Phèo chết,
Nam Cao đã xây dựng nên một tình huống thật hợp lí. Khi mà ý thức nhân phẩm trở lại, Chí đã nhất
quyết không bằng lòng tiếp tục sống cuộc sống thú vật. Nên anh đã chọn cách giải quyết là cái chết
để bảo toàn phẩm giá và thiên lương. Chí Phèo chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương
thiện. Cái chết của Chí Phèo biểu nhiên không làm xúc động những người dân làng Vũ Đại, nhưng nó
lại để lại trong lòng chúng ta, những ai biết yêu thương và trân trọng con ngưoiừ một nỗi buồn thật
ghê gớm. Cái chết ấy đã kết thúc một cuộc đời, đặt dấu chấm hết cho một bi kịch số phận và là âm
hưởng cứ dư mãi trong lòng bạn đọc.
       Thực ra, khi viết về Chí Phèo, Nam Cao còn muốn bao quát hóa hình tượng nhân vật này thành
cả một tầng lớp nhân dân lao động bị dồn ép, đè nén bởi các thế lực, thống trị tàn ác. Chí Phèo là
nhân vật tiêu biểu, là hình tượng điển hình cho người nông dân trước cách mạng tháng tám. Những
xung độ giai cấp, những mâu thuẫn trong lòng xã hội ở Chí Phèo tuy không sôi sục như ở Tắt Đèn,
nhưng đó là bầu không khí u ám có tính tia chớp lóe lên báo hiệu trước cơn bão đang về. Các kết cục
của Chí cũng cho thấy khi người nông dân khốn khổ bị đẩy tới chỗ cùng thì có thể trở nên đáng sợ
như thế nào. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã cảm thấy tính khốc liệt của mối xung đột
giai cấp ở nông thôn, không có gì có thể xoa dịu. Càng nén xuống thì càng dễ bùng nổ, và khi nó nổ
bùng thì thật đáng sợ cho bọn thống trị. Tính điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo còn ở điểm
“từ sự bóc lột của Bá Kiến với Chí Phèo mở rộng ra là sự tước đọat, tra tấn của bè lũ thống trị lên
những con người thấp cổ, bé họng “kêu trời không thấu, kêu đất không thương”. Nam Cao đã sắp đặt
tất cả để một khi một người vùng lên thì tất cả sẽ cùng lên theo đó.
       Tác phẩm “Chí Phèo” đã trở thành “đệ nhất kiệt tác”, “bó đuốc” đi đầu của làng văn học hiện
thực không chỉ nhờ nội dung, tư tưởng nhân sinh của nó mà còn nhờ các đóng góp của nghệ thuật.
       Nam Cao đã thành công về mặt xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật mang tính điển hình,
sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa có cả tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh. Đặc biệt thành công ở
nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Một phong cách nghệ thuật rất riêng của Nam Cao
đó là chủ tâm tự nhưng vẫn rất logic, chặt chẽ. Kết cấu vòng tròn thể hiện tính quy luật về hiện tượng
Chí Phèo, khiến ý nghĩa của tác phẩm thêm sâu sắc, hấp dẫn, nhiều tình tiết bất ngờ gay cấn, kịch
tính. Ngôn ngữ sống động, gần gũi. Giọng điệu, cách trần thuật biến hóa có sự đan xen lẫn nhau. Cả
hai mặt nội dung và nghệ thuật đều rất hoàn hảo, điều này tạo nên một tác phẩm có một không hai
trong kho tàng văn học Việt Nam. Nam Cao xứng đáng là một trong năm tác giả đã bước đi trên đài
danh vọng được mọi người yêu kính và ghi nhớ.
       Cho tới tận bây giờ, câu nói “Ai cho tao lương thiện” vẫn ám ảnh người đọc bởi lẽ thống thiết, bi
ai, đầy day dứt và chua xót. Có lẽ nếu ai đã từng đọc “Chí Phèo” vẫn suốt đời sẽ không bao giờ quên
một anh Chí Phèo say khướt vừa đi, vừa chửi cũng như sẽ không thể quên một hình tượng nhân vật
làm chấn động cả giới văn học một thời.

You might also like