You are on page 1of 3

BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI


XÃ TÂN THÔNG HỘI
____
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
Số: /ĐA-PTNT
Tp. Hồ Chí Minh, ngàytháng8năm 2009
ĐỀ ÁN
THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ NÔNG THÔN MỚI
XÃ TÂN THÔNG HỘI, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Giai đoạn 2009 – 2011)
*****
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết
Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ (NTM) là vấn đề luôn được sựquan
tâm của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố (UBND TP). Kế thừa thànhtựu sau hơn
20 năm "Đổi mới"- nông thôn thành phố đã liên tục phát triển gópphần quan trọng ổn
định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo,nâng cao đời sống của nông
dân. Qua các giai đoạn cách mạng giành độc lập dântộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nông dân luôn là lực lượng hùnghậu nhất đi theo Đảng, vượt muôn vàn hy
sinh gian khổ đóng góp nên những trangsử vẻ vang của dân tộc - điều này đã được minh
chứng qua những lần đón nhậnanh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của các huyện
ngoại thành; Nông nghiệp làngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở
nông thôn, đảm bảovững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là
môi trườngsống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các
truyềnthống văn hoá dân tộc.
Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp,nông dân
và nông thôn ảnh hưởng tới sự phát triển vững bền của quá trình côngnghiệp hoá, hiện
đại hóa thành phố.
Thực hiện Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷTP.HCM về
thực hiện nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ươngĐảng (khoá X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009
của UBND TP.HCM về ban hành Kế hoạch của Ủy bannhân dân thành phố thực hiện
Chương trình hành động của Thành ủy về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, Chương
trình thí điểm xây dựng mô hình xã nôngthôn mới xã Tân Thông Hội trên các tư tưởng
chỉ đạo trên và xuất phát từ thựctiễn, nêu lên những đề xuất mới nhằm từ nay đến năm
2011 tại đây có nền nôngnghiệp đô thị sinh thái, bền vững có khả năng cạnh tranh cao;
nông thôn hiện đại,văn minh; nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển, không
quá chênhlệch so với đô thị và có đóng góp hiệu quả vào quá trình công nghiệp hóa, hiện
đạihóa thành phố.
2. Cơ sở pháp lý:
2.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng khoá IX vềđẩy nhanh
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 –2010;
2.2. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2.3. Thông báo số 238/TB-TW ngày 7/4/2009 của Ban chấp hành Trung ươngvề kết
luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nôngthôn mới
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.4. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ vềChương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn(phần xây dựng các đề án
chuyên ngành);
2.5. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về
Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
2.6. Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷ TP.HCM vềthực
hiện nghị quyết số 26 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoáX) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn;
2.7. Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP.HCMvề ban
hành Kế hoạch của UBND TP thực hiện Chương trình hành động của Thànhủy về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày05/8/2008 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khoá X);
2.8. Quyết định số 1163 – QĐ/TU ngày 22/5/2009 của Thành ủy TP.HCM vềthành
lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng “nông thôn mới” thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp
hóa, hiện đại hóatrên địa bàn TP.HCM.
2.9. Thực hiện văn bản số 1416/BNN-KTHT ngày 27/5/2009 của Bộ Nôngnghiệp và
phát triển nông thôn về hướng dẫn lập đề án cho xã xây dựng thí điểmmô hình nông thôn
mới.
2
PHẦN MỘT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÃ TÂN THÔNG HỘI
************
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Thông Hội nằm ở phía Nam huyện Củ Chi, phía Tây Bắc thành phố
Hồ Chí Minh, có điều kiện tiểu vùng sinh thái đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp
vùng Đông Nam Bộ; có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi;
- Phía Đông giáp với xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi;
- Phía Tây giáp với xã Tân An Hội và thị trấn huyện Củ Chi;
- Phía Nam giáp ranh với huyện Hóc Môn và tỉnh Long An.
Nằm tiếp giáp với thị trấn Củ Chi, đồng thời có đường cao tốc Xuyên Á(quốc lộ 22)
chạy qua, do đó rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - vănhóa - xã hội theo
hướng mở cửa với bên ngoài; nhất là các hướng từ TP. HCM điTây Ninh, Campuchia và
ngược lại.
1.2.Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 1.788,14 ha, chiếm 4,11 % diện tích tự nhiên của huyện.
Địa bàn xã có 10 ấp, trong đó có 6 ấp nông nghiệp gồm: ấp Thượng, ấpTrung, ấp
Chánh, ấp Tiền, ấp Bàu Sim, ấp Hậu và 4 ấp đô thị hoá: Tân Định, TânTiến, Tân Lập và
Tân Thành.
1.3. Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
- Về địa hình: xã Tân Thông Hội có địa hình tương đối bằng phẳng, nằmtrong vùng
chuyển tiếp giữa miền nâng Nam Trung Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ,độ cao giảm dần
theo hướng Đông Nam, độ cao biến thiên từ 5-10 m. Hai phần badiện tích đất gò triền và
1phần ba vùng bưng được tạo bằng hệ thống kênh 5,6,7 vàkênh 8.
- Thổ nhưỡng: chủ yếu là nhóm đất xám, đỏ vàng (vùng gò, triền) và đất phù
sa (vùng bưng), quá trình cải tạo phục vụ cho sản xuất lúa và hoa màu.
- Khí hậu: xã Tân Thông Hội thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xíchđạo, có
2 mùa rõ rệt : mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng12 đến tháng
4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm khỏang 25 – 290C. Trongnăm, tháng có nhiệt độ
cao nhất là tháng 7 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12.
3

You might also like