You are on page 1of 12

BÀI THẢO LUẬN

NHÓM 3_KTG

Đề tài: chọn một ngân hàng nghiên cứu: thực trạng


vốn tự có của ngân hàng thương mại, quá trình tăng
trưởng vốn tự có(các biện pháp thực hiện, mức độ
thành công của các biện pháp).

Danh sách sinh viên:


Đỗ Hải Anh
Phan Thị Thắm
Đặng Thị Thu Hà
Hà Diệu Linh
Nguyễn Thị Phượng
Trần Hữu Hải
I. Lý do chọn đề tài:
Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi quốc gia,
trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tế trong xu
thế hội nhập đó. Ngày nay, muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài
thì ngân hàng trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị
phần, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an toàn là
nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều
này các ngân hàng cần phải có một lượng vốn đáng kể và vốn tự có là một
yếu tố rất cần thiết và rất quan trọng bởi vì vốn tự có giúp hình thành nên
ngân hàng thương mại, là nguồn mua sắm tái sản cố định và là đệm để
chống đỡ rủi ro của ngân hàng. Với lý do trên nên thì việc nắm rõ thực trạng
vốn tự có của ngân hàng và quá trình tăng trưởng vốn tự có của ngân hàng
thương mại la rất quan trọng và cần thiết.
Đối với, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng so với tiêu
chuẩn quốc tế, quy mô vốn tự có của Vietcomban còn thấp, hệ số an toàn
vốn CAR (tính bằng tỷ lệ vốn tự có/tổng tích sản điều chỉnh theo hệ số rủi
ro) so với chuẩn mực quốc tế là 8% thì còn cách xa. Và để tăng nguồn vốn
tự có của mình Vietcombank sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi không tham gia
biểu quyết, không tham gia quản lý, điều hành củaVietcombank. Người mua
cổ phiếu này có thể chuyển nhượng ngay cả trong điều kiện cổ phiếu chưa
được niêm yết trên thị trường chứng khoán và được ưu tiên chuyển đổi sang
cổ phiếu phổ thông khi Vietcmbank phát hành cổ phiếu phổ thông. Ngoài ra
để tăng vốn tự có Vietcombank còn một số biện pháp khác. Vậy thực tế vốn
tự có của ngân hàng Vietcombank, các biện pháp tăng vốn tự có, mức độ
thành công của các biện pháp đó như thế nào thì đề tài:'' thực trạng vốn tự có
của ngân hàng thương mại, quá trình tăng trưởng vốn tự có” sẽ làm rõ điều
đó”
II.Nội dung đề tài
Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
-Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch
Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi
Vietcombank hay VCB.
-Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo
mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng
Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện
và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
1.Phần thực trạng vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam:

- Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm cổ phần hóa


Vietcombank do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày
21/9/2005.

Thời điểm để xác định giá trị Vietcombank là ngày 31/12/2005. Sau khi
phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch tăng vốn, việc
phát hành cổ phiếu và bán cổ phần được thực hiện từ năm 2006 đến 2010.

Trong năm 2006, Vietcombank sẽ bán cổ phần theo nhiều đợt, mỗi đợt
không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước
sở hữu vốn điều lệ không thấp hơn 70%.

Giai đoạn 2007 - 2010, Vietcombank sẽ tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn
điều lệ nhưng phải đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều lệ không thấp
hơn 51%.

Tình hình vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ 2006-
2010

-Tính đến hết tháng 12/2006, tổng tài sản của Vietcombank đạt gần 170.000
tỷ đồng (~11 tỷ USD), vốn chủ sở hữu và các quĩ đạt trên 11.200 tỷ đồng
(~700 triệu USD). Vietcombank cũng là ngân hàng thương mại nhà nước có
mức lợi nhuận cao nhất - đạt hơn 3.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (sau
thuế: 2.472 tỷ đồng).

-Tổng số tài sản 171.862 tỷ đồng (8/2007).


. 26/12/2007 VCB chào bán lần đầu tiên cổ phiếu ra công chúng với tổng số
cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ tương ứng 97,500,000 cổ phần thông
qua sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
- Tổng tài sản hợp nhất của VCB tính đến 31/12/2008 đạt 221.950 tỷ đồng ,
lợi nhuận trước thuế đạt 3.324 tỷ đồng ,lợi nhuận sau thuể đạt 2.537 tỷ đồng.
Tổng mức huy động vốn tăng trưởng 9.9%. Huy động vốn trực tíêp từ nền
kinh tế đạt 10.5%.
Theo báo cáo tài chính hàng năm của công ty:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009


Tổng tài sản 136.456 167.128 197.363 222.090 255.496
Vốn chủ sở 8.416 11.228 13.528 13.946 16.710
hữu

Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh

Đơn vị góp vốn Giá trị (triệu Tỷ lệ %


VND)
I. Góp vốn, mua cổ phần dưới hình thức đầu tư 476.970
dài hạn
SWIFT 761 -
Ngân hàng TMCP Phương Đông 49.300 8.69
Ngân hàng TMCP Quân Đội 69.573 8,69
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương 67.200 4,91
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 27.213 9,75
Quỹ tín dụng Nhân Dân Trung ương 5.000 4,5
Ngân hàng TMCP Gia Định 7.588 3,61
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 173.852 14,31
Công ty CP Bảo Hiểm Petrolimex 14.700 10,00
Công ty CP Bảo Hiểm Nhà Rồng 12.000 7,50
Công ty CP ĐT Cơ sở hạ tầng 6.000 2,00
Công ty CP Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 32.386 4,41
Công ty Thuận Hưng* 3.079 -
Công ty XNK Nông sản, Thương mại, Du lịch 4.474 -
và chế biến thực phẩm*

II. Góp vốn liên doanh, liên kết 487.717


Công ty TNHH Vietcombank - Bonday 8.876 16,00
Quỹ thành viên 1 54.334 11,00
Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư 39.460 51,00
Chứng khoán Vietcombank
- Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina 240.287 50,00
Công ty TNHH VCB-Bonday-Bến Thành 144.760 52,00
Tổng 964.687

− Căn cứ Công văn số 9096/NHNN-TTGSNH ngày 23/11/2010 của


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tăng vốn điều lệ từ
13.223.714.520.000 đồng lên 17.587.540.310.000 đồng;
− Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR):
Hệ số an toàn vốn của NHTMVN trong thời gian qua được cải thiện đáng
kể, nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR dưới 8%. Trước
tháng 6 năm 2004, CAR của hệ thống NHTMVN rất thấp, CAR trung bình
của NHTMNN là 3,05%. Từ năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các
NHTMVN tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo.
CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) (Đơn vị tính : %)
Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 =
Giá trị
ước tính

NH NNo và PTNT 0,41 4,97 7,2 <8


VN
NH Đầu tư và Phát 3,36 5,50 6,67 >8
triển VN
NH Ngoại thương 9,57 12,28 12,25 > 12
VN
NH Công thương 6,07 5,18 - > 10.9
VN
NH Á châu 12,1 10,89 16,19 -

NH Sài Gòn Thương 15,4 11,82 11,07 -


tín
NH Đông Á 8,94 13,57 14,36 -

2. quá trình tăng trưởng vốn tự có của Vietcombank:


Chính phủ cho phép tăng vốn điều lệ Vietcombank thêm 33%
Sau khi hoàn tất việc tăng vốn lên thêm 9,28%, đưa vốn điều lệ lên mức
13.224 tỷ đồng vào ngày 10/8/2010. Ngay đầu tháng 9 này, Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhận được Văn bản số
6164/VPCP-KTTH ngày 31/8/2010 của Văn phòng Chính phủ gửi NHNN
Việt Nam và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo ý kiến của
Thủ tướng Chính phủ về phương án tăng vốn điều lệ của NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam năm 2010.
Theo đó, Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép Vietcombank tăng vốn điều
lệ năm 2010 thêm 33%, đồng thời giao NHNN Việt Nam xem xét, phê duyệt
phương án tăng vốn điều lệ và mua toàn bộ số cổ phần phát hành cho cổ
đông Nhà nước.
Văn bản cũng nêu rõ nguồn vốn mua cổ phần phát hành cho cổ đông Nhà
nước được lấy từ nguồn thặng dư bán cổ phần lần đầu của Vietcombank.
Sự cho phép này của Chính phủ có ý nghĩa rất to lớn khi ngày hiệu lực của
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TT 13) đang đến rất gần
bởi với việc được phát hành thêm 33% thì vốn điều lệ của Vietcombank sẽ
tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng và khi đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của
Vietcombank (hiện đang ở mức 8,45%) sẽ vượt qua khá xa tỷ lệ 9% (tỷ lệ
được quy định tại TT 13).
Được biết, việc tăng vốn điều lệ lên thêm 33% nằm trong kế hoạch hoạt
động năm 2010 của Vietcombank và đã được Đại hội đồng cổ đông của
Vietcombank thông qua vào tháng 4/2010 và được HĐQT gửi phương án tới
các cơ quan chức năng ngay sau Đại hội đồng cổ đông.
Hiện tại, Vietcombank là Ngân hàng TMCP do Nhà nước nắm cổ phần chi
phối (trên 90%) và NHNN là đơn vị được giao làm đại diện vốn tại đây. Đối
với NHNN, việc Vietcombank có điều kiện tuân thủ quy định của TT 13 trên
cơ sở cho phép tăng vốn của Chính phủ tạo thuận lợi cho việc sẵn sàng để
thực thi TT 13 do Cơ quan này ban hành.
CỔ ĐÔNG VIETCOMBANK BIỂU QUYẾT TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ LÊN HƠN
17.500 TỶ ĐỒNG

Ngày 09/11/2010 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã
tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2010. Theo đó, một trong
những chương trình quan trọng nhất của Hội nghị là Phương án phát hành
thêm cổ phiếu tăng 33% vốn điều lệ năm 2010.
Tập thể cổ đông đã nhất trí thông qua tờ trình kèm phương án tăng
vốn điều lệ (VĐL) lên 33% với một số nội dung cơ bản sau:
1. Số VĐL tăng thêm:
-VĐL hiện có: 13.223.714.520.000đ.
-VĐL dự kiến tăng them: 4.363.825.790.000đ.
- VĐL sau khi tăng: 17.587.540.310.000đ.

2.Loại cổ phần, cổ phiếu: Cổ phiếu phát hành là cổ phiếu phổ thông,


mệnh giá 10.000đ/cổ phần.

3.Cách thức, thời điểm, đối tượng, giá phát hành:


-Tổng số cổ phiếu phát hành thêm: 436.382.579 CP tương
đương 4.363.825.790.000đ theo mệnh giá.
-Thời điểm phát hành: dự kiến cuối quý 4/2010 hoặc đầu quý
1/2011 (ngay sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan chức
năng)….

4.Sử dụng VĐL tăng thêm.


Việc tăng VĐL nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn của VCB theo
quy định của NHNN. Số vốn tăng thêm sẽ được sử dụng để:
- Tăng đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các DN khác: khoảng
900 tỷ đồng.
-Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ: 700 tỷ đồng.
- Sử dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn: phần còn
lại.

5. Một số chỉ tiêu sau khi tăng VĐL (dự kiến).


- Tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động vốn từ nền kinh tế năm
2010 dự kiến tăng trưởng tương ứng 15%, 20% và 23% lợi
nhuận trước thuế dự kiến đạt 4.500 tỷ đồng. Năm 2011 dự kiến
tăng trưởng tổng tài sản 15%, tăng trưởng tín dụng và huy động
vốn 20%, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.150 tỷ đồng.
-Hệ số an toàn vốn (CAR): 9,5%.
-Hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROAE: 10% trong năm 2010
và 18,50% trong năm 2011.
-Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước sau khi tăng vốn: 90,72%. Tỷ
lệ sở hữu của các cổ đông là thành viên HĐQT, thành viên Ban
kiểm soát, Tổng giám đốc sau đợt phát hành không thay đổi.

Đến nay, mặc dù điều kiện thị trường rất khó khăn, đặc biệt là đợt
tăng lãi suất mới đây nhất khiến cho tình hình kinh doanh 2 tháng còn lại có
nhiều thách thức. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm 2010, một số chỉ tiêu kinh
doanh của Vietcombank đạt được hết sức ấn tượng: Lợi nhuận trước thuế đạt
4.600 tỷ đồng; Tín dụng tăng trưởng 20%; tỷ lệ nợ xấu là 3,1%…

3. Các biện pháp tăng vốn tự có và mức độ thành công


của các biện pháp:
a. Vietcombank bán cổ phiếu của các ngân hàng khác:
Ngày 15/7/2010 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đăng
ký bán 5 triệu cổ phiếu Eximbank theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp
lệnh để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Vietcombank đang sở hữu hơn 77 triệu
cổ phiếu Eximbank, nên con số 5 triệu cổ phiếu chỉ là phần nhỏ. Tuy nhiên,
động thái thoạt nhìn chẳng có gì đáng chú ý ấy lại là dấu hiệu phần nổi của
một tảng băng đang trôi trên thị trường tài chính.
Vietcombank vừa hoàn tất việc bán khoảng 19% cổ phiếu của Ngân hàng
TMCP Gia Định. Khi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng
giám đốc ngân hàng, xác nhận: “Chúng tôi chuyển nhượng để giảm tỷ lệ sở
hữu một ngân hàng khác xuống 11% theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN). Giá chuyển nhượng là theo giá thị trường”.
Vietcombank và quỹ đầu tư của Vietcombank mua 30% cổ phiếu
Ngân hàng Gia Định hơn ba năm trước với thị giá lúc bấy giờ ước
30.000 đồng/cổ phiếu. Sau nhiều lần phát hành cổ phiếu thưởng tăng
vốn, trả cổ tức, giá vốn đầu tư của Vietcombank tụt xuống còn bằng một nửa
giá mua. Bây giờ chuyển nhượng, Vietcombank vẫn có lời.
Với cổ phiếu Eximbank, Vietcombank đầu tư với giá bằng mệnh giá (10.000
đồng/cổ phiếu). Năm 2000, khi Eximbank gặp khó khăn, Vietcombank đã
được chỉ định góp vốn vào Eximbank, đồng thời cử người sang lãnh đạo
ngân hàng này.
Cũng theo chỉ định của Nhà nước, thời gian đó Vietcombank còn góp
vốn vào những ngân hàng khác với tư cách là cổ đông nhà nước
như Quân đội, Phương Đông, Sài Gòn Công thương.
Sau Gia Định, Vietcombank sẽ chuyển nhượng để giảm tỷ lệ sở hữu ở
một số ngân hàng. Sự chuyển nhượng sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho
Vietcombank vì giá vốn đầu tư bằng mệnh giá, song quan trọng là tìm đối
tác mua như thế nào. Hơn nữa, xác định giá bán vô cùng phức tạp. Giá cổ
phiếu ngân hàng trên thị trường OTC hiện đang thấp, có loại thấp hơn giá trị
sổ sách.
Liệu Vietcombank có thể căn cứ vào giá đó để mua bán? Còn nếu không
thì căn cứ vào đâu? Thí dụ cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Công
thương đang được chuyển nhượng trên thị trường với giá 10.000 đồng/cổ
phiếu, nhưng giá trị sổ sách gấp 4-5 lần mệnh giá do Sài Gòn Công thương
sở hữu nhiều tài sản đất đai, nhà cửa ở TPHCM cũng như các tỉnh.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay không tăng
trưởng, cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa ngừng giảm giá, nhà đầu tư nào sẽ
đứng ra mua lại cổ phiếu của những đơn vị do Vietcombank bán? Người
mua sẽ phải tính chuyện đầu tư dài hạn, ít cũng 3-5 năm, và góp sức vào
việc quản trị ngân hàng. Với những khó khăn trước mắt như thế, người mua
cần được ưu đãi. Vietcombank có đủ ưu đãi dành cho họ?
Không chỉ đơn giản là từ 8% lên 9%
Vì sao Vietcombank bán cổ phiếu các ngân hàng khác ở thời điểm hiện tại?
Ngày 20-5-2010, Phó thống đốc thường trực NHNN Trần Minh Tuấn ký
ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó thay
đổi lớn nhất là từ 1-10-2010 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân
hàng được nâng từ 8% lên 9%. Giới ngân hàng “tặc lưỡi”: không có vấn
đề gì, tăng thêm 1% là chuyện có thể giải quyết được. Hơn nữa, với các
ngân hàng cổ phần lớn, tỷ lệ an toàn vốn đang trên 10%.
Nhưng Vietcombank không thể “thở phào nhẹ nhõm” như thế. Tỷ lệ an toàn
vốn của ngân hàng này chưa đạt 8% mặc dù đã nhiều lần được phép tăng
vốn từ lợi nhuận để lại và bổ sung vốn bằng trái phiếu từ nguồn ngân sách
trước khi tiến hành cổ phần hóa. Việc phát hành tăng vốn điều lệ thêm 9,8%
cách đây vài tháng chính là để Vietcombank nâng tỷ lệ an toàn vốn.
Chìa khóa của vấn đề là ở cách tính tỷ lệ 9% kia. Theo Thông tư 13, tỷ lệ an
toàn vốn được xác định bằng vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro. Những
thành phần cấu thành nên tổng tài sản có rủi ro được tính theo quy định mới
nhằm tránh rủi ro tối đa cho các ngân hàng. Còn trong vốn tự có phải trừ ra
nhiều khoản. Nói ngắn gọn là tử số được bóc tách để giảm đi, còn mẫu số thì
tăng lên.
Cụ thể, điều 5 khoản 2.2 quy định các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1
(vốn tự có là tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2) gồm: “Các khoản góp
vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác; các khoản góp vốn
mua cổ phần của công ty con; các khoản góp vốn mua cổ phần của
một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức
10%”.
Tổng số tiền Vietcombank đầu tư vào các ngân hàng khác hiện lên tới
hàng ngàn tỉ đồng (chỉ riêng ở Eximbank là 771 tỉ đồng), chưa kể vốn góp
vào công ty con, dự án. Tất cả những khoản này từ đầu tháng 10 tới phải trừ
ra khỏi vốn tự có. Việc này sẽ làm vốn tự có của Vietcombank tụt giảm
mạnh. Cho nên Vietcombank không còn cách nào khác là phải bán bớt đi và
hạch toán các khoản thu về vào vốn tự có.
Không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đang ráo riết rà soát
lại vốn tự có và các khoản phải loại trừ ra. Điều 5 của Thông tư 13 dài tới 5
trang, quy định chi tiết từng khoản phải loại trừ. Khoản 2.1d của điều 5 thậm
chí còn quy định rõ tới mức tiền mua cổ phiếu quỹ của ngân hàng lấy từ
nguồn thặng dư vốn cổ phần cũng phải loại trừ khỏi vốn cấp 1. Việc loại trừ
sẽ làm cho vốn tự có của một số ngân hàng giảm xuống và tỷ lệ an toàn vốn
cũng giảm theo. Để đảm bảo tỷ lệ 9%, các ngân hàng chưa đạt mức này, sẽ
phải hoặc tiếp tục tăng vốn hoặc giảm dư nợ cho vay và những khoản khác.
Suy cho cùng, cái đích của Thông tư 13 là sự “lập lại trật tự” trong
hệ số an toàn vốn, giúp các ngân hàng có một tỷ lệ an toàn vốn đích thực.
Từ đây, NHNN có thể sử dụng tỷ lệ này và tỷ lệ khả năng chi trả để kiểm
soát cơ cấu dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng. Thông tư
13 yêu cầu các ngân hàng “xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh
toán của tài sản có và kỳ hạn phải trả của tài khoản nợ của từng ngày” (điều
13, khoản 1).
Còn hơn hai tháng để các ngân hàng tính toán, điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn
của mình theo quy định mới. Thời gian còn lại không dài để xử lý những
khoản góp vốn, đầu tư. Việc xử lý là cần thiết. Thị trường tài chính sẽ phản
ứng ra sao trước hiện tượng “tảng băng trôi” này mà trên đó những động thái
của Vietcombank đang nổi rõ hơn cả?.(Nguồn: TBKTSG, 22/7)
b. Vietcombank phát hành trái phiếu chuyển đổi:
năm 2005: Phải phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn tự có, xử lý nợ
xấu, đưa giá trị Vietcombank lên mức tốt hơn. “Nến nhớ rằng tăng được 1%
vốn tự có thì giá trị tăng lên khoảng 20%. Ví dụ, vốn tự có hiện tại của
Vietcombank theo tiêu chuẩn quốc tế phải là 8% nhưng nó mới chỉ có 5%;
SBV muốn phát hành một đợt trái phiếu để nâng nó lên 6 – 6,5%. Như thế
khi tính giá trị của Vietcombank, khi bán sẽ được cao giá hơn”, ông Nghĩa
nói.
Hiện tại, vốn tự có của Vietcombank ước tính khoảng từ 7 – 8 nghìn tỷ. Sau
khi ngân hàng này phát hành trái phiếu chuyển đổi, con số này dự kiến sẽ
tăng lên cũng như tăng thêm độ an toàn vốn và nâng cao giá trị của ngân
hàng.
Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank hiện đang ở mức 2,9%. Tuy nhiên, nếu theo
lộ trình áp dụng chế độ kế toán quốc tế, tỷ lệ này sẽ tăng lên cũng như lợi
nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi. Về vấn đề này, ông Nghĩa cho rằng sẽ
không tác động lớn đối với kế hoạch cổ phần hóa Vietcombank, đối với giá
trị của ngân hàng này.
“Nợ xấu của Vietcombank thấp nên khi áp dụng hạch toán theo tiêu chuẩn
quốc tế, nợ xấu có tăng lên nhưng không đến mức đáng lo ngại, mà sẽ ở mức
khá thấp so với các ngân hàng quân bình của khu vực”, ông Nghĩa nói.
VCB dự kiến phát hành khoảng 12 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000
đồng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường, khối lượng phát hành sẽ tăng thêm
hoặc giảm 15%. 70% trái phiếu sẽ được dành cho các nhà đầu tư tổ chức
thông qua đấu thầu lãi suất, với mức trần là 8,5%/năm. Phiên đấu thầu ngày
14/12 này sẽ là cơ sở để xác định lãi suất chung khi bán trái phiếu cho các
nhà đầu tư cá nhân tại mạng lưới chi nhánh của VCB, bắt đầu từ 15/12 và
kết thúc vào 26/12. Cũng trong ngày 26/12, VCB sẽ chính thức phát hành
trái phiếu với kỳ hạn 7 năm.

Trái phiếu của VCB có dạng ghi sổ, chỉ phát hành trong nước, có mệnh giá,
lãi suất và thời hạn thanh toán cố định. Trái phiếu chỉ phát hành cho đối
tượng là cá nhân và tổ chức Việt Nam. Người sở hữu trái phiếu có quyền sử
dụng 100% giá trị trái phiếu để mua cổ phiếu phổ thông của VCB khi ngân
hàng tiến hành cổ phần hoá. Trái phiếu sẽ được niêm yết trên thị trường
chứng khoán kể từ đầu 2006.
Lãi suất trái phiếu dưới 8,5% trong khi thời hạn trái phiếu kéo dài tới 7 năm
là một trong những điểm khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn, đặc biệt trong
bối cảnh giá cả leo thang, mặt bằng lãi suất tiết kiệm cũng như lãi suất trái
phiếu Chính phủ tiếp tục dâng cao. Trao đổi với báo chí sáng nay, Chủ tịch
Hội đồng Quản trị VCB Nguyễn Hoà Bình lý giải thời hạn trái phiếu là 7
năm song thời gian sở hữu trái phiếu thực tế chỉ khoảng một năm hoặc hơn
một năm, bởi chậm nhất đến 2007, VCB đã thực hiện xong quá trình cổ
phần hoá, và khi đó trái chủ có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của
VCB. Bên cạnh lãi suất, trái chủ còn được quyền nghiễm nhiên trở thành cổ
đông khi VCB cổ phần hoá chính thức. Nếu không muốn chuyển thành cổ
phiếu, trái chủ vẫn có thể giữ trái phiếu và hưởng lãi cho hết thời hạn 7 năm.
Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được chuyển thành vốn tự có của
ngân hàng ngoại thương. Tuy nhiên, theo quy định, VCB chỉ có thể chuyển
toàn bộ số tiền phát hành trái phiếu thành vốn tự có khi thời hạn còn lại của
trái phiếu (tính từ thời điểm cổ phần hoá chính thức) phải từ 5 năm trở lên.
Nếu thời hạn còn lại dưới 5 năm, thì cứ thiếu một năm, sẽ bị trừ 20% giá trị
trái phiếu phát hành khi muốn tính vào vốn tự có. Theo ông Bình, đây cũng
là lý do khiến VCB ấn định thời hạn trái phiếu là 7 năm, bởi chậm nhất là
trong vòng 2 năm tới VCB sẽ tiến hành cổ phần hoá chính thức và khi đó
thời hạn còn lại của trái phiếu vẫn là 5 năm.
c.Vietcombank phát hành cổ phiếu:
Năm 2010:Vietcombank tăng vốn điều lệ từ hơn 12.100 tỷ đồng lên hơn
17.587 tỷ đồng, tăng hơn 5.486 tỷ đồng. Việc tăng vốn được thực hiện theo
hai đợt: đợt 1,trong quý 2/2010, phát hành thêm 9,28% cho cổ đông hiện
hữu với giá bằng mệnh giá; đợt 2,trong quý 4/2010, phát hành thêm hơn 436
triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, ứng với tỷ lệ 33% tính trên số cổ
phiếu sau khi phát hành 9,28% đợt 1, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được
quyền mua thêm 33 cổ phiếu phát hành thêm và giá phát hành bằng mệnh
giá.

You might also like