You are on page 1of 2

Thầy Minh Sơn - TTGS - LTĐH Trí Tuệ - 0984.345.554 http://www.yeuvatly.

com
CON LẮC TRÙNG PHÙNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sự trùng phùng.
- Xét 2 con lắc dao động trong 2 mặt phẳng song song, con lắc 1 có chu kì T1, con lắc hai có
chu kì T2 (T1>T2). Tại thời gian t = 0 hai con lắc có cùng 1 trạng thái (VD: cùng qua VTCB theo
chiều + chẳng hạn), sau thời gian  nào đó trạng thái của 2 con lắc lại giống như trạng thái lúc t = 0
(tức lại cùng qua VTCB theo chiều +) được gọi là sự trùng phùng. Thời gian  * nhỏ nhất kể từ
khi thời điểm t = 0 cho tới lúc 2 còn lắc trùng phùng lần thứ nhất gọi là chu kì trùng phùng.
2. Phương pháp giải.
2.1. Phương pháp 1
Gọi t là thời gian trùng phùng của 2 con lắc kể từ lúc t = 0.
t
- Số dao động mà con lắc 1 thực hiện được là: N1  (1)
T1
t
- Số dao động mà con lắc 2 thực hiện được là: N 2  (2)
T2
(vì trạng thái được lặp lại như ban đâu nên số dao động là nguyên tức N1 , N 2  Z )
T N
Từ (1) và (2)  N1T1  N 2T2  1  2 (3)
T2 N1
Số cặp số ( N1 , N 2 ) thỏa mãn (3) sẽ tưng ứng với số dao động mà 2 con lắc thực hiện được cho tới
khi trùng phùng. Con lắc trùng phùng lần đầu tiên ứng với cặp số ( N1 , N 2 ) là nhỏ nhất, khi đó thế
( N1 , N 2 ) và (1) hoặc (2) sẽ tìm được thời gian trùng phùng lần đầu.
Chú ý: Thời gian trùng phùng lần đầu kể từ lúc t = 0 cũng chính là chu kì trùng phùng  hay
  tmin  N1min .T1  N 2 min .T2 .
2.2. Phương pháp 2
Vì con lắc 2 có chu kì nhỏ hơn con lắc 1 nên sau lần dao động thứ nhất của con lắc 2 con lắc
1 cần 1 thời gian (T 1-T2) để trở về vị trí xuất phát ban đầu của nó. Nói cách khác là con lắc 1 bị trễ
so với con lắc 2 là (T1-T2).
Sau n lần dao động của con lắc 2 khoảng thời gian trễ này sẽ là n *(T1  T2 ) . Để sự trùng
phúng xảy ra thì khoảng thời gian trễ trên phải đúng bằng một chu kì T2.
Hay: n *(T1  T2 )  T2  nT1  (n  1)T2   (4) (thời gian trùng phùng lần thứ nhất).

T1.T2
Từ trên ta có thể tính được chu kì trùng phùng:   (5)
T1  T2

II. BÀI TẬP


Bài 1: Hai con lắc đơn có chu kì T1 = 1,6s, chu kì T2 = 1,8s dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song
song, hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng chiều lúc t = 0. Xác định thời điểm gần nhất mà
2 con lắc lặp lại trạng thái như trên.
Giải
Cách 1:
Gọi t là thời gian mà 2 con lắc lặp lại trạng thái ban đầu. Trong thời gian t số dao động mà 2
con lắc thực hiện được lần lượt là N1 và N2.
 t
 N1  T T N 1, 6 N 2  N1  9;18; 27...
 1
  1  2    (vì N1, N2 nguyên)
N  t T2 N1 1,8 N1  N 2  8;16; 24...
 2 T2
Thời điểm lần đầu gặp nhau ứng với N1, N2 nhỏ nhất. Hay N1 = 9, N2 = 8.
Thầy Minh Sơn - TTGS - LTĐH Trí Tuệ - 0984.345.554 http://www.yeuvatly.com
Vậy, thời gian gặp nhau lần đầu: tmin  T1.N1min  T2 .N 2min  1, 6.9  14, 4 (s)
Cách 2:
Sau lần dao động thứ nhất của con lắc 1, con lắc 2 cần 1 khoảng thời gian (T2-T1) để chở về
vị trí cũ của nó. Tưc, con lắc 2 trễ hơn với con lắc 1 một khoảng thời gian 1,8-1,6 = 0,2 (s).
Sau n dao động của con lắc 1, khoảng thời gian trễ của con lắc 2 sẽ là: n *0, 2 . Để trạng thái
2 con lắc lặp lại như ban đầu hay sự trùng phùng xảy ra thì thời gian trễ này phải bằng đúng chu kì
T1 .
T 1, 6
Vậy: n *0, 2  T1  n  1   8 (dao động)
0, 2 0, 2
Hay thời gian 2 con lắc trùng phùng là: T1 *8  14, 4 (s)

Bài 2: Con lắc thứ nhất có chu kì T1 = 3s, con lắc thứ 2 có chu kì T2. Hai con lắc trùng phùng lần
thứ nhất cách nhau 100s. Tính chu kì T2.
Giải:
Hai con lắc trùng phùng lần thứ nhất cách nhau 100s tức chu kì trùng phùng là 100s. theo
công thức (5) ta có:
 .T1 100.3
T2    2,912 (s)
  T1 100  3
Bài 3: Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động nhỏ là T1=4s và T2=4,8s. Kéo 2 con lắc
lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai
con lắc đồng thời trở về vị trí này?
A. 8,8s B. 12s C. 6,24s D. 24s
Hướng dẫn: tính chu kì trùng phùng   đáp án D.

Bài 4: Tiếp theo bài toán 3, hỏi hai con lắc trùng phùng lần thứ 5 sau bao nhiêu phút và 2 con lắc đã
thực hiện được bao nhiêu dao động
A. 1 phút, 20 và 22 dđ A. 1 phút, 25 và 35 dđ A. 2 phút, 25 và 30 dđ D. Kết quả khác

You might also like