You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ A2

Câu 1: Khái niệm tính chất của điện trường. Sự giống và khác giữa điện trường và từ trường.

1.1. Khái niệm, tính chất của điện trường:

Điện trường là trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích đứng yên. Có tính chất cơ bản là tác dụng lực lên
các điện tích khác đặt trong điện trường đí

1.2. Sự giống và khác nhau giữa điện trường và từ trường

Điện trường Từ trường


+ Đều có khả năng tác dụng lực (lên các điện tích khác hoặc từ trường khác)
+ Đều là biểu hiện của một trường thống nhất là Điện - Từ trường
+
+
Giống nhau

+ sinh ra quanh các điện tích đứng yên + sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc
do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn
gốc từ các môment lưỡng cực từ

Khác nhau

Câu 2: Thiết lập định lý Gauss cho điện trường (điện thông), ứng dụng tính:
a. Điện trường của mặt cầu tích điện đều.
b. Điện trường của mặt phẳng vô hạn.
c. Điện trường của 2 mặt phẳng song song vô hạn (cùng hoặc trái dấu).

2.1. Thiết lập định lý Gauss cho điện trường:


ur
Xét điện tích điểm q>0 tại M. Vẽ mặt cầu (S) tâm (M,r). Tính thông lượng gửi qua (S). D đều có phương
vuông góc với mặt cầu.
1
D = εε 0 E = q
4π r 2
ur ur 4π r 2
Φ= ∫
(S )
Dd S = ∫
(S )
DdS = D ∫ dS = q
(S )
4π r 2
=q

+ Nhận xét: điện thông không phụ thược vào khoảng cách. Điện thông gửi qua mọi mặt cầu đồng tâm đều bằng
nhau.

+ Kết luận: Nếu trong mặt cầu (S) có nhiều điện tích thì theo nguyên lý chồng chất điện trường suy ra điện thông
qua mặt kín (S) bằng tổng điện thông do trường điện tích gây ra.

1
+ Định lý Gauss: Điện thông qua mặt kín bằng tổng đại số các điện tích chứa trong mặt kín đó
uruur
Φ e = ∫ DdS = ∑ qi
i
S
2.2. Ứng dụng định lý Gauss tính điện trường của mặt cầu tích điện đều:

Giả sử mặt cầu mang điện đều có bán kính R; độ lớn điện tích trên mặt cầu bằng q (trường hợp mặt cầu
mang điện tích dương). Vì điện tích được phân bố đều trên mặt cầu nên điện trường do nó sinh ra có tính chất
ur ur
đối xứng cầu. Điều đó có nghĩa là vector cảm ứng điện D (hay vector cường độ điện trường E ) tại một điểm
bất kỳ phải hướng qua tâm mặt cầu; cảm ứng điện D chỉ phụ thuộc khoảng cách r từ điểm đang xét tới tâm mặt
cầu.
ur
Để xác định vector cảm ứng điện D do mặt cầu mang điện gây ra tại điểm M cách tâm một đoạn r > R, ta
tưởng tượng vẽ qua M một mặt cầu S cùng tâm với mặt cầu mang điện và tính thông lượng cảm ứng điện qua
mặt cấu S đó.

Theo công thức định nghĩa: Φ e = ∫ Dn .dS


S

Trong trường hợp này Dn = D = const đối với mọi điểm trên mặt cầu S nên:
Φe = ∫ D dS = D ∫ dS
(S )
n
(S )

Hay Φ e = D.4π r 2

Áp dụng định lý Gauss ta có: Φ e = D.4π r 2 = q


(q là điện tích nằm trong mặt cầu S, tứ là điện tích của mặt cầu mang điện).

q
Suy ra: D=
4π r 2

D 1 q
Và cường độ điện trường: E= = . 2
ε 0ε 4πε 0 ε r
ur ur
Dễ dàng nhận thấy D và E hướng từ tâm mặt cầu ra phía ngoài nếu mặt cầu mang điện dương và hướng
vào tâm mặt cầu nếu nó mang điện âm.
Nếu điểm M’ cách tâm mặt cầu mang điện một khoảng r0 < R (M’ nằm trong mặt cầu mang điện) thì bằng phép
tính tương tự ta có:
Φ e = D.4π r02 = 0
Do đó D=E=0

2
Vì trong trường hợp này, mặt cầu S0 vẽ qua M’ không chứa điện tích nào ( ∑q i = 0)
Như vậy ở bên trong mặt cầu mang điện đều điện trường bằng không. Ở ngoài mặt cầu điện trường giống
điện trường gây ra bởi một điện tích điểm có cùng điộ lớn đặt ở tâm của mặt cầu mang điện đó.

2.3. Ứng dụng định lý Gauss tính điện trường của mặt phẳng vô hạn:

ur
Giả sử mặt phẳng vô hạn mang điện có mật độ điện mặt δ . Vì lý do đối xứng, vector cảm ứng điện D tại
một điểm bất kỳ trong điện trường sẽ có phương vông góc với mặt phẳng mang điện và cảm ứng điện D chỉ có
thể phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm đang xét tới mặt phẳng.

Để xác định vector cảm ứng điện do mặt phẳng mang điện gây ra tại một điểm M, ta tưởng tượng vẽ qua M
một mặt trụ kín rồi áp dụng định ly Gauss cho mặt trụ đó. Mặt trụ có các đường sinh vuông góc với mặt phẳng, có
hai đáy song song, bẳng nhau và cách đều mặt phẳng.

Theo định nghĩa, thông lượng cảm ứng điện qua mặt trụ kín bằng:
Φe = ∫
maë
t truï
Dn dS = ∫
hai ñaù
y
Dn dS+ ∫
maë
t beâ
n
Dn dS
ur r
(Dn là hình chiếu của D trên pháp tuyến n ).

Qua hình vẽ ta nhận thấy: tại mỗi điểm của mặt bên Dn = 0, do đó thông lượng qua mặt bện bằng không; tại
mọi điểm trên hai đáy Dn = D = const, vì vậy:


hai ñaù
y
Dn .dS = D ∫
hai ñaù
y
dS = D.2∆ S

Với ∆S là diện tích của mỗi đáy. Điện tích nằm trong mặt trụ bằng: ∆q = σ .∆S . Vậy theo định lý Gauss:
Φ e = D.2∆S = σ .∆S
σ
Suy ra: D= (1)
2
D σ
Và: E= = (2)
ε 0ε 2ε 0ε
Các biểu thức (1) và (2) chứng tỏ D và E không phụ thuộc vào vị trí của điểm M trong điện trường nghĩa là đối
với mọi điểm trong điện trường, D và do đó E không đổi.

3
ur ur
Trong trường hợp mặt phẳng mang điện dương, D và E hướng ra phía ngoài mặt phẳng; trường hợp mặt
ur ur
phẳng mang điện âm D và E hướng vào trong mặt phẳng. Vậy điện trường gây ra bởi mặt phẳng vô hạn mang
điện đều là một điện trường đều. (xét trong mỗi nửa không gian).

2.4. Ứng dụng định lý Gauss tính điện trường của 2 mặt phẳng song song mang điện tích đối nhau

Xét trường hợp 2 mặt phẳng sóng song vô hạn mang điện đều mật độ điện mặt bằng nhau nhưng trái dấu
ur
(+σ , −σ ) . Vector cảm ứng điện D do 2 mặt phẳng mang điện gây ra được xác định bởi nguyên lý chồng chất
điện trường, ta có:
ur uur uur
D = D1 + D2
uur uur uur
Trong đó D1 và D2 lần lượt là các vector cảm ứng điện do từng mặt phẳng gây ra tại điểm đang xét D1 và
uur
D2 đều có phương vông góc với 2 mặt phẳng mang điện và có độ lớn bằng nhau:
σ
D1 = D2 =
uur uur 2 uur uur
ur
Ở khoảng cách giữa 2 mặt phẳng D1 và D2 cùng chiều, do đó D cũng cùng chiều với D1 (hoặc D2 ), có
phương vuông góc với hai mặt phẳng và có độ lớn bằng:
D = D1 + D2 = σ
D σ
Do đó: E= =
ε 0ε ε 0 ε
uur uur ur
Ở ngoài hai mặt phẳng mang điện D1 và D2 trực đối nhau, do đó: D =0

Vậy: trong khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song vô hạn mang điện đều có mật độ điện mặt bằng nhau
nhưng trái dấu điện trường là điện trường đều; ở ngoài hai mặt phẳng có điện trường có cường độ điện trường
bằng không.

2.5. Ứng dụng định lý Gauss tính điện trường của một mặt trụ thẳng dài mang điện đều:

Giả sử mặt trụ thẳng dài vô hạn có bán kính R, có mật độ điện mặt σ . Vì lí do đối xứng trụ, vector cảm ứng
ur
điện D tại một điểm bất kỳ trong điện trường của mặt trụ có phương vuông góc với trục của mặt trụ và có độ
lớn D chỉ có thể phụ thuộc khoảng cách r từ điểm đang xét tới trục của mặt trụ đó.
ur
Để xác định vector cảm ứng điện D do mặt trụ mang điện gây ra tại một điểm M cách trục của mặt trụ một
khoảng r (r > R), ta tưởng tượng vẽ qua điểm M đó một mặt trụ kín (S) như hình vẽ và áp dụng định lý Gauss cho
mặt kín (S) đó. Mặt trụ kín (S) có cùng trục với mặt trị mang điện, có các đường sinh song song với trục, có hai
đáy vuông góc với trục đó và cách nhau một khoảng l

Theo định nghĩa, thông lượng cảm ứng điện qua mặt trụ kín (S) bằng:
Φe =
maë

t truï
Dn dS = ∫
maë
t beâ
n
Dn dS + ∫
hai ñaù
y
Dn dS

Dễ dàng thấy rằng, tại mọi điểm của mặt bên Dn = D = const do đó:


maë
t beâ
n
Dn dS = ∫
maë
t beâ
n
Dn dS = D ∫
maë
t beâ
n
dS = D2πrl

Tại mọi điểm của hai mặt đáy, Dn = 0, do đó ∫


hai ñaù
y
Dn dS = 0

Áp dụng định lý Gauss ta có:


Φ e = D.2 πrl = Q (1)
trong đó Q là điện tích nằm trong mặt trụ (S); nếu gọi λ là điện tích trên một đơn vị chiều dài của mặt trụ (còn gọi
là mật độ điện dài), ta có:
Q = λl = σ2 πRl (2)

Từ (1) và (2) ta thu được:


4
Q λ σR
D= = = (3)
2 πlr 2πr r
Do đó:
D Q λ σR
E= = = = (4)
ε0 ε 2 πε0 lr 2πε0 εr ε0 εr
ur ur
Vậy: vector cảm ứng điện D (hay vector cường độ điện trường E ) do một trụ thẳng dài vô hạn mang điện
đều gây ra tại một điểm trong điện trường có phương vuông góc với mặt trụ điện, có chiều hướng ra ngoài mặt
trụ nếu mặt trụ mang điện dương, hướng vào trong mặt trụ nếu mặt trụ mang điện âm và có độ lớn được xác
định bởi (3) hay (4) đối với E.

Từ (3) và (4), ta nhận thấy D và E tỷ lệ nghịch với khoảng cách r ; ở gần mặt trụ ta cí thể thu được điện
trường rất mạnh.

Nếu mặt trụ thu lại thành một dây mảnh ( R ≈ 0 ) mật độ điện dài λ thì D và E do dây gây ra được xác định
bởi:
λ D λ
D= và E= =
2 πr ε0 ε 2 πε0 εr

Câu 3: Trình bày khái niệm lưỡng cực điện. Tác dụng của điện trường đều lên lưỡng cực điện.

3.1. Khái niệm lưỡng cực điện:

Lưỡng cực điện là một hệ hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu +q (q > 0) và –q, cách nhau
một đoạn l rất nhỏ so với khoảng cách từ lưỡng cực điện tới những điểm đang xét của trường. Để đặc trưng cho
tính chất điện của lưỡng cực điện người ta dùng đại lượng vector momen lưỡng cực điện hay momen điện của
uu
r uu
r r
lưỡng cực, ký hiệu là Pe . Theo định nghĩa: Pe = ql . Vector momen điện đặc trưng cho tính chất điện của lưỡng
cực điện.

3.2. Tác dụng của điện trường đều lên lưỡng cực điện:

uu
r uur
Giả sử có lưỡng cực điện Pe đặt trong điện trường đều E0 và nghiêng với đường sức điện trường một góc
uu
r uu
r
θ (hình 1). Lưỡng cực điện sẽ chịu một ngẫu lực F1 = qE0 và F2 = −qE0 có cánh tay đòn bằng l sin θ . Momen
ur
µ của ngẫu lực được xác định bởi:
ur r uu r r uur r uur ur uur uur
µ = l ∧ F1 = l ∧ qE0 = ql ∧ E0 hay µ = pe ∧ E0
ur uur
Dưới tác dụng của momen ngẫu lực µ , lưỡng cực điện bị quay theo chiều sao cho pe trùng với hướng của
uur uur uur
điện trường E0 . Ở vị trí này các lực F1 và F2 trực đối nhau. Nếu lưỡng cực là cứng ( l không đổi), nó sẽ nằm
cân bằng. Nếu lưỡng cực đàn hồi, nó sẽ bị biến dạng.

5
Câu 4: Trình bày các khái niệm:
+ Công của lực điện trường.
+ Thế năng của điện tích trong điện trường.
+ Điện thế, hiệu điện thế.
+ Khái niệm, tính chất mặt đẳng thế, mối liên hệ.

4.1. Công của lực điện trường:

q0 > 0 chuyển động trong điện trường của q (do q gây ra)
q0 q
F = q0 E = k
ε r2
ur r ur r q q
dA = Fdl = Fd r = k 0 2 dr
εr
N
N q q M dr q q 1
⇒ AMN = ∫ dA = k 0 2 .∫ 2 = −k 0 .
M εr M r ε rM
kq0 q kq0 q
⇒ AMN = − (1)
ε rM ε rN

Công thức (1) chứng tỏ rằng: công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện tích q 0 trong điện trường của
một điện tích điểm không phụ thuộc vào dạng của đường cong dịch chuyển mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu
và điểm cuối của chuyển dời.

4.2. Thế năng của điện tích trong điện trường:

Thế năng của điện tích điểm q0 tại một điểm trong điện trường là đại lượng có giá trị bằng công của lực tĩnh
điện trong sự dịch chuyển điện tích đó từ điểm đang xét ra xa vô cùng.
∞ ur r
WM = ∫ q0 E.d s
M

4.3. Điện thế, hiệu điện thế:


W
- Điện thế: Từ các công thức ta có nhận xét tỉ số không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích q 0 mà chỉ phụ
q0
thuộc vào các điện tích gây ra điện trường và vị trí của điểm đang xét trong điện trường. Vì vậy ta có thể dùng tỉ
W
số đó để đặc trưng cho điện trường tại điểm đang xét. Theo định nghĩa tỉ số V= được gọi là điện thế của
q0
điện trường tại điểm đang xét. Vậy điện thế tại một điểm trong điện trường là một đại lượng về trị số bằng công
của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm đó ra xa vô cùng.

- Hiệu điện thế: hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là một đại lượng về trị số bằng công của
lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một đơn vị điện tích dương từ điểm M tới điểm N.

4.4. Khái niệm, tính chất của mặt đẳng thế:


6
- Mặt đẳng thế: là tập hợp tất cả các điểm trong không gian có cùng hiệu điện thế:
kq
ϕ= = ϕ( x , y , z )
εr
- Tính chất:
+ Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một điện tích q0 trên mặt đẳng thế luôn bằng không.
+ Vector cường độ điện trường tại một điểm trên mặt đẳng thế vuông góc với mặt đẳng thế tại điểm đó.
.
ur
4.5. Liên hệ giữa cường độ điện trường E và điện thế ϕ

+ Điện trường đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
+ Điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công
⇒ Có một mối liên hệ giữa điện thế và điện trường.
Xét một điện tích chuyển động trong một điện trường có mặt đẳng thế bất kỳ.
dA = Fdx = qEx dx = qU = q (ϕ1 − ϕ2 )
⇒ Ex dx = ϕ 1 − ϕ 2 = − ( ϕ2 − ϕ1 ) = − dϕ
dϕ dϕ dϕ
Ex = − ; Ey = − ; Ez = −
dx dy dz
ur uuur uuuur uuuur  d r d r d r  uuuuu
r
E = Ex .i = E y . j + Ez .k =  i + j + k  .ϕ = − gradϕ = −∇ϕ
 dx dy dz 
ur
Vậy, vector cường độ điện trường E tại một điểm bất kỳ trong điện trường bằng và ngược dấu với grad của
điện thế tại điểm đó.

U ϕ1 − ϕ2
Hai mặt phẳng song song: E= = (ϕ1 > ϕ2 )
d d

Câu 5: Khái niệm, tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Hiện tượng điện hưởng một phần toàn phần.

5.1. Khái niệm vật dẫn cân bằng tĩnh điện:

Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Khi đặt trong điện trường, các điện tích trong vật dẫn được
phân bố lại.

Điều kiện cân bằng của vật dẫn:


uur
+ Vector cường độ điện trường tại mọi điểm bên trong vật dẫn phải bằng không: Etr = 0
uu
r
+ Thành phần tiếp tuyến Et của vector cường độ điện trường tại mọi điểm trên mặt vật dẫn phải bằng không:
uu
r ur uur
Et = 0, E = En

5.2. Tính chất của vật dẫn mang điện:

- Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế. Mặt vật dẫn là mặt đẳng thế.
- Trong vật dẫn cân bằng không có điện tích phân bố theo thể tích. Điện tích q chỉ được phân bố trên bề mặt
vật dẫn; bên trong vật dẫn điện tích bằng không.

5.3. Hiện tượng điện hưởng.

Hiện tượng các điện tích cảm ứng xuất hiện trên vật dẫn (lúc đầu không mang điện) khi đặt trong điện trường
ngoài được gọi là hiện tượng điện hưởng.

7
Điện hưởng một phần: nếu có một số đường sức từ vật A (nhiễm điện ban đầu), một số đường sức từ từ A
không đến B (vật dẫn cân bằng tĩnh điện) mà ra ∞ . Lúc này ta có hiện tượng điện hưởng một phần. Trong hiện
tượng điện hưởng một phần, độ lớn điện tích hưởng ứng (vật B) nhỏ hơn điện tích trên vật mang điện (vật A)

Điện hưởng toàn phần: nếu tất cả đường sức từ A đều đến B (trong trường hợp A mang điện tích dương, B
mang điện tích âm) gọi là điện hưởng toàn phần. Độ lớn của điện tích hưởng ứng bằng độ lớn của điện tích trên
vật mang điện qB = q A

Câu 6: Điện từ trường, khái niệm tính chất của đường cảm ứng từ. Từ thông, vector cảm ứng từ, vector
cường độ từ trường.

6.1. Điện từ trường:

Điện trường và từ trường đồng thời tồn tại trong không gian tạo thành một trường thống nhất gọi là trường
điện từ. Trường điện từ là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện. Trường điện từ có
năng lượng.

6.2. Khái niệm, tính chất của đường cảm ứng từ:

Đường cảm ứng từ là đường vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm của nó trùng với phương của
ur
vector cảm ứng từ B tại những điểm gần đấy. Chiều của đường cảm ứng từ là chiều của vector cảm ứng từ
(chiều của từ trường)

Tính chất:
+ Là những đường cong kín, không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
+ Từ trường là từ trường xoáy.
+ Mật độ đường sức từ cho biết độ lớn của cảm ứng từ. Ở đâu mật độ đường sức từ dày thì cảm ứng từ lớn
và ngược lại.

6.3. Từ thông, vector cảm ứng từ, vector cường độ từ trường:

Từ thông gửi qua điện tích dS là đại lượng về giá trị bằng:
ur ur
d Φ m = Bd S
ur ur
- Trong đó Br là vector cảm ứng từ tại một điểm bất kì trên điện tích ấy, d S là một vector nằm theo phương
của pháp tuyến n với diện tích đang xét, có chiều là chiều dương của pháp tuyến đó, và có độ lớn bằng chính độ
ur
lớn điện tích đó ( d S còn được gọi là vector điện tích)

- Để đặc trưng cho từ trường về mặt định lượng (mặt tác dụng lực), người ta đua ra một đại lượng vật lý:
ur r
vector cảm ứng từ. Vector cảm ứng từ d B do một phần tử dòng điện Idl gây ra tại điểm M, cách phâng tử một
đoạn r là một vector có:

+ Gốc tại điểm M.


r
+ Phương vông góc với mặt phẳng chứa phần tử dòng điện Idl và điểm M
r r ur
+ Chiều sao cho ba vector dl , r và d B theo thứ tự này hợp thành một tam diện thuận
+ Độ lớn (còn gọi là cảm ứng từ) dB được xác định bởi công thức:
µ0 µ Idl sin θ
dB = .
4π r2
uu
r
- Vector cường độ từ trường H tại một điểm M trong từ trường lag một vector bằng tỉ số giữa vector cảm ứng
ur
từ B tại điểm đó và tích µ0 µ :

8
ur
uu
r B
H=
µ0 µ

7. Thiết lập định lý Gauss cho từ trường.

Dựa vào tính chất xoáy của từ trường (tức tính khép kín của các đường cảm ứng từ), ta tính từ thông gừi qua
một mặt kín S bất kì.

Theo quy ước, đối với một mặt kín, người ta chọn chiều dương của pháp tuyến là chiều hướng ra phía ngoài mặt
đó. Vì vậy, từ thông ứng với đường cảm ứng từ đi vào mặt kín là âm (trường hợp điểm M1: α > 900 , do đó,
d Φ m = B.dS .cos α < 0 ); từ thông ứng với đường cảm ứng từ đi ra khỏi mặt kín là dương (trường hợp điểm M2;
α < 900 ; do đó, dΦ m > 0 ). Vì các đường cảm ứng từ là khép kín nên số đường đi vào mặt kín bằng số đường
đi ra khỏi mặt đó. Kết quả là, từ thông ứng với các đường cảm ứng từ đi vào mặt kín và từ thông ứng với các
đường đi ra khỏi mặt đó bằng nhau về trị số nhưng trái dấu. Vì vậy, từ thông toàn phần gửi qua mặt kín bất kì thì
bằng không. Đó là nội dung định lý Gauss đối với từ trường. Công thức biểu diễn định lí đó là:
ur ur
∫ B.d S = 0
Ñ
(S )

You might also like