You are on page 1of 5

Phần I: MỞ ĐẦU

Cây khoai tây ( Solanum tuberosum) là một trong những cây lương
thực chính của thế giới, xếp thứ tư sau lúa mỳ, gạo và ngô. Sản lượng
khoai tây hằng năm vào cuối những năm 1990 từ 270 triệu tấn đã tăng
đến 312 triệu tấn, chiếm 24% tổng sản lượng lương thực các loại, chiếm
50% sản lượng các loại cây có củ làm lương thực. Ở các nước khu vực
Châu Á và Thái Bình Dương, trong thế kỷ XX, cây khoai tây đã được
phát triển toàn diện với tốc độ nhanh so với các vùng khác trên thế giới.
Ở Australia, sản lượng khoai tây đã tăng gấp đôi, do năng suất đã tăng từ
14 tấn lên 29 tấn/ha. Ở Nhật Bản, diện tích trồng khoai tây đã giảm từ
214.000 còn 111.000 ha, nhưng sản lượng vẫn ở mức ổn định với 3,6
triệu tấn do năng suất tăng gần 80. Năm 2000, Trung quốc đã trở thành
nước dẫn đầu về sản xuất khoai tây trên thế giới.

Ở Việt Nam khoai tây là cây trồng mới nhập nội từ châu Âu do
người Pháp đưa vào năm1890. Trước năm 1970, diện tích trồng khoai tây
chỉ khoảng 2000 ha, sau đó tăng dần lên tới 102.000 ha ở năm 1979 -
1980 và cho đến nay đạt 180.000 ha. Năng suất khoai tây tăng rõ rệt từ 15
- 20 tấn/ha đến 35 - 40 tấn/ha. Hiện nay, khoai tây ở Việt Nam được sử
dụng làm thực phẩm cho người, được coi là loại rau sạch trên thị trường.
Là cây trồng ngắn ngày, khoai tây được nông dân Bắc Việt Nam sử dụng
để tăng vụ, cho hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vụ đông. Để cây khoai
tây đạt được năng suất cao thì chất lượng củ giống có vai trò quyết định.
Tuy nhiên trong thực tế, nông dân thường dùng khoai tây thương phẩm
để làm giống nên chất lượng không được bảo đảm, năng suất không
cao.Vì thế, để có những vụ khoai tây được mùa bội thu thì yếu tố về
giống là rất quan trọng và có rất nhiều cách bảo quản giống khoai tây
như: bảo quản trong hộ gia đình dùng giàn, hoặc quy mô công nghiệp thì
dùng kho lạnh... Việc bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh rất hiệu
quả và đã giúp tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản giống giảm xuống
dưới 10%, tăng năng suất thu hoạch từ 10% đến 15% so với trước. Đặc
biệt, đã giúp các địa phương chủ động về giống khoai tây trong sản xuất.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của kho lạnh như vậy, qua môn học
công nghệ bảo quản củ do Thầy Nguyễn Mạnh Khải là giảng viên chính,
chúng tôi đã được tìm hiểu hệ thống bảo quản khoai tây giồng trong kho
lạnh của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Phần II: NỘI DUNG:

Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng tôi đã tiếp thu được một số kiến
thức như sau:
1.Một số biến đổi của khoai tây sau quá trình thu hoạch:
1.1.Hô hấp của củ:
Hô hấp là quá trình trao đổi chất chủ yếu của các loại củ tươi với môi
trường. Nghĩa là củ tươi sử dụng gluxit dự trữ ở củ để oxi hoá, phân huỷ
các chất sinh ra năng lượng, cung cấp cho tế bào trong củ duy trì sự sống
.Quá trình hô hấp làm cho củ tiêu tốn vật chất, củ toả nhiệt và thoát mất
nước ra khỏi củ làm cho củ khô dần đi.
1.2.Mọc mầm ở củ:
Mọc mầm trong giai đoạn bảo quản củ tươi là quá trình biến đổi sinh
lý và kết thúc giai đoạn ngủ nghỉ của củ. Thời gian ngủ nghỉ của các loại
củ khác nhau là khác nhau. Khoai tây có thời gian ngủ nghỉ khoảng 3
tháng sau thu hoạch. Khi ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì củ chuyển từ
giai đoạn ngủ nghỉ sang nảy mầm từ các mắt ở vỏ củ, thành những chồi
cao-thấp khác nhau và mọc lá dần, tuỳ theo từng loại giống củ. Khi củ đã
nảy mầm thì giảm giá trị rõ rệt và có thể mất hẳn giá trị như không ăn,
không sử dụng được.Vì lúc này củ thường sinh độc tố tập trung nhiều ở
mầm và xung quanh mầm. Ở khoai tây mọc mầm không nên ăn vì có độc
tố solanin hại máu và ăn nhiều dẫn đến tử vong.
1.3.Thối hỏng:
Do sự xâm nhập của vi sinh vật: nấm, vi khuẩn...gây ra hiện tượng thối
hỏng:
+ Do nấm mốc (Helminthiospornim Solana gây bệnh bạc vỏ;
Thanatephorus cocumeric gây bệnh ung thư củ và Fusarium gây bệnh
thối củ).
+ Do vi khuẩn (Erwinia gây bệnh thối mềm; Corynebacterium
Sepedonium gây bệnh thối vòng thượng tầng; Seudomona solamaceraum
gây bệnh thối nâu.

2.Phương pháp bảo quản khoai tây bằng kho lạnh:


Khoai tây là nông sản tươi, hàm lượng nước trong củ tương đối cao,
trên 80%, khối lượng lớn, thuộc loại cồng kềnh, nên việc bảo quản khoai
tây khó khăn hơn việc bảo quản các loại nông sản bằng hạt. Có một số
phương pháp bảo quản khoai tây giống như sử dụng kho ánh sáng tán xạ
tự nhiên, kho lạnh...Tuy nhiên bảo quản khoai tây bằng kho lạnh là biện
pháp tối nhằm đảm bảo chất lượng giống tốt và ít hao hụt. Đây là phương
pháp tiên tiến nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Điều cần thiết là cần
đầu tư nguồn vổn xây dựng kho lạnh và có nguồn điện ổn định để vận
hành kho lạnh.
2.1.Xây dựng kho lạnh:
Trong quá trình đi thực tế và chúng tôi đã tìm hiểu được cấu tạo của
kho lạnh bảo quản khoai tây giống ở khoa nông học trường đại học Nông
Nghiệp Hà Nội như sau:
-Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng.
-Trần, nền, xung quanh kho bảo quản có panen cách nhiệt có 2 mặt là
tôn, giữa là lớp xốp có độ dày khoảng 10cm, có tỉ trọng 30kg/m3. Xốp
đảm bảo độ cứng, đứng lên không bẹp và cách nhiệt tốt hơn.
-Hệ thống giàn hơi lạnh có công suất lớn và quạt gió đặt trên cao và
trong cùng. Như chúng ta đã biết thì không khí nóng ở phía trên, không
khí lạnh ở phía dưới nếu đặt hệ thống giàn hơi lạnh và quạt gió ở phía
dưới thì hơi lạnh sẽ không lên trên được và không giữ lạnh được cho
khoai tây.
-Đường ống cung cấp hơi lạnh cho kho bảo quản.
-Bóng điện: khi nào kiểm tra thì bật bóng, trong cả quả trình bảo quản
kiểm tra khoảng 2-3 lần.
-Cửa có lớp đệm cao su để đảm bảo nhiệt không thoát ra bên ngoài.
2.2.Bảo quản khoai tây trong kho lạnh:
2.2.1.Đóng bao và xếp khoai vào kho:
- Những củ khoai được chọn làm giống cần những yêu cầu như :
+Không bị xây xát.
+Không bị sâu bệnh hại.
+Củ không bị dị hình.
Sau khi thu hoạch và phân loại thì đóng khoai vào bao tải loại mắt thưa
(càng thoáng càng tốt), mỗi bao khoảng 30kg rồi xếp vào kho. Chúng ta
tiến hành đóng bao tại nơi sản xuất rồi mang về. Hạn chế xây sát, dập nát
và cần làm lành củ giống trước khi đưa vào kho bảo quản. Củ giống sau
khi thu hoạch để khoảng 1 tuần trước khi cho vào kho lạnh để tạo solanin
chống thoát hơi nước và chống vi sinh vật tốt hơn.
-Khi bảo quản, củ giống không được xếp quá quạt gió, và xếp cách nền
15-20cm và có rãnh, xếp dọc để hơi lạnh có thể vào tất cả mọi nơi.
2.2.2.Vận hành máy:
- Chạy quạt mát, thông gió cho khối khoai khoảng 1 ngày.
- Hạ nhiệt độ dần dần, mỗi ngày hạ 1-2 C tới khi nhiệt độ trong kho bảo
quản khoảng 2-4 oC thì dừng lại. Hạ nhiệt độ dần dần để cho củ giống
từng bước thích nghi với điều kiện của nhiệt độ thấp.
- Giai đoạn bảo quản: nhiệt độ trong kho ổn định ở 4 oC. Ở nhiệt độ này
củ khoai ở trạng thái ngủ nghỉ, sự hô hấp ở mức rất thấp, kìm hãm sự mọc
mầm và hạn chế tối đa sự hoạt động gây hại của nấm, vi khuẩn.
- Bật quạt gió đuổi khí CO2 ra khỏi kho bảo quản.
- Ra kho: cần tính thời gian nâng nhiệt cách thời điểm trồng ít nhất 3
tuần.Ở giai đoạn này, nhiệt độ được nâng dần từ 4 oC lên bằng nhiệt độ
ngoài trời, tăng nhiệt độ bình quân 1,5 oC/ngày. Khi nhiệt độ trong kho
tăng lên bằng nhiệt độ ngoài trời thì ngừng vận hành máy và đưa khoai ra
ngoài.
-Trong quá trình bảo quản tiến hành kiểm tra khoảng 2-3 lần.
2.2.3.Những lưu ý khi sử dụng kho lạnh:
- Điều kiện nhiệt độ trong kho là yếu tố quyết định đến chất lượng củ
giống. Do vậy việc giữ nhiệt độ trong kho ổn định trong suốt quá trình
bảo quản rất quan trọng. Và khó khăn trong khâu bảo quản là vấn đề mất
điện. Mất điện có thể khiến cho nhiệt độ trong kho tăng, gây nguy hiểm
cho bảo quản khoai tây. Khi mất điện chúng ta có thể sử dụng máy phát.
- Ở nhiệt độ -2 oC là điểm đóng băng của khoai tây dẫn tới khoai bị hỏng,
còn khi ở -1 oC trong khoảng 1 tháng thì các mầm khoai sẽ bị hỏng. Để
an toàn trong kho lạnh không nên để nhiệt độ dưới 2 oC.
- Ẩm độ trong kho duy trì 75-80%. Nếu độ ẩm quá cao sẽ bị đọng nước,
khoai bị thối, nếu quá thấp, khoai bị mất nước nhanh và héo.
- Thông gió là để cung cấp oxi và khống chế độ ẩm trong kho.
2.2.4.Những ưu điểm khi bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh:
- Khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, khoai ở trạng thái ngủ nghỉ, sự hô hấp ở
mức rất thấp, kìm hãm sự mọc mầm và hạn chế tối đa sự hoạt động gây
hại của nấm, vi khuẩn.
- Hạn chế thối hỏng.
- Tạo được củ giốngcó mầm trẻ, khoẻ, khi trồng cho năng suất cao và ít
sâu bệnh..
- Hạn chế tỉ lệ hao hụt. Nếu máy vận hành tốt thì tỉ lệ hao hụt chỉ khoảng
5-7%.
- Nâng cao chất lượng củ giống khoai tây.

PhầnIII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


*Kết luận:
Qua quá trinh tìm hiểu và được quan sát trực tiếp kho lạnh chúng tôi đã
tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp ích cho việc học tập
tích luỹ kinh nghiệm để sau này ra trường có thêm nhiều hiểu biết về thực
tế hơn. Đặc biệt, qua việc được đi thực tế quan sát kho lạnh chúng tôi đã
hiểu rõ hơn về hệ thống cấu tạo kho lạnh và tầm quan trọng cũng như ý
nghĩa to lớn của nó đối vói nền sản xuất khoai tây trong nước nói riêng và
sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta nói chung. Từ lí thuyết và thực
tế thì chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
*Kiến nghị:
- Có thể sử dụng thuốc khử trùng xử lý củ giống trước khi đưa vào kho.
- Thu hoạch khoai tây phải đúng độ già. Củ sau khi thu hoạch xong được
lục hoá củ giống kết hợp làm lành vết thương trong điều kiện 30 oC, độ
ẩm 90% dưới ánh sáng tán xạ có cường độ cao khoảng 15 ngày. Lục hoá
củ khoai tây làm cho vỏ xanh, dày hơn, xuất hiện các hợp chất thứ cấp
như solanin có tác dụng bảo vệ củ.
- Do không có tập quán làm lạnh sơ bộ cho khoai tây giống nên rất nhiều
khoai tây bị hỏng trong khi bảo quản lạnh. Vì vậy, chúng ta nên hạ nhiệt
độ khi đưa củ giống vào trong kho và nâng nhiệt độ khi xuất củ giống ra
khỏi kho một cách từ từ để tránh ảnh hưởng tới sức sống của mầm khoai
tây giống.
- Xếp khoai theo chiều dọc để khí lạnh có thể lưu thông được toàn bộ
khối khoai.

You might also like