You are on page 1of 65

Lời giới thiệu

Thưa các thầy cô giáo,

Công nghệ ngày nay có khả năng xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa người học và người dạy
trên toàn thế giới. Sức mạnh của các phần mềm và mạng Internet đang thay đổi cơ hội tiếp
cận tri thức của chúng ta. Các phương pháp dạy và học sáng tạo giúp chúng ta xác định lại
những kinh nghiệm trong lớp học. Và học sinh ngày nay còn có nhiều kỳ vọng mới: ngoài
những kỹ năng cơ bản, họ cần phải thành thạo trong quan hệ hợp tác, giao tiếp, và quản lý
thông tin- tất cả các kỹ năng của thế kỷ 21- và những cơ hội tiếp cận với các công cụ phục vụ
học tập sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được những kỹ năng này.

Mục đích của chương trình Partners in Learning nhằm giúp nhà trường thúc đẩy việc học của
học sinh thông qua phát triển khả năng chuyên môn và lãnh đạo cho giáo viên. Cùng với
đồng nghiệp của mình, đội ngũ các chuyên gia giáo dục của Microsoft xin trân trọng cảm ơn
sự cống hiến tận tâm cho hoc trò cũng như nỗ lực học hỏi không ngừng của các thầy cô.
Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các thầy cô tạo ra một sự thay đổi, và giúp các
em học sinh nhận thức về khả năng của họ rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

Xin chân thành cảm ơn,

Daniel Maly
Giám đốc chương trình giáo dục
Tập đoàn Microsoft

1
Nội dung
Lời giới thiệu
Mục lục

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Tổ chức học tập truyền thống


Làm việc trước lớp
Làm việc độc lập

Phương pháp tổ chức học tập hiệu quả: phương pháp xây dựng
Sự khác biệt trong lớp học
Những sự khác biệt giữa học sinh
Các nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh
Các mức độ khác nhau trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh
Các nguyên tắc phân biệt học tập cơ bản
Các hình thức tổ chức học tập
Làm việc nhóm
Làm việc theo cặp
Làm việc cá nhân
Thiết kế tài liệu học tập và phiếu học tập có khả năng phân biệt
Chuẩn bị các nhiệm vụ khiến học sinh luôn bận rộn
Các giai đoạn của giáo dục dựa trên nguyên tắc xây dựng
Các loại bài giảng gợi ý
Các loại nhiệm vụ
Tổ chức học tập hợp tác
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề
Thảo luận hợp tác
Dùng đóng kịch như một phương pháp dạy học
Học tập hợp tác của Kagan
Dự án dạy học

So sánh phương pháp dạy học truyền thống với dạy học xây dựng
Yêu cầu về con người
Quan điểm của giáo viên
Quan điểm của học sinh

Vấn đề về kiểm tra và đánh giá

2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Địa lý
Chụp ảnh bầu trời đầy sao (để mô tả chuyển động quay)
Mô tả sự lên xuống mực nước của sông hoặc lạch
Biểu diễn sự thay đổi hàng ngày của nhiệt độ
Sử dụng những bức ảnh tự chụp để nói về một đất nước, khu vực hoặc phong cảnh bạn đến
thăm trong kì nghỉ hè
Tạo trang Web nói về tính chất địa lý của môi trường địa phương
Thiết lập báo tường hoặc bảng trưng bày về hiện tượng núi lửa
Thu thập thông tin về những trận động đất kinh hoàng nhất trong vài năm qua
Tạo sổ lịch bằng các bức ảnh chụp từ những chuyến thăm quan
Vẽ bản đồ về các khu vực xung quanh trường
Trưng bày các loại đá dùng Webcam hoặc máy chiếu
Vẽ bản đồ
Nhìn từ trên cao
Chuyến thăm quan ảo vòng quanh sở thú
Sở thú của tôi
Tấm bìa
Nhật thực, nguyệt thực
Nên đi du lịch ở đâu
Mực nước
Khí quyển
Nơi cư trú
Thời kỳ địa chất
Album nhiệt độ
Những giờ nắng
Một ngày mưa ở…
Dự báo thời tiết

Sinh học
Sử dụng các trang trình chiếu (slide) để biểu diễn quá trình nảy mầm của hạt
Giới thiệu các loài thực vật địa phương ở môi trường sống xung quanh
Đo nhịp tim sau khi tập thể thao và vẽ biểu đồ
Ghi âm tiếng chim hót
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
Viết bài luận về cuộc sống và sự nghiệp của nhà khoa học nổi tiếng
Thảm thực vật
Tạo ô chữ để học hình thái thực vật với các bức ảnh
Cập nhật thông tin về tiến hoá của loài người
Làm một đoạn phim ngắn về một thí nghiệm sinh học
Thiết kế nhãn vở của sách bài tập Sinh học
Sự tiến hoá của động vật và thực vật
Tác hại của khói thuốc lá
Văn học
Đọc bắt buộc
Bài luận làm ở nhà

3
Cuộc hành trình văn chương
Phòng trưng bày nghệ thuật Uffizi
So sánh trường phái nghệ thuật Phục hưng và Barôc
Trò trơi ô chữ văn học
Cuộc đời của một nhà thơ nổi tiếng
Nghiên cứu các mô típ trong nghệ thuật
Viết lời chú thích cho một tác phẩm kinh điển
Câu chuyện từ các bức ảnh/Đoạn phim ngắn/Nhật kí điện tử

Ngôn ngữ
Các thể loại báo chí
Báo hàng ngày

Toán học
Trò chơi dò mìn – Nâng cao khả năng toán học
Giải bài toán dựa trên đồ hoạ qua bảng tính
“Dựng hình” dùng công cụ Drawing
Biến đổi hàm số dùng hình ảnh minh hoạ
Rút gọn phương trình đại số - sử dụng Microsoft Equation
Học hàm số lượng giác bằng máy tính
Chứng minh một định đề hình học
Dự toán thu chi cho quán đồ ăn của trường
Sử dụng công thức tổng quát để tính các trị số của tam giác vuông
Xác suất – Sử dụng công thức RAND () tính trị số trung bình, phương sai và hàm suy rộng
Phân tích phép quy nạp hoàn toàn – so sánh phép đệ quy và hàm hiện
Biến đổi hàm số
Số nguyên tố
Vẽ biểu đồ công thức
Tiền lãi

Vật lý
Trình bày về thấu kính lồi
Khúc xạ ánh sáng lên thấu kính và phản chiếu từ gương
Bài toán về quãng đường - thời gian
Đánh giá về kết quả của đo đạc
Biểu diễn gia tốc không đổi xấp xỉ với chuyển động đều
Động lực của chuyển động của sóng
Mô hình lissajouse
Minh hoạ biểu đồ mạch
Phân tích mạch kết hợp
Sơ đồ nguyên lý của mạch thật
Đồ uống- giải pháp chung cho bài toán về nhiệt động lực học
Đo nhiệt độ của nước ở các thùng chứa khác nhau, có đậy nắp và không đậy nắp, và trong
các kiểu lò khác nhau
Tìm hiểu về phóng xạ
Giảng dạy về các hiện tượng phân rã phóng xạ

4
Giảng dạy về cộng hưởng
Giảng dạy về chuyển động với gia tốc không đổi
Giảng dạy về con lắc dao động
Giảng dạy về chuyển dộng Brown
Giảng dạy về ứng dụng thực tế của phản ứng dây chuyền
Định luật hấp dẫn của Newton, và chuyển động của các hành tinh

Lịch sử
Thẻ nhớ cho những nhân vật lịch sử nổi tiếng
Thiết kế một tờ báo lịch sử

Ngoại Ngữ
Tiểu sử
Từ vựng
Sự hiều kỳ về Paris
Phẫu thuật tạo hình
Siêu thị trực tuyến của tôi
Bạn thuộc chòm sao gì?
Nghỉ lễ thú vị
Lễ hội địa phương

Hóa học
Các chất bảo quản thực phẩm
Mô hình phân tử
Trò chơi

Công nghệ thông tin


Video giới thiệu về Ngày họp phụ huynh

5
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Tổ chức học tập theo phương pháp truyền thống


Làm việc trước lớp
Đây là mô hình được sử dụng thường xuyên nhất trong nền giáo dục Hungari hiện nay.
Mô hình này rất hữu dụng khi cần làm rõ một khái niệm mới hoặc trình bày nội dung
kiến thức mới cho học sinh. Những bài giảng kiểu này không có nhiều cơ hội cho học
sinh tham gia vào quá trình học. Hơn nữa, thu hút sự chú ý của cả lớp liên tục trong
khoảng thời gian 40-45 phút cũng là một việc tương đối khó cho giáo viên. Thầy giáo là
nguồn thông tin, và học sinh như một thùng chứa, tiếp nhận thông tin. Giao tiếp thường là
một chiều và bằng lời nói chỉ nhằm cung cấp (và nhận) thông tin. Không có nhiều tương
tác giữa giáo viên và học sinh.

Làm việc độc lập


Với mô hình làm việc này, học sinh có thể làm bài tập đơn lẻ, theo cặp, hoặc theo nhóm.
Điều quan trọng là học sinh làm việc độc lập. Các nhiệm vụ/bài tập đưa ra không được
điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của học sinh, mà tất cả học sinh đều làm bài tập như
nhau. Sự khác nhau về tính cách và năng lực của học sinh không được xét đến khi lựa
chọn nhiệm vụ để giao cho học sinh.

Các kỹ thuật tổ chức học tập hiệu quả: Phương pháp dạy học xây dựng.
Dạy học xây dựng là một thuật ngữ chung chung. Đây không phải là một phương pháp
mà chỉ là một cách tiếp cận dựa trên giả thuyết tri thức được phát triển (xây dựng) bởi
bản thân chủ thể thông qua việc tham gia tích cực vào quá trình nhận thức. Quá trình tư
duy này cũng đòi hỏi học sinh phải hợp tác với nhau. Một khung chương trình giáo dục
đã được giản lược và thiết kế theo cấu trúc cố định không thể cung cấp cho học sinh
những kinh nghiệm này mà chỉ có các tình huống thực tế mới có thể làm được điều đó.
Việc tạo ra một môi trường học phức hợp là điều vô cùng cần thiết. Nguồn kiến thức
không còn là sách vở và giáo viên nữa, mà từ đời sống. Học sinh có cơ hội để tìm kiếm
các giải pháp cho những vấn đề thực tế trong các tình huống như thật theo nhiều cách và
nhiều kỹ thuật khác nhau trong nhóm của mình. Dạy học xây dựng đòi hỏi phải có điều
kiện học tập đặc biệt mà ở đó học sinh có thể hợp tác và giúp đỡ nhau. Học có thể sử
dụng một loạt các công cụ, các nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề và đạt được mục
tiêu của mình.
Một số phương pháp sư phạm và chiến lược học tập (như học tập dựa trên dự án và học
tập dựa trên vấn đề) có thể được vận dụng trong những lớp học có máy tính cá nhân. Các
lớp học được trang bị máy tính cá nhân phù hợp cho việc dạy học theo các phương pháp
hiện đại hơn nhiều so với các lớp học kiểu truyền thống, thậm chí những lớp học này
không cần phải có đủ máy tính cho từng học sinh. Nếu tổ chức học tập hợp lý và điều
kiện làm việc thuận lợi, một lớp học với 1-2 máy tính cá nhân cũng có thể thực hiện quá
trình nhận thức hợp tác. Một phòng học IT điển hình với không gian chật hẹp và bàn ghế
không thể di chuyển linh hoạt sẽ không thuận tiện cho việc tích hợp các thiết bị công
nghệ thông tin hiện đại vào quá trình giáo dục.

6
Sự khác biệt trong lớp học
Làm việc trước lớp không tạo cơ hội cho giáo viên quan tâm đến sự khác biệt của từng học
sinh trong lớp.

Những sự khác biệt giữa học sinh


• Sự khác biệt về hoàn cảnh xuất thân- hoàn cảnh gia đình (ngôn ngữ, các hệ giá trị, kiến
thức,)
• Sự khác biệt về khả năng nhận thức:
- Nhận thức (những nội dung gì có thể dạy được cho một học sinh khuyết tật, ví dụ:
học sinh khiếm thị hoặc khiếm thính)
- Độ tập trung
- Trí nhớ
- Tư duy và ngôn ngữ - 7 dạng thông minh
Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic)
Thông minh Suy luận – Toán học (Logical – Mathematical)
Thông minh Âm nhạc (Musical)
Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial)
Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic)
Thông minh Tương tác – Giao tiếp (Interpersonal)
Thông minh Nội tâm (Intrapersonal)
• Học sinh có tính cách khác nhau sẽ khác nhau về:
- Phong cách học
- Động cơ
- Thái độ
- Sở thích
- Ưu thế của bán cầu não
• Giới tính
• Dân tộc/ Tôn giáo

Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh

Những nguồn khác biệt nêu trên khiến giáo viên khó tránh khỏi việc chấp nhận một thái độ
mới trong dạy học và phải thu nạp thêm những phương pháp và thủ thuật mới cho vốn
chuyên môn của mình.
Các câu hỏi quan trọng nhất để suy ngẫm:
• Tôi có thể dạy tốt hơn bằng cách nào?
• Tôi có thể giúp học sinh bằng cách nào?
• Tôi có thể khiến thái độ của học sinh trở nên tích cực hơn bằng cách nào?

Các mức độ khác nhau trong việc tổ chức học tập dựa trên sự khác biệt của học sinh

Tạo nhóm dựa trên sở thích của học sinh


Các nhóm sẽ được phân chia đồng đều và từng học sinh trong từng nhóm được giao nhiệm
vụ như nhau. Các thành viên nhóm không nhất thiết phải hợp tác với nhau. Học sinh sẽ được
giao các nhiệm vụ làm việc một mình, độc lập với nhau. Trong những trường hợp như vậy,
có thể hình thành các nhóm lớn hơn.

7
Tuy nhiên, với các bài tập yêu cầu sự hợp tác trong nhóm thì mỗi nhóm chỉ nên có từ 3-5
người. Kiểu tổ chức nhóm này đặc biệt phù hợp khi làm việc với học sinh năng khiếu hoặc
trong trường hợp học sinh cần phải học đuổi những thành viên khác trong lớp.

Phân loại theo nội dung


Học sinh được chia nhóm đồng đều theo năng lực. Vì các thành viên trong nhóm sẽ làm việc
độc lập nên không nhất thiết phải lập nhóm nhỏ từ 3-5 người. Mỗi học sinh tự hoàn thành
nhiệm vụ của mình độc lập, theo cách riêng của mình.

Tổ chức nhóm
• Hợp tác giữa các thành viên
• Nhóm từ 3-5 thành viên có thể được phân chia theo đồng nhất hoặc lẫn lộn
• Các thành viên nhóm làm cùng một nhiệm vụ
• Mỗi thành viên có năng lực khác nhau nhận nhiệm vụ có nội dung khác nhau

Phân loại theo yêu cầu học tập


Hình thức phân loại này tạo điều kiện hòa nhập cho những học sinh thiểu năng hoặc những
học sinh gặp khó khăn trong học tập. Học sinh được chia thành nhóm tùy theo năng lực. Các
yêu cầu trong khung chương trình đối với những học sinh này khác với những yêu cầu chung
cho các thành viên khác trong lớp. Những học sinh này tự làm nhiệm vụ độc lập hoặc hợp tác
với các bạn trong nhóm.

Các nguyên tắc cơ bản về phân biệt

Kiến thức về các phương pháp phân biệt


Để thực hiện các hình thức phân nhóm đa dạng này đạt hiệu quả, giáo viên phải thực sự quen
thuộc với những khái niệm nêu trên, phải biết sử dụng chúng như thế nào, phải biết những lợi
ích từ việc áp dụng chúng và phải có khả năng xử lý các vấn đề có thể nảy sinh trong quá
trình dạy học.

Đường hướng
Cách dạy học này sẽ thực sự thành công nếu giáo viên nắm vững quá trình học tập đa mức độ
và dám thực hiện nó.

Các lĩnh vực phân biệt


Các hình thức tạo nhóm luôn được xác đinh theo các tiêu chí sau:
• Nội dung môn học
• Yêu cầu giáo dục và phương pháp giảng dạy
• Nhu cầu cá nhân của học sinh

Tính linh hoạt


Phân biệt không phải là lý do để dán mác hoặc lựa chọn học sinh. Tất cả học sinh đều phải
được giao khối lượng công việc ở mức độ tối đa có thể phát huy được khả năng của họ trong
một khoảng thời gian nhất định.

8
Các hình thức tổ chức trong học tập
Làm việc nhóm

Số lượng người trong nhóm

Nhóm nhỏ nhất phải có ít nhất là 3 thành viên vì nếu ít hơn sẽ là làm việc đôi hoặc đơn lẻ.
Một nhóm lý tưởng là nhóm có 4 người, vì như vậy mối thành viên trong nhóm có thể đảm
nhận một nhiệm vụ nhỏ; hơn nữa nhóm 4 người sẽ dễ dàng chia thành cặp để làm việc khi
cần thiết.
Một nhóm có hơn 6 thành viên sẽ rất khó quản lý, do đó một số học sinh có thể sẽ không chịu
tham gia vào công việc hoặc thậm chí còn làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.

Tổ chức nhóm theo phân loại đồng đều hoặc hỗn hợp
Các nhóm phân loại đồng đều khi:
• Trong một môn học cụ thể, hầu hết học sinh có cùng trình độ, cùng năng lực và cùng
sở thích.
Các nhóm phân loại hỗn hợp khi:
• Trong một môn học cụ thể, có sự khác biệt rõ ràng về sở thích và năng lực của học
sinh.

Trong trường hợp thứ hai, nên giao nhiệm vụ cho từng học sinh để đảm bảo rằng mỗi học
sinh đều tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng của mình. Kiểu làm việc nhóm này là
một chứng minh cho lý thuyết rằng học sinh có thể học tập lẫn nhau một cách hiệu quả nhất.

Các vai trò trong nhóm


Hợp tác hiệu quả dựa trên việc phân chia công việc đồng đều và chịu trách nhiệm chung.
Điều này có thể đạt được thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm.

Giao nhiệm vụ và trách nhiệm trong nhóm có thể có 2 tác dụng:


Một là giúp củng cố lại những kỹ năng xã hội sẵn có, hai là tạo ra và nâng cao những kỹ năng
mới.
Học sinh không thể có khả năng tự tổ chức nhóm làm việc ngay từ ban đầu, vì vậy giáo viên
nên giúp học sinh phân vai trong nhóm (như: nhóm trưởng, người ghi chép, người vẽ và
người báo cáo). Như vậy, giáo viên vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa có thể đảm bảo rằng
mỗi học sinh đều đã được giao nhiệm vụ phù hợp nhất với khả năng của họ. Tuy nhiên, học
sinh cũng nên có cơ hội được thử sức ở những nhiệm vụ mới. (Ví dụ; những học sinh luôn
được đảm nhiệm vai trò là trưởng nhóm cần phải học cách thể hiện sự tôn trọng và hợp tác
với các thành viên khác khi họ đang thực hiện nhiệm vụ. Hoặc những học sinh rút rè nên
được động viên phát biểu trước đông người)

Mặc dù việc giao các vai trò cụ thể không quan trọng đối với học sinh lớp lớn hơn, nhưng
vẫn nên giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp trong từng môn học để nâng cao tinh trách nhiệm cho
học sinh.

9
Cách tạo nhóm
Một nhóm có thể hình thành ngẫu nhiên theo lựa chọn của học sinh hoặc theo sự sắp xếp có
chủ ý của giáo viên. Rõ ràng, cách tạo nhóm thứ 2 sẽ giúp giáo viên đạt được mục tiêu giảng
dạy của mình một cách tốt nhất vì nó có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc hợp tác thành
công đó là:
• Năng lực và kiến thức
• Sự thông cảm cá nhân
• Cân bằng về giới
• Dân tộc/Tôn giáo

Ưu điểm của làm việc nhóm


Việc sắp xếp nhóm tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách và các thang giá trị của học sinh:
• Suy nghĩ cùng nhau
• Khả năng điều chỉnh
• Khả năng hợp tác
• Tranh luận/ thuyết phục
• Tôn trọng người khác, khoan dung với các quan điểm khác nhau
• Kinh nghiệm làm việc nhóm

Làm việc theo cặp

Khái niệm “làm việc theo cặp” và “đôi bạn cùng học”
• “Làm việc theo cặp” là khi hai học sinh có cùng khả năng cùng thực hiện một nhiệm
vụ. Đây được gọi là cặp đồng nhất.
• “Đôi bạn cùng học” là khi trong hai học sinh, một học sinh học yếu hơn học sinh kia.
Học sinh khá hơn sẽ đóng vai trò “giáo viên” (dạy trong khi học). Đây được gọi là
cặp hỗn hợp.

Một số điểm cần lưu ý khi sắp xếp cặp làm việc:
Lý tưởng nhất là cặp đôi khi làm việc với nhau, yêu quý và ủng hộ nhau.

Các kiểu cặp đôi


Cặp đôi hợp tác với nhau có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ (đọc, viết, đếm, suy nghĩ)

Cách tạo cặp đôi làm việc


Có thể tạo cặp làm vệc cùng nhau thường xuyên hoặc tạm thời, hoặc chỉ làm việc cùng nhau
khi học một môn học cụ thể (Ví dụ: cặp đôi học Toán)

Làm việc nhóm hay làm việc theo cặp?


Kinh nghiệm cho thấy học sinh từ dộ tuổi 6 đến 10 làm việc hiệu quả nhất khi được sắp xếp
vào cặp đôi làm việc phù hợp (như nêu ở trên), và cùng hợp tác làm việc trên cở sở bình
đẳng.

10
Làm việc cá nhân

Khái niệm về làm việc cá nhân.

Mỗi học sinh đều có khả năng khác nhau và phong cách học khác nhau. Điều này cần phải
được xem xét đặc biết là đối với những học sinh có những mặt mạnh hoặc mặt yếu cụ thể nào
đó. Lập kế hoạch để phát triển kỹ năng của từng cá nhân học sinh được gọi là “cá thể hóa”.
Việc này đặc biệt có hiệu quả đối với những học sinh có năng khiếu hoặcvới những học sinh
cần phải đuổi kịp các bạn khác trong lớp.

Sự khác nhau giữa nhiệm vụ cá thể hóa và nhiệm vụ độc lập:

Nhiệm vụ độc lập là nhiệm vụ có thể được thực hiện một mình, theo cặp hoặc theo nhóm.
Điểm quan trọng là học sinh phải làm việc độc lập. Nhiệm vụ “cá thể hóa” là nhiệm vụ đã
được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Làm việc “cá thể hóa” từng phần


• Tất cả học sinh có cùng trình độ, làm cùng một nhiệm vụ một cách độc lập.
• Sự khác nhau giữa làm việc cá thể hóa từng phần và làm việc nhóm: làm việc cá thể
hóa từng phần là hoạt động độc lập không có sự hợp tác còn đặc trưng của làm việc
nhóm là có sự hợp tác.

Thiết kế tài liệu học tập và phiếu học tập có khả năng phân biệt

Làm thế nào để tạo ra một phiếu học tập cho một quá trình học tập với 3 mức độ khác nhau?
(*, **, ***)
Mức 1 Mức 2 Mức 3
• Dễ hơn Một phiếu học tập được soạn • Khó hơn
• Đơn giản hơn riêng cho học sinh “trung • Phức tạp hơn
• Ít thông tin hơn bình” • Nhiều thông tin hơn (
• Nhiều tranh ảnh và (Tùy theo mục tiêu giảng dạy chủ yếu là bằng lời)\
minh họa hơn của từng bài cụ thể, phiếu có • Ngôn từ diễn đạt khó
• Vui vẻ hơn thể được dùng để trình bày, hơn và phức tạp hơn
• Cỡ chữ to hơn nếu cần ôn tập,luyện tập hoặc tóm tắt • Cỡ chữ có thể nhỏ hơn.
hoặc từ có thể được chia bài.v.v)
nhỏ thành các âm tiết Phiếu sẽ được sử dụng cho
cả lớp khi làm những bài tập
làm trước lớp.

Chuẩn bị các nhiệm vụ khiến học sinh luôn bận rộn


Học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo các hình thức tổ chức học tập khác nhau dĩ
nhiên là không bao giờ cùng hoàn thành nhiệm vụ tại cùng một thời điểm. “Khoảng thời gian
nhàn rỗi” lúc này có thể khiến nhiều giáo viên lo ngại. Mục đích của phần này là đưa ra một
vài ví dụ về các nhiệm vụ ngắn và hướng dẫn cách thiết kế các nhiệm vụ tương tự nhằm giúp
giáo viên tránh được tình trạng học sinh nhàn rỗi và tận dùng những khoảng trống này để
phát triển năng lực cho học sinh hoặc giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ.

11
Các loại bài tập khiến học sinh luôn bận rộn
• Các bài tập hấp dẫn, các trò chơi thú vị làm tài liệu bổ trợ cho học sinh tài năng
• Các bài tập vui làm bài tập thực hành thêm để theo kịp những học sinh khác trong lớp
• Cac bài tập ngắn và đơn giản trợ giúp các học sinh trung bình hoàn thành nhiệm vụ
được giao

Các dạng bài tập này nên:


• ngắn (không nên mất quá nhiều thòi gian)
• định ra mức độ khó cụ thế ( tạo cho học sinh cảm giác thành công/hoàn thành nhiệm
vụ)
• vui và thú vị (tạo hứng thú cho học sinh)

Các giai đoạn của dạy học xây dựng

• Tạo hứng thú: Bằng cách lựa chọn một chủ để gây húng thú cho học sinh và thậm chí
có thể tạo ra sự xung đột về quan điểm
• Tạo nhóm: tạo sự đa dạng ngay trong các nhóm (năng lực, giới tình, và dân tộc/tôn
giáo)
• Phát triển tinh thần đồng đội: tìm hiểu những đặc điểm và quan điểm chung để tạo
sức mạnh liên kết trong nhóm.
• Chọn chủ đề/nhiệm vụ: nhiệm vụ đưa ra được cả lớp chia thành các nhiệm vụ nhỏ
hơn và mỗi nhóm chịu trách nhiệm một nhiệm vụ nhỏ, mỗi cá nhân phải đóng góp
một phần việc để tạo nên kết quả chung của nhóm.
• Phân chia nhỏ nhiệm vụ: Các nhiệm vụ lại được chia nhỏ trong mỗi nhóm và mỗi
thành viên lại chịu trách nhiệm hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ của riêng họ.
• Chuẩn bị cho nhiệm vụ của mình: Học sinh độc lập sưu tầm và xử lý tài liệu cho
nhiệm của riêng họ. Học sinh được phép giúp đỡ nhau để ai cũng có cảm giác hoàn
thành nhiệm vụ thực sự.
• Các thành viên thảo luận về các nhiệm vụ của họ trong nhóm
• Chuẩn bị báo cáo chung của nhóm: Các thành viên của nhóm tranh luận, thuyết phục
và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc cùng nhau.
• Bài báo cáo của nhóm: Các nhóm báo cáo kết quả công việc trước lớp.

Đánh giá
- Các nhóm đánh giá bài báo cáo về các nhiệm vụ nhỏ của các thành viên
- Cả lớp đánh giá bài báo cáo
- Giáo viên đánh giá các bài báo cáo và dự án của các nhóm
- Tổng quan về kết quả của công việc: Từng học sinh đóng góp vào quá trình học tập của
nhóm họ như thế nào?

Các bài giảng gợi ý


• Xử lý tài liệu mới
• Luyện tập
• Ôn tập, đánh giá, đo lường thăm dò

12
Các loại nhiệm vụ:
• Giải quyết vấn đề cho nhóm
• Sáng tạo
• Nghiên cứu/quan sát
• Tranh luận, thảo luận
• Kiểm tra, đánh giá

Tổ chức học tập hợp tác


Dạy học hợp tác sử dụng một số phương pháp nhằm biến quá trình học tập thành một hoạt
động xã hội. Điểm quan trọng là việc hợp tác của học sinh giống như một nhóm đồng sự. Có
rất nhiều phương pháp học tập và giáo dục hợp tác (phương pháp dự án, thảo luận, giải quyết
vấn đề, và quan sát .v.v).
Bạn có thể tìm được các bộ sưu tập lớn nhỏ bao gồm các thủ thuật, các bài tập và những gợi
ý thực hiện các phương pháp này. Tuy nhiên, hiện nay không phải chỉ có một phương pháp
hợp tác cụ thể nào đó là đúng, mà có thể có tới hàng trăm bài tập và thủ thuật sẵn có.
Vì vậy, không nên gò ép theo một phương pháp này hay phương pháp kia mãi mãi, mà hãy
chọn một giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của bạn, và hãy áp dụng các
phương pháp khác nhau vào những tình huống khác nhau.

Học tập dựa trên giải quyết vấn đề

Ngoài việc truyền tải kiến thức, phương pháp này còn hướng tới phát triển kỹ năng hợp tác
và giải quyết vấn đề cho học sinh. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề đòi hỏi học sinh phải tự
nghiên cứu, phải có khả năng nhận ra được mấu chốt của vấn đề, và phải có kiến thức nhất
định về công nghệ. Phương pháp này còn hướng tới phát triển những kỹ năng đó. Giáo viên
đóng vai trò của một cộng tác viên hoặc một nhà tư vấn.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học. Học sinh học tập hợp
tác với nhau trong nhóm, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của thực tế. Đồng thời họ học
cách sắp xếp việc học tập của mình theo cách hiệu quả nhất. Điều quan trọng của phương
pháp này là sử dụng kỹ năng của người học để thu được kiến thức chứ không phải chỉ đơn
thuần là tiếp nhận kiến thức sẵn có.
Ở những lớp học sử dụng phương pháp này, học sinh nhận thấy rõ việc học trở thành một quá
trình tìm kiếm kiến thức như thế nào. Học sinh phát triển phương pháp tư duy độc lập, điều
giúp họ liên hệ những thông tin tìm được với mục đích cần phải sử dụng những thông tin đó.
Thành công trong giải quyết vấn đề và của quá trình học tập phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động của học sinh trong và ngoài lớp học. Thực hiện nhiệm vụ trong nhóm không những tiết
kiệm được thời gian mà còn phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ của các thành viên
trong nhóm.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề là một phương pháp mới, sử dụng phương pháp dạy học
xây dựng để trình bày kiến thức mới dưới dạng một vấn đề cần được giải quyết.

13
Các bước cơ bản thực hiện phương pháp này
a) Xác định nhiệm vụ
b) Xác định các chiến lược tìm kiếm thông tin
c) Xác định dữ liệu và nguồn tìm kiếm thông tin (ở đâu)
d) Sử dụng thông tin và giải quyết vấn đề
e) Tổng hợp
f) Đánh giá

Thảo luận hợp tác

Đây là một cách để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh rất hiệu quả. Trong
quá trình thảo luận tất cả các thành viên đều có cơ hội được nói (miễn là phải tuân thủ các
nguyên tắc)

Các bước tiến hành phương pháp này như sau:

a) Người điều hành thảo luận đưa ra một vấn đề cần thảo luận có liên quan đến môn học
b) Các vấn đề thảo luận được trưng bày trong phòng học
c) Các học sinh sẽ đứng tại một vấn đề thảo luận mà họ chọn tùy theo quan điểm và cảm
nhận
d) Sau khi sắp xếp nhóm thảo luận, người điều hành sẽ ra hạn thời gian để các nhóm thu
thập các ý kiến ủng hộ
e) Sau khi thu thập đủ các ý kiến tranh luận, các nhóm cử người phát ngôn cho nhóm của
mình
f) Người phát ngôn ngồi xung quanh một chiếc bàn và nhận “thẻ thảo luận” (3-6 thẻ, tùy
thuộc vào thời gian và số lượng người tham gia)
g) Các thành viên đứng đằng sau người phát ngôn của nhóm mình và cũng nhận được các
thẻ thảo luận. Những chiếc thẻ này cho phép các thành viên được tham gia vào cuộc thảo
luận. Thay vào đó, các thành viên cũng có thể đưa thẻ cho người phát ngôn khi người
phát ngôn đã dùng hết thẻ của mình mà vẫn còn ý kiến tranh luận.
h) Khi người phát ngôn nêu lên một trong các ý kiến tranh luận của mình, họ phải đặt một
thẻ lên giữa bàn. Số lượng thẻ giúp xác định số lượng các ý kiến. Một ý kiến tranh luận
trị giá một tấm thẻ. Sử dụng thủ thuật này, giáo viên không những kiểm soát được thời
gian của buổi thảo luận mà còn rèn luyện cho học sinh cách trình bày quan điểm bằng
những ngôn từ chính xác và ngắn gọn.

Dùng kịch như một phương pháp dạy học


Đóng kịch sáng tạo cũng là một nỗ lực giúp biến kiến thức thành của mình
Các khái niệm cơ bản là: Vai diễn và Đặc điểm của vai diễn. Điều này có nghĩa là khi đóng
một vai nào đó, học sinh phải cố gắng hình dung ra họ sẽ phải làm gì trong vai đó hoặc trong
một tình huống cụ thể. Tùy theo yêu cầu, họ có thể là chính họ trong một tình huống nhất
định hoặc có thể phải đóng vai một nhân vật khác với những tính cách nhất định. Nhưng kể
cả khi phải đóng vai một nhân vật khác, thì tính cách riêng của học sinh sẽ tương tác với tính
cách của nhân vật mà họ cần diễn tả. Đó chính là cách để họ có thể hiểu được vấn đề thông
qua trải nghiệm của chính mình một cách lý tưởng nhất.

14
Các bài tập tình huống khác nhau yêu cầu các mức độ thấu cảm khác nhau.
Ví dụ
a) Các bài tập đơn giản để tăng sự hiểu biết
b) Đưa ra tình huống khó xử, đưa ra quyết định
c) Quyết định chung
d) Dựng cảnh
e) Kịch hóa các câu chuyện nổi tiếng
f) Các trò chơi tình huống
g) Phỏng dụ
h) Hoạt cảnh, phân loại ảnh
i) Thử nghiệm
j) Tranh luận

Vai trò của kịch trong quá trình học tập


Câu hỏi ở đây không chỉ đối với kịch mà với bất kỳ một phương pháp nào được tiến hành
dựa trên một một hoạt động: Hoạt động này nên tiến hành trước hay sau khi giáo viên trình
bày về chủ đề mới (một bài trình bày như vậy có diễn ra trong giờ học không)? Theo quan
điểm truyền thống kịch là một trò chơi mà chỉ nên bắt đầu khi nhiệm vụ chính đã hoàn thành;
hơn nữa, khó có thể đóng kịch khi học sinh chưa học gì về nội dung môn học. Điều này đôi
khi có thể đúng hoặc không đúng. Trong nhiều trường hợp, việc “biểu diễn” cũng chẳng còn
thú vị khi học sinh đã biết chính xác họ phải diễn thế nào. Ngược lại, khi học sinh thể hiện
một vai diễn trong một tình huống cụ thể, họ có thể thu được những kinh nghiệm cá nhân để
liên hệ với những kiến thức mới học.

Học tập hợp tác của Kagan

Cuốn “Học tập hợp tác” của Tiến sĩ Spence Kagan được xuất bản năm 1985 (nhà xuất bản
San Clemente, CA: Kagan). Cuốn sách này là bộ sưu tập đầy đủ và mới nhất về các phương
pháp hợp tác. Cuốn sách không liên quan đến một phương pháp nào; nó được biết đến với tên
gọi là Phương pháp Kagan. Đó là một bộ sưu tập các phương pháp được phân chia theo kỹ
năng. Phương pháp Kagan dựa trên sự hợp tác và quan tâm đến sự khác biệt của từng cá nhân
học sinh.

Quá trình học tập này có 2 mục tiêu:


• Mục tiêu môn học: nhằm phát triển kỹ năng nhận thức dựa trên nội dung dạy học
• Mục tiêu xã hội: Thứ nhất, học sinh được giao trách nhiệm. Thứ hai, nội dung môn
học được lĩnh hội thông qua các hình thức tổ chức học tập khác nhau dựa trên sự hợp
tác, qua đó phát triển kỹ năng xã hội của học sinh.
Học tập dựa trên sự hợp tác là mức độ cao nhất của việc học tập theo nhóm. Với hình thức
này, các thành viên của nhóm phụ thuộc vào nhau rất nhiều. Kết quả là họ học được các kỹ
năng xã hội trong khi lĩnh hội những kiến thức hoàn toàn liên quan đến nội dung môn học.
Giáo viên không mong muốn (yêu cầu) học sinh phải có được những kỹ năng này; thay vào
đó, giáo viên sử dụng các phương pháp hợp tác khác nhau để tạo điều kiện cho họ phát triển
những kỹ năng đó.

15
Trái với phương pháp Kagan, phương pháp làm việc nhóm kiểu truyền thống không yêu cầu
hợp tác chặt chẽ và thành công không nhất thiết phụ thuộc vào sự đóng góp của các thành
viên trong nhóm.
Việc tổ chức quá trình học tập dựa trên 6 yếu tô chính

Một nhóm
• Một nhóm làm việc hợp tác bao gồm 3-6 thành viên cố định. Giữa các thành viên có
một sư liên hệ chặt chẽ; họ biết, chấp nhận, và ủng hộ lẫn nhau.
• Đó là một nhóm được hình thành hỗn hợp: theo khả năng, giới tính, sự yêu quý, và
tôn giáo
• Cách hình thành nhóm: ngẫu nhiên hoặc chủ định
• Trách nhiệm trong nhóm: ví dụ:
- Một người ghi chép chịu trách nhiệm về độ chính xác của bài nói
- Một người chịu trách nhiệm theo dõi thời gian
- Một người chịu trách nhiệm theo dõi đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm làm
tốt nhiệm vụ của mình và duy trì sự giao tiếp hiệu quả trong nhóm.
- Một người phát ngôn chịu trách nhiệm liên lạc với giáo viên, báo cáo về công
việc của nhóm và trình bày khi nhiệm vụ đã hoàn thành.
- Giao nhiệm vụ trong nhóm, sắp xếp công việc, xác định chiến lược , (vi dụ
chiến lược “bàn tròn”, “xoay chữ” (word rotation) hay “ mosaic” v.v…)

Quản lý lớp học


• Lớp học phải được bố trí để học sinh có thể liên hệ với các thành viên trong nhóm dễ
dàng. Bạn nên sử dụng các ký hiệu hoặc tín hiệu quy ước (mà đã được cả lớp thống
nhất quy định) để kiểm soát tiếng ồn khi làm việc nhóm.
• Để tạo điều kiện cho công việc được thực hiện trôi chảy và thành công, vị trí của các
dụng cụ và vị trí làm việc nên luôn cố định.

Mục đích hợp tác


Có 3 cách phát triển và duy trì mục đích hợp tác của học sinh:
• Xây dựng một cộng đồng (nhóm, lớp)
• Các nhiệm vụ hợp tác
• Sử dụng tiêu chí khen thưởng và đánh giá

Thiện chí hợp tác


Sử dụng một số hoạt động để phát triển kỹ năng xã hội
• Làm mẫu
• Cùng diễn xuất
• Đóng vai
• Quan sát
• Hỗ trợ nhau
• Xác định/Giao trách nhiệm

16
Các nguyên tắc cơ bản của học tập dựa trên hợp tác
Học tập hợp tác sẽ xảy ra khi tuân thủ tất cả các nguyên tắc sau đây:
4 nguyên tắc cơ bản (theo Spencer Kagan)

a) Tương tác song song: Có nhiều cơ hội tương tác giữa học sinh với nhau trong quá trình
học, vì vậy thời gian tham gia tích cực của từng cá nhân học sinh được nhiều hơn so với lớp
học theo phương pháp truyền thống.
b) Trách nhiệm cá nhân: Mỗi học sinh cần phải hoàn thành phần việc của mình để đóng góp
vào phần việc chung của cả nhóm. Từng cá nhân báo cáo kết quả với nhóm. Các thành viên
trong nhóm biết phần việc của từng người, và từng thành viên phải chịu trách nhiệm làm một
phần việc cụ thể.
c) Sự phụ thuộc mang tính xây dựng: Sự tiến bộ của mỗi cá nhân và của nhóm sẽ có ảnh
hưởng tích cực lẫn nhau khi sự tiến bộ của một học sinh kéo theo sự tiến bộ của những học
sinh khác, hoặc sự thành công của nhóm này đồng thời dẫn đến sự thành công của nhóm kia.
d) Tham gia vào các phần việc đồng đều: Học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ tùy theo khả
năng của mình. Điều này có thể đạt được qua sự phân công công việc và giao nhiệm vụ hợp
lý.

Phương pháp
Mỗi một phương pháp hợp tác đều có điểm tốt, nhưng mỗi phương pháp lại phù hợp với mỗi
tình huống khác nhau.

Một số điểm cần lưu ý khi chọn phương pháp:


• Thời gian cho mỗi phần việc
• Các hình thức hoạt động
• Loại bài giảng
• Nội dung
• Mức độ phụ thuộc lẫn nhau

Như đã nêu ở trên, các ví dụ về các phương pháp hợp tác sau đây có thể dùng cho các hoạt
động khác nhau:

a) Một phương pháp tạo nhóm


Một mô hình nhóm (Human Mosaic): Một phương pháp tạo nhóm ngẫu nhiên
Lấy một bức tranh và cắt thành các mảnh ghép nhỏ tùy theo số lượng thành viên của nhóm.
Mỗi học sinh được nhận một mảnh ghép đã được cắt từ bức tranh. Học sinh trao đổi cho nhau
các mảnh ghép đó. Mỗi học sinh phải đổi ít nhất một lần. Sau đó họ phải tìm nhau để ghép
được một bức tranh hoàn chỉnh. Bằng cách này, các nhóm sẽ được hình thành một cách ngẫu
nhiên. Nhưng nếu giáo viên viết tên của học sinh vào phía sau của mảnh ghép thì sẽ tạo được
các nhóm theo ý định.

b) Một phương pháp xử lý một nội dung học tập


Phỏng vấn 3 giai đoạn
Giáo viên phát cho các thành viên trong nhóm các tấm thẻ với các chữ A,B,C, D. Mỗi học
sinh được phát một đoạn văn và một bài tập khác nhau

17
Tất cả các thành viên trong nhóm phải đoạn văn và bài tập của mình, và ghi chép.
4. Học sinh “A” kể cho học sinh “B” về đoạn văn của mình, học sinh “C” kể với học sinh
“D” về đoạn văn của mình
5. “B” kế cho “A” và “D” lại kể cho “C” về những nội dung đã đọc
6. Tán gẫu: “A” kể cho “C” và “D” về những gì mình nghe được từ “B”, rồi “B” lại kể về
những gì nghe được từ “A”. Sau đó “C” nhắc lại những gì nghe được từ “D” và “D” cũng
nhắc lại những gì nghe được từ “C”
Các thành viên trong nhóm phải ghi chép hoặc lắng nghe các thành viên khác để cuối cùng cả
4 thành viên đều phải nắm được nội dung của cả 4 đoạn văn.

c) Phương pháp tóm tắt và tổng hợp


Bàn tròn
Phương pháp này rất hữu ích khi :
- chuẩn bị trình bày
- kiểm tra mức độ hiểu thông tin
- Công não
- Kiểm tra học sinh
- Luyện tập
Các thành viên nhóm sử dụng một tờ giấy và một chiếc bút. Một thành viên bắt đầu viết điều
gì đó lên tờ giấy và chuyển giấy bút cho học sinh khác ngồi bên trái mình. Cứ như vậy truyền
lần lượt tới tất cả các thành viên ngồi trong bàn và vì thế phương pháp này có tên gọi là “bàn
tròn”.

d) Phương pháp kiểm tra và đánh giá

Gửi bài tập- kiểm tra và đánh giá chất lượng trong một nhóm
Mỗi nhóm chuyển một câu hỏi sang (sau khi đã có sự nhất trí của cả nhóm) cho một nhóm
khác và sau đó gửi câu trả lời đúng. Các nhóm tự kiểm tra.
Theo Kagan, chúng ta chỉ có thể nói đến dạy học hợp tác khi cả 4 nguyên tắc trên đều được
thể hiện trong một phương pháp.

Dự án giảng dạy
Một vấn đề phức tạp, thông thường là vấn đề của cuộc sống hàng ngày; xác định mục đích và
nhiệm vụ liên quan đến quá trình xử lý vấn đề; lên kế hoạch tiến hành nhiệm vụ và thu kết
quả; trình bày kết quả.
Phương pháp dự án là một loại bài học đặc biệt xoay quanh một vấn đề. Nhiệm vụ không chỉ
là giải quyết hoặc lựa chọn vấn đề, mà còn phải chỉ ra được những khả năng có thể liên quan
cơ bản nhất tới vấn đề được đưa ra trong đời thực. Mỗi dự án đều mang tính độc đáo và liên
tục, vì các vấn đề không phải là những khái niệm trừu tượng mà chúng xuất phát từ thực tế.
Không bao giờ có 2 dự án giống hệt nhau vì học sinh tham gia dự án, giáo viên và hoàn cảnh
luôn luôn khác nhau.
Phương pháp dự án yêu cầu phải lập kế hoạch rõ ràng cho các hoạt động của học sinh. Kế
hoạch phải được thực hiện ở 2 cấp độ. Cấp độ thứ nhất quan tâm đến toàn bộ quá trình, trong
đó nhằm truyền đạt kiến thức và phát triển những kỹ năng. Cấp độ thứ 2 quan tâm đến việc
lập kế hoạch cho từng dự án cá nhân, và ở cấp độ này cần phải có sự hứng thú và trợ giúp từ
giáo viên.

18
Kỹ năng ngôn ngữ không phải là quan trọng chính ở đây, và học sinh với các kỹ năng khác
nhau sẽ bình đẳng tham gia tìm kiếm giải pháp cho vấn đề mà họ đã cùng nhau lựa chọn.

Mặc dù sự khác nhau về vai trò giữa học sinh và giáo viên luôn được duy trì, tính hợp tác của
phương pháp này được đảm bảo ở chỗ vai trò lãnh đạo của giáo viên rất kín đáo, giáo viên
chỉ đứng phía sau và chỉ xuất hiện trong quá trình cùng lập kế hoạch, cùng hoạt động và cùng
đánh giá với học sinh. Sự đa dạng của các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào
hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Học sinh có thể lựa chọn phần việc của mình tùy theo
kinh nghiệm, năng lực và mong muốn của mình mà không cần phải có sự tác động sư phạm
nào của giáo viên.
Phương pháp dự án vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo dục và dạy học truyền thống. Nó tập
trung vào các vấn đề thực tế hàng ngày và dựa trên kinh nghiệm của người thực hiện.

Quy trình tiến hành dự án:


a) Chọn chủ đề và thảo luận về chúng
b) Chọn và giao các nhiệm vụ nhỏ (do giáo viên hướng dẫn hoặc biểu quyết thống nhất
ý kiến)
c) Chọn các kênh thông tin (e-mail, diễn đàn)
d) Lập kế hoạch trao đổi thông tin (thời gian trao đổi thông tin, thời hạn kiểm tra báo
cáo về các công việc cá nhân)
e) Trao đổi và trình bày về các dự án nhỏ của các cá nhân trong nhóm
f) Chuẩn bị bài trình bày của nhóm “cùng nhau góp sức” từ các báo cáo về các dự án
nhỏ
g) Báo cáo trình bày của nhóm
h) Nhận xét và đánh giá
- Đánh giá trong nhóm: các dự án nhỏ:
- Đánh giá trong lớp: các bài trình bày của các nhóm

So sánh phương pháp sư phạm truyền thống và phương pháp sư phạm xây dựng

Yêu cầu về con người

Quan điểm của giáo viên: Giáo viên buộc phải hiểu biết về tầm quan trọng của sự hợp tác và
sự khác biệt.

• Kiến thức về phương pháp tổ chức học tập


Các phương pháp này chỉ có thể thành công với những giáo viên thực sự hiểu rõ các khái
niệm, nguyên tắc sử dụng, ưu điểm, những khó khăn có thể, và sẵn sàng xử lý được những
tình huống có thể nảy sinh trong quá trình dạy học.
• Thái độ
Giáo viên không nên chỉ đóng vai trò là “nguồn cung cấp thông tin và kiến thức”, mà nên ở
phía sau và gián tiếp kiểm soát các hoạt động của học sinh. Không nên để việc dạy học theo
phương pháp hợp tác và phân biệt trở nên quá khó khăn hoặc mệt mỏi cho giáo viên. Phương
pháp dạy học này chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên nắm vững và có thể thực hiện được qui
trình giảng dạy đa cấp .

19
• Kinh nghiệm giảng dạy
Việc điều chỉnh kiến thức cho phù hợp với kỹ năng của hoc sinh đòi hỏi người giáo viên phải
có rất nhiều kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Mấu chốt của phương pháp này là sự
tham gia tích cực của học sinh trong quá trình dạy-học, do đó công việc của giáo viên chủ
yếu là lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức và cung cấp công cụ học tập cần thiết.

• Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp hợp tác
Hình thức tổ chức lớp cần phải lựa chọn tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu về phương pháp
sư phạm trong giáo duc cũng như nhu cầu của học sinh

• Tính linh hoạt


Không nên lạm dụng phương pháp này để phân biệt (labelling) hoặc lựa chọn học sinh. Mỗi
học sinh phải được giao những nhiệm vụ phù hợp mà có thể phát huy được tối đa năng lực
của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Các loại nhiệm vụ sư phạm trong quá trình học tập:

Bài giảng truyền thống Bài giảng hợp tác


Công tác chuẩn Xem xét nội dung dạy gồm: Xem xét nội dung dạy- làm thế
bị - Môt giáo án khoa học nào để có hợp tác
- Các thiết bị nghe nhìn - Phân chia thành 4 loại hoạt
- Các câu hỏi, các câu trả lời gợi động
ý - Xem xét các phần nào dành
- Kiểm tra cấu trúc lôgic của bài cho hoạt động cá nhân
dạy - Các bài viết
- Lập kế hoạch tương tác một - Chế tạo giáo cụ trực quan
chiều - Chuẩn bị giáo cụ (mua giấy,
bút đánh dấu)
- Phô tô bài
- Lập kế hoạch tương tác đa
chiều
- Kiểm tra lại giáo án theo 4
nguyên tắc cơ bản của dạy
học hợp tác
Thời gian chuẩn Có thể ít hơn Có thể nhiều hơn
bị
Tính khả dụng Có thể tái sử dụng Chỉ một vài phần có thể được sử
lâu dài dụng lại (bài viết, giáo cụ)
Đầu giờ học Hứng thú: sử dụng một số phương Sắp xếp lại bàn ghế nếu cần thiết
pháp tạo sự thích thú cho học sinh (nếu căn phòng không được bố trí
cho học tập hợp tác)
Tạo nhóm
Hứng thú: được kích hoạt từ kiến
thức tiềm tàng của học sinh
Phát “thẻ trách nhiệm” và giao
nhiệm vụ cho từng học sinh

20
Hỗ trợ trong giờ Giải thích, phát vấn và trả lời trước Trợ giúp các nhóm nhỏ và cá
học lớp, thảo luận chung nhân (theo phong cách của từng
người)
Di chuyển của Ít di chuyển, có thể ở cố định một ví Đi xung quanh các nhóm, giúp
giáo viên trí dễ nhìn thấy cạnh bảng viết. đỡ học sinh và có thể làm việc
cùng họ.
Giọng nói Phải đủ lớn để tất cả lớp nghe được Giọng nói trầm, đủ nghe theo
đúng âm sắc của mình
Khoảng cách Trang trọng Thân thiện, gần gũi
Những đặc điểm Kỹ năng truyền giảng tốt Kỹ năng tổ chức tốt
cần thiết nhất Giao tiếp hiệu quả để có thể duy trì Kiên quyết
được sự chú ý của học sinh Có cảm nhận về thời gian
Một người có kỷ luật tốt Kỹ năng giao tiếp tốt
Ứng tác nhanh nhẹn Khả năng bao quát
Chính xác Khả năng thích nghi với nhu cầu
Thông minh của học sinh
Kỹ năng giải thích Cởi mở
Thể hiện khả năng diễn xuất Sáng tạo: đặc biệt là trong tổ
Khả năng tập trung cao (không nói chức và gây hứng thú cho học
những thông tin không đúng hoặc sinh
nói sai)
Đánh giá Đánh giá kết quả của từng học sinh Đánh giá của các nhóm khác
(qua bài thi nói, và viết) nhau, sử dụng các phương pháp
Đánh giá về hành vi của cả lớp khác nhau đánh giá kết quả của
từng cá nhân, từng nhóm.
Đánh giá về sự phát triển kỹ năng

Quan điểm của người học


Ngoài việc lĩnh hội kiến thức, học sinh có cơ hội học cách cảm thông, có cơ hội luyện tập
tư duy độc lập, tính kiên trì, sự khoan dung, thái độ hỗ trợ và tinh thần trách nhiệm; ngoài
ra họ nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức và tiếp thu một thái
độ học tập sáng tạo và hỗ trợ. Do đó, trách nhiệm của giáo viên là: chuẩn bị kỹ, quản lý
giờ học, chọn lựa chủ đề và phương pháp dạy phù hợp nhất.
Điều này được thể hiện qua sự kiểm soát gián tiếp và sự trợ giúp từng cá nhân, nhờ vậy
giáo viên có thể quan tâm kịp thời tới những học sinh cần được giúp đỡ nhất. Đồng thời,
học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm thường xuyên có cơ hội đánh giá và phân tích
công việc của mình và của bạn mình. Cách này cũng có thể giúp thực hiện phân loại ngay
trong nhóm

21
Hai phương pháp học tập khác nhau đòi hỏi học sinh có các đặc điểm khác nhau

Dạy học truyền thống Học tập hợp tác


Không ngại bị kiểm soát Độc lập
Cạnh tranh Hợp tác
Kín đáo Giao tiếp tốt
Chú ý tới bản thân Có khả năng tổ chức tốt
Có khả năng tự kiểm soát Có hành vi tự kiềm chế
Tuân thủ Sáng tạo
Kiên nhẫn, có khả năng chú ý giáo viên Kiên nhẫn, có thể chú ý đến các bạn học
Cam chịu Khoan dung
Có ít ý tưởng Có óc sáng tạo
Có trách nhiệm với bản thân Có trách nhiệm với người khác
Tham vọng Có ý thức giúp đỡ

Sự khác nhau giữa phương pháp truyền thống và phương pháp xây dựng

Truyền thống Xây dựng/Tích cực


Giáo viên Người phân xử, người nói, chuyên Người huấn luyện, người hướng
gia dẫn, chuyên gia, người học
Học sinh Thụ động, người lắng nghe, người Người tham gia tích cực, xây
mô phỏng dựng
Nội dung Kiến thức riêng của từng môn Kiến thức liên ngành, thực tế
học, trừu tượng, toàn diện
Đánh giá Đánh giá tuyển chọn Thăm dò, dựa trên dạng bài tập
”xây dựng hồ sơ” (portfolio)
Môi trường Các bước lớn, ít tương tác, ít Các bước nhỏ, nhiều tương tác
học nguồn thông thông tin, nhiều chỉ
dẫn
Phương pháp Tam giác sư phạm: 1 giáo viên, 1 Đa giác sư phạm: giáo viên, bạn
sư phạm học sinh, và nội dung học, nhiệm vụ, phương tiện
truyền thông, kỷ luật.

22
Vấn đề về kiểm tra và đánh giá
Phương pháp xây dựng trong đó đánh giá học tập thông qua đánh giá của giáo viên và tự
đánh giá của học sinh có đặc điểm là xác nhận những mặt tích cực và tập trung vào thành quả
học tập.
Một nhiệm vụ có tính khả thi và có tính khác biệt, chú ý đến kỹ năng và năng lực cá nhân, sẽ
giúp học tránh được thất bại trong học tập. Đồng thời, chúng ta cũng không nên bỏ qua khả
năng thực sự của từng học sinh. Nói cách khác chúng ta nên xem xét: học sinh sử dụng khả
năng của mình đến đâu để hoàn thành nhiệm vụ?
Phân tích lỗi và chữa lỗi cùng nhau. Mắc lỗi được coi là một phần của quá trình học. Nó tạo
cho học sinh cảm giác an toàn và giúp họ không bị căng thẳng.

Trong quá trình đánh giá, giáo viên nên:

• Không chỉ đánh giá mà còn phải ghi lại các giai đoạn của sự tiến bộ,
• Đánh giá sự tiến bộ của học sinh so với thành công trước đây của họ,
• Chỉ ra được học sinh đã sử dụng khả năng của mình đến đâu,

Các mặt đánh giá phải toàn diện và tập trung vào sự phát triển nhân cách của một học sinh
hơn là môn học

Các mặt đánh giá này bao gồm việc đánh giá:
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học
• Mức độ của các phương pháp học tập khác nhau
• Kỹ năng giao tiếp và đọc hiểu
• Kỹ năng tính toán và đếm
• Các hoạt động thẩm mỹ và động học

Và các đặc điểm quan trọng nhất của học sinh về

• Đời sống tình cảm


• Quan hệ xã hội

23
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Môn Địa lý
Chụp ảnh bầu trời đầy sao (để mô tả chuyển động quay)
Yêu cầu học sinh chụp hình bầu trời trong một hôm đầy sao bằng cách đặt máy ảnh trên giá
ba chân, chụp liên tục bầu trời trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng, qua đó, sự chuyển động
của các vì sao trên bầu trời sẽ được thể hiện rất huyền diệu. Đặt vị trí máy ảnh sao cho Sao
Bắc Đẩu ở vị trí trung tâm, minh hoạ rằng sao này luôn luôn đứng im, tức là trục quay của
Trái Đất hiện nay đang hướng về ngôi sao này. Chuyển động của các ngôi sao được thể hiện
trên ảnh là các vòng tròn nhỏ đồng tâm. Học sinh nên chụp ảnh ở khu vực xa ánh sáng của
thành phố, trong một đêm du ngoạn hoặc đi thăm quan. Vào mùa hè, đêm xuống muộn hơn,
nhưng thời tiết sẽ đẹp hơn mùa đông. Vào mùa đông nên chụp hình vào khoảng 5-6h chiều.
Sau đó có thể in ảnh ra hoặc chiếu qua máy chiếu để sử dụng ở trên lớp.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Chụp hình liên tục, sử dụng Webcam, với các thời khoảng đặt trước : Webcam
Timershot
http://download.microsoft.com/download/whistler/Install/2/WXP/EN-
US/TimershotPowertoySetup.exe
Chỉnh lý ảnh và tạo trình chiếu: Photo Story 3
http://www.microsoft.com/downloads/details/aspx?FamilyID=92755126-a008-49b3-b3f4-
6f33852af9c1&DisplayLang=en
Dựng phim từ ảnh hoặc băng quay: Movie Maker 2
(The Windows Movie Maker 2.1 trong bộ Windows XP Service Pack 2)
Tạo trình chiếu: PowerPoint

Mô tả sự lên xuống mực nước của sông hoặc lạch


Nếu ở gần sông, thậm chí là sông lạch nhỏ, thì có thể chụp ảnh để mô tả sự thay đổi mực
nước thông qua việc so sánh những bức hành chụp từ cùng một góc độ. Khi chụp hình, nhớ
là phải chụp ở cùng một vị trí và góc độ. Do khí hậu của nước ta (nước Mỹ?), nằm ở ranh
giới giữa khí hậu lục địa khô và khí hậu lục địa ẩm, nên mực nước liên tục thay đổi. Chúng ta
có thể thấy mực nước thấp, trung bình, cao cũng như nước triều lên. Chỉ với vài bức ảnh học
sinh đã có thể minh hoạ được sự khác nhau đó. Nếu chụp rất nhiều bức hình từ cùng một góc
độ, rồi trình chiếu nhanh và liên tục, chúng ta sẽ có được một hiệu ứng rất tuyệt vời.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Chụp hình liên tục, sử dụng Webcam, với các thời khoảng đặt trước : Webcam
Timershot
http://download.microsoft.com/download/whistler/Install/2/WXP/EN-
US/TimershotPowertoySetup.exe
Chỉnh lý ảnh và tạo trình chiếu: Photo Story 3
http://www.microsoft.com/downloads/details/aspx?FamilyID=92755126-a008-49b3-b3f4-
6f33852af9c1&DisplayLang=en
Dựng phim từ ảnh hoặc băng quay: Movie Maker 2
(The Windows Movie Maker 2.1 trong bộ Windows XP Service Pack 2)
Tạo trình chiếu: PowerPoint

24
Biểu diễn sự thay đổi hàng ngày của nhiệt độ
Nếu không có Frông thời tiết ở gần đó thì sự thay đổi của nhiệt độ sẽ có tính quy luật: nhiệt
độ thấp nhất sẽ vào lúc sáng sớm, và cao nhất vào đầu giờ chiều (khoảng 2-3h chiều). Tính
quy luật này sẽ được thể hiện nếu học sinh đo nhiệt độ cách mỗi giờ dưới cùng một điều kiện
(ví dụ: trong bóng râm). Học sinh có thể thu thập các số liệu khi đi cắm trại, đi thăm quan
hoặc là ở nhà lúc cuối tuần. Việc thu thập số liệu vào buổi đêm có thể là một khó khăn,
nhưng học sinh có thể thay phiên nhau trực trong một vài đêm. Với số liệu thu thập được,
học sinh vẽ biểu đồ thể hiện, và nếu có đủ số liệu cho các mùa, chúng ta có thể so sánh được
sự khác nhau giữa các mùa trong năm.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo bảng biểu: Excel

Sử dụng những bức ảnh tự chụp để nói về một đất nước, khu vực hoặc phong cảnh bạn
đến thăm trong kì nghỉ hè
Ngày nay mọi người chụp ảnh ngày càng nhiều hơn, và sẽ luôn có những bạn học sinh chụp
rất nhiều bức ảnh (có thể là với sự giúp đỡ của bố mẹ) khi đi nghỉ hè. Sử dụng những bức
ảnh đó và với bản đồ đã được scan lên, học sinh có thể có bài trình bày về những phong cảnh
nổi tiếng hoặc những vùng mà bạn đến thăm. Việc trình bày này sẽ có tính giáo dục cao khi
lớp đang học về đất nước hoặc khu vực mà bạn nói đến, tuy nhiên đó cũng có thể đơn giản
như là sự thư giãn sau một giờ kiểm tra.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint
Tạo trang Web: FrontPage

Tạo trang Web nói về tính chất địa lý của môi trường địa phương
Môi trường địa phương ở đây có thể là một quận, một xứ đạo, khu vực lân cận hoặc thành hệ
tự nhiên gần đó (như hồ, đầm lầy, núi hoặc lưu vực sông…). Có rất nhiều các công cụ tạo lập
trang chủ và bạn có thể tạo lập trang chủ bằng bất cứ công cụ nào, hoặc bạn cũng có thể thiết
kế trang chủ theo ý của chính mình sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin đã học. Nếu cả
lớp cùng tạo một trang web về một môi trường địa lý nhất định thì nên phân nhóm đảm nhận
từng nhiệm vụ cụ thể, hoặc một nhóm định ra mức chuẩn nhưng mỗi nhóm sẽ tạo trang web
riêng của mình (cho cùng một vùng địa lý) và mỗi nhóm cử ra một thành viên chịu trách
nhiệm thu nhận thông tin và nạp tải (upload) lên mạng.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trang Web: FrontPage

25
Thiết lập báo tường hoặc bảng trưng bày về hiện tượng núi lửa
Mỗi cá nhân đều có thể thiết kế báo tường, nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu làm theo nhóm nhỏ khi
tính đến ưu điểm của việc hợp tác và phân công lao động. Bằng cách này, công việc cũng sẽ
được giải quyết hiệu quả hơn và nhanh hơn. Đây là một chủ đề khá rộng, nên các nhóm có
thể thu hẹp thành các chủ điểm nhỏ hơn, hoặc chọn một trong những chủ điểm nhỏ có sẵn (ví
dụ như các loại đá phun trào, các hoạt động núi lửa, hoặc sự phun trào của dãy Vesuvius..)
Mặc dù rất nhiều nguồn thông tin về hiện tượng núi lửa ở trong sách, báo, trên Internet, vấn
đề cũng sẽ nảy sinh khi thu thập và trình bày các thông tin do không có nhiều chỗ trên báo
tường. Điều đó có nghĩa là chỉ có thể lựa chọn một lượng nhỏ tranh ảnh và thông tin để trưng
bày. Giá trị của bài báo tường như thế này sẽ được nâng lên rất nhiều khi sử dụng những bức
hình ngoạn mục và đẹp mắt, những biểu đồ và hình ảnh tự vẽ để minh hoạ.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo thẻ card và báo tường: Word, Publisher

Thu thập thông tin về những trận động đất kinh hoàng nhất trong vài năm qua
Số liệu về những trận động đất kinh hoàng nhất trong những năm gần đây không chỉ được
nói đến trong sách, các thông tin cập nhật nhất là ở trên Internet. Chỉ có điều có thể có vấn đề
xảy ra: các nguồn khác nhau sẽ có những số liệu khác nhau… Hy vọng rằng các số liệu đó
không chênh nhau nhiều . Do đó, khi thu thập số liệu, học sinh nên tham khảo các website
khác nhau, chuyển từ website này sang website khác. Những thông tin thu thập được có thể
được sử lý theo rất nhiều cách: phân loại dựa trên thiệt hại vật chất, số người chết và bị
thương, hoặc thậm chí theo ngày tháng hoặc khu vực. Sau đó lập những biểu đồ và cơ sở dữ
liệu để biểu diễn.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo bảng biểu và biểu đồ: Excel

Loại hình bài tập này nghiên cứu sự thay đổi của nhiệt độ không khí, khi không khí tĩnh hoặc
chuyển động trên hoặc dưới điểm sương. Loại bài tập có thể khó với học sinh. Có thể giải
quyết vấn đề bằng cách vẽ đồ hoạ bởi quá trình tính toán và vẽ biểu đồ sẽ có tính minh hoạ
cao, đặc biệt là khi có thể trình chiếu và thảo luận từng bước ở trên lớp.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint
Tạo bảng biểu : Excel

Tạo sổ lịch bằng các bức ảnh chụp từ những chuyến thăm quan
Sử dụng các bức hình chụp trong những dịp đi trại hè, thăm quan hoặc đi thực tế, mỗi nhóm
có thể tạo một quyển số lịch. Học sinh có thể học cách sử dụng các chương trình biên tập
lịch, hoặc có thể tự thiết kế và xây dựng sổ lịch của riêng mình, không cần đến sự hỗ trợ của
các chương trình đó. Nếu có sự hỗ trợ về tài chính, bạn có thể in và ghép (những) sổ lịch tốt
nhất để sử dụng trong trên thực tế.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo văn bản: Word, Publisher

26
Vẽ bản đồ về các khu vực xung quanh trường
Với sự hỗ trợ của các chương trình máy tính, các nhóm có thể vẽ bản đồ của khu vực xung
quanh trường học. Có thể đo đạc để có số liệu hoặc sử dụng những bản đồ cũ và các bức ảnh
chụp từ trên không (nếu có). Tất nhiên công việc này phải đáp ứng được tiêu chuẩn của một
bản đồ thực sự: đó là tính chính xác, rõ ràng, rành mạch, cũng như có chú giải tỉ lệ.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Đồ hoạ: Paint

Trưng bày các loại đá dùng Webcam hoặc máy chiếu


Khi trình bày đặc điểm của các loại đá cho cả lớp, chúng ta có thể sử dụng một webcam loại
tốt. Bằng cách này, mỗi học sinh đều có thể có cái nhìn hoàn chỉnh về mẫu đá đó. Các mẫu
đá sẽ được chiếu từ các góc độ khác nhau, và chúng ta có thể chỉ ra những đặc trưng, như
mặt khúc xạ, khoáng chất hoặc hoá thạch. Tất nhiên cách trình bày này không thể thay thế
bằng trải nghiệm thực tế khi cho học sinh cầm chính hòn đá ở trong tay.

Vẽ bản đồ
Sử dụng công cụ đồ hoạ Paint, vẽ bản đồ thể hiện con đường từ nhà bạn đến trường (hoặc
một phần của nó, nếu bạn học sinh sống quá xa trường). Đặt những dấu chấm than ở những
chố mà bạn cho rằng có thể nguy hiểm do các phương tiện giao thông.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Đồ hoạ: Paint

Nhìn từ trên cao


Hãy ghé thăm trang web Terraserver!
http://www.terraserver.com
Tìm xem có bức ảnh chụp vệ tinh của thành phố bạn đang sống. Dựa vào đó, thử đánh dấu
đâu là nhà của bạn, trường học, và con đường bạn đến trường.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Đồ hoạ: Paint

Chuyến thăm quan ảo vòng quanh sở thú


Xây dựng một chuyến thăm quan vòng quanh sở thú với bạn của mình, dùng bản đồ sở thú
trên trang chủ của sở thú tại địa phương bạn sống. Chọn một loại hình môi trường sống bạn
muốn giới thiệu. Tìm những chuồng chứa những con vật sống trong môi trường đó. Bạn có
thể chỉnh lý hình ảnh dùng công cụ đồ hoạ Paint và đánh dấu lộ trình cần thăm quan.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Đồ hoạ: Paint

Sở thú của tôi


Thiết kế bài trình bày về “Sở thú của riêng tôi” sử dụng Powerpoint. Tìm kiếm hình ảnh, âm
thanh và các đoạn băng video ngắn trên Internet. Sử dụng những công cụ tìm kiếm local web

27
hoặc danh sách các local web, chỉ với một nhấp chuột, bạn cũng có thể có được những âm
thanh và đoạn băng video rất đặc biệt.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint

Tấm bìa
Làm các tấm bìa với hình con vật sử dụng chương trình Word! Trên mỗi tấm bìa, bên cạnh
hình ảnh con vật, ghi chú về sự phân loại, môi trường sống tự nhiên, chiều cao cùng cân nặng
trung bình và vận tốc chạy. Tìm kiếm thông tin trên Internet. In các tấm bìa và chú ý kích cỡ
của tấm bìa phải phù hợp để sử dụng.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo thẻ card : Word, Publisher

Nhật thực, nguyệt thực


Đưa ra mô hình của nhật thực hoặc nguyệt thực trình chiếu qua PowerPoint! Bạn hãy tìm
hình ảnh và dữ liệu thông qua Internet! Hoặc bạn cũng có thể tự vẽ các hoạt hoạ minh hoạ.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint

Nên đi du lịch ở đâu


Chia lớp thành các nhóm từ 3-4 người. Chọn một địa điểm tham quan và chuẩn bị một tour
du lịch. Học sinh tìm dữ liệu trên Internet và được trình bày trong 8 phút về các điểm sau:
chúng ta sẽ tham quan gì, những thông tin liên quan đến lịch sử, địa lý, sinh học của vùng
đất, chi phí của chuyến thăm quan, và phương tiện di chuyển…

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint

Mực nước
Qua Internet, tìm thông tin về mực nước của một dòng sông trong 5 năm qua. Nhập dữ liệu
về mực nước ở ngày đầu tiên và 15 hàng tháng vào Excel và tạo biểu đồ. Trên lớp, học sinh
so sánh các biểu đồ giữa các dòng sông. Tại sao mực nước ở các dòng sông khác nhau lại
thay đổi khác nhau? Thời điểm nào trong năm hay năm nào là khô hạn hay nhiều nước nhất?
Đâu là nguyên nhân cho những việc này? Học sinh trình bày, sử dụng những biểu đồ đã vẽ.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint
Tạo bảng biểu và biểu đồ: Excel

Khí quyển
Đưa ra một bài trình chiếu thật hấp dẫn vì tiến trình gì sẽ xảy ra nếu những khí độc (như
CFC) lên đến khí quyển tầng cao. Đưa ra công thức của các phản ứng trong bài trình chiếu.

28
Phần mềm và chương trình tham khảo
Tạo trình chiếu: PowerPoint

Nơi cư trú
Sử dụng máy ảnh kĩ thuật số, chụp ảnh và quay những đoạn phim ngắn về ngôi nhà của bạn.
Tập hợp những thông tin về những hình ảnh bạn đã chụp. Trình bày từ 4 đến 6 phút, nói về
nhà của bạn, sử dụng Producer và PowerPoint. Sau đó, những lời giới thiệu có thể được trình
bày bằng micrô.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo trình chiếu: PowerPoint
Chuyển bài trình chiếu thành phim: Producer
http://www.microsoft.com/downloads/details/aspx?FamilyId=1B3C76D5-FC75-4F99-94BC-
78491946E73&displaylang=en

Thời kỳ địa chất


Đưa ra biểu so sánh hoặc cơ sở giữ liệu về các thời kỳ địa chất khác nhau, so sánh các mặt
(càng nhiều càng tốt). Ngoài các thông tin trong sách, học sinh cũng có thể sử dụng một
công cụ hữu ích là Encarta Encyclopedia, cung cấp rất nhiều thông tin về quần động thực vật
và các sự kiện trong các giai đoạn khác nhau.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo bảng biểu : Excel
Thu thập dữ liệu: Encarta http://encarta.msn.com/default.aspx

Album nhiệt độ
Tạo một album, với những bức ảnh nói lên đặc điểm địa lý, sinh học và xã hội của một đới
khí hậu nhất định.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tạo văn bản : Word, Publisher

Những giờ nắng


Tại sao có những ngày dài hơn những ngày khác? Tại sao các mùa lại liên tục thay đổi? Tại
sao người Mỹ thức dậy khác giờ với chúng ta?
Hãy vào trang web:
http://www.amnh.org/education/resources/rfl/ưeb/antarctica/seasonal.html để xem hoặc tải
các băng video nói về sự xoay vòng của Trái Đất.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Xem video : Internet Explorer, QuickTime Player

Một ngày mưa ở…


Học sinh chia thành các nhóm, tìm các thông tin về chương trình du lịch và những thắng
cảnh nổi tiếng từ các trang web du lịch của thủ đô của mình (hoặc một tỉnh thành nổi tiếng
của đất nước). Thu thập các thông tin về thắng cảnh và các hoạt động du lịch. Họ có thể tìm

29
thấy rất nhiều thông tin phù hợp cho các chuyến thăm quan ngoài trời của khách du lịch khi
trời nắng. Nhưng lần này học sinh phải chọn ra những hoạt động phù hợp cho khách du lịch
khi tham quan vào một ngày mưa.
Học sinh đưa ra danh sách những nơi thăm quan và hoạt động, thu thập tranh ảnh, bản đồ và
các thông tin khác để thiết kế một tờ bướm quảng cáo, bao gồm lộ trình, bản đồ, giải trí,
tranh ảnh…Tờ bướm phải đủ tiêu chuẩn để phát cho một khách du lịch thực sự, nó cần phải
đầy đủ thông tin, rõ ràng và cuốn hút, đưa ra nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Khi học sinh hoàn thành, một buổi ‘hội chợ du lịch’ sẽ được tổ chức ở trên lớp để các em bán
chương trình của mình cho ‘khách hàng’. Nếu có điều kiện, mời các lớp khác cùng tham gia
buổi hội chợ để tạo không khí thật sự.
Gợi ý thêm:
- Nếu có thể, nhóm bán được nhiều vé nhất cho chương trình du lịch của mình sẽ tổ chức
một chuyến du lịch thật như họ đã thiết kế.
- Nếu những tờ bướm thực sự có giá trị, học sinh có thể mang đến văn phòng du lịch địa
phương đưa cho những người liên quan.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tìm thông tin : Internet Explorer
Tạo văn bản : Word, Publisher

Dự báo thời tiết


Mục đích là để học và luyện tập ngôn ngữ về “thời tiết”
Học sinh nghiên cứu bản dồ của nước mình hoặc một nước nói tiếng Anh (nếu nước đó đủ
lớn) và chọn ra một khu vực.
Theo đôi hoặc nhóm nhỏ, học sinh tìm hiểu những thông tin cập nhật và chính xác về dự báo
thời tiết của khu vực đó.
http://www.weather.com/
http://weather.yahoo.com/
http://www.bbc.co.uk/weather/
http://www.cnn.com/WEATHER/

Một nhóm học sinh có thể thu thập thông tin về điều kiện đường xá, nhóm khác thu thập
những ảnh hưởng tới sức khoẻ của tình hình thời tiết sắp tới.
Với những thông tin có được, học sinh trình chiếu sử dụng PowerPoint, và lần lượt các nhóm
lên trình bày bản tin dự báo thời tiết trước lớp.

Phần mềm và chương trình tham khảo


Tìm thông tin : Internet Explorer
Tạo trình chiếu: PowerPoint

30
Môn Sinh học
Sử dụng các trang trình chiếu (slide) để biểu diễn quá trình nảy mầm của hạt

Học sinh sẽ phải quan sát quá trình nảy mầm của hạt của một cây nào đó, chẳng hạn cây đậu,
trong vòng 10 ngày và chụp ảnh về những thay đổi của hạt từ khi gieo tới lúc nảy mầm và
mọc ra chiếc lá thật sự đầu tiên. Hạt phải được gieo lộ trên bề mặt đất hoặc chỉ vùi dưới lớp
đất mỏng. Mỗi ngày, học sinh chỉ cần chụp một bức ảnh là đủ. Nếu các thông số như góc
chụp, tốc độ chụp, độ sáng của các bức ảnh giống nhau khi chụp ảnh mỗi ngày trong quá
trình hạt nảy mầm thì với phần mềm hợp lí có thể tạo ra một đoạn phim rất lí thú từ những
bức ảnh chụp đó. Nếu có các đoạn phim về nảy mầm ở các cây khác nhau thì có thể phân tích
và thấy được sự khác nhau trong sự nảy mầm của chúng.

Gợi ý các phần mềm có thể sử dụng:

Chụp ảnh từ webcam, sử dụng phần mềm Webcam Timershot


http://download.microsoft.com/download/whistler/install/2/WXP/EN-
US/TimershotPowertoySetup.exe

Chỉnh sửa ảnh và thiết kế trình chiếu, sử dụng phần mềm Photo Story 3
http://download.microsoft.com/download/details.aspx?familyID=92755126-a008-49b3-b3f4-
6f33852à9cl&DisplayLang=en)

Làm phim từ ảnh và đoạn video: Movie Maker 2


(Window Movie Maker 2.1 là một phần trong bộ cài đặt Window XP)
Tạo bài trình bày: PowerPoint

Giới thiệu các loài thực vật địa phương ở môi trường sống xung quanh
Nhiệm vụ của học sinh là giới thiệu một số loài thực vật địa phương có trong môi trường
xung quanh như sân trường, khu rừng lân cận, bãi cỏ. Nếu chỉ có một bức ảnh cho một loại
cây thì việc giới thiệu cây đó sẽ rất khó dù đó chỉ là một cây thảo mộc chứ chưa nói gì đến
những cây khổng lồ. Vì vậy, học sinh phải chụp một loạt ảnh cho mỗi cây để mô tả được hết
hình dáng cây, lá, nếu có thể thì cả hoa và hạt nữa. Sau đó, cách tốt nhất để trình bày là sử
dụng máy chiếu để chiếu các bức ảnh lên màn hình lớn cho tất cả các bạn đều nhìn thấy
được.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Chỉnh sửa ảnh và thiết kế trình chiếu, sử dụng phần mềm Photo Story 3
http://download.microsoft.com/download/details.aspx?familyID=92755126-a008-49b3-b3f4-
6f33852à9cl&DisplayLang=en)
Làm phim từ ảnh và đoạn video: Movie Maker 2
(Window Movie Maker 2.1 là một phần trong bộ cài đặt Window XP)
Tạo bài trình bày: PowerPoint

Đo nhịp tim sau khi tập thể thao và vẽ biểu đồ

31
Học sinh tự đo nhịp tim của mình sau vài động tác thể dục vào các thời điểm đầu buổi học,
giữa và cuối buổi học, số liệu thu được có thể được phân tích bằng một vài cách khác nhau.
Chẳng hạn, số liệu có thể được phân loại, lấy số trung bình cộng, tuỳ theo số liệu đó có phải
là của một vận động viên hay không. Mối quan hệ giữa nhịp tim của một người và khối
lượng bài tập thể lực của người đó có thể được biểu diễn bằng biểu đồ nhờ phần mềm máy vi
tính. Bạn có thể in ra hoặc chiếu các biểu đồ này lên màn hình lớn bằng máy chiếu đa năng
hoặc máy chiếu hắt.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bảng biểu và sơ đồ: Excel

Ghi âm tiếng chim hót

Có một việc còn khó hơn cả việc nhận biết tiếng chim hót, đó là việc ghi âm lại âm thanh đó,
bởi vì việc thanh lọc các tạp âm không phải là dễ. Để thực hiện việc này, cần có các yêu cầu
khắt khe về kĩ thuật (ví dụ như phải có một chiếc micrô đặc biệt), vì vậy nên lựa chọn những
lúc loài chim này hót một mình để ghi âm. Đoạn âm thanh ghi được phải đủ dài để người
nghe có thể nhận ra và làm quen với giai điệu và ngữ điệu ở một mức độ nào đó, ít nhất là ở
mức độ dễ nhận ra nhất. Nếu học sinh làm được bộ sưu tập như thế thì đây sẽ là cơ hội cho
học sinh không chỉ được học về tầm vóc, tập tính và đời sống của một loại chim nào đó trong
khuôn khổ môn học mà còn có thể phận biệt được tiếng hót của nó nữa.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Ghi âm thanh: Sound Recorder
Đọc âm thanh ghi được: Window Media Player

Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
Trước tiên, dựa vào kết quả nghiên cứu để thiết lập một chuỗi thức ăn, nếu như không tham
khảo chuỗi thức ăn có sẵn trong sách. Sau đó, sử dụng phần mềm thích hợp để biểu diễn
chuỗi thức ăn đó bằng dạng sơ đồ. Sơ đồ chuỗi thức ăn phải rõ ràng, các mắt xích phải được
thiết kế thống nhất từ đầu đến cuối. Việc thiết kế lưới thức ăn thì khó hơn, tuy nhiên có thể
có vài giải pháp đúng. Nếu chiếu sơ đồ lên màn hình lớn, toàn bộ các mắt xích và các kết nối
sẽ được giải thích một cách dễ dàng. Bằng cách bỏ trống tên của một hoặc vài loài sinh vật
trong sơ đồ, chúng ta có thể tạo được một bài tập yêu cầu học sinh điền thông tin vào chỗ
trống (bài tập hoàn thành) rất thú vị cho học sinh.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

Viết bài luận về cuộc sống và sự nghiệp của nhà khoa học nổi tiếng
Chủ đề của bài luận có thể là về các nhà nghiên cứu, các bác sĩ hoặc các nhà du lịch. Cách
thu thập thông tin khó nhất nhưng lại an toàn nhất để làm nghiên cứu là tìm kiếm trong thư
viện vì mặc dù có rất nhiều thông tin trên internet nhưng chúng thường không được cập nhật,
vì vậy mà thông tin thường không chính xác, đôi khi còn sai. Vì vậy, nếu một bài luận chỉ
dựa vào thông tin trên internet thì khó có thể là một bài tốt nhất. Tuy nhiên, từ Internet bạn
có thể lấy được những sơ đồ có giá trị và những bức ảnh minh hoạ chất lượng tốt. Một bài

32
luận tốt phải có đặc điểm là: thông tin chính xác, đúng, hay, rõ ràng và dễ hiểu; phải có hình
thức lôi cuốn được người đọc, để khi người xem cầm bài viết trên tay nếu không đọc hết từ
đầu đến cuối thì cũng ít nhất là xem qua hết một lượt. Trong quá trình viết bài luận, học sinh
có thể học được cách viết đoạn mở đầu, có thể là cả viết phần sau đó; cách chỉnh sửa bảng
mục lục sao cho đúng, cách chia chương, mục; cách chèn các sơ đồ hoặc các bức ảnh; cách
tạo trang bìa và cách tìm ra cách liên kết các trang một cách hợp lí.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo văn bản: Word, Publisher

Thảm thực vật


Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ hình tròn để minh hoạ tỉ lệ phần trăm diện tích thảm thực
vật của nước mình. Số liệu để vẽ biểu đồ có thể lấy từ các kết quả thống kê. Học sinh có thể
lựa chọn vài kiểu biểu đồ khác nhau. Đối với việc vẽ biểu đồ, ngoài tính chính xác của số
liệu, tính biểu cảm cũng rất quan trọng, vì vậy cần phải chú ý đến điểm này. Sau khi thiết kế
biểu đồ vào PowerPoint, bạn có thể phân tích các biểu đồ trước lớp. Các trang trình chiếu có
thể thiết kế ở chế độ động nếu chúng được sắp xếp cùng một chủng loại.
Ví dụ: Rừng: cây thông, cây sồi,.v.v
Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:
Tạo bài trình bày: PowerPoint
Tạo bảng biểu: Excel

Tạo ô chữ để học hình thái thực vật với các bức ảnh
Khi học sinh đã chụp được rất nhiều ảnh từ các phần khác nhau của cây như thân, lá, hoa, rễ,
và hạt, đặc biệt là ảnh về lá và hoa. In những ảnh này ra hoặc chiếu lên màn hình và viết
những câu hỏi đi kèm với chúng; qua đó, học sinh có thể trao đổi với nhau các nội dung kiến
thức về hình thái của cây. Chú ý là ảnh chụp phải thể hiện được rõ từng bộ phận của cây.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo văn bản: Word, Publisher
Tạo bài trình bày: PowerPoint

Cập nhật thông tin về tiến hoá của loài người

Những nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này đã đưa ra rất nhiều giả thuyết và thông tin
khác nhau, nắm được những điều này là cơ sở để mở rộng hiểu biết và hình thành quan điểm
của bạn. Vì vậy, thu thập những thông tin về kết quả nghiên cứu mới nhất là một nhiệm vụ
học tập rất đặc thù trong giáo dục. Ngoài các tạp chí chuyên ngành thì Internet là nguồn tư
liệu quan trọng nhất. Tư liệu thu thập được của từng nhóm có thể đem so sánh với nhau và
cùng thảo luận.

33
Làm một đoạn phim ngắn về một thí nghiệm sinh học
Đối với môn Sinh học, có rất nhiều thí nghiệm không thể thực hiện trong khuôn khổ một tiết
học và ở phòng học. Giáo viên có thể làm một đoạn phim ngắn biểu diễn loại thí nghiệm này
và học sinh có thể quan sát được toàn bộ diễn biến của thí nghiệm. Ví dụ, thí nghiệm về phản
ứng của con ốc sên với kích thích bên ngoài: đặt một con ốc sên lên trên bàn, khi gõ lên mặt
bàn thì nó sẽ thu mình lại trong cái vỏ; càng gõ lên mặt bàn bao nhiêu thì con ốc sên càng thu
nhỏ lại vì sợ hãi; nhưng sau một thời gian nó quen với tiếng gõ, và sẽ trở lại hoạt động bình
thường. Khi quay phim thí nghiệm này, giáo viên có thể rút ngắn thời gian con ốc sên nằm
im “chờ đợi” trong vỏ, và học sinh không phải chờ đợi con sên làm như vậy lâu như trong
thực tế.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:

Chỉnh sửa ảnh và thiết kế trình chiếu, sử dụng phần mềm Photo Story 3
http://download.microsoft.com/download/details.aspx?familyID=92755126-a008-49b3-b3f4-
6f33852à9cl&DisplayLang=en)

Làm phim từ ảnh và đoạn video: Movie Maker 2


(Window Movie Maker 2.1 là một phần trong bộ cài đặt Window XP)
Tạo bài trình bày: PowerPoint

Thiết kế nhãn vở của sách bài tập Sinh học


Ngoài bìa sách đã được bọc, một chiếc nhãn vở ghi thông tin cá nhân là cách phản ánh cá
tính riêng và tất nhiên cả tính sáng tạo của “chủ nhân” nó. Nhãn vở do học sinh thiết kế - nếu
có thể - nên dùng các ký hiệu, hình minh hoạ đơn giản về cuốn sách mà không cần phải ghi
rõ đó là quyển sách gì, chỉ cần ghi tên lớp, môn học và năm học.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo văn bản: Word, Publisher

Sự tiến hoá của động vật và thực vật


Thiết kế một sơ đồ về tiến hoá của vài loài động vật và sự phát triển của chúng cho tới nay
bằng công cụ vẽ sơ đồ trong phần mềm PowerPoint. Sơ đồ có thể được trang trí cho sinh
động hơn bằng các tranh minh hoạ, bản đồ, âm thanh v.v...lấy từ thư viện bách khoa toàn thư
Encarta.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

Tác hại của khói thuốc lá


Học sinh đọc và nghe đọc bài báo về tác hại của thuốc lá tại địa chỉ:
http://www.cdlponline.org/index.cfm?fuseaction=activity1&topicID=3&storyID=107
Sau đó thảo luận về bài báo và cố gắng nghiên cứu trên các trang web và môi trường xung
quanh để tìm ra những mối nguy hiểm và những tác động tiêu cực mà khói thuốc lá có thể
gây ra cho cơ thể con người hoặc cho xã hội.

34
Một số trang thông tin bổ ích:
http://www.archive.official-documents.co.uk/document/cm41/4177/contents.htm
http://library.thinkquest.org/17360/
http://news.bbc.uk/2/hi/health/3099936.stm
Học sinh có thể thiết kế bài trình bày về kết quả nghiên cứu bằng PowerPoint hoặc trên một
trang web dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:
Thu thập thông tin: Internet Explorer
Tạo bài trình bày: PowerPoint
Tạo văn bản: Word, Publisher
Tạo một trang web: FrontPage

Môn Văn học


Đọc bắt buộc
Để thực hiện việc đọc bắt buộc, học sinh phải làm một bài trình bày tương tự như đoạn phim
quảng cáo. Bài trình bày có thể được ghi lại bằng máy quay video hoặc cũng có thể là bài
trình bày trên PowerPoint kèm theo lời thuyết minh. Sau đó, đoạn “phim quảng cáo” sẽ được
trình bày trước cả lớp.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

Bài luận làm ở nhà


Ngày càng có nhiều giáo viên khuyến khích học sinh nộp bài luận được đánh máy vi tính,
thậm chí còn gửi qua email. Nếu các bài luận được nộp cho giáo viên ở dạng file văn bản thì
có thể tiết kiệm chi phí in ấn. Hơn thế nữa, giáo viên có thể sử dụng chức năng đọc kiểm tra
trong phần mềm Word (đa chức năng và tiện ích một cách kinh ngạc) để chấm bài và học
sinh có thể nhận được bài luận đã được đánh dấu ở dạng file trong đó có thể nhìn thấy các lỗi
một cách rõ ràng. Rất nhiều học sinh đưa bài luận của mình lên trên mạng và nhiều người đã
sử dụng để tham khảo. Nếu đã được đọc kiểm tra, các bài luận sau khi được phân loại được
đưa lên mạng, hoặc có thể đưa lên trang thông tin điện tử của trường (trang web), và nó có
thể có ích cho tất cả mọi người.

Biến thể

Nếu trường học tạo một SPTS và một WSS thì các bài tập của học sinh có thể được nộp và
chấm thông qua hệ thống này, đây là một hệ thống rất tiện lợi có thể kiểm soát được, rõ ràng
và đồng bộ. Hệ thống có thể sắp xếp các bài viết của học sinh, do đó học sinh có thể xem các
bài luận của các bạn khác và các em có thể học được lẫn nhau từ các lỗi của nhau hoặc có thể
học tập các ý tưởng của nhau. (Phần mềm Office XP hoặc 2003 phù hợp với nhiệm vụ này).

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Để viết bài luận: Word

35
Cuộc hành trình văn chương
Hãy sử dụng các mũi tên di động để đánh dấu những điểm quan trọng nhất liên quan đến
cuộc đời của một nhà thơ nổi tiếng nào đó trên một bản đồ. Khi mũi tên di động chạm tới
những điểm đánh dấu, một cái nhấn chuột/click sẽ làm hiện ra một bài trình bày với những
thông tin sau: nhà thơ đã đến nơi này vào thời gian nào, nhà thơ đã làm gì ở đây? Và các bức
ảnh được sử dụng để minh hoạ thì phải có nội dung liên quan đến cuộc đời của nhà thơ ở
từng địa điểm cụ thể.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

Phòng trưng bày nghệ thuật Uffizi


Hãy dạo bước tới phòng trưng bày nghệ thuật Uffizi ảo ở Florence (Italia)! Bạn sẽ
thấy ở đó có rất nhiều bức tranh về chủ đề kinh thánh. Hãy chọn ra 8 bức và tạo một bài trình
bày bằng PowerPoint. Ngoài những bức ảnh đã được lựa chọn, nên có thêm tóm tắt nguồn
gốc của câu chuyện (ví dụ, kinh Tân ước, Phúc âm thứ hai, theo Matthew) và tóm tắt ngắn
gọn câu chuyện có liên quan đến bức tranh. Dưới mỗi bức tranh phải có trích dẫn một câu
phù hợp lấy từ Kinh thánh.

Trang chủ của Phòng trưng bày nghệ thuật Uffizi


www.virtualuffizi.com/uffizi

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

So sánh trường phái nghệ thuật Phục hưng và Barôc

Hãy tải về những bức ảnh chụp các bức tượng Pieta của Michelangelo và tượng Thánh
Therese của Bernini từ trên mạng. Hãy đặt hai bức tranh cạnh nhau sao cho giữa chúng có đủ
chỗ cho phần kênh chữ. Thiết kế một trang web, trong đó khi nhấp chuột vào mỗi bộ phận
của bức tượng nữ Maria hoặc Thánh Therese như đầu, cổ, tay hoặc chân thì những thông tin
về đặc điểm đặc trưng của trường phái sẽ hiện ra ở phần kênh chữ.
Ví dụ: Nhấp vào đầu của Pieta, thì hiện ra: “Tư thế cúi người, bình thản nhưng mặt buồn”...

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo trang web: FrontPage

36
Trò trơi ô chữ văn học
Thiết kế một trò chơi ô chữ về văn học: nhận biết các câu trích dẫn từ các tác phẩm của
những nhà thơ nổi tiếng. Có thể tạo cho một câu dẫn xuất hiện trước, rồi sau 10 giây, xuất
hiện 3 lựa chọn. Người chơi có thể trả lời bằng cách nhấn chuột vào một trong 3 lựa chọn.
Nếu đó là câu trả lời đúng thì một khuôn mặt cười hiện ra, còn nếu sai thì sẽ có một khuôn
mặt đang khóc. Mỗi lần chơi có thể có 10 câu hỏi, và mỗi câu đều có điểm, cuối cùng thì
tổng số điểm đạt được của người chơi sẽ hiện lên.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Tạo bài trình bày: PowerPoint

Cuộc đời của một nhà thơ nổi tiếng

Tạo một bài trình bày dưới dạng một trang web về một nhà thơ nổi tiếng kèm theo các bức
ảnh minh hoạ, các thông tin về tiểu sử, và các câu trích từ các bài thơ của nhà thơ đó. Câu thơ
trích không chỉ được viết ở đó để có thể đọc được, mà khi nhấp chuột vào nó người ta có thể
được nghe câu thơ đó được ngâm và có thể có cả nhạc đệm.
Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:
Tạo bài trình bày: PowerPoint

Nghiên cứu các mô típ trong nghệ thuật


Thực hiện một nghiên cứu nhỏ về các mô típ “con tàu” và “vườn nhà” trong văn học và các
nghệ thuật khác. Lập bảng tổng kết kết quả nghiên cứu, trong đó có những nội dung sau:
• Trong những tác phẩm nào (văn học hay loại hình nghệ thuật khác) có sự xuất hiện của
mô típ? tác giả, chính xác tiêu đề và ngày sáng tác.
• Giải thích ý nghĩa của các mô típ trong từng loại hình nghệ thuật, nội dung cơ bản của
mô típ đó là gì?
• Một đoạn đặc trưng của tác phẩm (có thể là câu trích dẫn hoặc ảnh chụp).

Các nội dung trong bảng tổng kết phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Viết lời chú thích cho một tác phẩm kinh điển

Hãy viết lời chú thích cho chương đầu tiên của một vài tác phẩm nghệ thuật cổ điển. Hãy giải
thích và minh hoạ cho những từ mà bạn cho là hiếm được sử dụng và cổ xưa. Tạo ngón tay
xuất hiện trên những từ này, và khi nhấp chuột vào chúng thì hiện ra lời giải thích.

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Để viết lời chú thích: Word

Câu chuyện từ các bức ảnh/Đoạn phim ngắn/Nhật kí điện tử


Khi học sinh luyện tập kĩ năng đọc theo bộ sách phân loại độc giả, thường thì các em chỉ học
được từ vựng từ các cuốn sách đó, rồi thảo luận hoặc thỉnh thoảng viết bài kiểm tra hoặc bài
luận về chúng. Tốt hơn là nên khai thác câu chuyện chứ không chỉ thực hiện các hoạt động
trên.

37
Cách 1: Học sinh chọn những điểm ngoặt quan trọng nhất của câu chuyện và sử dụng một
máy quay camera kĩ thuật số tạo một câu chuyện bằng hình ảnh từ cuốn sách. Các em có thể
sử dụng các bộ trang phục, khung cảnh để làm cho câu chuyện sống động hơn, đóng vai của
các nhân vật trong câu chuyện và nhân cách hoá các con vật, các cây cối...Sau đó các em
ghép các bức ảnh lại bằng PowerPoint và tạo bài trình bày trước lớp. (nếu họ làm việc trong
các nhóm khác nhau, họ có thể có những ý tưởng khác nhau và làm nên các câu chuyện khác
nhau)

Cách 2: Học sinh viết kịch bản dựa theo cốt truyện trong sách, phân các vai khác nhau, chẳng
hạn như giám đốc, nhà quay phim, trợ lí và diễn viên.
Với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh chụp ảnh các cảnh diễn và sắp xếp tất cả lại theo trình
tự câu chuyện trong sách.

Cách 3: Trước khi đọc sách, học sinh phải chọn một nhân vật cho riêng mình. Trong khi đọc
sách, các em nhập vai nhân vật đã chọn và viết nhật kí điện tử (blog) về những gì xảy ra với
nhân vật, cách nhân vật đó suy nghĩ và tình cảm của nhân vật đó.
Khi tất cả học sinh đã đọc xong cuốn sách, các em đọc các blog của nhau và thảo luận xem
câu chuyện xoay quanh các nhân vật đó khác với câu chuyện trong sách như thế nào.

Các trang web nhật kí điện tử:


http://www.blogger.com/start,
http://googleblog.blogspot.com

Gợi ý phần mềm có thể sử dụng:


Chỉnh sửa ảnh: Microsoft Office Picture Manager
Tạo phim từ ảnh và đoạn video clip: Movie Maker 2
(Window Movie Maker 2.1 là một phần trong bộ cài đặt Window XP)
Tạo bài trình bày: PowerPoint
Để soạn thảo văn bản: Word

38
Ngôn ngữ

Thể loại báo chí


Tìm các ví dụ về bản tin, báo cáo, bài phỏng vấn, và các bài phê bình trên những tuần báo
mới nhất trên mạng Internet. Tải những tài liệu này về và ghi rõ nguồn. Tóm tắt ngắn gọn
từng bài báo, trong đó phải nêu được các đặc điểm của từng thể loại đưa ra các ví dụ cụ thể
trong các bài báo đã chọn. Thực hiện nhiệm vụ này bằng cách trình bày phần phân tích khác
với bản gốc về phần in ấn.

Phần mềm tham khảo


Tạo văn bản: Word

Báo ngày
Hãy tưởng tượng bạn là biên tập của một tờ báo ngày! Nhiệm vụ của bạn là lập kế hoạch cho
trang chủ về một vấn đề mà bạn chọn – trang chính. Đặt tên cho tờ báo của bạn. Thiết kế
dòng tiêu đề và ghi chú những thông tin gì cần đưa vào trang báo này. Chọn phông chữ và
chọn các bài báo định đăng trên trang này. Đánh dấu vị trí của tranh ảnh! Cuối cùng hãy tiến
hành thực hiện trang báo theo kế hoạch bạn đã lập ra.

Phần mềm tham khảo


Làm báo: Publisher

39
Toán học
Trò chơi dò mìn – Nâng cao khả năng toán học
Hầu như tất cả chúng ta đều biết trò chơi Dò mìn, nhưng ít ai biết được chính xác cơ chế của
trò chơi này. Những người mới bắt đầu chơi thường đoán tình trạng ở mỗi ô bằng cách dựa
trên các con số xung quanh ô đó và đây có vẻ không phải là một chiến lược thành công. Để
có thể thưởng thức trò chơi hơn, người chơi cần rút ra kết luận dựa trên nhiều thông tin hơn.
Chú ý các giả thuyết và kết luận đưa ra từ hai biểu đồ sau:
5) Vì giả thuyết 4 và chữ số 1 ở bên, không có mìn ở ô này

4) Vì chữ số 2 và giả thuyết 3, nên hai ô ở rìa sẽ chứa mìn

2) Số 1 còn lại chỉ rằng một trong ba ô này chứa một quả mìn 3) Suy ra ô thứ 3 từ
dưới lên không chứa
1) Số 1 ở dưới chỉ rằng một trong những ô này chứa một quả mìn mìn

1) Có ba quả mìn đã phát hiện xung quanh số 4, nên một


trong hai ô này sẽ chứa mìn

2)Theo giả thuyết 1, không có mìn ở những ô này

3) Theo giả thuyết 2, và chữ số 1 ở phía trên ô ở giữa, ô phía bên trái sẽ chứa mìn

4)Giả thuyết 3 và chữ số 2 chỉ ra rằng ô này không có mìn

Những người chơi tìm ra nhiều gợi ý sẽ chơi nhanh hơn. Khi đặt giả thuyết cho những con số
gợi ý này chúng ta có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của điều kiện cần và đủ. Một lượng lớn các bài
tập có thể được thiết kế dựa trên trò chơi này. Sẽ rất tuyệt khi chơi trò Dò mìn sau một kì
nghỉ dài, hoặc ngày cuối cùng trước kì nghỉ lễ, giờ học thứ 100. Hoặc có thể thiết kế trò chơi
giả định trong một bài kiểm tra.

Giải bài toán dựa trên đồ hoạ qua bảng tính


Bài toán mẫu: Một con chó nhìn thấy một con thỏ cách xa 80 m và bắt đầu đuổi thỏ. Hai con
cùng chạy một lúc theo cùng một hướng. Thỏ nhảy 10 bước 1 giây, chó nhảy 9 bước một
giây. Mỗi bước của thỏ là 80 cm, của chó là 1m. Phải mất bao nhiêu thời gian chó mới bắt
được thỏ?
Biểu diễn cách giải của bạn sử dụng bảng biểu Excel, vẽ biểu đồ chỉ khoảng cách/thời gian.
Cố gắng tìm một cách giải tổng quát. Nếu khoảng cách ban đầu, số bước nhảy trên 1 giây và
độ dài của mỗi bước nhảy thay đổi, kết quả của bài toán thay đổi như thế nào. Đưa ra cách
giải, sử dụng tham số cho khoảng cách và bước nhảy trên giây. Biểu diễn các trị số trên biểu
đồ.

40
Phần mềm tham khảo
Tạo bảng biểu : Excel

“Dựng hình” dùng công cụ Drawing


Bộ Office gắn sẵn công cụ Drawing, có thể được sử dụng trong Word, PowerPoint và cả
Excel. Đây là công cụ vẽ đồ hoạ có tính biểu hướng nên các kiến thức đã học có thể được thể
thể hiện bằng hình hoạ: phép chiếu, phép tịnh tiến, phản vị tự, phép chiếu và các phép biến
đổi tương đương, phép biến đổi vuông góc affin. Khi vẽ các hình học,chúng ta tận dụng tính
quy luật hoặc đối xứng tâm của chúng. Khi đã được học xong tất cả những điều này, học sinh
có thể hoàn thành những bài dựng hình đơn giản trên máy tính, áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế.

Bài tập mẫu:


- Vẽ các biển hiệu chỉ đường (ví dụ: biển hiệu chỉ Ngõ cụt, biển DỪNG LẠI, biển Cấm
vào)
- Vẽ các góc của một tam giác, vẽ chính xác để hai đường sẽ hội nhau tại một điểm, kể
cả khi phóng to lên 200%.

Biến đổi hàm số dùng hình ảnh minh hoạ


Vẽ đồ thị hàm số đã học lên mặt phẳng toạ độ XY. Giải hàm số, sử dụng các tham số (ví dụ:
y = a(x-u)2 + v), với 20 điểm tham chiếu và các tham số nằm trong các ô tham chiếu. Thay
đổi giá trị của trục tung Y, và quan sát kĩ hình ảnh biểu đồ thay đổi khi tham số thay đổi. Để
có thể dễ dàng thay đổi tham số, dùng thanh trượt (scrollbar) từ thanh công cụ Forms.

Phần mềm tham khảo


Tạo bảng biểu : Excel

Rút gọn phương trình đại số - sử dụng Microsoft Equation


Rút gọn phương trình đại số từng bước một. Ghi lại từng quy tắc áp dụng ở mỗi bước. Luôn
nhớ sao chép lại (copy) phương trình/công thức ở từng bước để thay đổi nếu cần thiết (điều
này giúp chúng ta hiểu tính lôgic của toán học, đồng thời tránh được lỗi sao chép và đánh
máy).
Bài mẫu:
ax + ay 2x – 2y
x2 – 2xy + y2 ax2 + 2axy + ay2

Học hàm số lượng giác bằng máy tính


Ở bảng tính sau chúng ta có thể học về hàm số lượng giác. Điền vào cột chỉ độ các trị số góc
của một đường tròn (00-3600)
- Tính các trị số, sử dụng công thức (chỉ sử dụng hàm SIN () và COS (), không dùng các hàm
có sẵn để chuyển từ độ sang radian)
- Vẽ hai biểu đồ điểm dựa trên 3 cột: độ, tg và cotg. Ở biểu đồ thứ nhất, dùng dấu chấm (to
0.2 cm) để thể hiện hàm số. Ở biểu đồ thứ hai, không dùng dấu chấm mà nối các điểm với
nhau. Giá trị thấp nhất và cao nhất của trục tung Y ở cả hai biểu đồ đều là -10 và 10, giá trị
cao nhất của trục hoành X là 3600, và không vẽ đồ thị với nền chia ô ở dưới.

41
- Thêm vào bảng tính một cột nữa chứa hàm sin3x+cos3x, sau đó vẽ biểu đồ cho cột này.

Độ Radian Sin Cos Tg Cotg


0 0,000000 0,000000 1,000000 0,000000
1 0,017453 0,017452 0,999848 0,017455 57,28996163
2 0,034907 0,034899 0,999391 0,034921 28,63625328
3 0,052360 0,052336 0,998630 0,052408 19,08113669
4 0,069813 0,069756 0,997564 0,069927 14,30066626
5 0,087266 0,087156 0,996195 0,087489 11,4300523
… … … … … …

Phần mềm tham khảo


Tạo bảng biểu : Excel

Chứng minh một định đề hình học


Tạo một bài trình chiếu chứng minh một định đề hình học. Ghi nhớ là bắt đầu từ định đề,
diễn giải đến phần deduction. Hạn chế dùng lời để diễn giải, chủ yếu dùng các ký hiệu toán
học, giống như một bộ phim câm. (Nếu bài toán không được giải hợp lý, có thể là học sinh
chưa biết cách chứng minh định đề hoặc cả lớp có điều kiện để cùng phân tích phần mà học
sinh đó vướng mắc)

Dự toán thu chi cho quán đồ ăn của trường


Tạo một bảng dự toán cho quán bán đồ ăn trong một lễ hội ở trường. Sẽ có các hộp đựng
bánh mì, thịt nguội, phomát, dưa chuột và mỗi hộp chứa số lượng cho nhiều bánh sandwich
(ví dụ, hộp bánh mì chứa 25 lát bánh, hộp phomát chứa 10 miếng phomát). Xây dựng một
bảng tính số lượng cần thiết để làm 500 chiếc bánh sandwich thuộc 1 trong 3 loại: sandwich
phomát, sandwich thịt nguội, và sandwich hỗn hợp cả phomát và thịt nguội. Hạn chế đến
mức thấp nhất số lượng đồ bị thừa.
Đưa ra giá cho mỗi chiếc bánh sandwich.
(Sử dụng biểu đồ hoặc chương trình giải để tìm cách giải hợp lý nhất.)

Sử dụng công thức tổng quát để tính các trị số của tam giác vuông
Tạo một bảng tính để xác định các tham số của tam giác vuông: độ dài của 3 cạnh, độ của 2
góc còn lại (góc khác 900). Bảng tính phải đưa ra được giá trị của 3 tham số khi biết trước 2.
Đưa ra từng công thức cho từng tham số cho sẵn. Bài tập này có 5 công thức, không phân
biệt hai cạnh, biết giá trị của: hai cạnh, một cạnh và cạnh huyền, một cạnh và góc liền kề,
một cạnh và góc đối diện, cạnh huyền và góc liền kề)
Công thức tổng quát hơn có thể được sử dụng khi dùng định luật sin, cos.

Phần mềm tham khảo


Tạo bảng biểu : Excel

Xác suất – Sử dụng công thức RAND () tính trị số trung bình, phương sai và hàm suy
rộng
Trong một trò đánh bạc thời Trung cổ, người chơi sẽ tung 4 viên súc sắc. Tiền đặt cược sẽ
được gấp đôi nếu tổng điểm của 4 con súc sắc nhỏ hơn 9 hoặc lớn hơn 19. Nếu tổng điểm

42
nằm trong khoảng 9 đến 19, người chơi sẽ thua. Tạo bảng tính Excel, sử dụng công thức số
ngẫu nhiên với 100 lần đặt cược. Quan sát kết quả, xác suất thắng là bao nhiêu? Tính toán và
vẽ biểu đồ thể hiện số lần xuất hiện một tổng nhất định.

Phần mềm tham khảo


Tạo bảng biểu và biểu đồ: Excel

Phân tích phép quy nạp hoàn toàn – so sánh phép đệ quy và hàm hiện
Tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên, sử dụng công thức đệ quy (luôn luôn thêm số tiếp theo
vào tổng)
Sn = Sn-1 + n
Sau đó, áp dụng hàm hiện để tính tổng đó
n(n+1)
Sn =
2

Biến đổi hàm số


Vẽ đồ thị hàm số và các hàm đã biến đổi của nó trên cùng một biểu đồ.
Kết quả: 4 phép biến đổi sẽ được thể hiện dễ dàng bằng hình ảnh.

Số nguyên tố
Chia mỗi nhóm gồm 2 đến 3 người. Mỗi nhóm cố gắng tìm số nguyên tố lớn hơn số của các
nhóm còn lại. Chơi trò chơi với 3 loại hình khác nhau.
- Được sử dụng máy tính tay, người chơi viết ra giấy (Phương pháp lọc của
Aristotle/Aritốt)
- Viết chương trình (sử dụng lập trình bạn yêu thích), tính các số nguyên tố
- Tìm một trang trên Internet đưa ra danh sách các số nguyên tố (ghi lại đường dẫn)
Cuối cùng là so sánh kết quả. Lý do về độ nhanh/chậm của từng phương thức? Độ tin cậy của
kết quả tìm được?

Vẽ biểu đồ công thức


Dùng công cụ điền công thức tự động và copy công thức để tạo nguồn dữ liệu cho biểu đồ.
Vẽ biểu đồ bằng biểu tượng biểu đồ trên thanh công cụ để dễ dàng phân tích các công thức.
Kết quả:
- Học sinh rất hứng thú với cách này
- Phương pháp này làm cho việc vẽ và phân tích biểu đồ nhanh hơn và dễ hiểu hơn với
học sinh.

Tiền lãi
Áp dụng công thức PMT () để tính lãi hàng tháng của một khoản vay cho một loại tiền nhất
định (ví dụ đồng EURO), khi tỷ suất và kỳ hạn vay thay đổi. Trong trường hợp nào thì kỳ
hạn vay ngắn hoặc dài sẽ có lợi hơn cho bạn?
Kết quả: Dễ thực hiện, gây ngạc nhiên và rất thú vị
Gợi ý bài tập/kiểm tra: Làm bài tính tương tự với tiết kiệm lương hưu.
Dạng bài khác/Thảo luận tiếp: Tính đến vấn đề đối với lương hưu.

43
Vật lý

Trình bày về thấu kính lồi


Tạo mục trình chiếu, trong đó mô tả ảnh do thấu kính lồi tạo ra khi khoảng cách từ vật tới
thấu kính lớn hơn tiêu cự nhưng nhỏ hơn hai lần tiêu cự. Mục trình chiếu nên chứa các trang
trình chiếu sau:

a) Trang thứ nhất là trang tiêu đề. Tiêu đề có nội dung là “Sự tạo ảnh bằng thấu kính
lồi”, và phụ đề là “nếu khoảng cách của vật trong khoảng từ tiêu cự tới hai lần tiều
cự”.
b) Trang thứ hai nên hiển thị một sơ đồ thể hiện được trục chính của thấu kính, tiêu điểm
(F), hai lần khoảng tiêu cự (2F), thấu kính lồi, vật và khoảng cách của vật. Tiêu đề
của trang nên đặt là “Thấu kính lồi”
c) Tiêu đề của trang thứ ba nên đặt là “Sự tạo ảnh bằng thấu kính lồi”. Vẽ sơ đồ như
trang trên. Sau đó, vẽ các tia sáng đi song song với trục chính và đi qua quang tâm
(O). Tiếp theo, ảnh (K) và khoảng cách của ảnh (k) sẽ xuất hiện từ bên trái với hiệu
ứng chuyển động nào đó.
d) Dựa vào minh họa ở trang sau, hãy diễn tả cách thấu kính lõm tạo ảnh.

44
Phần mềm đề xuất:
Để tạo trình chiếu: PowerPoint

Khúc xạ ánh sang lên thấu kính và phản chiếu từ gương


Tạo mục trình chiếu thể hiện định luật khúc xạ ánh sáng. Hãy chỉ ra vị trí của ảnh nếu vật
nằm ngoài 2F, tại 2F, giữa F và 2F, tại tiêu điểm F, và từ tiều điểm F tới quang tâm O. Do
một số phần của sơ đồ là không thay đổi nên bạn hãy tận dụng bằng cách tạo trang trình
chiếu mới bằng cách sao chép và sửa đổi.
(Chú ý: Bạn có thể dễ dàng mô tả thể hiện nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng bằng
cách thay đổi vị trí của vật thể và đường đi của tia sáng.)
Phần mềm đề xuất:
Để tạo trình chiếu: PowerPoint
Bài toán quãng đường-thời gian
Một người đạp xe đi tìm bạn của anh ta. Băt đầu từ vị trí mốc, anh ta đi với gia tốc không
đổi (a) trong khoảng thời gian t1, sau đó, tiếp tục đi tiếp với vận tốc không đổi trong khoảng
thời gian t2, rồi bắt đầu phanh lại. Gia tốc chậm dần đều gấp hai lần gia tốc nhanh dần đều.
Hãy tính vận tốc và quãng đường đi được sau mỗi giây bằng bảng tính Excel. sau đó vẽ đồ
thị vận tốc/thời gian và quãng đường/thời gian để mô tả tính chất của chuyển động.
(t1 = 8 s; t2 = 60 s; a = 1 m/s2)
Cách giải của bài toán này tùy theo lứa tuổi và trình độ tin học của từng lớp.
Tổng quát hóa bài toán: hãy đặt gia tốc bằng một biến. Tính vận tốc bằng hàm If(), sao
cho bạn có thể biểu diễn khoảng thời gian chuyển động nhanh dần đều, khoảng thời gian có
vận tốc không đổi và khoảng thời gian chậm dần đều dưới dạng các tham số. Trong trường
hợp chuyển động chậm dần đều, bạn cần phải chú ý tính toán để vật không bị chuyển động
lùi.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo trình chiếu: PowerPoint

45
Đánh giá kết quả đo đạc
(ví dụ đo gia tốc trọng trường bằng máy thả)
Thực hiện một chuỗi các thí nghiệm bằng một máy thả (ví dụ đo tổng thời gian để 10 quả
bóng rơi trong 5 lần). Ghi chép lại thông tin vào một bảng, trong đó ghi rõ độ cao trước khi
rơi. Tính thời gian để một quả bóng rơi xuống và gia tốc trọng trường tương ứng với số liệu
đó. Xác định giá trị trung bình và độ phân tán.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo bảng tính: Excel

Biểu diễn gia tốc không đổi xấp xỉ với chuyển động đều
Một tàu điện ngầm đạt được vận tốc 20 m/s trong vòng một phút. Tính vận tốc của đoàn
tàu tại mỗi giây liên tiếp. Để thay thế cho gia tốc không đổi, phân tích chuyển động với giả
định là đoàn tầu chuyển động với vận tốc không đổi tại mỗi giây. Hãy tính quãng đường
đoàn tầu đi được trong mỗi giây theo cách này và quảng đường đoàn tầu đi được tính từ điểm
xuất phát tới vị trí tại cuối mỗi giây. Vẽ đồ thị biểu diễn quan hệ giữa quãng đường và thời
gian.
Điều chỉnh lại giá trị gần đúng của quãng đường bằng cách chia thời gian thành các
khoảng nhỏ hơn. Xác định hàm tính thời gian theo khoảng cách khi gia tốc không đổi. Bằng
cách tính giá trị của hàm và kiểm tra với kết quả lấy xấp xỉ, sau đó so sánh xem hai kết quả
này giống nhau như thế nào.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo bảng tính và đồ thị: Excel

Động lực của chuyển động của sóng

Khi nghiên cứu chuyển động của sóng với một hạt đơn nhất, ta thấy chuyển động được tạo ra
do các hạt lân cận tác động lực vào chính nó trong khi hạt này muốn tiếp tục chuyển động
theo hướng cũ của nó. Hãy ghi lại điều này và vẽ mô hình chuyển động của sóng.

Tạo một mô hình với càng nhiều giai đoạn của sóng càng tốt ( ít nhất là 1000). Ban đầu hãy
đặt độ dịch chuyển của các hạt bằng 0( trạng thái cân bằng), trừ hai hạt ở chính giữa có độ
dịch chuyển khác 0. Trong giai đoạn tiếp theo ( và những giai đoạn tiếp nữa), chúng ta có thể
mô tả các hạt bằng độ dịch chuyển ban đầu của chính nó và khoảng cách của nó so với các
hạt lân cận. Hãy tạo hàm số mô tả mối quan hệ này và sử dụng hàm này để tính cho các giai
đoạn tiếp theo. Vẽ đồ thị của một số giai đoạn với tình trạng của một số hạt để xem hàm số
trên có phản ánh đúng chuyển động của sóng trên thực tế hay không.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo bảng tính và đồ thị: Excel

46
Mô hình Lissajouse
Tính giá trị hàm sin và cosine của tất cả các góc hơn kém nhau 5 độ, sau đó thể hiện các kết
quả này trên đồ thị với trục hoành là cosine và trục tung là sine( bạn sẽ được một hình tròn).
Hãy điều chỉnh lại những hàm số này sao cho đối số chính là bội số của nó(e.g. cos2, sin3).
Hãy quan sát sự thay đổi của hình khi giá trị bị thay đổi). Giải thích tại sao hình lại bị méo
khi các giá trị rất lớn.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo bảng tính và đồ thị: Excel

47
Minh họa sơ đồ mạch
Tạo một mục trình chiếu dựa trên các hình ảnh kèm theo để mô tả các công tắc mắc nối tiếp,
mắc song song và kết hợp cả hai.
a) Hãy để trang trình chiếu thứ nhất là trang tiêu đề, có tiêu đề “Mắc công tắc”, và hãy
đưa tên của bạn vào phụ đề.
b) Trên trang trình chiếu thứ hai, đặt một ảnh tương tự như hình bên trái phía dưới.
Đóng công tắc như trong hình vẽ bên phải sao cho mạch được kín và làm hiệu ứng để
đèn sáng lên. Đặt tiêu đề của trang là “Mắc nối tiếp”.

c) Trang trình chiếu thứ ba nên có một hình ảnh giống như hình bên trái phía dưới. Cũng
giống như trang trình chiếu trước đó, hãy biến đổi hình ảnh sao cho công tắc phía
dưới được đóng lại và làm hiệu ứng đèn sáng. Đặt tiêu đề của trang là “Mắc song
song”.

d) Trang trình chiếu thứ tư nên có một ảnh giống như hình bên trái phía dưới. Biến đổi
hình ảnh như các trang trước (mạch kín, đèn sáng). Đặt tiêu đề của trang là “Mắc kết
hợp”.

48
Phần mềm đề xuất:
Để tạo sơ đồ mạch dạng vector và trình chiếu: PowerPoint

Phân tích mạch kết hợp


Một hành lang dài được chiếu sáng bởi hai hàng đèn (mỗi hàng có 5 đèn). Có một công
tắc đèn cho cả hai hàng ở hai bên của hành lang.
Đây là một bài toán khó, bởi vì chúng ta không phải lúc nào cũng biết các dây dẫn trong
tường được dẫn từ đâu. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu như các dây bị hoán đổi (đèn nào sẽ
sáng với mỗi trạng thái của công tắc). Ghi lại các số liệu vào bảng Excel và bỏ đi các qui luật
mà bạn có thể rút ra dựa trên bảng đó.

Đưa cho bạn của bạn một nhiệm vụ: đưa cho anh ta kết quả (trạng thái của công tắc và
trạng thái của đèn) của cách mắc dây lung tung và hỏi anh ta trong này có sai sót gì.

Trạng thái công tắc Quan sát Mục đích


Đèn A Đèn B Đèn A Đèn B

Ví dụ:

Phần mềm đề xuất:


Để tạo sơ đồ mạch: Paint

49
Để tạo sơ đồ mạch dạng vector: Word hoặc PowerPoint
Để tạo bảng tính: Excel

Tạo sơ đồ nguyên lý của mạch thật

(Các dây dẫn nối theo các cách khác nhau)


Đèn của lò vi sóng sẽ sáng nếu máy đang hoạt động hoặc cửa lò đang mở. Tạo sơ đồ
nguyên lý của đèn, biểu diễn nút khởi động và cửa lò bằng biểu tượng công tắc.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo sơ đồ mạch: Paint
Để tạo sơ đồ mạch dạng vector: Word hoặc PowerPoint

Đồ uống – Giải pháp chung cho bài toán nhiệt động lực học
Đồ uống được phục vụ ở 5oC. Tuy nhiên, nhiệt độ thực tế khi phục vụ có thể thay đổi, vì
thế cần phải cho thêm một chút đá ở -10oC. Tạo một bảng trong đó bạn có thể đưa vào các
thông số về độ nóng, khối lượng và nhiệt độ của đồ uống, sau đó tính lượng đá cần thiết phải
thêm vào đồ uống để đạt được mức 5oC. Lấy một khay đá, và ước lượng kích thước của khối
đá. Xây dựng một hàm tính trong bảng theo đó, dựa trên số lượng đá trong một khối và số
lượng đá cần dùng, ta sẽ biết được số khối đá cần dùng.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo bảng tính: Excel

Đo nhiệt độ nước ở các bình chứa khác nhau, có đậy nắp và không đậy nắp, và trong các
kiểu lò khác nhau
Đo nhiệt độ của một lượng nước như nhau trong cùng một loại bình trên các loại bếp
khác nhau tại mỗi phút liên tiếp cho tới khi đạt tới điểm sôi. Tiếp tục hoàn thiện các phép đo
cho bình kín. Thể hiện các kết quả trên sơ đồ và phân tích độ cong của sơ đồ. Hãy quan sát
kết quả của từng kiểu lò, và tính hiệu suât của chúng.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo bảng tính: Excel

Tìm hiểu tính phóng xạ


Các tác dụng có ích của việc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ trong y học cần phải
được nhấn mạnh. Đó là lý do mà tại sao các chủ đề sau đây được giới thiệu:
• Vai trò của chất đồng vị phóng xạ đánh dấu trong sinh học
• Vai trò của chất đồng vị phóng xạ đánh dấu trong vật liệu cô đặc và khoa học vật
liệu.

50
Để tận dụng các tiềm năng của web một cách có tổ chức, hãy thực hiện như sau:
• Trong trường hợp lớp có 30, tạo 6 nhóm
• Mỗi nhóm phải bổ nhiệm một người thay mặt nhóm để trình bày chủ đề
• Việc trình bày nên được thực hiện trước cả lớp
• Mỗi nhóm nên tạo một bài trình chiếu gồm ít nhất 10 trang theo các chủ đề được giao
• Việc trình bày nên bao gồm cả các câu hỏi, câu đố ô chữ, tranh và trích dẫn tài liệu
tham khảo.
• Người nghe (cả lớp) phải đánh giá các bài trình bày của các nhóm.
Các bài trình chiếu phải lưu giữ trên máy chủ của trường, để tất cả mọi người có thể truy cập
vào đó để xem.

Một trang web bổ ích:


http://www.safety.ubc.ca/rad/calc/calcframe.htm

Giảng dạy về dãy phân rã phóng xạ


Các học sinh thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các dãy phân rã phóng xạ. Đối
với họ, việc hiểu các khải niệm khác nhau này quả là khó. Do đó, việc thể hiện các hiệu ứng
hình ảnh và mô phỏng trên mạng sẽ giúp đỡ được họ khi giảng dạy về vấn đề này.
Một trang web bổ ích:
http://eundp.digitalbrain.com/bjaro.eundp/web/Bomlasi_sorok/linkek/?backto&verb
Sự mô phỏng tương tác có thể thực hiện theo các nhóm nhỏ như đã mô tả, sau đó thảo
luận. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể sắp xếp một buổi thảo luận hoặc áp dụng các phương
pháp hợp tác khác để nghiên cứu chủ đề này.
• Khi giảng dạy chủ đề này, cần phải lưu ý các điểm sau:
• Do sự cân bằng của dãy phân rã, bạn có thể đánh giá được chu kỳ bán rã bằng cách
đo độ tập trung của từng bộ phận. (Điều này giúp trả lời câu hỏi “Làm sao họ biết
được nguyên tố uranium có chu kỳ bán rã là 4.5 tỷ năm?”)
• Giải thích tại sao trên Trái Đất lại tồn tại các nguyên tố phóng xạ tự nhiên có chu kỳ
bán rã ít hơn rất nhiều so với tuổi của Trái Đất.
• Chú ý hiện tượng phóng xạ tự nhiên, và thực tế là hầu hết các phóng xạ xung quanh
chúng ta đều bắt nguồn từ những nguyên tố tự nhiên trên Trái Đất.
Chương trình giảng dạy này gồm nhiều khái niệm có liên quan tới phóng xạ (hoạt động,
chu kỳ bán rã…), do đó chương trình này đem lại cho bạn cơ hội để hiểu một phần các chủ
đề trên lớp, và học sinh có cơ hội để tự học một phần.
Để làm cho các khái niệm trở nên thú vị hơn đối với học sinh, cố gắng thể hiện chúng
bằng các hiệu ứng chuyển động trên lớp:
http://physics.uwstout.edu/physapplets/a-city/physengl/decseries.htm

Giảng dạy về cộng hưởng (dao động cưỡng bức)


Lưu ý các học sinh rằng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có vô số các ví dụ về
lực tuần hoàn.
Ví dụ: kéo xe ô tô ra khỏi hố.
Trong ví dụ này, chiếc xe chồm lên chồm xuống, và trong trường hợp lý tưởng là vào
thời điểm phù hợp, người lái xe nhấn chân ga để kéo được ra khỏi hố. Nếu tần số nhấn chân
ga bằng với tần số riêng của xe thì mức độ rung lắc sẽ càng ngày càng lớn, và chiếc xe sẽ dễ

51
dàng được kéo ra khỏi hố. Lực tạo ra sự rung lắc được gọi là “lực cảm ứng” và quá trình này
gọi là sự cảm ứng.
Cầu Tacoma ở Mỹ bị thổi đi bởi những cơn gió mạnh có cùng tần số với tần số riêng của
cây cầu. Đó là lý do tại sao mà tuy biên độ rung lắc ban đầu của cây cầu tương đối nhỏ
nhưng sau đó dần dần tăng lên cho tới khi cây cầu sụp đổ. Đó cũng là lý do tại sao những
người lính hành quân qua một cây cầu nào đó thì không được phép dậm đều bước, nếu không
thì lực từ các bước chân của họ trên cây có thể sẽ gây cộng hưởng. Nếu bạn cho học sinh
xem điều gì đã xảy ra với cây cầu Tacoma, họ sẽ được thấy một ví dụ đáng kinh ngạc về sự
cộng hưởng mà bình thường bạn không thể xây dựng trên lớp. Bạn có thể tải đoạn phim này
tại đây (theo định dạng mpeg):
http://www.enm.bris.ac.uk/research/nonlinear/tacoma/tacoma.html
http://www.enm.bris.ac.uk/research/nonlinear/tacoma/tacnarr.mpg
Ở website sau đây sẽ có một ví dụ mô phỏng tương tác về dao động cưỡng bức. Trước
khi xem mô phỏng này, hãy chia lớp của bạn thành ba nhóm. Mỗi nhóm được giao một
nhiệm vụ khác nhau. Sau khi đã xem xong đoạn mô phỏng, mỗi nhóm chọn ra một người
trình bày để mô tả kết quả quan sát, sau đó mọi người cùng tham gia thảo luận về những gì
họ nhìn thấy trong các sơ đồ như sau:
• Sự duy trì ngoại lực và cộng hưởng dưới dạng các hàm thời gian
• Biên độ dao động cộng hưởng phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực
• Sự lệch pha giữa dao động của ngoại lực và cộng hưởng phụ thuộc vào tần số góc của
ngoại lực.
http://www.walter-fendt.de/ph14e/resonance.htm

Giảng dạy chuyển động với gia tốc không đổi


Chủ đề này đem lại cơ hội tuyệt vời để cho ta thấy các hiểu biết lý thuyết có thể áp dụng
và thực tế như thế nào. Người ta không thể lúc nào cũng chuẩn bị cho học sinh hàng ngày
đến trường và bảo vệ chúng khỏi những tai nạn.
Thời gian phản ứng của người lái xe đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa
các tai nạn giao thông. Nếu người lái xe có thể phản ứng lại đúng lúc trong những tình huống
không lường trước và phanh kịp thời, thì có thể đã tránh được tai nạn hoặc ít nhất cũng giảm
được độ nghiêm trọng của tai nạn.
Khi đánh giá và quyết định thời gian phản ứng, chúng ta có thể áp dụng các định luật vật
lý vào thực tế.

52
Để nắm được mức độ quan trọng của thời gian phản ứng, bạn nên khuyên mỗi học sinh
thực hiện các mô phỏng một cách độc lập:
http://www.phy.ntnu.edu.tw/ntnujava/viewtopic.php?t=224 (Reaction Time
Measurements)
Với sự hỗ trợ của mô phỏng, học sinh có thể đo thời gian phản ứng của họ và ước tính
được một số giá trị nhất định. Ví dụ, họ có thể tính được là nếu có sự việc không mong muốn
xảy ra trên đường quốc lộ họ sẽ phải mất bao nhiêu thời gian và đi thêm bao xa( nếu quãng
đường phanh được cung cấp) cho đến khi họ dừng lại được.
Hãy lưu ý là quãng đường phanh phụ thuộc vào chất lượng của mặt đường. Ví dụ, trong
mùa đông hệ số của lực ma sát giữa bánh xe và đường đầy băng giảm đi rất nhiều.
Bạn có thể thay đổi vận tốc và hệ số của ma sát trong mô phỏng. Việc thay đổi các tham
số này sẽ làm biến đổi quãng đường phanh, quãng đường này cũng phụ thuộc vào hệ số của
ma sát. Mô phỏng này là một ví dụ hoàn hảo để cho chúng ta thấy các kiến thức lý thuyết có
thể áp dụng được trong thực tế như thế nào. Rõ ràng là những điều chúng ta được học rất
nhất quán với cuộc sống hàng ngày.
Các học sinh có thể đo thời gian phản ứng của họ trong mô phỏng tiếp theo đây. Lúc này
chỉ có 10 xe trên đường quốc lộ. Học sinh có thể ghi lại cách có thể tránh được tai nạn trong
trường hợp một xe va vào xe khác.
Mô phỏng này là một mô hình tiêu biểu của những sự việc xảy ra thường xuyên hàng
ngày.

http://www.phy.ntnu.edu.tw/~hwang/ (Reaction time and car accident)


Chính xác hơn: http://www.phy.ntnu.edu.tw/ntnujava/viewtopic.php?t=225

Các đường link chúng tôi giới thiệu cho chủ đề này:
http://www.schulphysik.de/
Để chạy các mô phỏng, bạn cần Java 1.4.

Giảng dạy về con lắc dao động


Khi giảng dạy về con lắc, bạn đừng bỏ qua những thí nghiệm cơ bản, dễ làm. (Đặt một
quả bóng nhỏ vào cuối một sợi dây dài, sau đó đẩy quả bóng một chút sao cho quả bóng
không đi quá xa so với vị trí cân bằng của nó.)
Từ thí nghiệm này, các học sinh có thể rút ra những kết luận sau: Một vật thể chuyển động
đều xung quanh vị trí khởi động theo cả hai hướng. Khi thảo luận, những điều sau cũng được
rút ra về chuyển động của vật thể.
Sau những chu kỳ thời gian như nhau, chuyển động tự lặp lại
• Chuyển động luôn đối xứng với một điểm nhất định nào đó.

Việc thực hiện thí nghiệm không đủ để học sinh thấy được sự phụ thuộc vào thời gian
của các yếu tố như độ lệch, tốc độ, gia tốc tuyến tính, lực, năng lượng trong trường hợp của
con lắc. Để mô tả kỹ hơn, hãy trình diễn mô phỏng dưới đây:
http://www.walter-fendt.de/ph14e/pendulum.htm
Để chạy các mô phỏng, bạn cần Java 1.4.

Các mô phỏng sau có tính tương tác; học sinh có thể thay đổi độ dài của sợi dây.
http://www.phy.ntnu.edu.tw/~hwang/ (Pendulum)

53
http://www.phy.ntnu.edu.tw/ntnujava/viewtopic.php?t=27
Các link khác:
http://www.avmz.uni-siegen.de/~volker/projects/PfI/W3-short/samples.html
http://df.uba.ar/~dgomez/mec/links.html

Giảng dạy về chuyển động Brown


Chủ đề này yêu cầu có phương pháp làm bài tập. Sử dụng hai tiết 45 phút để hoàn thành
bài tập. Áp dụng phương pháp này, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi tìm kiếm và phát hiện
cũng như khám phá, trong khi tham gia vào chủ đề. Hãy chia lớp thành ba nhóm.
Nhóm “A” (mỗi thành viên trong nhóm nhận một nhiệm vụ riêng) phải tiến hành công
việc trong phòng máy tính:
• Thu thập thông tin về nhà thực vật học Robert Brown (1773-1858), và tạo một bài
trình chiếu ngắn bằng PowerPoint, và họ sẽ trình bày vào tiết thứ hai.
Nguồn: http://www.brianjford.com/wbbrowna.htm
• Phân tích mô phỏng chuyển động Brown tại website sau:
http://www.phy.ntnu.edu.tw/~hwang/
http://www.phy.ntnu.edu.tw/ntnujava/viewtopic.php?t=41
http://intro.chem.okstate.edu/1314F00/Laboratory/GLP.htm
• Trong tiết thứ hai, một học sinh nào đó sẽ giải thích về mô phỏng, bằng cách tải về
phiên bản miễn phí và phân tích nội dung.
http://www.phy.ntnu.edu.tw/ntnujava/viewtopic.php?t=42
Nhóm “B” tiến hành thử nghiệm sau, chú ý những gì sẽ xảy ra, thảo luận kết quả và tạo
một bài trình chiếu.
Thử nghiệm:
E1: Thả một cục đường vào cốc trà nóng, không được khuấy. Theo dõi xem điều gì sẽ
xảy ra.
E2: Bỏ thuốc tím vào đáy của một bình sạch, sau đó cẩn thận rót nước vào bình. Kiểm tra
hiện tượng.
Nhóm “C” tiến hành thử nghiệm sau, chú ý những gì sẽ xảy ra, thảo luận kết quả và tạo
một bài trình chiếu.
Thử nghiệm:
E1: Đặt một giọt sữa nhỏ vào bản kính mang vật của kính hiển vi, quan sát dưới kính
hiển vi, và xem sự hoạt động của nó khi phóng đại 1000 lần. Sau một vài lần, thổi không khí
nóng từ một máy sấy tóc vào bản kính mang vật

54
E2: Nhỏ một vài tinh thể iot hoặc giọt brom vào một lọ, sau đó đóng kín lại rồi quan sát
điều gì sẽ xảy ra.
Sau khi hoàn thành công việc tại tiết thứ hai, người đại diện trình bày của nhóm sẽ:
• Trình bày về Robert Brown
• Trình bày về mô phỏng
• Giải thích kết quả thử nghiệm và nêu kết luận của nhóm
Vào cuối tiết, người giáo viên tổng kết các vấn đề quan trọng nhất của chủ đề.
Kết quả của phương pháp làm bài tập là bài trình chiếu, chương trình đã tải về, và các mô
phỏng nên được phổ biến công khai trên mạng của trường. Học sinh cần phải đóng một vai
trò tích cực trong việc khám phá và học chủ đề, và do đó phương pháp làm bài tập được coi
là thành công.
Phần mềm đề xuất:
Để tạo trình chiếu: PowerPoint

Giảng dạy về ứng dụng thực tế của phản ứng dây chuyền
Trong khi đang đọc về chủ đề này, chúng ta phải đóng vai trò là các nhà giáo dục môi
trường và cung cấp cho các học sinh kiến thức cần thiết về năng lượng hạt nhân.
Nhận thức của học sinh rất quan trọng trong việc quan sát vấn đề này dưới các góc nhìn
khác nhau, vì họ là đại diện cho thế hệ tương lai, những người sẽ lựa chọn để quyết định ủng
hộ hoặc phản đối năng lượng hạt nhân.

(Theo các nghiên cứu đã tiến hành, học sinh thu được rất ít thông tin về các nhà máy
năng lượng hạt nhân trong lớp vật lý. Trong nhiều trường hợp, nhìn chung các giáo viên bỏ
qua vật lý nguyên tử chỉ vì thiếu thời gian. Bởi vì chủ đề này không được đề cập tới, các học
sinh không mấy khi được nghe về các nhà máy năng lượng hạt nhân khi còn trên ghế nhà
trường.)
Sự hoạt động an toàn của các nhà máy năng lượng hạt nhân rất phức tạp khi quan sát từ
góc nhìn môi trường. Học sinh thường tin rằng các nhà máy năng lượng nguyên tử ít gây hại
đến môi trường nhất là những nhà máy an toàn nhất.
Quan điểm của học sinh đối với năng lượng hạt nhân phụ thuộc chủ yếu vào việc họ có
thích vật lý hay không, vì thế tôi nghĩ rằng sẽ rất quan trọng khi cung cấp cho học sinh một
bức tranh sáng sủa, rành mạch về nội dung này.

55
Cố gắng nghiên cứu mô phóng sau:
http://www.ida.liu.se/~her/npp/demo.html

Định luật vạn vật hấp dẫn Newton, và chuyển động của các hành tinh
Bức tranh nổi tiếng này trong quyển sách của Newton
mô tả các định luật mà chúng có thể áp dụng cho các đối
tượng trên Trái Đất cũng như các hành tinh khác. Chúng
ta ném một vật từ đỉnh núi cao theo phương ngang càng
nhanh thì nó càng bay xa. Nếu cung cấp một vận tốc ban
đầu đủ lớn, độ cong của đường bay của vật thể sẽ tiến dần
tới độ cong của bề mặt Trái Đất, và vật thể sẽ bay trở lại
điểm xuất phát. Nếu chúng ta cúi đầu để tránh, “hòn đá”
sẽ bay qua chúng ta và sẽ bắt đầu bay vòng quanh Trái
Đất. (Nếu chung ta bỏ qua tác động của việc kéo), chúng
ta có thể đặt vệ tinh lên quĩ đạo của Trái Đất bằng cách
này. Khi vận tốc ban đầu đạt được tới một giới hạn nào
đó, vật thể sẽ thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất và sẽ
không trở lại nữa. Bạn có thể vẽ bức hình này lên bảng,
nhưng sẽ thú vị hơn nhiều nếu học sinh có thể tự thử
nghiệm với các vận tốc ban đầu khác nhau và vẽ nên kết quả của chính họ. Đoạn hiệu ứng
trong website sau đây sẽ giúp đỡ thực hiện:
http://galileo.phys.virginia.edu/classes/109N/more_stuff/Applets/newt/newtmtn.html
Tốc độ ban đầu của “hòn đá” có thể đặt tại đây. Chương trình này còn vẽ cả đường đi của
chuyển động. Quá trình phóng và va chạm có hiệu ứng âm thanh kèm theo. Nó có tính chất
tư liệu giảng dạy, lại vừa thú vị.
Bài tập:
Học sinh có thể quyết định vận tốc thoát khỏi Trái Đất và tốc độ quĩ đạo bằng cách mò
mẫm. Họ chắc chắn sẽ nhận ra rằng một tốc độ nhỏ hơn tốc độ quĩ đạo “có thể đạt được”; vật
thể sẽ bay quanh Trái Đất theo một hình elip, cũng như là trong trường hợp vận tốc nằm

56
trong khoảng vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai. Tìm tiêu điểm của quĩ đạo elip. Điều gì
quyết định tốc độ của quĩ đạo?

Lịch sử

Thẻ nhớ cho những nhân vật lịch sử nổi tiếng

Hãy tạo một thẻ nhớ cho một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Tìm những thẻ nhớ hiện đại
trên Internet, sau đó chọn một nhân vật lịch sử thú vị và tạo ra một thẻ nhớ tương tự với tên
tuổi, địa vị, nghề nghiệp của nhân vật đó.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo file: Word, Publisher

Thiết kế một tờ báo lịch sử

Chứng kiến
Lịch sử dưới dạng một tờ báo ngày

Biên tập, lên khuôn và in một tờ báo lịch sử bằng cách sử dụng các sự kiện trong lịch sử. Tờ
báo này nên giống một tờ báo đưa tin hàng ngày. Mỗi số báo nên tập trung vào một thời kỳ
nhất định trong lịch sử và nên bao gồm các tin trong nước, quốc tế hoặc cả hai. Sử dụng
phần mềm Microsoft Publisher trong trường bạn.

Ví dụ: Nội dung của một tờ báo 8 trang trong đó có:

• 1 trang chủ trong đó có các tin nổi bật và giới thiệu các tin, bài chính trong số báo
• 1 trang tin trong nước và quốc tế
• 1 trang tin kinh tế
• 1 trang tin khoa học
• 1 trang tin văn hóa với danh sách các ca khúc được ưa chuộng và các đầu sách bán
chạy nhất
• 1 trang phỏng vấn với một người nổi tiếng ở thời điểm đó
• 1 trang tin vắn và tin ảnh: thể thao, quảng cáo, dự báo thời tiết, ý kiến độc giả
• 1 trang cuối: tin giờ chót, giới thiệu các tin bài trong số báo tiếp theo.

Bạn có thể tùy ý thay đổi độ dài, các tít báo và chủ đề trong ví dụ nói trên. Bạn có thể minh
họa các bài báo, tuy nhiên không nên cho quá nhiều khung hình vào một trang báo. Nên mặc
định khổ báo là A4 và khổ chữ là Times New Roman, kích cỡ là 10. Ngoài các tít báo, mỗi
bài báo có thể có 1 tít phụ nếu cần thiết. Các bài báo sẽ được phân cách bởi một dòng kẻ.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo file: Publisher

57
Ngoại ngữ

Tiểu sử

Mục đích: Tìm hiểu về cuộc đời của những người nổi tiếng và mô tả cuộc đời của một nhân
vật; làm quen với các loại câu hỏi khác nhau.

Giáo viên chuẩn bị một bài kiểm tra hoặc một số câu hỏi ngắn về cuộc đời của một người nổi
tiếng. Giáo viên có thể điều chỉnh độ khó/dễ của các câu hỏi và ngôn ngữ tùy theo tuổi tác
và trình độ của học sinh.

Học sinh làm bài bằng cách tìm các thông tin trên Interrnet. Các trang dưới đây có rất nhiều
tiểu sử của những người nổi tiếng trong lịch sử cũng như hiện tại.

http://www.biography.com
http://www.infoplease.compeople.html

Khi học sinh đã sẵn sàng, cả lớp có thể cùng xem lại các câu trả lời.

Bước tiếp theo sẽ là chia học sinh ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phép chọn một
nhân vật mà các em muốn tìm hiểu thêm (giáo viên có thể đưa ra danh sách để giúp đơn giản
hóa quá trình chọn lựa và dễ điều khiển hơn). Từng nhóm sẽ tìm thông tin về nhân vật các
em đã chọn trên Internet và soạn một số các câu hỏi về nhân vật đó. Cuối cùng, các em sẽ in
danh sách câu hỏi, đổi với nhóm khác và trả các câu hỏi do nhóm khác soạn. Có thể chuyền
danh sách câu hỏi của từng nhóm trên lớp để các em đọc và bầu chọn danh sách câu hỏi hay
nhất.

Phần mềm đề xuất:


Để tìm thông tin: Internet Explorer
Để tạo file: Word

Từ vựng

Làm theo nhóm: học sinh chia thành các nhóm nhỏ từ 2-4 thành viên và tìm công thức nấu
các món ăn Pháp trên Internet. Từ những công thức này học sinh sẽ thiết kế một bữa ăn hoàn
chỉnh. Một thành viên của mỗi nhóm sẽ liệt kê các nguyên liệu cần thiết cho món ăn đó (mỗi
thành viên nói về 1 món ăn) và miêu tả cách chuẩn bị món ăn bằng cử chỉ và hành động.
Sau đó, cả lớp sẽ đoán món ăn đó là gì. Nhóm nào đoán đúng được nhiều món nhất sẽ thắng
cuộc.

58
Gợi ý về bài tập về nhà hoặc hoạt động kế tiếp

Học sinh viết công thức cho một món ăn mà các em có thể tự chuẩn bị (như là một cái bánh
san-dwich).

Những gợi ý khác

Trong tiết học tiếp theo, giáo viên có thể phân vai cho học sinh: học sinh đang ở trong một
nhà hàng và tất cả các món ăn mà các em đã tìm hiểu sẽ có trong thực đơn (menu) – tuy
nhiên, chúng sẽ xuất hiện dưới những cái tên hoàn toàn khác. Những thực khách của nhà
hàng hoàn toàn không biết những món ăn đó là gì, vì vậy những người phục vụ nhà hàng sẽ
phải giải thích…

Sự hiếu kỳ về Paris
Học sinh tìm các địa danh nổi tiếng của Paris (bằng tiếng Pháp) trên Internet, sau đó ghi lại
những chi tiết quan trọng/hấp dẫn. Các em cũng nên tải về những hình ảnh và tài liệu liên
quan. Trong nửa thời gian còn lại của tiết học, các em sẽ báo cáo lại trước toàn lớp.

Từng em học sinh một sẽ giải thích cách các em tìm kiếm thông tin (Các em dùng từ khóa gì
để tìm thông tin) và kết quả tìm kiếm. Học sinh trao đổi các website thú vị với nhau.

Gợi ý bài tập về nhà hoặc bài tập lấy điểm

Để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo mỗi học sinh sẽ viết một bài báo cáo trên Word, trong đó
sử dụng những hình ảnh và thông tin tìm được trên lớp và các ghi chép của các em. Để chấm
điểm, giáo viên có thể làm 1 bài kiểm tra nhỏ, sử dụng những hình ảnh và thông tin đã được
thảo luận trên lớp để kiểm tra học sinh vào tiết học tiếp theo.

Những gợi ý khác

Giáo viên có thể cho học sinh tìm kiếm thông tin và hình ảnh về miền quê của các em và dịch
những thông tin đó sang tiếng Pháp. Học sinh được phép dùng từ điển trực tuyến để dịch
thông tin.

Phẫu thuật tạo hình

Mục đích: Giúp học sinh luyện vốn từ vựng dùng để tả hình ảnh và người.

Học sinh tìm những ảnh của những người nổi tiếng trên Internet hoặc dùng máy ảnh kỹ thuật
số của các em cho hoạt động này. Sau đó, các em sẽ save (lưu) lại các ảnh gốc, hoặc giáo
viên có thể cho các em in ra nếu không muốn các em dùng Internet trong tiết học.

• Phiên bản 1

Trong Paint, học sinh thay đổi hoặc chỉnh sửa ảnh để người khác khó nhận ra được những
bức ảnh đó (ví dụ: làm cho cái mũi to hơn, cho thêm kính và bộ ria vào, v.v…)

59
Sau đó, giáo viên sẽ chia học sinh thành từng cặp và, các em sẽ phải đưa ảnh đó cho bạn
cùng nhóm để học sinh đó đoán ra người trong ảnh là ai. Khi học sinh đã đoán ra, cả hai
sẽ cùng nhìn lại bức ảnh gốc và bức ảnh đã được chỉnh sửa và liệt kê sự khác biệt giữa
hai bức ảnh này.

• Phiên bản 2

Chia học sinh thành từng cặp – cả hai em sẽ chỉnh sửa ảnh như trong phiên bản 1, nhưng
không cho bạn cùng nhóm xem. Một em sẽ miêu tả cho bạn cùng nhóm để em đó đoán ai
là người trong bức ảnh. Nếu em kia không đoán được trong một khoảng thời gian nhất
định (ví dụ trong 3 phút), hai em sẽ hoán đổi vị trí và tiếp tục trò chơi. Em nào đoán
chính xác được tên của nhân vật trong ảnh sẽ là người thắng cuộc.

Nếu không em nào đoán đúng, cả hai em sẽ cùng xem lại ảnh và so sánh với các ảnh gốc.

• Phiên bản 3

Chia học sinh thành từng cặp - cả hai em sẽ cùng dùng các bức ảnh. Một em chỉnh sửa
ảnh trên Paint và hướng dẫn bạn cùng nhóm chỉnh sửa ảnh bằng tiếng Pháp. Em kia sẽ
chỉnh sửa ảnh theo hướng dẫn và có thể hỏi các câu hỏi (bằng tiếng Pháp) nếu cần thiết.
Cuối cùng, cả hai em so sánh hai phiên bản ảnh đã được sửa đổi và cùng thảo luận xem
chúng giống hoặc khác so với ảnh gốc.

• Phiên bản 4

Học sinh có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh tại trang web http://www.doctorwarp.com.
Các em cũng có thể chỉnh sửa, in hoặc gửi ảnh cho nhau qua email.

Phần mềm đề xuất:


Để tìm ảnh: Internet Explorer
Để chỉnh sửa ảnh: Paint

Siêu thị trực tuyến của tôi

Học sinh tìm những website siêu thị trực tuyến trên mạng. Sau đó, các em lập một danh
sách những mặt hàng và những ngành hàng các siêu thị đó cung cấp.

Giáo viên chia các em thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tự thiết kế siêu thị trực tuyến
của mình. Các em sẽ dùng Paint hoặc thanh công cụ Vẽ trong Word để thiết kế mặt bằng
và cách bố trí gian hàng trong siêu thị. Các em cũng sẽ tự thiết kế tờ rơi quảng cáo hoặc
trang web riêng cho siêu thị.

60
Sau đó, các em sẽ phải lên kế hoạch một tiết mục quảng cáo trực tiếp cho siêu thị trực
tuyến của nhóm và biểu diễn trước cả lớp (trong tiết mục đó các em sẽ phải đưa ra thiết
kế gian hàng và tờ rơi quảng cáo/trang web riêng).

Phần mềm đề xuất:


Để tìm thông tin: Internet Explorer
Để tạo file: Word, Publisher
Để tạo trang web: FrontPage

Bạn thuộc chòm sao gì?

Mục đích: Giúp học sinh học các tính từ

Học sinh sẽ truy cập các trang web sau để tìm hiểu về chòm sao của mỗi em.

http://horoscopes.astrology.com
http://www.horoscope.com
http://astrology.yahoo.com/astrology

Sau đó, các em sẽ lập ra 2 danh sách các tính từ: 1 danh sách tính từ tích cực và 1 danh
sách tính từ tiêu cực. Nếu có từ nào không hiểu, các em có thể tra từ điển hoặc hỏi giáo
viên.

• Phiên bản 1

Khi học sinh đã hoàn thành danh sách từ, các em sẽ chọn những tính từ mà thực sự đúng
với tính cách của mình. Sau đó, các em viết các tính từ đó cùng tên của mình vào một tờ
giấy, và nộp cho giáo viên.

Giáo viên chọn một tờ giấy ngấu nhiên và đọc các tính từ trong tờ giấy đó. Dựa trên các
tính từ giáo viên đọc, học sinh sẽ phải đoán tờ giấy đó là của ai. Em nào là người đầu tiên
đoán chính xác sẽ được quyền đọc tờ giấy tiếp theo.

• Phiên bản 2

Học sinh viết các tính từ thực sự đúng với tính cách của mình vào một tờ giấy, nhưng
không viết tên của các em trên đó. Sau đó, các em sẽ chuyền các tờ giấy đó quanh lớp
học và đọc các tính từ trên mỗi tờ giấy. Từng em một sẽ tự đoán tờ giấy mình có trên tay
thuộc về ai và viết tên người đó ở mặt sau tờ giấy, sau đó chuyển cho em kế tiếp. Sau khi
mỗi em đều đã được xem tất cả các tờ giấy, các em nhìn lại từng tờ và thảo luận xem
những dự đoán của các em là đúng hay sai.

61
• Phiên bản 3

Học sinh viết các tính từ thực sự đúng với tính cách của mình vào một tờ giấy, nhưng
không viết tên của các em trên đó.

Mỗi em sẽ được phát một tờ giấy. Các em sẽ đọc các tính từ trong tờ giấy đó, đi vòng
quanh lớp để tìm người sở hữu tờ giấy đó bằng cách hỏi những học sinh khác. Khi một
học sinh đã tìm được người sở hữu tờ giấy đó, em đó sẽ được phép ngồi xuống (nhưng
các em khác vẫn có quyền hỏi em đó). Trò chơi kết thúc khi cả lớp đều ngồi xuống.

Phần mềm đề xuất:


Để tìm thông tin: Internet Explorer
Để tạo file: Word (Tốt nhất là nên để các em đánh máy các tính từ và in trên giấy để học sinh
không nhẫn được nét chữ của nhau).

Ngày lễ thú vị

Mục đích: Giúp các em biết thêm về các ngày lễ truyền thống, và nâng cao nhận
thức về các nền văn hóa khác

Học sinh phỏng vấn gia đình và người thân để tìm hiểu những truyền thống đi kèm với
những ngày lễ (ví dụ như sinh nhật, Giáng sinh, lễ Phục sinh, v.v…). Trên lớp, giáo viên
sẽ chia các em thành từng nhóm nhỏ và chia sẻ những khám phá của mình với cả nhóm.
Sau đó, các em sẽ thu thập và lên danh sách những truyền thống phổ biến nhất, rồi làm
một bài viết hoặc một bài phát biểu ngắn về các truyền thống liên quan đến một ngày lễ
của nước mình.

Sau đó, các em chọn một quốc gia nói cùng thứ tiếng mà các em đang học, và tìm hiểu về
những truyền thống của họ qua sách vở, báo chí, Internet, v.v… Dựa trên những thông
tin đó, các em sẽ chuẩn bị một số câu đố thú vị để so sánh các nền văn hóa và những
truyền thống khác nhau. Sau đó, mỗi nhóm sẽ phải giải những câu đố của nhóm khác.

Website tham khảo

http://www.holidays.net

Phần mềm đề xuất:


Để tìm thông tin: Internet Explorer
Để tạo file: Word

62
Lễ hội địa phương

Học sinh tìm hiểu về những lễ hội địa phương để có khái niệm tốt hơn về những lễ hội lớn
qua Internet.

http://www.festivalcity.hu/english
http://www.roskilde-festival.dk/
http://www.ief.co.uk/

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ làm việc theo nhóm để thảo luận các công việc
cần thiết để tổ chức một lễ hội. Các em cũng sẽ chọn 1 chủ đề cho 1 lễ hội địa phương (có
thể là 1 lễ hội của trường) và vai trò của từng em trong lễ hội này.

Các em sẽ thảo luận về lễ hội này và tự làm poster, tờ rơi, băng-rôn, và quảng cáo trên TV và
đài phát thanh để quảng bá cho lễ hội này.

Dần dần, các em có thể tổ chức cả một lễ hội cho toàn trường.

Phần mềm đề xuất:


Để tìm thông tin: Internet Explorer
Để tạo file: Word
Để tạo các file trình chiếu: Powerpoint
Để tạo các đoạn phim từ hình ảnh và video: Movie Maker 2
(Windows Movie Maker 2.1 là một chương trình của Windows XP Service XP Service Pack
2)

63
Hóa học

Các chất bảo quản thực phẩm

Càng ngày, chúng ta càng nhận thêm nhiều thông tin về những chất bảo quản thực phẩm
được dùng trong những sản phẩm mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Bạn có thể bảo học sinh
mang đến một thanh sô-cô-la hoặc một thức uống mà các em vẫn hay sử dụng, rồi cùng tìm
trên Internet xem các thành phần của sản phẩm đó là gì. Những sản phẩm có chứa E300,
E407, E492 trong thành phần thực chất là gì?

Mô hình phân tử

Khi học về hóa sinh chúng ta sẽ gặp rất nhiều phân tử thú vị đáng để tìm hiểu thêm. Chúng
ta có thể tìm hiểu từng phân tử một và phân tích chúng dưới mọi góc độ. Chúng ta sẽ tìm
thấy rất nhiều mô hình quay xung quanh và mô hình 3D trên mạng Internet, và cả lớp có thể
cùng phân tích những mô hình này. Bạn có thể sẽ cần đến chương trình chạy file đặc biệt (có
thể tải từ trên Internet về), để xem một số mô hình.

Trò chơi

Ở đường link dưới đây bạn có thể tìm thấy 20 trò chơi thuộc nhiều chủ đề khác nhau, từ hợp
chất ion, ion đa phức, bản tuần hoàn, pH ở nhiều dạng như câu đố, bài kiểm tra, trò chơi kéo
thả, hangman, v.v…). Đây là những trò chơi tiếng Anh, tuy nhiên, rất nhiều trò chơi chỉ yêu
cầu trình độ tiếng Anh sơ cấp.

http://www.quia.com/shared/chem/

Lưu ý: Trang web nói trên có nhiều trò chơi ở nhiều môn học khác như Lý, Địa, Thiên văn
học, tiếng Anh, v.v….

Công nghệ thông tin

Video giới thiệu cho ngày Họp phụ huynh

Hãy làm một video clip giới thiệu về lớp bạn với phần mềm Windows Movie Maker 2. Giáo
viên hướng dẫn các em học sinh trong lớp viết một số thông tin về các em, rồi cùng tập dượt.
Sau đó, giao viên ghi lại phần giới thiệu của mỗi em (từ 5-10 giây) và tạo một video clip
trong đó có sử dụng một số hiệu ứng hình ảnh. Phụ huynh có thể xem video clip này trên
màn hình máy tính hoặc qua máy chiếu.

Phần mềm đề xuất:


Để tạo các đoạn phim từ hình ảnh và video: Movie Maker 2
(Windows Movie Maker 2.1 là một chương trình của Windows XP Service XP Service Pack
2)

64
Dạy học có thể sẽ rất hứng thú và vui vẻ. Cuốn sách này giúp giáo viên lôi cuốn và kích
thích học sinh trở nên chủ động và có khả năng tự học suốt đời.

Một giáo viên hiện đại cần phải có một thái độ xây dựng và có khả năng vận dụng các
phương pháp dạy học sáng tạo, các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại và chương trình
vi tính sẵn có để hỗ trợ việc dạy học trên lớp.

Bộ sách này cung cấp rất nhiều ví dụ vế các chủ đề sinh học biển, nhật thực, triển lãm
Uffizi, các phương tiện truyền thông, logic của trò dò mìn, phản ứng dây chuyền, một câu
chuyện về vật tổ, các mô hình nguyên tử…. Bạn có thể minh họa các chủ đề này bằng các
bức ảnh kỳ lạ, các slide trình chiếu sinh động và các chương trình mô phỏng.

Bạn có thể giao nhiệm vụ cho học sinh đi chụp ảnh hoặc sưu tầm thông tin từ Internet để
tạo hoặc trang trí trang web. Bạn có thể yêu cầu họ sử dụng các phép đo, ghi chép lại kết
quả bằng biểu bảng, và vẽ đồ thị để minh họa các qui trình.
Tôi rất khuyến khích tất cả các bạn giáo viên đồng nghiệp mạnh dạn sử dụng các công
nghệ và chương trình hiện đại trong lớp học của mình.

Edit Somogvi
Giáo viên IT
Trường THPT Thương mại Vásárhelyi, Budapest

Bộ sưu tập những ý tưởng này thực sự có thể giúp bạn biến những nội dung buồn tẻ nhất
trong chương trình giảng dạy trở nên sinh động, cuốn hút, và dễ hiểu.
Tôi thấy việc học sinh tham gia vào chuẩn bị cho bài trình bày rất có lợi, như vậy họ sẽ
chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Gyorgy Fuchs
Giáo viên lịch sử
Trường Phổ thông Jedlik Asnyos Grammar, Budapest

65

You might also like