You are on page 1of 10

A.

LÝ THUYẾT

1. Khái niệm:
Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) này
ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân (nhóm các cá nhân) khác và không
có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng. Kết quả
này tồn tại ngoài giao dịch thị trường và có thể là một lợi ích bên ngoài hay chi phí bên
ngoài (ngoại phí). Trong các trường hợp này, ngoại tác làm biến đổi lợi ích ròng xã
hội.
Sự phân loại:
2. Tính hiệu quả:
Các ngoại tác ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế dẫn đến các chênh lệch giữa chi phí
hay lợi ích của cá nhân và xã hội bởi vì ngoại tác không phản ánh trong thị trường giá
hàng hóa, không nhất thiết phản ánh đúng giá trị xã hội của nó. Do đó sự điều tiết của
thị trường đã dẫn đến hoặc sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít so với nhu cầu của
xã hội, gây ra chi phí ngoài trong khi giá thị trường không phản ánh được tất cả các chi
phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường.
3. Ngoại tác tiêu cực và tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực
a) Định nghĩa: Ngoại tác tiêu cực là là ngoại tác có tác động xấu đến đối tượng
chịu tác động.
b) Tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực:
Vì các ngoại tác không được phản ánh trong giá thị trường nên chúng có thể là nguyên
nhân gây ra tính phi hiệu quả kinh tế. Để thấy tại sao chúng ta hãy lấy ví dụ về nhà
máy sản xuất đường Quãng Ngãi thải chất thải xuống dòng sông Trà Khúc. Hình bên
dưới thể hiện các đường cung và đường cầu thị trường.

MSC
P

Tổn thất kinh tế


B
MC
E’
P*
E

P1 MEC

Q* Q1 Q
Khi có các ngoại tác tiêu cực, chi phí xã hội biên MSC cao hơn chi phí tư nhân MC.
Chênh lệch đó gọi là chi phí ngoại sinh biên MEC. Trong trường hợp này, hãng sẽ tối
đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở sản lượng Q1 khi giá bằng chi phí biên MC. Lượng sản
xuất hiệu quả xã hội là Q*, tại đó giá cả bằng MSC.
Giá đường là P1, tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Đường MC là chi phí
sản xuất biên của một hãng điển hình.
Khi sản lượng của hãng thay đổi thì chi phí ngoại sinh gây ra cho ngư dân ở hạ lưu
cũng thay đổi. Chi phí ngoại sinh này được biểu thị bằng đường MEC. Đường này
thường dốc lên đối với hầu hết các dạng ô nhiễm vì khi hãng sản xuất thêm sản lượng
và xả thêm chất thải xuống sông thì những thiệt hại tăng thêm đối với ngành đánh cá,
nuôi trồng cũng tăng lên.
Trên quan điểm của xã hội, hãng đang sản xuất quá nhiều. Sản lượng hiệu quả là mức
mà ở đó giá bằng chi phí xã hội biên của sản xuất – chi phí biên của sản xuất cộng với
chi phí ngoại sinh biên của việc xả thải. Trên đồ thị đường chi phí xã hội biên được xác
định bằng cách cộng chi phí biên và chi phí ngoại sinh biên tại mỗi mức sản lượng:
MSC = MC + MEC
Đường chi phí xã hội biên cắt đường giá ở mức sản lượng là Q*.
Khi có ngoại tác, mức sản lượng của nhà máy ( của ngành) có hiệu quả không? Trên
đồ thị ta thấy, mức sản lượng hiểu quả của ngành là mức mà ở đó lợi ích biên của mỗi
đơn vị sản lượng tăng thêm bằng chi phí xã hội biên. Vì đường cầu biểu thị lợi ích biên
của người tiêu dùng, nên sản lượng hiệu quả là Q*, đạt tại điểm giao nhau giữa đường
chi phí xã hội biên MSC và đường cầu D. Nhưng mức sản lượng cạnh tranh của ngành
là ở Q1, đạt tại giao điểm của đường cầu và đường cung MC. Rõ ràng sản lượng của
hãng (ngành) là quá cao.
Khi sản xuất, mỗi đơn vị sản lượng sẽ gây ra một lượng chất thải nhất định cần xả ra.
Vì thế, dù chúng ta xem xét ô nhiễm của bất kì hãng hay ngành nào thì tính phi hiệu
quả kinh tế vẫn là tình trạng sản xuất quá mức gây ra nhiều chất thải xả xuống sông.
Nguyên nhân của tính phi hiệu quả là do việc định giá sản phẩm không chính xác. Giá
của sản phẩm trên là quá thấp – nó phản ánh chi phí tư nhân biên của việc sản xuất của
hãng, chứ không phải là chi phí xã hội biên. Chỉ ở mức giá P* cao hơn thì hãng
( ngành) sẽ sản xuất mức sản lượng hiệu quả. Cái giá phải trả đối với xã hội khi sản
xuất quá mức: với mỗi đơn vị sản xuất cao hơn Q* cái giá đối với xã hội là chênh lệch
giữa chi phí xã hội biên và lợi ích biên.
Nhận xét : Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng
(1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì vượt quá hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do chi
phí biên thị trường (MC) khác với chi phí xã hội (MSC) vì có ngoại tác tiêu cực nên
cần có chi phí biên ngoại tác (MEC).

(2) QTT > QXH (sản lượng thị trường vượt quá sản lượng xã hội đòi hỏi)
PTT < PXH (giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội)

(3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm
mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can
thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung của
xã hội đòi hỏi. Điều đó, gây ra tổn thát kinh tế do thị trường sản xuất vượt quá hiệu quả
chung của xã hội tương ứng dt(E’BE).

4. Ngoại tác tích cực và tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực:

a) Định nghĩa: Ngoại tác tích cực là là ngoại tác có tác động tốt đến đối tượng
chịu tác động.

b) Tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực:


Giả sử ngành lâm nghiệp: rừng được trồng với mục đích chính là kinh doanh
gỗ, tuy vậy, việc có rừng lại tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho xã hội như cải thiện khí
hậu, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, giảm hạn hán, lũ lụt, bảo vệ lưu vực sông, bảo vệ đa
dạng sinh học… v.v, nhờ đó có thể cải thiện mùa màng, làm tăng thu nhập của nông
dân, ổn định đời sống của các hộ sử dụng nước sông…
Đường chi phí biên của việc trồng rừng biểu hiện chi phí khi trồng nhiều rừng
hơn – nó là một đừng nằm ngang vì chi phí này không bị ảnh hưởng của việc trồng
thêm rừng. Ngành sẽ quyết định trồng rừng tại sản lượng QE tại giao điểm của đường
cầu và chi và đường chi phí biên của ngành. Và việc trồng rừng này đã tạo ra lợi ích từ
ngoại tác tích cực, biểu hiện bằng đường lợi ích ngoại tác biên – MEB. Đường MEB
dốc xuống vì khi khối lượng rừng được trồng tăng thêm thì lợi ích ngoại tác tăng thêm
ít hơn.
Đường lợi ích xã hội biên MSB được tính bằng tổng lợi ích biên của ngành lâm
nghiệp với lợi ích từ ngoại tác tại mỗi mức sản lượng: MSB = D + MEB. Với đường
MSB và đường chi phí biên, ta xác định được mức sản lượng hiệu quả QE’ – tại đó,
lợi ích xã hội biên từ việc trồng rừng bằng với chi phí biên của việc trồng rừng.
Nhận xét : Khi có ngoại tác tích cực đã dẫn đến tình trạng :
(1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì dưới mức hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do lợi ích
biên thị trường (MB) khác với lợi ích biên xã hội (MSB) vì có ngoại ứng tích cực nên cần có
lợi ích biên ngoại ứng (MEB).

(2) QTT < QXH (sản lượng thị trường dưới mức sản lượng xã hội)
PTT < PXH (giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội)

(3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm
mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can
thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất dưới mức hiệu chung của xã
hội mong muốn. Điều đó, gây tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất dưới mức hiệu
quả chung của xã hội tương ứng dt(EBE’).

B. NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUÃNG NGÃI


1. Ngoại tác tích cực:
Từ một nhà máy có vài trăm công nhân, đến nay Công ty Cổ phần Đường
Quảng Ngãi đã có 4000 lao động (trong đó có hơn 3.000 lao động chính, còn lại là
hợp đồng thời vụ), với mức thu nhập ổn định từ 1,5-1,7 triệu đồng/người/ tháng. Riêng
năm 2005 đạt mức 1,9 triệu đồng/người/ tháng, trong đó có hơn 500 người thuộc diện
chính sách: thương binh, con liệt sĩ, bộ đội phục viên chuyển ngành.
Mỗi năm Công ty đầu tư từ 40 đến 50 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng trong
vùng nguyên liệu mía. Đặc biệt, hệ thống giao thông, thủy lợi trong vùng nguyên liệu
mía được Công ty rất chú trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc
vận chuyển nguyên liệu mía về các nhà máy sản xuất đường của Công ty, giảm tối đa
chi phí cho người trồng mía, cũng là nhằm giúp bà con xóa vĩnh viễn cái đói, xóa dần
cái nghèo, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân.
Trước kia, Quảng Ngãi có 250.000 lao động trồng mía cung cấp nguyên liệu
cho nhà máy đường, nhưng trồng phân tán, manh mún. Nay Công ty đã quy hoạch
thành các vùng chuyên canh trong Tỉnh, đó là chưa kể vùng nguyên liệu ở Gia Lai,
Kon Tum. Công ty đã thành lập một Trung tâm Giống mía để cung cấp giống mía có
trữ lượng đường cao, phù hợp với điều kiện thiên nhiên mưa nhiều bão lớn, đồng thời
hướng dẫn những kỹ thuật trồng mới và chăm sóc mía cho người nông dân. Trong thời
kỳ đầu tư mở rộng, mặc dù phải vay vốn ngân hàng, nhưng Công ty đã ứng vốn hàng
chục triệu đồng cho mỗi hộ nông dân mà không hề lấy lãi để họ có vốn trồng mía làm
nguyên liệu cho nhà máy. Cùng với việc đầu tư cho vùng mía, Công ty còn ra các quy
định về giá mua mía, chính sách khuyến khích, hỗ trợ... rất chặt chẽ, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa Công ty và người trồng mía, làm cho cây mía cung cấp cho Công ty
Đường Quảng Ngãi đã thật sự là ‘mía ngọt’ chứ không phải là ‘mía đắng’ như ở nhiều
nơi khác
Nhờ chăm lo tốt cho vùng nguyên liệu, nên Công ty đã nâng cao được diện tích
trồng mía và thu nhập của người nông dân. Hầu hết người dân trong vùng trồng mía
đều đã xây dựng nhà kiên cố, có phương tiện sinh hoạt, đi lại đầy đủ. Bộ mặt nông
thôn ngày càng đổi mới. Công ty đã xây dựng 3 trường học cho học sinh ở các xã
vùng nguyên liệu mía, xây dựng hơn 800 km đường giao thông liên thôn, đường
xương cá vào các vùng mía. Công ty còn xây dựng 2 trạm điện hạ thế cho vùng mía,
đóng góp gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông phía bắc thị xã, nay là thành
phố Quảng Ngãi, xây cầu Bà Lãnh, sửa chữa đường Trà Bồng, đường đi Thạch Nham.
Công ty còn phụng dưỡng 40 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, tặng 150 sổ tiết kiệm (mỗi
sổ trị giá 1 triệu đồng) cho các đối tượng chính sách.
2. Ngoại tác tiêu cực:
a) Vào tháng 5-2010, nước ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc có màu đục, sủi bọt và
bốc mùi chua như hèm rượu và số lượng cá chết ước lượng khoảng hai tấn. .Nguyên
nhân là do nhà máy cồn rượu của Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi đã thải trực tiếp
nguồn nước cực độc chưa qua xử lý ra sông Trà Khúc. Tình trạng của hồ chứa hèm
thải đã phát hiện phía bờ sông Trà Khúc có một lỗ bục, rỗng đường kính khoảng 30cm,
chiều sâu 4 - 5m đã gây xả thải trực tiếp ra sông Trà Khúc với khoảng 1.000m3 hèm
chưa qua xử lý. Khi kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện phía bờ sông Trà
Khúc, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi đã chôn nhiều ống ngầm dẫn nước thải ra
sông.

Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ngãi báo cáo: Qua việc lấy mẫu nước bị ô nhiễm tại
đoạn sông cá chết dày đặc đã phân tích nhanh cho thấy chỉ số dao động của DO từ 2,9
- 3,8 mg/l. Đoạn sông Trà Khúc - nơi Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi trực tiếp xả
nước thải ra sông chỉ số DO đo được rất thấp có dao động từ 1,2 - 2,9mg/l. Trong khi
đó theo quy định QCVN 08/BTNMT về chất lượng nước mặt, cột A2 để bảo tồn động
thực vật thủy sinh DO phải bảo đảm >5mg/l. Như vậy, nguyên nhân cá chết nổi dày
đặc trên sông Trà Khúc là do nguồn nước thải từ nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước
trên sông và không có lượng ôxy hòa tan cần thiết để duy trì sự sống cho cá…

Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi, ngoài 188 hộ làm nghề
đánh bắt thủy sản ở các xã Tịnh Khê, Tịnh Long, Tịnh An, Tịnh Kỳ và thị trấn Sơn
Tịnh (huyện Sơn Tịnh) bị ảnh hưởng do nguồn thủy sản trên sông Trà Khúc cạn kiệt
do ô nhiễm, các địa phương này còn có trên 10.000 con vịt bị chết sau khi ăn cá chết
trên sông, trên 25 ha nuôi tôm của 84 hộ dân ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc bị chết
hàng loạt. Hàng trăm hộ gia đình sống bằng nghề chài lưới
trên sông Trà Khúc lâm vào cảnh khó khăn do nguồn lợi
thủy sản bị hủy diệt. Ước tính tổng thiệt hại cho ba địa
phương TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa
khoảng 4,6 tỉ đồng. Gây ảnh hưởng trực tiêp cho 422 hộ dân
vùng hạ lưu ven sông Trà Khúc.

b) Sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) một lần nữa lại


bị bức tử bởi Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Vụ việc
xảy ra vào chiều ngày 19-4-2011 và đến cuối giờ chiều 20-
4-2011, chuyện này vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Lãnh
đạo Công ty Đường Quảng Ngãi báo cáo 14,5 tấn dầu FO thất thoát từ bồn chứa dầu
tại nhà máy đường Quảng Phú ra môi trường. Trong khi đó, tổng dung tích của bồn
dầu này lại được báo cáo chứa khoảng 20 đến 24 m3. Nhận định của các cơ quan chức
năng, có thể lượng dầu FO thất thoát nhiều hơn so với báo cáo của công ty. Hiện
nguyên nhân và thiệt hại vẫn đang được làm rõ.
3. Giải pháp khắc phục tác động ngoại vi tiêu cực của Công ty Cổ phần
Đường Quảng Ngãi:
Tính phi hiệu quả của phát sinh từ các ngoại ứng tiêu cực có thể được khắc phục thông qua
các giải pháp sau:
− Nhóm giải pháp tư nhân: thương lượng giữa các bên chịu ảnh hưởng, khiếu kiện đòi
bồi thường cho những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, …
− Nhóm giải pháp từ phía chính phủ: áp dụng chuẩn thải, phí xả thải, giấy phép xả thải
chuyển nhượng được, tái sử dụng,…
Trong đó tiêu chuẩn và phí xả thải là biện pháp thường được tiến hành và có thể nói là hiệu
quả hơn cả.

a) Giải pháp từ phía nhà máy:


Tại cuộc họp ngày 8/5/2010 ông Lê Văn Quang, Phó tổng giám đốc Công ty CP
Đường Quảng Ngãi cứ chối quanh và biện minh rằng công ty chỉ thải ra môi trường
khoảng 3.000m3 nước thải, trong đó 2.000m3 do xúc rửa nhà máy cồn, 1.000 m3 là do
bị bục hồ chứa hèm cồn rượu. Công ty không có chủ trương xả thải chất thải ra môi
trường và đã ngưng sản xuất nhà máy cồn rượu từ lâu. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thành
thật xin lỗi người dân vì những sự việc đáng tiếc trên”. Ông Võ Văn Nha, Giám đốc
nhà máy, ban đầu phủ nhận hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý. Tuy nhiên
sau đó ông này phát biểu: “Việc xả chất thải của nhà máy có ảnh hưởng đến nguồn
thủy sản trên sông Trà Khúc nhưng chỉ một phần. Việc nhà máy xả thải chủ yếu là dựa
vào những lúc mực nước sông Trà Khúc dâng cao vào mùa mưa lũ. Hàng ngàn mét
khối nước thải độc hại trong hồ chứa hèm cồn rượu đã bốc hơi chứ không phải nhà
máy xả thải toàn bộ.
Những chứng cứ mà cơ quan công an, cơ quan chức năng đưa ra chưa thuyết phục.
Trước đó, ngày 11/5/2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định xử phạt hành
chính Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi vì hành vi gây ô nhiễm môi trường, thế
nhưng sau đó công ty không những không chấp hành mà tiếp tục xả nước thải độc hại
chưa qua xử lý ra sông Trà Khúc và hậu quả là nhiều loại thủy sản trên sông Trà đã bị
chết”. Trên thực tế khi Sở Tài nguyên môi trường đi vào lấy mẫu nước sông Trà Khúc
xét nghiệm và công bố nhà máy thải ra sông trên 22.575 m3 chất thải độc hại từ hồ
chứa hèm cồn rượu. Trước những chứng cứ mà các cơ quan chức năng đưa ra, đến lúc
này thì ông Võ Văn Nha, Giám đốc nhà máy cồn rượu thừa nhận là mặc dù tháng
5/2009, UBND tỉnh ra quyết định ngừng sản xuất của nhà máy sản xuất cồn rượu, tuy
nhiên từ tháng 5/2009-3/2010 Nhà máy vẫn tiếp tục cho sản xuất. Điều này cũng đồng
nghĩa là chất thải hèm cồn rượu vẫn cứ tuồn ra môi trường.
Bên cạnh đó các lãnh đạo của công ty vẫn hoàn toàn chưa chịu trách nhiệm mà còn
phó thác trách nhiệm cho cấp dưới. Ngày 18/5, ông Võ Thành Đàng, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi xác nhận, doanh nghiệp đã tiếp nhận đơn yêu cầu
bồi thường thiệt hại từ người dân xã Tịnh Khê. Đại diện công ty cũng đã làm việc với
lãnh đạo UBND xã Tịnh Khê để thỏa thuận hỗ trợ khó khăn cho người dân vùng bị ảnh
hưởng theo hướng “an sinh xã hội”, nhưng chính quyền địa phương và người dân
không chịu. Sau đó đến tháng 9/2010 UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa có đưa ra những
biện pháp phạt hành chính nhưng công ty vẫn không hề có động thái bồi thường và
nộp phạt. Trong khi đó nhà máy đang dự kiến sẽ dời nhà máy từ khu công nghiệp
Quảng Phú lên khu công nghiệp Phổ Phong nhưng bị người dân kịch liệt phản đối.
Gần đây nhất, tháng 4/2011 Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tiếp tục làm tràn
dầu FO bắt nguồn từ ống xả thải của nhà máy. Đến nay, công an tỉnh Quảng Ngãi đang
tiếp tục làm rõ nguyên nhân. Theo như phía công ty cung cấp nguyên nhân là do trong
khi tháo dỡ Nhà máy Đường Quảng Phú để chuyển địa điểm, van xả đáy của bồn chứa
dầu đen đã bị mất khiến dầu chảy tràn ra môi trường (ông Cao Minh Tuấn, Phó Giám
đốc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho biết). Sự việc này càng làm tăng thêm
tính nghiêm trọng của việc ô nhiễm sông Trà Khúc. Trong khi đó việc xả thải hèm cồn
rượu ra sông đến nay nhà máy vẫn chưa đền bù thiệt hại cho người dân. Khi có ý định
di rời nhà máy sang khu công nghiệp Phổ Phong và không được đồng thuận nhà máy
đang có kế hoạch dời lên Gia lai với lý do nguồn nguyên liệu mía ở Quảng Ngãi đang
dần thu hẹp .
b) Giải pháp và sự can thiệp của chính quyền địa phương:
Hãy xem xét việc xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông của các nhà máy, xí nghiệp.
Hãng xả ra chất thải gây tổn hại cho môi trường xung quanh, nếu không có ràng buộc gì thì
lượng xả thải tự nhiên là E0. Hãng có thể giảm lượng xả thải, nhưng phải tốn chi phí.
Đường MSC - chi phí xã hội của việc xả thải, dốc lên, biểu thị thiệt hại tăng lên khi mức xả
thải của nhà máy tăng. Đường MAC là chi phí biên của việc giảm thải. Nó cho biết chi phí
tăng thêm đối với hãng khi phải lắp đặt thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Đường MAC dốc xuống vì
chi phí biên của việc giảm thải thấp khi mức giảm nhỏ, và cao khi mức giảm là đáng kể. Mức
thải hiệu quả là E*, ở đó chi phí xã hội biên của việc xả thải bằng với chi phí biên của việc
giảm thải. Tại E* tổng chi phí giảm thải của hãng và chi phí xã hội là tối thiểu.
Chuẩn thải
Chuẩn thải là giới hạn hợp pháp về mức thải mà hãng được phép xả ra. Nếu hãng xả quá giới
hạn thì nó có thể bị phạt tiền , thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chuẩn thải đảm bảo rằng hãng sản xuất hiệu quả. Hãng chấp hành chuẩn thải bằng việc lắp
đặt thiết bị giảm thải. Chi phí giảm thải tăng lên sẽ làm cho đường chi phí trung bình của hãng
tăng lên. Các hãng sẽ thấy có lợi khi gia nhập ngành nếu giá sản phẩm lớn hơn chi phí sản
xuất trung bình cộng thêm chi phí giảm thải – đó chính là điều kiện hiệu quả đối với ngành.
Phí xả thải
Phí xả thải là mức phí sẽ thu trên mỗi đơn vị chất thải mà hãng xả ra. Phí xả thải t sẽ tạo ra
hành vi hiệu quả của hãng. Với mức phí này, hãng tối thiểu hóa chi phí bằng việc giảm thải từ
Q1 xuống Q* đơn vị. Để thấy tại sao, lưu ý rằng từ đơn vị giảm thải thứ nhất (E0 – 1) có thể
giảm với chi phí rất thấp. Vì thế hãng sẽ giảm lượng xả thải để tránh trả mức phí t một đơn vị
cho đến khi chi phí để giảm thải thêm một đơn vị bằng với mức phí t. Khi đó, hãng sẽ chấp
nhận trả phí thay vì tiếp tục giảm thải vì lúc này chi phí giảm thải biên đã lớn hơn mức phí mà
chính phủ quy định. Tổng phí mà hãng phải trả là diện tích hình chữ nhật T.
MSC
$/đơn vị Tiêu chuẩn
thải

Lệ phí
t

T
MAC

E0 Q
E*

Tháng 5/2009 khi phát hiện việc xả thải của nhà máy mía đường Quảng Ngãi UBND
tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra mức phạt phí môi trường và yêu cầu công ty ngừng sản
xuất. Nhưng từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2010 khi người dân đem đơn kiện nhà máy
mía đường lúc này sự việc mới có sự can thiệp mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.
Ban đầu các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi chỉ đưa ra con số xả thải của nhà máy
cồn rượu khoảng hơn 3000 m3 chất thải hèm cồn rượu, cho đến tháng 5/2010 khi đo
lường mức thiệt hại của người dân và gửi mẫu nước xét nghiệm mức thải lên tới trên
22.575 m3chất thải.
Ngày 22-9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế đã ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy cồn rượu thuộc Công
ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Tổng số tiền mà UBND tỉnh Quảng Ngãi xử phạt đối
với Nhà máy cồn rượu là 150 triệu đồng do xả nước thải gây ô nhiễm trên sông Trà
Khúc. Ngoài ra UBND tỉnh cũng ra quyết định truy thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp của Nhà máy cồn rượu với số tiền trên 270 triệu đồng. Lý do
truy thu là từ tháng 5-2009 đến ngày 4-4-2010, nhà máy này xả thải hơn 20.575 m 3
hèm thải ra sông Trà Khúc chưa qua xử lý gây ô nhiễm. đồng thời bồi thường thiệt hại
cho 422 hộ dân vùng hạ lưu ven sông Trà Khúc. Ước tổng thiệt hại cho ba địa phương
TP Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa khoảng 4,6 tỉ đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://www.qns.com.vn/news.detail.asp?ID=22
http://phapluattp.vn/20110422123956523p0c1015/song-tra-khuc-o-nhiem-nang-do-
145-tan-dau-tran.htm
http://www.moitruong.com.vn/Home/Default.aspx?
portalid=33&tabid=19&distid=2322
TS. Nguyễn Thuấn, Kinh tế công cộng, Nhà xuất bản thống kê, 2005
Pindyck, Robert S. và Rubinfeld, Daniel L., Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê,
1999.

You might also like