You are on page 1of 6

Kinh te cong cong

Chương 1: Nhập môn kinh tế công cộng

- Đối tượng nghiên cứu: sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường
Thông qua chính sách thuế + chính sách tiêu dung
- Nguyên tắc chính phủ can thiệp: hỗ trợ , tương hợp

- 4 Vấn đề trong KTCC:

+ khi nào CP can thiệp (When)


+ CP can thiệp ntn (How)
+ Sự can thiệp tác động như thế nào đến nền KT (What)
+ Tại sao lại chọn can thiệp theo cách họ đang làm (Why)

Chương 2: Chính phủ và thất bại của thị trường

* Kinh tế phúc lợi:


+ Không mô tả cách thức hoạt động của nền kinh tế mà đánh giá xem chúng hoạt
động ntn
+ 2 vấn đề quan trọng: Hiệu quả và công bằng

Tóm tắt chương:


- CP can thiệp vào thị trường khi thị trường thất bại
- TT thất bại khi:
+ Độc quyền: Sl ĐQ < sl XH
+ ngoại ứng: giảm sl
+ thông tin không đối xứng: giảm cung hoặc cầu -> Q hiệu quả lệch
+ HHCC: xuất hiện kẻ ăn không -> cung < cầu

* Độc quyền
- Nguyên nhân: rào cản chống xâm nhập thị trường
- Hãng độc quyền có thể bán được ở mức giá P (M) là do khả năng sẵn sàng chi trả
của người tiêu dung
- Với hang độc quyền thì MR cắt đường cầu D tại AR
- Sản lượng ĐQ < sản lượng XH

* Ngoại ứng và các giải pháp


- Ngoại ứng: xuất hiện khi hành động của người này làm cho tình trạng của người khác
trở nên trở nên tốt hơn hoặc tồi tệ hơn mà người làm hành động đó không phải bồi
thường hoặc thu lợi nhuận.
- Ngoại ứng tiêu cực, tích cực trong SX và TD (4 loại)
- Khi có ngoại ứng tích cực: thị trường tư nhân sx quá ít hang hóa -> tổn thất cho XH
- Khi có ngoại ứng tiêu cực: thị trường tư nhân sx quá nhiều hang hóa -> tổn thất cho
XH
- Ngoại ứng là thất bại của thị trường
- Cơ chế tác động: tổn thất phúc lợi XH
- Giải pháp: phía tư nhân và chính phủ
* Định lý Coase (giải pháp tư nhân)
- Đinh lý: Trong đk đảm bảo tốt về quyền sở hữu tư nhân và chi phí đàm phán không
đáng kể, việc đàm phán giữa các bên sẽ đem lại hiệu quả cho ngoại ứng
-> Đảm bảo tốt về quyền sở hữu tư nhân
-> chi phí đàm phán = 0
-> Can thiệp chính phủ hạn chế, chỉ là đẩy mạnh quyền sở hữu tư nhân.
- Hạn chế của ĐL:
+ Vấn đề phân công trách nhiệm
+ Vần đề quyền sở hữu và chi phí đàm phán
+ Vấn đề kẻ ăn không
- Sản lượng tối ưu đối với HHCC được xây dựng dựa trên việc xây dựng cầu HHCC và
cầu HHTN
 ĐL có vẻ không phù hợp với các vấn đề về môi trường trong XH hiện đại, ngoại
ứng quy mô lớn

* Giải pháp công cộng cho các ngoại ứng (chính phủ)
- Đánh thuế
Thuế Pigou làm thay đổi chi phí biên tư nhân và hang sẽ giảm sản lượng
- Trợ cấp
Trợ cấp thuế Pigou cho người sx ra ngoại ứng tiêu cực để tăng sản lượng lên
Nếu trợ cấp = EMB (ngoại sinh cận biên) thì đường cung dich chuyển trùng với SMC
Mức sản lượng tối ưu của XH: PMB =PMC –EMC =SMC
- Các quy định pháp lý

* Hàng hóa công cộng


- HHCC là loại hàng hóa mà việc tiêu dùng nó của cá nhân này không làm giảm đi ích
lợi mà hàng hóa đó cung cấp cho cá nhân khác
- Thuộc tính cơ bản: không cạnh tranh & không loại trừ
- 2loại HHCC: Thuần túy (có cả 2 thuộc tính) & Không thuần túy (1 trong 2 thuộc
tính)
- HHCC là thất bại của thị trường vì khu vực tư nhân cung cấp HHCC dưới mức mong
muốn và có hiện tượng kẻ ăn không.

- Cung cấp tối ưu hàng hóa tư nhân và HHCC:


- HHTN:
+ tại 1 mức giá các cá nhân dùng mức sản lượng khác nhau
+ Tổng cầu được xây dựng trên nguyên tắc cộng ngang mức sản lượng

-HHCC:
+ các cá nhân tiêu dùng 1 mức sản lượng như nhau
 ích lợi cận biên nhận về khác nhau -> sự sẵn sàng chi trả khác nhau với mức giá
khác nhau
 Đường cầu được xây dựng dựa trên nguyên tắc cộng dọc mức giá, cộng ngang
mức sản lượng
+ Hiệu quả XH đạt được khi các chi phí biên (SMC) = tổng các tỷ xuất thay thế biên
MRS

* Thông tin không đối xứng


- Thông tin là 1 HHCC thuần thúy
- 2 loại thông tin:
+ đối xứng : mọi người tiếp nhận thông tin như nhau
+ không đối xứng: 1bên có ít thông tin, 1 bên có nhiều thông tin
- Thị trường thông tin không hoàn hảo: tt có ít nhất 1 bên không đầy đủ thông tin
- TT có thông tin đối xứng: biết thông tin bằng nhau hoặc không biết thông tin như
nhau
- TT có thông tin không đối xứng : tt có thông tin không hoàn hảo mà có 1 bên
được cung cấp thông tin tốt hơn bên kia.
 Thông tin không đôi xứng là thất bại của thị trường:
- Trong TD: Sản lượng giảm sau khi người mua biết đầy đủ thông tin
- Trong SX: Sản lượng giảm do người lao động đòi tăng lương sau khi biết đầy đủ
thông tin về DN
- Chỉ khi nào thông tin không đối xứng làm thay đổi mức đầu ra khác đi so với
thông tin đối xứng thì mới có thất bại của thị trường

- 4 vấn đề của thông tin không đối xứng]


+ Sự lựa chọn đối nghịch: xảy ra trước kho giao dịch
- Xảy ra khi các bên ở 1 phía của thị trường nắm giữ được các thông tin mà người
khác không biết, tự lựa chọn theo cách có tác dụng ngược lại đối với các bên khác
của bên kia TT
- Khi tt có thông tin không đối xứng, người mua sẽ mua theo giá kỳ vọng < = EV
- TT có thông tin đối xứng sẽ loại bỏ 1 phần của thị trường
- > Sự cân bằng chung phần: cân bằng của TT khi người mua không phân biệt
cung- cầu của 2 loại xe được mua bán
- > Sự cân bằng tách biệt: cân bằng của TT khi người mua phân biệt cung- cầu
của 1 hoặc 2 loại xe được mua bán
 Sự lựa chọn đối nghịch phá hủy toàn bộ thị trường do k làm thị trường cân bằng

+ Bắn tín hiệu: (giải pháp sự lựa chọn thông tin đối nghịch)
- Bắn tín hiệu làm hiệu quả thị trường kém hơn do tổng sản lượng không đổi và học
vấn là tốn kém.

+ Mối nguy hại về đạo đức: xảy ra sau khi giao dịch
- xảy ra khi 1 bên giao dịch thay đổi thái độ theo cách làm cho bên kia không biết và
chịu tốn kém, thiệt hại

+ Giải pháp của tư nhân và chính phủ


- Tư nhân: quảng cáo, PR..
- Chính phủ: ban hành luật, xây dựng cơ quan kiểm tra
Chương 3: Bất bình đẳng trong phân bổ thu nhập người nghèo

1. Sự đo bất bình đẳng trong phân bổ thu nhập


* Đường Loren: hình cong lõm, mang tính định tính
- Đường Loren càng lõm, cong độ BBĐ càng sâu sắc
- Đường Loren càng gần đường BĐ tuyệt đối, độ BBĐ càng giảm
- KHi BĐ tuyệt đối trong thu nhập, đường Loren là 1 đường thẳng

* Hệ số Gini: mang tính định lượng


- Hệ số Gini càng nhỏ thì BBĐ trong thu nhập càng tăng

2. Nguyên nhân tình trạng bất bình đẳng trong phân bổ thu nhập
- Nhân lực: giỏi và kém có thu nhập khác nhau
- Sự phân biệt đối xử:
+ sở hữu không giống nhau về tư bản
+ Tiết kiệm và thừa kế
- Chính sách chính phủ:
+ Phạm vi can thiệp: thay đổi phân bổ theo chức năng, can thiệp nguyên nhân gay ra
bất bình đẳng, áp dụng thuế lũy tiến, các chương trình xóa đói giảm nghèo
+ Thay đổi các nhân tố SX tương ứng: mức lương…
+ tăng cường công tác dịch vụ hàng hóa công cộng hướng tới người nghèo…

* Nghèo đói
- Đo lường sự đói nghèo
- Đói nghèo là tình trạng: thiếu thu nhập, nước uống, phương tiện chăm sóc sức khỏe,
sự bảo vệ chống lại cú sốc có hại
1 số khái niệm:
- Ngưỡng nghèo: Ranh giới để phân biệt người nghèo và người không nghèo
- Ngưỡng nghèo tuyệt đối: mức sống được xem là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc
hộ gia đình có thể tồn tai khỏe mạnh
- Ngưỡng nghèo tương đối: là ranh giới thu nhập dùng để phản ánh tình trạng của 1
bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng
- Đếm số đầu người nghèo tuyệt đối: APH) xác định số người có mức thu nhập dưới
mức nghèo tuyệt đối
- Chỉ số đếm đầu: cho biết tình trạng nghèo đói của 1 nước
- Khoảng nghèo: tổng tất các mức thiếu hụt của tất cả người nghèo trong nền kinh tế
- Tổng khoảng đói nghèo:

- Khoảng đói nghèo trung bình

- Khoảng đói nghèo tiêu chuẩn

2 nước A, B có có cùng ngưỡng nghèo và tỉ lệ đói nghèo bằng nhau, nhưng khoảng
nghèo của nước A lớn hơn B, -> quy mô nghèo nước A lớn hơn
 Tái phân bổ thu nhập cho người nghèo
- Thuyết vị lợi
- Thuyết cực đại thấp nhất
- Cp phân bổ thu nhập theo các cách trực tiếp và gián tiếp
+ Trực tiếp: đánh thuế, các chương trình tiêu dùng
- CP thu thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập XH
- Thuế TN cá nhân có vai trò lớn nhất trong các loại thuế và tái phân bỏ thu nhập
- Thu thuế không phải là 1 phương tiện hiệu quả trong TPB thu nhập
- Các chương trình tiêu dùng mang tính hiệu quả cao hơn so với thu thuế
+ Gián tiếp: quy định pháp lý và pháp luật về quyền sở hữu

Chương 4: Ồn định kinh tế vĩ mô trong chính phủ

* Chính sách tài khóa: thay đổi trong tiêu dùng của chính phủ hoặc/và trong chinh
sách thuế để đạt được những mục tiêu kinh tế nhất định

- Chính sách tài khóa nới lỏng/ mở rộng: tăng chi tiêu CP và/hoặc giảm thuế
 áp dụng khi nền kinh tế suy thoái nhằm tăng sản lượng, kích cầu,
 tăng chi tiêu nhiều tiền để kích thích nền kinh tê
 giảm thuế để tăng thu nhâpj khả dụng
Kết quả: tăng trưởng kinh tế, việc làm tăng

- Chính sách tài khóa thắt chặt: Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế
- Áp dụng khi lạm phát
- Tăng thuế làm giảm tăng trưởng và lạm phát cho nền KT
- Giảm thu nhập khả dụng
- Giảm các hoạt động kinh doanh và giảm lợi nhuận
Kết quả: lạm phát thấp, tốc độ tăng trưởng ổn định

- CHính sách tài khóa tùy ý


- Chính sách tài khóa tự động

* Chính sách tài khóa của trường phái trọng cầu


- Sự thay đổi trong tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của CP hoặc XK ròng có thể làm thay đổi
tổng cầu và dich chuyển đường AD
- Thay đổi về thuế có tác động đến tiêu dùng hoặc/ và đầu tư, do đó tác động đến tổng
cầu
-Trong dài hạn, đường AD thẳng đứng do các đầu vào dc sử dụng hết, mức sản lượng tối
ưu
- Sự giảm bớt chi tiêu do tăng phần TD của chính phủ- Crowding out: thay thế trực tiếp
TD công cộng cho tư nhân
- Đầu tư giảm do lãi suất cao nhằm hỗ trwoj cho thâm hụt ngân sách
- CP tăng chi tiêu-> lãi suất tăng -> đầu tư giảm
* CHính sách tài khóa của trường phái tân cổ điển
- Việc giảm xuống của tiêu dùng hiện thời là 1 kết quả chính sách tài khóa mở rộng
- Thâm hụt ngân sách không nhất thiết phải làm cho lãi suất tăng cao hơn

You might also like