You are on page 1of 48

Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Ngay nay, xu hướng hội tụ của viễn thông và công nghệ thông tin có nhiều
ảnh hưởng đến mạng viễn thông, đòi hỏi mạng viễn thông phải có cấu trúc mở, linh
hoạt, cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau cho người sử dụng, … Chính vì vậy,
việc xây dựng mạng thế hệ sau NGN (Next Generation Network) dựa trên nền tảng
chuyển mạch gói tốc độ cao, dung lượng lớn và hội tụ được các loại hình dịch vụ
khác nhau là một điều tất yếu.

Trong cấu trúc NGN, lớp truyền tải là khâu quan trọng nhất có nhiệm vụ
truyền dẫn thông suốt lưu lượng trao đổi thông tin của người dùng với tất cả các loại
hình dịch vụ trên mạng, trong đó mạng truyền dẫn được xem là huyết mạch chính.
Để thoả mãn việc thông suốt lưu lượng với băng tần lớn, các hệ thống truyền dẫn
thông tin quang được sử dụng nhờ các ưu điểm nổi bật của nó. Trong các hệ thống
truyền dẫn thông tin quang, công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao
DWDM được xem là công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất cho đường truyền dẫn.
Chính vì vậy đó em đã chọn đề tài: “Kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng mật độ
cao DWDM và khả năng áp dụng trên mạng đường trục viễn thông Việt nam”
nhằm nghiên cứu sâu hơn về công nghệ này, cũng như những ứng dụng thực tế của
công nghệ tại Việt nam. Nội dung đồ án gồm 2 phần:

PHẦN I. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM.

PHẦN II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DWDM TRÊN MẠNG ĐƯỜNG
TRỤC VIỄN THÔNG VIỆT NAM.

Để hoàn thành Đồ án này em đã có sự hướng dẫn tận tình từ thầy Nguyễn Văn
Thắng và các anh ở Đài viễn thông Hà Nội, trung tâm viễn thông khu vực I (VTN
I). Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011

Sinh viên

Phạm Thị Lan Hương

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

MỤC LỤC

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................I


MỤC LỤC....................................................................................................................II
HÌNH MINH HỌA.....................................................................................................VI
BẢNG BIỂU..............................................................................................................VI
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT........................................................................................VII
PHẦN I. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDMVIII
1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG................VIII
1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................VIII
1.2 Các đặc điểm của hệ thống thông tin quang................................................VIII
1.2.1 Ưu điểm...................................................................................................VIII
1.2.2 Hạn chế....................................................................................................VIII
1.3 Các thành phần chính của tuyến truyền dẫn cáp quang...................................IX
1.4 Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin quang......................................XIII
1.4.1 Trong viễn thông......................................................................................XIII
1.4.2 Xu hướng ứng dụng.................................................................................XIII
2 CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO
DWDM.....................................................................................................................XIII
2.1 Sơ đồ khối tổng quát......................................................................................XIV
2.1.1 Định nghĩa: .............................................................................................XIV
2.1.2 Sơ đồ chức năng. ...................................................................................XIV
2.1.3 Phân loại hệ thống WDM.........................................................................XV
2.2 Các đặc điểm của công nghệ WDM...........................................................XVI
2.2.1 Ưu điểm...................................................................................................XVI
2.2.2 Nhược điểm...........................................................................................XVIII
2.3 Các thành phần của hệ thống quang WDM....................................................XIX
2.3.1 Thiết bị ghép/ tách kênh bước sóng (Mux/ Demux)................................XIX
2.3.2 Bộ phát......................................................................................................XX
2.3.3 Bộ suy hao ..............................................................................................XXI
2.3.4 Bộ thu.....................................................................................................XXII
2.3.5 Các thiết bị bù tán sắc...........................................................................XXIII
2.3.6 Bộ khuếch đại quang sợi EDFA ( Erbium Doped Fiber Amplifier). ...XXIII

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

2.3.7 Bộ chuyển đổi bước sóng.......................................................................XXV


2.3.8 Bộ đấu nối chéo quang OXC.................................................................XXV
2.3.9 Bộ xen/ rẽ quang OADM ( Optical Add/ Drop Multiplexer)..............XXVII
2.3.10 Sợi quang.........................................................................................XXVIII
2.4 Một số vấn đề cần xem xét khi tăng dung lượng của hệ thống bằng công nghệ
DWDM..............................................................................................................XXIX
2.4.1 Số kênh bước sóng................................................................................XXIX
2.4.2 Xác định độ rộng phổ yêu cầu của nguồn phát.....................................XXXI
2.4.3 Quỹ công suất......................................................................................XXXII
2.4.4 Xuyên âm............................................................................................XXXII
2.4.5 Tán sắc...............................................................................................XXXIII
2.4.6 Ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến............................................XXXVII
2.4.6.1 Hiệu ứng SPM ..........................................................................XXXVII
2.4.6.2 Hiệu ứng XPM.........................................................................XXXVIII
2.4.6.3 Hiệu ứng FWM...........................................................................XXXIX
2.4.6.4 Hiệu ứng SRS.....................................................................................XL
2.4.6.5 Hiệu ứng SBS..................................................................................XLII
2.5 Ứng dụng.....................................................................................................XLIV
2.5.1 Các kiểu mạng DWDM.........................................................................XLIV
2.5.2 Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng......................................................XLV
PHẦN II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DWDM TRÊN MẠNG ĐƯỜNG
TRỤC VIỄN THÔNG VIỆT NAM........................................................................XLV
3 CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐƯỜNG TRỤC CỦA VNPT.........XLVI
3.1 Cấu hình mạng và cơ chế bảo vệ.................................................................XLVI
3.1.1 Cấu hình mạng......................................................................................XLVI
3.1.2 Cơ chế bảo vệ mạng..............................................................................XLVI
3.2 Các tuyến cáp quang đang sử dụng trên mạng đường trục.........................XLVI
3.3 Thiết bị mạng..............................................................................................XLVI
3.4 Quản lý mạng..............................................................................................XLVI
3.5 Đồng bộ mạng.............................................................................................XLVI
4 CHƯƠNG IV. CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG TRỤC CỦA VNPT......................XLVI

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

4.1 Hệ thống đường trục 120 Gbit/s..................................................................XLVI


4.1.1 Sơ đồ mạng lưới hệ thống đường trục 120 Gbit/s.................................XLVI
4.1.2 Các thiết bị sử dụng trên hệ thống đường trục 120 Gbit/s....................XLVI
4.1.3 Quản lý mạng 120 Gbit/s......................................................................XLVI
4.2 Hệ thống đường trục 240 Gbit/s..................................................................XLVI
4.2.1 Sơ đồ mạng lưới hệ thống đường trục 240 Gbit/s.................................XLVI
4.2.2 Các thiết bị sử dụng trên hệ thống đường trục 240 Gbit/s....................XLVI
4.2.3 Quản lý mạng 240 Gbit/s......................................................................XLVI
4.3 Xu thế phát triển trong tương lai.................................................................XLVI
KẾT LUẬN........................................................................................................XLVIII
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................XLVIII

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

HÌNH MINH HỌA


Hình 1-1. Hệ thống thông tin quang.............................................................................X
Hình 1-2. Suy hao sợi quang theo bước sóng..............................................................XI
Hình 2-3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM......................................................XIV
Hình 2-4. Hệ thống WDM đơn hướng.......................................................................XV
Hình 2-5 Hệ thống WDM song hướng......................................................................XV
Hình 2-6 Thiết bị ghép/ tách kênh bước sóng..........................................................XIX
Hình 2-7. Quang phổ và dạng đơn giản của Laser DFB..........................................XXI
Hình 2-8. Mô hình bộ suy hao.................................................................................XXII
Hình 2-9. Đặc tuyến độ nhạy máy thu...................................................................XXIII
Hình 2-10. Sự giãn xung và bù tán sắc ................................................................XXIII
Hình 2-11 Bộ khuếch đại quang EDFA.................................................................XXIV
Hình 2-12 Các vị trí của bộ khuếch đại trên tuyến thông tin quang......................XXIV
Hình 2-13 Sơ đồ mạch của bộ OXC.....................................................................XXVII
Hình 2-14 Bộ xen/ rẽ quang OADM..................................................................XXVIII
Hình 2-15. Tán sắc mode phân cực PMD...........................................................XXXIV
Hình 2-16. Hệ thống DWDM tích hợp...................................................................XLV

BẢNG BIỂU

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Bảng 2-1. Sự phân chia các băng sóng.....................................................................XIX


Bảng 2-2. Giá trị PMD đối với các tốc độ truyền dẫn khác nhau.....................XXXVII

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ADM Add/Drop Multiplexer Bộ xe/rẽ kênh quang


APS Automatic Protection Switch Chuyển mạch bảo vệ tự động
DWDM Dense WDM Ghép kênh bước sóng mật độ cao
DXC Digital Cross-Connect Kết nối chéo số
ITU International Telecommunication Liên hiệp viễn thông quốc tế

Union
LAN Local Area Network Mạng địa phương
NGN Next-Generation Network Mạng thế hệ sau
OADM Optical ADM ADM quang
OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
OXC Optical Cross-connect Kết nối chéo quang
P&R Protection & Restoration Bảo vệ & Phục hồi
PDH Plesiochronous Digital Hierarche Phân cấp số cận đồng bộ
POH Path OverHead Mào đầu đường truyền
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm nối điểm
QoS Quality of Service Chất lượng của dịch vụ
SDH Synchronous Digital Hierarche Phân cấp số đồng bộ
WDM Wavelength Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo bước sóng

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

PHẦN I. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO


DWDM

1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG

1.1 Giới thiệu chung.

• Thông tin quang là gì?

Ngành kỹ thuật thông tin sử dụng sóng ánh sáng để truyền thông tin (tương tự
như sóng vô tuyến nhưng ở tần số cao hơn).

• Vai trò.

Mạng xương sống (back bone) cho hệ thống viễn thông (điện thoại, internet).

1.2 Các đặc điểm của hệ thống thông tin quang.

1.2.1 Ưu điểm.

Khả năng tải tin là rất lớn. (băng thông ~ 100 THz), truyền tin với tốc độ cao ~
Tb/s.

Suy hao rất thấp so với cáp kim loại ( 0,2 ÷ 0,3 dB/ Km). Chính vì vậy truyền
thông tin đi được rất xa (hàng trăm Km).

Sợi quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ.

Ít bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm.

Khả năng nâng cấp tốc độ rất dễ dàng vì chỉ cần thay đổi thiết bị đầu cuối. (Ví
dụ: Đường trục Bắc- Nam: Lúc đầu là 34 Mb/s, sau đó nâng lên 2,5 Gb/s, rồi đến 10
Gb/s mà không cần thay đổi cáp sợi quang).

1.2.2 Hạn chế.

Giá thành các thiết bị đầu cuối rất đắt so với thiết bị đầu cuối ở cáp kim loại.

Chỉ truyền được công suất nhỏ cỡ mW.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Tín hiệu ánh sáng truyền trong sợi quang cũng bị suy hao và biến dạng, dẫn
đến có hạn chế về tốc độ và cự ly tối đa.

1.3 Các thành phần chính của tuyến truyền dẫn cáp quang.

Hệ thống thông tin quang gồm có những phần chính là:

Phần phát quang: bao gồm nguồn phát quang và các mạch điều khiển phát
quang.

Phần truyền dẫn (sợi quang): bao gồm sợi quang, các bộ nối, bộ chia, bộ tách
hay ghép và bộ lặp, trong đó sợi quang được bọc cáp bảo vệ là thành phần quan
trọng nhất. Ngoài việc bảo vệ cho các sợi quang trong quá trình lắp đặt và khai thác,
trong ống cáp còn có thể có dây dẫn đồng để cấp nguồn cho các bộ lặp. Các bộ lặp
làm nhiệm vụ khôi phục và khuyếch đại tín hiệu truyền dẫn trên tuyến cáp quang có
khoảng cách dài.

Phần thu quang: bao gồm bộ tách sóng quang, mạch khuyếch đại điện và mạch
khôi phục tín hiệu

Để phát tín hiệu vào sợi quang, nguồn ánh sáng được sử dụng thường phải
tương thích với lõi sợi quang về kích thước. Nguồn quang có hai loại là điốt laze LD
và điốt phát quang LED. LED sử dụng phát xạ tự nhiên bằng cách phun năng lượng
bên ngoài dưới dạng dòng điện, còn LD sử dụng phát xạ cưỡng bức. Công suất phát
xạ của LED nhỏ hơn so với LD nhưng dễ sản xuất với giá thành thấp. Tín hiệu
quang phát ra từ LD và LED có tham số biến đổi tương ứng với biến đổi của tín hiệu
điện đầu vào. Tín hiệu điện đầu vào có thể ở dạng tương tự hoặc số. Thiết bị phát
quang sẽ thực hiện việc biến đổi tín hiệu điện đầu vào thành tín hiệu quang tương
ứng bằng cách biến đổi dòng vào qua các nguồn phát quang. Công suất quang ra phụ
thuộc vào sự biến đổi của cường độ tín hiệu quang. Bước sóng ánh sáng của nguồn
phát quang phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu chế tạo phần tử phát. Trong vùng 800
đến 900 nm, các nguồn quang thường chế tạo từ hợp kim GaAlAs. Tại các vùng
bước sóng 1100 đến 1600 nm, các nguồn quang chế tạo từ hợp kim InGaAsP.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 1-1. Hệ thống thông tin quang.

Tín hiệu quang sau khi được điều chế ở phần phát quang sẽ lan truyền dọc
theo sợi quang. Trong quá trình truyền dẫn, tín hiệu quang có thể sẽ bị suy hao và
méo dạng khi qua các bộ ghép nối, mối hàn sợi và trên sợi do các hiệu ứng tán xạ,
hấp thụ và tán sắc. Độ dài tuyến truyền dẫn phụ thuộc mức suy hao sợi quang theo
bước sóng.

Suy hao sợi quang là một hàm của bước sóng. Công nghệ đầu tiên mới chỉ sử
dụng băng tần có bước sóng 800 đến 900 nm, vì tại thời điểm đó, trong vùng bước
sóng này, sợi quang có suy hao nhỏ nhất và các nguồn ánh sáng và photodetector có
thể hoạt động tại các bước sóng này. Vùng bước sóng này được gọi là vùng cửa sổ
thứ nhất có hệ số tán sắc lớn.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 1-2. Suy hao sợi quang theo bước sóng.

Từ những năm 1980, bằng cách làm giảm sự tập trung của các ion hydroxyl và
độ không tinh khiết của các ion kim loại trong nguyên liệu sợi quang, các nhà sản
xuất đã có khả năng chế tạo sợi quang có mức suy hao rất thấp trong vùng bước
sóng 1100 đến 1600 nm. Vùng bước sóng này chia làm hai vùng cửa sổ: vùng cửa
sổ thứ hai có bước sóng trung tâm là 1300 nm và vùng cửa sổ thứ ba có bước sóng
trung tâm là 1550 nm

Vùng cửa sổ thứ hai có bước sóng từ 1280 đến 1340 nm, là vùng cửa sổ quang
rộng nhất, có hệ số suy hao α =0,5 dB/km, hệ số tán sắc nhỏ α TS =3,5÷ 5 ps/km.nm.

Vùng cửa sổ thứ ba có hệ số suy hao nhỏ nhất, tại bước sóng 1550 nm
α ≈ 0,25 dB/km. Cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo, sợi đơn mode
truyền ở bước sóng 1550 nm có suy hao 0,14 dB/km.

Nguyên liệu chính để chế tạo sợi quang là SiO2. Nguyên liệu này rất sẵn và rẻ
vì có trong cát thường. Chi phí sản xuất sợi quang phát sinh tập trung chủ yếu ở
khâu tạo thuỷ tinh tinh khiết từ nguyên liệu thô. Việc lắp đặt sợi quang rất đa dạng,
có thể là treo, đi trong ống dẫn, thả dưới nước hay chôn trực tiếp dưới đất. Độ dài
mỗi cuộn cáp có thể lên đến một vài kilômét đối với những ứng dụng có khoảng
cách truyền dẫn lớn. Kích cỡ của cuộn cáp và trọng lượng cáp sẽ quyết định độ dài
thực tế của một đoạn cáp quang đơn. Một tuyến truyền dẫn đường dài hoàn chỉnh
thường được hình thành bằng cách ghép nhiều đoạn cáp đơn với nhau.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Khi khoảng cách truyền dẫn dài (trên 100 Km), tín hiệu quang bị suy giảm
nhiều thì cần phải đặt thêm các trạm lặp quang (Repeater) để khuyếch đại tín hiệu và
bù lại phần tín hiệu đã bị suy hao. Trạm lặp thu tín hiệu quang, biến đổi tín hiệu
quang (O) -> điện (E), khuếch đại và tái tạo xung tín hiệu điện, sau đó biến đổi tín
hiệu điện (E) -> quang (O) và phát lại quang vào đường truyền tiếp theo. Các trạm
lặp có thể được thay thế bằng các bộ khuyếch đại quang (OA) để khuếch đại tín hiệu
quang trực tiếp. Rõ ràng trạm lặp cho ra tín hiệu tốt hơn. Nhưng giá thành của trạm
lặp cao hơn vì vậy chỉ sử dụng cho những tuyến có cự ly rất xa.

Các bộ tách sóng quang tiếp nhận tín hiệu quang, tách lấy tín hiệu thu được từ
phía phát, biến đổi thành tín hiệu điện. Bộ tách sóng quang phải đáp ứng được
những yêu cầu về đặc tính rất cao do tín hiệu quang thường bị suy giảm và méo
dạng khi tới đầu cuối của sợi cáp quang. Một trong những yêu cầu hàng đầu là độ
nhạy quang. Độ nhạy quang là công suất quang nhỏ nhất có thể thu được ở một tốc
độ truyền dẫn nào đó ứng với tỷ lệ lỗi BER cho phép. Ngoài ra, bộ thu quang phải
có tạp âm tối thiểu đối với hệ thống và có độ rộng băng tần đủ để xử lý tốc độ dữ
liệu mong muốn.

Bộ tách sóng quang phải không nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ. Hai loại
tách sóng quang được sử dụng chủ yếu trong các tuyến cáp quang là tách sóng
quang bán dẫn loại PIN hoặc APD. Cả hai loại này đều có hiệu suất làm việc cao và
tốc độ chuyển đổi nhanh. Khi khoảng cách truyền dẫn ngắn, tốc độ thấp (mạng thuê
bao, mạng nội hạt) thì đầu phát sử dụng LED còn đầu thu sử dụng PIN. Khi khoảng
cách truyền dẫn lớn, tốc độ đòi hỏi cao (mạng đường trục) thì phía phát sử dụng LD,
phía thu sử dụng APD. Bộ tách sóng quang phải đáp ứng được những yêu cầu về
đặc tính rất cao do tín hiệu quang thường bị suy giảm và méo dạng khi tới đầu cuối
của sợi cáp quang. Một trong những yêu cầu hàng đầu là có đáp ứng cao hay độ
nhạy của khoảng bước sóng phát của nguồn quang được sử dụng, có tạp âm tối thiểu
đối với hệ thống và có độ rộng băng tần đủ để xử lý tốc độ dữ liệu mong muốn. Bộ
tách sóng quang phải không nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

1.4 Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin quang.

1.4.1 Trong viễn thông.

Thông tin quang phát triển theo hai xu hướng chính:

• Tăng tốc độ truyền dẫn: từ 2,5 Gb/s đến 10 Gb/s rồi đến 40 Gb/s. Sử
dụng WDM tốc độ truyền dẫn lên tới hàng trăm Gb/s.

• Tăng cự ly truyền dẫn: Trước đây, với cự ly khoảng 100 Km là phải sử


dụng trạm lặp. Nhưng hiện nay, với cáp quang biển, chiều dài cỡ mấy
trăm Km vẫn không cần sử dụng trạm lặp.Để đạt được điều này, chúng
ta cần sử dụng sợi quang có suy hao tán sắc thấp.

Chính vì vậy cần nghiên cứu sợi quang có hệ số suy hao thấp hơn và hoạt động
ở bước sóng cao hơn.

Đồng thời cần nghiên cứu linh kiện quang điện (Laser Diode, photodiode)
thích hợp.

Tăng cường sử dụng hệ thống WDM và nghiên cứu các kỹ thuât truyền dẫn
mới.

1.4.2 Xu hướng ứng dụng.

Không chỉ sử dụng trong mạng viễn thông mà còn sử dụng ở cự ly ngắn hơn
như trong mạng LAN, máy bay, nhà máy, ô tô, máy chủ (server) lớn (nối các bo
mạch )

2 CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ
CAO DWDM

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Ngày nay, với sự xuất hiện của các hệ thống truyền dẫn thông tin quang ghép
kênh theo bước sóng (WDM) thì dung lượng, tốc độ, băng thông…của hệ thống
ngày càng nâng cao. DWDM (ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) là bước phát
triển tiếp theo của WDM. Nguyên lý của nó tương tự như WDM chỉ khác là khoảng
cách giữa các kênh bước sóng gần hơn, tức là số kênh ghép được nhiều hơn. Thông
thường khoảng cách kênh ghép là 0.4 nm (50GHz). Hiện nay người ta dùng WDM
với nghĩa rộng bao hàm cả DWDM.

Trong chương này em sẽ trình bày về công nghệ WDM.

2.1 Sơ đồ khối tổng quát.

2.1.1 Định nghĩa:

Ghép kênh theo bước sóng WDM (Wavelength Division Multiplexing) là công
nghệ “trong một sợi quang đồng thời truyền dẫn nhiều bước sóng tín hiệu quang”. Ở
đầu phát, nhiều tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ hợp lại (ghép kênh)
để truyền đi trên một sợi quang. Ở đầu thu tín hiệu tổ hợp đó được phân giải ra (tách
kênh), khôi phục lại các tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.

2.1.2 Sơ đồ chức năng.

Hình 2-3. Sơ đồ chức năng của hệ thống WDM.

Như minh họa trên hình 2.1 để truyền nhận nhiều bước sóng trên một sợi
quang, hệ thống WDM phải thực hiện các chức năng sau:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

• Phát tín hiệu.

• Ghép/ tách tín hiệu.

• Truyền dẫn tín hiệu.

• Khuếch đại tín hiệu.

• Thu tín hiệu.

2.1.3 Phân loại hệ thống WDM

Hệ thống WDM về cơ bản chia làm hai loại: Hệ thống đơn hướng và song
hướng như minh họa hình 2.2 và 2.3.

Hình 2-4. Hệ thống WDM đơn hướng.

Hình 2-5 Hệ thống WDM song hướng.

Hệ thống đơn hướng chỉ truyền theo một chiều trên sợi quang. Như vậy để
truyền thông tin giữa hai điểm cần hai sợi quang. Ngược lại, hệ thống song hướng
truyền theo cả hai hướng trên cùng một sợi quang, vì vậy chỉ cần một sợi quang để
trao đổi thông tin giữa hai điểm.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Cả hai hệ thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Giả sử công nghệ hiện tải
chỉ cho phép truyền N bước sóng trên một sợi quang, so sánh hai hệ thống ta thấy:

• Xét về dung lượng: Hệ thống đơn hướng có khả năng cung cấp dung
lượng cao gấp đôi so với hệ thống song hướng. Ngược lại số lượng sợi
quang cần dùng là gấp đôi so với hệ thống song hướng.

• Khi sự cố đứt cáp xảy ra, hệ thống song hướng không cần đến cơ chế
chuyển mạch tự động bảo vệ APS (Automatic Protection Switching) vì
cả hai đầu của liên kết đều có khả năng nhận biết một cách tức thời.

• Đứng về khía cạnh thiết kế mạng, hệ thống song hướng khó thiết kế hơn
vì còn phải xét thêm các yếu tố như: vấn đề xuyên nhiễu, đảm bảo định
tuyến và phân bố bước sóng sao cho hai chiều trên sợi quang không
dùng chung một bước sóng.

• Các bộ khuếch đại trong hệ thống song hướng thường phức tạp hơn
trong hệ thống đơn hướng. Tuy nhiên, trong hệ thống song hướng, số
bước sóng khuếch đại giảm ½ theo mỗi chiều nên ở hệ thống song
hướng, các bộ khuếch đại sẽ cho công suất ngõ ra lớn hơn ở hệ thống
đơn hướng.

2.2 Các đặc điểm của công nghệ WDM.

Thực tế nghiên cứu và triển khai WDM đã rút ra được những ưu và nhược
điểm của công nghệ WDM như sau:

2.2.1 Ưu điểm.

Hệ thống DWDM có các ưu điểm sau:

• Dung lượng cực lớn.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Băng thông truyền dẫn của sợi quang thông thường được sử dụng rất lớn.
Nhưng, tỷlệ sử dụng của các hệ thống đơn bước sóng vẫn rất thấp. Bằng cách sử
dụng công nghệ DWDM, dung lượng truyền dẫn trên mỗi sợi quang được tăng lên
rất nhiều lần mà không cần tăng tốc độ bit.

• Trong suốt đối với tốc độ bit và khuôn dạng dữ liệu

Các hệ thống DWDM được xây dựng trên cơ sở ghép và tách các tín hiệu
quangtheo bước sóng và việc ghép tách này độc lập với tốc độ truyền dẫn và phương
thức điều chế. Vì thế, các hệ thống này trong suốt đối với tốc độ dữ liệu và khuôn
dạng dữ liệu. Vì thế, có thể truyền các tín hiệu với các đặc điểm truyền dẫn khác hẳn
nhau, có thể tổng hợp và tách các tín hiệu điện khác nhau bao gồm các tín hiệu số và
các tínhiệu tương tự, các tín hiệu PDH và các tín hiệu SDH,…

• Bảo vệ đầu tư tối đa trong quá trình nâng cấp hệ thống

Trong quá trình mở rộng và phát triển mạng, có thể mở rộng dung lượng mà
không cần xây dựng lại hệ thống cáp quang mà chỉ cần thay thế các bộ thu phát
quang. Hơn nữa, việc tăng thêm dịch vụ mới và dung lượng mới được thực hiện đơn
giản bằngcách tăng thêm bước sóng.

• Khả năng linh hoạt, tiết kiệm và độ tin cậy cao

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

So với các mạng truyền thống sử dụng phương thức TDM điện, mạng DWDM
cócấu trúc cực kỳ đơn giản và các lớp mạng được phân tách rõ ràng. Lớp thấp nhất
củamạng là lớp toàn quang tính từ đầu vào bộ ghép tới đầu ra bộ tách kênh bước
sóngbao gồm các bộ khuyếch đại, bù tán sắc và các thành phần ở trên đoạn đường
truyền. Lớp này là được xây dựng cố định với từng mạng và có chi phí rất thấp. Lớp
dịch vụmức cao hơn bao gồm các bộ phát đáp quang. Các bộ phát đáp quang làm
nhiệm vụ gom các dữ liệu cần truyền và phát đáp tại các bước sóng chuẩn hóa của
hệ thống.Việc thay đổi dung lượng, thêm bớt dịch vụ được thực hiện bằng cách thay
đổi hoặcthêm bớt các bộ phát đáp. Do đó, mạng DWDM đáp ứng tốt về khả năng
linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Do đặc điểm trong suốt với tín hiệu truyền nên độ tin
cậy của mạng cao hơn hẳn so với các mạng TDM.

• Tương thích hoàn toàn với chuyển mạch quang hoàn toàn.

Theo dự đoán, có thể thực hiện được mạng chuyển mạch hoàn toàn quang
trongtương lai, việc xử lý như xen/rẽ và kết nối của tất cả các dịch vụ viễn thông có
thểđược thực hiện bằng cách thay đổi và điều chỉnh các bước sóng tín hiệu quang.
Vìvậy, DWDM là công nghệ cơ sở để thực hiện mạng hoàn toàn quang. Hơn nữa,
các hệ thống DWDM có thể tương thích với các mạng hoàn toàn quang trong tương
lai.Hoàn toàn có thể thực hiện mạng hoàn toàn quang trong suốt và có độ tin cậy
caotrên cơ sở hệ thống DWDM hiện tại.

2.2.2 Nhược điểm

Vẫn chưa khai thác hết băng tần hoạt động có thể của sợi quang (chỉ mới tận
dụng băng C và băng L) (Xem thêm bảng 2.1)

Quá trình khai thác bảo dưỡng phức tạp hơn gấp nhiều lần.

Nếu hệ thống sợi quang đang sử dụng là sợi DSF theo chuẩn G.653 thì rất khó
triển khai WDM vì xuất hiện hiện tượng trộn bốn bước sóng khá gay gắt.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XVIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Bảng 2-1. Sự phân chia các băng sóng.

2.3 Các thành phần của hệ thống quang WDM.

2.3.1 Thiết bị ghép/ tách kênh bước sóng (Mux/ Demux)

Chức năng: Thiết bị ghép/ tách kênh bước sóng là thiết bị dùng để ghép/ tách
tín hiệu ở các bước sóng khác nhau.

Hình 2-6 Thiết bị ghép/ tách kênh bước sóng

Hiện nay, nhiều bộ ghép/tách kênh có thể xử lý được các kênh mà khoảng
cách giữa chúng là 100 GHz (0,78 nm) và sắp tới là các khoảng cách 50 Ghz, thậm
chí là với mật độ ghép dày đặc hơn.

Các thiết bị ghép/tách kênh làm việc chủ yếu dựa trên một trong hai nguyên
tắc sau: nguyên tắc tán sắc góc và nguyên tắc lọc quang.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Bộ ghép/ tách kênh bước sóng cùng với bộ kết nối chéo quang là thiết bị quan
trọng nhất cấu thành nên hệ thống WDM. Khi dùng kết hợp với bộ nối chéo quang
OXC (Optical Cross-connect) sẽ hình thành nên mạng truyền tải quang, có khả năng
truyền tải đồng thời và trong suốt mọi loại hình dịch vụ, mà công nghệ hiện nay
đang hướng tới.

2.3.2 Bộ phát

Các thiết bị biến đổi điện quang E/O và các phần tử điện rời rạc của các bộ
phát quang thuộc thế hệ trước đây đang dần dần được thay thế bởi các mạch tích
hợp. Việc thực hiện các mạch tích hợp cỡ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu về tốc độ điều
chế và độ tin cậy ngày càng cao.

Một bộ phát của một kênh (một bước sóng) thường gồm bộ laser hồi tiếp
phân tán DFB, sau đó là một bộ điều chế, thường ở bên ngoài máy phát laser đặc
biệt là khi tốc độ điều chế cao. Sự phát triển các mạch quang tích hợp gần đây đã
làm giảm rất nhiều giá thành của các máy phát, trong đó chip laser, bộ khuyếch đại
quang được tích hợp vào trong một gói. Hiện nay, một gói phát gồm nhiều bộ phát
laser, nhiều bộ ghép kênh, một bộ khuyếch đại công suất (thường dùng khuyếch đại
quang bán dẫn)

Trong bộ laser hồi tiếp phân tán (DFB), hốc cộng hưởng Fabry - Perot hai
gương thông thường được làm nhỏ lại và được điều khiển. Việc lựa chọn bước sóng
chính xác qua hồi tiếp quang được thực hiện bằng một cách tử dọc được chế tạo như
một bộ phận của chip laser. Cách tử này dùng để buộc việc phát xạ đơn mode, sóng
truyền dọc nằm trong một khoảng rất hẹp, thông thường nhỏ hơn 100 MHz. Cùng
với máy phát laser Fabry - Perot, hình dạng của ống dẫn sóng đảm bảo cho đầu ra có
hướng ổn định. Cấu trúc hồi tiếp phân tán có thể được coi như là một kết hợp của
nhiều buồng cộng hưởng ánh sáng phân tán, cho phép lựa chọn bước sóng đỉnh của
ánh sáng laser tuỳ thuộc khoảng chu kỳ của cách tử nhiễu xạ. Nhờ đó, có thể thực
hiện được việc phát xạ bước sóng đơn.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-7. Quang phổ và dạng đơn giản của Laser DFB.

Ngoài các kết nối điện tốc độ cao, một gói DFB còn có thể có một bộ làm mát
nhiệt điện, cảm biến nhiệt độ, bộ cách ly quang và điốt quang điều khiển. Các gói
DFB hiện nay có thể cho một công suất đầu ra là 40 dBm cho dòng kích thích
khoảng 40 mA.

Ánh sáng từ nguồn quang phải được điều chế với dòng bit mang thông tin cần
truyền dẫn bằng phương pháp biến điệu cường độ. Quá trình điều chế phải có độ
tuyến tính cao để tránh sự phát sinh các hài không cần thiết và sự méo dạng tín hiệu
do điều biến qua lại, gây nhiễu cho quá trình giải điều chế ở phía thu.

Các gói DFB kết hợp với các bộ điều chế trên một chip, làm cho cả khối có
độ di tần thấp, tốc độ điều chế cao. Tuy nhiên, chúng cũng có một số hạn chế ví dụ
như bề rộng phổ hẹp làm cho chúng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu do sự phản hồi từ các
liên kết.

2.3.3 Bộ suy hao

Bộ suy hao thường được dùng sau bộ phát laser để biến đổi công suất đầu ra
của chúng phù hợp với khả năng của bộ ghép kênh và bộ khuyếch đại EDFA

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-8. Mô hình bộ suy hao.

Các bộ phát laser công suất cao có thể được dùng trong mạng để làm giảm
việc cần phải có khuyếch đại nối tiếp. Suy hao là cần thiết trong các phần cụ thể của
mạng để giữ cho các thiết bị quang khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bức xạ có thể đủ lớn
làm cho các phần tử này không tuyến tính.

2.3.4 Bộ thu

Bộ thu chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện bằng việc tách tất cả các
tín hiệu quang được điều chế và giải điều chế chúng. Bộ thu phải hoàn toàn tương
thích với bộ phát (về cả bước sóng cơ bản và các đặc tính điều chế) và phải được
thiết kế để giải quyết tất cả sự suy hao tín hiệu bởi các phần tử trên mạng. Chỉ tiêu
máy thu được đánh giá thông qua tỷ lệ lỗi bit BER. Kết quả thu phụ thuộc vào độ
nhạy máy thu, băng thông của máy thu và tạp âm tín hiệu trước khi giải điều chế.
Chỉ tiêu đầy đủ của một máy thu được mô tả bởi đặc tuyến độ nhạy của nó, trong đó
tỷ lệ lỗi bit BER được xem như là một hàm của công suất quang thu được với một
tốc độ dữ liệu cho trước.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-9. Đặc tuyến độ nhạy máy thu.

2.3.5 Các thiết bị bù tán sắc

Sự tán sắc ảnh hưởng đến nhiều thành phần của mạng quang, đặc biệt là sợi
quang. Chiết suất của chúng thay đổi theo bước sóng, làm thay đổi tốc độ truyền
dẫn, gây ra hiện tượng giãn xung ánh sáng, làm cho việc khôi phục các xung trở nên
khó khăn hơn do hiện tượng các bit lân cận chồng lên nhau.

Thiết bị bù tán sắc (DCD) để đưa ra một mức tán sắc bằng và ngược lại để điều
chỉnh sự giãn xung ánh sáng. Hai loại thiết bị DCD thường được sử dụng nhất là sợi
bù tán sắc và cách tử bù tán sắc

Hình 2-10. Sự giãn xung và bù tán sắc

2.3.6 Bộ khuếch đại quang sợi EDFA ( Erbium Doped Fiber


Amplifier).

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Chức năng: Bộ khuếch đại quang là thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu quang
đã bị suy giảm (trực tiếp trong miền quang).

Bộ khuếch đại quang thường được dùng trong các mạng có khoảng cách dài
khi suy hao tích lũy lớn. Hiện tại các hệ thống WDM thường sử dụng bộ khuếch đại
quang sợi có pha tạp Erbium (EDFA). Tuy nhiên trên thực tế, các bộ khuếch đại
Raman cũng đã được sử dụng.

Hình 2-11 Bộ khuếch đại quang EDFA.

Có ba chế độ khuếch đại: khuếch đại công suất BA, khuếch đại đường LA và
tiền khuếch đại PA.

Hình 2-12 Các vị trí của bộ khuếch đại trên tuyến thông tin quang.

Khi dùng bộ khuếch EDFA cho hệ thống WDM phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXIV
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

• Độ lợi khuếch đại đồng đều đối với tất cả các kênh bước sóng (mức
chênh lệch không quá 1 dB).

• Sự thay đổi số lượng kênh bước sóng không gây ảnh hưởng đến mức
công suất đầu ra của các kênh.

• Có khả năng phát hiện mức sự chênh lệch mức công suất đầu vào để
điều chỉnh lại các hệ số khuếch đại nhằm đảm bảo đặc tuyến khuếch là
bằng phẳng đối với tất cả các kênh.

2.3.7 Bộ chuyển đổi bước sóng.

Chức năng: Bộ chuyển đổi bước sóng là thiết bị chuyển đổi tín hiệu có bước
sóng này ở đầu vào thành bước sóng khác ở đầu ra trong phạm vi băng tần hoạt động
của hệ thống. Đối với hệ thống WDM, bộ chuyển đối bước sóng cho nhiều hữu ích
khác nhau:

• Tín hiệu có thể đi vào mạng với bước sóng không thích hợp khi truyền
trong mạng WDM.

• Bộ chuyển đổi khi được trang bị trong cầu hình nút mạng WDM giúp sử
dụng tài nguyên bước sóng linh động hơn, hiệu quả hơn.

Bộ chuyển đổi bước sóng được sử dụng trong các thiết bị định tuyến khi bước
sóng bị thay đổi. Nó cho phép tái sử dụng bước sóng trong hệ thống. Chuyển đổi
bước sóng có thể là quang/điện hay toàn quang. Tuy nhiên xu hướng là dùng chuyển
đổi toàn quang.

2.3.8 Bộ đấu nối chéo quang OXC.

Chức năng của OXC

Chức năng của OXC (Optical Cross-connect) tương tự như chức năng của
DXC trong mạng SDH, chỉ khác là thực hiện trên miền quang, không cần chuyển
đổi O/E/O và xử lý tín hiệu điện. OXC phải hoàn thành hai chức năng chính sau:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXV
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

• Chức năng nối chéo các kênh quang: Thực hiện chức năng kết nối giữa
N cổng đầu vào tới N cổng đầu ra.

• Chức năng xen/rẽ đường tại chỗ: Chức năng này có thể làm cho kênh
quang nào đó tách ra để vào mạng địa phương hoặc sau đó trực tiếp đi
vào DXC của SDH thông qua biến đổi O/E.

Có thể phân biệt chức năng đấu nối chéo với chức năng chuyển mạch là: Đấu
nối chéo là các kết nối bán cố định dưới sự điều khiển của nhà khai thác và thường
thực hiện ở mức tín hiệu đã ghép kênh theo thời gian như các VC-n; chuyển mạch là
các kết nối tạm thời dưới sự điều khiển của người sử dụng.

Cấu tạo của OXC có 3 thành phần chính (Hình 2.8):

• Bộ tách kênh chia bước sóng quang ở đầu vào: Thực hiện tách các kênh
quang theo các bước sóng khác nhau từ các sợi quang vào khác nhau.

• Ma trận chuyển mạch: Thực hiện đấu nối chéo từ một kênh quang đầu
vào tới một kênh quang đầu ra. Trường chuyển mạch có thể là chuyển
mạch chia thời gian hoặc chuyển mạch chia bước sóng.

• Bộ ghép kênh chia bước sóng quang ở đầu ra: Thực hiện ghép các
kênh quang từ các đầu ra tương ứng của trường chuyển mạch để truyền
dẫn trên một sợi quang.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXVI
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-13 Sơ đồ mạch của bộ OXC.

Ngoài các thành phần chính trên thì trong OXC có thể còn trang bị các bộ lọc
bước sóng để loại bỏ các thành phần xuyên nhiễu xuất hiện trong quá trình truyền tín
hiệu. Biến đổi bước sóng là công nghệ then chốt trong cấu tạo của OXC. Nhờ công
nghệ này có thể thực hiện kết nối định tuyến ảo, do đó giảm nghẽn mạng, tận dụng
tối đa tài nguyên sợi quang cũng như bước sóng…

2.3.9 Bộ xen/ rẽ quang OADM ( Optical Add/ Drop


Multiplexer).

Hay còn gọi là bộ xen/rẽ bước sóng WADM là một phần hệ toàn quang đã thúc
đẩy sự phát triển các mạng quang điểm-điểm một bước sóng đến mạng quang ghép
kênh phân chia theo bước sóng. OADM thường được dùng trong các mạng quang đô
thị và mạng quang đường dài vì nó cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với cấu hình
mạng tuyến tính, mạng vòng (ring).

Chức năng: OADM rẽ tín hiệu quang từ thiết bị truyền dẫn về mạng tại chỗ,
đồng thời xen tín hiệu quang của thuê bao để phát đến một điểm nút khác mà không
ảnh hưởng đến việc truyền dẫn các tín hiệu kênh bước sóng khác. Chức năng này
tương tự như chức năng của bộ xen/rẽ kênh ADM trong mạng SDH, nhưng đối
tượng thao tác trực tiếp là tín hiệu quang.

Cấu tạo của OADM là các lõi OADM, lõi OADM hoạt động với các chức năng
kết hợp một bộ ghép/tách kênh theo bước sóng và chuyển mạch không gian xen/rẽ.
Bộ OADM chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng trong sợi quang. Nhờ khả năng thao
tác trực tiếp với tín hiệu quang, OADM trở thành phần tử cơ bản nhất trong các
mạng ring dựa trên công nghệ WDM.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXVII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-14 Bộ xen/ rẽ quang OADM

2.3.10 Sợi quang

Sợi quang là một trong những thành phần quan trọng nhất của mạng. Nó là
phương tiện truyền dẫn vật lý

Sợi quang được chế tạo từ SiO2, một nguyên liệu rất rẻ và phổ biến vì nó có
trong cát thường. Sợi quang có ba cửa sổ truyền dẫn ứng với các bước sóng 850 nm,
1300nm, 1550 nm. Suy hao tại ba vùng cửa sổ này là thấp nhất:

- Vùng cửa sổ I: Người ta dùng LED chế tạo ra cửa sổ quang có bước sóng 850
nm, mức suy hao α =1 dB/km, gần dải ánh sáng nhìn thấy. Hệ số tán sắc lớn

- Vùng cửa sổ II: ứng với bước sóng 1300 nm, có hệ số suy hao α =0,5 dB/km,
hệ số tán sắc nhỏ α TS = 3,5 – 5 ps/km.nm

- Vùng cửa sổ III: ứng với bước sóng 1550 nm, có hệ số suy hao nhỏ nhất
α =0,154 dB/km. Với kỹ thuật cao có thể chế tạo được sợi quang đơn mode có
α =0,14 dB/km

Ở Việt Nam thường dùng vùng cửa sổ thứ ba (λ =1550 nm)

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXVIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Các sợi quang mới hiện nay đã giải quyết được nhiều vấn đề chẳng hạn như sợi
cải tiến không tán sắc. Chỉ số khúc xạ của một số sợi có dạng hình vòng. Một lượng
nhỏ được điều khiển của tán sắc có thể được đưa vào dải 1530 nm đến 1565 nm (từ
hơn 3 ps/nm.km tại 1530 nm đến gần 0,7 ps/nm.km tại 1565 nm) cho phép tốc độ
kênh ít nhất là 2,5 Gbps trên khoảng cách 1000 km. Những sợi này thích hợp cho hệ
thống DWDM.

2.4 Một số vấn đề cần xem xét khi tăng dung lượng của hệ thống
bằng công nghệ DWDM.

Khi sử dụng kỹ thuật DWDM để tăng dung lượng của các hệ thống thông tin
quang cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Số kênh bước sóng được sử dụng và khoảng cách giữa các kênh

- Quỹ công suất của hệ thống

- Tán sắc

- Xuyên âm

- Ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến

2.4.1 Số kênh bước sóng

Một trong các yếu tố quan trọng cần phải xem xét là hệ thống sẽ sử dụng bao
nhiêu kênh bước sóng và điều cần lưu ý là số kênh bước sóng cực đại có thể sử dụng
được phụ thuộc vào:

- Khả năng của công nghệ hiện có đối với các thành phần quang như:

+ Băng tần của sợi quang

+ Khả năng tách/ghép các kênh bước sóng

- Khoảng cách giữa các kênh bước sóng:

Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách này, bao gồm:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXIX
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

+ Tốc độ truyền dẫn của từng kênh

+ Quỹ công suất quang

+ Ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến

+ Độ rộng phổ của nguồn phát

+ Khả năng tách/ghép của các thiết bị WDM

Mặc dù cửa sổ truyền dẫn tại vùng bước sóng 1550 nm có độ rộng khoảng 100
nm, nhưng do dải khuếch đại của các bộ khuếch đại quang chỉ có độ rộng khoảng 35
nm (theo quy định của ITU-T thì dải khuếch đại này là từ bước sóng 1530 - 1565
nm) nên trong thực tế, các hệ thống WDM không thể tận dụng hết toàn bộ băng tần
của sợi quang. Nếu gọi ∆ λ là khoảng cách giữa các kênh bước sóng thì tương ứng
ta sẽ có:

∆ f = - c.∆ λ /λ 2

Như vậy, tại bước sóng 1550 nm, với ∆ λ = 35 nm thì ta sẽ có ∆ f =


4,37.1012Hz. Giả sử tốc độ truyền dẫn của từng kênh bước sóng là 2,5 GHz, và theo
tiêu chuẩn Nyquist với phổ cơ sở của tín hiệu là 2x2,5 = 5 GHz, thì số kênh bước
sóng cực đại có thể đạt được là N = ∆ f /5 = 874 kênh trong dải băng tần của một bộ
khuếch đại có quang. Đây là số kênh cực đại tính theo lý thuyết, tuy nhiên với mật
độ kênh càng lớn đòi hỏi các thành phần quang trên tuyến phải có chất lượng càng
cao. Để tránh xuyên âm giữa các kênh này đòi hỏi phải có những nguồn phát rất ổn
định và các bộ thu có độ chọn lọc bước sóng cao. Bất kỳ sự dịch tần nào của nguồn
phát cũng có thể làm dãn phổ sang kênh lân cận.

Dựa vào khả năng của công nghệ hiện nay, ITU - T đưa ra quy định về khoảng
cách giữa các kênh bước sóng là 100 GHz (≈ 0,8 nm), 50 GHZ (≈ 0,4 nm) với tần
số chuẩn là 193,1 THz.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXX
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

2.4.2 Xác định độ rộng phổ yêu cầu của nguồn phát

Việc chọn độ rộng phổ của nguồn phát nhằm đảm bảo cho các kênh bước sóng
hoạt động một cách độc lập với nhau, hay nói cách khác là tránh hiện tượng chồng
phổ ở phía thu giữa các kênh lân cận. Khoảng cách giữa những kênh này phụ thuộc
vào đặc tính của các thiết bị WDM như MUX/DEMUX, bộ lọc, độ rộng phổ nguồn
phát và độ dung sai cũng như mức độ ổn định của các thiết bị này.

Về bản chất, việc ghép các bước sóng khác nhau trên cùng một sợi quang là
dựa trên nguyên tắc ghép kênh theo tần số. Các kênh khác nhau làm việc ở các tần
số quang khác nhau trong cùng băng thông của sợi. Theo lý thuyết, băng thông của
sợi quang rất rộng nên số lượng kênh bước sóng ghép được rất lớn (ở cả hai cửa sổ
truyền dẫn). Tuy nhiên, trong thực tế các hệ thống WDM thường đi liền với các bộ
khuếch đại quang sợi và làm việc chỉ ở vùng cửa sổ 1550 nm. Do đó, băng tần của
sợi quang bị giới hạn bởi băng tần của bộ khuếch đại (35 nm). Như vậy, một vấn đề
đặt ra khi ghép là khoảng cách giữa các bước sóng phải thoả mãn được yêu cầu
tránh chồng phổ của các kênh lân cận ở phía thu. Khoảng cách này phụ thuộc vào
độ rộng phổ nguồn phát và cả ảnh hưởng khác nhau trên đường truyền như tán sắc
sợi, hiệu ứng phi tuyến…

Một cách lý tưởng có thể xem hệ thống WDM như là sự xếp chồng của các hệ
thống truyền dẫn đơn kênh khi mà khoảng cách giữa các kênh bước sóng đủ lớn và
công suất phát hợp lý (hạn chế ảnh hưởng phi tuyến). Mối quan hệ giữa phổ công
suất nguồn phát được thể hiện bởi tham số đặc trưng cho sự giãn phổ, ký hiệu ∆ ,
băng tần tín hiệu và tán sắc. Nếu gọi ε là hệ số đặc trưng cho sự tương tác giữa
nguồn phát và sợi quang, chúng ta sẽ có biểu thức:

ε = B.D.∆ RMS

Với: B là độ rộng băng tần tín hiệu truyền dẫn (Mbit/s)

D là độ tán sắc tương ứng với khoảng cách truyền dẫn (ps/nm)

∆ RMS là độ giãn rộng phổ

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXI
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Từ công thức trên có thể tính được độ rộng phổ nguồn phát ứng với độ tán sắc
D:

∆ RMS = ε /B.D

Nếu tính độ rộng phổ tại giá trị -20 dB thì độ rộng phổ sẽ là:

∆ -20dB = 6,07. ∆ RMS

Như vậy, từ độ rộng phổ này và khoảng cách kênh bước sóng chọn theo bảng
trên có thể tìm được độ rộng phổ yêu cầu của nguồn phát.

2.4.3 Quỹ công suất

Trong bất kỳ hệ thống nào thì vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được tỷ sổ
S/N sao cho đầu thu có thể thu được tín hiệu với một mức BER cho phép. Trước đây
khi chưa có khuếch đại quang, suy hao tín hiệu trên đường truyền (do suy hao sợi
quang, suy hao mối hàn, suy hao do các thành phần quang thụ động…) sẽ được bù
lại thông qua việc sử dụng các trạm lặp điện và quá trình thực hiện tương đối phức
tạp. Tuy nhiên khi khuếch đại quang ra đời việc đảm bảo quỹ công suất cho hệ
thống không còn khó khăn nữa, vấn đề quan trọng là thiết kế và bố trí các bộ khuếch
đại quang sao cho thích hợp.

2.4.4 Xuyên âm

Một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các hệ thống WDM,
đó là xuyên âm giữa các kênh bước sóng. Trong hệ thống WDM, xuyên âm có thể
do một số nguyên nhân gây ra nhưng có thể chia ra làm hai loại chính sau:

- Xuyên âm tuyến tính: do đặc tính không lý tưởng của các thiết bị tách sóng
được sử dụng cũng như khoảng cách giữa các kênh. Thực tế thì khoảng cách giữa
các kênh lại được xác định bởi thiết bị tách kênh và mức xuyên âm cho phép.

- Xuyên âm phi tuyến: chủ yếu do các hiệu ứng phi tuyến gây nên (sẽ đề cập cụ
thể trong phần sau).

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

2.4.5 Tán sắc

Như trong phần trước đã trình bày, hai phương pháp chính có thể sử dụng để
giảm bớt ảnh hưởng của tán sắc bao gồm: làm hẹp độ rộng phổ nguồn phát hoặc sử
dụng các phương pháp bù tán sắc. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật WDM cũng có
thể coi là một phương pháp giảm ảnh hưởng của hệ thống mà không phải tăng tốc độ
truyền dẫn của kênh tín hiệu. Do đó, nếu không xảy ra các hiệu ứng phi tuyến làm
tăng ảnh hưởng của tán sắc điển hình là hiệu ứng XPM (trình bày cụ thể trong phần
sau) thì giới hạn khoảng cách truyền dẫn do tán sắc gây ra đối với hệ thống WDM
có thể coi như giống với hệ thống đơn kênh có tốc độ bằng tốc độ của một kênh
bước sóng trong hệ thống WDM.

Ngoài ra khi tăng tốc độ truyền dẫn của hệ thống còn phải quan tâm đến ảnh
hưởng của tán sắc mode phân cực (PMD). Ảnh hưởng này thường được bỏ qua đối
với hệ thống tốc độ thấp.

- Khái niệm tán sắc mode phân cực:

Tán sắc mode phân cực hay PMD là một thuộc tính cơ bản của sợi quang đơn
mode và các thành phần hợp thành trong đó năng lượng tín hiệu ở bất kỳ bước sóng
nào cũng được phân tích thành hai mode phân cực trực giao có vận tốc truyền khác
nhau. Do vận tốc của hai mode chênh nhau đôi chút nên thời gian truyền qua cùng
khoảng cách là khác nhau và được gọi là sự trễ nhóm. Vì vậy, PMD sẽ làm giãn
rộng xung tín hiệu gây nên suy giảm dung lượng truyền dẫn. Về phương diện này,
ảnh hưởng của tán sắc mode phân cực cũng giống như ảnh hưởng của tán sắc tuy
nhiên có một điểm khác biệt lớn đó là tán sắc là một hiện tượng tương đối ổn định,
trong khi đó PMD của sợi đơn mode ở bất cứ bước sóng nào cũng là không ổn định.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-15. Tán sắc mode phân cực PMD.

- Nguyên nhân:

Do cấu trúc không hoàn hảo của sợi quang cũng như các thành phần quang hợp
thành nên có sự khác biệt về chiết suất đối với cặp trạng thái phân cực trực giao nên
được gọi là sự lưỡng chiết. Sự khác biệt chiết suất sẽ sinh ra độ lệch thời gian truyền
sóng trong các mode phân cực này. Trong sợi đơn mode, hiện tượng này bắt nguồn
từ sự không tròn hoặc ôvan của lõi sợi theo hai cách: ống dẫn sóng ôvan (vốn có tính
lưỡng chiết ) và trường lực căng cơ học tạo nên bởi lõi ôvan gồm cả lưỡng chiết phụ.

Sự lưỡng chiết của các vật liệu trong suốt giống như thạch anh được tạo ra từ
cấu trúc tinh thể cân xứng. Và như vậy PMD trong các thành phần quang có thể
sinh ra từ sự lưỡng chiết của các thành phần con trong các thành phần quang hợp
thành đó. Tín hiệu truyền trên các đường song song nhau có độ dài quang khác nhau
cũng sinh ra hiện tượng trễ nhóm.

Sự phân cực trong sợi đặc trưng cho lưỡng chiết do lực cơ học. Nhiều phần tử
không phải là thuỷ tinh được cho vào trong lớp vỏ của sợi cho nên ở lõi xuất hiện
tượng lực không đối xứng giống nhau dọc theo chiều dài sợi. Khi ánh sáng phân cực
bị ghép trong một đoạn sợi này thì trường điện đầu ra của ánh sáng đầu vào được
phân tích thành hai mode phân cực trực giao với tốc độ truyền khác nhau.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXIV
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Ngoài những nguyên nhân trên, lưỡng chiết còn sinh bởi sự uốn cong của sợi.
Sự uốn cong làm thay đổi mật độ phân tử của cấu trúc sợi làm cho hệ số khúc xạ mất
đối xứng. Tuy nhiên, lưỡng chiết do uốn cong không phải là nguyên nhân chủ yếu
sinh ra PMD.

Yêu cầu về giá trị PMD của các tốc độ truyền dẫn khác nhau được thể hiện
trong bảng 2.3:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXV
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Tốc độ truyền dẫn (Gb/s) Giá trị PMD (ps/km)


2,5 <2
10 < 0,5
20 < 0,25

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXVI
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

40 < 0,125
Bảng 2-2. Giá trị PMD đối với các tốc độ truyền dẫn khác nhau.

2.4.6 Ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến

Trong hệ thống thông tin quang, các hiệu ứng phi tuyến sẽ xảy ra khi công suất
tín hiệu trong sợi quang vượt quá một mức nào đó và đối với các hệ thống WDM
thì mức công suất này thấp hơn nhiều so với các hệ thống đơn kênh. Việc nảy sinh
các hiệu ứng phi tuyến sẽ gây ra một số hiện tượng như: xuyên âm giữa các kênh,
suy giảm mức công suất tín hiệu của từng kênh dẫn đến suy giảm tỷ số S/N… Các
hiệu ứng phi tuyến ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống WDM chủ yếu gồm:
hiệu ứng SPM, XPM, FWM, SBS và SRS. Các hiệu ứng này có thể chia thành hai
loại:

- Hiệu ứng tán xạ: bao gồm các hiệu ứng SBS và SRS

- Các hiệu ứng liên quan đến hiệu ứng Kerr: bao gồm hiệu ứng SPM, XPM và
FWM.

2.4.6.1 Hiệu ứng SPM

Hiệu ứng SPM thuộc loại hiệu ứng Kerr, tức là hiệu ứng trong đó chiết suất
của môi trường truyền dẫn thay đổi theo cường độ ánh sáng truyền trong đó:

n = n0 + ∆ nNL = n0 + n2E2 (1)

Với: n0 là chiết suất tuyến tính

n2 là hệ số chiết suất phi tuyến

(n2= 1,22.10-22 (V/m)2 đối với Si)

E là trường quang.

Hiện tượng này tạo nên sự dịch pha phi tuyến φ NL của trường quang khi lan
truyền trong sợi quang. Giả sử bỏ qua suy hao quang thì sau khoảng cách L, pha của
trường quang sẽ là:

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXVII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu
2
2πnL 2πL(n0 + n2 E )
φ = = = const + φ NL (2)
λ λ

Đối với trường quang có cường độ không đổi hiệu ứng SPM chỉ làm quay pha
của trường quang, do đó ít ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống. Tuy nhiên đối
với các trường quang có cường độ thay đổi thì pha phi tuyến φ NL sẽ thay đổi theo
thời gian. Sự thay đổi theo thời gian này cũng có nghĩa là trong xung tín hiệu sẽ tồn
tại nhiều tần số quang khác với tần số trung tâm v0 một giá trị là δ vNL:

δ vNL = (1/2π )(δ φ NL /δ t) (3)

Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng dịch tần phi tuyến làm cho sườn sau của
xung dịch đến tần số v<v0 và sườn trước của xung dịch đến tần số v>v0. Điều này
cũng có nghĩa là phổ của tín hiệu đã bị dãn trong quá trình truyền. Trong hệ thống
WDM, đặc biệt khi khoảng cách giữa các kênh gần nhau, hiện tượng dãn phổ do
SPM có thể dẫn đến giao thoa gây nhiễu giữa các kênh.

2.4.6.2 Hiệu ứng XPM

Đối với hệ thống WDM, hệ số chiết suất tại một bước sóng nào đó không chỉ
phụ thuộc vào cường độ của sóng đó mà còn phụ thuộc vào cường độ của các bước
sóng khác lan truyền trong sợi. Trong trường hợp này chiết suất phi tuyến ứng với
bước sóng thứ i sẽ là:

∆ nNL = n2{|Ei|2 + 2∑|Ej|2} (4)

Với: N là tổng số kênh quang

Ei là cường độ trường quang của bước sóng thứ i

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXVIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Số hạng thứ nhất trong công thức (4) ứng với hiệu ứng với hiệu ứng SPM (đã
đề cập đến ở trên), số hạng thứ hai tương ứng với hiệu ứng XPM. Nếu giả sử công
suất của các kênh là như nhau thì ảnh hưởng của hiệu ứng XPM sẽ gấp 2N lần hiệu
ứng SPM.

2.4.6.3 Hiệu ứng FWM

Hiện tượng chiết suất phi tuyến còn gây ra một hiệu ứng khác trong sợi đơn
mode, đó là hiệu ứng FWM. Trong hiệu ứng này, hai hoặc ba sóng quang với các tần
số khác nhau sẽ tương tác với nhau tạo ra các thành phần tần số mới. Tương tác này
có thể xuất hiện giữa các bước sóng của tín hiệu trong hệ thống WDM, hoặc giữa
bước sóng tín hiệu với tạp âm của các bộ khuếch đại quang. Giả sử có 3 bước sóng
với tần số ω i, ω j , ω k thì tổ hợp tần số mới tạo ra sẽ là những tần số ω iik thoả mãn:

ω ijk =ωi+ωj-ω k (5)

Theo quan điểm cơ lượng tử, thì hiệu ứng FWM là hiệu ứng mà trong đó có sự
phá huỷ photon ở một số bước sóng và tạo ra một số photon ở các bước sóng mới
sao cho vẫn bảo toàn về năng lượng và động lượng. Nếu gọi Pijk(L) là công suất của
bước sóng ω ijk trong sợi quang thì

1024π 6 ( 3) 2 L
2
Pijk ( L) = η ( 6 λ ) Pi Pj Pk . exp(−αL) (6)
n0 λ2ijk c 2 S eff2

Trong đó: η là hiệu suất của quá trình FWM

c là vận tốc ánh sáng trong chân không

Seff là diện tích vùng lõi hiệu dụng

Pi, Pj, Pk là công suất tương ứng của bước sóng λ 1, λ 2, λ k

χ (3)
là độ cảm phi tuyến bậc 3

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XXXIX
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hiệu suất η của quá trình FWM phụ thuộc vào điều kiện phù hợp về pha.
Hiệu ứng FWM xảy ra mạnh chỉ khi điều kiện này được thoả mãn (tức là động
lượng của photon được bảo toàn). Về mặt toán học thì điều kiện này có thể biểu thị
như sau:

β (ω ijk) = β (ω i) + β (ω j) + β (ω k) (7)

Vì trong sợi quang tồn tại tán sắc nên điều kiện phù hợp về pha rất khó xảy ra.
Tuy nhiên, với môi trường truyền dẫn là loại sợi có tán sắc thấp và khoảng cách
truyền dẫn là tương đối lớn và các kênh gần nhau thì điều kiện này có thể coi là xấp
xỉ đạt được.

Do việc tạo ra các tần số mới là tổ hợp của các tần số tín hiệu nên hiệu ứng
FWM sẽ làm giảm công suất của các kênh tín hiệu trong hệ thống WDM. Hơn nữa,
nếu khoảng cách giữa các kênh là bằng nhau thì những tần số mới được tạo ra có thể
rơi vào các kênh tín hiệu, gây xuyên âm giữa các kênh, làm suy giảm chất lượng của
hệ thống.

Sự suy giảm công suất sẽ làm cho dạng hình cắt của tín hiệu ở đầu thu bị thu
hẹp lại do đó sẽ làm giảm chất lượng BER của hệ thống. Vì các hệ thống WDM chủ
yếu làm việc ở cửa sổ bước sóng 1550 nm và do tán sắc của sợi quang đơn mode
thông thường (sợi G.652) tại cửa sổ này là khoảng 18 ps/nm.km, còn tán sắc của sợi
tán sắc dịch chuyển (sợi G.653) là ≈ 0 (< 3ps/nm.km) nên hệ thống WDM làm việc
trên sợi đơn mode thông thường sẽ ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FWM hơn hệ thống
WDM làm việc trên sợi tán sắc dịch chuyển.

Ảnh hưởng của hiệu ứng FWM càng lớn nếu như khoảng cách giữa các kênh
trong hệ thống WDM càng nhỏ cũng như khi khoảng cách truyền dẫn và mức công
suất của mỗi kênh lớn. Vì vậy hiệu ứng FWM sẽ hạn chế dung lượng và cự ly truyền
dẫn của hệ thống WDM.

2.4.6.4 Hiệu ứng SRS

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hiệu ứng Raman là kết quả của quá trình tán xạ không đàn hồi mà trong đó
photon của ánh sáng tới chuyển một phần năng lượng của mình cho dao động cơ học
của các phân tử cấu thành môi trường truyền dẫn và phần năng lượng còn lại được
phát xạ thành ánh sáng có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tới (ánh sáng
với bước sóng mới này được gọi là ánh sáng Stoke). Khi ánh sáng tín hiệu truyền
trong sợi quang có cường độ lớn, quá trình này trở thành quá trình kích thích (được
gọi là SRS) mà trong đó ánh sáng tín hiệu đóng vai trò sóng bơm (gọi là bơm
Raman) làm cho phần lớn năng lượng của tín hiệu được chuyển tới bước sóng Stoke.

Nếu gọi Ps(L) là công suất của bước sóng Stoke trong sợi quang thì:

Ps(L) = P0exp (grP0L/K.Seff) (8)

Trong đó: P0 là công suất đưa vào sợi tại bước sóng tín hiệu

gr là hệ số khuếch đại Raman

K là hệ số đặc trưng cho mối quan hệ về phân cực giữa tín


hiệu, bước sóng stoke và phân cực của sợi. Đối với sợi thông thường thì K≈ 2.

Công thức (8) có thể dùng để tính toán mức công suất P0 mà tại đó hiệu ứng
SRS ảnh hưởng lớn đến hệ thống, được gọi là ngưỡng Raman (P0th) (P0th là công
suất của tín hiệu đầu vào mà ứng với nó, công suất của bước sóng Stoke và của bước
sóng tín hiệu tại đầu ra là bằng nhau)

P0th ≈ 32 Seff.(L.gr) (9)

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Từ công thức (9) người ta tính toán được rằng, đối với hệ thống đơn kênh để
hiệu ứng SRS có thể ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thì mức công suất P0 phải >
1W (nếu như hệ thống không sử dụng khuếch đại quang trên đường truyền). Tuy
nhiên trong hệ thống WDM thì mức công suất này sẽ thấp hơn nhiều vì có hiện
tượng khuếch đại đối với các bước sóng lớn, trong khi đó công suất của các kênh có
bước sóng ngắn hơn lại bị giảm đi (do đã chuyển một phần năng lượng cho các bước
sóng lớn) làm suy giảm hệ số S/N, ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống. Để đảm bảo
suy giảm S/N không nhỏ hơn 0,5 dB thì mức công suất của từng kênh phải thoả mãn
(theo lý thuyết của Chraplyvy).

10,28 × 1012
P < 21 (10)
N ( N − 1) Leff .∆f

Với : N là số kênh bước sóng

∆ f là khoảng cách giữa các kênh bước sóng

Như vậy, trong hệ thống WDM hiệu ứng này cũng hạn chế số kênh bước sóng,
khoảng cách giữa các kênh, công suất của từng kênh và tổng chiều dài của hệ thống.
Hơn nữa, nếu như bước sóng mới tạo ra lại trùng với kênh tín hiệu thì hiệu ứng này
cũng gây xuyên âm giữa các kênh.

2.4.6.5 Hiệu ứng SBS

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hiệu ứng SBS là hiệu ứng tương tự như hiệu ứng SRS, tức là có sự tạo thành
của bước sóng Stoke với bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng tới. Điểm khác
nhau chính của hai hiệu ứng này là: hiệu ứng SBS liên quan đến các phonon âm học
còn hiệu ứng SRS liên quan đến các phonon quang. Chính do sự khác biệt này mà
hai hiệu ứng có những ảnh hưởng khác nhau đến hệ thống WDM. Trong hiệu ứng
này, một phần ánh sáng bị tán xạ do các phonon âm học và làm cho phần ánh sáng
bị tán xạ này dịch tới bước sóng dài hơn (tương đương với độ dịch tần là khoảng 11
Ghz tại bước sóng 1550nm). Tuy nhiên chỉ có phần ánh sáng bị tán xạ là theo chiều
ngược trở lại (tức là ngược chiều với chiều truyền tín hiệu) mới có thể truyền đi ở
trong sợi quang, vì vậy trong hệ thống WDM khi tất cả các kênh đều cùng truyền
theo một hướng thì hiệu ứng SBS không gây xuyên âm giữa các kênh.

Trong tất cả các hiệu ứng phi tuyến thì ngưỡng công suất để xảy ra hiệu ứng
SBS là thấp nhất, chỉ khoảng vài mW. Tuy nhiên do hiệu ứng SBS giảm tỉ lệ với
∆ VB/∆ Vlaser ( ∆ VB là băng tần khuyếch đại Brillouin, ∆ Vlaser là độ rộng phổ của
laser) và băng tần khuyếch đại Brillouin là rất hẹp (chỉ khoảng 10-100 MHz) nên
hiệu ứng này cũng khó xảy ra. Chỉ các hệ thống với nguồn phát có độ rộng phổ rất
hẹp thì mới có thể ảnh hưởng bởi hiệu ứng SBS. Người ta tính toán được mức công
suất ngưỡng đối với hiệu ứng SBS như sau:

KAeff (∆Vu + ∆V p )
P < 21 (11)
gLeff .∆V B

Trong đó: g là hệ số khuếch đại Brillouin

Aeff là vùng lõi hiệu dụng

K đặc trưng cho mối quan hệ về phân cực giữa tín hiệu, bước sóng
Stoke và phân cực của sợi. Đối với sợi thông thường thì K≈ 2

∆ VB là băng tần khuếch đại Brillouin

∆ Vp là độ rộng phổ của tín hiệu

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XLIII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Như vậy hiệu ứng SBS sẽ ảnh hưởng đến mức công suất của từng kênh và
khoảng cách giữa các kênh trong hệ thống WDM. Hiệu ứng này không phụ thuộc
vào số kênh của hệ thống.

Nhận xét:

- Nhìn chung các hiệu ứng đều gây xuyên âm giữa các kênh, làm suy giảm
mức công suất của từng kênh dẫn đến suy giảm tỷ số S/N, ảnh hưởng đến chất lượng
hệ thống. Hơn nữa, do mức độ ảnh hưởng của các hiệu ứng này đều phụ thuộc vào
mức công suất của từng kênh, số kênh và khoảng cách giữa các kênh bước sóng
cũng như khoảng cách truyền dẫn, vì vậy để giảm ảnh hưởng của các hiệu ứng này
phải cần lựa chọn các tham số trên sao cho phù hợp.

- Đối với các hệ thống làm việc trên sợi G.652, tại vùng bước sóng 1550 nm sẽ
không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng FWM (do tán sắc của sợi quang tại bước sóng này
tương đối lớn, khoảng 17ps/nm.km).

2.5 Ứng dụng.

2.5.1 Các kiểu mạng DWDM.

DWDM có hai kiểu ứng dụng: kiểu mạng mở và mạng tích hợp.

Kiểu mạng DWDM mở hoạt động với mọi loại giao diện quang đầu cuối. Hệ
thống này sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi tín hiệu
quang từ bướcsóng của luồng tín hiệu cần truyền sang bước sóng quy chuẩn trong
hệ thống. Các tín h i ệ u q u a n g t ừ c á c t h i ế t b ị đ ầ u c u ố i k h á c n h a u s a u
khi được chuyển đổi thành các bước sóng khác nhau phù hợp hệ thống theo khuyến
nghị ITU-T được đưa tới bộ ghép để ghép thành tín hiệu DWDM.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XLIV
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Hình 2-16. Hệ thống DWDM tích hợp

Các kiểu mạng này được áp dụng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong
thực tế, có thể kết hợp cả hai kiểu ứng dụng này trong một hệ thống mạng.

2.5.2 Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng

• Mạng đường trục (back-bone)

Các hệ thống DWDM khoảng cách xa (long-haul) được ứng dụng trong
mạng đường trục để truyền tải thông tin với lưu lượng lớn giữa các vùng trong một
quốc gia. Đặc điểm của các hệ thống này là dung lượng rất lớn và sử dụng các công
nghệ sửa lỗi FEC, khuếch đại Raman, định dạng xung CRZ cùng với các trạm lặp để
tăng cường về khoảng cách. Hệ thống mạng đường trục được xây dựng dưới dạng
mạng vòng (ring) hoặc mạng lưới (mesh) để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.

• Mạng nội vùng (Metropolitan)

Sử dụng các hệ thống DWDM khoảng cách trung bình để kết nối giữa các
điểm tậptrung lưu lượng trong một vùng. Các mạng metro cũng được xây dựng dạng
mạng vòng (ring) hoặc mạng lưới (mesh) để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.

PHẦN II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DWDM TRÊN MẠNG
ĐƯỜNG TRỤC VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4.


Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

3 CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐƯỜNG TRỤC CỦA VNPT

3.1 Cấu hình mạng và cơ chế bảo vệ.

3.1.1 Cấu hình mạng.

3.1.2 Cơ chế bảo vệ mạng.

3.2 Các tuyến cáp quang đang sử dụng trên mạng đường trục.

3.3 Thiết bị mạng.

3.4 Quản lý mạng.

3.5 Đồng bộ mạng.

4 CHƯƠNG IV. CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG TRỤC CỦA VNPT

4.1 Hệ thống đường trục 120 Gbit/s

4.1.1 Sơ đồ mạng lưới hệ thống đường trục 120 Gbit/s.

4.1.2 Các thiết bị sử dụng trên hệ thống đường trục 120 Gbit/s

4.1.3 Quản lý mạng 120 Gbit/s

4.2 Hệ thống đường trục 240 Gbit/s

4.2.1 Sơ đồ mạng lưới hệ thống đường trục 240 Gbit/s.

4.2.2 Các thiết bị sử dụng trên hệ thống đường trục 240 Gbit/s

4.2.3 Quản lý mạng 240 Gbit/s.

4.3 Xu thế phát triển trong tương lai.

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XLVI
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XLVII
Đồ án tốt nghiệp Lời nói đầu

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Vũ Văn San,Kỹ thuật thông tin quang, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà
Nội 1997.

[2] THS. Đỗ Văn Việt Em,Kỹ thuật thông tin quang 2, HVCN-BCVT, 2007.

[3] TS. Cao Phán, THS. Cao Hồng Sơn, Ghép kênh tín hiệu số, HVCN-BCVT, 2007.

[4] TS. Phùng Văn Vận, TS. Trần Hồng Quân & TS. Nguyễn Quí Minh Hiền,
Mạng viễn thông và xu hướng phát triển, NXB Bưu Điện, 12/2002.

[5] Các trang web:

http://www.tapchibcvt.gov.vn

Phạm Thị Lan Hương_ Lớp: Điện tử - viễn thông_ Khóa 4. XLVIII

You might also like