You are on page 1of 5

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN

Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


---------------------------------------------------------------
Họ và tên học viên: Vũ Văn Chỉnh
Lớp: CH 18M

Đề bài: Thuyết minh đề tài luận văn thạc sỹ.

-----------------------------------------------------------------------
Đề tài: Hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp của Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.

I. TÍNH CẤP THẾT CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong nhứng năm đổi mới đã thu
được những thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ giữa những năm 1990. đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài
và tạo tiền đề cho đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế. Tăng trưỏng kinh tế nước ta chủ yếu
vẫn dựa trên nhân tố chiều rộng, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc khai thác
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên gây ô nhiễm về môi sinh môi truờng.
Thực tế cho thấy để hướng tới mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế bền
vững, vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
nước ta là bảo vệ môi trường, trong đó có vấn đề khuyến khích, động viên các doanh
nghiệp sử dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch, hỗ trợ tài chính cho hoạt động của
các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự
cố, thảm họa môi trường gây ra đối với các hoạt động sản xuất cả trong công nghiệp
và nông nghiệp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu
cho chiến lược phát triển bền vững ở nước ta. Cụ thể trong những năm gần đây Việt
nam đang tích cực nghiên cứu xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung và hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến bảo vệ
môi trường. Đặc biệt là việc thành lập Cảnh Sát môi trường và Quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam được ví như là Việt Nam đang thực hiện chính sách "Cây gậy và
củ cà rốt" đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát sản xuất kinh doanh triển
gắn với nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Quỹ Bảo vệ môi truờng Việt Nam được thành lập với mục đích nhằm hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch, cho các
dự án phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường trên phạm vi cả nước
thục chất là chính sách khuyến khích, động viên các doanh nghiệp gắn bảo vệ môi
trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo mục tiêu phát triển
bền vững của nước ta.
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam tuy đạt được thành công nhất định, song còn một số tồn tại như sau:
- Nguồn vốn cho hoạtt động của Quỹ rất nhỏ bé so với nhiệm vụ và chủ yếu là
từ ngân sách nhà nước, chưa đa dạng được nguồn vốn.
- Hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp
đủ để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và nâng cấp công nghệ; đẩy mạnh áp
dụng các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường vào sản xuất của các doanh
nghiệp
- Hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần
thiết (như tác động đến cả một vùng, một ngành hoặc giải quyết các vấn đề môi
trường cục bộ một khu công nghiệp, một khu sản suất của một doanh nghiệp nhưng
có phạm vi ảnh hưởng lớn)
- Chưa có hoạt động hỗ trợ tài chính cần thiết cho việc tự đánh giá tác động
môi trường ở nhiều khu công nghiệp hay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Đó chính là lý do học viên chọn đề tài nghiên cứu:
"Hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
sạch, sản xuất sạch và các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường của Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam, Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp".
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng đầu tư tài chính cho bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn
2004 đến nay? Tổng nhu cầu vốn đầu tư tài chính cần thiết cho bảo vệ môi trường ở
nước ta trong giai đoạn 2010 đến 2020? Các giải pháp đề xuất huy động các nguồn
vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam?
- Hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp của Quỹ bảo vệ môi trường
Việt Nam từ năm 2004 đến nay đạt được những kết quả gì? Những vấn đề tồn tại
trong quá trình thực hiện, nguyên nhân của những tồn tại đó.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1.Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi
truờng Việt Nam đối với các hoạt động sản xuất ứng dụng công nghệ sạch, sản xuất
sạch sạch và các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường ở nước ta.
2. Nội dung nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ vệ
môi truờng Việt Nam, những khó khăn và bất cập trong hoạt động, bao gồm :
+ Cho vay ưu đãi các dự án đầu tư sản xuất sạch, dự án bảo vệ môi truờng,
các dự án đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ sạch.
+ Tài trợ cho các dự án đầu tư sản xuất sạch, dự án bảo vệ môi truờng, các dự
án đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ sạch.
+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án như trên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004, là thời gian Quỹ Bảo vệ môi truờng
Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động đến nay.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những
phương pháp mang tính đặc thù của chuyên ngành nghiên cứu. Đồng thời luận văn
còn kết hợp phương pháp phân tích kinh tế, đối chứng so sánh để đi sâu nghiên cứu
của đề tài.
- Luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, đối chứng so sánh, phân tích
tổng hợp, phương pháp chuyên gia… để góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Các dữ liệu sẽ thu thập:
+ Báo cáo tổng hợp tình hình triển khai áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch
của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp địa phương hàng năm của
Bộ Tài nguyên và môi trường.
+ Báo cáo tổng hợp tình hình cho vay ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ giá
sản phẩm đối với các dự án sản suất sạch và dự án bảo vệ môi trường của Quỹ bảo
vệ môi trường Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
- Luận văn còn kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các luận
văn, luận án, những bài học viết trên tạp chí nghiên cứu khoa học về nguồn vốn, về
cơ chế tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

IV. MỤC TIÊU ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


- Làm rõ hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi truờng Việt Nam đối với các doanh
nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch và các dự án xử lý khắc
phục ô nhiễm môi trường ở nước ta để rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp để làm tăng tính hiệu quả của Quỹ Bảo vệ môi
truờng Việt Nam đối với hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng
công nghệ sạch, sản xuất sạch và các dự án xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường.

V. GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN


1. Do thời gian và điều kiện không cho phép nên Luận văn không triển khai
nghiên cứu thực trạng hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong lĩnh
vực ảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước mà chỉ giới hạn ở một số địa phương có
quy mô sản xuất công nghiệp lớn, các vùng, làng nghề gây ô nhiễm trầm trọng.
2. Một số giải pháp đưa ra trong luận văn sẽ thiếu tính khả thi nếu không có sự
hỗ trợ của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương để đưa vào áp dụng trong
thực tiễn. Đồng thời cần có sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ công
an, Bộ Tài chính với các địa phương, các doanh nghiệp trong quá trình tổ chức thực
hiện.

You might also like