You are on page 1of 6

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

MÔN HỌC ỨNG DỤNG TIN HỌC VẼ BẢN ĐỒ

Mục đích:
Giúp sinh viên biết xác định điểm lưới khống chế trên ảnh và đọc tọa độ điểm khống chế; tiếp
đó là biết tạo các điểm khống chế trên file bản vẽ và đưa điểm khống chế trên ảnh và đúng điểm
khống chế trên lưới.
Yêu cầu đầu ra:
Dựa vào tọa độ trên khung bản đồ, tạo lưới và nắn ảnh quét cho bản đồ có tên là yenlang.tif vào
cửa sổ vẽ trên Microstation sao cho điểm khống chế trên ảnh quét và khống chế lưới (bản vẽ)
trùng nhau.
Hướng dẫn:
Xác định điểm khống chế trên ảnh:
Thông thường người sử dụng cần xác định 2 điểm khống chế trên ảnh quét để làm cơ sở cho
việc lập lưới trên file dgn. Một điểm nằm ở góc bên trái phía dưới và một điểm nằm ở góc phía
trên thường được chọn cho việc lập lưới này (đọc tọa độ x,y cho 2 điểm này và ghi lại). Ảnh
được mở trực tiếp trên window explore.
Tạo điểm khống chế trên file dgn.
Công cụ vẽ điểm (Place the active point) được sử
dụng để tạo 2 điểm vừa đọc được ở bước trên bằng
cách bấn vào lệnh vẽ điểm, sau đó nhập giá trị xy
vừa đọc được vào cửa sổ lênh (key in) có dạng
như sau: xy=tọa độ x,tọa độ y 
Lưu ý: Trước khi nhập điểm cần chọn mầu và lực nét đủ rõ để đảm bảo khi điểm vẽ ra ta có thể dễ dàng quan sát.
Ngoài ra, điểm được vẽ ra có thể nằm ngoài cửa sổ hiện thời, do vậy cần sử dụng lệnh fit view để hiện thị toàn bộ
điểm đã tạo lên màn hình.

Khi đã có 2 điểm khống chế chính, để tạo các điểm còn


lại cần sử dụng lệnh copy mảng để copy thành lưới
điểm khống chế (chú ý khoảng cách, số lượng điểm
copy) bằng việc sử dụng lệnh copy mảng (construct
array) như hình dưới đây:
Load IrasB và mở ảnh
Microstation không đọc trực tiếp các file ảnh mà sử dụng công cụ biên tập ảnh IrasB. Như vậy
để có thể nắn ảnh người dùng phải khởi động modul IrasB trên Microstation theo cách sau:
Từ giao diện Microstation chon munu Untilities/MDL
application/IrasB.ma/load
Muốn mở một ảnh nhị phân (binary raster), từ menu của
MicroStation chọn Applications -> I/RAS B
Từ menu của I/RAS B chọn file -> Open, Xuất hiện hộp hội
thoại I/RAS B Load:

Chọn Browse để tìm tên file raster cần mở; Chọn màu hiển
thị cho ảnh trong hộp Color

Chọn một trong hai chế độ mở ảnh:

Mở ảnh với tọa độ gốc lưu trong header file

Đặt ảnh vào một hình chữ nhật trên màn hình *

* Trong trường hợp này, I/RAS B sẽ hiện lên trên dòng trạng thái:

Nhắp chuột vào một điểm trên màn hình, kéo chuột đến
một điểm rồi nhắp tiếp chuột. Ảnh sẽ được đặt trong
hình chữ nhật xác định bởi hai điểm trên.

Thông thường ta chỉ dùng phương pháp này để đặt các ảnh chưa nắn về gần với khung bản đồ
bởi tọa độ của ảnh sẽ bị thay đổi khi mở. Với ảnh đã nắn ta dùng Use raster file header
transformation để mở.

Định vị tương đối và nắn ảnh

Đây là thao tác đưa ảnh về gần với tọa độ bản đồ để dễ dàng chọn điểm khống chế cho quá trình
nắn bản đồ. Có hai cách để định vị tương đối ảnh:

- Khi mở ảnh chọn chế độ Interactive placement by rectangle, đặt ảnh vào hình chữ nhật gần
trùng với khung bản đồ

- Khi đã mở ảnh, từ menu của I/RAS B chọn View -> Placement -> Match points -> Active
layer
Khi đó trên thanh trạng thái sẽ lần lượt xuất hiện các dòng nhắc người sử dụng chọn lần lượt hai
điểm trên ảnh và trên file DGN

Chọn điểm đầu tiên của file ảnh

Chọn điểm thứ hai của file ảnh

Chọn điểm trên file DGN tương ứng với điểm


đầu tiên trên file ảnh

Chọn điểm trên file DGN tương ứng với điểm


thứ hai trên file ảnh

I/RAS B sẽ định vị lại ảnh cho tương ứng với bản đồ. Nếu chưa đạt được kết quả thì tiến
hành làm lại đến khi ảnh gần trùng với bản đồ.

Sau khi đã định vị tương đối ảnh với bản đồ, ta tiến hành nắn ảnh về với bản đồ.

Trên thanh công cụ Edit/Modify của I/RAS B chọn công cụ I/RAS B Warp:

Xuất hiện hộp hội thoại IRASB Warp:


Khi đó trên dòng trạng thái sẽ lần lượt nhắc ta các tác vụ trong quá trình chọn điểm:

Chọn điểm thứ nhất trên file ảnh

Chọn điểm thứ nhất trên file DGN tương ứng

Chọn điểm thứ hai trên file ảnh

Chọn điểm thứ hai trên file DGN tương ứng

Thao tác này cứ tiếp tục cho đến khi đủ số điểm cần thiết cho phép nắn.

Cách chọn điểm:

Điểm trên ảnh (thường là các mấu khung bản đồ). Nếu
bấm Resset thì điểm này sẽ bị bỏ đi và cho phép chọn
lại

Điểm trên file DGN tương ứng, thường là phải snap


vào đối tượng

Sau khi đã chọn xong các điểm, chúng ta chọn các mô hình chuyển đổi toạ độ trong phần
Transformation model:
Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác của bản đồ thành lập mà cần chọn các phương pháp nắn khác
nhau. Mỗi phương pháp nắn lại cần số điểm khống chế tương ứng. Sau khi chọn mô hình nắn,
trên hộp hội thoại IRASB Warp sẽ có dạng:

Trên đó ta cần đánh giá các sai số sau:

- Sai số chuẩn (Standard Error)

- Sai số tổng bình phương (SSE)

Nếu các sai số này chưa đạt tiêu chuẩn thì chúng ta có thể áp dụng:

- Chọn các bậc nắn cao hơn, chọn thêm điểm phù hợp

- Xóa các điểm có sai số SSE lớn bằng cách chọn điểm bấm Delete Point, có thể chọn lại hoặc
bỏ hẳn cho đến khi đạt được kết quả mong muốn

Nếu đã đạt được yêu cầu, chọn Perform Warp để nắn bản đồ theo các vùng định nghĩa trong
mục Warp Area

Lưu các kết quả nắn:

- File tọa độ: Sau khi chọn điểm xong, trên hộp hội thoại IRASB Warp chọn File -> Save As
Đánh tên file tọa độ cần lưu -> chọn Save, file có dạng *.cor và có thể được dùng lại

- Ảnh nắn: Sau khi chọn Perform Warp, ảnh sẽ được nắn và chuyển về hệ toạ độ mới. Để lưu
kết quả này có hai cách:

- Từ menu của I/RAS B chọn File -> Save -> Active Layer, dữ liệu sẽ được ghi đè lên file

- Từ menu của I/RAS B chọn File -> Save -> Active Layer As để ghi sang file khác

Lưu ý:
- Sử dụng đúng seedfile mới có thể lập lưới
- Lưới ghi trên khung của bản đồ yenlang.tif phải thêm 3 số 0 vào tọa độ đọc được (tăng thêm
1000 cho đúng với đơn vị của seedfile là m)

You might also like