You are on page 1of 8

KỸ THUẬT SẢN XUẤT CELLULOZO VÀ BỘT GIẤY

CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT BỘT GIẤY


I. Lời nói đầu
Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng và dài có
trong gỗ, bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenlulo bị bao quanh bởi một
mạng lignin cũng là polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó người ta
phải sử dụng phương pháp nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học mục đích hòa tan
ligin là chất kết dính các sợi celluloz trong cấu trúc gỗ.

Quy trình sản xuất bột giấy bằng phương pháp nghiền cơ học là quy trình có hiệu
quả thu hồi xenluloza cao nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và không loại bỏ hết
lignin, khiến chất lượng giấy không cao. Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình
Kraft được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi xenlulo ở quy
trình hóa học không cao bằng quy trình nghiền cơ học nhưng quy trình hóa học
này cho phép loại bỏ lignin khá triệt để, nên sản phẩm giấy có độ bền tương đối
cao. Dư lượng lignin trong bột giấy làm cho giấy có màu nâu, vì vậy muốn sản
xuất giấy trắng vàng chất lượng cao thì phải loại bỏ hết lignin. Thường người ta
oxy hóa lignin bằng clo nhưng phương pháp này đều gây ô nhiễm môi trường. Vì
vậy các nhà hóa học đã tích cực nghiên cứu các quy trình thân môi trường để áp
dụng cho việc tẩy trắng giấy. Ngay nay người ta đang áp dụng dựa trên cơ sở xúc
tác enzym là xenluloza và tiêu tốn ít năng lượng. Các nhà khoa học cũng đang
nghiên cứu các quy trình sinh học để áp dụng cho sản xuất bột giấy, với mục đích
giảm tiêu hao năng lượng và tăng độ bền của giấy.
II. các phương pháp sản xuất bột giấy
sơ đồ quy trình công nghệ:

1. Phương pháp cơ.


A. Phương pháp sản xuất bằng công nghệ gỗ mài đá SGW (stone ground wood).
 Là phương pháp sản xuất cổ điển nhất.
 Nguyên tắc: Khối gỗ được ép theo chiều dọc tỳ vào bề mặt lô đá mài nhám, khi lô
đá quay, sợi bị xé ra khỏi gỗ và tách thành các thành sơ sợi nguyên vẹn.
 Hiệu suất bột cao (93% - 98%) nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng.
 Nhờ các ứng suất trượt tác dụng lặp lại trên khối gỗ mà cellulozo được tách ra.
Phương pháp này thích hợp với các loại gỗ mềm dưới tác động cơ học tránh sợi
gỗ bị đứt.
 Phải có nước phun vào trước và sau vùng mài gỗ để kiểm soát nhiệt độ dễ dàng
như hình vẽ.
 Hình dạng bề mặt đá mài ảnh hưởng nhiều đến độ bền và kích thước của sơ
cellulozo: Khúc mài đó đươc làm từ những viên đá mài oxit nhôm hoặc cacbua
silic, lớp mài dày khoảng 7 cm, mài phải theo định kỳ (sau 50 – 150h phải thay
cái mới)
các hình dạng của đá mài:

trong đó dạng xoắn ốc và hình thoi thường hay sử dụng.


 Các yếu tố ảnh hưởng đến mài gỗ:
 Loại gỗ và tính chất gỗ: Gỗ mềm, tuổi thọ, hàm lượng ẩm trong gỗ.
 loại đá mài: kiểu liên kết, độ sâu, kích thước, độ nhám.
 Lượng nước sử dụng: Vận tốc, áp lực, số lượng, nhiệt độ.
 Các thông số vận hành: Áp suất, tốc độ, nhiệt độ bề mặt gỗ (1300C – 1800C).
 Cơ chế mài:
 Sự cắn và xé các viên đá lồi để tách sơ sợi ra khỏi gỗ.
 Chủ yếu ép với tần số cao và giảm ép ở bề mặt khi các viên đá tiếp xúc với gỗ
làm cho sợi bung ra đồng thời lượng nhiệt sinh ra lớn làm mềm ligin giúp cho
các sơ sợi tách ra khỏi gỗ
 khống chế nước là 1 yếu tố quan trọng: Nước quá nhiều cản trở sự làm mềm,
nước quá ít dẫn đến cháy than.
B. Phương pháp bột gỗ mài chế độ áp lực (PGW)
 Gỗ được nghiền dưới áp suất hơi nước ở t0 = 1050C – 1250C
 Nhờ có hơi nước nên gỗ mềm trước khi được làm mài do đó đọ kháng xé, độ
thoát nước và trắng hơn bột SGW.
C. Phương pháp RMP ( phương pháp cơ học máy nghiền)
 Vân gỗ được mài trên các mặt dĩa có gắn những thanh kim loại quay tròn, hơi
nước được sử dụng làm mềm gỗ do đó sợi ít bị cắt đứt và sợi dài hơn nên bền hơn
nhưng màu tối hơn so phương pháp PGW.
 Cơ chế nghiền:
 Ligin bị làm mềm bởi sự nén ép và ma sát của gỗ/gỗ và gỗ/đĩa thép.
 Các mảnh gỗ bung ra các thành phần nhỏ hơn và cuối cùng thành sơ sợi.
 Sơ sợi vừa mới bị sản xuất bị xoắn lại do đó pha bột trong nước nóng.
D. phương pháp bột nhiệt cơ TMP
Bột giấy cơ học được sản xuất theo phương pháp nhiệt cơ – các mảnh gỗ được xử
lý bằng hơi trước khi nghiền trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp.
Thường tiến hành 2 giai đoạn:
 Mài ở nhiệt độ cao, áp suất cao (t0 = 110 – 1300C). Nhiệt độ mài thấp hơn nhiệt
độ hóa thủy tinh của ligin làm bóc tách sợi lớp S 1 làm tăng quá trình sơ hóa, tăng
các nhóm chức OH trên bề mặt sợi.
 Mài ở nhiệt độ thường.

2. Phương pháp hóa


 Là quá trình khử ligin bằng cách giảm cấp hóa học phân tử ligin và hòa tan được
trong nước.
 Để biểu thị hàm lượng ligin trong bột giấy người ta đưa ra chỉ số kappa. Kappa
càng cao thì hàm lượng ligin trong bột cao

You might also like